TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
----------o0o---------
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập:
NGÂN HÀNG VIETINKBANK – KCN TIÊN SƠN
Giáo viên hướng dẫn
:
Sinh viên thực tập
:
Lớp
:
Mã sinh viên
:
HÀ NỘI - 2016
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................5
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1 : CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG VIETINBANK –
CHI NHÁNH KCN TIÊN SƠN..........................Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Phòng Hành chính – Nhân sự..............Error:
Reference source not found
Sơ đồ 2.3: Quy trình tuyển dụng của ngân hàng Vietinbank – chi nhánh KCN Tiên
Sơn........................................................................ Error: Reference source not found
Bảng 1.1: Bảng tình hình nhân lực của Ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh KCN
Tiên Sơn giai đoạn 2013-2015.............................. Error: Reference source not found
Bảng 1.2: Bảng tài sản của Ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh KCN Tiên Sơn giai
đoạn 2013-2015..................................................... Error: Reference source not found
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank KCN Tiên Sơn trong giai
đoạn 2013-2015..................................................... Error: Reference source not found
Bảng 2.1: Cơ cấu nhân lực của phòng HCNS trong ba năm 2013, 2014, 2015 Error:
Reference source not found
Bảng 2.2: Bảng nhu cầu tuyển dụng của Chi nhánh – Năm 2015. .Error: Reference
source not found
Bảng 2.3: Số lượng và chi phí nhân lực được đào tạo của Ngân hàng Vietinbank –
Chi nhánh KCN Tiên Sơn trong 3 năm 2013-2015........Error: Reference source not
found
Bảng 2.4: Thực trạng về hiệu quả sử dụng lao động của ngân hàng Vietinbank chi
nhánh KCN Tiên Sơn từ 2013-2015.....................Error: Reference source not found
Bảng 2.5: Thực trạng về hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng của Ngân hàng
Vietinbank – chi nhánh KCN Tiên Sơn trong giai đoạn 2013-2015 Error: Reference
source not found
Bảng 2.6: Thực trạng về hiệu quả sử dụng chi phí đào tạo của Ngân hàng
Vietinbank – chi nhánh KCN Tiên Sơn trong giai đoạn 2013-2015 Error: Reference
source not found
Bảng 2.7: Thực trạng về hiệu quả sử dụng tiền lương của Ngân hàng Vietinbank –
chi nhánh KCN Tiên Sơn trong giai đoạn 2013-2015....Error: Reference source not
found
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
`
STT
1
TỪ VIẾT TẮT
CN
Ý NGHĨA
Chi nhánh
2
KCN
Khu Công Nghiệp
3
PGD
Phòng giao dịch
4
QĐ
5
HĐQT
Hội đồng quản trị
6
NHNN
Ngân hàng nhà nước
7
NHCTVN
Quyết định
Ngân hàng công thương Việt Nam
PHẦN 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh KCN Tiên Sơn.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vietinbank chi nhánh KCN Tiên Sơn
Với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2010 là
“Đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa”, Bắc Ninh đã lựa chọn đầu tư phát triển
kinh tế với trọng tâm là các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp đa nghề
và các KCN làng nghề. Trong đó, KCN Tiên Sơn là KCN đầu tiên dược quy hoạch và
đi vào hoạt động. Nắm bắt được những thế mạnh và chiến lược phát chiển của tỉnh,
năm 2003 Ngân hàng Công Thương Bắc Ninh đã thành lập PGD KCN Tiên Sơn.
Ngân hàng Công Thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Tiên Sơn được thành lập
ngày 1/12/2004 theo quyết định số 184/QĐ/HĐQT của Hội đồng quản trị Ngân hàng
Công Thương Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Công thương Bắc Ninh
Ngày 01/01/2006, theo quyết định số 388/QĐ – HĐQT – NHCT1 của Hội đồng
quản trị Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Chi nhánh KCN Tiên Sơn chính thức trở
thành chi nhánh cấp 1 phụ thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
Vietinbank chi nhánh KCN Tiên Sơn có trụ sở chính đặt tại số 18 - Đường TS11 KCN Tiên Sơn.Chi nhánh hiện có 06 phòng giao dịch (PGD) trực thuộc bao gồm: PGD
Đại Phúc, PGD VSIP, PGD Đông Ngàn, PGD KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh, PGD KCN
Yên Phong, PGD Thị trấn Lim. Sau gần 10 năm hoạt động, chi nhánh đã đạt được rất
nhiều thành tựu. Chi nhánh có uy tín đứng đầu trong hệ thống các tổ chức tín dụng trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Vietinbank chi nhánh
KCN Tiên Sơn
Chức năng của chi nhánh:
Vietinbank chi nhánh KCN Tiên Sơn là đơn vị trực thuộc của Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), chịu sự lãnh đạo và
điều hành tập trung, thống nhất của Ban lãnh đạo có chức năng tham mưu, giúp Ban
lãnh đạo quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng trên địa bàn, thực hiện
một số nghiệp vụ Ngân hàng Công thương theo ủy quyền của Ban lãnh đạo.
Vietinbank Chi nhánh KCN Tiên Sơn là đơn vị hạch toán, kế toán phụ thuộc, có con
dấu và bảng cân đối tài khoản theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ của chi nhánh:
Tổ chức phổ biến, chỉ đạo, triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của
Nhà nước, của Ngân hàng Công thương Việt Nam về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến
các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn.
1
Thực hiện nhiệm vụ cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ
chức tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân… trên địa bàn theo ủy quyền của Ban lãnh đạo
và quy định của pháp luật.
Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng khác cho các
tổ chức tín dụng và kho bạc Nhà nước trên địa bàn.
Báo cáo trả lời chất vấn theo yêu cầu của cấp ủy, chính quyền địa phương…trên
địa bàn theo quy định của Ban lãnh đạo và của pháp luật.
Quản lý tài chính, tài sản và cơ sở vật chất kỹ thuật, tin học được giao theo quy
định của NHCTVN và của pháp luật.
2
Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh:
Sơ đồ 1.1 : CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG VIETINBANK –
CHI NHÁNH KCN TIÊN SƠN
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG HÀNH
CHÍNH
PGD
ĐẠI
PHÚC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG KHÁCH
HÀNG DOANH
NGHIỆP
PGD THỊ
TRẤN
LIM
PHÒNG KẾ
TOÁN
PGD
VSIP
BẮC
NINH
PGD
YÊN
PHONG
PHÒNG TIỀN
TỆ KHO QUỸ
PGD
NAM
SƠN
PHÒNG BÁN LẺ
PGD
ĐÔNG
NGÀN
( Nguồn: Phòng HCNS Ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh KCN Tiên Sơn)
3
1.3. Lĩnh vực và đặc điểm của chi nhánh:
1.3.1. Lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh ngân hàng
1.3.2. Các nghiệp vụ được phép tiến hành kinh doanh:
Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam được phép thực hiện các
hoạt động nghiệp vụ sau đây theo quy định của luật các tổ chức tín dụng, pháp lệnh
ngoại hối và các quy định có liên quan về hoạt động của ngân hàng thương mại:
Huy động vốn:
- Nhận tiền gửi; Phát hành giấy tờ có giá; Vay vốn của các tổ chức tín dụng
khác và của tổ chức tín dụng nước ngoài;
Hoạt động tín dụng:
- Cho vay; Bảo lãnh; Chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác;
Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:
- Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tại các tổ chức tín dụng khác;
Mở tài khoản cho khách hàng trong nước và ngoài nước; Cung ứng các phương tiện
thanh toán
Các hoạt động khác:
- Góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác
theo quy định của pháp luật; Tham gia thị trường tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước tổ
chức;
1.4. Khái quát về các hoạt động kinh tế và nguồn lực của chi nhánh:
1.4.1. Các hoạt động kinh tế của chi nhánh:
Nhận tiền gửi: Mở tài khoản, nhận các loại tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm
bằng VNĐ và ngoại tệ với lãi suất linh hoạt, hấp dẫn;
Cho vay: cho vay ngắn hạn, trung dài hạn với các tổ chức, cá nhân và doanh
nghiệp, cho vay ủy thác, đồng tài trợ, hợp vốn;
Tài trợ thương mại: Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện
hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh nhận hàng.
Các dịch vụ thanh toán: Thanh toán trong nước và quốc tế, ủy nhiệm chi, séc,
chi trả kiều hối.
Dịch vụ ngân quỹ: Mua bán giấy tờ có giá, thu chi hộ tiền mặt, quản lý tài sản hộ;
Dịch vụ thẻ: Phát hành, thanh toán thẻ ghi nợ quốc tế, tín dụng quốc tế, thẻ
ATM, chi trả lương qua tài khoản E-Partner.
Các dịch vụ ngân hàng điện tử.
4
1.4.2: Nguồn lực của chi nhánh:
Bảng 1.1: Bảng tình hình nhân lực của Ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh
KCN Tiên Sơn giai đoạn 2013-2015
(Đơn vị : Người)
Năm
STT
Chỉ tiêu
So sánh
2013
2014
2015
1
Giới
tính
Nam
Nữ
25
37
29
41
35
44
2
Trình
độ
Thạc sĩ
10
11
13
3
2014/2013
Số lượng Tỷ lệ (%)
4
16.0
4
10.8
1
2015/2014
Số lượng Tỷ lệ (%)
6
20.6
3
7.3
10.0
2
Đại học
46
53
58
7
15.2
5
Trung cấp
6
7
8
1
16.6
1
Tổng số nhân lực
62
70
79
8
12.9
9
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh KCN Tiên Sơn)
18.1
9.4
14.2
12.8
1.4.3. Về tài sản:
Bảng 1.2: Bảng tài sản của Ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh KCN Tiên Sơn
giai đoạn 2013-2015.
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Dự trù và thanh
toán
Các khoản đầu
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Số tiền
Số tiền
Số tiền
8.061
10.799
18.883
1.901.491
2.281.121
2.859.917
tư cho vay
Tài sản cố định
26.633
23.223
19.471
Tài sản khác
510.335
644.344
102.200
Tổng tài sản
2.446.520
2.959.489
3.000.525
(Nguồn: Phòng HCNS Ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh KCN Tiên Sơn)
1.4.4. Về cơ sở vật chất:
Tại mỗi phòng giao dịch đều được trang bị đầy đủ các trang thiết bị chiếu sáng
và các trang thiết bị phục vụ cho công việc như: máy tính, điện thoại, quạt gió, quạt
sởi ấm, máy in… Ngoài ra, phòng họp của công ty còn trang bị máy chiếu để phục vụ
cho công việc của nhân viên trong công ty. Chi nhánh đã triển khai nhiều công nghệ
mới như ngân hang lõi mới, hệ thống này cho phép xử lý giao dịch trực tuyến được
5
tốt hơn…
1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh:
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank KCN Tiên Sơn trong
giai đoạn 2013-2015.
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm
So sánh
2013/2014
2014/2015
STT
Chỉ tiêu
Số
Tỷ lệ
Tỷ lệ
2013 2014
2015
Số lượng
lượng
(%)
(%)
510
21.7
51
1.8
1 Tổng nguồn vốn huy động 2351
2861
2912
2
Tổng dư nợ cho vay
1901
2281
2859
3
Tổng doanh thu
328
388
406
4
Tổng chi phí
278
330
341
5
6
7
Thu dịch vụ
8
Lợi nhuận
50
Nộp ngân sách Nhà nước
1.1
(Nguồn Phòng HCNS
380
60
20.0
18.3
578
18
25.3
4.6
52
18.7
11
3.3
0.8
10.0
2.1
23.9
8.8
10.9
8
16.0
7
12.1
58
65
0.1
9.1
0.4
33.3
1.2
1.6
Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh KCN Tiên
Sơn)
Về nguồn vốn: Tính đến 31/12/2015 nguồn vốn của chi nhánh đạt 2912 tỷ đồng
tăng 51 tỷ đồng, tương đương 1.78% so với năm 2014.
Về dư nợ: Dư nợ của chi nhánh đến 31/12/2015 đạt 2859 tỷ đồng, tăng 587 tỷ,
tương đương với 25,73% so với năm 2014.
Lợi nhuận: Tính đến 31/12/2015 của chi nhánh đạt 65 tỷ đồng, tăng 7 tỷ so với
năm 2014, tương đương với 12% lợi nhuận năm 2014.
6
PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA NGÂN
HÀNG VIETINBANK – CHI NHÁNH KCN TIÊN SƠN
2.1. Tình hình nhân lực và chức năng, nhiệm vụ của Phòng HCNS
2.1.1. Tình hình nhân lực của phòng HCNS
Phòng HCNS tại ngân hàng Vietinbank – chi nhánh KCN Tiên hiện tại gồm 9
người: 1 Trưởng phòng, 4 nhân viên làm công tác lao động tiền lương, hành chính, văn
thư, 2 bảo vệ và 2 lái xe.
Bảng 2.1: Cơ cấu nhân lực của phòng HCNS trong ba năm 2013, 2014, 2015
Đơn vị: Người
Năm
STT
1
2
3
Chỉ tiêu
Giới
Nam
Nữ
tính
So sánh
2013
2014
2015
3
3
3
4
4
5
2014/2013
Số lượng Tỷ lệ (%)
0
0
1
33,3
Đại học
2
3
4
Cao đẳng
1
1
1
độ
Phổ thông
3
3
4
Tổng số nhân lực
6
7
9
(Nguồn Phòng HCNS Ngân hàng
Trình
2015/2014
Số lượng Tỷ lệ (%)
1
33,3
1
25
1
50
1
33,3
0
0
0
0
0
0
1
33.3
1
16,7
2
28,6
Vietinbank – chi nhánh KCN Tiên
Sơn)
Từ cơ cấu nhân lực trên có thể thấy, hiện nay, tại phòng HCNS của ngân hàng
Vietinbank – chi nhánh KCN Tiên Sơn, số nhân viên nữ chiếm 55,5% còn lại là nhân
viên nam chiếm 44,5%. Trên thực tế, số nhân viên nam tại phòng HCNS đều là những
lao động phổ thông làm các công việc lái xe và bảo vệ. Số nhân viên nữ còn lại chính
là trưởng phòng HCNS, nhân viên làm công tác lao động tiền lương, hành chính, số
nhân viên này đều có trình độ cao đẳng hoặc đại học.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng HCNS
Chức năng:
Tham mưu cho Ban Giám Đốc chi nhánh trong công tác quản lý cán bộ, văn
phòng, hành chính quản trị của chi nhánh.
Nhiệm vụ:
Trực tiếp phối hợp với bộ phận quản lý nhân sự, quản lý tiền lương và đào tạo tại
trụ sở chính để phổ biến, triển khai thực hiện và theo dõi giám sát kết quả thực hiện
7
các cơ chế, chính sách một cách hiệu quả;
Thực hiện quy định của Nhà nước và của NHCT có liên quan đến chính sách cán
bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…;
Lập kế hoạch, thực hiện việc mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị
và phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh tại CN, thực
hiện theo dõi bảo dưỡng, công cụ lao động theo ủy quyền…;
Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hội họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết…
2.1.3. Tổ chức bộ phận quản trị nhân lực của Chi nhánh
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Phòng Hành chính – Nhân sự
(Nguồn Phòng HCNS Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh KCN Tiên Sơn)
Trưởng phòng HCNS có nhiệm vụ xây dựng chiến lược nhân sự trong dài hạn
nhằm phục vụ mục tiêu hoạt động của ngân hàng; xây dựng các chính sách nhân sự
(tiền lương, nội quy, quy chế…); tư vấn và hỗ trợ cho Ban giám đốc trong chiến lược
định hướng phát triển nhân sự theo từng thời kỳ phát triển; xây dựng hệ thống văn bản
hành chính chuẩn mực, phù hợp pháp luật và phục vụ công tác nội bộ.
Nhân viên nhân sự có nhiệm vụ: xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng, kế
hoạch đào tạo; theo dõi và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho NLĐ
toàn công ty; theo dõi, cập nhật và quản lý hồ sơ lao động của ngân hàng; vận hành hệ
thống lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ khác theo đúng quy định của ngân
hàng; thực hiện các công việc khác liên quan hoặc theo yêu cầu của trưởng phòng
8
HCNS.
Nhân viên hành chính có nhiệm vụ tổ chức lữu trữ toàn bộ các hệ thống công
văn, giấy tờ, hợp đồng, tài liệu liên quan; thu xếp in ấn, photocopy tài liệu khi cần
thiết; hỗ trợ cho các cuộc họp nội bộ của ngân hàng; lên kế hoạch mua sắm, chịu trách
nhiệm theo dõi và quản lý các tài sản, thiết bị tại văn phòng.
Nhân viên bảo vệ có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự khu vực để xe và các khu
vực khác trong ngân hàng; hỗ trợ khách hàng dắt xe, giữ xe; đóng, mở cửa công ty
theo đúng giờ quy định.
Nhân viên lái xe có nhiệm vụ vận chuyển tiền của CN đi các PGD, đưa đón cán
bộ và Ban giám đốc đi làm; đưa đón cán bộ, Ban giám đốc đi làm nhiện vụ của ngân
hàng.
2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường quản trị nhân lực tới hoạt động
quản trị nhân lực của Chi nhánh
2.2.1. Nhân tố bên ngoài
Thứ nhất, thị trường lao động. Hiện nay, Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ “dân
số vàng” với số người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 60% đã tạo nên một thị
trường lao động dồi dào. Điều này đã tạo cơ hội Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh
KCN Tiên Sơn tiến hành các hoạt động tuyển dụng một cách hiệu quả nhất khi công
ty sử dụng đa phần là lực lượng lao động trẻ, có độ tuổi từ 22 – 35. Với nguồn tuyển
dụng phong phú, bộ phận nhân sự của CN dễ dàng thu hút được những lao động có
chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đề ra của ngân hàng.
Thứ hai, hoạt động quản trị nhân lực còn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các cơ chế,
chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Đường lối, chính sách pháp luật của Đảng
và Nhà nước có vai trò tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản trị nhân lực không
chỉ với chi nhánh mà còn với nhiều ngân hàng khác. Ở nước ta, hệ thống pháp luật
được coi là khá hiện đại, đặc biệt là Bộ Luật Lao động. Những nội dung của bộ luật tác
động trực tiếp tới các chính sách nhân sự của ngân hàng thông qua những điều chỉnh
có liên quan tới chính sách lương, thưởng, bảo hiểm, phụ cấp… sao cho phù hợp với
quy định của Bộ luật.
Thứ ba, đối thủ cạnh tranh. Trên địa bàn Bắc Ninh có rất nhiều ngân hàng đang
hoạt động, họ đều là những đối thủ cạnh tranh lớn mà CN đang phải đối mặt. Với tình
9
hình cạnh tranh như hiện nay, các tổ chức đều cần nhân tài, cần những lao động có
chất lượng cao, trong khi đó, lao động có trình độ cao trên thị trường lại là nguồn lực
khan hiếm. Vì vậy, không chỉ riêng CN mà các ngân hàng khác cũng cần có chính sách
tuyển dụng và thu hút nhân tài hợp lý, đồng thời cần có những chính sách phù hợp để
giữ chân nhân viên giỏi. Để tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh đó, CN đang tích
cực thúc đẩy tính sáng tạo, tích cực làm việc của nhân viên và nhà quản lý để nâng cao
tính cạnh tranh, khuyến khích nhân viên đạt được mục tiêu đề ra thông qua việc xây
dựng chính sách lương, phúc lợi hợp lý, cải thiện môi trường và điều kiện làm việc.
2.2.2. Nhân tố bên trong
Thứ nhất, mục tiêu, sứ mạng, chiến lược kinh doanh trong ngân hàng. Để thực
hiện tham vọng là một trong năm ngân hàng đứng đầu tỉnh Bắc Ninh, CN đã và đang
triển khai các kế hoạch tuyển dụng nhân lực và đầu tư mở rộng quy mô trong các năm
tới. Sự thay đổi này cần sự phối hợp hiệu quả giữa bộ phận nhân sự với các bộ phận
khác, đảm bảo CN có được nguồn nhân lực tốt nhất, phục vụ tốt cho chiến lược kinh
doanh trong thời gian tới. Ngoài sự thay đổi trong hoạt động tuyển dụng, các hoạt
động quản trị nhân lực khác như: đào tạo, truyền thông, đánh giá, đãi ngộ nhân lực
cũng cần có những thay đổi phù hợp.
Thứ hai, sự ảnh hưởng bởi quan điểm của NHTMCP công thương Việt Nam.
Hoạt động kinh doanh của CN phụ thuộc vào những quan điểm, phong cách quản trị
và sự nhìn nhận vấn đề của ban lãnh đạo, đặc biệt Tổng Giám Đốc. Những quyết định,
quan điểm đó buộc các nhà quản lý và nhân viên phải thi hành. Sự thay đổi về quan
điểm và chiến lược kinh doanh của CN trong thời gian tới cũng tác động trực tiếp tới
hoạt động quản trị nhân lực. Cụ thể qua các chiến lược tuyển mộ, tuyển chọn, công tác
đánh giá, đào tạo và phát triển, đãi ngộ nhân sự…
Thứ ba, sự ảnh hưởng của ý chí và nguyện vọng của nhân viên. Nguyện vọng và ý
chí của nhân viên phản ánh động lực làm việc của họ. Các nguyện vọng này tập trung
chủ yếu ở khía cạnh tăng lợi ích và giảm nghĩa vụ của nhân viên. Cụ thể, trong thời
gian qua, cùng với sự trượt giá của đồng tiền và hiệu quả kinh doanh của CN, Ban
giám đốc đã điều chỉnh tăng lưởng cho nhân viên, tăng các khoản phúc lợi lên mức
hợp lý nhất.
2.3. Thực trạng hoạt động quản trị nhân lực của Chi nhánh
10
2.3.1. Thực trạng về quan hệ lao động của Chi nhánh
Tình hình quan hệ lao động tại ngân hàng Vietinbank – chi nhánh KCN Tiên Sơn
diễn ra theo cơ chế hai bên: một bên là nhân viên và một bên là Ban giám đốc. Đa
phần nhân viên và Ban giám đốc trong CN đều có trình độ cao đẳng trở lên nên họ
cũng có những hiểu biết nhất định về những quy định của Bộ luật lao động cũng như
những kiến thức cơ bản về quan hệ lao động.
CN đã ký kết hợp đồng lao động với nhiều nhân viên đảm nhận các chức danh
trong công ty, một số ít lao động còn lại khi được nhận vào làm thì chưa được ký kết
bất kỳ hợp đồng lao động nào.
Tính đến nay, CN đã thành lập được 10 năm với số lượng nhân viên hiện tại là 76
người chưa tính những nhân viên chưa vào biên chế. Tuy nhiên, việc đối thoại giữa
nhân viên với Ban giám đốc vẫn được thực hiện trực tiếp, thông qua văn bản hoặc
trong những cuộc họp. Vì vậy, trong CN mối quan hệ giữa mọi người rất tốt, hầu như
không xảy ra mâu thuẫn.
2.3.2.
Thực trạng về tổ chức lao động của Chi Nhánh.
Nhân viên trong CN được phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể, phù hợp với
năng lực chuyên môn của mình, được hướng dẫn, thực hiện nội quy lao động, được
phổ biến quy chế làm việc, thời gian làm việc và các quy định khác liên quan tới
quyền lợi, trách nhiệm của nhân viên. Thời gian làm việc đối với nhân viên: Sáng từ
8h00 – 11h30, chiều từ 13h30 đến 18h00 vào các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
CN phân chia lao động dựa theo chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban.
2.3.3. Thực trạng về định mức lao động của Chi nhánh
Chi nhánh sử dụng phương pháp xây dựng định mức lao động tổng hợp theo định
biên (định mức biên chế). Chẳng hạn tại CN một cán bộ tín dụng tại phòng Bán lẻ có
định mức lao động là 80 tỷ dư nợ/năm và được chia ra hàng tháng. Nếu hoàn thành tốt
được chỉ tiêu đề ra hoặc có thể chưa hoàn thành chỉ tiêu thì nhân viên sẽ được tăng,
giảm lương theo quy định cụ thể của CN.
CN phân chia lao động dựa theo chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban. Vì
vậy, công việc của các nhân viên không bị chồng chéo, mỗi người sẽ thực hiện những
nhiệm vụ khác nhau theo đúng phòng ban của mình. Tuy nhiên, khi khối lượng công
việc của một phòng ban nào đó quá lớn thì các phòng ban khác cũng giúp đỡ, hỗ trợ
11
lẫn nhau để có thể hoàn thành tốt công việc đó. Ở những bộ phận như phòng Khách
hàng doanh nghiệp và phòng Kế toán thì số lượng lao động nhiều hơn so với các
phòng ban khác do đây là những lĩnh vực tốn nhiều công sức nhất và đem lại lợi nhuận
cao giúp CN phát triển.
Mỗi nhân viên được trang bị bàn làm việc, máy tính và dụng cụ, thiết bị cần thiết
cho công việc. Nhân viên trong một phòng được bố trí bàn làm việc gần nhau, để hỗ
trợ và thuận tiện trao đổi, giúp đỡ nhau trong công việc.
2.3.4.
Thực trạng về hoạch định của Chi nhánh
Việc hoạch định nhân lực của CN sẽ dựa vào nhu cầu nhân lực của các phòng
ban, từ đó đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình, hoạt động đảm bảo cho
các phòng ban cũng như CN có đủ nhân lực với số lượng, chất lượng và cơ cấu phù
hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Tuy nhiên thì
cạnh tranh nhân lực ngày càng gay gắt trên thị trường hiện nay cũng phần nào làm cho
việc hoạch định nhân lực của CN trở nên khó khăn hơn.
Năm 2015 CN có dự định mở rộng quy mô, tăng số lượng người ở trụ sở chính
cũng như các PGD. Theo đó CN có nhu cầu tuyển dụng các vị trí để đáp ứng mục tiêu
đã đề ra.
Bảng 2.2: Bảng nhu cầu tuyển dụng của Chi nhánh – Năm 2015
STT
Vị trí tuyển dụng
Bộ phận
Số lượng
1
Nhân viên nhân sự
Hành chính nhân sư
2
2
Nhân viên vận hành IT
Kế toán
1
3
Giao dịch viên
PGD Đông Ngàn
2
4
Kỹ sư điện toán
Kế toán
1
5
Nhân viên bảo vệ
Hành chính nhân sự
1
6
Nhân viên kế toán
Kế toán
3
7
Tổng số lượng người cần tuyển
10
(Nguồn Phòng HCNS Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh KCN Tiên Sơn)
2.3.5. Thực trạng về phân tích công việc của Chi nhánh
CN cũng có thực hiện các hoạt động liên quan đến việc phân tích công việc. Tại
12
các vị trí công việc của CN đều có bản mô tả công việc, tiêu chuẩn công việc rơ ràng,
chi tiết và bộ phận tổ chức cán bộ thường xuyên kiểm tra, xem xét và bổ sung, bám sát
được tình hình kinh doanh của CN. Bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc
luôn được cập nhật kịp thời cho phù hợp với tình hình hoạt động và chiến lược của
CN, đồng thời làm cơ sở cho các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và đãi ngộ
trong hệ thống.
2.3.6. Thực trạng về tuyển dụng nhân lực
Quy trình tuyển dụng của ngân hàng Vietinbank – chi nhánh KCN Tiên Sơn
được tiến hành như sau
Sơ đồ 2.3: Quy trình tuyển dụng của ngân hàng Vietinbank – chi nhánh KCN
Tiên Sơn
(Nguồn Phòng HCNS Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh KCN Tiên Sơn)
Hồ sơ dự tuyển:
Sau khi tìm hiểu kỹ vị trí tuyển dung (mô tả công việc, yêu cầu của vị trí tuyển
dụng), ứng viên nộp hồ sơ dự tuyển. Tùy từng đợt tuyển dụng/vị trí tuyển dụng,
Vietinbank sẽ yêu cầu nộp hồ sơ online, nộp qua email hoặc bản cứng. Mọi thông tin
cung cấp trong hồ sơ dự tuyển phải đảm bảo là chính xác. Hồ sơ của bạn sẽ được đánh
giá, nếu phù hợp vị trí tuyển dụng và đáp ứng yêu cầu tuyển dụng, bạn sẽ nhận được
thông báo dự thi Vòng 1 (qua email hoặc qua tin nhắn SMS).
Thi tuyển Vòng 1 – Kiểm tra kỹ năng:
Phương thức thi tuyển: Có 2 phương thức thi tuyển: thi trực tiếp trên máy tính
hoặc thi trên giấy.
Nội dung thi: Kiến thức nghiệp vụ, Tiếng anh.
Ứng viên vượt qua Vòng 1 được mời tham dự thi tuyển Vòng 2 trong vòng 15
ngày sau thời điểm thi Vòng 1 (qua email hoặc tin nhắn SMS).
Thi tuyển Vòng 2 – Phỏng vấn:
Sau khi vượt qua Vòng 1, bạn sẽ được phỏng vấn chuyên sâu với các lãnh đạo
13
cấp cao của ngân hàng.
Thông báo kết quả:
Nếu bạn trúng tuyển, chúng tôi sẽ thông báo qua email hoặc điện thoại trong
vòng 30 ngày.
Nếu bạn không phù hợp với vị trí tuyển dụng của chúng tôi, bạn sẽ nhận được
Thư cảm ơn của Ngân hàng qua email trong vòng 45 ngày.
2.3.7. Thực trạng về đào tạo và phát triển nhân lực của Chi nhánh
Phương pháp đào tạo ngân hàng Vietinbank – chi nhánh KCN Tiên Sơn thường
áp dụng cho những nhân viên mới đó là chỉ dẫn công việc (kèm cặp, hướng dẫn tại
chỗ). Người kèm cặp thường là trưởng các phòng ban và người học sẽ là những nhân
viên mới hoặc những nhân viên cũ trong công ty nhưng được kiêm nhiệm thêm các
công việc mới. -Hình thức đào tạo đó là đào tạo trực tiếp, tức là người đào tạo (thường
là trưởng các phòng ban) sẽ hướng dẫn trực tiếp cho nhân viên trong CN theo mục
đích và yêu cầu nội dung công việc. Nội dung đào tạo chủ yếu của CN là chuyên môn
– nghiệp vụ và phương pháp công tác.
Ngoài ra, trong quá trình làm việc, nhân viên có trách nhiệm tham gia các đợt
sát hạch định kỳ về từng nội dung nghiệp vụ được quy định trong chương trình đào tạo
do CN ban hành. Khi xét thấy cần thiết phải kiểm tra lại kiến thức nghiệp vụ của nhân
viên thuộc một hay một số bộ phận nhằm phục vụ cho công tác quy hoạch luân chuyển
nhân sự của công ty, trưởng phòng HCNS quyết định tổ chức các cuộc kiểm tra, sát
hạch bất thường. Phòng nghiệp vụ chịu trách nhiệm chuẩn bị đề thi và tổ chức sát hạch
lại theo định kỳ các nội dung nghiệp vụ mà CN đã đào tạo cho nhân viên. Đề thi và kết
quả sát hạch phải trình Ban Giám đốc phê duyệt. Những nhân viên không vượt qua
được kỳ sát hạch hoặc trong quá trình làm việc mắc nhiều lỗi nghiệp vụ sẽ phải tham
gia một khóa đào tạo nội bộ do CN tổ chức
14
Bảng 2.3: Số lượng và chi phí nhân lực được đào tạo của Ngân hàng Vietinbank –
Chi nhánh KCN Tiên Sơn trong 3 năm 2013-2015
Năm
2014
2013
2015
So sánh
So sánh
2014/2013
Số lượng Tỷ lệ
2015/2014
Số lượng Tỷ
(%)
lệ
Chỉ tiêu
(%)
Số lượng NV
được đào tạo
10
(Người)
Vị trí đào tạo
14
16
- 3 nhân
- 5 nhân
- 7 nhân
viên kế
viên
viên kế
toán
phòng bán toán,
- 2 nhân
lẻ,
- 4 nhân
viên nhân
- 4 giao
viên nhân
sự
dịch viên
sự
- 5 nhân
- 5 nhân
- 5 nhân
viên tín
viên
viên thẩm
dụng
phòng
định
4
40
2
14,3
khách
hàng
(Nguồn Phòng HCNS Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh KCN Tiên
Sơn)
2.3.8. Thực trạng về đánh giá nhân lực của Chi nhánh
Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh KCN Tiên Sơn sử dụng phương pháp KDI –
bộ chỉ số đánh giá công việc. Mỗi chức danh sẽ có bản mô tả công việc hoặc kế hoạch
làm việc hàng tháng. Qua đó cấp quản lý sẽ áp dụng các chỉ số để đánh giá hiệu quả
của chức danh đó. Dựa trên việc hoàn thành KPI, CN sẽ có chế độ thưởng phạt cho
từng vị trí cá nhân. Có nhiều loại KDI khác nhau nhưng CN sử dụng chủ yếu là:
- Hệ thống KPI hành vi (behaviour): Các KPI xây dựng theo tiêu chuẩn hành vi
15
thích hợp với các đầu ra mang tính tính định tính cao, hay nói cách khác là khó lượng
hóa đầu ra. Ví dụ tại vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng CN, thì các hành vi của
nhân viên như tích cực làm việc, chăm chỉ, cẩn thận là những yếu tố tiên quyết đảm
bảo đầu ra tại vị trí làm việc.
- Hệ thống KPI năng lực (competencies): Bộ chỉ tiêu KPI về năng lực tập trung
vào đánh giá khả năng của người nhân viên. Hệ thống này chú trọng vào nguyên nhân
thay vì kết quả như trong hệ thống KPI tập trung đầu ra.
Quá trình đánh giá hiệu suất bao KPI gồm 3 bước: chuẩn bị, họp đánh giá và
quyết định xếp hạng. Quá trình này giúp gia tăng đối thoại hai chiều giữa các cấp quản
lý và nhân viên, đảm bảo người nhân viên được đưa ra ý kiến phản hồi.
2.3.9. Thực trạng về trả công của Chi nhánh
Tiền lương :
Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh KCN Tiên Sơn trả lương cho lao động biên
chế, lao động kí hợp đồng dài hạn hay ngắn hạn đều áp dụng cách trả lương giống
nhau và tiền lương của họ được tính theo một trong hai cách: trả lương theo doanh thu
và trả lương theo công việc. Tùy theo vị trí công việc mà họ đảm nhận để áp dụng hình
thức trả lương: nếu là cán bộ tại phòng Bán lẻ thì trả lương theo doanh thu trực tiếp;
nếu là cán bộ gián tiếp (làm việc tại văn phòng, quản lý) thì được tính lương theo chế
độ,chức danh công việc.
Đối với nhân viên thời vụ tiền công được tính theo giờ làm việc và tùy vào từng
thời điểm để thỏa thuận với người lao động về mức tiền công phải trả.
Đãi ngộ:
Tất cả nhân viên chính thức của CN đều được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp phù hợp với Luật lao động Việt Nam. Ngoài
việc thực hiện chính sách phúc lợi của Nhà nước, vào những dịp lễ, Tết, 30/4-01/5,
2/9…, cán bộ công nhân viên được xét mức trợ cấp nhằm động viên tinh thần làm việc
của họ. Chi nhánh thưởng định kỳ theo quý cho cán bộ nhân viên dựa trên kết quả đánh
giá và lợi nhuận CN thu được. Bên cạnh đó, CN cũng thường xuyên quan tâm chăm lo
đời sống vật chất, tinh thần cho người lao tổ chức các hội thao bóng đá, bóng chuyền,
chạy, …giao lưu giữa các đơn vị nhằm tạo tinh thần đoàn kết, giao lưu và học hỏi; tổ chức
ngày Quốc tế thiếu nhi và Trung thu cho các cháu nhỏ là con em người nhân viên trong
16
CN. Chi nhánh chú trọng xây dựng môi trường làm việc dân chủ, công bằng, lãnh đạo có
“tầm” phải có cả “tâm”, nhân viên đoàn kết, giúp đỡ nhau khi khó khăn.
Nhìn chung, trả công lao động tại CN tuân thủ theo các quy định của pháp luật, tạo
được động lực cho nhân viên cống hiến và tích cực làm việc. Tuy nhiên, vẫn còn một số
hạn chế như: động cơ khuyến khích chưa được mở rộng với tất cả các nhà quản trị và
nhân viên, không nên chỉ chú trọng đến cấp quản lý; công tác khích lệ chưa thực sự được
liên kết chặt với việc hoàn thành các mục tiêu hoạt động được nêu trong kế hoạch
2.3.10. Thực trạng về hiệu quả sử dụng lao động của Chi nhánh
Bảng 2.4: Thực trạng về hiệu quả sử dụng lao động của ngân hàng Vietinbank
chi nhánh KCN Tiên Sơn từ 2013-2015.
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Các chỉ tiêu
1
Doanh thu
thuần
2
Tổng số
nhân viên
(người)
2013
2014
328.000
388.000
62
70
2015
So sánh
So sánh
2014/2013
2015/2014
Số
lượng
Tỷ lệ
406.000 60.000
79
8
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
18,3
18.000
4,6
12,9
9
12,8
18,7
11.000
3,3
(%)
3
Tổng chi phí
278.000
330.000
341.000 52.000
4
Lợi nhuận
sau thuế
50.000
58.000
70.000
8.000
16
12.000
20
5
Năng suất
lao động
(triệu
đồng /người)
5.290
5.542
5.139
252
4,76
-403
-7,27
6
Lợi nhuận
bình quân
806
830
886
24
2.97
56
6.7
(triệu
đồng /người)
(Nguồn Phòng HCNS Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh KCN Tiên
17
Sơn)
Năng suất lao động giai đoạn 2013-2014 tăng 252 triệu đồng/người tương
đương 4,76%, giai đoạn 2013-2014 giảm 403 triệu đồng/ người, tương đương 7,27%.
Tốc độ tăng năng suất lao động giảm trong giai đoạn 2013-2015.
Về khả năng sinh lời của lao động, từ bảng ta thấy: trong 3 năm 2013, 2014,
2015, lợi nhuận do 1 lao động tạo ra lần lượt là 806 triệu đồng; 830 triệu đồng; 886
triệu đồng. Lợi nhuận do 1 lao động tạo ra tăng qua các năm, do đó, có thể thấy hiệu
quả sử dụng lao động của công ty tăng, cần phát huy.
2.3.11. Thực trạng về hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng của Chi nhánh
Bảng 2.5: Thực trạng về hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng của Ngân hàng
Vietinbank – chi nhánh KCN Tiên Sơn trong giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: Triệu đồng
So sánh
STT
1
2
3
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần
5
6
(người)
Số nhân viên tuyển
Lợi nhuận sau thuế
Chi phí tuyển dụng
2015
lượng
(%)
lượng
(%)
328.000
388.000
406.000
60.000
18,3
18.000
4,6
62
70
79
8
12,9
9
12,8
5
8
10
3
60
2
25
50.000
58.000
70.000
8.000
16
12.000
20
34,5
45,6
62,302
11,1
32,1
16,7
36,6
0,556
0,651
0,788
0,095
17
,0137
21
0,015
0,012
0,0,15
-0,003
-20
0,003
20
Chi phí tuyển dụng
bình quân
7
2014
2015/2014
Số
Tỷ lệ
Tổng số nhân viên
dụng (người)
4
2013
2014/2013
Số
Tỷ lệ
So sánh
Tỷ lệ chi phí tuyển
dụng/ doanh thu
(%)
(Nguồn Phòng HCNS Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh KCN Tiên Sơn)
18
Chi phí tuyển dụng của Chi nhánh tăng qua các năm, do tăng cường tuyển nhân
viên thực hiện chiến lược kinh doanh của Chi nhánh, tuy nhiên, mức tăng của năm sau
lớn hơn năm trước, gây tăng chi phí của Chi nhánh.
Chi phí tuyển dụng bình quân của Chi nhánh lớn, tăng liên tục trong giai đoạn
2013 - 2015. Cụ thể, năm 2013 – 2014 tăng 0,095 triệu đồng/ người tương đương
17%; giai đoạn 2014 – 2015 tăng 21. Như vậy, công ty quản lý chi phí tuyển dụng khá
hiệu quả và cần phát huy trong những năm tiếp theo.
2.3.12. Thực trạng về hiệu quả sử dụng chi phí đào tạo của Chi nhánh
Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh KCN Tiên Sơn luôn tạo điều kiện tốt nhất
cho nhân viên thể hiện năng lực của mình để phát triển bản thân. Qua quá trình làm
việc và công tác đánh giá hiệu quả làm việc, tùy thuộc vào năng lực của từng người sẽ
được thăng chức, tăng lương, luân chuyển công việc phù hợp.
Hàng năm, số lượng nhân viên trung bình mỗi năm được đào tạo là khoảng 15
người chủ yếu là cán bộ nghiệp vụ. Chi phí đào tạo cho một nhân viên là khoảng 6
triệu/ người trên một năm. Do cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra ngày càng
khốc liệt, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thường xuyên phải đổi mới phù hợp với
nhu cầu của khách hàng thì việc đào tạo nhân viên là rất cần thiết.
Bảng 2.6: Thực trạng về hiệu quả sử dụng chi phí đào tạo của Ngân hàng
Vietinbank – chi nhánh KCN Tiên Sơn trong giai đoạn 2013-2015
(Đơn vị: Triệu đồng)
Năm
Số lượng NV
được đào tạo
(Người)
Chí phí đào
tạo
Chí phí đào
tạo bình quân
Tỷ lệ chi phí
đào tạo/
doanh thu (%)
So sánh
2015/2014
Số lượng Tỷ lệ
(%)
2013
2014
2015
328.000
388.000
406.000
60.000
18,3
18.000
4,6
10
14
16
4
40
2
14,3
62,5
85,6
95,88
23,1
36.9
10,28
12
6,5
6,11
5,99
-0,39
6
-0,12
1,96
0,019
0,022
0,023
0,003
15,7
0,001
4,5
Chỉ tiêu
Doanh thu
thuần
So sánh
2014/2013
Số lượng Tỷ lệ
(%)
(Nguồn Phòng HCNS Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh KCN Tiên
19
Sơn)
Số lượng người được đào tạo của công ty tăng dần qua các năm, năm 2013 : 10
người, đến năm 2015: 16 người được đào tạo trong năm.
Chi phí đào tạo của Chi nhánh tăng, giai đoạn 2013 – 2014 tăng 23,1 triệu đồng
tương đương 23%, giai đoạn 2014 – 2015 tăng 10,28 triệu đồng, tương đương 12%.
Chi phí đào tạo bình quân của Chi nhánh giảm qua các năm. Giai đoạn 2013 –
2014 giảm 0,39 triệu đồng/ người tương đương 6%. Giai đoạn 2014 – 2015 giảm 0,137
triệu đồng/ người tương đương 6 %. Như vậy, Chi nhánh sử dụng chi phí đào tạo
tương đối hiệu quả, tuy nhiên mức đầu tư cho đào tạo còn thấp, chỉ chiếm khoảng
0,02% doanh thu.
2.3.13. Thực trạng về hiệu quả sử dụng tiền lương của Chi nhánh
So với các ngân hàng khác cùng hoạt động thì mức lương mà CN trả cho nhân
viên là khá cạnh tranh, điều này phần nào giúp CN giữ chân được những cán bộ có
trình độ, chuyên môn cao. Bên cạnh tiền lương, nhân viên tại CN còn nhận được các
khoản tiền thưởng, trợ cấp, phúc lợi và nhiều đãi ngộ phi tài chính khác như tổ chức đi
nghỉ mát, tham quan, các chương trình thể thao, văn nghệ… Qua các năm, mức lương
của từng nhân viên cũng có những thay đổi để phù hợp với tình hình biến động của thị
trường và từ trên trụ sở chính của ngân hàng công thương, chủ yếu là tăng lên. Chính
sách trả lương tại CN khá hợp lý, phù hợp với công sức nhân viên bỏ ra và được đánh
giá theo KDI hàng tháng nên tại CN chưa có bất kỳ ý kiến phản hồi nào về hình thức
cũng như mức lương mà mỗi nhân viên nhận được.
20