Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

Quản lý không gian kiến trúc tuyến phố trần phú hội an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC


BỘ GIÁO
DỤC
ĐÀO
TẠO

LỜI CẢM ƠN

ĐÀO
BỘVÀ
XÂY
Tôi xinDỰNG
chân thànhTẠO
cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Khoa đào tạo Sau đại học
BỘTRƯỜNG
XÂY
– Trường
Đại DỰNG
Học ĐẠI
Kiến Trúc Hà Nội , sự tận tần giảng dạy của các thày cố và sự
giúp
đỡ
của
bạn bè
trong
lớp.
TRƯỜNG
ĐẠI
HỌC


HỌC
KIẾN
TRÚC
Tôi HÀ
xin
chân
cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo
KIẾN
TRÚC
HÀ NỘI
NỘIthành
GS.TS.Lê Hồng Kế đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn và chỉ bảo trong suốt thời
gian quá
trình thực hiện luận văn và cung cấp nhiều thông tin khoa học có giá trị để
---------------------

---------------------

luận văn được hoàn thành.

-----------------------------------------

Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội và Khoa Sau
Đại Học đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn
này.

PHẠM HOÀNG

TÂM
PHẠM

HOÀNG
Tôi xin
cảm ơnTÂM
sự giúp đỡ của các Lãnh đạo và cán bộ phòng ban cơ quan:
KHÓA
20152017Tồn Khu Phố Cổ Hội An đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
Trung Tâm
Quản
Lý, Bảo
trong quá trình thu thập tài liệu luận văn.
Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến người thân và bạn bè ,đồng nghiệp đã
giúp đỡ tôi trong thời gian qua.

QUẢNLÝ

QUẢN
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
KHÔNGGIAN
GIAN
KHÔNG
KIẾNTRÚC
TRÚC
KIẾN
CẢNHQUAN
QUAN
CẢNH
TUYẾNPHỐ
PHỐ
TUYẾN
TRẦNPHÚ

PHÚ– –
TRẦN
HỘI
AN
HỘI
AN
Chuyên ngành: Quản

Tác giả luận văn

Phạm Hoàng Tâm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận Văn Thạc Sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi .Dựa trên các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận Văn là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Hoàng Tâm

MỤC LỤC
Lời cảm ơn


Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục hình ảnh minh họa

Danh mục bảng biểu thống kê, sơ đồ
A. MỞ ĐẦU
*Lý do chọn đề tài
*Mục đích nghiên cứu
*Đối tượng phạm vi nghiên cứu
*Phương pháp nghiên cứu
*Nội dung nghiên cứu
*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
*Những khái niệm khoa học, thuật ngữ dùng trong luận văn
B.NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN PHỐ TRẦN PHÚ - HỘI AN..................01
1.1 Khái quát về tuyến phố Trần Phú - khu di sản đô thị Hội An.....................01
1.1.1 Giới thiệu chung và đặc điểm tự nhiên tuyến phố Trần Phú trong khu di sản đô
thị Hội An...........................................................................................................01
1.1.2 Đặc điểm lịch sử của tuyến phố Trần Phú – Khu đô thị cổ Hội An.................07
1.2 Thực trạng về không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố Trần Phú – Hội
An...................................................................................................................15
1.2.1 Các yếu tố và vai trò của không gian cảnh quan kiến trúc đối với tuyến phố
Trần Phú – Hội An............................................................................................15
1.2.2 Thực trạng cảnh quan thiên nhiên tuyến phố Trần Phú – Hội An....................16
1.2.3 Thực trạng yếu tố kinh tế xã hội tuyến phố Trần Phú......................................22


1.2.4 Thực trạng không gian kiến trúc của tuyến phố Trần Phú – Hội An................25
1.2.5 Giá trị không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố Trần Phú – Hội An............24
1.3

Thực trạng công tác quản lý lập thực hiên quy hoạch bảo tồn và các dự


án bảo tồn ở tuyến phố Trần Phú - Hội An.........................................................29
1.3.1 Thực trạng công tác quản lý lập và thực hiện quy hoạch bảo tồn....................29
1.3.2 Thực trạng công tác quản lý các dự án bảo tồn tại tuyến phố Trần Phú..........30
1.4

Thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố

Trần Phú – Hội An..................................................................................................31
1.4.1 Điều lệ về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan di sản và những tồn tại ,hạn
chế khi áp dụng .........................................................................................................31
1.4.2 Thực trạng công tác quản lý khai thác di sản văn hóa phi vật thể trên tuyến
phố Trần Phú..............................................................................................................36
1.4.3 Thực trạng bộ máy quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố..... .....37
1.4.4 Về ban hành cơ chế chính sách.........................................................................38
1.4.5 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan............................................................................................................................39
1.5 Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu trong công tác quản lý không gian
kiến trúc tuyến phố Trần Phú - khu di sản Hội An............................................ 39
1.5.1 Về công tác quản lý quy hoạch và thiết kế.......................................................39
1.5.2 Về điều lệ quản lý............................................................................................ 40
1.5.3 Về tổ chức bộ máy............................................................................................40
1.5.4 Về cơ chế chính sách...................................................................................... 41
1.5.5 Về sự tham gia của cộng đồng..........................................................................41
1.6 Đánh gí tổng hợp ...........................................................................................42
a. Thuận lợi....................................................................................................................
b. Khó khăn....................................................................................................................
c. Cơ hội.........................................................................................................................


d. Thách thức.................................................................................................................

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN TUYẾN PHỐ TRẦN PHÚ –HÔI AN..........................................46
2.1 Cơ sỏ lý luận về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan............................46
2.1.1 Cơ sở lý luận cơ bản về không gian kiến trúc tuyến phố Trần Phú – Hội
An................................................................................................................................46
2.1.2 Nội dung quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố Trần Phú – Hội
An...............................................................................................................................48
2.1.3 Tiêu chí phân vùng quản lý không gian kiến trúc tuyến phố Trần Phú...........52
2.1.4 Các tiêu chí quản lý không gian kiến trúc tuyến phố Trần Phú – Hội An...
.....................................................................................................................................53
2.2 Cơ sở pháp lý quản lý không gian kiến trúc khu di sản Hội An...................55
2.2.1 Hệ thống các văn bản pháp luật , các quy chuẩn, tiêu chuẩn...........................55
2.2.2 Các quy hoạch bảo tồn, và điều lệ quản lý quy hoạch bảo tồn........................57
2.2.3 Phân vùng không gian kiến trúc theo quy hoạch..............................................57
2.3 Các yếu tố tác dộng đến quản lý không gian kiến trúc khu di sản Hội An..
....................................................................................................................... .60
2.3.1 Yếu tố cảnh quan tự nhiên.................................................................................60
2.3.2 Yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội...........................................................................61
2.3.3 Yếu tố quản lý..................................................................................................61
2.3.4 Yếu tố qui hoạch..............................................................................................62
2.3.5 Yếu tố khoa học kỹ thuạt.................................................................................62
2.3.6 Vai trò của cộng đồng......................................................................................63
2.4 Kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý không gian kiến trúc 1 số nước
trên thế giới và ở Việt Nam....................................................................................63
- Kinh nghiệm nước ngoài.........................................................................................63


- Kinh nghiệm trong nước.........................................................................................66
CHƯƠNG 3 : ĐẾ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN PHỐ.....................................................................68

3.1 Quan điểm , mục tiêu và nguyên tắc quản lý không gian kiến trúc khu di
sản Hội An...............................................................................................................68
3.1.1 Quan điểm ........................................................................................................68
3.1.2 Mục tiêu............................................................................................................68
3.1.3 Nguyên tắc........................................................................................................68
3.2 Giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố Trần Phú –
Hội An .....................................................................................................................69
3.2.1 Giải pháp quản lý theo phân vùng không gian kiến trúc cảnh quan................69
3.2.2 Giải pháp quản lý bổ sung thiết kế kiến trúc cảnh quan............................. .....73
3.2.3 Giải pháp quản lý các công trình kiến trúc trong tuyến phố Trần Phú theo
hướng bảo tồn và phát triển........................................................................................75
3.2.4 Giải pháp quản lý cây xanh cảnh quan.............................................................78
3.2.5 Giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật liên quan...........

........ ................. 79

3.2.6 Giải pháp quản lý các hoạt động tác động đến không gian kiến trúc cảnh quan
tuyến phố Trần Phú - Hội An....................................................................................81
3.3 Giải pháp tổ chức bộ máy quản lý và cơ chế chính sách...............................82
3.3.1 Đế xuất tổ chức bộ máy quản lý.......................................................................82
3.3.2 Các biện pháp nhằm nâng cao năng lực đội ngũ quản lý di sản.......................84
3.3.3 Giải pháp về cơ chế chính sách.........................................................................84
3.4 Giải pháp quản lý dựa vào phép phân tích SWOP kết hợp với quản lý
thông qua dụng cụ GIS..........................................................................................86
3.5 Giải pháp quản lý với sự tham gia của cộng đồng.........................................92
3.5.1 Sự tham gia của cộng đồng vào các quá trình,lập quy hoạch thiết kế đô thị.......
.....................................................................................................................................92


3.5.2 Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quản lý đầu tư, khai thác sử dụng.. .

.....................................................................................................................................94
3.5.3 Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình kiểm tra ,giám sát........................94
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................96
1. Kết luận...............................................................................................................96
2. Kiến nghị.............................................................................................................97
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết Tắt
BQL

Cụm từ viết tắt
Ban quản lý


CTCC
CQ
HĐND
HTKT
KTCQ


QHĐT
QHC
QHPK
QHCT
QLĐT
UBND
SDĐ


Công trình công cộng
Cảnh quan
Hội đồng nhân dân
Hạ tầng kỹ thuật
Kiễn trúc cảnh quan
Nghị định
Quyết định
Quy hoạch đô thị
Quy hoạch chung
Quy hoạch phân khu
Quy hoạch chi tiết
Quản lý đô thị
Ủy ban nhân dân
Sử dụng đất


DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA
Số hiệu hình
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8
Hình 1.9
Hình 1.10
Hình 1.11
Hình 1.12

Hình 1.13
Hình 1.14
Hình 1.15
Hình 1.16

Tên hình

Bản đồ hành chính tỉnh Quảng nam
Bàn đồ vị trí các di tích trên tuyến phố Trần Phú –Hội
An
Bản đồ phường Minh An
Bàn đồ vị trí giới hạn tuyến phố Trần Phú –Hội An
Hình ảnh sông Cổ cò – Thu Bồn
Hình ảnh FAIFO – Hội An xưa
Hội An trong bức họa Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải
đồ
Bến sông Hội An cuối thế kỷ 18
Hình ảnh đường Pont Japonais St. Bây giờ là đường
Trần Phú
Hình ảnh ô nhiễm Chùa Cầu Hội An
Hình ảnh 1 số hàng quán vỉa hè – Hội An
Nhà cổ quân thắng 77 Trần Phú
4 hội quán Trung Hoa trên đường Trần Phú
Hát bài chòi ở Hội An
Sạt nở sông Thu bồn
Mặt đứng 1 đoạn trên tuyến phố Trần Phú

DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA
Số hiệu hình
Hình 1.17

Hình 1.18
Hình 1.19
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3

Tên hình
Mùa lũ trên tuyến phố Trần Phú
Cháy nhà trong khu phố cổ Hội An
Bản đồ khoang vùng bảo vệ khu phố cổ
Đoạn đường Trần Phú – Lê Lợi khu vực1
Khu 2 tuyến đường giao giữa Lê Lợi – Trần Phú –
Nguyến Huệ
Khu 3 tuyến đường giao giữa Nguyễn Huệ - Trần
Phú – Hoàng Diệu


Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7

Bản đồ Quy hoạch Hội An 2020 tầm nhìn đến
năm 2025
Vị trí đề xuất để xe phương tiện giao thông đi bộ và bổ
sung thiết kế cảnh quan
Vị trí khu vực nhà cổ trên các tuyến phố
Vị trí các khu nhà cổ đã được trùng tu

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ, SƠ ĐỒ

Bảng số liệu
Bảng 1.1
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10

Tên bảng
Bảng thống kê thời kỳ hình thành và phát triển tuyến
phố Trần Phú – Hội An
Tổng hợp tình hình tái sử dụng di tích sau khi tu bổ.
Phân loại nhà phố theo mặt đứng
Phân loại các hội quán trên dường Trần Phú – Hội An
Sơ đồ đề xuât tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ tổng hợp số lượng cửa hiệu buôn bán trên 4 đoạn
đường chính trong Khu Phố cổ Hội An
Sơ đồ tổng hợp số lượng người chủ sở hữu cửa hiệu trên
4 trục đường chính trong Khu phố cổ
Sơ đồ tổng hợp tình hình dân số ở phường Minh An
Sơ đồ tổng hợp số thế hệ sống trong 1 gia đình trên tuyến
đường Trần Phú năm 2009
Sơ đồ lượng khách đến Hội An
Sơ đồ lượng lưu trú tại Hội An



Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13

Bảng phân tích bổ sung vấn đề SWOT
Sơ đồ chức năng trong GIS
Sơ đồ cơ sở dữ liệu và Nhóm chức năng trong GIS

Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài
Giá trị của một khu vực đô thị lịch sử không những phụ thuộc bản thân các di
tích, mà phần lớn là kết quả của sự kết hợp nhiều yếu tố trong đó không gian, kiến
trúc cảnh quan đóng một vai trò hết sức quan trọng để tạo nên một quần thể có giá
trị .
Tháng 12 năm 1999, UNESCO đã công nhận khu phố cổ Hội An là di sản văn
hoá thế giới [17].Phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di
tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo,
giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ. Cảnh quan phố phường Hội An bao quát một
màu rêu phong cổ kính như một bức tranh sống động. Sự tồn tại một đô thị như Hội
An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. Đây được
xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một
nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Quần thể kiến trúc đô thị cổ Hội An có hơn
1.390 di tích, bao gồm nhiều loại hình kiến trúc khác nhau. Cho đến nay, công tác
quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản kiến trúc, phong tục tập quán, các lễ
hội truyền thống ở phố cổ Hội An đã được cả quốc tế và trong nước đánh giá cao .
Tuyến phố Trần Phú là một trong những tuyến phố chính của Hội An, nơi đan
xen rất nhiều phong cách kiến trúc quan trọng của các nước phương Đông và
phương Tây ở các loại hình kiến trúc nói riêng. Tuy vậy công tác quản lý không



gian kiến trúc trong tuyến phố Trần Phú còn gặp nhiều khó khăn như giải quyết sự
hài hòa giữa mối quan hệ trong việc bảo tồn và nhu cầu đời sống của người dân, sự
tác động đến khu phố do biến đổi khí hậu, môi trường, hạ tầng xã hội, cùng với đó
là thiếu nguồn vốn cùng với nhân lực.Công tác quản lý còn nhiều bất cập, năng lực
của một số cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu ,sự tham gia của cộng đồng đối với
công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan mặc dù đã được để ý nhưng chưa
thực sự hiệu quả.Để có thể dung hòa giữa việc phát triển kinh tế xã hội với bảo tồn
giá trị di sản kiến trúc chúng ta cần đưa ra các biện pháp đánh giá, quản lý không
gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố Trần Phú một cách hợp lý.Để góp phần vào phát
triển tuyến phố nói chung, và quần thể di sản Hội An nói riêng chúng ta cần nghiên
cứu đề xuất đồng bộ các giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan của
tuyến phố Trần Phú – Hội An ,vì vậy đây chính là một trong những đề tài cấp thiết
hiện nay.
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố Trần Phú –
Hội An
- Đề xuất vài không gian kiến trúc cảnh quan cần quản lý
- Giải pháp cụ thể về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan của tuyến phố
Trần Phú theo hướng quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị khu di sản mang
tính chất bền vững.
Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
- Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố Trần Phú
- Đánh giá thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố Trần Phú –
Hội an
- Đề xuất vài không gian kiến trúc cảnh quan cần quản lý



- Giải pháp cụ thể về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan của tuyến phố
theo hướng quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị khu di sản mang tính chất
bền vững
Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng
bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km
về phía Nam,cách thành phố Tam Kỳ 60 km về phía Đông Bắc.Với những giá trị
nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 cuối năm 1999 (ngày 4 tháng 12), Tổ chức Giáo
dục,Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công nhận đô thị cổ Hội
An là một di sản văn hóa thế giới, dựa trên hai tiêu chí[17]:
- Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các
thời kỳ trong một thương cảng quốc tế.
- Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo
tồn một cách hoàn hảo.
Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ tuyến đường Trần Phú - khu di sản Hội An.
Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thống kê , phân tích
+ Phương pháp chuyên gia
+ Phương pháp khảo sát thực địa
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng không gian kiến trúc tuyến phố Trần Phú – Hội an
- Đề xuất vài không gian kiến trúc cần quản lý
- Giải pháp cụ thể về quản lý không gian kiến trúc của đoạn phố nhất theo
hướng quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị khu di sản mang tính chất bền
vững
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận : đề xuất các giải pháp, nguyên tắc quản lý không gian kiến
trúc khu phố một cách đồng bộ để áp dụng vào thực tiễn.


- Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng hệ thống các giải pháp quản lý không gian kiến

trúc tuyến phố Trần Phú - khu di sản Hội An từ đó rút ra bài học, kinh
nghiệm áp dụng vào các tuyến phố khác.
Những khái niệm khoa học thuật ngữ dùng trong luận văn
- Di sản đô thị: là một bộ phận, một cấu trúc đô thị đã hình thành ở một hoặc
nhiều thời kỳ của lịch sử thành phố, có giá trị về lịch sử, văn hóa - nhân
văn, kiến trúc, thẩm mỹ, cảnh quan, giá trị vật chất và các giá trị khác[5].
- Đô thị - di sản :là một chỉnh thể lịch sử đặc trưng, một sản phẩm của nền
văn minh đô thị, kết hợp hữu cơ các thành tố vật chất và tinh thần, kiến trúc
và văn hóa, trong sự hòa quện với thiên nhiên, là xuất phát điểm chi phối tất
thảy.[5]
- Đô thị - di sản kết tụ những di sản trong sự chuyển hóa hữu hình và vô
hình, không gian và thời gian, cộng sinh và cân bằng, kiện toàn về phương
diện hình thái học, mà đặc điểm cũng như giá trị nổi trội là sự bất đối kháng
giữa thành tố này với thành tố khác, dù chúng có ra đời muộn hơn, dù
chúng có khác biệt về tính chất sử dụng.[5]
- Di văn sản hóa[11]
+ Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố
hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các
công trình sự kết hợp giữa công trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với
nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí trong cảnh quan,
có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
+ Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp
giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có
giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc
học hoặc nhân học
+ Di sản văn hóa phi vật thể: là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền


miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao

gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền
miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ
công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về
trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác. ( theo luật di
sản văn hóa )[21]
- Quản lý đô thị: [2]
+ Quản lý đô thị là các hoạt động nhàm huy dộng mọi nguồn lực vào công tác quy
hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt dộng đó để đạt
được các mục tiêu phát triển của chính quyền thành phổ.
+ Quản lý đô thị là một khoa học tổng hợp được xây dựng trên cơ sở của nhiều
khoa học chuyền ngành, bao gồm hệ thông chinh sách, cơ chế. biện pháp và
phương tiện được chính quyền nhà nước các cấp sử dụng để tạo điều kiện quàn
lý và kiểm soát quá trình tăng trường đô thị. Theo một nghĩa rộng thì quản lý đô
thị là quản lý con người và không gian sống (ăn, ở, làm việc, nghỉ ngơi…) ở đô
thị.
- Trùng tu bảo tồn di tích: là những hoạt động nhằm đảm bảo sự tồn tại ổn
định cảu di tích để sử dụng và phát huy giá trị của di tích đó .[6]
- Di sản kiến trúc : là các công trình ,cụm công trình , quần thể kiến trúc thế
hệ trước để lại cho thế hệ sau.[7]
-

Khái niệm không gian kiến trúccảnh quan:

+ Là hoạt động định hướng của con người tác động vào môi trường nhân tạo để
làm cân bằng mối quan hệ giữa các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo, tạo nên sự
tổng hòa giữa chúng [3]


16
B . NỘI DUNG

CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN TUYẾN PHỐ TRẦN PHÚ – HỘI AN
1.1 Khái quát về tuyến phố Trần Phú - khu di sản đô thị Hội An
1.1.1 Giới thiệu chung và đặc điểm tự nhiên tuyến phố Trần Phú trong khu di
sản đô thị Hội An
Tuyến phố Trần Phú nằm trong đô thị cổ Hội An thuộc phường Minh An –
Thành phố Hội An – Quảng nam.Là một trong những con đường chính,quan trọng
trong khu phố cổ, từng là một trong những con phố thương mại sầm uất xưa
kia,không những thế tuyến phố còn là nơi tập trung nhiều những kiến trúc cổ, giao
thoa của các nền văn hóa khác nhau như việt nam, trung quốc, nhật bản, pháp,
chăm pa. Ngoài những ngôi nhà mang nét truyền thống của đô thị xưa,trên con
đường này có rất nhiều hội quán lớn của người Trung hoa được xây dựng ở đây làm
nơi thờ cúng tổ tiên của họ.

Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng nam [19]


17
Nếu bắt đầu từ Chùa Cầu, sẽ thấy năm hội quán trên đường Trần Phú, tất cả
đều bên số chẵn: Hội quán Quảng Đông, Hội quán Trung Hoa, Hội quán Phúc Kiến,
Hội quán Quỳnh Phủ và Hội quán Triều Châu. Ở góc đường Trần Phú và Nguyễn
Huệ là miếu Quan Công, di tích đặc trưng cho kiến trúc đền miếu của người Minh
Hương ở Việt Nam.Ngay sát miếu về phía Bắc, có thể thấy Bảo tàng Lịch sử - Văn
hóa Hội An, nguyên trước đây là ngôi chùa Quan Âm của dân làng Minh Hương.
Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh và Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch cũng nằm trên con
đường này[14]. Theo đường Trần Phú, đi qua Chùa Cầu sẽ dẫn tới đường Nguyễn
Thị Minh Khai.Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An nằm ở số 33 của con đường này
là ngôi nhà cổ lớn nhất khu phố cổ, có chiều dài 57 mét, chiều ngang 9 mét. Trong
mùa mưa bão, khu vực xung quanh thường bị ngập lụt, dân cư phải sử dụng thuyền
để đi mua sắm và đến các quán ăn.


Hình 1.2 Bản đồ vị trí các di tích trên tuyến phố Trần Phú –Hội An [ 28]
Nhà cổ Quân Thắng (77 Trần Phú) có niên đại gần 150 năm, do thuyền trưởng
người Hoa dựng vào thế kỷ 18 ở đường phố Nhật Bản xưa .Các di tích kiến trúc
kiểu Pháp ở Hội An gồm các thể loại: nhà ở, chợ, công sở, nhà thờ.... trong đó,
chiếm số lượng nhiều nhất là thể loại di tích nhà ở lô phố được xây dựng đơn lẽ,
không liên tục trên con phố này.
+ Vị trí đặc điểm tự nhiên và tầm quan trọng của tuyến Phố Trần Phú
Vị trí địa lý:


18
Tuyến Phố Trần Phú nằm trong phường Minh An ( Phường trung tâm Thành
phố Hội An Tỉnh Quảng Nam diện tích tự nhiên là 0,65km2). Phía Bắc giáp 2
phường Sơn Phong và Cẩm Phô, phía Nam giáp phường Cẩm Nam và xã Cẩm Kim,
Tây giáp phường Cẩm Phô, Đông giáp phường Sơn Phong. Dân số 6.600 người,
mật độ dân số 12.704,6ng/km2 chia thành 5 khối phố với 42 tổ dân phố. Là nơi giao
lưu buôn bán và các hoạt động thương mại trong và ngoài Thành phố ,nơi giao lưu
với khách du lịch trong và ngoài nước.Diện tích Minh An nhỏ nhưng địa hình đa
dạng, phức tạp bao gồm cả vùng trung tâm văn hoá lâu đời và vùng mới phát triển.
Phía Nam của phường có con sông Thu Bồn với chiều rộng từ 200- 500m. Đặc biệt
có sông Hoài Phố là một nhánh của sông Thu Bồn có chiều rộng từ 10- 100m nằm
tiếp giáp với khu phố cổ. Nằm ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn nên hàng năm ở địa bàn
phường liên tiếp diễn ra những đợt mưa bão, lũ lụt lớn kéo dài.[18]

Hinh 1.3 Bản đồ phường Minh An [ 29 ]
Trần Phú là con đường chính nằm ở trung tâm khu phố cổ, trải dài từ đoạn
giao với đường Phan Châu Trinh xuống tới đoạn giao với đường Hoàng Diệu và
Nguyễn Duy Hiếu.Nằm trong khu vực bảo vệ 1 (vùng gồm các yếu tố gốc,cần bảo
vệ nguyên trạng) , diện tích khoảng 2 km², với những con đường ngắn và hẹp, có

đoạn uốn lượn, chạy dọc ngang theo kiểu bàn cờ.Bố cục mặt bằng được bố trí theo
tuyến chạy dọc bờ sông. Một trong những con đường buôn bán sầm uất, tuyến phố


19
phát triển trên cơ sở các khu cư dân thương mại và thủ công nên địa điểm bao giờ
cũng ở những nơi giao cắt của các trục đường giao thông thủy, bộ.

Hình 1.4 Bàn đồ vị trí giới hạn tuyến phố Trần Phú –Hội An
Đặc điểm tự nhiên tuyến phố Trần Phú – Hội An
- Địa hình:
+ Địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình nhìn chung thấp dần từ Tây
Bắc xuống Đông Nam, độ dốc thoải trung bình 0,015o.Địa hình tuyến phố nằm
trong vùng đất trũng ,cốt nền đặc biệt thấp,toàn Hội An được phân thành 5 nhóm
đất chính trong đó tuyến Phố thuộc khu đô thị cổ Hội an thuộc 2 nhóm đất Nhóm đất cát: đất ở đây thuộc 2 loại: đất cồn cát trắng vàng và đất cát ven biển.Nhóm đất phù sa: Được hình thành do quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống
sông Thu Bồn, có diện tích lớn, gồm 3 loại: Đất phù sa được bồi hằng năm, đất
phù sa không được bồi hằng năm , đất phù sa .
- Sông Ngòi
+ Nằm trong khu đô thị cổ Hội An tại hạ lưu sông Thu Bồn :
+ Lưu lượng nước bình quân của sông Hội An (hạ lưu sông Thu
Bồn) : 232m3/giây
+ Lưu lượng lũ bình quân

:5.430m3

+ Lưu lượng kiệt

:từ 40 – 60m3/giây



20
+ Mực nước lũ tại sông Hội An bình quân +2,48m (ngày 10-11-1964)
+ Mực nước lũ sông Hội An lên đến +3,40m(năm 1998: +2,99m, năm 1999:
+3,21m.)
+ Do sự tác động của thủy triều và phù sa bồi lấp, đã phân thành nhiều nhánh phụ,
tách ra rồi nhập lại, bắt đầu từ Bến Giá chảy qua cầu Câu Lâu tới Cửa Đại dài 16
km)
+ Chế độ mực nước phụ thuộc vào chế độ thủy triều lên xuống ngày hai lần (bán
nhật triều); giữa kỳ nước cường và nước kém biên độ triều chênh lệch không
đáng kể (triều max= 1,4m, triều min= 0,00m),biên độ dao động của thủy triều
trung bình 0,06m.
+

Về mùa khô, do nước sông xuống thấp, nước biển thâm nhập sâu vào lục địa
gây nên độ nhiễm mặn (trung bình 12%).

Hinh 1.5 Hình ảnh sông Cổ cò – Thu Bồn [29]
- Khí Hậu :
a.

Nhiệt độ:

Hội An không có mùa đông lạnh. Mùa khô từ khoảng tháng 2 đến tháng 8,
mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng Giêng năm sau. Nhiệt độ không khí ở Hội
An lệ thuộc nhiều vào khí hậu nhiệt đới gió mùa (gió mùa đông bắc, gió mùa tây
nam, gió mùa đông – đông nam) và chế độ mưa. Nhiệt độ trung bình năm là
25,60C; nhiệt độ cao nhất: 39,80C; nhiệt độ thấp nhất: 22,80C. Mùa đông nhiệt độ


21

trung bình khoảng 23 - 240C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối khoảng 15 - 200C có năm
xuống đến 110C thường xuất hiện vào tháng 12, tháng 1. Mùa hạ - mùa khô, nhiệt
độ trong các tháng tương đối đồng đều nhau từ 28 - 300C, cao tuyệt đối 39 - 400C,
thấp tuyệt đối 21 - 230C. Số giờ nắng trung bình trong năm 2.158 giờ, cao tuyệt đối
trong năm là 2.976 giờ và thấp tuyệt đối trong năm là 1.440 giờ.
b.

Độ ẩm:

Độ ẩm tương đối trung bình năm: 83%, mùa khô 75%, mùa mưa 85%. Khí hậu
Hội An có đặc điểm nóng ẩm, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bão và mùa nắng nóng
kết hợp thêm tính chất khí hậu duyên hải Miền Trung.
c.

Lượng mưa, bão:

Tổng lượng mưa bình quân 2.504,57 mm/năm, lượng mưa cao nhất phần lớn
tập trung vào mùa đông - mùa mưa, trung bình mỗi năm có 120 - 140 ngày mưa.
Lượng mưa cao tuyệt đối là 3.307 mm vào tháng 10, 11 (550-1.000 mm/tháng), thấp
nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4 (23-40 mm/tháng) thấp tuyệt đối là 1.110mm. Tháng có
mưa nhiều nhất là tháng 9,10 trung bình 1.122mm, từ tháng 9 đến tháng 12 tổng
lượng mưa chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm. Vào mùa khô từ tháng 2 - 8, lượng
mưa trung bình dưới 100mm, chỉ có khoảng 8 ngày mưa một tháng . Bão ở Hội An
thường xuất hiện vào các tháng 9, 10, 11 hằng năm; các cơn bão thường kéo theo
những trận mưa lớn gây lũ lụt toàn khu vực.
d.

Bốc hơi:

Lượng bốc hơi trung bình: 2.107 mm/năm. Lượng bốc hơi tháng lớn nhất: 241

mm. Lượng bốc hơi tháng ít nhất: 119 mm.
e.

Số giờ nắng:

Bình quân số giờ nắng trong năm là 2.156,2 giờ. Số giờ chiếu nắng nhiều nhất
là vào tháng 5- 6. Số giờ chiếu nắng trung bình 234-277 giờ/tháng. Số giờ chiếu
nắng ít nhất vào tháng 11, 1. Trung bình số giờ nắng trong năm từ 69-165 giờ/tháng.
f.Mây:


22
Trung bình vân lượng toàn thể: 5,3. Trung bình vân lượng hạ tầng: 3,3.
g.

Gió:

Chế độ gió cũng có hai mùa rõ rệt: Gió mùa đông từ tháng 9 đến tháng 4 năm
sau, gió mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9. Hướng gió thịnh hành mùa hè: Đông.
Hướng gió thịnh hành mùa Đông: Bắc và Tây Bắc. Tốc độ gió trung bình: 3,3 m/s.
Tốc độ gió mạnh nhất: 40 m/s. Chế độ gió có 2 mùa rõ rệt.
1.1.2 Đặc điểm lịch sử của tuyến phố Trần Phú – Khu đô thị cổ Hội An
Hội An, tên gọi hiện nay của thị xã (nay là thành phố) ở phía Nam thành phố
Đà Nẵng 30km, là nơi đang cuốn hút sự chú ý của các nhà sử học, các nhà phục hồi
di tích, các nhà lịch sử nghệ thuật, các kiến trúc sư, các nghệ sĩ tạo hình nói riêng và
các nghệ sĩ ở mọi lĩnh vực nói chung, bởi tại đó có những quần thể kiến trúc đô thị
cổ hết sức độc đáo và phong phú.Khó có thể trả lời một cách cặn kẽ những câu hỏi
lớn đang được đặt ra về quá trình hình thành quần thể kiến trúc đô thị cổ Hội An nói
riêng và tuyến đường Trần Phú nói chung. Nó có từ bao giờ ,quá trình hình thành và
phát triển của nó như thế nào? Chúng ta chỉ xác định được phần nào thông qua các

tài liệu của các nhà khoa học để lại.
Đô thị cổ Hội an An xưa gọi là Faifo, Hải phố, Hoài phố, thuộc tỉnh quảng
nam vốn là thành phố cảng lớn của vương quốc Champa trên vùng đất Amavarati từ
thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ 15. Đầu thế kỷ 14, đám cưới Việt – Cham , Huyền Trân –
Chế Mân (1306) với của hồi môn Ô ri đã làm cho biên giới đại việt vươn tới vùng
đất bắc quảng nam. Sau năm 1471 từ quảng nam đến bình định đã nằm trong bản đồ
đại việt.Hội An ra đời từ đó, nhờ hải cảng lớn của nó là sông Thu bồn là Cửa Đại
Chiêm mà người việt quen viết tắt là Cửa Đại ,đô thị cảng ngày càng phát triển dưới
thời các chúa Nguyễn, cho đến thế kỷ 18 suy tàn theo nội chiến Trịnh – Nguyễn –
Tây Sơn. [16]


23

Hinh 1.6 Hình ảnh FAIFO – Hội An xưa [29]
Thời kỳ tiền Hội An
Khu đô thị cổ Hội An nằm gần cửa sông Thu Bồn, con sông lớn nhất của tỉnh
Quảng Nam. Hạ lưu sông Thu Bồn khi đổ ra biển Đông được chia thành nhiều
nhánh. Nhánh tiếp xúc với khu phố cổ mang tên sông Hội An, còn dòng chảy giữa
hai cồn Cẩm Nam và Cẩm Kim là dòng chính của sông Thu Bồn[14].
Địa danh "Hội An" được cho rằng xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 16, nhưng
vùng đất xung quanh đô thị này đã có một lịch sử rất lâu đời.Trong suốt thời kỳ
"tiền Hội An", nơi đây từng tồn tại hai nền văn hóa lớn, đó là văn hóa Sa
Huỳnh và văn hóa Chăm Pa [14]. Một đặc điểm khác có thể nhận thấy là khu vực
Hội An không có những dấu tích của thời kỳ đầu và giữa, nhưng mảnh đất nơi đây
đã từng tồn tại và có sự phát triển rực rỡ nền văn hóa Sa Huỳnh muộn. [14]Trải qua
nhiều cuộc chiến tranh, vương quốc Chăm Pa bị Đại Việt đẩy dần về phía Nam.
Năm 1471, thủ phủ cuối cùng của Chăm Pa ở Bầu Giá, Bình Định ngày nay, bị nhà
Lê chiếm. Vùng đất Hội An trở thành lãnh thổ của Đại Việt từ đó, nhưng phải về sau
nơi đây mới phát triển thành một khu vực thương mại.

Hội An được hình thành dựa trên sự kế thừa cảng biển của người Chăm và
người Việt bắt đầu tới đây từ thế kỷ 15. Đó là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời
của đô thị Hội An.[14]


24
Thời kỳ Hội An - Ra đời và phát triển phồn vinh
Theo các nghiên cứu lịch sử cho thấy:
Hội An ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ 16, thời kỳ Việt Nam nằm dưới sự
trị vì của nhà Lê.
Vào năm 1527, Mạc Đăng Dung giành ngôi nhà Lê, vùng Đông Kinh thuộc
quyền cai quản của nhà Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim nhân danh nhà Lê tập hợp
binh sĩ chống lại nhà Mạc. Sau khi Nguyễn Kim chết năm, người con rể Trịnh
Kiểm nắm giữ quyền hành, dòng họ Nguyễn Kim bị lấn át. Năm 1558, người con
thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng cùng gia quyến và một số binh lính lui về cố
thủ ở vùng Thuận Hóa [14]
Sau năm 1570, Nguyễn Hoàng tiếp tục nắm quyền trấn thủ Quảng Nam cùng
với con trai là Nguyễn Phúc Nguyên,xây dựng thành lũy, ra sức phát triển kinh
tế Đàng Trong, mở rộng giao thương buôn bán với nước ngoài và Hội An trở thành
thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á thời kỳ đó. [1]
Thế kỷ 17 chúa Nguyễn không ngừng khai phá miền Nam, lấn chiếm lãnh thổ
của người Chăm. Trên những vùng đất do chúa Nguyễn cai quản, có những khu phố
nước ngoài hình thành dựa trên một số luật lệ bảo hộ cho các hoạt động thương mại
của người ngoại quốc[14].
Vào năm 1567, triều đình nhà Minh của Trung Quốc từ bỏ chủ trương bế
quan tỏa cảng, cho thuyền buôn vượt biển giao thương với các quốc gia vùng Đông
Nam Á, nhưng vẫn cấm xuất khẩu một số nguyên liệu quan trọng sang Nhật Bản.
Điều này đã bắt buộc Mạc phủ Toyotomi rồi Mạc phủ Tokugawa cấp phép cho
các thuyền buôn Châu Ấn sang mở rộng quan hệ thông thương với Đông Nam Á và
mua lại hàng hóa Trung Quốc từ các quốc gia đó.Từ năm 1604 cho tới năm 1635

khi chính sách đóng cửa được ban bố đã có nhiều con thuyền Châu Ấn đã cập bến
tại cảng Hội An[14] .Khoảng năm 1617, phố Nhật Bản ở Hội An được hình thành
và phát triển cực thịnh trong đầu thế kỷ 17.


25

Hinh 1.7 Hội An trong bức họa Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ [27]
Nhưng khoảng thời gian tiếp sau, do chính sách bế quan của Mạc phủ
Tokugawa cũng những chính sách đàn áp người Nhật Công giáo của chúa Nguyễn,
khu phố Nhật ở Hội An dần bị lu mờ, những người Hoa dần thay thế vai trò của
người Nhật trong việc buôn bán. Những người Hoa biết đến Hội An từ rất sớm, họ
vẫn tiếp tục tới buôn bán rồi trở về.[13]Phải sau loạn Minh Thanh xảy ra khoảng
giữa thế kỷ 17, rất nhiều người Hoa di cư tới Trung Bộ Việt Nam và xây dựng nên
nhiều cộng đồng Minh Hương Xã. Khu phố dọc bờ sông, được gọi khu Đại Đường,
kéo dài 3, 4 dặm. Dân cư ở đây phần lớn là người Phúc Kiến, mọi người ăn vận
theo trang phục của nhà Minh. Nhiều người Trung Quốc tới định cư để buôn bán đã
kết hôn với những phụ nữ bản địa. [13]Bên cạnh những người Hoa nhập quốc tịch
Việt Nam, nhiều người Hoa khác vẫn giữ quốc tịch Trung Quốc mà người Việt
thường gọi là Khách trú. [10]
Thời kỳ suy vong
Thế kỷ 18, khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn diễn ra ở miền Nam, chúa Trịnh đánh
chiếm Quảng Nam dinh năm 1775, cảng thị Hội An rơi vào cảnh chiến tranh loạn
lạc. Sau khi chiếm được Hội An, quân Trịnh đã triệt phá những nhà cửa thuộc khu
vực thương mại, chỉ để lại các công trình tín ngưỡng để lại một Hội An điêu tàn.
[13]


×