Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Lễ cầu an đầu năm trong văn hóa người Việt tại Tp. Hồ Chí Minh (nghiên cứu trường hợp tại chùa Hoằng Pháp, huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 78 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ TUYỀN

LỄ CẦU AN ĐẦU NĂM TRONG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CHÙA HOẰNG PHÁP,
HUYỆN HÓC MÔN, TP. HỒ CHÍ MINH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

HÀ NỘI, 2017

HÀ NỘI - năm


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ TUYỀN

LỄ CẦU AN ĐẦU NĂM TRONG VĂN HÓA NGƯỜI
VIỆT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CHÙA HOẰNG
PHÁP, HUYỆN HÓC MÔN, TP. HỒ CHÍ MINH)
Chuyên ngành : VĂN HÓA HỌC
Mã số : 60 31 06 40


LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐÀO THẾ ĐỨC

Hà Nội, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Đào Thế Đức. Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là
trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có
nguồn gốc trích dẫn cụ thể.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu kết quả là sản phẩm kế thừa
hoặc đã được công bố của người khác.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2017
Tác giả

Hoàng Thị Tuyền


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ rất
nhiều cá nhân và tổ chức.
Trước hết, tôi chân thành biết ơn sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo –
TS. Đào Thế Đức. Thầy đã định hướng và có nhiều góp ý hữu ích trong suốt
quá trình tôi thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin được gửi lời tri ân sâu sắc
tới quý Thầy, Cô thuộc Học viện Khoa học xã hội đã giảng dạy nhiệt tình
trong suốt quá trình tôi học tập tại Trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý Tăng Ni chùa Hoằng Pháp và cán bộ văn

hóa xã Tân Hiệp đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc thực hiện nghiên cứu điền
dã tại địa phương.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập thông tin và
các tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2017
Tác giả

Hoàng Thị Tuyền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................ 9
7. Cơ cấu của luận văn .................................................................................... 9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 10
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 10
1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu......................................................... 11
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 21
Chương 2: QUY TRÌNH THỰC HÀNH NGHI LỄ CẦU AN ĐẦU NĂM
......................................................................................................................... 22
2.1. Khái niệm, đặc điểm của lễ cầu an đầu năm ....................................... 22
2.2. Quy trình thực hành nghi lễ cầu an đầu năm ..................................... 25

Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 41
Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA XUNG QUANH LỄ CẦU AN
ĐẦU NĂM...................................................................................................... 43
3.1. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển về quy mô của lễ cầu an
đầu năm .......................................................................................................... 43
3.2. Vai trò của nhà chùa trong việc quảng bá và duy trì thực hành nghi
lễ trong đời sống văn hóa của người Việt ở Tp. Hồ Chí Minh.................. 51
3.3. Ý nghĩa của Lễ cầu an đầu năm trong đời sống xã hội hiện nay ....... 57
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 61
KẾT LUẬN .................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 67


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đi chùa cầu an đầu năm đã trở thành phong tục “truyền thống không
thể thiếu nhân dịp Tết Nguyên Đán của một bộ phận lớn người Việt trong vài
thập niên gần đây. Vào những ngày đầu năm mới, ai cũng mang trong mình
không khí vui tươi, mong muốn được gạt bỏ những phiền muộn, lo âu của
năm cũ và cầu mong những điều may mắn, hạnh phúc, bình an cho cả gia
đình trong năm mới. Đây cũng là thời điểm tìm về thế giới tâm linh sau những
ngày tháng mưu sinh của một năm đã qua. Trong quan niệm của nhiều người
Việt luôn luôn tồn tại một thế giới thần linh để bảo vệ, che chở, “phù hộ” cho
họ trong cuộc sống, và đồng thời răn đe, trừng phạt nếu con người có những
lỗi lầm, sai trái hoặc gây ra những điều ác. Tất cả những thành công hay thất
bại của con người trong cuộc sống hầu như đều có thể được lý giải bằng sự
can thiệp của Thần, Phật. Chính vì vậy, nhu cầu hành lễ của người dân ngày
càng lớn, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên Đán, khi gia đình được hội tụ, sum
vầy và có nhiều thời gian rảnh rỗi để phục vụ nhu cầu tinh thần.

Cũng để đáp ứng nhu cầu đó, với mục đích ban đầu là giáo dục con
người hướng thiện, giúp cho con người thanh thản, có thêm niềm tin vào cuộc
sống, đồng thời phát nguyện làm nhiều việc tốt cho đời, lễ cầu an đầu năm đã
được rất nhiều chùa tổ chức và ngày càng phát triển về quy mô và mang tính
chuyên nghiệp cao. Hằng năm, sự kiện lễ cầu an thu hút đông đảo người dân
tham dự tại các chùa khác nhau trên cả nước có thể dễ dàng tìm thấy trên các
phương tiện truyền thông. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của lễ cầu an
tới đời sống văn hóa tinh thần của người dân trong xã hội hiện tại. Nói cách
khác, lễ cầu an đầu năm đã dần trở thành một thực hành không thể thiếu trong
đời sống văn hóa của một bộ phận lớn người Việt.

1


Lễ cầu an được tổ chức vào nhiều thời gian trong năm, nhưng lễ cầu an
được tổ chức tập trung và thu hút số lượng lớn người dân tham gia nhất là vào
dịp đầu năm mới. Trong những năm gần đây, lễ cầu an đầu năm ở thành phố
Hồ Chí Minh (Tp. Hồ Chí Minh) đặc biệt được mở rộng về quy mô. Tại chùa
Hoằng Pháp, huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh - một không gian thờ Phật
khá đặc trưng ở Tp. Hồ Chí Minh hiện nay với rất nhiều hoạt động tôn giáo
như: lễ cầu an, lễ Vu Lan, các khóa tu mùa hè. Lễ cầu an do nhà chùa tổ chức
không chỉ thu hút đông đảo người dân tham gia mà còn hấp dẫn sự quan tâm
của truyền thông và báo chí. Báo Người Lao động qua bài “Lễ hội hoa đăng
lớn nhất Việt Nam” đã miêu tả buổi lễ diễn ra tại chùa Hoằng Pháp có tới
“hơn 40.000 Phật tử tham dự” [23]. Báo điện tử VNexpress cũng cho rằng
chùa Hoằng Pháp là ngôi chùa “lớn nhất Sài Gòn” [22]…Các hoạt động diễn
ra tại chùa luôn thu hút tới hàng ngàn người tham dự. Điểm đặc biệt là nhà
chùa ngày càng mở rộng các hoạt động dành cho giới trẻ như: ngày tu sinh
viên hướng về Phật Pháp, các khóa tu mùa hè dành cho sinh viên…
Lễ cầu an đầu năm tại chùa Hoằng Pháp được tổ chức thường niên vào

ngày rằm tháng giêng và trở thành một trong những sự kiện thu hút đông đảo
người dân tham gia. Trong những năm gần đây, số lượng người tham dự lễ
cầu an đầu năm tại chùa Hoằng Pháp lên tới vài chục ngàn người, bao gồm cả
người dân địa phương tại huyện Hóc Môn, người dân Thành phố và các địa
bàn lân cận. Là một ngôi chùa được xây dựng chưa đầy 60 năm, bề dày lịch
sử chưa thể sánh với một số ngôi chùa nổi tiếng trong Thành phố nhưng chùa
Hoằng Pháp ngày càng phát triển về quy mô và hoạt động của chùa luôn thu
hút được đông đảo người dân tới tham dự. Lễ cầu an đầu năm tại chùa Hoằng
Pháp đang trở thành một hiện tượng khá đặc trưng trong đời sống tâm linh
của người dân Tp. Hồ Chí Minh. Hiện tượng này đặt ra một số câu hỏi: Lễ
cầu an đầu năm được thực hiện như thế nào và có chức năng, ý nghĩa gì đối
2


với những người tham gia thực hiện? Vì sao lễ cầu an đầu năm lại thu hút một
số lượng lớn người tham gia như vậy trong bối cảnh chính trị kinh tế xã hội
hiện tại? Chùa Hoằng Pháp giữ vai trò gì trong việc quảng bá và duy trì thực
hành nghi lễ trong đời sống văn hóa của người Việt ở Tp. Hồ Chí Minh?
Chính vì những lý do trên, người viết quyết định chọn đề tài “Lễ cầu an
đầu năm trong văn hóa người Việt tại Tp. Hồ Chí Minh (nghiên cứu trường
hợp tại chùa Hoằng Pháp, huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh)” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về nghi lễ trong xã hội Việt Nam sau đổi mới đã được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó có các nghiên cứu về sự phục hồi và
biến đổi của nghi lễ truyền thống trong xã hội hiện đại. Đặc biệt là những
nghiên cứu về mối quan hệ của kinh tế và sự phục hồi của nghi lễ truyền
thống. Lương Văn Hy (1993) với nghiên cứu về tác động của sự biến đổi kinh
tế đối với sự phục hồi của nghi lễ và lễ hội truyền thống tại làng Hoài Thị (Hà
Bắc) và xã Sơn Dương (Vĩnh Phú). Lê Hồng Lý (2003) nghiên cứu về lễ hội

đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) trong đó có đánh giá tác động của nền kinh tế
chuyển từ bao cấp sang kinh tế thị trường đã khiến cho người ta tin tưởng vào
một lực lượng siêu nhiên chi phối cuộc sống của họ. Phạm Quỳnh Phương
(2006) với nghiên cứu về sự phục hồi của nghi lễ thờ cúng Đức Thánh Trần
đã cho rằng: “Sự phát triển của kinh tế thị trường, sự mở cửa của đất nước đối
với thế giới bên ngoài, sự giàu có tương đối nhanh chóng của một bộ phận
người dân được chứng kiến song hành với sự quan tâm ngày càng tăng vào
thế giới tâm linh và sự phục hồi mạnh mẽ của các nghi lễ tín ngưỡng tôn
giáo…”[11, tr.38]
Nghi lễ cầu an cho người sống và cầu siêu cho người chết diễn ra rất
phổ biến ở rất nhiều địa phương trong cả nước và đã có nhiều nhà nghiên cứu
3


quan tâm, phản ánh về nghi lễ này. Tuy nhiên, những bài viết về nghi lễ cầu
an còn khá sơ sài và thường tập trung vào nghiên cứu về lễ cầu siêu và lễ
cúng sao giải hạn - nghi lễ thường được tổ chức song hành với nghi lễ cầu an.
Việc nghiên cứu lễ cầu an một cách toàn diện ở một địa phương chưa có
nhiều. Đặc biệt, trong những năm gần đây, lễ cầu an đầu năm ở Tp. Hồ Chí
Minh có sự phát triển lớn về quy mô và mang những nét phong phú, đặc sắc
riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu lễ cầu an đầu năm tại địa phương trong từng
trường hợp cụ thể vẫn là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu.
Nghiên cứu sớm nhất về lễ cầu an của người Việt có lẽ là cuốn Việt Nam
phong tục của tác giả Phan Kế Bính và cuốn Nếp cũ – tín ngưỡng Việt
Nam của tác giả Toan Ánh. Cả hai cuốn đều miêu tả về các phong tục Việt
nam, trong đó có lễ kỳ an (cầu an hoặc kỳ yên). “Vào cuối xuân đầu hạ nhiều
nơi làm lễ kỳ an. Vì mùa ấy thường có dịch khí, tục tin là việc quỷ thần cho
nên cúng cấp để cầu cho dân làng được yên lành” [2, tr.108]. Hai cuốn sách
đã phác thảo lại nghi thức của lễ cầu an, đem đến cho người đọc cái nhìn khái
quát về nghi lễ cầu an của người Việt thời bấy giờ.

Nghiên cứu về lễ cầu an của người Việt cần kể tới Phan Thị Yến Tuyết
(2005). Bài viết trên tạp chí Nghiên cứu tôn giáo gồm 11 trang chủ yếu miêu
tả nghi lễ cầu an – cầu siêu của một số dân tộc Việt Nam, trong đó có đề cập
tới nghi lễ Trai đàn cầu siêu – cầu an và lễ cầu an cúng bổn xóm của người
Việt. Bài viết miêu tả nghi lễ cầu an – cầu siêu trong một số dân tộc ở Nam
Bộ và giải thích nguyên nhân sự tồn tại của lễ cầu an trong cộng đồng này.
Bài viết chủ yếu tập trung vào nghi lễ “cầu siêu các cô hồn vất vưởng, các
vong linh ma quỷ để chúng không làm hại tới con người và từ đó cũng đem
lại sự an lành cho dân cư, làng xóm” [20, tr. 18].
Đề cập tới vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của
dân tộc qua việc khôi phục lại lễ cầu an, các tác giả: Lương Thị Hạnh (2006)
4


với nghiên cứu về Lễ cầu an của người Tày ở Bắc Kạn; tác giả Vũ Hồng
Thuật (1999) với Lễ cầu an của người Ra-glai ở Ninh Thuận; Kim Chi với Lễ
cầu an của người Tày ở Ba Bể đã đem đến cho người đọc cái nhìn toàn cảnh
về nghi lễ cầu an của một số dân tộc ít người trong cộng đồng các dân tộc
Việt Nam. Từ đó thấy được giá trị, ý nghĩa của nghi lễ này đối với đời sống
tâm linh của người dân trong các tộc người khác nhau.
Với mục đích hướng dẫn cách thức thực hành một nghi lễ cúng cầu an
tại gia đình, các cuốn sách Khóa lễ cầu bình an – cầu siêu của dịch giả Thanh
Tùng (1953), Nghi lễ xông đất và nghi lễ cầu an của Ngô Thiện Mãn (2014)
đã giới thiệu về các bài cúng lễ cầu an trong gia đình và cách thức thực hiện
nghi lễ này.
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành xã hội học Thực trạng hoạt động Phật
giáo và các dịch vụ nghi lễ ở Hà Nội của Nguyễn Thị Minh Ngọc đề cấp tới
nhiều hoạt động nghi lễ của Phật giáo trong nền kinh tế thị trường và những
bất ổn của sự phát triển kinh tế sau đổi mới. Trong nghiên cứu này, tác giả tập
trung vào khía cạnh các dịch vụ phật giáo và dịch vụ nghi lễ ở Hà Nội chứ

không đi sâu vào từng nghi lễ cụ thể.
Nghi lễ cầu an đầu năm là một nghi lễ lớn và diễn ra ở rất nhiều không
gian thờ tự ở khắp các địa phương trong cả nước. Chính vì vậy, trên các phương
tiện truyền thông hiện nay có rất nhiều thông tin về lễ cầu an đầu năm, đặc biệt
là các bài viết trên các báo mạng. Tuy nhiên, nội dung của những thông tin này
chủ yếu xoay quanh việc mô tả về những vấn đề xung quanh buổi lễ và số lượng
người dân tham dự, hoặc một số vấn đề về an ninh, trật tự và giao thông khi nghi
lễ diễn ra với số lượng người tham dự quá đông đúc.
Nghi lễ cầu an là một nghi lễ phổ biến được tổ chức ở nhiều địa
phương trong cả nước. Việc nghiên cứu về lễ cầu an cũng đã có nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm, tuy nhiên các nguồn tài liệu vẫn chưa phong phú, chủ
5


yếu vẫn là các bài viết, công trình nghiên cứu nhỏ trên các tạp chí, phương
tiện thông tin đại chúng. Các tác giả chưa nghiên cứu cụ thể lễ cầu an đầu
năm trong những năm gần đây, chưa nêu bật được ý nghĩa và những tác động
của nghi lễ này tới đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và tâm linh của người
dân, đặc biệt là trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, nơi mà lễ cầu an đầu năm trong
những năm gần đây được diễn ra thường niên và thu hút số lượng lớn người
dân tham gia. Các nghiên cứu gần đây cũng không có nhiều nên chưa chỉ ra
được sự phát triển của nghi lễ này trong đời sống tinh thần của người dân ở
những thành phố lớn và chưa có sự so sánh sự phát triển của nghi lễ này ở
những không gian thờ tự khác nhau. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu
này đã đem lại nhiều thông tin bổ ích cho người viết trong quá trình nghiên
cứu để thực hiện luận văn của mình.
Trên cơ sở kế thừa những công trình, bài viết của những tác giả đi
trước, cùng với những kiến thức có được từ quá trình học tập và quá trình
nghiên cứu, khảo sát thực tế, người viết sẽ đi sâu vào nghiên cứu những đặc
điểm nổi bật của lễ cầu an đầu năm trong những năm gần đây tại Tp. Hồ Chí

Minh, những tác động của nó tới đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và tâm linh
của người dân nơi đây. Đồng thời có sự so sánh với những không gian thờ tự
khác để làm rõ những đặc sắc của lễ cầu an đầu năm diễn ra tại chùa ở Tp. Hồ
Chí Minh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích cơ bản của luận văn khi nghiên cứu lễ cầu an đầu năm tại Tp.
Hồ Chí Minh nói chung và nghiên cứu trường hợp tại chùa Hoằng Pháp,
huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh nói riêng là tìm hiểu chức năng, ý nghĩa
của nghi lễ tôn giáo trong đời sống văn hóa hiện đại cũng như vai trò của tổ
chức tôn giáo trong việc quảng bá thực hành nghi lễ.

6


Nhiệm vụ nghiên cứu: Mô tả quy trình thực hành nghi lễ cầu an đầu
năm và sự phát triển về quy mô của nghi lễ; phân tích nguyên nhân của hiện
tượng phát triển nghi lễ cầu an trong đời sống tinh thần của người Việt tại Tp.
Hồ Chí Minh; phân tích những tác động của hiện tượng này với đời sống tinh
thần, kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân Tp. Hồ Chí Minh hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Luận văn tập trung nghiên cứu về lễ cầu an đầu năm được tổ chức tại
chùa để tìm hiểu về trình tự nghi lễ cũng như một số vấn đề liên quan đến
việc tổ chức nghi lễ này, những bối cảnh, động thái, yếu tố chi phối sẽ được
luận văn chú ý xem xét.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của mình, người viết sử dụng thuật
ngữ “người Việt” là để chỉ người Việt Nam tham gia vào lễ cầu an đầu năm
chứ không có ý định phân chia theo khái niệm tộc người.
Về không gian, luận văn tập trung nghiên cứu tại địa bàn Tp. Hồ Chí

Minh. Qua khảo sát thực tế, người viết nhận thấy có nhiều không gian tôn
giáo khác nhau tổ chức lễ cầu an đầu năm, trong đó, việc tổ chức lễ cầu an
đầu năm tại chùa là phổ biến và thu hút đông đảo người dân tham gia. Bởi
vậy, trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, người viết tập trung nghiên cứu
trường hợp thực hành nghi lễ tại chùa Hoằng Pháp, huyện Hóc Môn, Tp. Hồ
Chí Minh. Bên cạnh đó, người viết có tham khảo thêm nghi lễ cầu an được
thực hiện tại đình Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh.
Thời gian nghiên cứu chính được thực hiện trong năm 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp định tính để nghiên cứu lễ cầu an đầu
năm trong văn hóa người Việt tại Tp. Hồ Chí Minh. Trong đó, nghiên cứu sử
dụng các phương pháp cụ thể là:
7


5.1. Phương pháp quan sát tham dự
Phương pháp quan sát tham dự là phương pháp chủ yếu được người
viết sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài. Người viết đã bắt đầu thực hiện
phương pháp này bằng cách tham gia giống như một Phật tử đi lễ cầu an vào
đầu năm 2016. Qua đó, có thể quan sát được từng chi tiết của nghi lễ để tìm
hiểu ý nghĩa của hoạt động nghi lễ cũng như có được trải nghiệm cá nhân đối
với nghi lễ này.
5.2. Phương pháp phỏng vấn
Những đối tượng được người viết tiến hành phỏng vấn bao gồm chủ lễ,
các nhà sư trong chùa Hoằng Pháp, cán bộ văn hóa của địa phương, người dân
địa phương, một số người tham gia phục vụ nghi lễ và một số người đi lễ.
Việc phỏng vấn chủ lễ đồng thời cũng là sư thầy trụ trì chùa Hoằng
Pháp giúp người viết có được thông tin chính xác về nghi lễ cầu an, nguồn
gốc, mục đích và ý nghĩa của việc tổ chức lễ cầu an đầu năm và định hướng
phát triển nghi lễ này trong thời gian tiếp theo.

Phỏng vấn một số nhà sư trong chùa Hoằng Pháp giúp người viết có
được thông tin về cơ cấu tổ chức và những công việc chuẩn bị cho nghi lễ.
Phỏng vấn và trò truyện với những Phật tử tham gia vào ban tổ chức
nghi lễ giúp người viết hiểu được từng nội dung chuẩn bị và các hoạt động
xung quanh nghi lễ. Người viết cũng đã có những buổi trò truyện gần gũi với
đối tượng này để tìm hiểu động cơ, mục đích cá nhân trong thực hành của họ.
Qua thao tác phỏng vấn, người viết có cơ hội được trò chuyện với cán
bộ văn hóa của địa phương, tìm hiểu một số chính sách, định hướng phát triển
các hoạt động văn hóa tâm linh trong khu vực. Đồng thời tìm hiểu về sự hỗ
trợ của chính quyền khi nghi lễ diễn ra.
Việc trò chuyện với người dân địa phương xung quanh ngôi chùa giúp
người viết có được cái nhìn tổng quát về ý nghĩa của lễ cầu an đầu năm
trong đời sống văn hóa của người dân nơi đây.
8


Cuộc phỏng vấn với Phật tử và người dân tham dự buổi lễ được thực
hiện vào các thời điểm trước, trong và sau khi nghi lễ cầu an diễn ra. Điều này
giúp người viết tìm hiểu được những suy nghĩ và mục đích khác của người
dân khi tham dự nghi lễ cầu an.
5.3. Phương pháp phân tích tư liệu thứ cấp
Phương pháp này được sử dụng để phân tích những nghiên cứu của các
tác giả đi trước, bao gồm sách, tư liệu đã được xuất bản và những bài báo, tạp
chí về tết cổ truyền của người Việt và lễ cầu an.
Bên cạnh đó, người viết sử dụng phương pháp này để phân tích những
báo cáo, văn bản thu thập được trong quá trình nghiên cứu thực địa.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Qua nghiên cứu về lễ cầu an đầu năm của người Việt tại Tp. Hồ Chí
Minh, luận văn đã phân tích sự tác động qua lại của thực hành nghi lễ tôn giáo

với bối cảnh kinh tế, xã hội, làm rõ vai trò, ý nghĩa của nghi lễ tôn giáo trong
xã hội hiện đại. Đồng thời, luận văn góp phần vào việc khẳng định sự phục
hưng của tôn giáo trong xã hội hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ việc phân tích thực hành nghi lễ cầu an đầu năm, luận văn khẳng
định được vai trò và lý do cần duy trì hoạt động của những nghi lễ tôn giáo
trong xã hội hiện tại. Bên cạnh đó, luận văn cũng chỉ ra vai trò của tổ chức tôn
giáo trong việc quảng bá và duy trì thực hành nghi lễ trong đời sống của
người Việt ở Tp. Hồ Chí Minh.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
của luận văn gồm có 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Chương 2: Quy trình thực hành nghi lễ cầu an đầu năm
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra xung quanh lễ cầu an đầu năm.
9


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
Từ “Nghi lễ” bắt nguồn từ tiếng La tinh là “ritus” có nghĩa để chỉ các
hành vi có trật tự. Durkheim (1912) cho rằng nghi lễ “là hoạt động chỉ ra
những quy định con người biết để tự điều chỉnh hành vi ứng xử của mình
trước những đối tượng thiêng” [12, tr. 24].
Phát triển quan điểm của Arnold van Gennep trong “Nghi lễ chuyển đổi”
(Les rites de passage – 1909), trong các công trình nghiên cứu về nghi lễ của
mình, Victor Turner định nghĩa nghi lễ là “hành vi bắt buộc chính thức cho
những dịp không dành cho lẽ thường mang tính kỹ thuật, có tham chiếu tới đức

tin vào sự tồn tại và quyền lực thần bí” (1967: 19), “một sự tiếp nối rập khuôn
các hành động liên quan tới động tác, từ ngữ và đồ vật, trình diễn trong một
không gian riêng biệt, và nhằm ảnh hưởng tới thực thể hay lực lượng siêu nhiên
thay mặt mục tiêu và lợi ích của người trình diễn” (1977: 183).
Xem xét hiện tượng “phục hưng” tôn giáo trong bối cảnh chính trị và
kinh tế thế giới hiện nay, Charles Keyes (2006) cho rằng cần nghiên cứu
những hoàn cảnh gợi nên những “mối quan tâm cơ bản” như cái chết, đau khổ
xã hội, khủng hoảng quyền lực; các “nguồn quyền lực của thông điệp tôn
giáo” như ma lực của tu sĩ, kinh sách và nghi lễ; và “các phương pháp có tính
nguyên tắc”. Theo Keyes, “Thông điệp tôn giáo chỉ nắm được, cụ thể là trở
thành cơ sở cho định hướng của con người tới hành động xã hội, thông qua
việc đặt bản thân chúng vào các phương pháp có tính nguyên tắc được quảng
bá bởi thể chế tôn giáo và các nhà lãnh đạo tôn giáo. Nghiên cứu về tôn giáo
do vậy cần phải mô tả dân tộc học những phương pháp này. Nghi lễ vẫn là
một phương pháp quan trọng đối với một số thể chế tôn giáo, một phần bởi vì
nhiều người tìm thấy trong nghi lễ ý nghĩa của việc có một mối liên hệ với thế
lực thiêng liêng”.
10


1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.2.1. Tổng quan về Tp. Hồ Chí Minh
Tp. Hồ Chí Minh với tên gọi cũ là Sài Gòn từ lâu đã được coi là một
thành phố lớn nhất Việt Nam và được coi là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục
lớn của cả nước. Được hình thành từ năm 1698, với việc Nguyễn Hữu Cảnh
vâng lệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lược, đặt cơ sở hành chính đầu tiên và
lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời của vùng đất Tp. Hồ Chí Minh ngày nay.
Trải qua quá trình lịch sử lâu dài với tên gọi Sài Gòn do người Pháp đặt tên, tới
năm 1976 tên gọi Tp. Hồ Chí Minh chính thức ra đời. Hiện nay, Tp. Hồ Chí
Minh bao gồm 19 quận và 5 huyện, với 322 phường, xã và thị trấn.

Theo kết quả điều tra của Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh thì ước tính
dân số năm 2015 khoảng 8,2 triệu người với đa dạng thành phần tộc người
(gần 50 tộc người) như: Kinh, Hoa, Khơ Me, Chăm…Mỗi tộc người lại có
những nét văn hóa đặc trưng tạo nên sự đa dạng về văn hóa. Những bổ sung
về thành phần tộc người ngày càng gia tăng, cùng với quá trình đô thị hóa và
kinh tế ngày càng phát triển khiến cho quá trình giao lưu văn hóa tộc người
thêm phong phú, đa dạng tác động tới nhu cầu về đời sống tâm linh của người
dân nơi đây. Nhu cầu về việc gìn giữ nét văn hóa truyền thống của tộc người,
cùng với quá trình giao lưu, hội nhập về văn hóa khiến cho màu sắc văn hóa
khu vực Tp. Hồ Chí Minh ngày càng thêm đa dạng. Bên cạnh đó, Tp. Hồ Chí
Minh cũng là khu vực tập trung lượng dân di cư từ khắp các tỉnh thành trong
cả nước, sự đa dạng về thành phần dân cư dẫn tới sự giao lưu về mặt văn hóa
vùng miền. Có thể nói, Tp. Hồ Chí Minh là nơi hội tụ của nhiều dòng chảy
văn hóa, các biểu hiện của văn hóa tộc người như Kinh, Chăm, Khơ Me,
Hoa…cho tới ảnh hưởng của văn hóa phương Tây…với đa dạng về tôn giáo,
tín ngưỡng thể hiện rõ nét qua các lễ hội và sinh hoạt văn hóa của người dân.

11


Với khí hậu ôn hòa hai mùa mưa, khô và những danh lam thắng cảnh,
đồng thời là cửa ngõ và trạm trung chuyển tới những khu du lịch nổi tiếng của
cả nước, Tp. Hồ Chí Minh trở thành một trong những địa điểm thu hút khách
du lịch đông nhất cả nước. Đây là kết quả của chính sách mở cửa và hội nhập
văn hóa thế giới. Việc thu hút lượng lớn khách du lịch nước ngoài có những
tác động không nhỏ tới sự phát triển văn hóa của vùng.
Tp. Hồ Chí Minh là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tốc độ phát
triển kinh tế cao và trở thành trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Sự phát triển
nhanh về kinh tế đưa tới những tác động nhiều chiều về mặt văn hóa, xã hội.
Kinh tế phát triển nhanh đưa con người đối mặt với nhiều rủi ro hơn, khiến

con người trở nên mất lòng tin vào thực tại và “tìm kiếm sự an toàn tinh thần”
ở các thế lực siêu nhiên. Những nhu cầu tâm linh ngày càng nhiều đưa tới các
dịch vụ nghi lễ tôn giáo ngày càng thêm phong phú và đa dạng hơn.
1.2.2. Tổng quan về huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh
Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: huyện Hóc Môn là
một huyện ngoại thành ở phía Tây Bắc của Tp. Hồ Chí Minh. Huyện nằm
giữa quận 12 và huyện Củ Chi. Nơi đây còn nổi tiếng với tên gọi “Mười tám
thôn vườn trầu” trong kháng chiến chống Pháp.
Theo sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, tháng 2 năm
Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn ra lệnh cho Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào
kinh lý phía nam và quyết định thành lập chủ Gia Định gồm huyện Phước
Long và huyệnTân Bình. Thời điểm 1698, vùng đất phía Nam dân cư thưa
thớt, đất đai còn hoang vu, địa danh "Hóc Môn" lúc đó chưa có tên gọi, là một
vùng đất nằm trong huyện Tân Bình, thuộc phủ Gia Định.
Từ năm 1698 đến năm 1731, một số lưu dân từ miền Bắc, miền Trung
do không cam chịu sự thống trị hà khắc của phong kiến triều Trịnh - Nguyễn
phân tranh loạn lạc nên đã đến vùng đất này để sinh cơ, lập nghiệp; lập ra
những thôn ấp và nông trại, lúc đầu hình thành 06 thôn dần dần phát triển
thành 18 thôn. Đến đầu thế kỷ 19, một số thôn của Hóc Môn vẫn còn những
12


nét hoang dã, có cọp dữ nổi tiếng như "cọp vườn trầu" và có nhiều đầm môn
nước mọc um tùm, nên trong dân gian địa danh "Hóc Môn" có tên gọi từ đây
(hóc hẻm có nhiều cây môn).
Năm 1802, sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho cải cách lại các đơn
vị hành chính, đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định. Đến năm 1808, vua Gia
Long lại đổi trấn Gia Định thành Gia Định Thành và nâng huyện Tân Bình
lên thành Phủ Tân Bình. Phủ Tân Bình có 04 huyện, trong đó có huyện Bình
Dương. Lúc đó, vùng đất Hóc Môn ngày nay có tên gọi là huyện Bình Dương

thuộc phủ Tân Bình của Gia Định Thành, huyện lỵ Bình Dương đóng tại làng
Tân Thới Nhì (nay là vùng Trung tâm Thị trấn Hóc Môn).
Năm 1832, vua Minh Mạng đổi tên Gia Định Thành thành tỉnh Phiên
An. Đến năm 1836, lại tiếp tục đổi tên tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định.
Năm 1841, phủ Tân Bình lại tăng thêm 1 huyện là huyện Bình Long (do một
phần huyện Bình Dương tách ra). Lúc đó, vùng đất Hóc Môn ngày nay có tên
gọi là huyện Bình Long thuộc phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định.
Năm 1862, thực dân Pháp đã chia lại địa giới hành chính tỉnh Gia Định
bao gồm 03 phủ, 41 tổng; huyện Bình Long thuộc phủ Tây Ninh, tỉnh Gia
Định. Huyện lỵ Bình Long đóng tại làng Tân Thới Nhì (nay là vùng trung tâm
thị trấn Hóc Môn).
Sau cuộc khởi nghĩa 18 thôn vườn trầu (1885), thực dân Pháp chính
thức đổi tên huyện Bình Long thành quận Hóc Môn. Quận Hóc Môn giai
đoạn 1885-1945 thuộc tỉnh Gia Định là một vùng đất rộng lớn bao gồm 4
tổng: Tổng Long Tuy Thượng, Tổng Long Tuy Hạ, Tổng Long Tuy Trung và
Tổng Bình Thạnh Trung nằm trên địa bàn của 3 quận huyện: Hóc Môn, Củ
Chi và quận 12 ngày nay.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Hóc Môn là một
trong 04 quận của tỉnh Gia Định (Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp, Nhà Bè). Đến
13


thời Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam (1954-1975), quận Hóc Môn tiếp tục
thuộc tỉnh Gia Định. Đối với cách mạng tùy theo yêu cầu phát triển của phong
trào cách mạng trong từng thời điểm, Hóc Môn có nhiều lần tách nhập, thay
đổi ranh giới: từ năm 1954 đến cuối năm 1959, quận Hóc Môn bao gồm 3
quận – huyện là: Hóc Môn, Củ Chi và quận 12 ngày nay; từ năm 1960 đến
năm 1961 tách ra thành 2 quận: Hóc Môn và Củ Chi; từ năm 1961 đến năm
1969, Hóc Môn và Gò Vấp sát nhập lại thành quận Gò Môn; sau đó nhập
thêm một số xã của Củ Chi thành lập phân khu Gò Môn, từ năm 1969 đến

năm 1972 phân khu Gò Môn tách ra thành 4 quận nhỏ, trong đó Hóc Môn
tách thành 2 quận: Đông Môn và Tây Môn; từ năm 1972 đến năm 1975: Đông
Môn và Tây Môn nhập lại thành quận Hóc Môn.
Sau ngày thống nhất đất nước (30 tháng 4 năm 1975), Hóc Môn là một
trong 5 huyện ngoại thành của Tp. Hồ Chí Minh. Hiện nay, Hóc Môn có 11
xã và 1 thị trấn.
Nằm ở cửa ngõ của Thành phố, Hóc Môn có hệ thống đường quốc lộ,
đường vành đai, tỉnh lộ, hương lộ khá hoàn chỉnh. Sông, kênh rạch cũng là
thế mạnh về giao thông đường thủy, tất cả tạo cho huyện một vị trí thuận lợi
để phát triển công nghiệp và đô thị hóa, hỗ trợ cho nội thành giảm áp lực dân
cư đồng thời là vành đai cung cấp thực phẩm cho Thành phố.
Ngoài ra, huyện Hóc Môn còn sở hữu những địa điểm tham quan như
di tích Ngã Ba Giồng, vườn trầu Bà Điểm, Bảo tàng Hóc Môn...cùng nhiều di
tích tôn giáo khác như: chùa Hoằng Pháp, Chơn Đức Thiền Viện, đền Phan
Công Hớn...
Theo Báo cáo tổng kết hoạt động Phật sự năm 2015 (ngày 25/01/2016)
tại Hội nghị tổng kết hoạt động phật sự năm 2015 thì huyện Hóc Môn có 117
cơ sở tự viện, trong đó: 65 ngôi chùa Bắc tông, 09 tịnh xá, 42 tịnh thất, 01
thiền viện, 01 chùa Nam tông. Số tăng Ni khoảng 490 và gần 70.000 tín đồ
Phật tử.

14


Dân số huyện Hóc Môn khoảng gần 359 ngàn người (theo tài liệu
thống kê của Viện nghiên cứu phát triển Tp. Hồ Chí Minh). Trong những năm
gần đây, tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa tại huyện Hóc Môn tăng cao,
ảnh hưởng tới thành phần dân cư tại Huyện. Số lượng dân nhập cư tăng lên và
đa dạng về thành phần dân cư. Đất đai dành cho quá trình đô thị hóa ngày
càng tăng đồng nghĩa với việc giảm số lượng đất nông nghiệp, ảnh hưởng tới

sinh kế của người dân. Với mật độ các cơ sở tự viện Phật giáo dày đặc, cùng
với sự đa dạng về thành phần dân cư điều này có tác động không nhỏ tới đời
sống văn hóa và tâm linh của người dân tại khu vực.
1.2.3. Tổng quan về chùa Hoằng Pháp
Chùa Hoằng Pháp được xây dựng trên diện tích 06 héc ta tại xã Tân
Hiệp, huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh. Lịch sử hình thành và phát triển của
chùa Hoằng Pháp gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Hòa thượng Ngộ
Chân Tử và Thượng tọa Thích Chân Tính.
Cuộc đời và sự nghiệp của Hòa thượng Ngộ Chân Tử được Thượng tọa
Thích Chân Tính miêu tả chi tiết trong cuốn Lời người còn ghi lại do ông chủ
biên. Theo đó, Hòa Thượng Ngộ Chân Tử (1901 – 1988) sinh ra trong một gia
đình có truyền thống Nho giáo ở tỉnh Thái Bình. Nhưng khi trưởng thành, ông
chuyển sang nghiên cứu về Phật học và thâm nhập Phật pháp. Trải qua quá
trình tu học, ông tu tại nhiều chùa như Yên Tử, Côn Sơn, Tản Viên, Hương
Tích, chùa Thầy... và tham gia trùng tu nhiều chùa tại Hải Dương, Hải Phòng,
Thái Bình.
Năm 1935, ông mua đất tại Kiến An (Hải Phòng) và sáng lập ra chùa
Hoằng Pháp. Năm 1938 ông thành lập Viện Dục Anh, thu nhận các trẻ em
nghèo khổ, mất cha mẹ, thiếu tình thương về nuôi dạy, cho ăn học thành tài.
Ngoài việc nuôi dạy cô nhi, ông còn mở thêm những cơ sở tiểu thủ công
nghiệp để giúp đỡ những người nghèo khó có phương tiện sinh sống. Việc
15


làm của ông được chính quyền đương thời và giới đạo Phật ca ngợi và ủng hộ
vì nó thể hiện được tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật. Ngoài ra, ông còn
thực hiện nhiều việc thiện nguyện khác như lập viện dưỡng lão để giúp đỡ
những người già yếu có nơi nương tựa, cứu giúp những người nghèo khó
trong nạn đói năm 1945 và làm nhiều công việc thiện nguyện khác.
Năm 1955, ông đạo hành tới miền Nam và qua các tỉnh Tiền Giang,

Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ... Năm 1957, ông mua đất tại xã Tân
Hiệp, huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh sáng lập chùa Hoằng Pháp làm nơi
tu hành. Chùa Hoằng Pháp được xây dựng từ đó.
Ban đầu, vùng đất xây dựng chùa Hoằng Pháp chỉ là một cánh rừng
chồi. Sau đó được Hòa thượng cho xây dựng chùa bằng gạch đinh, hai tầng
mái ngói, mặt chùa quay về hướng Tây Bắc. Năm 1971 chùa được mở rộng,
kéo dài thêm mặt tiền chính điện để có chỗ cho Phật tử lễ bái và thuyết giảng.
Sự uy linh và vẻ đẹp của chùa Hoằng Pháp được biết tới qua những lời thơ:
“Ngôi chùa Hoằng Pháp uy linh
Mái cong ngói đỏ đậm tình quê hương
Chuông chiều mõ sớm du dương
Lời kinh tiếng pháp chỉ đường tu thân”
Sau khi thành lập chùa Hoằng Pháp, ông tiếp tục những công tác từ
thiện xã hội như: đón nhận những gia đình bị chiến tranh làm cho nhà cửa tan
nát tại Đồng Xoài về chùa, xây cất khu định cư và cấp cho họ các đồ dùng cần
thiết trong gia đình để sinh hoạt, cưu mang những trẻ em không nơi nương
tựa. Năm 1968 ông thành lập Giáo Hội Đạo Tràng Thiện Học nhằm mở rộng
việc truyền bá giáo lý đạo Phật đến khắp mọi miền đất nước và trùng tu chùa
Thiện Phước (Quận 5) để làm nơi thuyết Pháp, phố biến kinh sách. Thêm một
lần nữa ông thành lập Viện Dục Anh tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, Tp.

16


Hồ Chí Minh để tiếp nhận những cô nhi về nuôi dạy. Năm 1988, ông qua đời
tại chùa Hoằng Pháp, trụ thế 88 năm, được 65 năm tuổi đạo.
Cuộc đời của Hòa thượng Ngộ Chân Tử gắn liền với những công tác
truyền giáo Phật pháp và công tác từ thiện xã hội. Vì thế, uy tín và đức độ của
ông được người dân hết sức ca gợi và tán dương. Đặc biệt, với người dân
huyện Hóc Môn thì danh tính và công đức của ông bất kỳ người dân nào cũng

đều biết tới. Uy tín của ông nói riêng và của chùa Hoằng Pháp vì thế mà ngày
càng được lan rộng, có ảnh hưởng lớn trong dân chúng. Hiện nay, người ta
vẫn còn truyền tai nhau những lời thơ ca gợi công đức của ông:
“Đất thảm trời sầu Hòa thượng quy
Đau lòng Phật tử với Tăng Ni
Nhớ thương Đại lão tâm Bồ tát
Kính mến cao Tăng hạnh đại bi.
Giáo lý in kinh rèn đệ tử
Đạo vàng lập trại cứu cô nhi
Đại hiền rũ thoát nơi trần tục
Nghĩa nặng ơn sâu đức độ trì.” [18, tr. 35]
Kế tục sự nghiệp của Hòa thượng Ngộ Chân Tử tại chùa Hoằng Pháp là
Thượng tọa Thích Chân Tính. Thượng tọa Thích Chân Tính là đệ tử của Hòa
thượng Ngộ Chân Tử. Ông trụ trì tại chùa Hoằng Pháp từ năm 1988 tới nay.
Năm 1995, ông cho tái thiết lại chính điện của chùa, mở rộng hơn nữa
chính điện với diện tích chính điện hơn 750m2, kiến trúc theo lối chữ “công”.
Tuy hình thức mới xong ngôi chùa vẫn mang dáng vẻ cổ kính giống như
những ngôi chùa ở miền Bắc với góc đao cong vút. Toàn bộ cánh cửa, bao
lam, án thờ đều làm bằng gỗ quý, chạm trổ rất tinh vi. Hai bên bậc cấp dẫn lên
thềm tiền đính chính điện là hai con sư tử lớn. “Hai bên cửa chính điện là hai
bức phù điêu khắc tượng thần Kim Cang với vẻ mặt cương nghị, thân hình
mang dáng đẹp khỏe mạnh của người lực sĩ. Nội điện gồm tiền Phật hậu Tổ.
17


Tiền điện thờ đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ngự trên tòa sen trong tư thế
thiền định, chiều cao khoảng 4,50m. Phía trên chung quanh vách tường là bảy
bức phù điêu chạm khắc hình ảnh cuộc đời đức Phật từ lúc xuất gia cho đến
khi nhập niết bàn. Phía trên và dưới bức phù điêu đối diện với tượng Phật là
hai hàng chữ “Phật Nhật Tăng Huy - Pháp Luân Thường Chuyển”. Trước án

thờ là bao lam bằng gỗ điêu khắc hình “cửu long chầu nguyệt”. Phía trên bao
lam là ba cuốn thư cũng bằng gỗ khắc chữ Hán; cuốn ở giữa đề “Thiên nhơn
sư”, hai cuốn hai bên đề chữ “Từ bi” và “Trí tuệ”.
Hậu Tổ thờ cố Hòa Thượng Ngộ Chân Tử, Tổ khai sơn chùa Hoằng
Pháp. Và trên tường là hai bức phù điêu miêu tả cuộc đời hành đạo của ông.
Hai bên tả hữu là bàn thờ chư hương linh.
Đối diện với chính điện là tượng đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
tọa thiền dưới gốc cây Bồ đề. Phía trước cây Bồ đề là cổng tam quan mới
đựơc xây dựng vào tháng 6 năm 1999. Từ ngoài nhìn vào cổng tam quan,
cổng chính đề chữ “Chùa Hoằng Pháp”, hai cổng phụ bên trái đề chữ “Từ bi”,
bên phải đề chữ “Trí tuệ”. Dọc theo hai cột của cổng chính có hai câu đối:
“Hoằng dương đại đạo chỉ bày nhân loại nhận ra chân thật tính
Pháp Phật nhiệm màu khai thị chúng sinh ngộ được Bồ đề tâm”.
Dọc theo hai cổng phụ có hai câu đối:
“Từ bi cứu bốn loài qua bể khổ đau
Trí tuệ độ ba cõi đến bờ hạnh phúc”.
Từ trong cổng tam quan nhìn ra, dọc theo hai cột chính có hai câu đối:
“Tri ân Hòa Thượng Tôn sư gây dựng cảnh thiền từ đất Bắc
Báo đáp Cao Tăng Tổ đức vun trồng vườn giác tại miền Nam”.
Dọc theo hai cổng phụ có hai câu đối:
“Đến cửa chùa rũ bỏ trần duyên tính xấu
Vào điện Phật giữ gìn mối đạo tâm lành”.
Tất cả các câu đối trên cổng tam quan đều được khắc bằng chữ Việt.
18


Bên trái chính điện nhìn từ ngoài vào là tháp “Nhị Nghiêm”, nơi an trí
nhục thân cố Hòa Thượng Ngộ Chân Tử. Cách một khoảng là tháp các
vị Ni của chùa đã quá cố. Tiếp đến là nhà ăn rộng rãi, thoáng mát có hòn non
bộ mới tạo. Song song là dãy nhà dưỡng lão nữ, gồm mười phòng, mỗi phòng

bốn người ở với đầy đủ tiện nghi. Sau cuối là nhà trù. Bên phải chính điện
nhìn từ ngoài vào là vườn cây với thảm cỏ xanh tươi. Sát bờ tre là một tòa non
bộ cao hơn 10m rộng 20m nằm trên một hồ nước. Bên trong hồ ngay chính
giữa tôn trí tượng đức Quan Thế Âm Bồ Tát bằng cẩm thạch trắng cao 5m.
Đây là công trình non bộ lớn và đẹp nhất trong các chùa tại Tp. Hồ Chí Minh
hiện nay. Tiếp đến là hòn non bộ nhỏ trong hồ tròn. Sau đó là tháp Phổ Độ,
nơi để cốt của thập phương bá tánh. Phía sau chính điện là Tăng đường, cũng
dùng làm giảng đường có thể chứa khoảng trên 300 thính giả. Trước tăng
đường là hai bãi cỏ xanh tươi với cây me cổ thụ lâu đời.” [25].
Từ khi kế thừa sự nghiệp của Hòa thượng Ngộ Chân Tử tại chùa Hoằng
pháp đến nay, Thượng tọa Thích Chân Tính tiếp tục quan tâm tới việc hoằng
truyền chính pháp, đặc biệt là việc truyền pháp trong giới trẻ và quan tâm tới
các hoạt động từ thiện. Ông luôn sáng tạo ra nhiều hình thức tu học khác nhau
phù hợp với từng lứa tuổi để có thể tổ chức thành công nhiều khóa tu dành
cho nhiều người ở nhiều nơi về tham dự. Những khóa tu dành cho bệnh nhân,
hay những khóa tu dành cho học sinh, sinh viên, dành cho người lớn tuổi...
Ông được các tu sĩ ở trong chùa ca ngợi về tài tổ chức khoa học và hiện đại.
Những bài thuyết pháp của ông không dùng những ngôn ngữ cao sang, bóng
bẩy mà sử dụng thứ ngôn ngữ bình dị, gần gũi, sống động, giúp cho bất kỳ ai
nghe ông thuyết pháp đều cảm thấy được sự an lạc, nhẹ nhàng trong tâm hồn.
Các hoạt động từ thiện của chùa gắn liền với các hoạt động xã hội và các hoạt
động của chùa mang tính nhập thế cao, vì vậy có ảnh hưởng trực tiếp và gần
gũi với cuộc sống của người dân.
Như vậy, chùa Hoằng Pháp từ khi thành lập tới nay đã trải qua hai đời

19


trụ trì đó là: Hòa thượng Ngộ Chân Tử (1957 - 1988) và Thượng tọa
Thích Chân Tính (từ 1988 đến nay). Với uy tín và công đức của hai vị trụ trì,

chùa Hoằng Pháp ngày càng thu hút đông đảo Phật tử từ các nơi. Hàng năm,
chùa tổ chức rất nhiều các khóa tu và các hoạt động thiện nguyện, cho tới nay,
số lượng Phật tử tham dự mỗi khóa tu của chùa đã lên tới hơn ba ngàn người.
Ngoài ra, mỗi chủ nhật hàng tháng đều tổ chức khóa tu niệm Phật với số
lượng Phật tử tham dự ngày càng đông, có lúc lên tới 15 ngàn người. Uy tín
của chùa ngày càng rộng. Nhà chùa hiện đang xây dựng tiếp 6 chi nhánh ở
các tỉnh trong cả nước.

20


×