Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Thế giới “tuổi hồng” trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh (Qua hai truyện dài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Bảy bước tới mùa hè)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804 KB, 68 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
***********

TRẦN THỊ HUÊ

THẾ GIỚI “TUỔI HỒNG” TRONG
TRUYỆN CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
(Qua hai truyện dài:Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và
Bảy bước tới mùa hè)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI -2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
***********

TRẦN THỊ HUÊ

THẾ GIỚI “TUỔI HỒNG” TRONG
TRUYỆN CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
(Qua hai truyện dài:Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và
Bảy bước tới mùa hè)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH

HÀ NỘI -2016


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, động
viên của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên. Sự nhiệt tình đó đã giúp tôi
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: Thế giới “tuổi hồng” trong truyện
của Nguyễn Nhật Ánh (Qua hai truyện dài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và
Bảy bước tới mùa hè)
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các thầy giáo, cô
giáo. Đặc biệt là Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Minh – người trực tiếp hướng dẫn
chỉ bảo tận tình, giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Tác giả khóa luận

Trần Thị Huê


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
-Khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của cô
giáo Nguyễn Thị Tuyết Minh.
- Khóa luận không sao chép từ tài liệu có sẵn.
- Kết quả nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của bất cứ tác

giả nào.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016

Tác giả khóa luận

Trần Thị Huê


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 5
4. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 6
6. Đóng góp mới của khóa luận .................................................................. 6
7. Bố cục của khóa luận .............................................................................. 7
NỘI DUNG .................................................................................................... 8
Chương 1 ....................................................................................................... 8
NGUYỄN NHẬT ÁNH VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CHO TUỔI THƠ8
1.1. Tác giả Nguyễn Nhật Ánh ................................................................... 8
1.2. Hành trình sáng tác cho tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh ................... 11
Chương 2 ...................................................................................................... 21
SỰ THỂ HIỆN THẾ GIỚI “TUỔI HỒNG TRONG TRUYỆN CỦA
NGUYỄN NHẬT ÁNH ............................................................................... 21
2.1. “Tuổi hồng” với học tập .................................................................... 22
2.2. “Tuổi hồng” với những trò chơi bất tận............................................. 31
2.3. “Tuổi hồng” với trí tưởng tượng đầy sắc màu ................................... 38
2.4. “Tuổi hồng” với những rung cảm tình yêu thơ dại............................ 44

2.5. “Tuổi hồng” với suy nghĩ và hành động non dại ............................... 53
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhà thơ Lưu Quang Vũ đã từng nói về sự yên bình của tuổi thơ qua bốn
câu thơ:
“Bản nhạc ngày xưa khúc hát ngày xưa
Tuổi thơ ta là nơi hiền hậu nhất
Dẫu cuộc đời lắm đổi thay mệt nhọc
Tựa đầu ta nghe tiếng hát ru nhau”
(Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa)
Thật vậy, món quà tuyệt vời nhất mà cuộc sống dành tặng cho chúng ta
trước những “đổi thay”, “mệt nhọc” là được sống lại với những hồi ức đẹp đẽ
của tuổi thơ. Thế giới trẻ thơ nguyên sơ và giản dị, luôn tạo cho mỗi chúng ta
sự yên bình khi tìm về, cũng vì lẽ đó mà đề tài viết về tuổi thơ không chỉ hấp
dẫn trẻ em mà còn với cả người lớn.
Làm công tác sáng tác cho thiếu nhi ở nước ta, cho đến nay, có một đội
ngũ đông đảo các nhà văn, nhà thơ như Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Võ
Quảng, Đoàn Giỏi, Trần Thanh Địch, Nguyễn Đình Thi, Phạm Hổ, Xuân
Quỳnh, Trần Đăng Khoa… Mỗi nhà văn, nhà thơ bằng sáng tác của mình đã đi
vào thế giới tình cảm của các em và tạo được dấu ấn nhất định trên văn đàn
cũng như trong lòng trẻ thơ. Tuy nhiên, trong khóa luận này, chúng tôi muốn
nhấn mạnh đến một nhà văn chuyên viết cho tuổi thơ, đặc biệt là lứa tuổi mộng
mơ, lần đầu xuất hiện những cảm xúc mới lạ trước tình yêu, chúng tôi gọi đó là
“tuổi hồng” - tuổi mới lớn, đó là nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Ông thuộc vào
những nhà văn lớn nhất của văn học thiếu nhi Việt Nam đầu thế kỉ XXI và
thuộc một trong những nhà văn có sách bán chạy nhất ở Việt Nam hiện nay.

Nhắc đến Nguyễn Nhật Ánh người ta nghĩ ngay đến những truyện viết cho tuổi

1


mới lớn như: Trước vòng chung kết (1985),Chú bé rắc rối (1990) đã được
Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng văn học
hạng A; bộ truyện nhiều tập Kính vạn hoa được trao huy chương Vì thế hệ trẻ
và được Hội Nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng; truyện Cho tôi xin một vé đi
tuổi thơ (2008) được Báo Người lao động bình chọn là tác phẩm hay nhất năm
2008; truyện Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đạt giải thưởng Văn học ASEAN
năm 2010, và gần đây nhất là Bảy bước tới mùa hè (2015) được sự đón nhận
nhiệt tình của đông đảo độc giả trong cả nước…
Nhà báo Jason Beermman đã từng phát biểu trong tạp chí Toronto Star,
Canada (11-2014):“Nếu các chân lí phổ quát có tồn tại, còn nơi nào tốt đẹp
hơn để tìm thấy chúng ngoài những kí ức tuổi thơ? Ở đó, không bị phai mờ vì
đánh mất đi sự ngây thơ và những nhọc nhằn của tuổi trưởng thành, cuộc sống
– ngay cả khi nhìn lại – vẫn là một cuộc phiêu lưu vô tận. Nguyễn Nhật Ánh,
tác giả được ngưỡng mộ và có sách bán chạy nhất ở Việt Nam quê nhà ông,
dường như được trời phú cho khả năng thấu hiểu sự quyến rũ của tuổi thơ”[3].
Quả đúng như vậy, những cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh là một thế
giới đầy “phong vị trẻ thơ”, để rồi trẻ em bước vào là nhận ra ngay thế giới của
mình và tự nhiên vui chơi chạy nhảy; còn người lớn sẽ được lên chuyến tàu tìm
về kí ức tuổi thơ của chính mình. Dưới ngòi bút của Nguyễn Nhật Ánh, những
hình ảnh bình dị và quen thuộc của cuộc sống như đường làng, ngõ xóm, những
khu chợ, những ngọn đồi, những vòm cây, thậm chí một góc nhỏ trong ngôi
nhà… bỗng trở thành một xứ sở thần tiên của tuổi thơ.
Trong khoảng năm năm trở lại đây, Nguyễn Nhật Ánh dành một số sáng
tác của mình viết về “tuổi hồng” - tuổi mới lớn, lứa tuổi có những nét tâm lí
khác lạ, có sự thay đổi trong cách nhìn nhận về thế giới, và cả những rung

động, mơ mộng. Đặc biệt nổi bật ở mảng đề tài này là hai truyện dài Tôi thấy
hoa vàng trên cỏ xanh (2010) và Bảy bước tới mùa hè (2015). Hai tác phẩm

2


này đã đem lại cho người đọc một góc nhìn mới mẻ, hấp dẫn của lứa tuổi mới
lớn, lứa tuổi vốn ít được quan tâm trong văn học thiếu nhi đương đại. Ở hai tác
phẩm này, Nguyễn Nhật Ánh đã tạo dựng được những hình ảnh tươi đẹp và ấn
tượng trong thế giới “tuổi hồng”, tuổi mộng mơ.
Đó là lí do khiến chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: Thế giới “tuổi
hồng”trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh (qua hai truyện dài Tôi thấy hoa vàng
trên cỏ xanh (2010) và Bảy bước tới mùa hè (2015)).
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Nhật Ánh được xem là cây bút lớn của nền văn học thiếu nhi
Việt Nam đương đại. Ông là một trong số ít các nhà văn chuyên tâm viết cho
thiếu nhi. Mặc dù có sáng tác cho người lớn, nhưng tài năng của Nguyễn Nhật
Ánh được khẳng định nhờ những tác phẩm viết cho trẻ em. Cho đến nay,
Nguyễn Nhật Ánh đã sáng tác và cho xuất bản khoảng 100 tác phẩm dành cho
trẻ thơ. Từ thập niên 90 của thế kỉ XX, Nguyễn Nhật Ánh nổi lên như một
“hiện tượng tác giả”, thu hút sự quan tâm chú ý của giới nghiên cứu, phê bình.
Tên tuổi Nguyễn Nhật Ánh và nhiều tác phẩm của ông xuất hiện khá nhiều trên
các báo, tạp chí, trên các trang thông tin điện tử, trong các cuốn sách nghiên
cứu về văn học thiếu nhi. Có thể kể đến những công trình tiêu biểu sau đây:
- Cuốn Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam do hai tác giả Vân
Thanh và Nguyên An biên soạn, ở phần Tổng quan (tập 1), đã sưu tầm và giới
thiệu một số các bài viết về văn học thiếu nhi Việt Nam, trong đó có một số bài
viết về Nguyễn Nhật Ánh của nhiều tác giả khác nhau như: Lã Thị Bắc Lý,
Nguyễn Hương Giang, Thu Việt, Văn Hồng, Vân Thanh, Nguyễn Thị Thanh
Xuân…

- Cuốn Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975: Diện mạo và quá trình
phát triển của tác giả Lã Thị Bắc Lý, giới thiệu về Nguyễn Nhật Ánh và phân

3


tích khái quát giá trị của tập truyện Kính vạn hoa của ông như một mình chứng
cho một hiện tượng tác giả tiêu biểu của văn học thiếu nhi sau năm 1975.
- Tác giả Nguyễn Thị Hương Giang đã dành cả bài viết“Người nuôi
dưỡng tâm hồn trẻ thơ” đã giới thiệu Nguyễn Nhật Ánh và một loạt tác phẩm
của nhà văn như: Cô gái đến từ hôm qua, Bàn có năm chỗ ngồi, Chú bé rắc rối,
Thiên thần nhỏ của tôi, Hạ đỏ, Bong bóng lên trời… và khẳng định Nguyễn
Nhật Ánh được đánh giá cao không chỉ vì ông đã viết nhiều, viết hay về văn
học thiếu nhi, đã động chạm tới những mảng đề tài còn ít và khó như đề tài về
trường học và việc học của trẻ em – mà quan trong hơn, thông qua những trang
viết ấy, Nguyễn Nhật Ánh còn đóng vai trò là một người thầy một nhà giáo
dục, giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Nguyễn Thị Hương Giang khẳng định:
“Những cuốn sách bé nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh sẽ mãi là món ăn tinh thần
trong hành trang vào đời của các em” [12, tr 365]
- Cuối năm 2012 cuốn sách “Nguyễn Nhật Ánh - hoàng tử bé trong thế
giới tuổi thơ” của nhà xuất bản Kim Đồng ra đời. Đây là cuốn sách đầu tiên tập
hợp khá đầy đủ thông tin liên quan đến tiểu sử bản thân, hành trình văn chương
của Nguyễn Nhật Ánh. Tập sách còn cung cấp cho bạn đọc những góc nhìn
khác nhau của đồng nghiệp, báo chí trong và ngoài nước về Nguyễn Nhật Ánh
và các tác phẩm làm nên tên tuổi của nhà văn.
Ngoài ra, tên tuổi Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông còn xuất
hiện trên các báo, tạp chí như: Nghiên cứu văn học, Văn nghệ trẻ, Văn nghệ
quân đội, Người lao động, Tiền phong chủ nhật, Tiền phong, Tuổi trẻ, Sài Gòn
giải phóng, Phụ nữ, Lao động, Mực tím…; trên các báo điện tử và nhiều trang
thông tin điện tử như Sài Gòn giải phóng online, Vietnamnet, Evan.net,

Phongdiep.net… Nhiều truyện của Nguyễn Nhật Ánh được chuyển thể thành
tác phẩm điện ảnh như Kính vạn hoa, Bong bóng lên trời, Tôi thấy hoa vàng
trên cỏ xanh... đặc biệt hấp dẫn khán giả.

4


Như vậy, có thể thấy rằng, Nguyễn Nhật Ánh là tác giả đang được bạn
đọc ở nhiều lứa tuổi quan tâm và dành nhiều tình cảm mến mộ.
Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh cũng trở thành đề tài nghiên cứu của
một số khóa luận tốt nghiệp cử nhân và luận văn thạc sĩ. Điều đó cũng cho
thấy, Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành “hiện tượng” của văn học thiếu nhi đương
đại.
Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh mới dừng
lại ở những nhận xét chung, những giới thiệu khái quát về sáng tác của nhà văn.
Một vài luận văn, khóa luận đi sâu vào nghiên cứu một hoặc một vài tập truyện,
nhưng chủ yếu mới chú ý đến các sáng tác từ 2010 trở về trước, có nghĩa là từ
tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ trở về trước. Những sáng tác từ năm
2010 trở lại đây của Nguyễn Nhật Ánh do tính thời sự cập nhật nên hầu như
còn để ngỏ, đặc biệt là hai tác phẩm viết về tuổi mới lớn rất hấp dẫn của
Nguyễn Nhật Ánh: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010) và Bảy bước tới mùa
hè (2015)
Từ gợi ý của những người đi trước, trong công trình này, chúng tôi đi sâu
tìm hiểu Thế giới “tuổi hồng” trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh (qua hai
truyện dài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010) và Bảy bước tới mùa hè
(2015))
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là hai truyện dài của Nguyễn Nhật
Ánh:
+ Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010), Nhà xuất bản Trẻ, thành phố

Hồ Chí Minh.
+ Bảy bước tới mùa hè (2015), Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí
Minh.

5


- Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi tập trung làm rõ Thế giới “tuổi
hồng”trong hai truyện của Nguyễn Nhật Ánh là Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
và Bảy bước tới mùa hè; ở các phương diện cụ thể: “Tuổi hồng” với học tập;
“tuổi hồng” với những trò chơi bất tận; “tuổi hồng” với trí tưởng tượng không
giới hạn; “tuổi hồng” với những rung cảm tình yêu thơ dại; “tuổi hồng” với suy
nghĩ và hành động non dại.
4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là tập trung làm rõ nét độc đáo và hấp
dẫn của truyện Nguyễn Nhật Ánh khi khám phá và thể hiện về thế giới “tuổi
hồng” – tuổi mới lớn. Từ đó, góp thêm tiếng nói khẳng định vị trí và đóng góp
của Nguyễn Nhật Ánh đối với nền văn học thiếu nhi đương đại ở nước ta.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu
sau:
- Phương pháp liên ngành: Đối tượng miêu tả trong truyện Nguyễn Nhật
Ánh là “tuổi hồng”, tuổi mới lớn - một đối tượng phức tạp trong văn chương và
ngoài đời thực. Do vậy, khi thực hiện đề tài, chúng tôi kết hợp phương pháp
của nghiên cứu văn học với các ngành khoa học liên ngành như: Văn hóa học,
Giáo dục học và đặc biệt là Tâm lí học.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Được dùng trong việc phân tích các
luận chứng, từ đó có những đánh giá và kết luận khách quan, khoa học.
6. Đóng góp mới của khóa luận
Đề tài là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về Thế giới

“tuổi hồng” trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh (qua hai truyện dài mới ra đời
trong khoảng năm năm trở lại lại đây là Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Bảy
bước tới mùa hè)

6


7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung của khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Nguyễn Nhật Ánh và hành trình sáng tác cho tuổi thơ.
Chương 2: Sự thể hiện thế giới “tuổi hồng” trong truyện của Nguyễn
Nhật Ánh.

7


NỘI DUNG
Chƣơng 1
NGUYỄN NHẬT ÁNH VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CHO TUỔI THƠ
1.1. Tác giả Nguyễn Nhật Ánh
Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7.5.1955 ở xã Bình Quế, huyện Thăng Bình
tỉnh Quảng Nam. Quê hương có “chợ Đo Đo”, ở chỗ “quán Gò đi lên”, có
món mì Quảng “nhiều tôm thịt”, có cái giọng trọ trẹ, lơ lớ… đã ăn sâu vào tiềm
thức của Nguyễn Nhật Ánh cũng như mọi người con đất Quảng.
Thủa nhỏ, Nguyễn Nhật Ánh theo học trường Tiểu La, sau đó tiếp tục học
tại trường Trần Cao Vân và Phan Chu Trinh tại Quảng Nam - Đà Nẵng.
Từ năm 1973, rời khỏi Quảng Nam, Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống
tại Sài Gòn theo học khoa Văn, trường ĐHSP Sài Gòn. Tháng 4/1975, khi Cách
mạng tháng Tám thành công là lúc ông kết thúc năm học thứ hai tại đây. Lúc
này Nguyễn Nhật Ánh phải tự bươn trải kiếm sống và lo chi phí cho việc học

hành. Nguyễn Nhật Ánh cùng một người bạn cùng cảnh ngộ mướn một chiếc
xích lô ngày ngày chở khách kiếm sống. Khoảng thời gian vô cùng khó khăn
này là những trải nghiệm thực tế làm giàu thêm vốn sống cho người nghệ sĩ
Nguyễn Nhật Ánh.
Năm 1976, Nguyễn Nhật Ánh tốt nghiệp ra trường nhưng lại không được
phân công công việc vì lí do gia đình. Lúc này, ông tình nguyện tham gia phong
trào thanh niên xung phong. Nguyễn Nhật Ánh tâm sự: “Môi trường thanh niên
xung phong đã rèn luyện cho tôi thành một con người biết vượt khó khăn, có
nghị lực, luôn yêu đời. Nó giúp cho con người sáng tác của tôi có một niềm tin
và cái nhìn trong trẻo với cuộc sống. Nếu không có thời gian đi Thanh niên
xung phong thì không hẳn tôi đã có những trang viết tươi tắn như bây giờ”[13].

8


Có thể thấy, cuộc sống dù vất vả nhọc nhằn, bao giờ Nguyễn Nhật Ánh cũng
tìm thấy niềm tin và lí tưởng.
Nếu như những năm tháng thanh niên xung phong gian khổ đã tôi luyện
cho nhà văn tinh thần vượt lên khó khăn gian khổ thì những ngày tháng dạy học
lại là cơ hội tiếp xúc và sống trong môi trường trong sáng và thánh thiện của
lứa tuổi học trò. Khoảng năm 1981, Nguyễn Nhật Ánh về dạy học tại Quận 6,
thành phố Hồ Chí Minh. Đây chính là cơ hội để ông tiếp xúc và cảm nhận về
thiếu nhi. Những trang viết của ông thời gian này rất nhẹ nhàng, trong trẻo
nhưng mang đậm tính hướng thiện, tính giáo dục của một nhà giáo kiêm nhà
văn dành tặng trẻ thơ. Tuy chỉ dạy học trong hai năm những những kiến thức,
kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cùng với kinh nghiệm thực tế đã giúp nhà văn hiểu
và gần gũi với học trò. Trong tác phẩm của ông người đọc như cảm thấy đó là
cuốn bách khoa về nhà trường. Ngoài ra, ông đã từng là cán bộ Đoàn năng nổ
nhiệt tình trong các sinh hoạt văn nghệ của các em thiếu nhi. Chính vì thế khi
viết về các hoạt động của thanh thiếu niên, ngòi bút của ông như kể lại trải

nghiệm của chính mình – của một người trong cuộc.
Từ năm 1986 đến nay, Nguyễn Nhật Ánh đảm nhận nhiều tư cách và
cương vị khác nhau: nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà thơ. Nhưng với đông đảo
bạn đọc thì Nguyễn Nhật Ánh luôn luôn là một nhà văn của tuổi thơ và tuổi
mới lớn. Còn với chính ông thì dù ở cương vị nào, đối tượng quan trọng nhất
mà ông dành trọn sự quan tâm và yêu mến chính là các em thiếu nhi. Ông đã
trở thành người giữ gìn và nuôi dưỡng những ước mơ trong trẻo, những tình
cảm hồn nhiên và khát vọng được khám phá, bay tới những chân trời tri thức vô
tận của các em thiếu nhi.
Như vậy, Nguyễn Nhật Ánh được sinh ra từ vùng quê nghèo miền Trung
– huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam và ông chỉ sống ở mảnh đất chôn nhau
cắt rốn này tám năm. Nhưng thật kì lạ rằng, quãng đời thơ ấu gắn bó với gia

9


đình, làng xóm quê hương ấy lại được lưu giữ vô cùng sâu đậm trong tâm hồn
Nguyễn Nhật Ánh, khiến mỗi khi hồi tưởng, lại ông cứ ngỡ đó là thước phim
không có đoạn dừng. Một vùng quê với những ngõ trúc quanh co đầy lá rụng,
những cái giếng đá đầy rêu, những cây bàng lá đỏ, những mùa thị đầy xác hoa
và vỏ thị khô trên tường đánh lừa những con bướm nhỏ… Tất cả đã trở thành
một tình yêu, một nỗi nhớ khắc khoải, một nỗi niềm bồn chồn day dứt, một sự
mắc nợ chưa bao giờ trả hết, cứ trở đi trở lại lúc lại hiển hiện thấp thoáng trong
các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh dành cho tuổi thơ. Chính Nguyễn Nhật Ánh
thừa nhận: “Tôi xa quê hương, gia đình từ rất sớm – do đó nỗi nhớ xứ sở trong
tôi bao giờ cũng vẹn nguyên và rực rỡ. Như một người đánh mất tuổi thơ sớm
nên cứ cầm bút viết về tuổi mới lớn là biết bao kỷ niệm ùa về, xúc cảm cứ tràn
vào trang viết…”[12]. Ông còn tâm sự: “Đo Đo là một ngôi làng nhỏ ở xã Bình
Quế, huyện Thăng Bình, Quảng Nam. Đó là nơi tôi sinh ra và lớn lên trong
quãng thời gian đầu đời vô tư lự. Năm tôi lên tám, gia đình tôi chuyển về Cẩm

Lũ, sau đó dọn ra huyện lỵ Hà Lam. Như vậy, tôi gắn bó thực sự với làng Đo
Đo chỉ khoảng tám năm. Tám năm, một thời gian không dài, tôi lại ở độ tuổi
còn quá nhỏ, nhưng không hiểu sao rất lâu về sau này tôi vẫn nhớ như in
những kỷ niệm ở ngôi làng đơn sơ đó. Tôi nhớ ngôi chợ đêm lấp lánh ánh đèn,
nhớ những đoàn xiếc lưu diễn thỉnh thoảng vẫn đến làng tôi làm bọn trẻ con
chúng tôi khiếp vía với những con trăn lớn quấn quanh cổ bọn người bán dạo.
Tôi nhớ những cái giếng trên con đường làng. Những hình ảnh thơ mộng ấy
sau này đã đi vào trang sách của tôi như những phản quang tuyệt vời của kỉ
niệm”[20]. Trong một lần khác, ông lại chia sẻ:“Tôi là nhà văn. Nên tôi thỏa
nỗi nhớ quê của mình theo cách của người hành nghề bằng con chữ. Những kỷ
niệm, những vùng đất, những gương mặt bạn bè ấu thơ thi nhau hiện lên trong
hết cuốn sách này đến cuốn sách khác. Đến bây giờ, tôi vẫn băn khoăn tự hỏi:
có phải đó là nguyên nhân sâu xa khiến tôi trở thành nhà văn chuyên viết cho

10


tuổi thơ - một thế giới lung linh mà một kẻ tha hương không nguôi nhớ đến và
tìm mọi cách tái tạo trong những trang viết của mình?”[20].
Bạn đọc nhận thấy, những ẩn ức về miền tuổi thơ cứ lẩn khuất trong mỗi
tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh như hòa nhập giữa trí nhớ, cảm xúc đã thuộc
về quá khứ với hiện tại. Nhà văn như hồi tưởng lại tuổi thơ của chính mình và
viết như một tâm sự giãi bày, một sự chia sẻ. Phải chăng, chính những kỷ niệm
tuổi thơ phong phú và giàu có ở quê hương của một cậu học trò tinh ý, giàu tình
cảm Nguyễn Nhật Ánh là chất xúc tác, là nguồn cảm hứng dồi dào tạo nên nhà
văn chuyên viết cho thiếu nhi - Nguyễn Nhật Ánh.
1.2. Hành trình sáng tác cho tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh
Nguyễn Nhật Ánh bắt đầu sáng tác cho thiếu nhi từ giữa những năm 80
của thế kỷ XX. Đây cũng là lúc văn học thiếu nhi nước nhà gặp vô vàn thách
thức trên con đường phát triển và hội nhập, bởi sự xuất hiện tràn lan các tác

phẩm văn học thiếu nhi nước ngoài được nhập khẩu vào Việt Nam. Đứng trước
khó khăn, thách thức ấy, bằng sự tìm tòi, sáng tạo, Nguyễn Nhật Ánh đã tạo
được phong cách riêng cho mình và thổi một luồng gió mới cho văn học thiếu
nhi trong nước. Truyện của ông như những thỏi nam châm thu hút và chinh
phục độc giả nhỏ tuổi ở khắp mọi miền của Tổ quốc và còn vượt ra khỏi biên
giới Việt Nam để đến với bạn đọc nhỏ tuổi của nước ngoài.
Có thể nói, cho đến thời điểm này, Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn viết cho
thiếu nhi có nhiều đầu sách nhất Việt Nam. Ông đã có gần 100 tác phẩm được
xuất bản. Không chỉ nhiều về số lượng, tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh còn
nhận được nhiều giải thưởng cao quý và đặc biệt là sự đón đọc của đông đảo
bạn đọc. Chỉ tính trong khoảng 15 năm trở lại đây, ông đã có trên 40 tập truyện
viết cho tuổi thơ. Trong đó có những bộ truyện nhiều tập: Kính vạn hoa, dài 45
tập do nhà xuất bản Kim Đồng in từ năm 1995 – 2002; Chuyện xứ Lang Biang,
dài 4 tập do Nhà xuất bản Kim Đồng in từ năm 2004 – 2005. Đặc biệt, bộ Kính

11


vạn hoa được Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao huy
chương “Vì thế hệ trẻ” và được Hội Nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng.
Ngoài những bộ truyện nhiều tập ở trên, sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh,
có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu như: Trước vòng chung kết (truyện dài,
1985); Cú phạt đền (truyện ngắn 1985); Chuyện cổ tích dành cho người lớn
(tập truyện, 1987); Cô gái đến từ hôm qua (truyện dài, 1989); Chú bé rắc rối
(truyện dài, 1989); Thiên thần nhỏ của tôi (truyện dài, 1990); Mắt biếc (truyện
dài, 1990); Hoa hồng xứ khác (truyện dài, 1991); Hạ đỏ (truyện dài 1991); Bồ
câu không đưa thư (truyện dài, 1993); Những chàng trai xấu tính (truyện dài,
1993); Trại hoa vàng (truyện dài, 1994); Quán Gò đi lên (truyện dài, 1999); Tôi
là Bêtô (truyện, 2007); Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (truyện, 2008); Đảo mộng
mơ (2009); Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (truyện dài, 2010); Lá nằm trong lá

(truyện dài, 2011); Người Quảng đi ăn mì Quảng (tản văn, 2012); Bảy bước tới
mùa hè (truyện dài, 2015)…
Có không ít tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh được chuyển thể thành điện
ảnh, trong đó có Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. Tác phẩm nhận được sự đón
xem nhiệt tình của đông đảo khán giả. Ở tác phẩm này, Nguyễn Nhật Ánh tiếp
tục đưa người đọc trở về tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng, với khung cảnh thiên
nhiên thơ mộng, đẹp đẽ. Ông từng nói: “Khi tôi nhận ra mình đã ở quá sân ga
của tuổi nhỏ và tôi viết những cuốn sách để kéo chúng gần lại”. Vì vậy, có
người gọi truyện là“chiếc vé trở về tuổi thơ”,nhưng đối với không ít người,
truyện có thể coi là giấc mơ về một tuổi thơ mà họ chưa bao giờ có, tuổi thơ mà
họ chỉ được đọc trong sách của Nguyễn Nhật Ánh rồi nuôi dưỡng qua trí tưởng
tượng, tuổi thơ chưa từng thực sự được trải qua. Ở đây, cả một thế giới những
trò chơi trẻ thơ như chọi cỏ, bắn bi, thả diều, nhảy dây, mót khoai… được tái
hiện lại một cách hồn nhiên và chân thực, gói trọn trong khung cảnh một làng
quê yên bình ở cuối thập niên 80 của thế kỉ XX. Trẻ em tìm thấy ở đó tuổi thơ

12


của mình, còn người lớn sẽ được trải nghiệm một câu chuyện bình yên và
Nguyễn Nhật Ánh đã thực sự chinh phục được tuổi thơ.
Ngày 1.3.2015, độc giả nhỏ tuổi cả nước tiếp tục được thưởng thức tác
phẩm mới của Nguyễn Nhật Ánh mang tên Bảy bước tới mùa hè. Câu chuyện
kể về một mùa hè ngọt ngào, với những trò chơi nghịch ngợm và bâng khuâng
tình cảm tuổi mới lớn. Lại một lần nữa Nguyễn Nhật Ánh đánh thức “Những
năm tháng ấu thơ”, trở lại tuổi học trò nghịch ngợm, trong veo với những bâng
khuâng tình cảm. Ông vẫn dùng giọng kể chuyện hóm hỉnh của mình khiến ai
đọc cũng thấy xao xuyến với một thủa hồn nhiên cắp sách đến trường.
Nguyễn Nhật Ánh cho biết: “Bảy bước tới mùa hè là tác phẩm thuần túy
viết cho tuổi học trò. Nó không lồng ghép những suy tư, trải nghiệm của người

lớn như ở một số sáng tác trong những năm gần đây của tôi như Cho tôi xin
một vé đi tuổi thơ hay Ngồi khóc trên cây...”[18]. Nhân vật chính của Bảy bước
tới mùa hè xuất hiện ở ngôi thứ ba, cái tôi tác giả gần như vắng bóng hoàn toàn
trong suốt chiều dài cuốn truyện. Nhà văn muốn giữ cho Bảy bước tới mùa hè
sự trong veo của cảm xúc về một thời niên thiếu.“Tôi sớm phải sống xa quê
hương nên luôn có nhu cầu tìm về và viết về tuổi thơ. Bảy bước tới mùa hè
được gợi lên từ câu chuyện về những người bạn, những người hàng xóm và
những kỷ niệm tuổi thơ của tôi ở quê ngoại”[20]. Đó là những lời chính nhà
văn trải lòng. Nguyễn Nhật Ánh đã mở đầu tập truyện bằng lời đề từ “Để nhớ
Bông, Mừng, Hiền, Lộ, Luật, Cận… những năm tháng ấu thơ ở Cẩm Lũ” và
nhẹ nhàng dẫn dắt bạn đọc về một mùa hè tuổi thơ ngọt ngào với những trò tinh
nghịch và cả những bâng khuâng, xao động của tuổi mới lớn…
Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh có sức hấp dẫn lạ lùng. Nó lôi cuốn
thiếu nhi và thuyết phục người lớn có trách nhiệm với thế hệ trẻ. Vì vậy không
có gì ngạc nhiên khi sách của ông được in hàng năm. Và thật không quá khi

13


cho rằng: tác phẩm của nhà văn – và bản thân ông – là người bạn mến thương
của một thế hệ bạn đọc.
Hóm hỉnh và sâu sắc, trữ tình, duyên dáng và bất ngờ… truyện của
Nguyễn Nhật Ánh luôn luôn gần gũi như truyện dân gian cổ tích, như ước mơ
của tuổi thơ mà lại mang tính hấp dẫn hiện đại. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh
bao giờ cũng mang đến cho các em thái độ nhập cuộc hết mình và lòng yêu
thương chan hòa. Chính vì lẽ đó mà nhà văn được bình chọn là một trong
những “gương mặt 20 năm” do Thành Đoàn tổ chức với 8000 phiếu bình chọn.
Nguyễn Nhật Ánh chinh phục tuổi thơ ngay từ những quan điểm, phong
cách sáng tác của mình. Ông là một người yêu nghề viết văn và đặc biệt sáng
tác cho thiếu nhi. Lòng yêu nghề được nhà văn coi là một trong những tiêu chí

quan trọng bậc nhất của bất cứ nghề nào.Với ông, sáng tác không phải vì mục
đích mưu cầu danh lợi, hay mưu cầu danh tiếng mà trước hết vì sự thôi thúc của
con tim, vì niềm đam mê mãnh liệt với thế giới tuổi thơ như một duyên nợ. Nhà
văn tâm sự: “Tiền bạc đối với nhà văn nếu có chỉ là cái đến sau. Nếu để kiếm
tiền thì không ai chọn nghề văn, khi ngồi vào bàn làm việc, nhà văn chỉ tìm
kiếm một thứ duy nhất: những ý tưởng. Tôi rất thích một câu không biết của ai:
lợi danh đi trước sáng tác là một tai họa, đi song hành với sáng tác là một cản
trở, còn đến sau sáng tác là hợp quy luật”[19].
Trao đổi qua email với nhà văn Trần Nhã Thụy, Nguyễn Nhật Ánh cũng
tâm sự: “Xét về mặt lao động, công việc của nhà văn cũng giống như những
công việc khác trong xã hội. Người thợ mộc hành nghề bằng cưa, bào, đục thì
nhà văn hành nghề bằng giấy bút. Một chiếc ghế làm ra, mỗi lần chỉ có một vài
người ngồi và nó chỉ đáp ứng nhu cầu vật chất nhưng khi một cuốn sách in ra,
có hàng trăm, hàng ngàn, hàng trăm ngàn người đọc… Xưa nay, thiên hạ vẫn
thường gắn công việc viết văn với hai từ cao quý là “sứ mệnh”. Là một nhà văn
chuyên tâm viết cho thanh thiếu niên, tôi nghĩ công việc của tôi là giúp cho các

14


bạn trẻ giàu có cảm xúc hơn, qua đó sống tốt hơn”. Nguyễn Nhật Ánh là nhà
văn chuyên tâm và có trách nhiệm với công việc viết văn. Để có vốn hiểu biết
phong phú về thế giới học trò, nhà văn đã sưu tầm đủ các loại sách giáo khoa từ
lớp một đến lớp mười hai để đọc, không ngại đăng kí học lớp tiếng Anh buổi
tối để quan sát, nắm bắt những “sự kiện” trong lớp học hay tâm tình, trò chuyện
với chính con gái và các bạn của con. Chính lòng yêu nghề, ý thức về nghề
nghiệp cùng với niềm đam mê, sự thôi thúc tâm hồn và sự am hiểu tâm lí tuổi
thơ nên nhà văn tâm niệm: “Không nên viết quá nặng nề. Nhà văn phải là trụ
đỡ tinh thần của các em, giúp các em yên tâm và vui sống. Trẻ em khác người
lớn, tâm hồn mỏng manh, trong sáng như cây non, nhận thức chưa chín, kinh

nghiệm chưa có, đem giông bão đến cho các em làm gì”. Đây thực sự là những
chia sẻ của một người cầm bút am hiểu sâu sắc về tâm lí trẻ thơ. Quan niệm về
phương thức tiếp cận này cũng đã ảnh hưởng đến quan niệm của nhà văn về
việc lựa chọn kĩ thuật viết. Viết truyện cho thiếu nhi đòi hỏi một bút pháp giản
dị và trong trẻo. Vậy nên Nguyễn Nhật Ánh viết một cách thong dong, viết là
bước vào một thế giới khác không có sự phiền muộn của đời thường. Ông cũng
đặt tầm quan trọng của bạn đọc – đối tượng cảm thụ, xem xét đó như một yếu
tố trong quá trình sáng tác. Theo Nguyễn Nhật Ánh, tác phẩm văn học thiếu nhi
là các tác phẩm viết cho thiếu nhi, chứ không chỉ là viết về thiếu nhi.
Nguyễn Nhật Ánh cũng tâm niệm: “Phải viết làm sao cho hay, cho hấp
dẫn mà vẫn đảm bảo tính logic, đặc biệt tình tiết không quá nhiều, quá rắc rối.
Mặt khác, truyện phải vui vẻ, nhẹ nhàng, không nhiều yếu tố gây sốc và không
chệch khỏi yêu cầu giáo dục”. Viết về lứa tuổi thiếu nhi, đặc biệt là giai đoạn
“tuổi hồng” – tuổi mới lớn, Nguyễn Nhật Ánh đã chọn cho mình một hình thức
biểu hiện phù hợp với nội dung phản ánh khiến các bạn đọc nhỏ tuổi luôn cảm
thấy mới lạ hấp dẫn. Vì vậy đến với tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, không chỉ

15


bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích say mê mà ngay cả bạn đọc lớn tuổi cũng trân trọng
và thích thú.
Những tiêu chí xác định một tác phẩm viết cho thiếu nhi thành công, theo
ông không chỉ là số lượng, số lần xuất bản khổng lồ mà nó phải truyền tải được
những thông điệp giáo dục thời đại đến với các em. Nhìn chung, tác phẩm của
Nguyễn Nhật Ánh luôn hướng tới hai yêu tố: “Trẻ em khen hay và phụ huynh
khen tốt”, nghĩa là vừa đảm bảo tính thẩm mĩ hợp với gu mĩ cảm của trẻ em
nhưng vừa phải có ý nghĩa giáo dục. Vậy là, Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành
một nhà văn, một người bạn, một nhà tâm lí, một nhà giáo dục đối với thanh
thiếu niên và cả những bậc phụ huynh bởi văn phong giản dị nhưng không cẩu

thả, lối viết quen thuộc nhưng không sáo mòn. Những áng văn của Nguyễn
Nhật Ánh sâu lắng, cấu tứ và cách nhìn cũng đầy mới lạ hấp dẫn.
Có lần trả lời phỏng vấn trực tiếp qua mạng, Nguyễn Nhật Ánh đã thừa
nhận: “Trong con người tôi luôn có một đứa trẻ con. Khi tôi lớn lên, khi tôi già
đi, đứa trẻ con trong tôi không chịu lớn. Và làm sao để nuôi dưỡng đứa trẻ con
đó trong con người mình là điều không dễ lí giải và tôi nghĩ đó là quà tặng của
số phận. Đứa trẻ con đó đã nuôi tôi và biết đâu một ngày nào đó đứa trẻ con
trong tôi… già đi thì tôi không làm sao… sống được” [1].
Thật xúc động trước những tình cảm của tác giả, trước mối lương duyên
kì lạ gắn kết tác giả với trẻ thơ. Mỗi trang văn của Nguyễn Nhật Ánh viết cho
trẻ em đều bắt đầu viết bằng sự say mê, niềm hứng thú đặc biệt của nhà văn.
Bằng những thấu hiểu về sự chuyển biến tâm lý lứa tuổi mới lớn, “tuổi hồng”,
nhà văn viết về những rung động của thời thơ dại thật chân thực mà vô cùng
hấp dẫn. Chính đứa trẻ con lúc nào cũng ẩn hiện trong con người ông, thôi thúc
ông đã khiến cái “tư chất” ấy không khi nào phai nhạt trong các sáng tác của
ông, ngay cả khi nhà văn đã bước sang tuổi ngũ tuần. Đó là các truyện Thằng

16


quỷ nhỏ, Cô gái đến từ hôm qua, Mắt biếc, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh,
Bong bóng lên trời, Bảy bước tới mùa hè…
Nguyễn Nhật Ánh chọn cho nghiệp viết của mình một cụm từ đắc địa “vé
đi tuổi thơ”, dùng trong tên một tác phẩm rất nổi tiếng của ông. Mỗi một tác
phẩm, tấm vé ấy lại mang một hình hài khác nhau. Có thể nói, mỗi cuốn sách
của Nguyễn Nhật Ánh như mỗi chuyến tàu về tuổi thơ, ở đó có nhiều toa, mỗi
toa là mỗi bất ngờ mỗi thú vị nỗi háo hức mỗi say mê, khi làm ta bật cười khi
làm ta rưng rưng, hoặc ngồi lặng đi suy ngẫm. Khi đã theo con tàu của Nguyễn
Nhật Ánh để đi về tuổi thơ một lần, mỗi lần Nguyễn Nhật Ánh rung chuông,
người ta khó lòng bỏ qua một tấm vé để lại được cùng nhà văn háo hức lên tàu.

Nguyễn Nhật Ánh viết về cái đang diễn ra, cái quen thuộc gần gũi trong thế
giới tuổi thơ hiện tại: những buổi học, những cuộc chơi và những mối tình thơ
dại… Trong các câu chuyện của nhà văn, không gian không rộng lắm, thời gian
không dài lắm, những câu chuyện cũng chẳng có gì là ly kỳ để kích thích trí tò
mò chuộng lạ của độc giả trẻ tuổi như các loại truyện cổ tích, truyện phiêu lưu,
viễn tưởng, thế mà trẻ thơ vẫn “say như điếu đổ”. Nhân vật chính thường xưng
“tôi”, trở thành một lối kể chuyện quen thuộc nhưng không gây cảm giác nhàm
chán cho người đọc. Ngược lại, nó tạo cho người đọc những trải nghiệm thú vị
“trở về tuổi thơ qua từng trang sách”. Nhà văn không chỉ viết riêng cho trẻ em
mà còn “viết cho những ai đã từng là trẻ em”.
Truyện Nguyễn Nhật Ánh đông người đọc, tất phải chứa đựng một giá trị
độc đáo nào đó. Có lẽ trước hết là ở thái độ vào cuộc của nhà văn, điều không
phải nhà văn viết cho thiếu nhi nào cũng có được. Trong cuộc chơi mê mải
tưởng như bất tận của trẻ thơ, Nguyễn Nhật Ánh hòa vào, say mê, hào hứng.
Một khi khoảng cách đã được khắc phục thì mọi sự dễ dàng hơn nhiều. Nguyễn
Nhật Ánh chìa bàn tay ra, các em hân hoan và tin cậy nắm lấy hăm hở đi vào
sân chơi truyện Nguyễn Nhật Ánh, như đi vào điểm hẹn quen thuộc của mình.

17


Vào cuộc, nghĩa là Nguyễn Nhật Ánh nắm rõ luật chơi, tuân thủ nghiêm chỉnh
các qui ước tự nhiên giữa những người trẻ tuổi: nồng nhiệt, vô tư, chân thành,
bình đẳng. Nhà văn đã nói cái ngôn ngữ họ nói, đã nghĩ những điều họ nghĩ và
đã thấy những gì họ nhìn thấy. Điều đó lí giải vì sao hơn mười năm đầu của thế
kỉ XXI, truyện của Nguyễn Nhật Ánh đã chinh phục được nhiều thế hệ tuổi thơ.
Hấp lực của truyện vẫn chưa hề suy giảm, lại có phần mạnh mẽ hơn, trong khi
môi trường giải trí của thiếu nhi ngày càng đa dạng, có một sự chi phối lớn của
sách dịch và phim ảnh mang màu sắc văn minh ngoại lai.
Với quan niệm sáng tác rất riêng và độc đáo của mình, Nguyễn Nhật Ánh

đã thực sự chinh phục được đối tượng bạn đọc nhỏ tuổi vốn rất hồn nhiên và
đôi khi cũng khó chiều. Cho dù trước nhiều loại hình giải trí nghe – nhìn hấp
dẫn truyện của Nguyễn Nhật Ánh vẫn thu hút được một khối lượng bạn đọc
khổng lồ bởi tài năng, tâm huyết và quan niệm rõ ràng của nhà văn khi viết cho
các em. Sáng tác cho thiếu nhi không chỉ là hạnh phúc của người viết truyện
“được sống lại lần thứ hai tuổi thơ của mình” mà còn là hạnh phúc của trẻ em,
là hạnh phúc của những người đọc lớn tuổi hồi tưởng lại tuổi thơ của mình.
Bằng sự yêu mến cũng như khâm phục tài năng của tác giả Nguyễn Nhật
Ánh, trên trang có bạn đọc viết một bài thơ có tên Trở
về tuổi thơ, được ghép từ các tên truyện của Nguyễn Nhật Ánh:
Tôi chỉ cần một vé đi tuổi thơ
Để thăm lại hoa hồng xứ lạ
Có màu đỏ chùm hoa mùa hạ
Cô nữ sinh áo trắng ban sơ
Một vé trở về lại với tuổi thơ
Ngôi trường mọi khi có ngôi sao nho nhỏ
Ông thầy nóng tính giờ có còn ở đó

18


Bài toán ngày nào không giải được thầy ơi!
Trở lại tuổi thơ để thành thằng quỷ nhỏ
Theo dấu chim ưng rong ruổi đồng chiều
Những cuộc gặp gỡ tình cờ với những cô em gái
Luống cuống bắt đền hoa sứ cản chân

Buổi chiều Windows một bờ vai nghiêng nắng
Câu truyện cổ bên đường vắng lặng
Cô gái hôm qua không còn đến nữa

Bồ câu buồn xuôi cánh chẳng đưa thư
Một vé đi về sống lại với tuổi thơ
Bà của cháu ở bên che chở
Phòng trọ chỉ có ba người mà ngập niềm vui
Trại hoa vàng chờ đợi đoàn kịch lẻ
Giờ qua rồi hoa cúc ngày xưa
Một vé đi tuổi thơ sao khó quá người ơi
Bàn có năm chỗ ngồi đã trở thành trống vắng
Quán Gò ngày trước sao mà tĩnh lặng
Nhân vật nữ ngày nào tôi nhớ mãi trong tôi
Còn chút gì để nhớ tuổi thơ ơi
Những cô em gái đã trở thành thiếu nữ
Bài thơ tình vẫn ở hoài trong vở
Em có còn giữ lại giùm anh!!!

19


Bài thơ trên tuy không nêu được hết tên tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
nhưng đã phần nào khẳng định được vị trí và số lượng tác phẩm đồ sộ của nhà
văn trong lòng độc giả.
Có thể nói, hành trình sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh cũng chính là hành
trình ông dùng kho ký ức của mình để viết cho tuổi thơ, chinh phục tuổi thơ và
nhà văn thực sự đã chinh phục được bao thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi. Trong năm
năm trở lại đây, hành trình sáng tác cho tuổi thơ ấy tiếp tục được đánh dấu bằng
hai tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010) và Bảy bước tới mùa hè
(2015). Nguyễn Nhật Ánh thực sự đã dựng nên một thế giới với đầy đủ hương
sắc của tuổi thơ bằng sự am hiểu tường tận tâm lý lứa “tuổi hồng” – tuổi mới
lớn đầy mơ mộng.


20


×