Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên
1. Tên hồ sơ dạy học
Sử dụng tích hợp kiến thức liên môn Lịch sử, Sinh học, Địa lý, Hóa học, Vật lí, Mĩ
thuật– giảng dạy theo chủ đề giáo dục kĩ năng sống qua phòng ngừa tai nạn vũ khí,
cháy, nổ và các chất độc hại-GDCD 8
2. Mục tiêu dạy học
Qua bài dạy này, học sinh phải đạt được:
2.1 Kiến thức
Kiến thức bộ môn:
- Nhận dạng được các loại vũ khí, vật liệu nổ thông thường, các chất cháy, nổ, chất
độc hại; phân tích được tính chất nguy hiểm của vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đó đối
với con người và xã hội.
+ Chỉ ra và phân biệt được các loại vũ khí thông thường (các loại súng, đạn, lựu
đạn, bom, mìn, lười lê…), chất nổ (thuốc nổ, thuốc pháo, ga…), chất cháy (xăng, dầu
hỏa…), chất độc hại (chất phóng xạ, chất độc da cam, thuốc bảo vệ thực vât, thủy ngân…).
+ Nêu được tính chất nguy hiểm, tác hại của các tai nạn đó đối với con người và xã
hội: gây tổn thất to lớn cả về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội.
- Nêu được những quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và
các chất độc hại.
Kiến thức liên môn:
- Sử dụng kiến thức Lịch sử về cuộc kháng chiến chống Mĩ để tìm hiểu về thực trạng
bom mìn sau chiến tranh còn nằm lại trên lãnh thổ nước ta, về hậu quả khủng khiếp của việc
quân đội Mĩ rải chất độc màu da cam trong chiến tranh còn dai dẳng đến những thế hệ sau
này.
- Dùng kiến thức môn Địa lí về đặc điểm vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ nước ta
để hiểu và giải thích về lượng bom mìn rất lớn sau chiến tranh còn nằm lại trên địa bàn các
tỉnh miền Trung, đặc biệt là tỉnh Quảng Trị.
- Vận dụng được kiến thức môn Sinh học để hiểu biết về quá trình thức ăn bị nhiễm
khuẩn do chế biến không đảm bảo vệ sinh, do quá hạn sử dụng…; nhận biết các sinh vật có
độc trong tự nhiên như cá nóc, cây lá ngón…; biết cách sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm.
1
- Sử dụng kiến thức Hóa học để tìm hiểu về sự cháy, các chất cháy, nổ, chất độc hại.
- Sử dụng kiến thức Vật lí để tìm hiểu tại sao khi gặp hỏa hoạn do xăng, dầu ta không
thể dùng nước để chữa cháy.
- Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng trong môn Mỹ thuật để sáng tạo bằng cách vẽ
tranh cổ động có nội dung tuyên truyền phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc
hại; nhận biết các chất cháy, nổ, độc hại qua hình vẽ mô phỏng ngoài bao bì.
- Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống khi gặp các tình huống không may xảy ra trong
cuộc sống.
- Biết vận dụng kĩ năng sử dụng máy vi tính và mạng Internet để tìm tòi, khai thác
thông tin có liên quan đến nội dung bài học.
2.2 Kỹ năng:
- Biết tự phòng ngừa và giúp cho những người khác phòng ngừa tai nạn thương tích
dovũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong cuộc sống hàng ngày.
- Biết tự giác tuân thủ và tuyên truyền cho mọi người cùng tuân thủ quy định của
pháp luật về phòng ngừa tai nạn thương tích dovũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- Tích cực tham gia các hoạt động như mít tinh, diễu hành, cổ động, tuyên truyền
phòng, phòng ngừa tai nạn thương tích dovũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong cộng
đồng.
- Kĩ năng liên môn:
+ Nhận biết được các loại vũ khí, chất cháy, nổ, độc hại; biết giữ vệ sinh an toàn thực
phẩm.
+ Biết tiêu lệnh chữa cháy, kĩ năng thoát khỏi đám cháy.
+ Biết cách sơ cứu người bị tai nạn thương tích.
+ Biết cách vẽ và chọn nội dung thể hiện phù hợp với thể loại tranh cổ động phòng
phòng ngừa tai nạn thương tích dovũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
2.3 Thái độ:
-Thường xuyên cảnh giác, đề phòng tai nạn thương tích do vũ khí, cháy, nổ và các
chất độc hại ở mọi lúc mọi nơi.
2
- Tích cực tham gia tuyên truyền phòng phòng ngừa tai nạn thương tích dovũ khí,
cháy, nổ và các chất độc hại trong lớp học, trường học, khu dân cư và cộng đồng xã hội.
- Tích cực, chủ động vận dụng kiến thức liên môn đã học để ứng dụng trong thực tế
cuộc sống.
2.4 Những năng lực được hình thành:
- Sau bài học giúp học sinh phát triển năng lực:
+ Hợp tác trong giải quyết tình huống ( thông qua hoạt động thảo luận nhóm)
+ Năng lực tổ chức hoạt động ( thông qua đóng kịch rèn kĩ năng thoát khỏi đám cháy)
+ Năng lực sang tạo thông qua vẽ tranh cổ động và tự thuyết minh tranh cổ động .
3. Đối tượng dạy học của bài học
Đối tượng dạy học của bài học học sinh lớp 8A trường THCS Khánh An (năm học
2015 – 2016)
Học lực
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Tổng
Số lượng
9
13
02
0
24
Tỉ lệ
38
54
8
0
100
4. Ý nghĩa của bài học
4.1 Trong thực tiễn dạy học
- Việc dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn làm cho những giờ học Giáo
dục công dân không chỉ là cung cấp kiến thức về những chuẩn mực đạo đức, những quy
định của pháp luật về các vấn đề xã hội trong cuộc sống nữa, mà trở nên sinh động, thực tế,
khoa học, rõ ràng giúp các em dễ dàng nắm bắt, tiếp thu.
- Học sinh được rèn óc sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, rèn
khả năng trình bày ý kiến trước tập thể giúp các em tự tin, chủ động trong việc khai thác và
nắm bắt kiến thức.
- Biết liên kết kiến thức của các môn học để giải quyết những vấn đề, những tình
huống phát sinh trong học tập và trong thực tế cuộc sống.
- Kết quả bài kiểm tra sau tiết học như sau:
Điểm
9-10
7-8
5-6
<5
Số lượng
5
18
01
0
Tỉ lệ
21
75
4
0
3
4.2 Trong thực tiễn cuộc sống xã hội:
- Các em học sinh sẽ biết vận dụng những kiến thức liên môn để giải quyết những
tình huống thực tiễn. Từ đó rèn luyện cho mình những kĩ năng cần thiết để hòa nhập vào
cuộc sống.
Ví dụ: học sinh biết sự nguy hiểm to lớn các chất cháy, nổ, độc hại, từ đó có kiến
thức, kĩ năng, thái độ trong việc phòng ngừa tai nạn thương tích cho mình và trong người
khác..
- Việc dạy học tích hợp kiến thức các môn học sẽ giúp cho học sinh dễ vận dụng kiến
thức vào thực tế cuộc sống vì những vấn đề nảy sinh trong đời sống, sản xuất thường không
chỉ liên quan đến một lĩnh vực tri thức nào đó mà thường đòi hỏi vận dụng tổng hợp các tri
thức thuộc một số môn học khác nhau. Các em sẽ biết cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề
nảy sinh ấy bắng những gì đã được học trên lớp.
- Bài học còn được lồng ghép các kĩ năng sống cơ bản cho học sinh khi gặp những
tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. Ví dụ như tiêu lệnh chữa cháy, cách thoát khỏi đám
cháy, cách sơ cứ khi bị ngộ độc thức ăn…
5. Thiết bị dạy học, học liệu
Các thiết bị: máy tính, máy chiếu, màn chiếu.
Bài giảng trên phần mềm Microsoft Office PowerPoint
Phần mềm vẽ bản đồ tư duy: ImindMap
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Sử dụng tích hợp kiến thức liên môn Lịch sử, Sinh học, Địa lý, Hóa học, Vật lí, Mĩ
thuật– giảng dạy theo chủ đề giáo dục kĩ năng sống qua phòng ngừa tai nạn vũ khí,
cháy, nổ và các chất độc hại-GDCD 8
BÀI 15: PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
a. Kiến thức bộ môn:
- Nhận dạng được các loại vũ khí, vật liệu nổ thông thường, các chất cháy, nổ, chất
độc hại; phân tích được tính chất nguy hiểm của vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đó đối
với con người và xã hội
4
+ Chỉ ra và phân biệt được các loại vũ khí thông thường (các loại súng, đạn, lựu
đạn, bom, mìn, lười lê…), chất nổ (thuốc nổ, thuốc pháo, ga…), chất cháy (xăng, dầu
hỏa…), chất độc hại (chất phóng xạ, chất độc da cam, thuốc bảo vệ thực vât, thủy ngân…).
+ Nêu được tính chất nguy hiểm, tác hại của các tai nạn đó đối với con người và xã
hội: gây tổn thất to lớn cả về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội.
- Nêu được những quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và
các chất độc hại.
b. Kiến thức liên môn Lịch sử, Địa lí, Hóa học, Vật lí, Sinh học, Mĩ thuật tích
hợp nội dung giáo dục phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Sử dụng kiến thức Lịch sử về cuộc kháng chiến chống Mĩ để tìm hiểu về thực trạng
bom mìn sau chiến tranh còn nằm lại trên lãnh thổ nước ta, về hậu quả khủng khiếp của việc
quân đội Mĩ rải chất độc màu da cam trong chiến tranh còn dai dẳng đến những thế hệ sau
này.
- Dùng kiến thức môn Địa lí về đặc điểm vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ nước ta
để hiểu và giải thích về lượng bom mìn rất lớn sau chiến tranh còn nằm lại trên địa bàn các
tỉnh miền Trung, đặc biệt là tỉnh Quảng Trị.
- Vận dụng được kiến thức môn Sinh học để hiểu biết về quá trình thức ăn bị nhiễm
khuẩn do chế biến không đảm bảo vệ sinh, do quá hạn sử dụng…; nhận biết các sinh vật có
độc trong tự nhiên như cá nóc, cây lá ngón…; biết cách sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm.
- Sử dụng kiến thức Hóa học để tìm hiểu về sự cháy, các chất cháy, nổ, chất độc hại.
Sử dụng kiến thức Vật lí để tìm hiểu tại sao khi gặp hỏa hoạn do xăng, dầu ta không
thể dùng nước để chữa cháy.
- Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng trong môn Mỹ thuật để sáng tạo bằng cách vẽ
tranh cổ động có nội dung tuyên truyền phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc
hại; nhận biết các chất cháy, nổ, độc hại qua hình vẽ mô phỏng ngoài bao bì.
- Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
- Biết vận dụng kĩ năng sử dụng máy vi tính và mạng Internet để tìm tòi, khai thác
thông tin có liên quan đến nội dung bài học.
2. Kĩ năng:
5
- Biết tự phòng ngừa và giúp cho những người khác phòng ngừa tai nạn thương tích
dovũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong cuộc sống hàng ngày.
- Biết tự giác tuân thủ và tuyên truyền cho mọi người cùng tuân thủ quy định của
pháp luật về phòng ngừa tai nạn thương tích dovũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- Tham gia các hoạt động do trường, cộng đồng tổ chức để phòng, ngừa tai nạn vũ
khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- Kĩ năng liên môn:
+ Biết nhận dạng các loại vũ khí thông thường, chất cháy, nổ và các chất độc hại;
phân tích được sự nguy hiểm của các chất cháy, nổ, độc hại.
+ Biết tiêu lệnh chữa cháy, kĩ năng thoát khỏi đám cháy.
+ Biết cách sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn; biết giữ vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Biết cách vẽ và chọn nội dung thể hiện phù hợp với thể loại tranh cổ động phòng
phòng ngừa tai nạn thương tích do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
3. Thái độ:
- Thường xuyên cảnh giác, đề phòng tai nạn thương tích do vũ khí, cháy, nổ và các
chất độc hại gây ra ở mọi lúc, mọi nơi.
- Tích cực tham gia tuyên truyền phòng phòng ngừa tai nạn thương tích dovũ khí,
cháy, nổ và các chất độc hại trong lớp học, trường học, khu dân cư và cộng đồng xã hội.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
- Tích cực, chủ động vận dụng kiến thức liên môn đã học để ứng dụng trong thực tế
cuộc sống.
4. Những năng lực được hình thành:
- Sau bài học giúp học sinh phát triển năng lực:
+ Hợp tác trong giải quyết tình huống ( thông qua hoạt động thảo luận nhóm)
+ Năng lực tổ chức hoạt động ( thông qua đóng kịch rèn kĩ năng thoát khỏi đám cháy)
+ Năng lực sang tạo thông qua vẽ tranh cổ động và tự thuyết minh tranh cổ động .
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Soạn giáo án chi tiết.
6
- Tranh, ảnh, bản đồ, biểu đồ…
- Tư liệu tham khảo: thông tin về tai nạn thương tích dovũ khí, cháy, nổ và các chất
độc hại; quy định của pháp luật Việt Nam về phòng ngừa tai nạn thương tích dovũ khí, cháy,
nổ và các chất độc hại…
2. Học sinh:
- Học bài cũ
-Vẽ tranh cổ động theo yêu cầu của giáo viên.
- Đọc trước bài mới
III.TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra sĩ số: Đủ
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Quan sát hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:
Virut HIV lây truyền qua các con đường nào?
Lớp
8A
Điểm của HS được kiểm tra
Minh : 9,0 điểm
3. Giảng bài mới
Giới thiệu bài mới
GV: Ở bài 14, các em đã được biết HIV/AIDS đang là một đại dịch nguy hiểm nhất
7
trên thế giới, trong đó có Việt Nam. HIV/AIDS để lại những hậu quả nặng nề cho xã
hội. Bên cạnh đó những tai nạn thương tích do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại cũng
gây ra những tổn thất to lớn cả về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội. Vậy pháp
luật Việt Nam có những quy định để phòng ngừa tai nạn thương tích do vũ khí, cháy, nổ và
các chất độc hại như thế nào. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, các em sẽ tìm hiểu qua bài học
ngày hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Sử dụng phần đặt vấn đề để
Nội dung
I. Đặt vấn đề
giúp HS hiểu khái quát về thực trạng, hậu quả của
các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại gây
ra.
Mục tiêu:
- HS chỉ ra và phân biệt được các loại vũ khí thông
thường, chất cháy, nổ và các chất độc hại
- Nêu được tính chất nguy hiểm, tác hại của các tai nạn
đó đối với con người và xã hội.
- Tích hợp kiến thức môn Lịch sử: tìm hiểu về lượng
bom, mìn, chất độc hóa học mà quân đội Mĩ đã sử
dụng trong chiến tranh ở Việt Nam mà hậu quả của
nó còn để lại đến tận ngày nay..
- Tích hợp kiến thức môn Địa lí: tìm hiểu về vị trí
địa lí của các tỉnh miền Trung, trong đó có Quảng
Trị, là nơi quân đội Mĩ từng ném bom dữ dội nhằm
cắt đứt con đường tiếp tế của hậu phương miền Bắc
cho tiền tuyến miền Nam.
- Tích hợp kiến thức môn Hóa học: tìm hiểu về sự
cháy, chất cháy và các chất độc hóa học.
- Tích hợp kiến thức Sinh học: tìm hiểu vì sao thực
phẩm có thể gây ngộ độc cho con người, nhận biết
các sinh vật có độc trong tự nhiên.
8
Tiến hành:
GV: cử HS có giọng đọc tốt đọc phần đặt vấn đề.
HS: đọc theo yêu cầu của GV.
GV: Lí do gì mà trong thời bình ở nước ta vẫn có người
bị thương do bom, mìn gây ra?
HS: Chiến tranh kết thúc nhiều năm nhưng bom mìn,
vật liệu chưa nổ vẫn còn ở khắp nơi, nhất là ở những
địa bàn đã diễn ra cuộc chiến ác liệt như tỉnh Quảng
Trị.
GV: Tích hợp môn Lịch sử, Địa lí để hướng dẫn học
sinh tìm hiểu về lịch sử cuộc kháng chiến chống Mĩ
và cho học sinh quan sát trên bản đồ Tự nhiên Việt
Nam vị trí địa lí của tỉnh Quảng Trị- nơi từng hứng
chịu nhiều bom đạn của quân đội Mĩ trong chiến
tranh nhằm cắt đứt con tường tiếp tế của hậu
phương miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam.
GV: Cho học sinh quan sát hình ảnh về một số loại vũ
khí.
9
GV: Kể tên một số loại vũ khí mà em biết?
HS: Súng, đạn, lựu đạn, bom mìn, lưỡi lê…
- Các loại vũ khí thông thường:
các loại súng, đạn, lựu đạn, bom,
mìn, lưỡi lê..
GV: Quan sát hình ảnh kết hợp với hiểu biết của bản
thân em hãy kể tên một số loại chất nổ mà em biết?
HS: thuốc nổ, thuốc pháo, ga…
GV: Cho học sinh quan sát hình ảnh về hậu quả do tai
nạn vũ khí, chất nổ gây ra.
10
- Chất nổ: thuốc nổ, thuốc pháo,
ga...
GV: Em hãy cho biết các loại vũ khí, chất nổ nguy
hiểm như thế nào?
HS: Các loại vũ khí, chất nổ rất nguy hiểm vì chúng có
tính sát thương cao, gây chết người hoặc tàn phế suốt
đời.
GV: Thiệt hại do bom mìn, vật liệu nổ gây ra như thế
nào?
HS: Tại tỉnh Quảng Trị trong vòng 10 năm có 25 người
chết, 449 người bị thương do bom mìn gây ra.
GV: Tích hợp kiến thức môn Hóa học và hướng dẫn
học sinh quan sát hình ảnh để nhận biết về các chất
cháy, bản chất của sự cháy.
11
GV: Hãy kể tên các chất dễ cháy?
- Chất cháy: xăng, dầu hỏa...
HS: xăng, dầu hỏa...
GV: Bản chất của sự cháy được hình thành nhờ có đủ 3
yếu tố - Chất cháy, năng lượng, chất gây cháy. Để dập
tắt được sự cháy cần sử dụng nguyên lý loại bỏ một
trong những yếu tố tạo hình sự cháy.
GV: Cho biết các nguyên nhân gây cháy?
HS: Do các chất dễ cháy như xăng, dầu; do chập điện;
do bất cẩn trong sinh hoạt…
12
Cháy quán Karaoke trên đường Trần Thái Tông- quận
Cầu Giấy- Hà Nội ngày 1-11-2016 làm 13 người chết.
GV: Em hãy nêu một số thiệt hại do cháy gây ra ở nước
ta trong thời gian qua ?
HS: Toàn quốc đã xảy ra 5871 vụ cháy, gây thiệt hại
về tài sản lên tới 902.910 triệu đồng.
GV: Cho học sinh xem hình ảnh về chất độc hại…
- Chất độc: chất phóng xạ, chất
độc da cam, thuốc bảo vệ thực
vật, thủy ngân...
13
GV: Hãy nêu tên các loại chất độc hại?
HS: Chất phóng xạ, chất độc da cam, thủy ngân, các
loại thuốc bảo vệ thực vật…
GV: Tích hợp kiến thức môn Sinh học và yêu cầu
học sinh giải thích vì sao thực phẩm có thể gây ngộ
độc cho con người?
HS: Do thực phẩm bị nhiễm khuẩn trong quá trình chế
biến không đảm bảo vệ sinh, thức ăn bị ôi thiu, lên
men, do sử dụng một số loại sinh vật có sẵn độc tố như
cá nóc, nấm độc…
GV: Những loại thực phẩm đó gây hại gì cho người sử
dụng?
HS: Gây ngộ độc cấp tính với các biểu hiện đau bụng,
đi ngoài, nôn ói…Về lâu dài các loại thực phẩm đó tích
tụ trong cơ thể gây nên các bệnh như ung thư…
GV: Em hãy nêu một số biểu hiện khi bị ngộ độc thực
phẩm?
HS: Các triệu chứng thường gặp khi bị ngộ độc là:
-
Cảm giác buồn nôn và nôn nhiều sau khi ăn
-
Đau bụng nghiêm trọng, có cơn co rút ở bụng.
-
Cơ thể sẽ nóng lên và bị sốt
-
Có thể bị tiêu chảy hoặc đi ngoài phân lỏng
trong 2-3 ngày thậm chí phân có dính máu.
-
Một triệu chứng khác bạn cũng có thể gặp là
chóng mặt quay cuồng đầu óc.
Nếu gặp một trong số các triệu chứng trên bạn hãy đến
ngay bác sĩ.
GV: Thiệt hại về ngộ độc ở nước ta thời gian qua là
như thế nào? Nguyên nhân gây ra ngộ độc?
HS: Cả nước có gần 20.000 người bị ngộ độc thực
14
phẩm, 246 người tử vong. Nguyên nhân ngộ độc thực
phẩm là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn, do nhiễm dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật, do ngộ độc cá nóc và các
lí do khác.
GV: Các em hãy quan sát một số hình ảnh để thấy rằng
chúng ta đang tự đầu độc chính chúng ta.
Phun hóa chất và hô biến thịt lợn thành thịt bò
Ngâm chuối xanh và tiêm hóa chất cho dưa hấu
GV: Tích hợp kiến thức môn Sinh học và yêu cầu
học sinh hãy kể tên những sinh vật có độc trong tự
nhiên mà em biết?
HS: - Cá nóc, thịt cóc, nấm độc, cây lá ngón, cây trúc
đào, khoai tây mọc mầm, rắn lục đuôi đỏ, hạt cây thầu
dầu, xương rồng, cây sơn, cây lá han, củ ấu tàu,…
15
GV: Cho HS quan sát một số hình ảnh về các loại chất
độc, nạn nhân chất độc da cam, các vụ ngộ độc thực
phẩm.
16
II. Nội dung bài học
1. Hậu quả của tai nạn vũ khí,
cháy, nổ và các chất độc hại.
- Ngày nay, con người vẫn luôn
phải đối mặt với những thảm họa
do vũ khí, cháy, nổ và các chất
độc hại gây ra
GV: Từ những phân tích trên em hãy rút ra tính chất
nguy hiểm, tác hại của các tai nạn vũ khí, cháy, nổ và
các chất độc hại gây ra đối với con người và xã hội?
HS:- Ngày nay, con người vẫn luôn phải đối mặt với
những thảm họa do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
gây ra
- Các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã
gây tổn thất to lớn cả về người và tài sản cho cá nhân,
gia đình và xã hội.
GV: Từ những phân tích trên em hãy cho biết nguyên
nhân tại sao những hậu quả của tai nạn vũ khí cháy, nổ
và các chất độc hại ngày càng tăng?
HS: Có hai nguyên nhân chủ yếu:
- Nguyên nhân chủ quan
+ Sử dụng vũ khí tự chế có tính sát thương cao như:
- Các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ
và các chất độc hại đã gây tổn
thất to lớn cả về người và tài sản
cho cá nhân, gia đình và xã hội.
súng hoa cải, dao..
+ Thả đèn trời gây chập điện.
+ Sử dụng điện thoại khi đổ xăng
+ Đốt pháo
+ Ăn uống thiếu vệ sinh: Ăn tiết canh, ăn uống trong
các quán ngoài vỉa hè...
- Nguyên nhân khách quan
2.Các quy định của pháp luật
về phòng ngừa tai nạn do vũ
khí, cháy, nổ và các chất độc
17
Do các nhà kinh doanh chạy theo lợi nhuận nên sử hại.
dụng nhiều thuốc bảo quản, hóa chất kích thích tăng
trưởng.
GV: tổng kết và ghi bảng.
GV: Chuyển ý
Hoạt động 2: Thảo luận để tìm hiểu các quy định
của pháp luật về phòng ngừa tai nạn do vũ khí,
cháy, nổ và các chất độc hại.
Mục tiêu:
- Hiểu những quy định thông thường của pháp luật về
phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc
hại.
Tiến hành:
GV: Chia lớp thành các nhóm nhỏ để thảo luận.
GV: Nhà nước ta đã ban hành những luật nào để phòng
ngừa tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
HS: Luật Phòng cháy chữa cháy,Luật an toàn vệ sinh
thực phẩm, Luật Hình sự và một số văn bản quy phạm
- Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn
pháp luật khác.
bán, sử dụng trái phép các loại vũ
GV: Cho HS quan sát một số hình ảnh về các luật đó:
khí, các chất nổ, chất cháy, chất
phóng xạ và chất độc hại.
- Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá
nhân được nhà nước giao nhiệm
vụ và cho phép mới được giữ,
chuyên chở và sử dụng vũ khí,
chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ
và chất độc hại.
GV: Nội dung chính của những văn bản luật đó là gì?
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có
- Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trách nhiệm bảo quản chuyên chở
trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất
HS:
18
phóng xạ và chất độc hại.
cháy, chất phóng xạ và chất độc
- Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được nhà nước hại phải được huấn luyện về
giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở chuyên môn, có đủ phương tiện
và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và cần thiết và luôn tuân thủ quy
chất độc hại.
định về an toàn.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản
chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất 3. Cách phòng ngừa tai nạn vũ
phóng xạ và chất độc hại phải được huấn luyện về khí, cháy nổ và các chất độc
chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân hại.
thủ quy định về an toàn.
GV: chốt, ghi bảng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các cách để phòng ngừa tai
nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.
Mục tiêu:
- Hiểu mức độ nguy hiểm của vũ khí, cháy nổ, các chất
độc hại và cách để phòng ngừa tai nạn thương tích do
vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại gây ra
- Tích hợp nội dung phòng cháy chữa cháy: Kĩ năng
thoát khỏi đám cháy; tiêu lệnh chữa cháy.
- Tích hợp kiến thức môn Sinh học: Kĩ năng sơ cứu
khi bị ngộ độc thức ăn.
- Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
Tiến hành:
GV: Nêu cách phòng tránh tai nạn thương tích do vũ
khí, vật liệu nổ gây ra?
HS: - Tránh tò mò tiếp xúc với vũ khí, vật liệu nổ, chất
độc hại.
19
- Không chơi đùa, nghịch, cưa bom, mìn, đạn pháo
để lấy thuốc.
- Không đốt lửa gần khu vực để xăng, ga và các chất dễ
cháy.
- Khi phát hiện thấy vũ khí hoặc các vật liệu nổ phải
báo cho các cơ quan chức năng.
GV: Em sẽ làm gì khi thấy bạn bè hoặc các em nhỏ
chơi, nghịch các vật lạ nghi là bom, mìn?
HS: Suy nghĩ và trả lời các phương án của riêng mình.
GV: Khi phát hiện cháy em sẽ làm gì?
HS: - Báo động cho mọi người biết
- Tham gia chữa cháy theo khả năng sức lực của
mình.
GV: Tích hợp nội dung phòng cháy, chữa cháy
Hướng dẫn học sinh các bước của tiêu lệnh chữa cháy
và kĩ năng để thoát khỏi đám cháy:
- Khi ngửi thấy mùi khét, khói hoặc trông thấy lửa cháy
thì gọi cho cứu hỏa ngay.
20
- Bỏ lại toàn bộ đồ đạc để thoát ra cho dễ, giữ an toàn
tính mạng là quan trọng nhất.
- Trong trường hợp có quá đông người, giữ bình tĩnh
và đi theo trật tự là điều thiết yếu để có thể thoát ra
ngoài
GV: Tích hợp kiến thức môn Sinh học và yêu cầu
học sinh nêu cách phòng chống ngộ độc thực phẩm?
HS: Dựa vào việc quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi.
- Tự giác tìm hiểu và thực hiện
nghiêm chỉnh các quy định về
GV: Là công dân, học sinh em phải làm gì để phòng phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy,
ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
nổ và độc hại.
HS: - Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các
quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và độc
hại.
- Tuyên truyền vận động gia đình,
ban bè và mọi người xung quanh
- Tuyên truyền vận động gia đình, ban bè và mọi người thực hiện tốt các quy định trên.
xung quanh thực hiện tốt các quy định trên.
- Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người
21
khác vi phạm các quy định trên.
- Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường:
Tham gia thu gom rác thải, bao bì thuốc bảo vệ thực
vật, làm cỏ dọn vệ sinh để bảo vệ môi trường.
- Tố cáo những hành vi vi phạn
hoặc xúi giục người khác vi phạm
các quy định trên.
III. Bài tập:
Bài tập số 4/43
a. Khi thấy bạn bè hoặc các em
GV: chốt và ghi bảng.
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài tập số 4/43
a.
nhỏ chơi, nghịch các vật lạ, các
chất nguy hiểm: giải thích để mọi
người tránh xa, không chơi,
nghịch các vật lạ, các chất nguy
hiểm và báo cho người lớn.
b. Khi thấy có người định cưa
đục, tháo chốt bom mìn, đạn pháo
để lấy thuốc nổ: Tuyệt đối không
đứng xem mà giải thích để họ
thấy được sự nguy hiểm của việc
làm đó và báo cho cơ quan chức
năng.
22
b.
GV: Cho học sinh sắm vai giải quyết tình huống.
c. Có người định hút thuốc lá, nấu ăn hoặc đốt lửa sưởi
gần nơi có xăng dầu
GV: Cho học sinh sắm vai giải quyết tình huống.
d. Có người tàng trữ, vận chuyển, buôn bán vũ khí và
các chất độc hại?
23
- Tố cáo với cơ quan chức năng nếu hành vi đó là vi
phạm pháp luật.
4.Củng cố:
Câu hỏi 1: Sử dụng kiến thức liên môn Mĩ thuật
Hãy cho biết ý nghĩa của các biểu tượng cảnh báo sau đây:
Trả lời: Cấm hút thuốc
Nguy hiểm chết người
Chất dễ cháy
Câu hỏi 2: Sử dụng kiến thức liên môn Sinh học
Mục tiêu:
- Nêu sơ lược cách sơ cứu nếu bị ngộ độc.
Tiến hành:
Tình huống: Nếu bị ngộ độc thực phẩm do thức ăn chúng ta phải làm gì?
- Nếu bị ngộ độc thức ăn, phải ngừng ngay không ăn món đó nữa. Khẩn trương gây
nôn cho bệnh nhân, nôn càng nhiều càng tốt để tống hết thức ăn ra ngoài.
- Sau khi sơ cứu, phải khẩn trương đưa người bị ngộ độc đến bệnh viện sớm nhất để
được xử lý tiếp. Cần mang theo thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc, chất nôn hoặc phân để giúp
bác sĩ chẩn đoán và điều trị nhanh
Câu hỏi 3: Sử dụng kiến thức liên môn Mĩ thuật
Vẽ tranh cổ động có nội dung tuyên truyền phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các
chất độc hại
5. Dặn dò:
- Học bài cũ, chú ý cách nhận biết các loại vũ khí thông thường, các chất dễ cháy, chất
độc hại.
- Làm bài tập 1, 2, 3/43, 44.
24
Vẽ sơ đồ hệ thống kiến thức cơ bản của bài học:
- Chuẩn bị bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người
khác với những nội dung sau:
1. Thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân ? Quyền sở hữu tài sản bao gồm
những quyền nào?
2. Quy định của nhà nước về quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của
người khác ?
3. Trách nhiệm và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác của công dân và học sinh
ra sao?
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
- Đặt ra câu hỏi kích thích tư duy, óc sáng tạo:
Ví dụ: Em hãy dự đoán xem điều gì có thể xảy ra nếu chở thuốc pháo, thuốc nổ trên ô tô?
Khi thấy bạn bè, các em nhỏ chơi nghịch các vật lạ, chất nguy hiểm em sẽ làm gì?
Em sẽ làm gì khi thấy có người định cưa, đục, tháo chốt bom, mìn, đạn pháo để lấy
thuốc nổ?
- Đặt ra tình huống có vấn đề, xử lí tình huống.
Ví dụ: Khi phát hiện có đám cháy hoặc khi mắc kẹt trong đám cháy em sẽ làm gì?
25