Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Quản lý công tác xã hội đối với người nghiện ma tuý từ thực tiễn trung tâm chữa bệnh – giáo dục lao động xã hội tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.31 KB, 101 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

CÙ HOÀNG DŨNG

QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ
TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC
LAO ĐỘNG XÃ HỘI TỈNH LONG AN

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60. 90. 01. 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS: HỒ VIỆT HẠNH

HÀ NỘI, 2017

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận vănThạc sĩ
Công tác xã hội về “Quản lý công tác xã hội đối với người nghiện ma túy từ thực
tiễn Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục Lao động xã hội tỉnh Long An” là hoàn toàn
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./.

2




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, lời đầu tiên cho phép tôi được gửi lời cảm ơn
chân thành đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Bảo trợ xã hội, Học
viện Khoa học Xã hội, Học viện Xã hội Châu Á, cơ sở học viện tại thành phố Hồ
Chí Minh, Quí thầy, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt kiến
thức cho tôi trong suốt khóa học. Đặc biệt tôi xin chân thànhgửi lời cảm ơn sâu sắc
đến PGS.TS Hồ Việt Hạnh đã tận tình hướng dẫn, động viên giúp đỡ tôitrong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở Lao động -Thương binh
và Xã hội tỉnh Long An, Lãnh đạo Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục Lao động xã
hội đã nhiệt tình hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình thu thập thông tin, cung cấp số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã
động viên, nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Mặc dù đã có cố gắng, nhưng trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi
những thiếu sót. Bản thân rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của quý
thầy cô giáo đề luận văn được hoàn thiện hơn và giúp tôi có những kinh nghiệm
cho các nghiên cứu sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC
3


MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY.....................................................................13
1.1. Lý luận về người nghiện ma túy ........................................................................13

1.2. Lý luận về quản lý công tác xã hội đối với người nghiện ma túy......................18
1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý công tác xã hội đối với người nghiện ma túy
.....................................................................................................................................30
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI
NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM CHỮA BỆNH-GIÁO DỤC LAO ĐỘNG
XÃ HỘI TỈNH LONG AN …...................................................................................33
2.1. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác xã hội đối với người
nghiện ma tuý tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục Lao động xã hội.....................33
2.2. Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý công tác xã hội đối với người
nghiện ma tuý tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục Lao động xã hội .....................42
2.3. Thực trạng tổ chức trong quản lý công tác xã hội đối với người nghiện ma tuý
tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục Lao động xã hội..............................................45
2.4. Thực trạng lãnh đạo trong quản lý công tác xã hội đối với người nghiện ma tuý
tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục Lao động xã hội Long An ….........................48
2.5. Thực trạng hoạt động kiểm tra trong quản lý công tác xã hội đối với người
người nghiện ma tuý tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục Lao động xã hội Long
An....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................51
2.6. Đặc điểm của người nghiện ma tuývà công tác xã hội đối với người nghiện ma
túy tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục Lao động xã hội.......................................55
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ
HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM
CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI TỈNH LONG AN.................63
3.1. Nhóm giải pháp chung nâng cao hiệu quả quản lý CTXH.................................63
3.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động quản lý CTXH đối với
người nghiện ma tuý tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục Lao động xã hội Long
An................................................................................................................................69
KẾT LUẬN................................................................................................................74
DANH MỤC TÀ
I LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................75

4


PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANTT

An ninh trật tự

CNMT

Cai nghiện ma túy

CTXH

Công tác xã hội

LĐTBXH

Lao động – Thương binh và Xã hội

NNMT

Người nghiện ma túy

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội


PVS

Phỏng vấn sâu

TT CB-GDLĐXH

Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục Lao động xã

UBND

Ủy ban nhân dân

XLVPHC

Xử lý vi phạm hành chính

5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.

Số lượng người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý tỉnh Long An
Đặc điểm của đội ngũ cán bộ
Mục đích hoạch định

35
38

42

Bảng 2.4.

Hình thức hoạch định

43

Bảng 2.5.

Nội dung hoạch định

44

Bảng 2.6.

Triển khai hoạt động hoạch định

44

Bảng 2.7.

Nguyên tắc tổ chức

46

Bảng 2.8.

Đặc trưng của tổ chức


47

Bảng 2.9.

Hoạt động lãnh đạo

49

Bảng 2.10.

Các phong cách lãnh đạo

50

Bảng 2.11.

Phẩm chất người lãnh đạo

51

Bảng 2.12.

Mục đích kiểm tra

52

Bảng 2.13.

Các nguyên tắc kiểm tra


53

Bảng 2.14.

Hình thức kiểm tra

54

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Mô tả về bộ máy tổ chức quản lý CTXH với người CNMT

6

37


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Độ tuổi của người CNMT tại Trung tâm
Biểu đồ 2.2. Loại ma túy sử dụng của học viên

56
56

Biểu đồ 2.3.

Số lần cai nghiện

57


Biểu đồ 2.4.

Trình độ học vấn của người CNMT

57

Biểu đồ 2.5.

Tình trạng việc làm trước khi vào Trung tâm

58

Biểu đồ 2.6.

Hoàn cảnh gia đình của người CNMT

58

Biểu đồ 2.7.

Nguyên nhân sử dụng ma túy

59

7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Theo Báo cáo kết quả phòng chống ma túy năm 2016 của Bộ Công an, hiện
nay cả nước có 210.751 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng 10.617 người so
với năm 2015; ngoài nghiện heroin, số người sử dụng ma túy tổng hợp, cỏ mỹ tăng
nhanh, đặc biệt ở các tỉnh, thành phố phía Nam như, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng
Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An,...Người sử dụng ma túy tổng hợp bị rối loạn tâm
thần và một số có hành vi ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội.
Theo báo cáo công tác cai nghiện ma túy của Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội, cả nước có 132 cơ sở cai nghiện ma túy, trong đó 110 cơ sở công lập và
22 cơ sở ngoài công lập. Tổng số người được cai nghiện tại các cơ sở trên là
27.918 người; trong đó,cai nghiện bắt buộc là 17.488 người,cai nghiện tự nguyện
tại cơ sở công lập là 3.576 người,cai nghiện tự nguyện tại cơ sở tư nhân là 5.300
người,quản lý sau cai tâp trung 1.763 người,quản lý tại cơ sở xã hội 2.583
người,điều trị thay thế bằng methadone 50.663 người
Long An là tỉnh tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh nên tốc độ lan tỏa đô
thị ở các vùng giáp ranh (Cần Giuộc, Bến Lức, Đức Hòa) dọc theo các trục Quốc
lộ 1, Quốc lộ 50, đường N2 … diễn ra rất cao tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh
các ngành nghề dịch vụ xã hội; đồng thời cũng phát sinh nhiều vấn đề xã hội, nhất
là tình trạng nghiện ma túy. Mặt khác, tỉnh cũng có đường biên giới giáp với
Kampuchia dài 137,7 km nên lượng ma túy thâm nhập vào nội địa từ biên giới
nước bạn ngày càng đa dạng và phức tạp; cộng với thủ đoạn buôn bán lẻ tinh vi,
dẫn tới tình trạng gia tăng số người nghiện mới. Vì thế, số lượng người nghiện ma
túy trong địa bàn tỉnh tương đối nhiều. Toàn tỉnh hiện có 2.060 người nghiện ma
túy có hồ sơ quản lý (nam 2.021 người, nữ 39 người). Đây là số người nghiện ma
túy có hồ sơ quản lý, trong thực tế con số này còn cao hơn nhiều lần. Nghiện ma
8


tuý ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự xã hội, là nguyên nhân chủ yếu
phát sinh nhiều tội phạm trên địa bàn tỉnh. Đây chính là vấn đề mà các ngành chức
năng tỉnh phải quan tâm giải quyết.

Chính vì vậy, từ năm 2002, tỉnh đã thành lập và đưa vào hoạt động Trung
tâm Chữa bệnh - Giáo dục Lao động xã hội tại xã Thủy Tây, huyện Thạnh Hóa với
chức năng quản lý, giáo dục, cai nghiện, chữa trị phục hồi người nghiện ma túy và
tổ chức quản lý, dạy nghề giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy.
Hàng năm, Trung tâm đã tổ chức cai nghiện, chữa trị cho trên 300 lượt người.
Trong thời gian qua, công tác cai nghiện phục hồi cả nước gặp rất nhiều khó
khăn,hiệu quả công tác cai nghiện thấp do các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục
Lao động xã hội quản lý người nghiện mang tính xử lý hành chính, cưỡng bức, bắt
buộc. Cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý phần lớn thuộc lực lượng công an chuyển
ngành, quản lý bằng nghiệp vụ ngành công an, ít sử dụng chuyên môn công tác xã
hội trong hỗ trợ tâm lý, xã hội nên xảy ra tình trạng người cai nghiện ma túy chống
đối, đập phá tài sản, bỏ trốn tập thể tại nhiều tỉnh như: Long An, Hải Phòng, Đồng
Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Tháp, Bình Dương, Tây Ninh… gây bức xúc trong
dư luận xã hội. Tổ chức nhân quyền thế giới đã có những phản ảnh về vấn đề bất
cập trong công tác cai nghiện tập trung tại Việt Nam. Thực tiễn đòi hỏi phải có
phương pháp tiếp cận mới trong công tác quản lý để duy trì sự tồn tại của 132
Trung tâm cai nghiện cả nước: đó là quản lý người nghiện ma túy bằng phương
pháp công tác xã hội.
Hiện nay, Công tác xã hội với người nghiện ma túy nói chung và đối với người
nghiện ma túy đang cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục Lao động xã
hộinói riêng là vấn đề nghiên cứu dành được nhiều sự quan tâm từ các nhà khoa học và
cơ sở giảng dạy nghiên cứu. Bởi vì vấn đề nghiên cứu này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
tốt, đặc biệt còn mang tính nhân văn sâu sắc. Tại Việt Nam người nghiện ma túy là một
những đối tượng thuộc nhóm yếu thế trong xã hội. Do vậy, Đảng và Nhà nước có những
chủ trương chính sách trợ giúp nhóm xã hội yếu thế này. Công tác xã hội đối với người
nghiện ma túy đã tạo ra bước ngoặc thay đổi trong phương pháp quản lý người nghiện tại
9


Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục Lao động xã hội. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề

tồn tại còn bàn luận. Chính vì vậy việc nghiên cứu quản lý công tác xã hội đối với người
nghiện ma túy rất cần trong giai đoạn hiện nay.
Thực hiện Quyết định 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng về
việc phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt nam đến năm
2020; Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ
đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới.
Những chính sách và biện pháp này đã có tác dụng tích cực đến công tác cai
nghiện ma túy, góp phần tạo sự chuyển biến nhận thức về cai nghiện ma túy. Với
quan điểm xem nghiện ma túy là một bệnh mãn tính do rối loạn của não bộ, điều trị
nghiện ma túy là một quá trình lâu dài bao gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế,
tâm lý, xã hội làm thay đổi nhận thức, hành vi nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy
và giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép, đã mở ra hướng mới trong cai nghiện
ma tuý: người nghiện được quản lý, chăm sóc y tế như người bệnh, được cung cấp
các dịch vụ hỗ trợ tâm lý xã hội thông qua hoạt động công tác xã hội chuyên
nghiệp, được chuẩn bị đủ điều kiện tái hòa nhập cộng đồng một cách bền vững,
giảm tỉ lệ tái nghiện. Đây chính là yêu cầu đặt ra của các cấp quản lý, là mục tiêu
cần phải đạt được của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục Lao động xã hội và cũng là
cơ sở để để tôi chọn đề tài “Quản lý công tác xã hội đối với người nghiện ma tuý
từ thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục Lao động xã hội tỉnh Long An”
làm luận văn thạc sĩ công tác xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1. Trên thế giới
“Hazelden Betty Foundation” là mô hình hướng đến điều trị nghiện các chất
dạng thuốc phiện, mô hình này giúp các bệnh viện và các trung tâm điều trị nghiện,
ngăn chặn tỷ lệ tử vong do sử dụng ma túy quá liều. Hazelden Betty Foundation đã
giải quyết được cuộc khủng hoảng các chất dạng thuốc phiện theo những phương
thức khác nhau ở Washington và trong các cộng đồng trên khắp nước Mỹ.

10



Mô hình điều trị Regen, là mô hình điều trị nghiện hiệu quả Úc, được thành
lập năm 1970, trong đó phương châm hoạt động của mô hình này là giảm hại, cung
cấp các gói dịch vụ cần thiết, đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng điều kiện của
người nghiện, trong đó có điều trị thay thế bằng Methadone.
Nhóm tác giả Klee H., Hilary Klee L., Lain Mclean và Christian Yavorsky
C (2002), đã đề cập đến vấn đề tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma tuý,
những rào cản của người cai nghiện ma tuý trong việc xây dựng cuộc sống mới và
tìm kiếm việc làm. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã đề cập đến rất nhiều khó
khăn trong việc hòa nhập cộng đồng của họ [33].
Trong một báo cáo nghiên cứu của nhóm tác giả Bauld. L, Hay. Gordon,
Jennifer McKell and Colin Carroll (2010) đã chỉ ra rằng, hầu hết người nghiện ma
tuý gặp rất nhiều bất lợi và thiệt thòi trong cuộc sống. Đa số người nghiện ma tuý
là những người vô gia cư hoặc có vấn đề về nhà ở. Nhiều người nghiện ma tuý là
những người phải đối diện với vấn đề sức khỏe tâm thần, là những đối tượng dễ
phạm tội. Nghiên cứu này cũng chỉ ra những người nghiện nặng như heroin và
cocain thì khả năng lao động thấp hơn những người bình thường cùng độ tuổi [32].
2.2. Nghiên cứu về nghiện ma túy và điều trị nghiện ma túy tại Việt Nam
Quá trình điều trị, phục hồi cho người nghiện ma tuý đòi hỏi sự phối hợp
đồng bộ những biện pháp (liệu pháp) khác nhau: Từ y tế (cắt cơn giải độc, phục
hồi sức khỏe, điều trị các bệnh cơ hội) đến các biện pháp điều trị tổng hợp như
giáo dục trị liệu, tâm lý trị liệu, lao động trị liệu, …
Các công trình nghiên cứu về vấn đề nghiện ma túy và điều trị nghiện ma
túy hiện nay ở Việt Nam đã thu hút được nhiều nhà khoa học và các cơ quan chức
năng quan tâm, bao gồm các hướng nghiên cứu sau:
- Hướng nghiên cứu nhu cầu việc làm cho người nghiện ma túy, các nguyên
nhân nghiện ma túy và cơ chế trị liệu cho người nghiện ma túy:
Đề tài cấp Bộ 2001 “Các giải pháp tạo việc làm cho người nghiện ma túy,
người mại dâm sau khi được chữa trị phục hồi” do Nguyễn Văn Minh (2002) làm chủ
nhiệm. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc làm, đời sống người nghiện ma tuý,

11


người bán dâm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng tái nghiện của người sau
nghiện ma túy là do không có việc làm. Mặc dù nghị lực của đối tượng là yếu tố quyết
định nhưng sự quan tâm của gia đình là yếu tố quan trọng giúp đối tượng từ bỏ ma
tuý. Do vậy, các đề xuất của tác giả hướng tới hoàn thiện hệ thống các giải pháp tạo
việc làm cho đối tượng nhằm giúp họ ổn định cuộc sống, giảm tỷ lệ tái nghiện [26].
Tác giả Trần Nhu và Hồ Bá Thu (2008), đã đề cập đến các nguyên nhân của
việc nghiện ma túy. Tác giả cho rằng việc nghiện ma túy có thể do các xung đột, các
rối nhiễu: Gia đình ly hôn, gia đình có bạo hành, bạo lực…. Kết quả nghiên cứu đã đề
cập đến các yếu tố bên trong (sinh học, tâm lý cá nhân), yếu tố bên ngoài (tâm lý- xã
hội) như hệ thống tác động trực tiếp đến nhu cầu học nghề, nhu cầu việc làm của
người nghiện ma tuý [27].
Đề tài “Tâm lý học giáo dục nhân cách người cai nghiện ma túy từ thực tế
thành phố Hồ Chí Minh” do tác giả Phan Xuân Biên và Hồ Bá Thâm đồng chủ
biên, xuất bản năm 2004 là một công trình nghiên cứu về nguyên nhân, đặc điểm
tâm lý, công tác giáo dục nhân cách, đạo đức xã hội dành cho những người liên
quan đến nghiện ma túy. Các tác giả cho rằng, người nghiện là người rối loạn về
tâm lý, không làm chủ được hành vi của mình, từ không làm chủ được bản thân, họ
hành động chủ yếu theo ham muốn bản năng, dẫn tới lệch chuẩn xã hội, khủng
hoảng nhân cách, rối loạn nhân cách và việc cai nghiện, phục hồi nhân cách người
cai nghiện thành công hay không phụ thuộc vào thái độ, tình thương, trách nhiệm
của cộng đồng, gia đình, xã hội và bản thân người nghiện. Do vậy, công tác điều
chỉnh tâm lý, giáo dục, phục hồi nhân cách cho người sau cai nghiện ma túy và
những giải pháp giúp người sau cai nghiện ma túy trở về với gia đình, cộng đồng
được thực hiện bằng biện pháp tâm lý [2].
Nghiên cứu của Cục phòng chống tệ nạn xã hội- Bộ Lao động-Thương binh và
Xã hội phối hợp với tổ chức Chemonics (2012), đã đưa ra các số liệu liên quan đến các
vấn đề hạn chế trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma

túy, những khó khăn thách thức từ các mô hình trợ giúp hiện tại. Nghiên cứu đã đề
xuất Chính phủ trong việc hỗ trợ học nghề, việc làm cho người nghiện ma tuý.
12


Nghiên cứu này đi theo hướng nghiên cứu xã hội, không dựa trên lý luận khoa học tâm
lý [4].
- Hướng nghiên cứu đặc điểm nhân cách của người nghiện ma túy và biện pháp
trị liệu cho người nghiện ma túy.
Tác giả Phan Thị Mai Hương (2005) với nghiên cứu “Thanh niên nghiện ma
túy nhân cách và hoàn cảnh xã hội” là một cách tiếp cận mới về thanh niên nghiện
ma tuý - từ góc độ của tâm lý học. Tác giả đã phân tích, hệ thống hóa những lý luận
về đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh xã hội và sự ảnh hưởng của chúng đến hành vi
của người nghiện ma tuý. Kết quả nghiên cứu chỉ ra một số đặc điểm nhân cách và
hoàn cảnh xã hội của thanh niên nghiện ma tuý, mối quan hệ giữa các đặc điểm với
hành vi nghiện. Trong đó, vai trò gia đình được tác giả tìm hiểu ở khía cạnh môi
trường, có ảnh hưởng đến đặc điểm nhân cách và mức độ nghiện của thanh niên
nghiện ma túy, cách quản lý của cha mẹ với con [23].
Nghiên cứu: Liệu pháp tâm lý xã hội cho người nghiện ma túy” của Nguyễn
Hữu Khánh Duy, Nguyễn Đình Khuê, Trist Summerfield (2002) đã đề cập đến một
số liệu pháp tâm lý xã hội nhằm can thiệp kịp thời cho thanh niên nghiện ma túy.
Đề tài đã hệ thống hóa một số lý luận về tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau
cai nghiện, nghiên cứu đã xem vấn đề hướng nghiệp, dạy nghề là con đường cơ
bản giúp thanh niên nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng hiệu quả. Đây là nghiên
cứu dưới góc độ tâm lý xã hội của thanh niên nghiện ma túy. Tuy nhiên, đề tài chỉ
mới nêu ra một số liệu pháp tâm lý xã hội mà chưa đi sâu nghiên cứu cơ chế hình
thành các hiện tượng tâm lý của người nghiện ma tuý [20].
Qua tìm hiểu và phân tích những nghiên cứu, tài liệu trong và ngoài nước có
thể thấy rằng lĩnh vực cai nghiện ma tuý đã nhận được khá nhiều sự quan tâm của
các chuyên gia. Tuy nhiên, chưa tìm thấy tác giả nào nghiên cứu về quản lý công

tác xã hội đối với người nghiện ma tuý tại các cơ sở cai nghiện. Thực tế đây là lĩnh
vực mới vì các nghiên cứu về cai nghiện ma tuý trước kia chủ yếu tiếp cận theo
hướng y học, tâm lý học, hướng nghiệp, dạy nghề,... Can thiệp hỗ trợ người nghiện
ma tuý ở khía cạnh quản lý công tác xã hội thực sự là mới vì nhìn chung các
13


nghiên cứu về công tác xã hội tập trung ở các lĩnh vực phổ biến như những vấn đề
chung về công tác xã hội hoặc công tác xã hội với trẻ em, người cao tuổi,… Cùng
với sự gia tăng số người nghiện ma tuý trong xã hội và quan điểm của Đảng và
Nhà nước thể hiện trong các chính sách mới thì vấn đề cai nghiện càng được quan
tâm. Do đó, đề tài tập trung vào nghiên cứu khía cạnh Quản lý công tác xã hội đối
với người nghiện ma tuý tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục Lao động xã hội tỉnh
Long An là rất cần thiết và hữu ích.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý công tác xã hội đối với người
nghiện ma tuý; đánh giá thực trạng quản lý công tác xã hội đối với người nghiện
ma tuý tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục Lao động xã hội tỉnh Long An. Từ đó,
đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội đối với người
nghiện ma tuý.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ
nghiên cứu như sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về người nghiện ma tuý và quản lý công
tác xã hội đối với người nghiện ma tuý.
- Đánh giá, phân tích thực trạng quản lý công tác xã hội đối với người nghiện
ma tuý tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục Lao động xã hội tỉnh Long An.
- Đề ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công
tác xã hội đối với người nghiện ma tuý.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu tập trung vào các nội dung trong lĩnh vực Quản lý công
tác xã hội đối với người nghiện ma tuý.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

14


- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tập trung vào hoạt động quản lý công tác
xã hội đối với người nghiện ma tuý tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục Lao động
xã hội tỉnh Long An.
- Phạm vi khách thể: Đề tài nghiên cứu trên 2 nhóm khách thể chính đó là:
+ Cán bộ quản lý, lãnh đạo trực tiếp trong Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục
Lao động xã hội tỉnh Long An.
+ Nhân viên trong Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục Lao động xã hội tỉnh
Long An
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục Lao động xã hội tỉnh
Long An, có so sánh với các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục Lao động khác
trong cả nước.
+ Thời gian: từ tháng 2012 đến tháng 3/2017, có so sánh với giai đoạn trước
năm 2012 để làm rõ một số vấn đề và nhận định, đánh giá tình hình giai đoạn 2017
trở đi.
4.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Vấn đề quản lý công tác xã hội đối với người người nghiện ma tuý tại Trung
tâm Chữa bệnh – Giáo dục Lao động xã hội tỉnh Long An hiện nay như thế nào?
- Những hoạt động quản lý công tác xã hội nào đang được triển khai?
- Hiệu quả của những hoạt động quản lý công tác xã hội đó là như thế nào?
- Cán bộ quản lý công tác xã hội đối với người nghiện ma tuý tại Trung tâm

Chữa bệnh – Giáo dục Lao động xã hội tỉnh Long An đang gặp phải những khó
khăn gì trong công việc?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hoạt động quản lý công tác xã hội đối với
người nghiện ma tuý tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục Lao động xã hội tỉnh
Long An?
- Cần phải có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả công việc quản lý
công tác xã hội đối với người nghiện ma tuý tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục
Lao động xã hội tỉnh Long An?
15


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng để phân tích, đánh giá
các hoạt động quản lý công tác xã hội đối với người nghiện ma tuý tại Trung tâm
Chữa bệnh – Giáo dục Lao động xã hội tỉnh Long An.
Những phát hiện của nghiên cứu này sẽ bổ sung thêm cơ sở lý luận, khoa học
cũng như phát triển hệ thống các lý luận, phương pháp trong nghiên cứu về các vấn
đề liên quan như công tác xã hội, quản lý công tác xã hội và một số vấn đề lý luận
về người nghiện ma tuý.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Là phương pháp thu thập thông tin từ các công trình nghiên cứu và các tài
liệu có sẵn của các tác giả trong và ngoài nước. Phương pháp này được áp dụng
phân tích các tài liệu như:
- Tra cứu các tài liệu về Công ước quốc tế; các chủ trương, chính sách, pháp
luật của Đảng và Nhà nước về người nghiện ma túy như Luật phòng chống ma túy,
Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ ban hành về tăng cường
chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình
mới; Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Chính phủ về phê duyệt

Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020; Nghị định số
221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện
pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Nghị định số
94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính Phủ Quy định về tổ chức cai nghiện
ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng; Nghị định 136/2016/NĐ-CP
ngày 09/9/2016 sửa đổi bổ sung Nghị định số 221/2013/NĐ-CP. Thông tư liên tịch
148/2014/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 08/10/2014 của Liên Bộ Tài chính và Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực
hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
chế độ đối với người chưa thành niên, người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại
16


Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội và tổ chức cai nghiện ma túy
tại gia đình cộng đồng . . .
- Nghiên cứu các tài liệu về báo cáo, thống kê, văn bản của các cơ quan, tổ
chức có liên quan đến vấn đề người nghiện ma túy và quản lý công tác xã hội với
người nghiện ma túy.
- Nghiên cứu một số công trình của các tác giả trong và ngoài nước về công
tác xã hội với người nghiện ma túy.
5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại
giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu thực trạng, những
mong muốn nguyện vọng, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin
thông qua chính ngôn ngữ, thái độ của người ấy. Trong luận văn này, phương pháp
phỏng vấn sâu là phương pháp chính nhằm thu thập những thông tin cần thiết, từ
đó đưa ra những khuyến nghị và giải pháp về quản lý công tác xã hội với người
nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
+ Nghiên cứu sẽ tập trung phỏng vấn 10 cán bộ là lãnh đạo, quản lý người
nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội để đánh giá
về:

Các hoạt động quản lý công tác xã hội với người nghiện ma tuý đang được
triển khai như thế nào?
Những khó khăn nào mà cán bộ quản lý đang phải đối mặt trong việc thực
hiện công tác quản lý công tác xã hội với người nghiện ma tuý?
Những yếu tố nào tác động, ảnh hưởng tới hoạt động này và hiệu quả của
những hoạt động này?
Những đề xuất và giải pháp nào để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý
công tác xã hội với người nghiện ma tuý?
+ Nghiên cứu cũng sẽ phỏng vấn sâu 30 cán bộ, nhân viên Trung tâm Chữa
bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội để tìm hiểu về:
Tác động, hiệu quả của hoạt động quản lý tới công việc của họ

17


Những bất cập, thuận lợi nào ở khía cạnh quản lý ảnh hưởng tới công việc
của họ. Những đề xuất khuyến nghị của họ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý từ đó
giúp cho công việc được thực hiện tốt hơn
5.2.3. Phương pháp thảo luận nhóm: Phương pháp thảo luận nhóm là phương
pháp huy động một số người có kiến thức và sự hiểu biết về một lĩnh vực nhất
định. Mục đích của phương pháp này là để thu thập thông tin đa dạng từ nhiều
chiều khác nhau. Hơn nữa, trong quá trình thảo luận nhóm, các quan điểm trái
chiều sẽ được đưa ra trao đổi để đi đến thống nhất. Như vậy, người nghiên cứu có
được những ý kiến sâu sắc và thống nhất về các vấn đề cần quan tâm.
Trong đề tài này sẽ thực hiện 2 cuộc thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm 1: Bao gồm từ 7 – 10 cán bộ làm việc trực tiếp với người
nghiện ma tuý tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Long
An để đánh giá về hiệu quả của hoạt động quản lý và những mong đợi của họ trong
các hoạt động quản lý.
Thảo luận nhóm 2: Bao gồm từ 7 – 10 cán bộ quản lý tại Trung tâm Chữa

bệnh – Giáo dục Lao động xã hội đánh giá sâu về thực trạng quản lý, những khó
khăn họ đang gặp phải và những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn
Kết quả của đề tài sẽ đóng góp một phần vào hệ thống kiến thức về quản lý
công tác xã hội. Các kết quả cũng góp phần bổ sung thêm vào hệ thống những giải
pháp trong việc nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội với người nghiện ma tuý
tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục Lao động xã hội – một khía cạnh còn được ít
nhà nghiên cứu, chuyên gia quan tâm.
Đề tài còn là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đóng góp cho những nghiên
cứu, phát triển ý tưởng khoa học cho những nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên
gia và các bạn học viên quan tâm đến lĩnh vực công tác xã hội nói chung và quản
lý công tác xã hội với người nghiện ma túy nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
18


- Đối với đội ngũ quản lý: thực tế, công tác xã hội là một hoạt động chưa phát
triển nên công việc trong lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn, nhất là hoạt động quản
lý. Do đó, với những phát hiện của nghiên cứu sẽ đề ra những giải pháp hữu hiệu
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội với người nghiện ma tuý.
- Đối với nhân viên: hiệu quả của hoạt động quản lý ảnh hưởng trực tiếp tới
hiệu quả công việc của nhân viên. Do đó, với những đề xuất nâng cao hiệu quả
công tác quản lý sẽ mang lại những lợi ích tích cực cho đội ngũ nhân viên.
- Đối với người nghiện ma tuý: Nghiên cứu này không nghiên cứu trực tiếp
trên người nghiện ma tuý. Tuy nhiên, về bản chất, các hoạt động quản lý công tác
xã hội có tác động gián tiếp tới người nghiện ma tuý; nếu quản lý tốt thì nhân viên
làm việc tốt, dẫn đến hiệu quả công việc cao. Người cai nghiện ma tuý sẽ được
hưởng nhiều dịch vụ có chất lượng.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục các
biểu, bảng, luận văn gồm 3 chương sau đây:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý công tác xã hội đối với người
nghiện ma tuý.
- Chương 2: Thực trạng quản lý công tác xã hội đối với người nghiện ma tuý
tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục Lao động xã hội tỉnh Long An.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội đối với
người nghiện ma tuý từ thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục Lao động xã
hội tỉnh Long An.

19


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ
1.1. Lý luận về người nghiện ma túy
1.1.1. Một số khái niệm
- Khái niệm nghiện ma túy:
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) thì “Nghiện ma tuý là tình trạng lệ thuộc
về mặt tâm thần hoặc thể chất, hoặc cả hai” [21].
Về mặt thể chất, nếu quen dùng ma túy mà lại ngưng, không sử dụng tiếp,
sẽ bị các rối loạn mà từ chuyên môn y dược gọi là “hội chứng cai” gây cơn vật vã
dữ dội như bị tiêu chảy, ói mửa, đau nhức cơ xương, tim đập hỗ loạn…
Về mặt tinh thần: NNMT luôn có tâm lý ham muốn không kiềm chế được,
phải sử dụng ma túy, thậm chí gây tội ác, cướp của, giết người để có tiền mua ma
túy. Không những thế, người nghiện thường tăng liều, thay đổi chất gây nghiện,
thay đổi phương cách sử dụng để tăng cảm giác khoái cảm.
Theo một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi do Viện Nghiên cứu Quốc gia
Hoa Kỳ về lạm dụng ma túy (NIDA) thì: Nghiện ma túy là một căn bệnh của não

bộ có bản chất mãn tính và tái diễn được biểu hiện bằng hành vi bắt buộc phải tìm
kiếm và sử dụng chất ma túy đó, bất chấp những hậu quả của việc sử dụng [19].
Tuy vậy trong phạm vi nghiên cứu này, tôi tán thành quan niệm của Phan Thị
Mai Hương: Nghiện ma túy là hiện tượng phụ thuộc cả về thể xác và tinh thần vào

20


ma túy do sử dụng thường xuyên với liều lượng ngày càng tăng, dẫn đến mất khả
năng kiểm soát bản thân ở người nghiện ma túy, có hại cho cá nhân và xã hội [23].
Có 2 khái niệm liên quan cần phân biệt: sử dụng ma túy và lạm dụng ma
túy. Sử dụng ma túy là việc dùng các chất ma túy với mục đích chữa bệnh, theo chỉ
định của bác sĩ, với liều lượng nhất định, trong thời gian nhất định, không gây
nguy hiểm cho người sử dụng. Còn lạm dụng ma túy là sử dụng nhiều lần, với mục
đích tiêu khiển, có hại cho sức khỏe. Lạm dụng ma túy thành thói quen dẫn đến
nghiện ma túy.
- Khái niệm người nghiện ma túy:
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): “Người nghiện ma túy là người sử dụng
chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần dưới các hình thức khác nhau như
hút, hít, tiêm chích và bị lệ thuộc vào các chất này” [17].
Theo Luật phòng, chống ma túy 23/2000/QH 10: Người nghiện ma túy là
người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và lệ thuộc vào
chất này [28, tr.1].
Qua nghiên cứu tổng hợp, có thể đưa ra khái niệm như sau: Người nghiện ma
túy là người sử dụng một hoặc nhiều loại ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng
thần và lệ thuộc vào các chất này.
Hiện nay, ở Việt Nam việc xác định tình trạng nghiện được pháp luật quy
định:
- Về thẩm quyền xác định tình trạng nghiện: Người có thẩm quyền xác định
tình trạng nghiện ma túy là bác sỹ, y sĩ, được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ tập

huấn về chẩn đoán, điều trị cắt cơn nghiện ma túy do các cơ quan, tổ chức được Bộ
Y tế giao tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ, đang làm việc tại: Các cơ sở y tế quân
y, y tế quân dân y; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của ngành công an; phòng y tế
của cơ sở cai nghiện bắt buộc; phòng y tế của các cơ sở có chức năng tiếp nhận,
quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định, trong thời gian lập hồ sơ
để Tòa án nhân dân xem xét quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trạm y

21


tế xã, phường, thị trấn; phòng khám đa khoa khu vực; bệnh viện cấp huyện trở lên
và bệnh viện thuộc các bộ, ngành khác [12, tr.2].
- Phương pháp chẩn đoán nghiện: thực hiện theo Quyết định của Bộ Y tế;
theo đó người nghiện ma tuý là người có từ ba triệu chứng sau đây trở lên trong 12
tháng vừa qua:
+ Sự thèm muốn mãnh liệt hoặc cảm giác bắt buộc sử dụng ma tuý
+ Khó khăn trong việc kiểm soát hành vi sử dụng như khởi đầu, chấm dứt
hoặc mức độ sử dụng
+ Có hội chứng cai khi ngừng hoặc giảm sử dụng ma tuý
+ Có hiện tượng tăng dung nạp (tăng liều)
+ Ngày càng thờ ơ với các thú vui, sở thích khác
+ Tiếp tục sử dụng ma tuý dù biết rõ về các hậu quả có hại [6, tr.7]
Việc xác định tình trạng nghiện còn là cơ sở để xử lý hành chính bằng biện
pháp giáo dục tại xã phường hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Khái niệm người nghiện ma tuý đang cai nghiện:
Cai nghiện ma túy là biện pháp tổng hợp và lâu dài gồm các tác động của
nhiều biện pháp can thiệp của y khoa, giáo dục, tâm lý, xã hội, đạo đức, pháp
luật… giúp các người nghiện ma túy cắt các hội chứng cai, phục hồi sức khỏe, học
tập, tái hòa nhập cộng đồng.
Qua kinh nghiệm tích lũy được của bản thân, có thể đưa ra khái niệm như

sau: “Người nghiện ma túy đang cai nghiện là người đang được điều trị cắt cơn, tư
vấn, giáo dục, học nghề, lao động tại cơ sở cai nghiện hoặc tại gia đình và cộng
đồng”.
“Điều trị nghiện” và “cai nghiện” là hai cụm từ được dùng thường xuyên
trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, có văn bản xem đây là hai từ đồng
nghĩa. Qua nghiên cứu tác giả thấy rằng hai khái niệm này khác nhau:
- Cai nghiện: có mục tiêu là giúp người nghiện từ bỏ chất gây nghiện. Cai
nghiện có thời gian cụ thể cai nghiện bắt buộc từ 1 đến 2 năm; cai nghiện tự
nguyện, cai tại gia đình và cộng đồng 6 tháng.
22


- Điều trị nghiện: mục tiêu có thể là giảm hại, quá trình dùng thuốc lâu dài,
không quy định thời gian (điều trị thay thế bằng methadone thì người nghiện dùng
chất gây nghiện lâu dài).
1.1.2. Các dạng nghiện ma túy và các mức độ nghiện ma túy
1.1.2.1. Các dạng nghiện ma túy
- Nghiện ma tuý nhóm ức chế thần kinh: tác động chủ yếu khi sử dụng là
buồn ngủ, an thần, yên dịu, giảm nhịp tim, giảm hô hấp như các chất dạng thuốc
phiện, cần sa.
- Nghiện ma tuý nhóm kích thích thần kinh: làm tăng sinh lực, phấn khích,
nói nhiều hơn, tăng hoạt động của cơ thể, tăng nhịp tim, hô hấp như các chất nhóm
Amphetamin
- Nghiện ma tuý nhóm gây ảo giác: làm thay đổi nhận thức đến mức độ có
thể nhìn thấy, nghe thấy, cảm giác thấy những sự việc không có thật (ảo thính, ảo
thị). Nó làm thay đổi cảm nhận của người sử dụng về hiện tại và môi trường xung
quanh họ như ma túy đá, cần sa liều cao.
Các chất gây nghiện có nhiều tác động lên hệ thần kinh trung ương nên khó
liệt kê chính xác nó vào nhóm nào hoàn toàn. Ví dụ sử dụng cần sa liều thấp có tác
dụng an thần nhưng sử dụng liều cao lại có tác dụng gây ảo giác. Vì vậy việc phân

nhóm như trên chỉ là tương đối.
1.1.2.2. Các mức độ nghiện ma tuý
Khi mới nghiện, người nghiện có cảm xúc cô đơn, trống vắng và mặc cảm
tội lỗi, cảm giác lo sợ là mình bị ghét bỏ, từ đó có thể dẫn đến những hành vi như:
tiếp tục sử dụng ma túy để tìm quên; che giấu, sống tách biệt với thế giới riêng,
ngại giao tiếp, lừa dối và phản kháng, bỏ nhà đi, tiếp tục sử dụng ma túy
Khi nghiện lâu, người nghiện có mặc cảm thua sút anh em, bạn bè, nghĩ
mình bị ghét bỏ, là thành phần xấu của xã hội. Người nghiện luôn mong muốn
được làm người bình thường, muốn nói chuyện và giao tiếp với người khác
1.1.3. Đặc điểm tâm, sinh lý và nhu cầu của người nghiện ma túy
1.1.3.1. Một số đặc điểm tâm, sinh lý của người cai nghiện ma túy
23


-

Về thể chất: thể trạng, sức khỏe không tốt thường mắc nhiều bệnh như: viêm gan
B, C, lao, rối loạn tâm thần, trầm cảm… do đó họ khó làm được những công việc
nặng

-

Về hành vi: người nghiện luôn có thái độ lảng tránh, tự cô lập; thiếu kiên nhẫn. Họ
có thái độ tiêu cực, sử dụng các thủ đoạn, mánh khóe kể cả hành vi phi đạo đức và
vi phạm pháp luật

-

Về đặc điểm nhân cách: phần lớn người nghiện có sự biển đổi về nhân cách do lệ
thuộc vào ma túy. Khi người nghiện có đủ ma túy để dùng thì họ cảm thấy thoải

mái, sảng khoái. Khi không có nó thì họ thường cau có, bực bội hoặc cô độc, u sầu.
- Đặc biệt do tính lệ thuộc ma túy nên người nghiện tìm đủ mọi cách để đảm
bảo có được liều quen dùng. Vì vậy, họ có thể nói dối, lấy cắp của gia đình, của xã
hội, cướp giật… miễn làm sao họ có được ma túy.

-

Về mặt tâm lý: NNMT thường có những đặc điểm như bức xúc về mặt tâm lý
muốn sử dụng lại chất gây nghiện. Khi cắt cơn nghiện, người nghiện khó kiểm soát
được suy nghĩ và hành vi của mình nên dễ dàng gây ra những tổn thương cho
người khác. Tuy nhiên, khi tỉnh táo, người nghiện nhận thức được tác hại của việc
lạm dụng chất gây nghiện và đôi khi cũng mong muốn cai nghiện để giúp ích cho
bản thân, gia đình và xã hội. Để giúp người nghiện chiến thắng được chính bản
thân mình, vượt qua sự cám dỗ chết người của chất gây nghiện, gia đình, cộng
đồng, xã hội và những nhà chuyên môn cần tích cực trợ giúp.

-

Về mặt kinh tế: Ða số người nghiện sống phụ thuộc vào người khác do họ khó tìm
việc làm. Do cần tiền nên họ tìm mọi cách để có tiền thậm chí trộm cắp, cướp giật.

-

Về quan hệ xã hội: Mối quan hệ xã hội giữa NNMTvới gia đình, người thân bị sụp
đổ. Người thân vừa thương, vừa giận, không đành bỏ mặc hoàn toàn nhưng không
muốn chứa chấp. Do đó quan hệ chủ yếu của NNMT là với bạn bè.

-

Về sinh lý: Biểu hiện của hội chứng cai (khi thiếu thuốc) và những rối loạn về hệ

thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ sinh dục…

24


1.1.3.2. Nhu cầu đối với người nghiện ma túy:
- Nhu cầu về sinh lý, sinh tồn; đó là những nhu cầu vì sự sống của con
người. NNMT cũng là con người bình thường nên có đầy đủ những nhu cầu này,
ngoài ra họ còn rất cần có những nhu cầu vật chất thiết yếu cho sức khỏe của họ.
- Khi các nhu cầu về thể lý được đảm bảo thì họ cần nhu cầu được an toàn:
an toàn về thông tin, an toàn về cuộc sống, an toàn về thể trạng, an toàn trong quá
trình cai nghiện, v.v.
- Khi NNMT cảm thấy tương đối an toàn và yêu tâm, họ sẽ hướng đến
nhu cầu yêu mến; đó là việc cho và nhận sự yêu thương, quý mến và cảm nhận
rằng mình có mối liên hệ với những người xung quanh như: Những người thân
trong gia đình, hàng xóm láng giềng, cộng đồng và những người chăm sóc, cai
nghiện, v.v.
- Khi ba bậc nhu cầu nêu trên tương đối được đảm bảo thì nhu cầu được quý
trọng sẽ rất quan trọng với họ. Điều này bao hàm cả nhu cầu họ quý trọng người
khác và muốn được người khác quý trọng. Khi các nhu cầu này được thỏa mãn,
NNMT trở nên tự tin hơn vào những giá trị mà họ đã xác định.
- Khi các nhu cầu trên được thỏa mãn, thì đó chính là lúc nhu cầu được tự
khẳng định của NNMT xuất hiện. Trong quá trình cai nghiện, xác định nhu cầu này
sẽ giúp cho NNMT nhìn thấy rõ bản thân họ hơn và từ đó cũng có những quyết
định đúng đắn.
1.2. Lý luận về quản lý công tác xã hội đối với người nghiện ma tuý
1.2.1. Khái niệm về quản lý công tác xã hội và các khái niệm liên quan
- Công tác xã hội:
Hội đồng đào tạo CTXH Mỹ định nghĩa: CTXH là một nghề nhằm tăng
cường các chức năng xã hội của cá nhân, hay nhóm người bằng những hoạt động

can thiệp mối quan hệ xã hội để thiết lập sự tương tác giữa con người và môi
trường. Hoạt động này bao gồm 3 nhóm: Phục hồi năng lực đã bị hạn chế, cung
cấp nguồn lực cá nhân, xã hội và phòng ngừa sự suy giảm chức năng xã hội. Như
vậy, CTXH nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng điều chỉnh mối quan hệ
25


×