Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy, tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử lớp 10 ( tiết tự chọn văn hóa cổ đại )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.57 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
1.MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài……………………………………………....................1
1.2. Mục đích nghiên cứu:…………………………………...........................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu:……………………………………………..........2
1.4. Phương pháp nghiên cứu:…………………………………….................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:.............................................3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...........3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong day học:……...................4-6
2.3.2. Phương pháp tích hợp mơn CNTT, Địa Lí :………………………..6-8
2.3.3. Phương pháp tích hợp mơn Ngữ văn :…………............................. 8-9
2.3.4. Phương pháp tích hợp các mơn khoa học khác (Tốn, Lí) và những
hiểu biết về nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc:............................................ 9-18
Giáo án cụ thể
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường..........................................................18
3. Kết luận, kiến nghị.................................................................................... 19
3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Mục tiêu chung của giáo dục THPT đã được xác định rất rõ trong Luật
giáo dục sửa đổi 2010 “ Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh


củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hồn thiện
học vấn phổ thơng, có những hiểu biết thơng thường về kỹ thuật và
hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá
nhân, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề học đi
vào cuộc sống lao động”. Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thơng
nhằm giúp cho học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về Lịch sử
dân tộc và Lịch sử thế giới; góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan
khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách
mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn
trong đời sống xã hội.
Trong thực tiễn lập kế hoạch và tiến hành dạy học, người thầy giáo thường
xuyên đối diện với câu hỏi: làm thế nào để lựa chọn phương pháp dạy học
(PPDH) phù hợp và có hiệu quả ? Các nhà lí luận dạy học, các thầy cô giáo bộ
môn thường đưa ra lời khuyên: Mỗi PPDH có một giá trị riêng, khơng có PPDH
nào là vạn năng, giữ vị trí độc tơn trong dạy học, cần phối hợp sử dụng các
PPDH
Môn lịch sử là 1 trong những mơn học có khối lượng kiến thức phải nhớ
nhiều có thể nói là mơn học khó đối với HS vì các em phải học thuộc nhiều, nhớ
nhiều nhất là khi thi trắc nghiệm càng đòi hỏi các em phải biết nhiều, hiểu nhiều,
nhớ nhiều hơn (không phải học thuộc như trước), điều đó địi hỏi người GV phải
khơng ngừng tìm tịi, sáng tạo các phương pháp dạy học đơn giản mà học sinh
có thể hiểu bài, nắm bài ngay tại lớp nhất là khi khối lượng kiến thức các em
phải nhớ càng ngày càng nhiều trong khi thời lượng học trên lớp chỉ có 1
tiết/tuần. Chính vì thế là một GV giảng dạy lịch sử ở trường THPT, tôi ln trăn
trở trong mỗi tiết dạy của mình để có thể truyền đạt cho học sinh tình u đối
với mơn học thế nhưng không phải bài học nào, tiết học nào cũng mang lại hiệu
quả theo ý muốn, đặc biệt là đối với những phần dạy, bài dạy nhiều dung lượng
kiến thức cần có sự kết hợp đa phương pháp giảng dạy
Trong phần lịch sử lớp 10, học sinh được tiếp cận với phần lịch sử thế giới
thời nguyên thủy cổ đại và trung đại. Đây là 1 thời kỳ có ý nghĩa lớn lao trong

lịch sử nhân loại, phần này có một khối lượng kiến thức rất phong phú, đa
dạng . Với sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy, sự chuyển
biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp và nhà nước; sự ra đời của
các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây với những điều kiện tự nhiên,
kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa khác nhau...
Nhận thấy được tầm quan trọng của giai đoạn lịch sử này đối với chương
trình học, trong mỗi bài dạy, tơi thường tìm tịi và áp dụng những phương pháp
giảng dạy mới, sinh động, có tính thuyết phục để lơi cuốn học sinh.Trong đó
2


phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy, tích hợp mơn cơng nghệ thơng tin, Địa Lí,
Ngữ văn, Tốn, Lý vào giảng dạy phần này là một trong số các phương pháp
đem lại hiệu quả cao đồng thời giúp các em nâng cao kĩ năng tự học và thực
hành bài tập.
Từ thực tế giảng dạy, từ yêu cầu đổi mới giáo dục về nội dung và phương
pháp, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy, tích
hợp kiến thức liên mơn trong giảng dạy lịch sử lớp 10 ( Tiết tự chọn: Văn
hóa cổ đại ) làm sáng kiến kinh nghiệm. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các
đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Chúng ta đều biết rằng: Lịch sử loài người là một q trình phát triển khơng
ngừng từ thấp đến cao, từ chế độ nguyên thủy dã man mông muội đến xã hội
chủ nghĩa văn minh tiến bộ. Hơn nữa, nhận thức của học sinh THPT khơn dừng
lại ở cảm tính mà ở cấp độ nhận thức, lý tính. Nhận thức là cơ sở để hình thành
tư tưởng, tình cảm đúng đắn tốt đẹp. Trong quá trình phát triển của xã hội loài
người, thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại là 3 giai đoạn phát triển liền kề xa
xưa nhất đối với các em. Bởi vậy để khôi phục lại hình ảnh lịch sử quá khứ và
để học sinh nhận thức đúng đắn, sâu sắc về lịch sử, tránh “hiện đại hóa” lịch sử
là một điều khơng hề dễ dàng. Để đạt được yêu cầu này, giáo viên phải tìm mọi

biện pháp, giúp học sinh khắc sâu, hiểu rõ và thấy được khả năng quy luật, vận
động phát triển của lịch sử qua mỗi giai đoạn.
Tuy nhiên thời lượng các em được học chính khóa chỉ có 1 tiết/tuần, chính vì
thế có những phần dung lượng kiến thức lớn giáo viên không thể cung cấp hết
cho học sinh buộc giáo viên phải sử dụng tiết tự chọn theo quy định để củng cố
kiến thức, mở rộng, liên hệ...giúp học sinh hiểu rõ, hiểu sâu và nhớ lâu vấn đề đã
học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Chủ đề tự chọn: Văn hóa cổ đại, chủ đề này sẽ được học trong 2 tiết (dạy vào
tiết tự chọn) sau khi đã học xong bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây-Hi Lạp
và Rô-ma.
- Đối tượng nghiên cứu: học sinh Lớp10A5,10A7 trường THPT Trần Ân Chiêm
( trong đó lớp 10A7 tơi dạy thực nghiệm, lớp 10A5 tôi dạy đối chứng không áp
dụng phương pháp của đề tài)
- Thời gian thực hiện: cuối học kì II, năm học 2015-2016.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này tôi đã sử dụng phối kết hợp các nhóm phương pháp dạy học
như sau:
- Phương pháp sơ đồ tư duy.
- Phương pháp tích hợp: tích hợp mơn Địa lí, mơn cơng nghệ thơng tin,
mơn Văn học, Nghệ thuật, Toán, Lý...vào trong bài học.
- Phương pháp trực quan: quan sát tranh, gợi nhớ, liên tưởng
- Phương pháp thông tin - tái hiện lịch sử:
- Phương pháp nhận thức lịch sử:
3


- Phương pháp tìm tịi nghiên cứu:
- Sử dụng kĩ thuật dạy học: các mảnh ghép
- GV kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích

hợp...
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM.
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề.
Trong việc khơi phục lại bức tranh quá khứ một cách sinh động thì phương tiện
trực quan là một yếu tố hết sức cần thiết. Do đó, bên cạnh ứng dụng cơng nghệ
thơng tin vào giảng dạy thì việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy và học là
phương pháp tối ưu nhằm phát huy tính tích cực và khả năng tư duy của học
sinh, sơ đồ tư duy - phương pháp dạy học bằng cách sử dụng đồng thời hình
ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết, với sự tư duy tích cực khơng chỉ tạo hứng thú
trong học tập của học sinh mà còn góp phần đổi mới và làm phong phú các
phương pháp giáo dục tích cực. Dạy học bằng sơ đồ tư duy giúp học sinh thuộc
bài ngay tại lớp, nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu và nhớ chính xác những nội dung
bài học làm cho các em không thấy nhàm chán vì bài học dài dịng mà ln sơi
nổi, hào hứng từ đầu đến cuối tiết học đồng thời sẽ nâng cao hiệu quả trong việc
củng cố kiến thức, rèn các kỹ năng và phát triển tư duy lơgíc cho HS
Ngồi sử dụng sơ đồ tư duy, trong mỗi bài lịch sử giáo viên cịn có thể
vận dụng phương pháp dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan
trọng trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng ở trường phổ thơng.
Dạy học liên mơn thực chất là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các
lĩnh vực, các mơn học có liên quan để nhằm làm tăng thêm hiệu quả dạy học
lịch sử. Dạy học liên môn là cho người học sử nhận thức được sự phát triển xã
hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh
vực của đời sống xã hội, hiểu được tính tồn diện của lịch sử, khắc phục được
tính tản mạn trong kiến thức.
2.2. Thực trạng vấn đề .
Đối với giáo viên: Trên thực tế, qua khảo sát tình hình giảng dạy của giáo
viên trường tôi công tác cũng như một số trường THPT, việc sử dụng sơ đồ tư
duy, và tích hợp kiến thức một số mơn học khác có liên quan vào trong bài giảng
chưa thực sự có hiệu quả. Rất nhiều giáo viên ít khi sử dụng sơ đồ tư duy và
tích hợp liên mơn vào giảng dạy, nếu có sử dụng chỉ mang tính hình thức, nêu

qua loa đại khái làm cho bài giảng thiếu hứng thú, chất lượng bài học vì thế
khơng cao. Cũng có một số giáo viên dạy giỏi, có phương pháp giảng dạy trong
đó biết cách sử dụng sơ đồ tư duy, phương pháp vận dụng- tích hợp kiến thức
liên mơn vào giảng dạy làm cho giờ học sinh động, lôi cuốn được học sinh, HS
thích và ham học lịch sử và thơng qua các biện pháp thực hiện đã nâng cao kỹ
năng làm bài tập lịch sử cho học sinh.
Đối với học sinh: Kĩ năng sử dụng sơ đồ tư duy trong học lịch sử chưa có,
khơng biết vận dụng so sánh sự kiện, hiện tượng lịch sử và kĩ năng sử dụng kiến
thức liên mơn trong bài học cịn rất yếu. Điều đó dẫn tới việc kĩ năng tự học và
thực hành bài tập lịch sử rất kém. Kết quả học lịch sử của học sinh không cao
4


Từ thực trạng trên, đòi hỏi mỗi giáo viên phải cần có một phương pháp tối ưu
để nâng cao hiệu quả giảng dạy lịch sử trong từng tiết học, để khơi dậy niềm
ham mê lịch sử cho học sinh, giúp học sinh hiểu được bức tranh quá khứ thật
chân thực và sinh động.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Vì đây là tiết tự chọn GV có thể chọn một hay nhiều vấn đề quan trọng của
một hay nhiều bài học có mối quan hệ với nhau để củng cố, khắc sâu cho HS,
giúp các em có thêm thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu về những vấn đề quan
trọng mà trong giờ học chính khóa(45 phút) các em chưa tìm hiểu hết. Ở tiết tự
chọn này GV cho HS tìm hiểu về Văn hóa cổ đại (bao gồm văn hóa cổ đại
phương đơng và văn hóa cổ đại phương Tây) thơng qua các phương pháp: sơ đồ
tư duy, tích hợp, liên mơn để HS có được cái nhìn chung nhất về 2 nền văn hóa
lớn của thế giới thời cổ đại.
2.3.1. Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy.
Đây là một phương pháp tương đối khó với HS vì thế GV cần phải có sự
hướng dẫn đối với học sinh thông qua các bước:
Bước 1: Cho học sinh đọc hiểu sơ đồ tư duy cho trước.

Bước 2: Học cách thiết kế sơ đồ tư duy bằng cách cho học sinh hoàn thiện các
sơ đồ tư duy do GV vẽ sẵn nhưng còn thiếu nhánh, thiếu nội dung…
Bước 3: Thực hành vẽ sơ đồ tư duy trên giấy, bìa, bảng.
GV hướn dẫn HS lưu ý khi vẽ sơ đồ tư duy:
1. Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh (hoặc từ khóa) của chủ đề. Tại sao
nên dùng hình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp cho
trí tưởng tượng được phát huy một cách tốt nhất. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ
khiến tư duy tập trung cao vào chủ đề chính và tạo nên sự hưng phấn hơn.
2. Ln sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não
như hình ảnh.
3. Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh
cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai,.... bằng
các đường kẻ.
4. Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường nối.
5. Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,...)
6. Nên dùng các đường nối cong thay vì các đường thẳng vì các đường
cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều.
7. Bố trí thơng tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
Cụ thể:
Mục 1. Văn hóa cổ đại phương Đơng.
GV đặt câu hỏi cho HS: Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những
thành tựu văn hóa gì?

5


Sau khi HS biết thế nào là sơ đồ tư duy và cách tạo lập sơ đồ “ thô”, GV yêu
cầu cả lớp học theo hình thức ghi vở bằng sơ đồ, các em chuẩn bị tâm thế, vật
dụng - tạo lập sơ đồ tư duy của cá nhân trong vở. Hướng dẫn HS tìm ý trung tâm
bằng cách chắt lọc ý từ đề mục 1. Có thể có những từ khóa như thế nào? => “

thành tựu văn hóa p.Đơng cổ đại”, hoặc “ Văn hóa cổ đại phương Đơng ”…
Tiếp tục tìm ý lớn cấp 1 bằng cách tìm trong các đoạn tư liệu nội dung sgk
mục 5 (trang 16) .
Ở đây có 4 đoạn, mỗi đoạn nói về một lĩnh vực văn hóa => có 4 ý lớn cấp
1, đó là 4 lĩnh vực nào? => Thiên văn; Chữ viết; Toán học; Kiến trúc.

-Trong lĩnh vực thiên văn, họ đã biết được điều gì? => Sự chuyển động của Mặt
Trời, Mặt Trăng và các hành tinh…….=> ý cấp 2.
-Tại sao họ cần quan tâm tới điều đó? => ý cấp 3. Vì họ cần biết để thuận lợi
cho việc cày cấy đúng thời vụ và năng suất mùa vụ cao hơn.
-Từ những hiểu biết đó, người p.Đơng đã sáng tạo ra điều gì? => ý cấp 2, nhánh
2 và 3: Sáng tạo ra lịch; Biết làm đồng hồ.
Cứ như thế, hoàn thiện nội dung của 3 nhánh ý cấp 1 cịn lại là : Chữ viết,
Tốn học, và Kiến trúc.
-Sau khi HS các nhóm lên trình bày và hoàn thiện sơ đồ tư duy, GV đưa ra sơ đồ
tư duy hoàn chỉnh.

6


Mục 2. Văn hóa cổ đại phương Tây
GV đưa ra câu hỏi: Người Hi Lạp và Rơ Ma đã có những đóng góp gì về văn
hóa?
Cả lớp chia thành 4 nhóm, hồn thiện sơ đồ tư duy cịn dở dang của GV thành
4 sơ đồ tư duy của riêng 4 nhóm hoặc chia lớp thành 4 nhóm hồn thiện 4
nhánh lớn cấp 1 của 1sơ đồ tư duy như sau:

7



Thơng qua việc hồn thiện sơ đồ tư duy của GV đưa cho HS sẽ củng cố
vững chắc được kiến thức đã học, khơng bị nhầm giữa văn hóa cổ đại phương
Đơng với văn hóa cổ đại phương Tây, qua đó HS càng hiểu rõ hơn những đóng
góp to lớn của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây vào nền văn
hóa của nhân loại.
2.3.2. Phương pháp tích hợp mơn CNTT, Địa lý vào giảng dạy:
Khi tìm hiểu về văn hóa cổ đại, học sinh cần phải vận dụng kiến thức môn
CNTT để cung cấp thêm tư liệu và mơn địa lý để xác định vị trí của các quốc gia
đồng thời qua việc tìm hiểu điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương
Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây, các em sẽ hiểu được ảnh hưởng của
địa lý đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị cũng như văn hóa của các quốc gia
này.
Ví dụ:Mục I. Khi tìm hiểu về văn hóa của các quốc gia cổ đại phương
Đơng. học sinh sẽ biết được vai trị của các con sơng đối với sự phát triển của
khu vực này.

Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông
Do nằm ven các con sông lớn: Trung Quốc có sơng Hồng Hà và Trường
Giang, Ai Cập có sơng Nin, Ấn Độ có sơng Ấn và sông Hằng…Các con sông đã
cung cấp phù sa, mặt khác đem lại nguồn nước tưới tiêu cho đồng ruộng. Chính
vì vậy, đất đai ở đây tơi xốp màu mỡ, tạo điều kiện cho nơng nghiệp phát triển.
Điều này lí giải tại sao nhà nước ra đời sớm ở các quốc gia phương Đông cổ đại,
mặt khác tại sao ở đây lại có nền văn minh ra đời sớm nhất trên thế giới ( Lịch,
Thiên văn học ra đời sớm xuất phát từ nhu cầu sản xuất nơng nghiệp, chữ viết,
Tốn, Kiến trúc….)

8


Chữ tượng hình Ai Cậo cổ

Giấy Papyrut
Thơng qua mơn CNTT, giáo viên cung cấp thêm kiến thức cho HS: Cư dân
Babilon ở Lưỡng Hà cũng là những người đầu tiên trên thế giới tạo ra bản đồthế
giới. Vào thế kỉ VI T.C.N, bản đồ được làm ra trước khi Chúa Jesus ra đời 600
năm. Bản đồ được điêu khắc trên một phiến đá lớn, miêu tả Babylon được bao
quanh bởi các thành phố như Assyria, Urartu… Ngoài cùng là một dịng sơng
lớn có tên là Bitter, với các hịn đảo tạo thành một ngôi sao bảy cánh. Tuy bản
đồ Babylon được đánh giá chỉ mang tính tượng trưng, chứ khơng thật sự chính
xác nhưng đây cũng là một thành tựu của cư dân phương Đông thời cổ đại.

Ở Mục II: Tìm hiểu về văn hóa cổ đại phương Tây, học sinh cần xác định
được vị trí của Hi Lạp và Rơ Ma cổ đại, qua đó hiểu được vị trí địa lí có ảnh
hưởng ra sao đến sự phát triển của lịch sử phương Tây cổ đại nói chung và văn
9


hóa phương Tây cổ đại nói riêng: Phải biết được các quốc gia cổ đại phương Tây
Hi Lạp - Rô Ma nằm tiếp giáp biển Địa Trung Hải, đây là điều kiện tự nhiên hết
sức thuận lợi. Nó đã quy định nền tảng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương
Tây là thủ công nghiệp và thương nghiệp, đồng thời cũng mở ra một chân trời
mới cho nền văn hóa phương Tây cổ đại. Bởi khi gần biển, cư dân ở đây đã giao
lưu học hỏi và tiếp thu được thành tựu văn hóa cổ đại phương Đơng,trên cơ sở
đó phát triển thành thành tựu riêng của mình

Lược đồ quốc gia cổ đại Hy Lạp và Rô Ma
2.3.3. Phương pháp tích hợp mơn Văn học :
Khi dạy mục I: Văn hóa cổ đại phương Đơng phần kiến trúc, GV tích hợp với
kiến thức trong “Almanach những nền văn minh thế giới” để giới thiệu cho HS
kiến trúc của Kim tự tháp. Giáo viên có thể miêu tả cơng trình kiến trúc này để
học sinh thấy được sự đồ sộ của nó: Kim tự tháp là những ngơi mộ của các vua

Ai Cập, xây dựng vùng Tây Nam Cai rô ngày nay. Trong số các kim tự tháp ở Ai
Cập, cao lớn nhất, tiêu biểu nhất là Kim tự tháp của Kê ốp

Kim tự tháp Ai Cập
10


Kim tự tháp Kê ốp xây thành hình chóp, đáy là hình vng mỗi cạnh 230 mét,
bốn mặt là những hình tam giác ngoảnh về bốn hướng đơng, tây, nam, bắc.
Toàn bộ kim tự tháp được xây bằng những tảng đá vơi mài nhẵn, mỗi tảng nặng
2,5 tấn, có tảng nặng 30 tấn. Để xây kim tự tháp này, người ta đã dùng đến
2.300.000 tảng đá với một khối lượng là 2408000 m3. Phương pháp xây kim tự
tháp là ghép các tảng đá được mài nhẵn với nhau chứ không dùng vữa, thế mà
các mạch ghép kín đến mức một lá kim loại mỏng cũng không thể lách qua
được”.
Hơn 2000 năm sau, nhà sử học Hi Lạp Hê rô đốt đến Ai Cập còn được nghe
cư dân ở đây kể lại q trình xây dựng kim tự tháp. Hê rơ đốt cho biết, sau khi
quyết định xây dựng kim tự tháp Kê ốp đã huy động toàn thể nhân dân lao động
trong nước đến công trường làm việc. Họ được tổ chức thành từng đội gần
100.000 người, cứ 3 tháng thì thay phiên một lần. Kim tự tháp được xây dựng ở
tả ngạn sông Nin, nhưng nơi khai thác đá lại ở hữu ngạn. Vì vậy, người ta phải
dùng thuyền chở đá từ nơi khai thác đến xây kim tự tháp. Từ bến đá đến khu
lăng mộ, người ta phải xây một con đường bằng những tảng đá mài nhẵn, dài
hơn 900 m, rộng 18 m và chỗ cao nhất là 15 m. Chỉ riêng việc xây con đường
này đã mất 10 năm. Không kể thời gian làm đường và hầm mộ dưới đất, việc
xây kim tự tháp đã kéo dài 20 năm mới hoàn thành. Việc xây dựng kim tự tháp
đã "đem lại cho nhân dân Ai Cập không biết bao nhiêu tai họa". Nhưng nhân
dân Ai Cập cổ đại, bằng bàn tay và khối óc của mình đã để lại cho nền văn minh
nhân loại những cơng trình kiến trúc vô giá. Trải qua gần 5000 năm, các kim tự
tháp hùng vĩ vẫn đứng sừng sững ở vùng sa mạc Ai Cập bất chấp thời gian và

mưa nắng. Vì vậy, người A rập đã có câu: "Tất cả đều sợ thời gian, nhưng thời
gian sợ kim tự tháp".
Hay khi dạy về Vạn lí trường Thành một trong những cơng trình lớn của Trung
Quốc thời cổ đại, GV có thể giới thiệu qua câu thơ:
“Vạn lý trường thành giăng ải bắc,
Trùng trùng điệp điệp đá liền mây.
Hai lăm thế kỷ xây trên núi,
Hai góc chân trời đơng nối tây”.
Hoặc GV có thể kể cho HS nghe câu truyện truyền thuyết về “Tiếng khóc nàng
Mạnh Khương ở Vạn lí trường thành”đã làm xúc động lòng người từ bao đời
nay: “Nàng Mạnh Khương đợi chồng đi xây Vạn lí trường thành đã 10 năm và
không đợi được nữa, nàng đã lên đường đi tìm chồng. Nàng đã đi dọc bức
trường thành dài vạn dặm, nhưng khơng tìm thấy chồng. Nàng khóc lóc thảm
thiết, bức trường thành xúc động trước tình u của nàng Mạnh Khương, đã nứt
ra một mảng, trả lại bộ xương của chồng nàng bị chơn vùi trong đó. Sau khi làm
lễ an táng cho chồng, nàng Mạnh Khương đã gieo mình xuống dịng sơng tự
vẫn”.

11


Vạn lí trường thành

Khi dạy Mục II: Văn hóa cổ đai Phương Tây tìm hiểu về nền văn học
phương Tây, giáo viên tích hợp với mơn Ngữ Văn lớp 10 để tìm hiểu cụ thể tác
phẩm Iliat và Ơ đi xê của nhà thơ mù Hômerơ.
“Từ truyền thuyết về cuộc chiến tranh ở thành Tơroa ( cuộc chiến tranh ở
thành Tơroa là 1 sự kiện lịch sử có thật đã diễn ra vào thế kỉ XII TCN), nhà thơ
mù Homerơ đã sáng tác ra 2 bộ sử thi Iliat và Ôđixê bất hủ. Iliát là bản trường
ca về cuộc chiến tranh ở thành Iliôn, một tên gọi khác của thành Tơroa, gồm 24

ca khúc (15.693 câu thơ). Bản trường ca thuật lại 50 ngày trong năm cuối cùng
của cuộc chiến tranh ở Tơroa.
Ô đi xê là bản trường ca về hành trình trở về quê hương Hi Lạp của nhân vật
Ulixơ (hay Ôlixê) và đồng đội, sau khi thắng trận trong cuộc chiến tranh ở
Tơroa. Hành trình đó đã trải qua biết bao gian nan nguy hiểm và Ulixơ là
người đã vượt qua được những khó khăn đó. Theo quan niệm của người Hilạp
cổ đại, những khó khăn, gian nan, nguy hiểm mà Ulixơ vượt qua cũng là những
chiến công lớn, vì thế hành trình của Ulixơ cũng được xếp vào loại sử thi hay
anh hùng ca. Bản trường ca này gồm 24 ca khúc (12.110 câu thơ).
Hai tập sử thi Iliát và Ôđixê, tuy thuật lại cuộc chiến tranh ở thành Tơroa vào
thế kỉ XII TCN, nhưng chất liệu mà tác giả dùng để xây dựng tác phẩm như tình
trạng kinh tế, quan hệ xã hội, phong tục tập quán, cho đến cảnh sinh hoạt hằng
ngày và cá tính của nhân vật đều thuộc vào giai đoạn mà tác giả đang sinh sống
(khoảng thế kỉ XI-IX T.C.N). Vì thế, các nhà sử học ngày nay đã coi hai bộ sử
thi Iliát và Ôđixê là một bức tranh(hay một nguồn sử liệu) phản ánh một giai
đoạn lịch sử của Hi Lạp cổ đại trước khi các xã hội có giai cấp và Nhà nước ra
đời- đó là “ thời đại Hơmerơ”.
Hoặc về lĩnh vực kịch, các em có thể tìm hiểu thêm kiến thức về Ê sin,
Xôphốclơ (Ngữ văn lớp 10): Êsin, ông được mệnh danh là cha đẻ của bi kịch,
sinh ra trong 1 gia đình quý tộc. Êsin có một vốn sống rộng lớn, quý báu, có tác
dụng lớn trong sự nghiệp của ơng. Hình ảnh những cuộc đấu tranh kiên cường,
bất khuất, những chiến thắng oanh liệt chống giặc ngoại xâm, ước vọng cơng
bằng và bình đẳng hiện lên trong kịch của Êsin rất rõ nét. Ngoài ra, trong kịch

12


của Êsin còn rất giàu yếu tố thần thoại, tất cả đã tạo nên một Êsin được quần
chúng hâm mộ và kính phục. Vở kịch tiêu biểu nhất của ơng là “ơrexti”.
Xơphốclơ cũng rất thành cơng trong việc đóng góp vào kho tàng văn học

Hi Lạp những vở kịch đặc sắc. Ơng được mệnh danh là : Hơme của nghệ thuật
kịch vì tác phẩm của ơng đã phản ánh thời đại hoàng kim của Hi Lạp. Cũng như
Etsin, các vở kịch của ông cũng thường xoay quanh quan niệm về số phận,
nhưng ông thường kết hợp số phận với việc ca ngợi tài năng của con người.
Trong số các vở kịch cịn lại của xơ phốc lơ, nổi tiếng nhất là vở “Ơ đíp làm
vua”.
Thơng qua việc tích hợp như vậy HS vừa nắm được kiến thức sử học, vừa
được củng cố kiến thức văn học của mình.
2.3.4. Phương pháp tích hợp với các mơn khoa học khác( Tốn, Lý) và vận
dụng những hiểu biết về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc.
Khi day mục II: Văn hóa cổ đại phương Tây, GV cịn có thể cho HS tích
hợp với kiến thức của các mơn khoa học khác như Tốn, Lí… Ở đây các em cần
kết hợp yếu tố lịch sử và yếu tố khoa học tự nhiên: Yếu tố sử học thơng qua việc
tìm hiểu tiểu sử, cuộc đời của các nhà bác học. Song như vậy chưa đủ, các em sẽ
sử dụng kiến thức Tốn học, Vật lí học để làm cụ thể hơn những thành tựu của
họ, qua đó để thấy được đóng góp của các nhà khoa học đối với nhân loại.
Ví dụ, khi tìm hiểu về nền khoa học của các quốc gia cổ đại phương Tây, để
chứng minh cho việc những hiểu biết khoa học đến đây mới thực sự trở thành
khoa học, giáo viên có thể lấy dẫn chứng cụ thể bằng những hiểu biết của mình
về lĩnh vực này,
Về tốn học GV tích hợp với kiến thức Tốn lớp 10 và Hình học 11, Chương II.
Ta lét: Là nhà toán học, đồng thời cũng được coi là một trong bảy nhà
hiền triết thời bấy giờ. Quê hương ông là thành phố Milê, vùng Iôni thuộc miền
trung bờ biển tiểu Á. Sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng Talét chẳng mấy
mặn mà với việc kinh doanh. Ông chỉ say mê sách vở. thấy con như vậy nên
cha ông đã buộc ông theo một đồn thương nhân sang Ai Cập học nghề bn
bán. Chẳng ngờ rằng Talét sang Ai Cập chỉ thường xuyên bàn bạc với các nhà
toán học, thiên văn học, triết học của Ai Cập và các nước cổ đại phương Đơng
khác. Từ những tri thức đó ơng đã phát minh ra nhiều định lí về hình học mà
nổi tiếng hơn cả là định lí Talét về các đoạn thẳng tỉ lệ với nhau khi có những

đường song song cắt ngang như chúng ta đều biết. Ông cũng là người đầu tiên
đo được chiều cao kim tự tháp: Kim tự tháp là một cơng trình nổi tiếng được
xây dựng hồnh tráng, nhưng làm thế nào để đo được chiều cao của nó? Đây
quả là một câu hỏi rất khó đối với người Ai Cập cổ đại. Một hôm Talét đến Ai
Cập đã được vua lập tức mời vào nhờ giải bài tốn hóc búa này. Giữa đám
đơng, ơng chỉ thực hiện bằng một cái thước. Bằng cách đo bóng của một người
đứng tại vị trí đó, Talét xác định được khi nào bóng kim tự tháp bằng đúng
chiều cao của nó, nhờ vậy ơng đo được chiều cao chính xác của kim tự tháp Kê
ốp là 146 m trước sự thán phục của nhiều người. Thực ra, cách Talét vận dụng
để đo đạc chính là tuân theo nguyên lý tam giác đồng dạng. Nhưng thời kỳ đó
13


nguyên lý đồng dạng chưa ra đời. ta lét chỉ hồn tồn dựa vào trí thơng minh
của chính mình. Đó quả là điều tuyệt vời vượt thời đại.
Hay Pitago: Là nhà toán học, thiên văn học lớn của Hi Lạp. Ông được
mệnh danh là người thầy của các con số. Ngồi định lí Pitago nổi tiếng (trong 1
tam giác vng, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương 2 cạnh góc
vng, ơng cịn chứng minh được tổng các góc trong 1 tam giác bằng 180 độ,
xây dựng khái niệm vô cực …
Trong lĩnh vực Vật lí giáo viên tích hợp với kiến thức Vật lí lớp 8, lớp 11:
Tiêu biểu nhất là Ácsimét, một trong số những nhà bác học vĩ đại nhất của Hi
Lạp cổ đại. Ácsimet sinh ra ở thành Xyracudơ nhỏ bé trên đảo Xixilia. Ông đã
để lại nhiều tài sản vô giá cho khoa học nhân loại. Ông đã sáng tạo ra máy bơm
hút nước tưới tiêu đồng ruộng, ơng sử dụng địn bẩy và rịng rọc để nâng các vật
lên cao. Ác si mét từng nói: “Hãy cho tơi một địn bẩy và một điểm tựa vững
chắc, tơi sẽ nâng cả trái đất lên”. Ơng còn phát minh ra định luật về lực đẩy của
nước và có 1 câu chuyện rất nổi tiếng về định luật này: Vua Hierơn II nghi ngờ
người thợ kim hồn của mình đã ăn bớt vàng khi làm chiếc vương miện của nhà
vua bèn nhờ Acsimét xác minh rõ. Ácsimét ngày đêm suy nghĩ, cho đến cả lúc

đi tắm ông vẫn còn ám ảnh vấn đề này trong đầu. Chợt ông nhận ra khi ngâm
mình vào bồn nước thì mực nước dơng lên. Một tia sáng lóe lên trong đầu ông.
Ông liền nhảy ra khỏi bồn tắm, quên cả việc mặc quần áo và chạy về nơi làm
việc, miêng kêu “ ơ rê ka, ơ rê ka”( có nghĩa là tìm ra rồi, tìm ra rồi). Phương
pháp ơng tìm thật đơn giản, chỉ việc ngâm vật đó vào nước, thể tích khối nước
dâng lên vừa bằng thể tích của vật đó. Về sau, Ácsimét đã phát triển thành định
luật mang tên mình.

Ác-Si-Mét

Chữ cái La-Mã

Ngày nay có một miệng núi lửa và một dãy núi trên mặt trăng mang tên
Acsimet để vinh danh ông. Acsimet xuất hiện trên các con tem bưu chính của
14


Đông Đức, Hi Lạp, Italia. Huy chương danh giá của Fields giải thưởng được coi
là Nobel của toán học cũng khắc hình Ácsimét. Ácsimét đã sống cách chúng ta
hơn 2000 năm trước, nhưng trí tuệ của ơng, phẩm chất đạo đức của ông đã vượt
thời gian và không gian trở thành tài sản vĩnh hằng của nhân loại.
Khi dạy về văn hóa cổ đại phương Tây, giáo viên tich hợp môn Mĩ thuật để
khắc họa cho học sinh những nét tiêu biểu của kiến trúc nơi đây thông qua việc
miêu tả một số cơng trình tiêu biểu như: Đền Pác tê nông, tượng nữ thần tự do,
đấu trường Rô Ma…Nghệ thuật Hi Lạp lúc đầu học tập ở người Ai Cập, nhưng
trên cơ sở thành tựu của người xưa, họ đã phát triển 1 cách sáng tạo phong cách
riêng biệt của mình, phát huy lên một trình độ điêu luyện hơn.
+ Tượng thần vệ nữ Mi Lô là tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất của Hi
Lạp, khắc họa vị nữ thần tình yêu và sắc đẹp. Tượng được điêu khắc trên chất
liệu cẩm thạch trắng, nhưng đã mất cánh tay và bệ nguyên bản. Tuy nhiên, chính

sự thiếu hụt này lại càng làm nên giá trị của tác phẩm. Sau khi bức tượng được
tìm thấy, người ta đã tìm mọi cách khôi phục lại cánh tay nhưng không thành
công. Tượng được tạo dáng đến mức hoàn hảo, đường nét mềm mại, tinh tế,vẻ
mặt sống động, có thần. tượng là thần nhưng lại thể hiện vẻ đẹp con người, giá
trị hiện thực và nhân đạo cũng là ở đó. Tượng Hi Lạp trở thành 1 kiểu mẫu nghệ
thuật, đến ngày nay, trong lịch sử chưa có 1 thời đại nào, chưa có 1 nơi nào mà
nghệ thuật điêu khắc có thể vượt qua trình độ người Hi Lạp cổ đại.
Cơng trình kiến trúc đẹp nhất của người Hi Lạp là đền Pác tê nông ở Aten.
Páctênông là ngôi đền thờ nữ thần A tê na, nữ thần tượng trưng cho trí tuệ, cũng
là thần bảo trợ thành bang ATen.

Lưc sĩ ném đĩa

Nữ thầnMi-Lô

15


Cơng trình được xây dựng trong 10 năm, dưới sự kiến thiết của 2 kiến trúc
sư giàu kinh nghiệm Ichti ốt và Canlicratét, góp phần vào đó là bàn tay tài hoa
của nhà điêu khắc Phi đi át.
Đền dài 70m, rộng 31m, cao chưa tới 14m, được xây dựng trên nền trụ đá với
3 bậc. Kết cấu đều khá rõ ràng, chia làm 3 gian là tiền sảnh, gian thờ (nơi đặt
tượng nữ thần Atena bằng ngà voi nạm vàng) và phòng châu báu. Được chống
đỡ mái bằng 46 cột trịn cao 10m bằng đá cẩm thạch. Hai phía đơng tây đối xứng
nhau là bức phù điêu tạo cảnh nữ thần A tê na chào đời và những truyền thuyết
Hi Lạp đương thời như: Đám rước thần A tê na, việc tranh chấp làm thần bảo hộ
thành bang A ten giữa 2 vị thần tới cao là Phôn sai don và A tê na được ghi tạc
trên đó.
Pác tê nơng nhìn từ xa mang lại cảm giác vững trãi, vừa vặn, đẹp đẽ. Các

kiến trúc sư nổi tiếng đương thời đã nói rằng: “Nếu người ta làm những cột cao
hơn hay thấp hơn vài mươi phân, hoặc khoảng cách giữa những cột rộng hơn
hay gần nhau hơn thì sự cân xứng và hài hịa khơng cịn nữa”. tóm lại, đền Pác
tê nơng là một kiệt tác hồn mĩ, tượng trưng cho sự tinh tế, trí thơng minh kiệt
xuất của người dân Hi Lạp.
Bàn về những tác phẩm nghệ thuật của người Hi Lạp, sử gia La Mã Pưlutaco
nói: “Trong những tác phẩm ấy, tác phẩm nào cũng hoàn mỹ cả, cho nên từ
trước đến nay được xem là có giá trị vĩnh cửu”.
+ Đấu trường Rô Ma: Rô ma là một vương triều hùng mạnh, người Rô ma nổi
tiếng mạnh mẽ, mưu chí và gan dạ, song hành với trí tuệ họ cịn tơn vinh ca
phẩm chất dũng cảm và sức khỏe cơ bắp. Tượng trưng cho vẻ đẹp hùng tráng ấy,
kiến trúc Rô Ma đã xây dựng nên đấu trường Côlidê uy nghi, mạnh mẽ.

Đền pactenong

Đấu trường Cô-li-de

Đấu trường có dạng hình clip với chu vi 527 m, được chia lầm 4 phần đối
xứng .Với thiết kế vòng tròn, khán đài Rơ Ma đã đưa tầm nhìn khán giả một
cách rõ nhất, những hàng ghế trên nền dốc bậc, chạy vòng tròn chia làm 5 khu
vực chứa 60 hàng chỗ ngồi cho 50000 người. Tầng trệt dành cho tầng lớp vua
16


chúa và những người thân cận, khán đài cao hơn 5m để đảm bảo an tồn cho
người xem cịn chỗ ngồi trên cùng cao 16. Nền tầng được lát gỗ và được ngăn
thành nhiều phòng. Bên dưới khán đài còn có những khoảng khơng gian cho
việc nghỉ ngơi.
Từ ngồi nhìn vào, Cơlidê là một cơng trình đồ sộ với thiết kế mái vịm
độc đáo quấn quanh cả 3 tầng, có đến 80 vịng cuốn đá và 80 bức tường hình rẻ

quạt đỡ toàn bộ khán đài và sàn của các tầng. Trong đấu trường còn đặt rất nhiều
pho tượng (Khoảng 60 pho), được bố trí rất hợp lí làm tăng thêm vẻ uy nghi, đồ
sộ, hùng vĩ của cơng trình. Cơng trình mang một phong cách riêng của Châu Âu,
to lớn và khoa trương, các chi tiết kiến trúc cũng được chú ý để tạo nên vẻ uy
nghi cũng như khơng khí sơi động của trường đấu.
GV nhấn mạnh thêm cho HS: Trên các cơng trình kiến trúc đều thể hiện rõ
trạng thái tâm hồn, lối sống của con người trong một hồn cảnh và thời đại nhất
định.Thơng qua việc tìm hiểu các cơng trình kiến trúc HS sẽ hiểu đặc điểm các
cơng trình kiến trúc của các quốc gia cổ đại phương Đơng mang tính đồ sộ
hồnh tráng và có ảnh hưởng của thần thánh. Cịn các cơng trình kiến trúc
phương Tây lại mềm mại, uyển chuyển và đặc biệt là mang vẻ đẹp của con
người.
2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Có thể nói qua thời gian áp dụng sáng kiến này tôi thấy:
- Giờ học lịch sử thật nhẹ nhàng, thoải mãi hơn, khơng cịn khơ khan cứng
nhắc nữa, chất lượng giảng dạy của tiết học được nâng cao hơn, học sinh tỏ ra
hứng thú với giờ học vì các em có thời gian được tự nghiên cứu, tìm hiểu. Với
sơ đồ tư duy học sinh sẽ biết cách hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ, nhờ đó HS
sẽ nắm chắc kiến thức hơn. Mặt khác qua tiết học này HS được vận dụng kiến
thức của nhiều môn học( Địa lý, CNTT, Văn học, các mơn khoa học khác như
Tốn, Lí và những hiểu biết về nghệ thuật hội họa, điêu khắc, kiến trúc), từ đó
càng củng cố vững chắc hơn kiến thức các em đã học làm cho giờ học trở nên
sinh động, lôi cuốn.
Thực nghiệm giảng dạy được tổ chức tại lớp: 10A5 và 10A7 là hai lớp có
HS học tương đối khá, tiếp thu nhanh. Lớp 10A7 tôi dạy thực nghiệm, 10A5 tôi
dạy đối chứng, không áp dụng phương pháp của đề tài. Trước khi thực nghiệm
đề tài tôi sử dụng câu hỏi để kiểm tra cả 2 lớp : Nêu những điều kiện tự nhiên,
kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia
cổ đại phương Tây? Tại sao lại có sự khác nhau?

Tơi tiến hành chấm bài cả 2 lớp, kết quả thu được như sau:
Lớp Tổng
Loại giỏi
Loại Khá
Loại TB
Loại yếu
Số
Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ
bài Lượng
Lượng
Lượng
Lượng
10A7
42
0
0%
25
59%
15
36%
2
5%
10A5
42
0
0%

26
62%
14
33%
2
5%

17


Sau khi dạy thực nghiệm và đối chứng, tôi đã tiến hành kiểm tra 15 phút
bằng câu hỏi như sau:
Hãy so sánh những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông
và các quốc gia cổ đại phương Tây? Em có nhận xét gì về những thành tựu văn
hóa mà các quốc gia cổ đại phương Tây đạt được?.
Tôi tiến hành chấm bài cả 2 lớp, kết quả thu được như sau:
Lớp Tổng
Loại giỏi
Loại Khá
Loại TB
Loại yếu
Số
Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ
bài Lượng
Lượng
Lượng

Lượng
10ª7
42
11
26%
25
60%
6
14%
0
0%
10ª5
42
1
2%
22
52%
15
35%
5
11%
Bảng kết quả trên đã chứng minh việc sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy,
tích hợp, liên mơn trong dạy học lịch sử thực sự có hiệu quả .
- Với bản thân GV, thơng qua tiết học tự chọn này GV có điều kiện để tìm
hiểu sâu hơn về những thành tựu văn hóa thời cổ đại của 2 nền văn minh thế
giới, được vận dụng kiến thức của nhiều môn học( Địa lí, CNTT, văn học, nghệ
thuật ...) vào trong giờ dạy, qua đó góp phần củng cố thêm kiến thức, kĩ năng
của GV.
- Với nhà trường, tiết học tự chọn sẽ giúp giáo viên có thêm thời gian cần
thiết để củng cố, bổ sung thêm kiến thức cho học sinh, hỗ trợ cho tiết học chính

khóa của học sinh( 1 tiết/tuần).

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận:
Việc sử dụng: phương pháp sơ đồ tư duy, tích hợp, liên mơn trong tiết
học lịch tự chon là rất cần thiết, giúp HS hiểu hơn về những vấn đề khó, những
vấn đề có kiến thức nhiều, có liên quan đến nhiều mơn khác, học sinh được rèn
luyện các kĩ năng tự học, tự tìm hiểu, liên hệ, thuyết trình, và vận dụng kiến thức
của nhiều môn học vào trong bài học.
Trên thực tế giảng dạy, tơi thấy phương pháp này có hiệu quả rất cao trong
việc giúp HS đi từ biết đến hiểu lịch sử, quan trọng hơn là rèn luyện được kĩ
năng tự học,tự nghiên cứu.Vì vậy mặc dù SKKN cịn nhiều hạn chế nhưng thông
qua kinh nghiệm thực tiễn này, tôi hy vọng sẽ có nhiều GV có tâm huyết với
nghề, yêu nghề và có nhiều phương pháp giảng dạy ưu việt hơn để HS thật sự
coi lịch sử là một mơn học lí thú và hữu ích cho các em.
3.2. Kiến nghị:
- Về phía Bộ GD&ĐT.
Có thể tăng thêm số tiết học chính khóa để HS có thời gian để tìm hiểu và
GV có thêm thời gian thảo luận cùng HS.
- Về phía Sở GD&ĐT.

18


Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới, hướng đến
việc tăng khả năng phân tích, bình luận lịch sử của HS.
Tăng cường khuyến khích GV sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy, tích hợp
liên mơn trong GV, có thể đưa vào phần tập huấn cho giáo viên .Cho in ấn
những SKKN đạt giải cao trong mỗi năm học và phổ biến rộng rãi trong các
trường học.

- Đối với giáo viên: Thường xuyên trau dồi kiến thức, tự bồi dưỡng chun
mơn và khơng ngừng tìm tịi những phương pháp dạy học mới, sáng tạo và hiệu
quả.
Trên đây là SKKN được đúc rút từ thực tiễn dạy học mà tơi thực sự
thấy hữu ích để giúp HS u và thích học lịch sử hơn. Đây có thể là ý kiến chủ
quan của riêng cá nhân tôi, rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp- những
người GV có kinh nghiệm, giỏi về chun mơn để tơi được hồn thiện hơn về kỹ
năng nghề nghiệp. Tơi xin chân thành cảm ơn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 12 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Đỗ Thanh Hiền
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Lịch sử 10. NXB giáo dục
2. Sách giáo viên Lịch sử 10. NXB giáo dục
3. Ứng dụng Bản đồ tư duy (Joyce Wycoff ). NXB LĐXH

19


4. Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị (2004), Phương pháp dạy học lịch sử, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
5. Nghiêm Đình Vì (chủ biên) (2006), Tìm hiểu kiến thức lịch sử 10, NXB Giáo

dục, Hà Nội.
6. Trần Đình Châu (2009), Sử dụng bản đồ tư duy- Một biện pháp hiệu quả hỗ
trợ học sinh học tập mơn Tốn, Tạp chí Giáo dục kì 2, tháng 9.
7. Thiết kế, sử dụng BĐTD góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
TS. Nguyễn Mạnh Hưởng-Tổ Phương pháp dạy học môn Lịch sử-khoa Lịch sửTrường ĐHSP Hà Nội.
8. Đặng Đức An (2003), Những mẩu chuyện lịch sử thế giới, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
9. Vũ Dương Ninh (chủ biên) (2003), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
10. Ngô Minh Oanh (2006), Một số vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp
dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông, ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh,
HCM.
Danh mục các đề tài SKKN đã được cấp Sở GD&ĐT công nhận
Tên đề tài
Xếp loại
Năm học
1.Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương
C
2008-2009
pháp dạy học lịch sử ở trường THPT.
2. Lồng ghép, giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ
C
2011-2012
Chí Minh trong dạy học lịch sử ở trường
THPT
3. Tích hợp mơn Địa lí, CNTT, Ca dao, Tục
B
2015-2016
ngữ, Điển tích địa phương, Âm nhạc trong
dạy học lịch sử địa phương( Tiết 51-Lịch sử

lớp 10)

20


21



×