Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

sáng kiến Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong truyện ngắn trong chương trình THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.92 KB, 60 trang )

TRƯỜNG(TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN)

SỞ GIÁO
DỤC- ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
(TÊN CƠ QUAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN)
TRƯỜNG THPTC NGHĨA HƯNG

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
BÁO CÁO
(DỰ THI SÁNG
CẤP TỈNH) KIẾN
HƯỚNG DẪN HỌC
SINH
LÀM
BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
(Tên
sáng
kiến)
VỀ CHI TIẾT, HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU TRONG
TRUYỆN NGẮN TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT

Tác giả: Phạm Thị Thanh Nhàn.
Tác giả:...................................................................
Trình độ chuyên môn: Cử nhân môn Văn
Trình độ chuyên môn:...........................................
Chức vụ: Giáo viên dạy Văn; Tổ trưởng tổ Văn.
Chức vụ:.................................................................
Nơi công tác: Trường THPT C Nghĩa Hưng.
Nơi công tác:...................................................................

Nam Định, ngày 25 tháng 5 năm 2016



1


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về chi tiết, hình
ảnh tiêu biểu trong truyện ngắn trong chương trình THPT.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:Trong dạy học môn Văn (Truyện ngắn) trong
chương trình THPT.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 2 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016
4. Tác giả:
Tác giả: Phạm Thị Thanh Nhàn.
Trình độ chuyên môn: Cử nhân môn Văn
Chức vụ: Giáo viên dạy Văn; Tổ trưởng tổ Văn.
Nơi công tác: Trường THPT C Nghĩa Hưng.
Điện thoại: 01654121617
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 90 %
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT C Nghĩa Hưng
Địa chỉ: Khu Đông Bình – Thị trấn Rạng Đông- Nghĩa Hưng- Nam Định.

2


A. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.
I, LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
-Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, mỗi tác phẩm là sự hợp
thành của nhiều chi tiết. Những chi tiết có vai trò quan trọng để làm nên giá trị của
một tác phẩm nhất là với truyện ngắn. Các chi tiết trong truyện ngắn thường được

chọn lựa một cách kĩ càng hơn. Theo nhà văn Nguyễn Công Hoan “Truyện ngắn
và truyện dài phải khác nhau ở tính chất. Truyện ngắn không phải là truyện mà là
một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết với sự bố trí chặt chẽ và bằng thái độ với
cách đặt câu dùng tiếng có cân nhắc.....Không có chi tiết thừa, rườm rà, miên
man”. (Kinh nghiệm viết truyện ngắn – Vương Trí Nhàn- NXB Tác phẩm mới).
Khác với truyện dài, truyện ngắn tuy nhỏ bé hơn nhiều về số lượng trang, chữ, về
đối tượng phản ánh nhưng lại đòi hỏi cao về nghệ thuật diễn đạt. Ở truyện ngắn
nhất là những truyện ngắn hay không có những yếu tố thừa. Vì vậy để tìm hiểu
được cái hay cái đẹp của một tác phẩm văn chương (truyện ngắn) học sinh cần
hiểu thấu đáo và cảm nhận sâu sắc được các chi tiết nhất là các chi tiết đặc sắc. Bỏ
qua hoặc quên đi một số chi tiết dù chỉ bé nhỏ nhưng lại có ý nghĩa quan trọng và
sẽ làm hạn chế giá trị biểu hiện của tác phẩm.
-Đọc – hiểu tác phẩm văn học nhất là tác phẩm tự sự trong nhà trường là
công việc thường xuyên của thầy và trò. Người thầy phải hướng dẫn học sinh tìm
hiểu rõ, cụ thể các chi tiết. Khi đó học sinh sẽ có cái nhìn thấu đáo về tác phẩm, sẽ
hiểu chiều sâu của các chi tiết cũng như hiểu rộng hơn ý nghĩa của tác phẩm, hiểu
sâu sắc hơn về giá trị nội dung cũng như ý nghĩa tư tưởng của mỗi tác phẩm mang
lại.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
- Một thói quen của nhiều người nhất là với học sinh là khi tìm hiểu các văn
bản tự sự chỉ quan tâm nhiều đến cốt truyện, nhân vật, tình huống và các đề kiểm
tra cũng thường chỉ xoay quanh các vấn đề ấy. Đó là nguyên nhân làm cho các bài
làm văn của học sinh chung chung, mờ nhạt, thiếu điểm nhấn. Học sinh thường chỉ

3


lướt qua các vấn đề mà không đi vào việc tìm hiểu sâu các chi tiết cụ thể nhất là
các chi tiết đắt giá trong tác phẩm.
-Trong nhà trường việc tìm hiểu sâu về các chi tiết trong tác phẩm tự sự

không phải là điều đơn giản nhất là với việc hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị
luận về chi tiết văn học. Về thực tế, học sinh đến với môn Văn không nhiều, rất
nhiều em coi môn Văn chỉ là môn điều kiện trong các kì thi. Học sinh xác định
văn chương trở thành một môn học để xét Đại học, Cao đẳng không nhiều và học
sinh xác định văn chương trở thành một niềm đam mê, hứng thú và gắn bó cuộc
đời mình với sự nghiệp văn chương thì quả thực rất ít. Thực tế của cuộc sống hiện
đại ngày nay làm cho nhiều em xa rời với văn chương. Với xu hướng đó, học sinh
thường tiếp cận văn học một cách qua loa, hời hợt chỉ lướt qua tác phẩm để nắm
được cốt truyện cơ bản và cố gắng nắm được một ít những diễn biến quan trọng
trong cuộc đời của nhân vật. Từ việc tiếp cận tác phẩm qua loa, học sinh thường
làm các dạng đề làm văn chung chung. Điều này các thầy cô đã găp nhiều khi
chấm kiểm tra và thi cử: Đề về tác phẩm thì học sinh kể lại tác phẩm, đề về nhân
vật, học sinh sẽ kể về cuộc đời nhân vật đơn thuần.
Thực sự tôi nhận thấy đây là một vấn đề khó với học sinh đại trà. Nếu không
hướng dẫn kĩ, học sinh không thể có kĩ năng làm bài và không thể giải quyết được
kiểu bài đó bởi dung lượng kiến thức nhỏ mà yêu cầu các em giải quết trong một
khoảng thời gian dài, học sinh sẽ khó có đủ kiến thức để viết. Vậy khi học sinh thi
kì thi THPT Quốc gia như hiện nay nếu phải đối mặt với dạng đề này thực sự sẽ là
vấn đề rất khó khăn. Và với mỗi giáo viên cũng cần nhận thấy đấy là công việc mà
mình phải chú ý.

4


B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN.
- Những năm vừa qua, trong các đề thi của Đại học của Bộ Giáo dục – Đào tạo
hay trong đề thi của Sở GD- Nam Định đã có ra dạng đề về chi tiết với những yêu
cầu cụ thể khác nhau.
+ Đề tái hiện kiến thức cơ bản như:

Đề 1(Đề thi Tốt nghiệp năm 2010-2011).
Trong đoạn cuối truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu,
nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kĩ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp
thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì?
Đề 2 (Đề thi Đại học khối C 2011- 2012).
Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, việc Mị nhìn thấy “dòng
nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ diễn ra trong
hoàn cảnh nào? sự việc ấy có ý nghĩa gì đối với tâm lí của nhân vật Mị?
+ Đề làm văn nghị luận như:
Đề 1: (Đề thi Đại học khối D năm 2010)
Cảm nhận của anh/chị về chi tiết bát cháo hành mà nhân vật Thị Nở mang
cho Chí Phèo (Chí Phèo- Nam Cao) và chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm”
mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ (Đời thừa – Nam Cao).
Đề 2: (Đề thi Đại học khối C năm 2012)
Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao kết thúc bằng hình ảnh “Đột nhiên
thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người lại
qua”.
(Ngữ văn 11. Tập 1, NXB GDVN 2011. Tr 115.)
Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh “Trong óc
Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”.
(Ngữ văn 11. Tập 2, NXB GDVN 2011. Tr 32.)
Cảm nhận của anh/ chị về ý nghĩa của những hình ảnh kết thúc trên.
Đề 3: (Đề thi thử THPT Quốc gia SGD Nam Định năm 2015)

5


Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài kết thúc bằng hình ảnh “Hai
người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.”
Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh “Trong óc

Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”.
Cảm nhận của anh/ chị về ý nghĩa của những hình ảnh kết thúc trên.
Đề 4: (Đề thi thử THPT Quốc gia – Tham khảo trên mạng)
Trong tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao), sau khi đến với Thị Nở, sáng mai
ra, Chí Phèo nghe thấy “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng người nói
của những người đi chợ, anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen
thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy...Chao ôi là buồn”.
(Trích “Chí Phèo”- Nam Cao. Ngữ văn 11 Tập 1, NXBGDVN.
2014. Tr 149)
Trong tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân), sau khi có vợ, sáng hôm sau, Tràng
“...Bỗng vừa chợt nhận ra xung quanh mình có cái gì vừa mới thay đổi mới mẻ
khác lạ (......). Một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây
giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ
con sau này”.
(Trích “Vợ nhặt”- Kim Lân. Ngữ văn 12 Tập 2, NXBGDVN.
2014. Tr 30)
Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng của hai nhân vật qua hai đoạn trên.
Đề 5:
Cảm nhận về chi tiết “bát cháo hành” (Chí Phèo- Nam Cao) và chi tiết “nồi
chè cám” (Vợ nhặt- Kim Lân) để thấy được giá trị củ những chi tiết nghệ thuật
này.
(Tài liệu 90 đề thi Quốc gia THPT môn Ngữ Văn (Tập 2). NXB
Quốc gia Hà nội 2015).
Đề 6.
Sau khi nhận được bát cháo hành từ tay Thị Nở, Chí Phèo bảo với thị:
-

Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. (Chí Phèo, Nam Cao,

Ngữ văn 11).

6


Trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12), sau khi đãi
người đàn bà bốn bát bánh đúc, Tràng cười và nói với thị:
- Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.
Cảm nhận của anh/ chị về ý nghĩa của những câu nói trên.
Tài liệu 90 đề thi Quốc gia THPT môn Ngữ Văn (Tập 2). NXB Quốc
gia Hà nội 2015).
Như vậy có rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc tìm hiểu cụ thể các chi tiết
tiêu biểu đòi hỏi học sinh phải cảm nhận sâu sắc, hiểu kĩ các vấn đề. Ở đây tôi tập
trung vào việc học sinh phải làm những câu làm văn về chi tiết. Điều này sẽ càng
khó khăn hơn.
- Thực tế, trong chương trình THCS và THPT không có bài học nào hướng
dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm văn
chương. Trong giảng dạy những năm gần đây không phải giáo viên nào cũng chú ý
đến công việc này nhất là với giáo viên chưa ôn thi Đại học (nay là THPT Quốc
gia). Vì thế để học sinh làm tốt được những bài làm văn dạng như trên quả thực là
điều rất khó khăn.
- Cũng có nhiều bài viết đưa ra cách tiếp cận tác phẩm từ việc giải mã các
chi tiết nghệ thuật như: Vấn đề giảng dạy tác phẩm theo loại thể (Nhiều tác giảNXB GD 1978), Những bài giảng văn ở Đại học ( Lê Trí Viễn - NXB GD
1982)...Ngoài ra cũng có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này nhưng chủ yếu tiến
hành theo cách thức tìm hiểu chi tiết như một câu hỏi nhỏ. Trong tài liệu “Những
ấn tượng văn chương” của nhà giáo Vũ Dương Quỹ cũng có những bài rất hay về
chi tiết, hình ảnh nhưng là những bài làm văn mà không định hướng về phương
pháp. Như vậy với học sinh THPT nói chung nhất là với học sinh Trường THPTC
Nghĩa Hưng nói riêng đây vẫn còn là một vấn đề khó.
-Tôi đã tiến hành cuộc khảo sát với những câu hỏi dành cho giáo viên và học
sinh trường THPT NHC.
Câu hỏi 1 (Với giáo viên): Đồng chí đã thường xuyên hướng dẫn học

sinh dạng đề làm văn về chi tiết trong tác phẩm tự sự chưa?
7


Câu hỏi 2 (Với giáo viên): Khi hướng dẫn dạng đề này thường gặp
những khó khăn gì?
Câu hỏi 3 (Với học sinh): Em có thường xuyên được giáo viên hướng
dẫn hoặc tham khảo tài liệu về dạng đề này không?
Câu hỏi 4 ( Với học sinh): Em có suy nghĩ gì khi bắt gặp dạng đề này?
Câu hỏi 5 (Với học sinh): Làm thế nào để em có thể giải quyết dạng đề
làm văn về chi tiết một cách dễ dàng.
* Sau khi đưa ra các câu hỏi trên với một số giáo viên và học sinh, tôi
thường nhận được những câu trả lời sau:
-Với câu hỏi 1: Nhiều giáo viên trả lời rất ít khi hướng dẫn cho học sinh vì
dạng đề này thường rất khó và thi cử thường ít hỏi đến. Nếu có nhắc đến cũng chỉ
đưa ra lí thuyết một cách chung chung mà chưa định hướng thành các đề cụ thể.
-Với câu hỏi 2: Hầu hết giáo viên đều thấy khó khăn vì không có thời gian để
giáo viên phân tích kĩ và học sinh cũng không có điều kiện để tìm hiểu kĩ nhất là
học sinh không có niềm đam mê để tìm hiểu sâu vấn đề.
-Với câu hỏi 3: Với học sinh khối 10, 11 hầu hết chưa được làm quen, với học
sinh lớp 12, nhiều học sinh chưa được biết đến, khoảng 40 % học sinh được giáo
viên hướng dẫn, 10% học sinh biết đến qua các tài liệu tham khảo.
-Với câu hỏi 4: Hầu hết học sinh đều trả lời đây là đề quá khó đòi hỏi kiến thức
thật sâu và đều thấy rất lo khi vào dạng đề này. Chỉ có khoảng 5% học sinh thấy
đây là đề hay phát huy được khả năng cảm thụ văn chương và thấy hứng thú.
-Với câu hỏi 5: Học sinh đều muốn được giáo viên hướng dẫn một cách cụ thể
để có được cách làm. Học sinh cũng nhận thấy cần phải tìm hiểu kĩ tác phẩm, phải
tự mình có khả năng cảm nhận hình ảnh văn chương một cách sâu sắc.
* Từ những thực tế đó cho thấy dạng đề văn cảm nhận về chi tiết, hình ảnh
trong tác phẩm là rất khó đối với học sinh và giáo viên cũng thường né tránh bởi

nhiều lí do. Điều này, theo tôi nghĩ là điều thật đáng tiếc. Với hầu hết giáo viên
thường quan niệm dạng đề đó thường ít thi nên không hướng dẫn ôn kĩ. Nhưng tôi
nghĩ, bên cạnh việc dạy cho học sinh để đạt kết quả thi tốt thì người thầy cũng cần
giúp các em khám phá được cái hay, cái đẹp trong tác phẩm văn chương từ đó mà
8


thắp lên cho các em ngọn lửa của niềm đam mê. Nếu giáo viên có tâm lí qua loa thì
chính mình đang làm các em rời xa văn chương và rời xa chính mình. Vì thế mà
việc giảng dạy của mình sẽ gặp nhiều khó khăn. Chỉ khi học sinh hiểu sâu được ý
nghĩa của những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu để hiểu sâu tác phẩm văn chương mới
giúp các em có niềm đam mê để khám phá, tìm tòi. Từ đó mới thấy được ý nghĩa
sâu sắc của tác phẩm trong đời sống con người, các em sẽ đem văn chương vào
cuộc đời để cuộc đời trở nên ý nghĩa hơn. Và chỉ khi đó người dạy Văn mới thực
sự có niềm hạnh phúc của mình.
* Từ thực tế đó, bên cạnh các dạng đề khác, tôi cũng rất chú ý hướng dẫn các
em giải quyết dạng đề văn nghị luận về hình ảnh, chi tiết trong tác phẩm tự sự. Và
tôi đi tìm giải pháp để “Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về chi tiết,
hình ảnh trong tác phẩm truyện ngắn trong chương trình THPT”
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN.
II.1. CÁC BƯỚC HƯỚNG DẪN HỌC SINH.
1, Bước 1: Tìm hiểu về chi tiết và chi tiết văn học.
-Theo “Từ điển Tiếng Việt” (NXB khoa học xã hội Hà Nội năm 1988) thì “Chi
tiết là: Phần rất nhỏ, điểm nhỏ trong nội dung sự việc hoặc hiện tượng”.
- Trong văn học, chi tiết theo định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễ Khắc Phi (Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, 1977) là : Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư
tưởng và họ gọi chung là chi tiết nghệ thuật.
->Từ những quan niệm trên có thể rút ra nhận xét: Chi tiết văn học là những
tiểu tiết trong tác phẩm nhưng nó có ý nghĩa lớn góp phần làm nổi bật nội dung tư

tưởng của tác phẩm và phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Chi tiết văn học rất phong phú: Chi tiết có thể xuất hiện trong thơ hoặc văn xuôi
bao gồm chi tiết miêu tả thiên nhiên, miêu tả không gian, chi tiết miêu tả tính cách,
diễn biến nội tâm của nhân vật...Chi tiết nghệ thuật có tính tạo hình, chi tiết gắn
liền với quan niệm nghệ thuật về con người, chi tiết có vai trò biểu lộ tư tưởng, chủ
đề tác phẩm. Chi tiết đóng vai trò làm tiền đề cho sự phát triển của cốt truyện.

9


Trong tác phẩm tự sự, các nhà văn đều dụng công xây dựng những chi tiết nghệ
thuật quan trọng (chi tiết đắt). Những chi tiết ấy có sức nặng làm sáng tỏ mạch
truyện. Mỗi chi tiết đắt thường làm lóe sáng ở người đọc những cảm nhận có chiều
sâu và phát huy được trí tưởng tượng phong phú ở người đọc. Tác phẩm có thể
thêm bớt chi tiết này hoặc chi tiết khác song những “chi tiết đắt” thì không thể thay
thế. Và ngay cả vị trí của nó nữa, phải đặt vào đúng vị trí đó thì thì mới bật lên
những cảm xúc và sáng lên chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Đọc xong tác phẩm, học
sinh có thể quên đi điều này điều kia nhưng những điểm sáng nghệ thuật ấy khiến
học sinh nhớ mãi và nó trở thành ám ảnh trong tâm trí. Người ta thấy bâng khuâng
trước bát cháo hành của Thị Nở (Chí Phèo), hay ấm lòng trước ấm nước đầy của
Từ (Đời thừa)....thấy bồi hồi, thổn thức với tiếng sáo đêm xuân (Vợ chồng A Phủ).
Có những chi tiết tưởng như đơn giản nhưng lại mang ý nghĩa quan trọng tạo
bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật. Ví như chi tiết nói vê cuốn “Đường về” được
dịch sang tiếng Anh mà Hộ (Đời thừa) đã nghe thấy người bạn của mình nói đến.
Hộ đang định mua thức ăn cho vợ con và anh đã gần thực hiện được ý nguyện đó
nhưng khi nghe tin một cuốn sách (với Hộ chỉ có giá trị địa phương thôi) lại được
dịch sang tiếng Anh với bản quyền rất cao thì Hộ đã quên ngay mọi dự định, quyết
tâm của mình. Đó là chi tiết tưởng như đơn giản nhưng làm thay đổi hẳn suy nghĩ
và hành động của Hộ.
2. Bước 2: Trong phần đọc – hiểu văn bản, tôi thường chú ý đến việc hướng

dẫn cho học sinh phát hiện các chi tiết nổi bật có ý nghĩa quan trọng với tác phẩm
(Đây là việc mỗi giáo viên thường hay làm và cũng có nhiều tài liệu đề cập).
3. Bước 3: Sau khi học xong mỗi tác phẩm, tôi thường yêu cầu học sinh hệ
thống lại các chi tiết quan trọng Công việc này với mục đích một lần nữa các em
đọc lại tác phẩm để khắc sâu hơn những vấn đề chủ yếu của tác phẩm.
4. Bước 4: Sau khi học xong một chùm bài (một chuyên đề) tôi hướng dẫn học
sinh phân loại các chi tiết quan trọng (Tham khảo cách phân loại của đc Trần Xuân
Trà trong tài liệu tập huấn ôn thi Tốt nghiệp năm 2013).
5. Bước 5: Trong số những chi tiết đã hệ thống đó tôi hướng dẫn học sinh xác
định những chi tiết, hình ảnh đặc biệt có ý nghĩa then chốt với mạch truyện và góp
10


phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Đó là những chi
tiết, hình ảnh có thể bàn luận dưới dạng bài văn nghị luận.
VD:
Tác phẩm “Hai đứa trẻ”- Thạch Lam cần lưu ý đặc biệt các chi tiết, hình ảnh:
ngọn đèn con của chị Tí, đoàn tàu đi qua phố huyện vào mỗi đêm.
Tác phẩm “Chí Phèo” - Nam Cao cần chú ý chi tiết, hình ảnh: Bát cháo hành
của Thị Nở, giọt nước mắt của Chí Phèo, cái lò gạch bỏ không....
Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài cần chú ý chi tiết, hình ảnh : Tiếng sáo
đêm xuân, giọt nước mắt của A Phủ......
Tác phẩm “Vợ nhặt”- Kim Lân cần chú ý chi tiết, hình ảnh: Bát bánh đúc, nồi
cháo cám (chè khoán), đoàn người phá kho thóc Nhật và lá cờ đỏ .......
Tác phẩm “Rừng xà nu”- Nguyễn Trung Thành cần chú ý chi tiết, hình ảnh: Lời
nói của cụ Mết “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”, bàn tay Tnú, rừng
xà nu bạt ngàn (cuối tác phẩm).........
Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”- Nguyễn Thi cần chú ý chi tiết,
hình ảnh: cuốn sổ gia đình, lời khen của chú Năm với Việt và Chiến, chị em Việt
và Chiến khiêng bàn thờ ba má sang gửi chú Năm......

Đồng thời tôi cũng yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu kĩ những tài liệu viết về
chi tiết, hình ảnh đó (Trong tài liệu nhiều bài viết về một số chi tiết, hình ảnh như:
Tiếng sáo đêm xuân trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài hay hình ảnh “Bàn tay
Tnu” trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Từ đó hướng dẫn
học sinh cách làm bài văn nghị luận về hình ảnh, chi tiết đó.
6. Bước 6: Phân loại các dạng đề về chi tiết:
- Dạng đề nghị luận về chi tiết xuất hiện một lần trong tác phẩm.
- Dạng đề nghị luận về những ý kiến bình luận chi tiết, hình ảnh.
- Dạng đề nghị luận về chi tiết xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm.
- Dạng đề nghị luận về các chi tiết, hình ảnh có liên quan xuất hiện trong các
tác phẩm.
* Những năm gần đây tôi có chú ý về dạng đề bàn luận những ý kiến đánh giá
về các chi tiết, hình ảnh.
11


* Ở các dạng đề đều có những các bước (các thao tác) chung của dạng đề về chi
tiết và cũng có những lưu ý riêng (có liên quan đến các dạng đề nghị luận khác như
dạng đề so sánh, dạng đề bình luận ý kiến). Các dạng đề so sánh, dạng đề bình luận
ý kiến, tôi đã thường hướng dẫn học sinh rất kĩ. Ở đây tôi yêu cầu học sinh vận
dụng linh hoạt (vận dụng kết hợp các phương pháp ở các dạng đề trên) để làm đề
về chi tiết, hình ảnh.
II.2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ CHI
TIẾT, HÌNH ẢNH TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ.
1. DẠNG ĐỀ VỀ MỘT CHI TIẾT HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU TRONG TÁC
PHẨM.
(I). Đặt vấn đề: Yêu cầu học sinh có cách dẫn dắt phù hợp . Với dạng đề về chi
tiết có thể dẫn dắt từ sự thành công của tác phẩm được làm nên từ những chi tiết
“đắt”, từ đó mà dẫn dắt đến chi tiết cần bàn luận.
(II). Giải quyết vấn đề:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả tác phẩm (giống như các dạng đề khác về
tác phẩm).
2. Khái quát về chi tiết và vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn chương
(trong truyện ngắn)
- Chi tiết văn học (Dẫn dắt từ phần bước 1 (I))
- Vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn học: Chi tiết nghệ thuật có tính tạo
hình, chi tiết gắn liền với quan niệm nghệ thuật về con người, chi tiết có vai trò
biểu lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Chi tiết đóng vai trò làm tiền đề cho sự phát
triển của cốt truyện.
3. Dẫn dắt cụ thể hoàn cảnh dẫn đến chi tiết. Tất cả các chi tiết đều được
xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể nhất là các chi tiết quan trọng thường xuất hiện
trong một hoàn cảnh (tình huống đặc biệt)- Tóm tắt các sự việc phần trước đó để
dẫn đến chi tiết cần bàn luận bằng một đoạn văn ngắn khoảng 7- 10 dòng (Chú ý
dẫn dắt ngắn gọn, chọn những sự việc then chốt có liên quan chặt chẽ đến mạch
vận động của tác phẩm và có ý nghĩa trực tiếp đến chi tiết bàn luận. Tránh lan
man). Cụ thể:
12


-Chi tiết ấy thuộc phần nào của tác phẩm.
-Tình huống dẫn đến chi tiết.
-Đưa ra cụ thể hình ảnh, chi tiết cần phân tích.
4. Phân tích cụ thể nội dung, nghệ thuật để rút ra nghĩa của chi tiết.
* Đây là phần quan trọng nhất và thường rất khó bởi dung lượng chi tiết thì thật
ít lại đòi hỏi các em phải suy luận, phân tích có chiều sâu. Học sinh phải có kiến
thức và kĩ năng thật tốt. Muốn vậy, giáo viên phải định hướng cho học sinh biết
cách khai thác vấn đề, phải biết phát huy trí tưởng tượng phong phú, phát huy
trường liên tưởng. Bản chất của văn chương là sự sáng tạo nên cần có sự cảm nhận
phong phú sáng tạo của học sinh song cũng cần phải bám vào mạch truyện, vào các
yếu tố liên quan để hiểu về chi tiết cũng như hiểu được chủ đề tư tưởng của tác

phẩm. Phải gắn chi tiết ấy vào chỉnh thể của tác phẩm và phong cách của nhà văn.
a. Phân tích nội dung
a1. Phải thấy rõ chi tiết ấy nói về điều gì?
Cần cắt nghĩa rành rọt về chi tiết đó. Phải đặt trong từng tình huống cụ thể để
hiểu sâu nội dung, ý nghĩa. Như chi tiết “giọt nước mắt của A Phủ” phải đặt vào
hoàn cảnh A Phủ là một chàng trai rất gan bướng không dễ gì anh sẽ khóc nên chi
tiết này có thể thấy nó đã thể hiện nỗi đau đớn, tủi cực đến tận cùng của nhân vật.
hay phải đặt vào hoàn cảnh xã hội để hiểu ý nghĩa của chi tiết. Cũng với chi tiết
“giọt nước mắt của A Phủ” phải thấy được hoàn cảnh của người nông dân miền
núi dưới ách thống trị của bọn địa chủ phong kiến lúc bấy giờ. Bọn địa chủ, phong
kiến luôn đè nén con người khiến họ phải chịu bao cảnh ngang trái, bất công.
a2. Bình sâu các từ ngữ quan trọng.
Trong cách “chi tiết đắt”, các nhà văn thường đặc tả qua một số từ ngữ then
chốt để làm nổi bật tư tưởng. Có những từ ngữ gợi giá trị tạo hình như từ ngữ trong
chi tiết về giọt nước mắt của bà cụ Tứ “Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống
hai dòng nước mắt” (Vợ nhặt- Kim Lân) hay hình ảnh mười đầu ngón tay Tnú bị
bốc cháy “Một ngón tay Tnu bốc cháy. hai ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà
nu. Lửa bắt rất nhanh, mười ngón tay bây giờ đã trở thành mười ngọn đuốc”. Có
những từ ngữ làm nổi bật những xúc cảm như trong truyện ngắn “Đôi mắt” của
13


Nam Cao khi nhà văn nói về thái độ của Hoàng với người nông dân “Nỗi khinh bỉ
của anh phì ra cả ngoài nét mặt theo cái bĩu môi dài thườn thượt, mũi anh nhăn
lại như ngửi thấy mùi xác thối”. Chỉ khi học sinh biết chú ý vào các từ ngữ then
chốt có sức gợi thì mới làm nổi bật nội dung cụ thể của chi tiết và cảm xúc của
người viết.
a3. Phân tích sâu ý nghĩa gợi ra từ chi tiết đó (cho phép học sinh có những
cảm nhận, liên tưởng phong phú sao cho vẫn phù hợp với mạch truyện và góp phần
thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm).

Khi phân tích hình ảnh ngọn lửa trên mười đầu ngón tay của Tnú, học sinh có
những cảm nhận và liên tưởng:
-Ngọn lửa bốc cháy trên mười đầu ngón tay của Tnú như thể hiện nỗi đau đớn
tận cùng của Tnú và cũng là nỗi đau của toàn dân tộc khi kẻ thù sang xâm lược.
Nhà văn đã miêu tả “Một ngón tay Tnu bốc cháy, hai ngón, ba ngón...”. Ngôn ngữ
giàu sức tạo hình để ta hình dung ra hình ảnh những ngón tay Tnú cứ bén dẫn, bén
dần lần lần một ngón, hai ngón...Nhà văn lại nói thêm: Không có gì đượm bằng
cây xà nu. Lửa bắt rất nhanh, mười ngón tay đã trở thành mười ngọn đuốc. Ngọn
lửa ấy lan thật nhanh và ngay trong chốc lát mười ngón tay ấy đã bùng lên bốc
cháy...Nỗi đau như đến tận cùng. Đau đớn cực độ khi Tnú không cảm thấy lửa ở
mười đầu ngón tay mà anh cảm thấy lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng, máu
anh mặn chát ở đầu lưỡi, răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Lúc này nỗi đau ấy
không chỉ ở mười đầu ngón tay nữa mà ngọn lửa ấy như thiêu đốt toàn cơ thể anh,
anh đang cố kìm nén nỗi đau. Đó còn là hình ảnh tố cáo tội ác tày trời của giặc Mĩ,
chúng đã tàn sát hủy diệt cuộc sống của nhân dân ta. Chúng còn giết bà Nhan, anh
Xút, anh Quyết và bao nhiêu người dân vô tội khác nữa. Chúng đã biến cây xà nu
vốn thân thuộc gần gũi, vốn là bạn của mọi nhà giờ đây lại thiêu đốt nhân dân.
Dưới sự tàn bạo của chúng tất cả đều trở nên đáng sợ (Liên hệ với tội ác của giặc
Minh ở thế kỉ XV):
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
“Bình Ngô đại cáo”- Nguyễn Trãi
14


-Ngọn lửa ngùn ngụt bốc cháy cũng là ngọn lửa của lòng căm thù trong mỗi
người dân Việt Nam. Bọn thằng Dục thiêu đốt mười đầu ngón tay của Tnú là để uy
hiếp tinh thần của nhân dân. Chúng đe dọa người dân “xem hãy coi bàn tay thằng
Tnú”, chúng muốn người dân Tây Nguyên nhìn vào đó mà sợ, mà không dám đấu
tranh nhưng ngược lại nhìn vào đó họ không sợ hãi bọn giặc mà chỉ thấy thương

cho Tnú và căm giận sục sôi với quân thù và họ sẽ đứng lên đấu tranh chống lại kẻ
thù tàn ác, trả thù cho những người dân đã chịu đau thương và đã hi sinh.
-Mười ngón tay đã trở thành mười ngọn đuốc. Không phải ngẫu nhiên mà nhà
văn Nguyễn Trung Thành ví ngọn lửa ấy như những ngọn đuốc bởi ngọn đuốc vốn
thật gần gũi với buôn làng Tây Nguyên, nó soi sáng trong đêm tối nơi núi rừng. Và
ngọn đuốc thường có ý nghĩa nói về ý nghĩa soi đường, tinh thần đấu tranh. Lúc
này mười ngọn đuốc ấy kết thành một bó đuốc rực sáng để khích lệ và cổ vũ tinh
thần đấu tranh. Đặc biệt bó đuốc ấy như ánh sáng soi đường cho cả dân làng đứng
lên đấu tranh (Liên hệ vơi trái tim Đan cô).
Ngọn lửa ấy cũng đã báo hiệu cuộc Đồng Khởi của người dân Tây Nguyên, họ
cùng nhất loạt đứng lên đấu tranh và chiến thắng.
a4. Phải có sự so sánh, mở rộng liên hệ với các chi tiết khác ở tác phẩm
cũng như các chi tiết có liên quan ở các tác phẩm khác.
Các chi tiết trong tác phẩm bao giờ cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các chi
tiết khác. Khi tìm hiểu chi tiết, hình ảnh nào đó ta đặt nó trong mối liên hệ với các
chi tiết khác trong tác phẩm để thấy một mạch thống nhất. Hay khi liên hệ với các
chi tiết trong các tác phẩm khác thì lại để thấy được sự kế thừa cũng như sự sáng
tạo trong sáng tác văn chương. Như khi phân tích về giọt nước mắt của A Phủ có
thể liên hệ với giọt nước mắt của Hộ trong “Đời thừa”. Nam Cao đã miêu tả giọt
nước mắt của nhân vật Hộ “Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh người
ta bóp mạnh”. “Hắn khóc. Hắn khóc nức nở, khóc như thể không ra tiếng khóc”.
Hay nước mắt của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên “Hắn thấy mắt mình hình
như ươn ướt”. Ở đây đều là giọt nước mắt của những người đàn ông đau khổ
nhưng có hoàn cảnh và số phận khác nhau. Nếu như giọt nước mắt của Chí Phèo là
sự cảm động khi được Thị Nở chăm sóc, giọt nước mắt của Hộ là ân hận khi nhận
15


ra hành động thô bạo của mình với vợ con thì giọt nước mắt của A Phủ lại là nỗi
đau đớn, tủi cực của người nông dân khi bị áp bức. Cũng cùng cách thức so sánh

liên hệ ấy khi nói về giọt nước mắt của bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của
Kim Lân ta có thể liên hệ đến câu thơ:
“Tuổi già hạt lệ như sươnng
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan”
“Khóc Dương khuê”- Nguyễn khuyến.
b. Phân tích nghệ thuật xây dựng chi tiết (gắn với nét đặc trưng trong phong
cách của nhà văn)
-Bút pháp miêu tả như bút pháp hiện thực (chi tiết kết thúc truyện Chí Phèo),
bút pháp lãng mạn cách mạng (chi tiết kết thúc truyện “Vợ nhặt”), bút pháp của
khuynh hướng sử thi (chi tiết về hình ảnh rừng xà nu cuối tác phẩm “Rừng xà nu”)
-Nét đặc trưng trong ngôn ngữ: Ngôn ngữ giản dị như trong tác phẩm của Kim
Lân, ngôn ngữ hào hùng tráng lệ như trong “Rừng xà nu”, ngôn ngữ đậm màu sắc
triết lí như trong tác phẩm của Nam Cao..., ngôn ngữ đậm sắc thái Nam Bộ trong
“Những đứa con trong gia đinh” Nguyễn Thi...
5. Đánh giá ý nghĩa của chi tiết đó trong hệ thống toàn bộ tác phẩm.
Chi tiết quan trọng ấy làm cho mạch truyện trở nên thống nhất và giữ vai trò
chủ đạo làm nên ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.
Thể hiện rõ phong cách của tác giả.
VÍ DỤ CHỨNG MINH
Cảm nhận của anh/ chị về chi tiết bát bánh đúc trong truyện ngắn“Vợ
nhặt” của Kim Lân.
(I). ĐVĐ: (Giới thiệu từ quan niệm của nhà văn Nguyễn Minh Châu)
(Nhà văn Nguyễn Minh Châu có lần nói đại ý rằng : Người cầm bút có biệt
tài là có thể chọn trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc với một vài sự
diễn biến sơ sài nhưng đó có khi lại là cái khoảnh khắc chứa cả một đời người, một
đời nhân loại. Đúng như vậy, trong cái dòng đời xuôi chảy ấy các nhà văn sẽ tìm
được một khoảnh khắc – một điểm sáng nghệ thuật có ý nghĩa làm nổi bật tính
cách của nhân vật và góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của
16



tác phẩm. Chi tiết bát bánh đúc trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân mang ý
nghĩa như thế).
(II). GQVĐ:
1. Khái quát về tác giả, tác phẩm.
-Tác giả Kim Lân: Kim Lân là nhà văn được coi là “con đẻ của đồng
ruộng”. Ông “một lòng đi về với đất, với người với thuần hậu nguyên thủy của
cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng). Kim Lân có những trang viết chân thực về
đời sống làng quê với những thú vui tao nhã của người nông dân quê mình mà ông
gọi đó là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng”. Ông cũng viết chân thực về
những người nông dân quê mình chất phác, hóm hỉnh mà rất tài hoa.
- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”
được viết ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công nhưng còn dang dở và bị
mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), Kim Lân dựa vào một
phần của cốt truyện cũ để viết tác phẩm “Vợ nhặt”. Tác phẩm được đưa vào tập
“Con chó xấu xí” (Xuất bản 1962).
-Nội dung chính: Tác phẩm phản ánh chân thực cuộc sống của người dân
vùng đồng bằng Bắc Bộ trong nạn đói kinh hoàng năm 1945. Nhưng trong hoàn
cảnh đó người nông dân vẫn đùm bọc yêu thương, vẫn khao khát mái ấm gia đình
và luôn có một niềm hi vọng vào tương lai.
2. Dẫn dắt để dẫn đến chi tiết (hoàn cảnh, tình huống xuất hiện chi tiết)
(Tràng là một anh nông dân nghèo sống ở xóm ngự cư. Trong nạn đói, anh
làm thuê, kéo xe bò thóc cho liên đoàn lên tỉnh.Tràng gặp thị ở chợ tỉnh, cũng đang
trong nạn đói. Lần thứ hai gặp lại, Tràng thấy thị “gầy sọp đi, trên khuôn mặt lưỡi
cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Sau những câu nói tầm phơ tầm phào,
Tràng đã mời thị ăn. Tràng vỗ vỗ vào Túi: Rích bố cu. Thế là thị sà xuống ăn thật.
Thị ăn một chặp bốn bát bánh đúc. Ăn xong, thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang
miệng...”).
3. Phân tích chi tiết: Thể hiện số phận, phẩm chất của nhân vật.
-Thể hiện số phận thảm thương, khốn cùng của nhân vật trong nạn đói

khủng khiếp năm 1945.
17


+Vì cái đói cái nghèo nên khi được Tràng mời ăn giầu, thị đã nói “Ăn gì thì
ăn, chả ăn giầu”. Thị đã “gợi ý” để được ăn, Lúc này cái đói cái nghèo đang bám
riết lấy thị nên cái điều đơn giản nhất và cũng lớn lao nhất với thị là có được miếng
ăn.
+ Vì miếng ăn mà thị mất đi nữ tính của người con gái, thị đánh đổi cái sĩ
diện, cái duyên của người con gái. Khi thị “sà xuống ăn một chặp bốn bát bánh
đúc” thì ta thấy thị thật đáng thương, tội nghiệp. Có người nói thị trở nên trơ trẽn
vì miếng ăn, cái đói đã làm thị mất đi nhân phẩm, lòng tự trọng. Có sống trong
hoàn cảnh ấy con người ta mới thấm thía và hiểu cho hoàn cảnh của thi. Nhà văn
Nam Cao cũng hay viết về cái đói, về miếng ăn, về chuyện vì miếng ăn mà con
người ta đánh mất đi nhân phẩm, lương tri. Trong truyện “Một bữa no”, Nam Cao
cũng đã nói về người bà vì đói quá mà ăn cho đến no và chết vì “một bữa no”, hay
trong “Trẻ con không được ăn thịt chó”, nhà văn cũng viết về hình ảnh của người
cha vì miếng ăn mà trở nên độc ác với những đứa con.
+Thị theo không Tràng về làm vợ cũng chỉ vì cái đói, muốn chạy trốn cái
đói.
-Hình ảnh bắt bánh đúc ấy cũng thể hiện niềm ham sống, khát khao cuộc
sống của người nông dân: Vì sự sinh tồn nên thị “ăn liền một chặp bốn bát bánh
đúc chẳng chuyện trò gì”, ăn để sống. Và thị bám theo câu nói của Tràng “rích bố
cu” “có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về, rồi thị đã theo không về
làm vợ.
- Thể hiện vẻ đẹp của tình người hào hiệp ở người cho ăn- Tràng nghèo
không dư dật gì nhưng lại có tấm lòng nhân hậu, biết cưu mang đồng loại.
+ Trong buổi đói khát, miếng ăn là cả vấn đề sinh mệnh, Tràng cho thị ăn
trong hoàn cảnh lúc bấy giờ một nghĩa cử rất cao đẹp.
+ Tràng đã cứu sống thị.

-Bánh đúc nên duyên vợ chồng. Trong văn học ta thường thấy những hình
ảnh mang đậm chất thơ để nói về tín hiệu giao duyên nào là cái áo “yêu nhau cởi
áo cho nhau”, nào là chiếc khăn “khăn thương nhớ ai” còn ở đây lại là một hình
ảnh rất thực của cuộc sống đời thường.
18


+ Từ bát bát bánh đúc ấy mà thị thành vợ Tràng và sau này thị trở nên hiền
thục, nữ tính sau khi làm vợ Tràng.
+ Từ đó Tràng cũng có được hạnh phúc bất ngờ, sung sướng khi có vợ. Sau
này tâm tính Tràng thay đổi, thấy mình nên người gắn bó và có trách nhiệm với gia
đình.
4. Đánh giá về ý nghĩa tư tưởng:
-Chi tiết bát bánh đúc trong tác phẩm đã phản ánh hiện thực về nạn đói trong
đó con người bị coi như cọng rơm cái rác, giá trị cả con người trở nên rẻ mạt.
-Thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc: Cảm thông với nỗi khổ của con người
qua đó cũng tố cáo, lên án những những chính sách tàn bạo của thực dân Pháp và
phát xít Nhật đã đẩy nhân dân ta vào thảm cảnh nạn đói thảm khốc. Đồng thời
Kim Lân cũng ca ngợi vẻ đẹp của tình người ở người lao động trong hoàn cảnh
còn nhiều khó khăn.
5. Đánh giá về chi tiết:
-Là chi tiết quan trọng góp phần thúc đẩy cốt truyện, khắc họa số phận,
phẩm chất, tính cách của nhân vật.
+ Thể hiện được nét đặc sắc trong phong cách sáng tác của Kim Lân. Nhà
văn thường viết về cuộc sống giản dị của người nông dân với tâm lí rất đời
thường. Ông sử dụng ngôn ngữ nôm na, gần gũi trong cuộc sống đời thường.
(III). KTVĐ
-Khẳng định ý nghĩa của chi tiết.
-Khẳng định ý nghĩa của tác phẩm.
2. DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ NHỮNG Ý KIẾN BÌNH LUẬN VỀ CHI

TIẾT.
(Học sinh vận dụng kĩ năng nghị luận về những ý kiến bàn về văn học)
I). Đặt vấn đề: Yêu cầu học sinh có cách dẫn dắt phù hợp. Cần đưa ra được
những ý kiến bàn về chi tiết.
(II). Giải quyết vấn đề:
1. Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm
19


2. Khái quát về chi tiết và vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn chương
(trong truyện ngắn)
- Chi tiết văn học (Dẫn dắt từ phần bước 1 (I))
- Vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn học: Chi tiết nghệ thuật có tính tạo
hình, chi tiết gắn liền với quan niệm nghệ thuật về con người, chi tiết có vai trò
biểu lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Chi tiết đóng vai trò làm tiền đề cho sự phát
triển của cốt truyện.
3. Bình luận các ý kiến về chi tiết.
3.1: Bàn luận về ý kiến thứ nhất.
-Đưa ra ý kiến của cá nhân.
-Giải thích, chứng minh cho ý kiến của mình.
3.2: Bàn luận về ý kiến thứ hai.
-Đưa ra ý kiến của cá nhân.
-Giải thích, chứng minh cho ý kiến của mình.
4. Bàn luận về mối quan hệ giữa hai ý kiến.
(III). KTVĐ.
-Khẳng định lại ý kiến của bản thân.
- Đánh giá về ý nghĩa của chi tiết:
-Đánh giá về sự thành công của tác phẩm.
VÍ DỤ CHỨNG MINH
Đề bài: Về cách kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt”, có ý kiến cho rằng

“Đó là một cái kết mở, tự nhiên và sáng”, lại có ý kiến cho “Đó chưa phải là
một cái kết thực sự tự nhiên, gượng ép về nghệ thuật”.
Ý kiến của anh (chị).
(I). ĐVĐ:
Đặc điểm của văn chương là sự sáng tạo, mỗi nhà văn có quyền chọn cho
mình một con đường riêng và bản thân mỗi tác phẩm cũng có sự phong phú về các
tầng nghĩa. Vì thế quá trình tiếp nhận văn học cũng là một quá trình đầy sáng tạo
tùy thuộc vào vốn sống, năng lực bản thân, ý kiến, hoàn cảnh chủ quan của mỗi cá
20


nhân. Đứng trước một hình tượng văn học có thể có những luồng ý kiến khác nhau
như khi đánh giá về cách kết thúc của truyện ngắn “Vợ nhặt” có ý kiến cho rằng
“Đó là một cái kết mở, tự nhiên và sáng”, lại có ý kiến cho “Đó chưa phải là một
cái kết thực sự tự nhiên,gượng ép về nghệ thuật”.
(II). GQVĐ
1. Khái quát về tác giả, tác phẩm.
-Tác giả Kim Lân: Kim Lân là nhà văn được coi là “con đẻ của đồng
ruộng”. Ông “một lòng đi về với đất, với người với thuần hậu nguyên thủy của
cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng). Kim Lân có những trang việt chân thực về
đời sống làng quê với những thú vui tao nhã của người nông dân quê mình mà ông
gọi đó là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng”. Ông cũng viết chân thực về
những người nông dân quê mình chất phác, hóm hỉnh mà rất tài hoa.
- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”
được viết ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công nhưng còn dang dở và bị
mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), Kim Lân dựa vào một
phần của cốt truyện cũ để viết tác phẩm “Vợ nhặt”. Tác phẩm được đưa vào tập
“Con chó xấu xí” (Xuất bản 1962).
-Nội dung chính: Tác phẩm phản ánh chân thực cuộc sống của người dân
vùng đồng bằng Bắc Bộ trong nạn đói kinh hoàng năm 1945. Nhưng trong hoàn

cảnh đó người nông dân vẫn đùm bọc yêu thương, vẫn khao khát mái ấm gia đình
và luôn có một niềm hi vọng vào tương lai.
2. Khái quát về chi tiết trong tác phẩm văn học. (Tham khảo phần trên).
3. Tóm tắt dẫn dắt đến chi tiết.
Truyện viết về cuộc sống của những người dân ở xóm ngụ cư trong nạn đói
mà tiêu biểu là cuộc sống của gia đình Tràng. Vì cái đói cái nghèo nên Tràng
không thể có một đám cưới đàng hoàng và bữa cơm đón nàng dâu mới của nhà
Tràng cũng rất thảm hại “Giữa cái mẹt rách chỉ có độc một lùm rau chuối thái rối
và một đĩa muối ăn với cháo”. Trong bữa ăn họ nghe thấy tiếng trống thúc thuế,
qua lời của người vợ, Tràng đã nhớ lại có lần mình gặp Việt Minh và “Trong óc
Tràng bỗng hiện lên đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”,
21


4.Trình bày ý kiến của bản thân về cách kết thúc truyện.
4.1: Bàn luận về ý kiến: “Đó là một cái kết mở, tự nhiên và sáng”
- Đó là cách kết truyện tự nhiên phù hợp.
+ Kết thúc ấy có cơ sở từ thực tiễn đời sống. Câu chuyện có bối cảnh là nạn
đói năm 1945- một thời điểm lịch sử có thật trong đất nước ta vào những năm
tháng chuẩn bị cho cuộc cách mạng và đó là những ngày tiền khởi nghĩa với phong
trào phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo. Vậy nên trong hoàn cảnh đói khát
cùng cực ấy người nông dân nhận ra kẻ thù gây đau khổ cho mình là bọn Pháp và
Nhật. Thực dân Pháp thi hành những “luật pháp dã man’, vơ vét của cải còn phát
xít Nhật thì bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, trồng thầu dầu rồi cùng với thiên tai,
lũ lụt...Tất cả đều là căn nguyên dẫn đến thảm cảnh nạn đói năm 1945. Những
người dân sống trong hoàn cảnh đó họ sẽ ý thức được mình phải đứng lên đấu
tranh tìm con đường cho mình. Họ sẽ tìm đến với cách mạng như một điều tất yếu.
+ Sự hợp lí ở đây là họ chỉ mới bắt đầu nhận thức về cách mạng, đó mới chỉ
là ánh sáng le lói ở cuối đường hầm. Nhà văn không kết thúc câu chuyện ở việc
Tràng đi làm cách mạng rồi kêu gọi quần chúng nhân dân cùng đứng lên đấu tranh.

Nếu như vậy e rằng có phần gượng ép và ảo tưởng. Ở đây mới dừng lại ở việc qua
lời người vợ mà Tràng đã nhớ lại có lần anh đã nhìn thấy đoàn người đi phá kho
thóc và được nghe nói họ là Việt Minh. Quá trình nhận thức ấy được diễn tiến từ
từ. Cách kết truyện như thế là phù hợp.
-Đó còn là cách kết truyện mở và sáng.
+ Truyện kết thúc nhưng đã mở ra cho người đọc nhiều suy ngẫm. Truyện
không nói cụ thể rõ ràng là cuộc sống của Tràng, bà cụ Tứ, người vợ nhặt sẽ đi đến
đâu, cuộc sống của họ tiếp theo sẽ như thế nào để gượng ép trói buộc suy nghĩ của
bạn đọc thiên về một hướng và nhiều khi chỉ suy nghĩ theo chiều hướng ấy. Và thật
khéo léo khi Kim Lân để “lửng”. Kết thúc “lửng” ấy chứa đựng bao suy nghĩ của
tác giả. Phải chăng nhà văn Kim Lân đang thầm kín bày tỏ sự trân trọng với cách
tiếp cận, nhận thức của độc giả đồng thời cũng hướng họ rằng nên phải suy nghĩ,
chiêm nghiệm để viết tiếp câu chuyện ấy với sự phù hợp và đúng đắn nhất theo
quan điểm nhận thức của mỗi người. Việc tạo ra kết thúc mở cũng khơi sâu sự tìm
22


tòi khám phá một góc độ của cuộc sống, của xã hội thay vì chỉ là đọc trên giấy và
hiểu tác phẩm một cách đơn thuần. Rõ ràng với ánh sáng “le lói ở cuối đường
hầm” kia người đọc có quyền hiểu và ngẫm theo nhiều cách. Theo quan điểm của
bản thân có thể suy ngẫm Tràng sẽ được theo cách mạng, theo ánh sáng của Đảng
cùng với quần chúng khởi nghĩa và rồi cuộc sống của anh và gia đình cùng những
người nông dân Việt Nam sẽ ấm no hơn, hạnh phúc hơn khi cách mạng giành
thắng lợi.
+ Một điểm nữa trong cách kết truyện của Kim Lân là có kết truyện “sáng”
không giống như văn học hiện thực phê phán trước cách mạng.Trước đây, nhà văn
Nam Cao đã để cho nhân vật Chí Phèo cảm nhận hương vị của cuộc sống, để cho
hắn cảm nhận tình yêu thương...nhưng rồi Chí Phèo lại rơi vào bi kịch bế tắc. Nhà
văn Ngô Tất Tố cũng để nhân vật của mình- Chị Dậu vùng lên chống lại ách áp
bức của bọn địa chủ nhưng rồi cuối cùng trước mắt chị là “trời tối đen như mực

giống như cái tiền đồ của chị”...Họ đều rơi vào luẩn quẩn, bế tắc không lối thoát.
Ở “Vợ nhặt”, Kim Lân đã để cho những người nông dân hướng về tương lai. Liệu
tác phẩm có thể kết thúc trong cảnh “bữa cơm ngày đói” với khung cảnh trông thật
thảm hại “Giữa cái mẹt rách chỉ có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa
muối ăn với cháo” và “không ai nói câu gì. Họ cắm đầu ăn cho xong lần. Họ tránh
nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mỗi người”. Nếu kết thúc như thế
thì cái đói, cái nghèo vẫn bao trùm, cuộc sống của nhân dân vẫn rơi vào bế
tắc...Nhưng Kim Lân không dừng lại ở đó. Ông đã hướng họ vào ánh sáng của
tương lai, của cách mạng “Trong óc Tràng bỗng hiện lên đám người đói và lá cờ
đỏ bay phấp phới”. Thật là ông đã để những con người trong hoàn cảnh khốn cùng
cận kề cái chết nhưng họ không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng đến sự sống, vẫn
hi vọng tin tưởng ở tương lai. Những người đói ấy vẫn khao khát về cuộc sống ấm
no, đầy đủ hơn. Nhà văn đã để người dân nhận thức đúng về cách mạng khơi lên
tinh thần đấu tranh . Thực tiễn lịch sử cách mạng Tháng tám 1945 đã thắng lợi thì
con người và đặc biệt là người nông dân càng có thêm động lực niềm tin vào tương
lai tươi sáng ấm no. Thật là một cách kết truyện sáng mở ra cuộc sống tươi sáng
cho con người.
23


4.2: Bàn luận về ý kiến: “Đó chưa phải là một cái kết thực sự tự nhiên”.
Còn có ý kiến cho rằng “Đó chưa phải là một cái kết thực sự tự nhiên”, còn
gượng ép về mặt nghệ thuật. Có thể lí giải điều này bởi có người cho rằng không
khí truyện còn ngập tràn trong cảnh đói khát, thiếu sinh khí và hiện thực về cái
chết là điều khó tránh khỏi. Những người nông dân ở đây chỉ là những con người
nhỏ bé chưa hiểu gì về cách mạng và họ chưa đủ khả năng để làm thay đổi cuộc
sống của mình. Vì thế cho rằng âm thanh của tiếng trống thúc thuế và hình ảnh lá
cờ có phần gượng ép. Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, tất cả sự nhận thức về
cách mạng của người nông dân có thể đến bởi họ đang sống trong những ngày sôi
sục trong những ngày tiền khởi nghĩa của cuộc cách mạng tháng Tám.

4.3.Ý kiến cá nhân.
Dù có thể còn nhiều ý kiến khác nhau, đó là quyền của mỗi người trong việc
cảm nhận văn chương nhưng với bản thân có thể thấy mạch truyện vẫn logic về nội
dung tư tưởng. Tác phẩm đã phản ánh rõ hiện thực cuộc sống của người nông dân
lúc bấy giờ, nó mang dấu ấn của thi pháp thời đại, lối kết thúc có hậu đã phản ánh
đúng những đặc điểm của văn học cách mạng lúc bấy giờ.
5. So sánh với các tác phẩm trước đó và cùng thời
-So sánh với các tác phẩm trước như “Tắt đèn”- Ngô Tất Tố, “Chí Phèo”
Nam Cao...để thấy sự khác nhau trong cách kết thúc của văn học hiện thực phê
phán trước năm 1945 và văn học cách mạng sau 1945.
-So sánh với tác phẩm cùng thời như “Vợ chồng A Phủ”- Tô Hoài để thấy
điểm tương đồng trong các tác phẩm sau 1945 đồng thời cũng thấy rõ đặc điểm thi
pháp của văn học sau 1945.
DẠNG 3: ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ CHI TIẾT HÌNH ẢNH XUẤT HIỆN
NHIỀU LẦN TRONG TÁC PHẨM.
I). Đặt vấn đề: Yêu cầu học sinh có cách dẫn dắt phù hợp từ đó dẫn dắt đến các
chi tiết cần bàn luận.
(II). Giải quyết vấn đề:
1. Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm.
24


2. Khái quát về chi tiết và vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn chương
(trong truyện ngắn)
- Chi tiết văn học (Dẫn dắt từ phần bước 1 (I))
- Vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn học: Chi tiết nghệ thuật có tính tạo
hình, chi tiết gắn liền với quan niệm nghệ thuật về con người, chi tiết có vai trò
biểu lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Chi tiết đóng vai trò làm tiền đề cho sự phát
triển của cốt truyện.
3. Phân tích cụ thể nội dung, nghệ thuật để rút ra nghĩa của chi tiết.

3.1: Cảm nhận về chi tiết 1 theo các bước (Theo cách thức cảm nhận về chi
tiết).
a. Phân tích nội dung
a1. Phải thấy rõ chi tiết ấy nói về điều gì?
a2. Bình sâu các từ ngữ quan trọng:
a3. Phân tích sâu ý nghiã gợi ra từ chi tiết đó
a4.Phải có sự so sánh, mở rộng liên hệ sâu với các chi tiết khác ở tác phẩm
cũng như các chi tiết có liên quan ở các tác phẩm khác.
b. Phân tích nghệ thuật xây dựng chi tiết (gắn với nét đặc trưng trong phong
cách của nhà văn)
3.2: Cảm nhận về chi tiết 2 theo các bước nêu trên.
4. So sánh các chi tiết:
- So sánh điểm tương đồng (Giải thích lí do).
+ Nội dung
+Nghệ thuật
-So sánh điểm khác biệt
+Về nội dung
+Về nghệ thuật.
-Lí giải nguyên nhân (Từ hoàn cảnh xuất hiện chi tiết, từ ý nghĩa của chi tiết)
(III). KTVĐ.
*Đánh giá về ý nghĩa của các chi tiết:

25


×