BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
TẠ PHƯƠNG LINH
QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
TUYẾN PHỐ TÔN ĐỨC THẮNG, QUẬN ĐỐNG ĐA,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
TẠ PHƯƠNG LINH
KHÓA 2013-2015
QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
TUYẾN PHỐ TÔN ĐỨC THẮNG, QUẬN ĐỐNG ĐA,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN MINH SƠN
Hà Nội - 2015
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ Quản lý đô thị và công trình, với lòng
kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn tới PGS.TS,
Nguyễn Minh Sơn đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian
thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Khoa Sau đại học –
Đại học Kiến trúc Hà Nội, sự tận tình giảng dạy của các thầy cô trong suốt thời
gian học và sự giúp đỡ của bạn bè cùng lớp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội, UBND
quận Đống Đa đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tài liệu phục vụ nghiên cứu để hoàn
thành luận văn Thạc sỹ Quản lý đô thị và công trình.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp, những người đã chia sẻ khó
khăn, động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Tuy đã rất cố gắng nhưng do điều kiện thời gian, kiến thức của bản thân
còn hạn chế nên nội dung Luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy
cô trực tiếp phản biện luận văn này để nội dung luận văn hoàn thiện hơn, có tính
thực tiễn hơn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý kiến trúc cảnh quan
đô thị.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Tạ Phương Linh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đơn Luận văn thạc sỹ là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Tạ Phương Linh
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục sơ đồ, bảng biểu
Danh mục hình minh họa
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 2
Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 2
Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 2
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................. 3
Các khái niệm dùng trong luận văn ....................................................................... 3
NỘI DUNG ............................................................................................................ 7
Chương I: Tổng quan về không gian kiến trúc cảnh quan và công tác quản lý
không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, thành
phố Hà Nội ............................................................................................................. 7
1.1.
Khái quát về tuyến phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, thành phố Hà
Nội
7
1.2.
Hiện trạng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố Tôn Đức Thắng,
quận Đống Đa, thành phố Hà Nội ........................................................................ 11
1.2.1. Hiện trạng các công trình kiến trúc........................................................... 11
1.2.2. Hiện trạng cây xanh, vỉa hè........................................................................ 19
1.2.3. Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến không gian
kiến trúc cảnh quan và các tiện ích đô thị ............................................................ 22
1.3.
Thực trạng công tác quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến phố Tôn Đức
Thắng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội ........................................................... 26
1.3.1. Thực trạng cơ chế quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến phố Tôn Đức Thắng,
quận Đống Đa, thành phố Hà Nội ........................................................................ 26
1.3.2.Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
tuyến phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội ........................... 31
1.3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý kiến trúc cảnh quan. 35
1.4.
Những vấn đề còn tồn tại ..........................................................................36
Chương II: Cơ sở khoa học quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến phố Tôn Đức
Thắng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội ........................................................... 39
2.1.
Cơ sở lý luận về kiến trúc cảnh quan và quản lý kiến trúc cảnh quan .....39
2.2.1. Các lý thuyết về kiến trúc cảnh quan ......................................................... 39
2.1.2. Quản lý Nhà nước về kiến trúc cảnh quan................................................ 43
2.2.
Cơ sở pháp lý ............................................................................................ 45
2.2.1. Các văn bản pháp luật ............................................................................... 45
2.2.2. Các đồ án quy hoạch được phê duyệt trong phạm vi nghiên cứu không
gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, thành phố
Hà Nội .................................................................................................................. 48
2.2.3. Quy chế quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến phố Tôn Đức Thắng, quận
Đống Đa, thành phố Hà Nội................................................................................. 51
2.3.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến trúc cảnh quan và quản lý kiến trúc cảnh
quan tuyến phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. .................53
2.3.1. Yếu tố tự nhiên.......................................................................................... 53
2.3.2. Yếu tố kinh tế - xã hội............................................................................... 54
2.3.3. Cơ chế quản lý .......................................................................................... 55
2.4. Sự tham gia của cộng đồng ........................................................................... 56
2.5. Bài học kinh nghiệm ..................................................................................... 60
2.5.1. Kinh nghiệm trong nước ............................................................................ 60
2.5.2. Kinh nghiệm của một số nước có điều kiện tương đồng ........................... 62
Chương III: Đề xuất giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố
Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội ............................................ 65
3.1.
Quan điểm và mục tiêu .............................................................................65
3.1.1. Quan điểm ................................................................................................. 65
3.1.2. Mục tiêu .................................................................................................... 65
3.2.
Đề xuất giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến phố Tôn Đức Thắng,
quận Đống Đa, thành phố Hà Nội ........................................................................ 66
3.2.1. Phân vùng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ................................. 66
3.2.2. Quản lý các công trình kiến trúc ............................................................... 68
3.2.3. Quản lý hệ thống cây xanh, vỉa hè ............................................................. 74
3.2.4. Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến không gian kiến trúc
cảnh quan và các tiện tích đô thị: ......................................................................... 77
3.2.5. Giải pháp về cơ chế quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến phố Tôn Đức
Thắng .................................................................................................................... 80
3.2.6. Giải pháp nâng cao cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý .................................. 83
3.2.3. Giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan với sự tham gia của cộng đồng ... 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 89
Kết luận ................................................................................................................ 89
Kiến nghị .............................................................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Số hiệu
Tên sơ đồ, bảng biểu
Trang
Sơ đồ 1.1
Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kiến
32
trúc cảnh quan tuyến phố Tôn Đức Thắng, quận
Đống Đa, thành phố Hà Nội
Sơ đồ 3.1
Đề xuất sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
không gian kiến trúc cảnh quan
85
DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu hình
Tên hình
Trang
Hình 1.1
Vị trí quận Đống Đa trong quy hoạch thành phố
Hà Nội
8
Hình 1.2
Vị trí và giới hạn nghiên cứu tuyến phố Tôn Đức
Thắng trên địa bàn quận Đống Đa
10
Hình 1.3
Bản đồ hiện trạng các công trình công cộng và di
tích, công trình tôn giáo hai bên tuyến phố Tôn
Đức Thắng
12
Hình 1.4
Thực trạng kiến trúc hai bên tuyến phố Tôn Đức
Thắng
13
Hình 1.5
Thực trạng màu sắc công trình hai bên tuyến phố
Tôn Đức Thắng
13
Hình 1.6
Nhà dân xây dựng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường
14
Hình 1.7
UBND quận Đống Đa
15
Hình 1.8
Tòa nhà văn phòng
15
Hình 1.9
Nhà thờ giáo xứ Hàng Bột
15
Hình 1.10
Đền Sòng Sơn
16
Hình 1.11
Văn Miếu – Quốc Tử giám
17
Hình 1.12
Hiện trạng các công trình kiến trúc đoạn phố Tôn
Đức Thắng đi qua Văn Miếu – Quốc Tử Giám
18
Hình 1.13
Hiện trạng biển quảng cáo
19
Hình 1.14
Một đoạn trên tuyến phố Tôn Đức Thắng hầu như
không có cây xanh
20
Hình 1.15
Vườn hoa Văn Miếu nhìn từ ngã tư Tôn Đức
Thắng – Cát Linh
21
Hình 1.16
Vườn hoa Văn Miếu
21
Hình 1.17
Đoạn phố đi qua Nhà thờ giáo xứ Hàng Bột
không có vỉa hè
22
Hình 1.18
Vỉa hè bị đào xới để thi công hạ tầng kỹ thuật và
lấp lại không đảm bảo thẩm mỹ
22
Hình 1.19
Hiện trạng đường dây hạ tầng kỹ thuật tại ngõ
Thịnh Hào giao cắt với phố Tôn Đức Thắng
24
Hình 1.20
Rác thải được vứt ra ngoài vỉa hè cạnh tủ điện do
không có hệ thống thùng thu gom rác
25
Hình 1.21
Điểm chờ xe buýt, điểm tập kết của xe rác, bốt
điện ở cùng một vị trí
26
Hình 2.1
5 nhân tố cấu thành hình ảnh đô thị
43
Hình 3.1
Minh họa giải pháp trồng cây xanh trên mặt đứng
công trình
75
Hình 3.2
Minh họa đường dành cho người khuyết tật
76
Hình 3.3
Hình ảnh minh họa cải tạo vỉa hè và bồn cây
77
Hình 3.4
Minh họa nắp hố ga trang trí
79
1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Không gian cảnh quan là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ một
tổng thể kiến trúc nào. Không gian cảnh quan của đô thị nói chung và của đường
phố nói riêng cũng vậy. Có thể nói kiến trúc cảnh quan đường phố chính là bộ
mặt của một đô thị. Nó góp phần tạo nên hình ảnh của một đô thị văn minh, sạch
đẹp đồng thời nói lên đặc trưng cũng như lịch sử của đô thị đấy.
Phố Tôn Đức Thắng nằm ở trung tâm quận Đống Đa, một quận giàu
truyền thống lịch sử với nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị. Tuyến phố Tôn
Đức Thắng có vai trò quan trọng về giao thông, nằm trên trục giao thông quan
trọng của quận Đống Đa kết nối khu vực trung tâm thành phố Hà Nội. Nằm trên
trục Tôn Đức Thắng còn có những công trình có giá trị lớn về văn hóa lịch sử
như: Văn Miếu Quốc Tử Giám, tuy nhiên kiến trúc cảnh quan khu vực vẫn chưa
được chú trọng. Các công trình kiến trúc đa dạng, nhà dân tự xây không có sự
thống nhất về phong cách kiến trúc, sử dụng vật liệu hoàn thiện, màu sắc công
trình còn tùy tiện. Thêm vào đó, trong quá trình phát triển; nhiều hộ dân, doanh
nghiệp kinh doanh tận dụng mặt tiền để quảng cáo gây nên mất mỹ quan đô thị.
Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường thường xuyên diễn ra làm ảnh hưởng
nhiều đến không gian kiến trúc cảnh quan. Công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc
cảnh quan còn nhiều bất cập, chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan chức năng
và giữa các địa bàn quản lý.
Nhằm giải quyết vấn đề về không gian cảnh quan, phát huy những giá trị
của tuyến phố, tạo cảnh quan và môi trường sống xứng đáng với tuyến phố trung
2
tâm của quận Đống Đa; đề tài “Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến phố Tôn Đức
Thắng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội” là cần thiết, giải quyết được các vấn
đề cấp bách về kiến trúc cảnh quan của tuyến đường.
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý
không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố Tôn Đức Thắng nhằm đảm bảo tính
thống nhất và phát huy hình ảnh kiến trúc cảnh quan đặc trưng của tuyến phố.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý kiến trúc cảnh quan đường phố.
Phạm vi nghiên cứu: Tuyến phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, thành
phố Hà Nội.
Khu vực nghiên cứu thuộc địa phận quận Đống Đa; chạy theo hướng
Đông Bắc – Tây Nam. Giới hạn hai đầu là nút giao với đường Đê La Thành,
Khâm Thiên và nút giao với phố Nguyễn Thái Học. Chiều dài toàn tuyến khoảng
1,5 km, mặt cắt ngang đường từ 15-20m. Ranh giới nghiên cứu được lấy từ tim
phố Tôn Đức Thắng về hai phía khoảng 25m.
Nội dung nghiên cứu
Thực trạng quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến phố Tôn Đức Thắng, quận
Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến phố Tôn Đức
Thắng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Đề xuất giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến phố Tôn Đức Thắng,
quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
3
Khảo sát hiện trạng, điều tra thu thập số liệu. Phương pháp này trình bày
các thành phần chủ yếu, các bước thực hiện bắt đầu bằng việc thảo luận mục
đích điều tra, nêu rõ thành phần và mẫu nghiên cứu, các công cụ điều tra được sử
dụng, mối quan hệ giữa các biến số, các câu hỏi nghiên cứu, các khoản mục điều
tra cụ thể và các bước thực hiện trong phất tích số liệu điều tra.
Phương pháp so sánh đối chiếu, vận dụng có tính kế thừa, sáng tạo các
kinh nghiệm ở một số đô thị trong và ngoài nước. Công việc này yêu cầu các đối
tượng nghiên cứu phải được xem xét dựa trên mối tương quan của chúng với
nhau, với các thành tố bên ngoài.
Phương pháp phân tích và tổng hợp phương án, từ đó đề xuất các giải
pháp quản lý hữu hiệu. Quá trình này bao gồm từ việc phân tích các yếu tố, tìm
ra các luận điểm cần nghiên cứu và rút ra điểm chung, riêng của các yếu tố đó.
Phương pháp thống kê các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan.
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn chỉnh cơ
sở lý luận trong quản lý kiến trúc cảnh quan. Đề tài có thể làm tài liệu để nghiên
cứu đào tạo các chuyên ngành quản lý quy hoạch, kiến trúc cảnh quan.
Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng vào thực tiễn các giải pháp quản lý kiến trúc
cảnh quan tuyến phố Tôn Đức Thắng. Thêm vào đó có thể tham khảo để áp dụng
cho một số tuyến đường khác có tính chất tương tự của thành phố Hà Nội.
Các khái niệm dùng trong luận văn
- Kiến trúc cảnh quan: là hoạt động định của con người tác động vào môi
trường nhân tạo để làm cân bằng mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố thiên nhiên
và nhân tạo, tạo nên sự thống nhất, hài hòa. Kiến trúc cảnh quan là một môn
khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau
4
như: quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình,
điêu khắc, hội họa,… nhằm giải quyết những vấn đề tổ chức môi trường nghỉ
ngơi giải trí, thiết lập và cải thiện môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ
thuật kiến trúc.
Kiến trúc cảnh quan bao gồm các thành phần tự nhiên (địa hình, mặt nước,
cây xanh, không trung,…) và thành phần nhân tạo (kiến trúc công trình, giao
thông, trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật, tranh tượng trang trí,…)
- Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị: là một trong những nội dung của
công tác quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị, nó góp phần tạo lập hình ảnh cấu
trúc không gian của đô thị, kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên và cảnh
quan nhân tạo, xác lập trật tự đô thị nhằm nâng cao chất lượng sống.
- Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường. Công tác quản lý
không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường có thể được hiểu là toàn bộ các hoạt
động quản lý nhằm tạo lập các không gian công cộng, cảnh quan tuyến phố hài
hoà và nâng cao chất lượng, môi trường đô thị, các công trình đảm bảo khoảng
lùi theo quy định, chiều cao công trình, khối đế công trình, mái nhà, chiều cao và
độ vươn cùa ô văng tầng 1, các phân vị đứng, ngang, độ đặc rỗng, bố trí cửa sổ,
cửa đi về phía mặt phố đảm bảo tính liên tục, hài hòa cho kiến trúc của toàn
tuyến. Tại các tuyến phố chính, trục đường chính của đô thị, khu vực quảng
trường trung tâm thì việc dùng màu sắc, vật liệu hoàn thiện bên ngoài công trình
phải đảm bảo sự hài hòa chung cho toàn tuyến, khu vực và phải được quy định
trong giấy phép xây dựng; tùy vị trí mà thể hiện rõ tính trang trọng, tính tiêu
biểu, hài hòa, trang nhã hoặc yêu cầu bảo tồn nguyên trạng.Các tiện ích đô thị
như ghế ngồi nghỉ, tuyến dành cho người khuyết tật, cột đèn chiếu sáng, biển
hiệu, biển chỉ dẫn phải đảm bảo mỹ quan, an toàn, thuận tiện, thống nhất, hài hòa
5
với tỷ lệ công trình kiến trúc. Hè phố, đường đi bộ trong đô thị phải được xây
dựng đồng bộ, phù hợp về cao độ, vật liệu, màu sắc từng tuyến phố, khu vực
trong đô thị; hố trồng cây phải có kích thước phù hợp, đảm bảo an toàn cho
người đi bộ, đặc biệt đối với người khuyết tật; thuận tiện cho việc bảo vệ, chăm
sóc cây. Cáo đối tượng kỉến trúc thề hiện mối tương quan tỷ lệ hợp lý.
- Thiết kế đô thị: được xác định như một hoạt động có tính chất đa ngành
tạo nên cấu trúc và quản lý môi trường không gian đô thị. Theo Urban design
group thì thiết kế đô thị là một quá trình có sự tham gia của nhiều ngành liên
quan nhằm định hình cấu trúc hình thể không gian của đời sống người dân đô thị
và là nghệ thuật tạo nên đặc trưng của địa điểm và nới chốn. Đối với Việt Nam
thiết kế đô thị là một khái niệm mới, thiết kế đô thị trong luật xây dựng năm
2003 được định nghĩa “Thiết kế đô thị là việc cụ thể hóa nội dung quy hoạch
chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị về kiến trúc các công trình trong đô
thị, cảnh quan cho từng khu chức năng, tuyến phố và các khu không gian công
cộng khác trong đô thị.
Các khái niệm trong Luật Quy hoạch đô thị [19]:
+ Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh
tế – xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội
thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
+ Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô
thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để
6
tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể
hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
+ Kiến trúc đô thị là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công
trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng
của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
+ Không gian đô thị là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị,
cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
+ Cảnh quan đô thị là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong
đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè,
đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo,
cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong
đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị.
7
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN TUYẾN PHỐ TÔN ĐỨC THẮNG, QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
1.1.
Khái quát về tuyến phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Ngày 26 tháng 7 năm 2011, Thủ tướng chính phủ có quyết định số
1259/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến
năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó khu vực đô thị trung tâm thành
phố Hà Nội được chia thành 38 phân khu. Phân khu đô thị H1-3 (Quận Đống
Đa) là một trong 4 quận nội thành cũ trong khu vực nội đô lịch sử. Phân khu nằm
về phái Tây Nam trung tâm Thủ đô Hà Nội. Với vị trí nằm trên trục phát triển
phía Tây của Thành phố Hà Nội và là cửa ngõ thông thương với tỉnh Hòa Bình
nên thuận lợi cho giao lưu thương mại và hợp tác phát triển kinh tế - xã hội.
Trục tuyến phố Tôn Đức Thắng – Nguyễn Lương Bằng – Tây Sơn nối với phố
Nguyễn Trãi đi Hà Đông và Hòa Bình là trục giao thông chính của Quận. Các
tuyến đường Lê Duẩn – Giải Phóng, Giảng Võ – Láng Hạ, Nguyễn Chí Thanh là
các trục đường hướng tâm kết nối với trung tâm Thủ đô. Ngoài ra liên kết theo
hướng Đông – Tây, phân khu H1-3 còn có các tuyến đường vành đai I, vành đai
II ( Kim Liên – Xã Đàn – La Thành – Voi Phục; Trường Chinh – Láng).
8
Hình 1.1: Vị trí quận Đống Đa trong quy hoạch thành phố Hà Nội
9
So với các Quận khác trong Thành phố, Quận Đống Đa có các tính chất
đặc trưng sau:
- Nằm toàn bộ trong khu vực hạn chế phát triển của Thành phố với các
trung tâm chính: Ô Chợ Dừa, Ngã tư Sở.
- Là khu vực có nhiều cơ quan, trường đại học và bệnh viện cấp Thành
phố.
- Là Quận có nhiều di tích lịch sử, văn hóa đặc biệt quan trọng của Thủ đô
như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đình Kim Liên – một trong “Tứ Trấn” của
Kinh thành Thăng Long, Khu tượng đài Quang Trung, Gò Đống Đa…
- Là một Quận có diện tích lớn nhưng quỹ đất để khai thác, đầu tư phát
triển ít, mật độ xây dựng trong khu vực khá cao.
Trong phạm vi địa giới hành chính, Quận Đống Đa bao gồm 21 phường
với tổng diện tích đất khoảng 996 Ha. Dân số hiện trạng 395402 người (số liệu
thống kê của Quận Đống Đa đến 31/12/2012). Chỉ tiêu đất bình quân cho một
người hiện nay là 25,2 m2/người.
Theo định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030
và tầm nhìn đến năm 2050, đất xây dựng phân khu đô thị H1-3 khoảng 998,05
Ha với quy mô dân số 255000 người. Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị cho một người
khoảng 39 m2/người.
Phố Tôn Đức Thắng nằm trong quy hoạch phân khu H1-3, tại vị trí trung
tâm quận Đống Đa (hình 1.2) dài khoảng 1,5 km theo hướng Đông Bắc – Tây
Nam, , giới hạn bởi nút giao Ô Chợ Dừa và nút giao với phố Nguyễn Thái Học.
10
Tuyến phố Tôn Đức Thắng nằm trên địa bàn các phường Hàng Bột, Quốc Tử
Giám, Cát Linh.
Ranh giới nghiên cứu được tính từ tim đường về phía hai bên từ 20-25m.
Tổng diện tích khu vực nghiên cứu khoảng 4ha.
Hình 1.2: Vị trí và giới hạn nghiên cứu tuyến phố Tôn Đức Thắng trên địa bàn
quận Đống Đa
Phố Tôn Đức Thắng có lịch sử lâu đời. Bản đồ Hà Nội năm 1831 đã xuất
hiện phố Tôn Đức Thắng, nằm trên con đường đi vào cửa ngõ phía Nam để vào
11
thành Hà Nội qua cửa Ô Chợ Dừa. Trước kia đây là phố Hàng Bột, sang đến thời
Pháp thuộc, phố có tên là Soeur Antoine. Vào tháng 7 năm 1988, phố có tên
chính thức là phố Tôn Đức Thắng [19]. Chính vì có lịch sử lâu đời như vậy nên
trên tuyến phố còn lưu giữ được nhiều di tích, công trình có giá trị lịch sử lớn,
đặc biệt là quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
- Tính chất của tuyến phố Tôn Đức Thắng:
+ Là tuyến phố trung tâm của quận Đống Đa, tập trung nhiều hộ kinh
doanh, buôn bán.
+ Tuyến phố có vai trò quan trọng về giao thông: nằm trên trục giao thông
chính kết nối khu vực ngoại thành phía Tây và nội thành Hà Nội, thường xuyên
có mật độ giao thông cao.
+ Có lịch sử hình thành từ lâu đời do đó lưu giữ nhiều giá trị lịch sử và
nghệ thuật cần được bảo vệ và phát huy.
1.2.
Hiện trạng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố Tôn Đức Thắng,
quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
1.2.1. Hiện trạng các công trình kiến trúc
Các công trình hai bên tuyến phố Tôn Đức Thắng chủ yếu là công trình
nhà ở, nhà ở - thương mại. Phần lớn các công trình được xây dựng từ thời gian
khoảng 20 năm trở lại đây, nhiều công trình đã được cải tạo lại. Các công trình
này được xây dựng với tầng cao trung bình là 3 - 4 tầng, chủ yếu là nhà chia lô,
bề ngang mặt tiền từ 3-5m, tầng 1 thường được sử dụng với mục đích kinh
doanh buôn bán, các tầng trên sử dụng với mục đích ở của người dân.
12
Hình1.3: Bản đồ hiện trạng các công trình công cộng và di tích, công trình tôn
giáo hai bên tuyến phố Tôn Đức Thắng.
13
Nhiều công trình được xây dựng từ lâu và công trình bán kiên cố chủ yếu
được sử dụng với mục đích thương mại hiện đã xuống cấp gây ảnh hưởng đến an
toàn và mỹ quan đô thị. Đồng thời những công trình này không có sự đồng nhất
về chiều cao của toàn công trình cũng như chiều cao từng tầng gây nên hình ảnh
về một đô thị lộn xộn, không có sự quy củ (hình 1.4)
Hình 1.4: Thực trạng kiến trúc hai bên tuyến phố Tôn Đức Thắng
Phong cách kiến trúc không có sự đặc sắc, hầu hết các công trình chưa chú
trọng tính thẩm mỹ mà chỉ quan tâm đến yếu tố kinh tế, không có sự thống nhất,
kết nối giữa các công trình với nhau. Màu sắc công trình: Các công trình kiến
trúc hai bên đường sử dụng màu sắc đa dạng, không có sự thống nhất, không có
nét đặc sắc (hình 1.5).
Hình 1.5: Thực trạng màu sắc công trình hai bên tuyến phố Tôn Đức Thắng