Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671 KB, 97 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THÚY VÂN

CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN
TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2017

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ
Công tác xã hội về “Công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn tỉnh Long
An” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh
vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, lời đầu tiên cho phép tôi được gửi lời cảm ơn
chân thành đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Bảo trợ xã hội, Học
viện Khoa học Xã hội, Học viện Xã hội Châu Á, cơ sở học viện tại thành phố Hồ
Chí Minh, Quí thầy, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt kiến
thức cho tôi trong suốt khóa học. Đặc biệt tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến Tiến sĩ Hà Thị Thư đã tận tình hướng dẫn, động viên giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Lao động -Thương


binh và Xã hội tỉnh Long An, Lãnh đạo UBND cấp huyện, các cô chú cao tuổi đã
nhiệt tình hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
thu thập thông tin, cung cấp số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên, nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Mặc dù đã có cố gắng, nhưng trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi
những thiếu sót. Bản thân rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của quý
thầy cô giáo đề luận văn được hoàn thiện hơn và giúp tôi có những kinh nghiệm cho
các nghiên cứu sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƯỜI CAO TUỔI...................................................................................................10
1.1. Người cao tuổi: khái niệm, đặc điểm và nhu cầu................................................10
1.2. Lý luận về công tác xã hội đối với người cao tuổi.............................................15
1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với người cao tuổi...........................25
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
TẠI TỈNH LONG AN …..........................................................................................34
2.1. Đặc điểm về địa bàn và khách thể nghiên cứu..................................................34
2.2. Thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với người cao tuổi tại tỉnh Long An...
.....................................................................................................................................44
2.4. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với người cao tuổi….....62
Chương 3: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN TỈNH LONG AN.......72

3.1. Ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân ...............................................72
3.2. Các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối với người cao
tuổi..............................................................................................................................84
KẾT LUẬN................................................................................................................93
DANH MỤC TÀ

3


I LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................94
PHỤ LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH
CLB
CTXH
CSSK
CSND
CTV CTXH
KT - XH
LĐTBXH
NCT
NVCTXH
UBND

An sinh xã hội
Câu lạc bộ
Công tác xã hội
Chăm sóc sức kỏe
Chăm sóc nuôi dưỡng

Cộng tác viên công tác xã hội
Kinh tế - Xã hội
Lao động – Thương binh và Xã hội
Người cao tuổi
Nhân viên công tác xã hội
Ủy ban nhân dân

4


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1.
Sơ đồ 1.2.
Sơ đồ 1.3.
Sơ đồ 3.1.
Sơ đồ 3.2.

Tiến trình công tác xã hội cá nhân
Tiến trình công tác xã hội nhóm
Tiến trình phát triển cộng đồng
Sơ đồ phả hệ gia đình bà D

23
24
25
77
78

Sơ đồ sinh thái


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Tổng quan về người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Long An

36

Bảng 2.2.

Phân loại về sức khỏe người cao tuổi

41

Bảng 2.3.

Đánh giá của người cao tuổi về hiệu quả hoạt động truyền
thông

46

Bảng 2.4.
Bảng 2.5.
Bảng 2.6.
Bảng 2.7.

Đánh giá của người cao tuổi về hình thức truyền thông
Đánh giá hiểu biết của người cao tuổi về các vấn đề liên
quan đến người cao tuổi
Đánh giá của người cao tuổi về hoạt động kết nối nguồn lực
Đánh giá của người cao tuổi về các yếu tố ảnh hưởng đến


5

47
48
59
62


công tác xã hội đối với người cao tuổi
Bảng 2.8.

Các yếu tố thuộc về bản thân người cao tuổi

63

Bảng 2.9.

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của đặc điểm nhân viên công
tác xã hội đối với CTXH (tỷ lệ %)

65

Bảng 2.10.

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính quyền địa phương,
cộng đồng đối với CTXH

68


Bảng 3.1.

Điểm mạnh, điểm hạn chế

79

Bảng 3.2.

Kế hoạch hỗ trợ cho bà D

80

6


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ĐỒ
Biểu đồ 2.1.

Phân theo khu vực

37

Biểu đồ 2.2.

Phân loại giới tính người cao tuổi

37

Biểu đồ 2.3.


Phân theo độ tuổi người cao tuổi

38

Biểu đồ 2.4.

Trình độ học vấn của người cao tuổi

38

Biểu đồ 2.5.

Nghề nghiệp của người cao tuổi

39

Biểu đồ 2.6.

Tình trạng hôn nhân của người cao tuổi

40

Biểu đồ 2.7.

Tình trạng mắc các bệnh mãn tĩnh của người cao tuổi

42

Biểu đồ 2.8.


Đặc điểm tâm lý của người cao tuổi

43

Biểu đồ 2.9.

Kết quả đánh giá của người cao tuổi về các hoạt động để
nâng cao nhận thức cho người cao tuổi

45

Biểu đồ 2.10.

Đánh giá của người cao tuổi về chế độ ăn uống, vệ sinh

50

Biểu đồ 2.11.

Tình hình luyện tập thể dục thể thao của người cao tuổi

52

Biểu đồ 2.12.

Tình hình khám sức khỏe định kỳ hàng năm của người cao
tuổi

53


Biểu đồ 2.13.

Đánh giá của người cao tuổi về thái độ hỗ trợ chăm sóc
sức khỏe

54

Biểu đồ 2.14.

Đánh giá tâm trạng của người cao tuổi sống tại địa phương

56

Biểu đồ 2.15.

Đánh giá của người cao tuổi về mức độ giúp đỡ từ cá
nhân/tổ chức

57

Biểu đồ 2.16.

Kết quả khảo sát người cao tuổi về nguồn lực mà họ được
hỗ trợ

58

Biểu đồ 2.17.

Đánh giá của người cao tuổi về thái độ trợ giúp pháp lý


61

Biểu đồ 2.18.

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của khả năng huy động
nguồn lực đối với công tác xã hội

69

7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Già hóa dân số đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới, trong đó có
Việt nam. Theo Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc tổng số người già từ 60 tuổi trở lên sẽ
tăng nhanh từ 214 triệu người vào năm 1950 lên 400 triệu người vào năm 1982,
khoảng 600 triệu người vào năm 2001 và khoảng 1,2 tỉ người vào năm 2025. Số
người 80 tuổi trở lên sẽ tăng từ 13 triệu người năm 1950 lên 50 triệu người vào
1995 và sẽ tăng lên 137 triệu người vào năm 2025. Tỉ lệ người cao tuổi trên thế giới
sẽ tăng liên tục từ 8% dân số năm 1950 lên 10% vào năm 2000 và gần 20% vào
năm 2050. Ở Việt Nam dự báo đến năm 2025 sẽ có trên 10 triệu người cao tuổi
chiếm tỉ lệ 15% dân số trên cả nước.
“Kính trên, nhường dưới”, “Kính lão, đắc thọ” là một trong những truyền
thống tốt đẹp, lâu đời của dân tộc Việt Nam. Trong xã hội ta, cũng như trong mỗi
gia đình, người cao tuổi luôn giữ một vị trí rất quan trọng. Vì vậy, Đảng và Nhà
nước ta luôn khẳng định người cao tuổi là một lực lượng xã hội đông đảo, quý giá
trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tuổi cao gương sáng người cao tuổi phát huy
trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao động, chiến đấu, học tập, đóng góp xây dựng gia đình

và cộng đồng trong xã hội.
Ở Long An hiện có 154.199 người cao tuổi, (trong đó nam: 75.557 người, nữ
78.642 người), chiếm 10,2% trên tổng dân số của tỉnh. Dự báo đến năm 2030, Long
An chuyển sang cơ cấu dân số già. Người cao tuổi trên địa bàn tỉnh đang sống bằng
sự nỗ lực của bản thân, gia đình dựa vào cộng đồng. Tỉnh triển khai thực hiện nhiều
chính sách hỗ trợ cho người cao tuổi. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chính
sách, bên cạnh những mặt tích cực đạt được cũng bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn
trong quá trình hỗ trợ cho người cao tuổi.
Từ trước đến nay có rất nhiều nghiên cứu, đề tài viết về người cao tuổi nhưng
chỉ tiếp cận ở khía cạnh ảnh hưởng và tác động của chính sách an sinh xã hội tại địa
phương ảnh hưởng đến đời sống của gia đình người cao tuổi; tìm hiểu về vấn đề

8


chăm sóc sức khỏe, về thực trạng đời sống người cao tuổi, hay đánh giá hiệu quả
của việc thực hiện chính sách trợ giúp đối với người cao tuổi dưới góc nhìn của
người làm chính sách và đối tượng là người cao tuổi nói chung chứ không có đề tài
nào đi sâu vào việc nghiên cứu sâu sắc về thực trạng công tác xã hội đối với người
cao tuổi, bên cạnh đó cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu để có thể đưa ra các giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối với người cao tuổi… Vì thế tác giả
không chỉ muốn tìm hiểu thực trạng công tác xã hội đối với người cao tuổi mà còn
muốn góp phần tìm ra một số giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác xã
hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn tỉnh Long An.
Các công trình nghiên cứu về công tác xã hội đối với người cao tuổi đã có về
mặt lý luận cũng như thực trạng tại một số địa phương. Tuy nhiên, công trình
nghiên cứu chuyên sâu về công tác xã hội đối với cao tuổi tại tỉnh Long An thì còn
chưa có.
Với lý do trên, tác giả chọn đề tài “Công tác xã hội đối với người cao tuổi từ
thực tiễn tỉnh Long An” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những năm gần đây, người cao tuổi và các vấn đề của người cao tuổi đều
nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các chuyên
gia, học giả trong và ngoài nước. Trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, tác giả
chọn và phân tích một số công trình nghiên cứu, bài viết, tạp chí tiêu biểu có nội
dung liên quan:
Cuốn sách “Trong miền an sinh hội-những nghiên cứu về tuổi già Việt Nam”
năm 2005 của tác giả Bùi Thế Cường, nghiên cứu người cao tuổi trong nghiên cứu
xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 1970, các nhà y khoa là những người đầu
tiên khai phá lĩnh vực nghiên cứu y học về người cao tuổi. Sau đó thành lập chương
trình Nghiên cứu Y học tuổi già và 10 năm sau trở thành đơn vị nghiên cứu Y học
Tuổi già của Bộ Y tế [14].
Cẩm nang “Sức khỏe người cao tuổi” của Ban công tác Câu lạc bộ Hội người
cao tuổi Việt Nam - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia cung cấp những kiến thức cần

9


thiết về việc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe thể chất cho người cao tuổi.
Người cao tuổi thường có thói quen ít đi lại. Sự giảm hoạt động này là một trong
những nguyên nhân dẫn đến các rối loạn chức năng và bệnh lý của cơ thể mà chủ
yếu là các bệnh về xương khớp. Ngoài ra, ở người cao tuổi thường xuất hiện các
bệnh như: Cao huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến,…Vì thế việc
rèn luyện thể lực là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong cuốn sách cẩm nang vẫn chưa nói
đến các bệnh mà người cao tuổi thường gặp. Bên cạnh đó, chưa nói tới vấn đề dinh
dưỡng cho người cao tuổi. Sách chưa đề cập đến một số phương pháp để người cao
tuổi ở tại các cơ sở mái ấm không thể vận động được có cách chăm sóc sức khỏe
mình tốt hơn. Cuối cùng cuốn sách đã nhắc đến vấn đề tinh thần nhưng chưa đi sâu
vào cách chăm sóc đời sống tinh thần như thế nào phù hợp [8].
Tác phẩm “Tiếp cận văn hóa người cao tuổi” của Nguyễn Phương Lan: người

cao tuổi chuyển đổi từ môi trường hoạt động tích cực sang môi trường nghỉ ngơi
hoàn toàn. Với thời gian rảnh rỗi quá nhiều trong khi sức khỏe ngày càng kém đi đã
khiến cho họ rơi vào trạng thái tâm lí cô lập với thế giới xung quanh, đòi hỏi cần có
nhu cầu giao tiếp mãnh liệt. Do kinh nghiệm sống của các cụ nhiều khi hơn lớp trẻ,
được tiếp xúc với nhiều nên văn hóa mang tính truyền thống. Tác giả đã nhận định
đối với các cụ trong đời sống hiện nay thì nhu cầu giao tiếp xã hội, với con người ta
là quan trọng nhất. Vì khi về tuổi già họ luôn có xu hướng mặc cảm bản thân, chán
nản, hay giận dỗi không kiềm nén được cảm xúc bản thân… do đó ảnh hưởng tiêu
cực đến mối quan hệ giữa mọi người xung quanh. Dựa trên đặc điểm này ta có thề
tìm ra các biện pháp can thiệp để cải thiện tình trạng giao tiếp theo chiều hướng tốt
nhất [20].
Cuốn sách “Công tác xã hội trợ giúp người cao tuổi” năm 2013 của Nguyễn
Thị Kim Hoa, tác giả đã trình bày tổng quan về công tác xã hội đối với người cao
tuổi như: Các khái niệm, hệ thống lý thuyết áp dụng, các chương trình chính sách,
một số mô hình trợ giúp người cao tuổi hiện nay. Cuốn sách đã giới thiệu về công
tác xã hội đối với người cao tuổi theo cách chung nhất và là cơ sở để nhân viên xã
hội vận dụng vào thực hành trợ giúp người cao tuổi [18].

10


Nghiên cứu “Hoàn cảnh của người cao tuổi nghèo ở Việt Nam” năm 2001:
do Help Age International phối hợp với Hội người cao tuổi Việt Nam, Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Viện Xã hội học
và Trung tâm nghiên cứu Hỗ trợ người cao tuổi thực hiện. Nghiên cứu được tiến
hành tại 1 thôn tại 5 tỉnh/thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, Lào Cai, Sóc Trăng,
Ninh Thuận và Phú Yên. Nghiên cứu tập trung vào chủ đề: Định nghĩa về tuổi già
và thái độ của xã hội đối với người cao tuổi; các phương kế mưa sinh và đóng góp
của người cao tuổi; khó khăn và mối quan tâm chủ yếu của người cao tuổi, hệ
thống hỗ trợ người cao tuổi [17].

Công trình nghiên cứu “Một số vấn để cơ bản về người cao tuổi ở Việt Nam
giai đoạn 2011 - 2020” của Lê Ngọc Lân - Viện nghiên cứu Gia đình và giới - Viện
Khoa học xã hội Việt Nam. Đề tài đã đề cập tới một số nội dung như: khái niệm,
các tiếp cận nghiên cứu về người cao tuổi, kinh nghiệm nghiên cứu người cao tuổi ở
các nước và quan điểm của Đảng về người cao tuổi, một số vấn đề cơ bản về đời
sống của người cao tuổi hiện nay, một số vấn đề trong chăm sóc người cao tuổi
trong các gia đình, cộng đồng và xã hội. Đồng thời, đề tài cũng là cơ sở thực tiễn để
điều chỉnh chính sách nhằm phát huy hơn nữa vai trò của người cao tuổi và chăm
sóc người cao tuổi tốt hơn trong giai đoạn 2011 – 2015 [21].
Nghiên cứu “Khảo sát thu thập xử lý thông tin về người cao tuổi” năm 2007 do
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi
Việt Nam thực hiện. Nghiên cứu được tiến hành tại 8 tỉnh thuộc 8 vùng địa lý.
Nghiên cứu tập trung vào chủ đề: Đánh giá thực trạng vị thế và đời sống người cao
tuổi ở Việt Nam; đánh giá thực trạng việc thực hiện các chương trình, chính sách về
người cao tuổi. Trên cơ đó đề xuất một số giải pháp về chính sách nhằm phát huy vai
trò và nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi [4].
Đề tài “Hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi tại địa bàn thành phố Quy
Nhơn” năm 2011 của tác giả Phạm Quỳnh Anh tìm hiểu về các đặc trưng của hỗ
trợ xã hội đối với người cao tuổi (sức khỏe, y tế, tinh thần, vật chất), những yếu tố
văn hóa – xã hội của người cao tuổi và làm rõ việc hỗ trợ xã hội đối với người cao

11


tuổi thông qua sự trợ giúp về chăm sóc sức khỏe, trò chuyện, sinh hoạt hàng ngày.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng những vấn đề hỗ trợ xã hội cho người
cao tuổi, đề tài đưa ra các giải pháp và định hướng đối với việc hỗ trợ xã hội cho
người cao tuổi. Đề tài tiến hành nghiên cứu quá trình sống của 130 người cao tuổi
ở 3 khu vực (khu vực 1, 3, 8) của phường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Quy Nhơn,
tỉnh Bình Định [1].

Có thể thấy, rất nhiều các nghiên cứu về người cao tuổi thời gian trước và
gần đây mới chỉ thu thập thông tin về người cao tuổi, các nghiên cứu tập trung vào
một số đặc thù về người cao tuổi hoặc nghiên cứu người cao tuổi ở một số địa bàn
đặc thù nhằm đưa ra thực trạng về người cao tuổi, chất lượng chăm sóc người cao
tuổi và khuyến nghị về chăm sóc người cao tuổi, nâng cao chất lượng chăm sóc
người cao tuổi.
Vì vậy, việc nghiên cứu công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn
tỉnh Long An có giá trị tham khảo đối với cơ quan, tổ chức hữu quan tỉnh Long An
trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và phát triển nghề công tác xã hội nói chung,
công tác xã hội đối với người cao tuổi nói riêng.
Nghiên cứu lý luận và thực trạng về công tác xã hội đối với người cao tuổi;
các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với người cao tuổi hiện nay. Từ đó
ứng dụng công tác xã hội cá nhân và đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao hiệu
quả công tác xã hội đối với người cao tuổi.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng về công tác xã hội đối với người cao tuổi;
các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với người cao tuổi hiện nay; Từ đó
đưa ra ứng dụng công tác xã hội cá nhân và đề xuất các biện góp phần nâng cao
hiệu quả công tác xã hội đối với người cao tuổi.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với người cao tuổi.
- Đánh giá, phân tích thực trạng công tác xã hội đối với người cao tuổi.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với người cao tuổi.

12


- Ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi.
- Đưa ra các các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối với

người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Long An.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn tỉnh Long An
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về đối tượng: công tác xã hội đối với người cao tuổi có nhiều nội
dung hoạt động, tuy nhiên trong phạm vi đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu 05
nội dung hoạt động chủ yếu sau:
+ Hoạt động truyền thông về người cao tuổi
+ Hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe đối với người cao tuổi
+ Hoạt động hỗ trợ về tâm lý cho người cao tuổi
+ Hoạt động kết nối nguồn lực
+ Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho người cao tuổi
- Phạm vi về khách thể: Đề tài nghiên cứu trên 110 người cao tuổi; Cán bộ
quản lý và nhân viên công tác xã hội làm việc với người cao tuổi các cấp; Cán bộ
đang làm việc ở các hội đoàn thể liên quan đến người cao tuổi; Gia đình có người
cao tuổi.
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu giới hạn phạm vi về không gian chỉ
tập trung nghiên cứu người cao tuổi ở 3 khu vực đặc trưng của tỉnh Long An (đại diện
50 người cao tuổi tại thành phố Tân An, đại diện 30 người cao tuổi tại huyện Vĩnh
Hưng, đại diện 30 người cao tuổi tại huyện Đức Hòa).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: từ những đánh giá thực trạng về
đời sống của người cao tuổi, thực trạng của công tác xã hội đối với người cao tuổi
trên địa bàn rút ra những lý luận và đưa ra được những đề xuất về biện pháp nâng
cao hiệu quả công tác xã hội đối với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh.
Những phát hiện của nghiên cứu này sẽ bổ sung thêm cơ sở lý luận, khoa học
cũng như phát triển hệ thống các lý luận, phương pháp trong nghiên cứu về các vấn


13


đề liên quan như công tác xã hội, dịch vụ công tác xã hội, quản lý công tác xã hội
và một số vấn đề lý luận về người cao tuổi.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu: Tiến hành thu thập và phân tích
các thông tin tư liệu từ các nguồn như: văn bản pháp luật, sách, báo, tài liệu trong
các báo cáo của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và Hội người cao tuổi. Ngoài
ra, luận văn còn phân tích một số báo cáo khoa học, khoá luận tốt nghiệp có liên
quan đến người cao tuổi.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp
đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu chính sách
của Nhà nước và địa phương đối với người cao tuổi; các hoạt động trong công tác xã
hội đối với người cao tuổi, những mong muốn nguyện vọng, kinh nghiệm và nhận
thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ, thái độ của người ấy.
Nghiên cứu sẽ tiến hành 15 cuộc phỏng vấn sâu với lãnh đạo quản lý, cán bộ Hội,
nhân viên công tác xã hội và6 người cao tuổi có khả năng giao tiếp được đang sống
tại 3 khu vực (thành phố Tân An, huyện Vĩnh Hưng, huyện Đức Hòa).
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với
110 người cao tuổi hiện đang sống tại 3 khu vực đặc trưng của tỉnh Long An (thành
phố Tân An, huyện Vĩnh Hưng, huyện Đức Hòa). Với phương pháp này, nhằm mục
đích để tìm hiểu, thu thập thông tin chung về thực trạng đời sống của người cao
tuổi, thực trạng hoạt động truyền thông, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý, hỗ
trợ pháp lý và kết nối nguồn lực để chăm sóc đời sống vật chất cho người cao tuổi.
Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến các chuyên gia (các nhà lãnh đạo,
các nhà khoa học, các nhà quản lý và người thực hiện) trong lĩnh vực công tác xã
hội. Các chuyên gia là những người có hiểu biết sâu, có nhiều kinh nghiệm và thực
tiễn trong công tác xã hội đối với người cao tuổi. Các ý kiến của chuyên gia giúp


14


làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu nhất là phần đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm
thực hiện tốt công tác xã hội đối với người cao tuổi trong thời gian tới.
Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng chương trình SPSS để xử lý, phân
tích bảng hỏi; trích dẫn nội dung phỏng vấn sâu qua băng ghi âm, biên bản ghi chép
theo chủ đề phân tích.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn
Thông qua nghiên cứu này, có thể nhìn nhận vấn đề công tác xã hội đối với
người cao tuổi từ góc độ khoa học, mô tả, đánh giá vấn đề bằng những lý thuyết khoa
học liên quan đến ngành công tác xã hội, kiến thức thu được từ thực tiễn được bổ
sung sẽ làm phong phú thêm nguồn tham khảo cho việc phân tích lý luận về công tác
xã hội đối với người cao tuổi nói riêng và lý luận về công tác xã hội nói chung.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển và ảnh
hưởng mạnh mẽ của công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã làm cho vấn đề già hóa dân
số cần được quan tâm hơn. Việc chăm lo đời sống của người cao tuổi không chỉ là
của cá nhân, gia đình, cộng đồng mà cả toàn xã hội. Công tác xã hội đối với người
cao tuổi là hoạt động cần thiết nhằm trợ giúp người cao tuổi vượt qua khó khăn,
giúp người cao tuổi đánh giá, xác định vấn đề, tìm kiếm tiềm năng, điểm mạnh từ
đó nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề. Từ đó tạo điều kiện để người cao tuổi có
thể tự nâng cao năng lực, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống của chính
bản thân người cao tuổi, góp phần giúp người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống
có ích. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, công tác này còn gặp rất nhiều
khó khăn. Từ nghiên cứu này, tác giả mong muốn sẽ cung cấp những thông tin cụ
thể về thực trạng công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn tỉnh Long An;
đồng thời đề xuất một số giải pháp để bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác xã hội

đối với người cao tuổi.
7. Kết cấu của luận văn

15


Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với người cao tuổi.
Chương 2: Thực trạng công tác xã hội đối với người cao tuổi tại tỉnh Long An.
Chương 3: Ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân và đề xuất các
biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối với người cao tuổi từ
thực tiễn tỉnh Long An.

16


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
1.1. Người cao tuổi: khái niệm, đặc điểm và nhu cầu
1.1.1. Khái niệm người cao tuổi
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về NCT. Trước đây, người ta thường dùng
thuật ngữ người già để chỉ những người có nhiều tuổi, hiện nay, nhiều nước trên thế
giới và một số tổ chức quốc tế, cũng như ở Việt nam đã dùng danh từ “Người cao
tuổi” thay cho “Người già”. Cụm từ “Người cao tuổi” bao hàm sự kính trọng, sự
động viên hơn so với cụm từ “Người già”. Tuy nhiên, về mặt khoa học thì thuật ngữ
“Người già” hay “Người cao tuổi” đều được dùng với ý nghĩa tương tự như nhau.
Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền
với việc suy giảm các chức năng của cơ thể [11, tr.08].

Theo qui ước của Liên Hiệp Quốc “Những người từ 60 tuổi trở lên không
phân biệt giới tính là người già” và chia làm hai nhóm tuổi (tuổi từ 60-74 là NCT và
tuổi từ 75 trở lên là người già).
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân chia các lứa tuổi người già làm ba
nhóm (Từ 60-74 tuổi: NCT; Từ 75-90 tuổi: người già và ngoài 90 tuổi: người già
sống lâu).
Tại Việt Nam, Luật NCT được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 6, quốc hội khóa XII quy định: “Người cao tuổi
là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên” [27, tr.01].
Theo quan điểm của Công tác xã hội: Với đặc thù là một nghề trợ giúp xã hội,
CTXH nhìn nhận về NCT như sau: NCT với những thay đổi về tâm sinh lý, lao động,
thu nhập, quan hệ xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn, vấn đề trong cuộc sống. Do đó, NCT
là một đối tượng yếu thế, đối tượng cần sự trợ giúp của cộng đồng [23, tr.82].
1.1.2. Đặc điểm về tâm sinh lý - xã hội của người cao tuổi
1.1.2.1. Đặc điểm về sinh lý

17


Ở người già hiện tượng lão hóa xuất hiện. Cường độ trao đổi chất giảm. Hệ hô
hấp tuần hoàn kém (nhịp thở yếu, lực co bóp tim yếu, huyết áp không ổn định...) độ
nhạy cảm giác quan kém (mắt mờ, tai nghễnh ngãng...). Khả năng chống đỡ tác nhân
ngoại cảnh kém, bệnh tật phát sinh [15, tr 82-83].
Ở độ tuổi này NCT thường mắc các bệnh như: bệnh huyết áp cao, tai biến mạch
máu não, đau đầu, giảm thị lực, loãng xương và một số bệnh liên quan đến hệ thần
kinh như Parkinxon làm cho tay chân rui rẩy, không điều khiển chính xác động tác,
hành động của mình, gây nhiều khó khăn cho tự phục vụ trong sinh hoạt, bệnh
Alzheimer làm cho trí nhớ NCT giảm sút, giảm khả năng suy nghĩ lôgic, sau đó biểu
hiện trong lời nói và kèm theo là rối loạn hành vi, hay gây gổ, đi lang thang...dần dần
không làm chủ được gì cho bản thân, không tự phục vụ được và cuối cùng là chết

[15, tr 82-83].
1.1.2.2. Đặc điểm về tâm lý
Bên cạnh những thay đổi về thể chất về sinh lý thì tâm lý còn là một vấn đề
hết sức quan trọng đối với NCT vì trong các giai đoạn của cuộc sống thì tuổi già là
giai đoạn con người không phải làm gì để vun đắp cho cuộc sống mà là giai đoạn
thụ hưởng kết quả đạt được từ trước mang lại.
Tâm lý ở NCT có sự thay đổi như sau [15, tr 83-85]:
- Đời sống trí tuệ: Ở độ tuổi này tính ham hiểu biết vẫn còn, NCT rất hứng thú
theo dõi tin tức thời sự, khoa học kỹ thuật, những trào lưu mới trong xã hội. Tuy
nhiên về mặt trí nhớ, tư duy có sự thay đổi rõ rệt. Trí nhớ ngắn hạn giảm sút, trí nhớ
dài hạn vẫn ở mức độ cao do đó NCT hay quên. Quên ngay điều vừa thấy, nhưng
những kỷ niệm cũ có thể nhớ rất rõ, do vậy họ sống nặng về nội tâm, sống trong quá
khứ. Bên cạnh đó hoạt động tư duy quyết định chậm, nhưng quyết định của NCT lại
rất chín chắn.
- Đời sống tình cảm: NCT phản ứng xúc cảm nhạy bén, vui buồn dễ dàng, dễ
mủi lòng, dễ hờn dỗi, dễ vui, có sự rộng lượng khoan dung; sự xao xuyến lo âu là
tâm trạng thường xuyên của NCT; sợ đau ốm khi tinh thần giảm sút; sợ không
người chăm sóc, không đủ điều kiên nhẫn chịu đựng nỗi đau, sợ báo hại con cháu,
làm khổ những người xung quanh; sợ cô đơn, vô dụng.

18


- Đời sống xã hội: Đa số NCT vẫn còn sức khỏe, còn năng lực sáng tạo, thậm
chí ở mức độ cao nhờ tích lũy kinh nghiệm sống. Chính vì vậy các cụ có ý thức
trách nhiệm trước tập thể, gia đình, xã hội cao. NCT thường gắn bó hơn với cuộc
sống tâm linh, với dòng họ, gia đình và con cái. Bên cạnh tâm lý hướng về cội
nguồn, tổ tiên, những NCT còn có mối quan tâm đặc biệt đối với con cháu. Trong
giai đoạn này NCT thường hồi tưởng, thường tự xem xét, đánh giá về quãng đời của
mình. Để giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong cuộc sống hiện tại, NCT thường

thích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xưa, tham gia hội ái hữu, hội cựu chiến binh... Họ
thích ôn lại chuyện cũ, viết hồi ký, hệ thống lại quãng đời đã đi của mình, nhằm để lại
cho con cháu và hậu thế những trải nghiệm của cuộc đời.
Ở độ tuổi này là giai đoạn con người kết thúc thời kỳ lao động của mình để nghỉ
ngơi, thư giãn. Đây là tuổi hưu của con người. Khi chuyển từ trạng thái làm việc tích
cực, khẩn trương hàng ngày sang trạng thái nghỉ ngơi với cuộc sống mới. Người ta
cho rằng đây là những năm tháng dễ gây ra các “hội chứng về hưu” ở NCT.
1.1.2.3. Đặc điểm về xã hội
Người cao tuổi là người đã kết thúc giai đoạn lao động chính thức. Nhiều
người sau khi nghỉ hưu vẫn tham gia lao động dưới nhiều hình thức. Họ tiếp tục tạo
thu nhập bằng nghề nghiệp cũ, hoặc nhận những công việc mới phù hợp với sức
lực, hoặc đảm đương công việc nội trợ trong gia đình, hoặc trông nom các cháu.
Những suy nghĩ và việc làm của NCT không nhằm vào lợi ích kinh tế mà hướng
vào các giá trị xã hội nhằm khẳng định vị thế, sự hữu ích và uy tín với con cháu, với
cộng đồng.
Trong gia đình truyền thống hay gia đình hiện đại thì vai trò, chức năng của
NCT đều được điều chỉnh lại cho phù hợp với sức khỏe và tuổi tác của họ. Sự quan
trọng của NCT đối với gia đình không phụ thuộc quá nhiều vào việc họ có sống
cùng con cháu hay không. Trong cuộc sống gia đình, NCT vừa muốn sống độc lập
không phụ thuộc con cháu (nhất là về kinh tế), song họ đều muốn gần gũi với con
cháu, để tránh sự cô đơn, để được sự chăm nom, săn sóc lúc “trái nắng, trở trời”.

19


Những tác động của đời sống kinh tế - xã hội tạo ra những thay đổi quan trọng
trong đời sống NCT, ngoài những tiện ích của dịch vụ xã hội hỗ trợ, NCT tự cảm
thấy mình đang mất dần các uy thế và quyền lực. Do tuổi cao, sức yếu, NCT thường
là từ chối, ngại tham gia các hoạt động xã hội mang tính tập thể. Hạnh phúc nhất
của tuổi già chính là sự thanh thản với những sở thích cá nhân. Quan hệ giao tiếp xã

hội thường giới hạn ở những nhóm nhỏ, như Hội NCT, hội dưỡng sinh, các câu lạc
bộ, hoặc tham gia các sinh hoạt lễ hội, chùa chiền. Quan hệ xã hội ở NCT đã bị thu
hẹp lại, họ mãn nguyện trong sự hoà thuận, xum vầy với con cháu, hoặc tự ái, sống
cô đơn trong sự bất lực, giận dỗi với người thân [12, tr .55].
1.1.3. Nhu cầu của người cao tuổi
Là con người xã hội, mỗi người cần có những nhu cầu: nhu cầu về vật chất và
nhu cầu về tinh thần. Các nhu cầu của con người thường rất đa dạng, phong phú và
phát triển. Nhu cầu con người phản ánh mong muốn chủ quan hoặc khách quan tùy
theo hoàn cảnh sống, yếu tố văn hóa, nhận thức và vị trí xã hội của họ.
Để tồn tại, con người cần phải được đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cơ bản cần
cho sự sống như ăn mặc, nhà ở, chăm sóc y tế… để phát triển con người cần được
đáp ứng các nhu cầu cao hơn, như: nhu cầu được an toàn, được học hành, được yêu
thương, được tôn trọng và khẳng định. Xét cho cùng sự vận động và phát triển của
xã hội loài người nhằm mục đích đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của con người.
Việc đáp ứng các nhu cầu con người chính là động cơ thúc đẩy con người tham gia
hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội.
Vận dụng lý thuyết nhu cầu của A.Maslow trong nghiên cứu tác giả tìm hiểu
nhu cầu của những NCT theo năm bậc thang về nhu cầu. Từ đó xem xét các nhu cầu
nào đã được đảm bảo, nhu cầu nào chưa được đảm bảo, đảm bảo ở mức độ nào, có
ưu tiên đáp ứng nhu cầu nào trước, nhu cầu nào sau hay theo trình tự các bậc nhu
cầu của nhà tâm lý học A.Maslow.
Dựa theo thang nhu cầu của A.Maslow thì NCT hiện nay có 5 nhu cầu cơ bản
đó là:

20


- Nhu cầu được chăm sóc đời sống vật chất: Mặc dù trải qua một giai đoạn của
cuộc đời nhưng nhu cầu cơ bản, thiết yếu của cuộc sống và không thể thiếu ở NCT
đó là chế độ ăn, ở, nghỉ ngơi phù hợp, chẳng hạn NCT mắt kém cần có kính lão để

họ có thể tực túc hoạt động không cần phải được dẫn dắt. NCT vận động và yếu sức
không nên ở nhà tầng cao, vì phải leo cầu thang nhiều dễ ngã,…Đây là nhu cầu
không thể thiếu để NCT có thể tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.
- Nhu cầu được an toàn: hầu hết NCT là người đã từng trải qua 2 cuộc đấu
tranh gian khổ để dành độc lập, do đó họ hiểu được sự tàn khốc, mất mát do chiến
tranh gây ra, chính vì vậy, ngày nay NCT luôn mong muốn được sống trong khung
cảnh hòa bình, được gia đình, người thân và cộng đồng đùm bọc, yêu thương, quan
tâm, chăm sóc và chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn cùng họ. Hơn nữa, NCT đang
sống trong giai đoạn cuối của cuộc đời, giai đoạn lão hóa nên không những chỉ ảnh
hưởng thể chất mà cả về tâm lý. Vì vậy, đối với NCT việc chăm sóc sức khỏe là vô
cùng cần thiết, từ chế độ ăn uống sinh hoạt, khám chữa bệnh, tạo điều kiện cho
NCT sống trong môi trường lành mạnh, ít căng thẳng.
- Nhu cầu thuộc về một nhóm nào đó: NCT là những người từng trải trong
cuộc sống, tích lũy nhiều kinh nghiệm quý báu, chính vì vậy NCT luôn có nhu cầu
giao tiếp, luôn cảm thấy mình vẫn có ích cho xã hội nên họ muốn tiếp tục cống hiến
những kiến thức, kinh nghiệm sống cho con cháu, gia đình và xã hội. Ở độ tuổi này,
NCT luôn muốn được quây quần vui cùng con cháu, được giao lưu với bạn bè, đồng
đội, được tham gia vào các tổ chức ở địa phương như Hội NCT, Hội cựu chiến
binh,…Nếu thiếu những mối quan hệ và tình cảm của những người thân, bạn bè thì
NCT rất dễ nảy sinh cảm giác cô đơn và đôi khi có thể tăng thêm quá trình lão hóa.
- Nhu cầu được tôn trọng: đối với NCT thì đây là một nhu cầu cực kì quan trọng
bởi lẽ họ là những người có nhiều công lao, đóng góp cho gia đình và xã hội, vì vậy
họ luôn muốn được gia đình, cộng đồng và xã hội tôn trọng, kính nể, xem họ là tấm
gương để noi theo và thừa nhận những thành quả mà họ đã cống hiến.
- Nhu cầu tự thể hiện bản thân: NCT mặc dù tuổi cao, sức khỏe yếu nhưng
NCT cũng mong muốn tự khẳng định mình và được xã hội tạo điều kiện để hoàn

21



thiện bản thân, được cống hiến, được nói lên tiếng nói của họ, được tham gia vào
xây dựng Đảng, tham gia vào các hoạt động xã hội,…
1.2. Lý luận về công tác xã hội đối với người cao tuổi
1.2.1. Một số khái niệm
* Khái niệm công tác xã hội
- Theo tài liệu nghề CTXH – Nền tảng triết lý và kiến thức: CTXH là một
nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng
đồng nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời
thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân,
gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần đảm
bảo ASXH [22, tr.3].
Ngoài ra còn có các khái niệm được đưa ra ở nhiều góc độ khác nhau:
- Theo Hiệp hội Quốc gia nhân viên CTXH (NASW): CTXH là hoạt động
nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi
phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều
kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ [23, tr.3].
- Theo từ điển bách khoa ngành CTXH (1995): CTXH là một khoa học ứng
dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến
xã hội và đem lại nền ASXH cho người dân trong xã hội, CTXH tồn tại để cung cấp
các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm,
cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải thiện cuộc sống [37].
- Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh (2004): CTXH nhằm giúp cá nhân và cộng
đồng tự giúp. Nó không phải là một hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát
huy sứ mệnh của hệ thống thân chủ (cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải
quyết vấn đề của mình.
Công tác xã hội tại Việt Nam cũng được xem như là sự vận dụng các lý thuyết
khoa học về hành vi con người, về hệ thống xã hội nhằm khôi phục lại các chức
năng xã hội và thúc đẩy sự thay đổi vai trò của cá nhân, nhóm, cộng đồng người yếu
thế hướng tới bình đẳng và tiến bộ xã hội. Đây là lĩnh vực cung cấp các dịch vụ


22


chuyên môn góp phần giải quyết những vấn đề xã hội liên quan tới con người để
thỏa mãn những nhu cầu căn bản, mặt khác góp phần giúp cá nhân tự nhận thức về
vị trí, vai trò xã hội của mình.
- Như vậy, ta có thể hiểu một cách chung nhất theo như định nghĩa của tác giả
Bùi Thị Xuân Mai: CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp
các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng
cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách,
nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và
phòng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần đảm bảo ASXH [23, tr.3].
* Khái niệm công tác xã hội đối với người cao tuổi
Từ khái niệm CTXH, chúng ta có thể đưa ra khái niệm CTXH đối với NCT
như sau: CTXH đối với NCT là hoạt động chuyên nghiệp của CTXH nhằm trợ giúp
NCT đặc biệt là NCT gặp khó khăn trong cuộc sống để họ có điều kiện tự đánh giá,
xác định vấn đề, phát huy điểm mạnh từ đó nâng cao năng lực để tăng cường chức
năng xã hội, tự giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động như truyền thông nâng
cao nhận thức, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ về tâm lý, kết nối nguồn lực, hỗ trợ
pháp lý cho người cao tuổi.
1.2.2. Nguyên tắc công tác xã hội trong làm việc với người cao tuổi
Trên cơ sở nền tảng triết lý và giá trị, nguyên tắc nghề nghiệp của ngành
CTXH người ta đưa ra hệ thống các qui tắc ứng xử cho nhân viên xã hội trong quá
trình thực hiệụ. Những qui tắc ứng xử này đóng vai trò như kim chỉ nam cho hành
động tương tác của nhân viên xã hội với đối tượng trong quá trình trợ giúp. Tuy
nhiên trong quá trình làm việc của CTXH đối với NCT cần bảo đảm một số nguyên
tắc cơ bản sau [23, tr.43- 45]:
* Nguyên tắc chấp nhận người cao tuổi
Đối tượng phục vụ của ngành CTXH là con người, đặc biệt là nhóm người yếu
thế, nhóm người có hoàn cảnh và nhu cầu chưa được đáp ứng. Thân chủ trong CTXH

đối với NCT đó là những NCT có hoàn cảnh và nhu cầu cơ bản chưa được đáp ứng.
Mỗi con người dù là bình thường hay bất bình thường, dù người trẻ hay người già thì

23


ở họ vẫn có nhân phẩm, có giá trị riêng và có quyền được tôn trọng, bình đẳng. Chính
vì vậy trong hoạt động trợ giúp, NVCTXH cần phải có thái độ tôn trọng phẩm giá
con người và chấp nhận họ. Việc chấp nhận những hành vi, quan điểm hay giá trị của
thân chủ không có nghĩa là đồng tình với hành vi, suy nghĩ của họ. Sự tôn trọng hay
chấp nhận ở đây ám chỉ sự ghi nhận sự tồn tại và không phán xét những hành vi hay
suy nghĩ của họ.
NVCTXH cần tôn trọng những cảm xúc, suy nghĩ của NCT. Khi được chúng ta
giúp đỡ, NCT có thể phê phán, đỗ lỗi, quy gán và có những nhận định không hợp lý.
NVCTXH hãy xem đó là những điều bình thường bởi NCT đang bức xúc, họ đang
khủng hoảng với tình trạng của chính bản thân họ. Thực hiện nguyên tắc này giúp
cho NVCTXH tạo được lòng tin từ NCT, qua đó thúc đẩy sự hợp tác và chia sẽ của
họ, đó là nền tảng cho việc thiết lập mối quan hệ nghề nghiệp.
* Nguyên tắc đảm bảo tính cá biệt hóa
NVCTXH cần coi mỗi NCT là một cá thể có thuộc tính thể chất và tinh thần
khác nhau, bởi vậy các mục đích, giá trị, nguyện vọng và hành vi của mỗi người cũng
mang tính cá biệt. Việc cá biệt hóa trường hợp của NCT giúp NVCTXH đưa ra được
phương pháp giúp đỡ thích hợp với từng trường hợp cụ thể. Việc đảm bảo tính khác
biệt trong trợ giúp NCT thể hiện ở việc tìm hiểu và phát hiện những nét đặc thù của
trường hợp đó, linh hoạt trong giải quyết vấn đề, không áp dụng cách giải quyết
giống nhau cho các trường hợp. Giải pháp cho mỗi trường hợp cần được cân nhắc
trên cơ sở nhu cầu, đặc điểm, khả năng và nguồn lực mà họ có.
* Nguyên tắc tạo điều kiện để người cao tuổi tham gia giải quyết vấn đề
Phương châm trợ giúp trong CTXH là “cho cần câu chứ không cho xâu cá”.
Do đó, vấn đề khó khăn của thân chủ chỉ có thể giải quyết tốt nhất khi có sự tham

gia của thân chủ, bởi hơn ai hết họ là người hiểu rõ nhất về hoàn cảnh, những khó
khăn của mình. Khi làm việc với NCT, NVCTXH chỉ đóng vai trò xúc tác, vai trò
định hướng trong quá trình trợ giúp thân chủ thực hiện giải pháp cho vấn đề của họ.
Đối với NCT, kinh nghiệm sống rất phong phú, họ đã trải qua nhiều sóng gió của

24


cuộc đời, kinh nghiệm được tích lũy trong suốt quãng đời trước đây sẽ là nguồn lực
hữu ích giúp họ tham gia tự giải quyết vấn đề.
* Nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của người cao tuổi
NVCTXH không quyết định thay NCT, không áp đặt mà chỉ đóng vai trò là
người xúc tác và giúp đỡ họ đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh của
họ. NCT hơn ai hết bản thân biết mình cần gì, mong muốn gì, đồng thời cũng là
người hiểu hoàn cảnh của mình hơn tất cả những người khác vì họ là những người
có nhiều trải nghiệm cũng như kinh nghiệm sống rất phong phú.
Việc NCT tự đưa ra quyết định của mình giúp cho họ có trách nhiệm với việc
lựa chọn của mình, không lệ thuộc vào sự trợ giúp của NVCTXH. Thực hiện
nguyên tắc này cũng là cách mà NVCTXH sẽ giúp cho NCT tự tin hơn, từ đó nâng
cao khả năng tự ra quyết định của mình, khắc phục khó khăn để vươn lên trong
cuộc sống.
* Nguyên tắc giữ bí mật về các vấn đề cuả người cao tuổi
Cũng như các đối tượng khác, NCT luôn mong được giữ kín các thông tin sau
khi họ đã cung cấp cho chúng ta bởi lẽ họ vốn mặc cảm bởi thân phận, bởi tuổi tác,
hoàn cảnh mà họ đang gặp phải và vì vậy không phải với bất cứ ai họ cũng dễ dàng
dãi bày tâm sự. Nếu NVCTXH đảm bảo tốt nguyên tắc này thì sẽ xây dựng được
mối quan hệ tốt đẹp với NCT, tạo được lòng tin với NCT.
* Nguyên tắc phải luôn luôn ý thức được mình
NVCTXH luôn phải chứng tỏ năng lực, sự hiểu biết, tính chuyên nghiệp trong
công việc. Cần nắm rõ vai trò, nhiệm vụ của mình trong từng lúc từng nơi và trong

từng trường hợp cụ thể, luôn phải giữ gìn phẩm chất, đạo đức và nhân cách của một
NVCTXH.
* Nguyên tắc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên công tác xã hội và
người cao tuổi
Đó phải là mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, đồng cảm và chia sẻ,
luôn biết coi trọng lợi ích của NCT, không coi việc giúp đỡ của mình là một sự ban
ơn đối với họ.

25


×