Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Skkn thiết kế các bài toán vận dụng toán học vào cuộc sống cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.91 KB, 16 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế các bài toán vận dụng Toán học vào
cuộc sống cho học sinh lớp 4.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Môn Toán 4
3. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Từ ngày 05 tháng 09 năm 2015 đến ngày 25 tháng 05 năm 2016
4. Tác giả:
Họ và tên:

Mai Thị Dung

Năm sinh:

1991

Nơi thường trú:

Nghĩa Phúc – Nghĩa Hưng – Nam Định

Trình độ chuyên môn:

Đại học sư phạm

Chức vụ công tác:

Giáo viên dạy lớp 4

Nơi làm việc:

Trường Tiểu học Nghĩa Phong


Địa chỉ liên hệ:

Nghĩa Phúc – Nghĩa Hưng – Nam Định

Điện thoại:

0918 006 572

5. Đồng tác giả (nếu có)
Họ và tên: ...............................................................................................................
Năm sinh: ................................................................................................................
Nơi thường trú: .......................................................................................................
Trình độ chuyên môn: ............................................................................................
Chức vụ công tác: ...................................................................................................
Nơi là việc: .............................................................................................................
Địa chỉ liên hệ: ........................................................................................................
Điện thoại: ..............................................................................................................
6, Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Tên đơn vị:

Trường Tiểu học Nghĩa Phong

Địa chỉ:

Nghĩa Phong – Nghĩa Hưng – Nam Định

Điện thoại:

(03503) 872349


1


I.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các môn học ở tiểu học, môn Toán đóng vai trò hết sức quan

trọng. Đây là một môn học công cụ. Các kiến thức kĩ năng của môn toán ở
Tiểu học rất cần cho người lao động, cần thiết để học các môn học khác ở tiểu
học và chuẩn bị cho việc học tốt môn toán ở bậc trung học. Môn toán giúp HS
nhận biết các mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới
hiện thực, nhờ đó mà HS có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới
xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống. Môn toán góp
phần rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy
luận, phương pháp giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, khi học, mỗi cá nhân cần
phải vận dụng các tri thức toán học vào thực tiễn và luôn trau dồi năng lực
vận dụng và thực hành vào cuộc sống phục vụ tương lai.
Thực tế dạy học Toán ở tiểu học hiện nay nặng về phần kiến thức và kĩ
năng, chưa có nhiều các bài tập vận dụng vào cuộc sống để HS vận dụng kiến
thức, kĩ năng môn toán vào cuộc sống xung quanh. HS được học các kiến thức
về số học, đại lượng và đo đại lượng, các yếu tố hình học, giải toán có lời văn,
được thực hành – luyện tập các kĩ năng xoay quanh các mạch kiến thức toán
được học nhưng khi áp dụng vào các tình huống trong thực tiễn thì các em rất
lúng túng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Một trong những
nguyên nhân đó là GV và HS chưa được trang bị những phương tiện hỗ trợ hiệu
quả cho việc dạy và học những ứng dụng của tri thức toán vào trong cuộc sống.
Vì vậy tôi chọn đề tài: Thiết kế các bài toán vận dụng Toán học vào cuộc
sống cho học sinh lớp 4.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

A. Thực trạng và nguyên nhân
1. Về chương trình và Sách giáo khoa
- Hệ thống bài tập thực hành có tác dụng quan trọng trong việc làm cho học
sinh hình thành thói quen và phát triển kĩ năng vận dụng toán học vào cuộc
sống. Sách giáo khoa đã chú trọng đến điều đó, đặc biệt là hệ thống bài tập song
2


còn ít và nặng về lí thuyết, chưa khai thác hết các ứng dụng và nhất là chưa giải
quyết tốt việc xây dựng một hệ thống bài tập thực hành bao gồm những nội
dung vừa có nội dung thiết thực vừa yêu cầu rèn luyện những thói quen và kĩ
năng vận dụng cần thiết.
- Sách giáo khoa Toán lớp 4 đã có một hệ thống bài tập bước đầu vận dụng Toán
học vào cuộc sống. Sau đây là một số ví dụ:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Lĩnh vực ứng dụng
Sản xuất
Y tế- giáo dục
Giao thông vận tải

Kinh tế
Thể thao
Văn hóa – xã hội
Môi trường
Đo lường
Xây dựng
Sinh hoạt hàng ngày

Bài - Trang
5/5
3/90
4/23
2/45
3/145
3/17
4/40
1/23
2/84
5/96

2. Về phía giáo viên
- Ngay từ khi được đào tạo ở các trường sư phạm, trong chương trình (giáo
trình, đánh giá, dạy học…) chưa thực sự chú ý đến vấn đề vận dụng toán học,
ảnh hưởng trực tiếp đến tiềm năng dạy của giáo viên.
- Nhiều giáo viên cho rằng Sách giáo khoa và Sách giáo viên là pháp lệnh phải
tuân theo một cách tuyệt đối. Chính vì vậy, giáo viên không thay đổi nội dung
các bài tập về bước vận dụng Toán học và cuộc sống cũng như không có sự thay
đổi cho phù hợp với cuộc sống và phù hợp với học sinh của mình.
- Nhiều giáo viên hướng việc dạy toán về việc giải nhiều loại mà hầu hết không
có nội dung thực tiễn, còn xem nhẹ công tác tính toán, thực hành toán học, rất ít

hoặc không bao giờ tổ chức ngoại khóa và tham quan về những đề tài toán học
gắn liền với đời sống…
3. Về phía học sinh
- Nhiều học sinh chưa chú ý rèn luyện để phát hiện và giải quyết các vấn đề
thường gặp trong cuộc sống. Các em chưa quan tâm đến những vấn đề có thể
3


vận dụng Toán học để giải quyết trong cuộc sống hàng ngày, chưa có sự liên hệ
những điều đã học vào cuộc sống của bản thân.
- Khi làm các bài tập về bước đầu vận dụng Toán học vào cuộc sống, học sinh
không quan tâm đến nội dung của các bài tập đó mà chỉ chú tâm đến việc tìm ra
đáp số của bài tập.
B. Thiết kế các bài toán vận dụng Toán học vào cuộc sống cho học sinh lớp
4
1. Một số biện pháp giúp giáo viên tăng cường đưa các ứng dụng của Toán
học vào cuộc sống
Tôi xin đưa ra một số biện pháp giúp giáo viên tăng cường đưa các
ứng dụng của Toán học vào cuộc sống:
- GV phải nắm được nguồn gốc thực tiễn của các tri thức toán học trong chương
trình môn Toán ( Ví dụ: số tự nhiên ra đời do nhu cầu đếm, hình học xuất hiện do
nhu cầu đo đạc lại ruộng đất sau những trận lụt bên bờ sông Nin…). Từ đó, trong
một số bài học, GV có thể đưa những ứng dụng của tri thức đó bằng cách lồng
ghép nguồn gốc thực tiễn của tri thức vào bài dạy như vậy HS vừa được tiếp thu
những ứng dụng vừa cảm thấy ham thích, say mê tìm tòi.
- GV cần phải hiểu rõ sự phản ánh thực tiễn của các tri thức toán học ( Ví dụ:
Phân số là số phần bằng nhau được lấy ra trong tổng số các phần bằng nhau của
một đơn vị sự vật; phân số còn là phép chia số tự nhiên…). Khi dạy học, GV
đưa sự phản ánh thực tiễn của các tri thức toán học vào trong mỗi bài học tương
ứng trong chương trình.

- Sau khi đã làm rõ mối liên hệ giữa Toán học và thực tiễn, GV cần đưa ra hệ
thống những bài tập và việc làm để HS kiến tạo tri thức , rèn luyện kĩ năng theo
tinh thần sẵn sàng ứng dụng.
+ Thời lượng dành cho thực hành, luyện tập trong mỗi tiết học Toán ở tiểu học
chiếm từ 60% - 70%, nên GV cần tận dụng đặc điểm này đưa bài toán có nội
dung thực tế hoặc những tình huống thực tiễn để HS vận dụng…
+ GV nên chuyển nội dung từng tiết dạy học toán thành các phiếu học tập hay
phiếu thực hành. Trong quá trình biên soạn các phiếu học tập, GVnên tích hợp
4


nhiều nội dung giáo dục gắn với thực tế và gần gũi thu hút được hứng thú của
HS, có thể sử dụng một số tranh ảnh, hình vẽ ngộ nghĩnh để minh hoạ cho các
bài tập thêm sinh động, có thể thiết kế các bài tập dưới dạng bài tập trắc nghiệm,
các trò chơi hay câu đố vui toán học…
- GV cần kết hợp các hình thức tổ chức dạy học khác nhau, đặc biệt là hình thức
lên lớp với hình thức tham quan học tập, hình thức thực hành, luyện tập …, tổ
chức các hoạt động thực hành toán học giúp HS tăng cường vận dụng và thực
hành Toán học vào thực tiễn.
2. Yêu cầu thiết kế bài toán
Các bài toán có tác dụng củng cố những kiến thức học sinh đã học, rèn
luyện kĩ năng áp dụng một quy tắc, một kiến thức mới đã học, hoặc để xây dựng
một khái niệm mới. Các bài toán đó phải phục vụ cho mục đích yêu cầu của bài
dạy. Do đó khi sáng tác đề toán, tôi lựa chọn những vấn đề phục vụ cho yêu cầu
giảng dạy môn toán nói chung, cho từng chương, từng bài nói riêng.
Khi thiết kế các bài toán vận dụng Toán học vào cuộc sống, tôi đảm bảo
một số yêu cầu cơ bản sau:
- Bài tập phải giúp học sinh đạt được mục tiêu của bài học
- Bài tập cần phải gây được hứng thú và nhu cầu học tập của học sinh
- Bài tập phải đảm bảo tính chính xác

- Bài tập phải đảm bảo tính vừa sức
- Bài tập phải đảm bảo tính thực tiễn
- Bài tập đảm bảo thực hiện trong khoảng thời gian tối đa là 30 phút.
3. Quy trình thiết kế các bài toán
Để có thể ứng dụng Toán học vào cuộc sống, tôi tuân thủ theo quy trình
sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học
Bước 2: Lựa chọn nội dung ứng dụng của tri thức toán học có trong bài học đó
vào cuộc sống
Bước 3: Lựa chọn hình thức thể hiện của bài tập đó
Bước 4: Lựa chọn hình thức tương tác của học sinh
5


Bước 5: Căn chỉnh thời gian để học sinh làm bài tập không quá 20 phút.
Bước 6: Tiến hành sáng tác đề toán
Bước 7: Kiểm tra, đánh giá
4. Minh họa một số bài toán ứng dụng Toán học vào cuộc sống cho học sinh
lớp 4
Bài: Tìm số trung bình cộng (SGK Toán 4, trang 26)
Bài kiểm tra môn Toán
Khi trả bài kiểm tra môn toán của lớp 4B, điểm của các bạn trong tổ 1 và
tổ 2 được ghi chép theo bảng sau:
Tổ
Tổ 1
Tổ 2
Tên HS An
Cúc
Tuấn Yến
Bình

Lan
Huệ
Tâm
Điểm
10
9
8
5
6
6
7
9
a) Trong tổ 1, lực học của bạn Tuấn như thế nào? Trong tổ 2, lực học của
bạn Lan như thế nào?
b) Kết quả bài kiểm tra của tổ nào tốt hơn?
Lời giải:
a) Trung bình cộng điểm kiểm tra môn Toán của các bạn trong tổ 1 là:
( 10 + 9 + 8 + 5 ) : 4 = 8 (điểm)
Trung bình cộng điểm kiểm tra môn Toán của các bạn trong tổ 2 là:
( 6 + 6 + 7 + 9 ) : 4 = 7 (điểm)
Trong tổ 1, lực học của bạn Tuấn khá. Trong tổ 2, lực học của bạn Lan trung
bình.
b) Kết quả bài kiểm tra của tổ 1 tốt hơn vì trung bình cộng điểm kiểm tra môn
Toán của tổ 1 cao hơn tổ 2.
Bài: Biểu đồ (tiếp theo) ( SGK Toán 4, trang 30)
Nhà khí tượng học tương lai
6 tháng đầu năm, cả gia đình bạn Tân sẽ tới Sa Pa thăm quan. Bố phân
vân không biết nên đi tháng nào để thời tiết ấm áp nhất. Em hãy quan sát biểu đồ
nhiệt độ 6 tháng đầu năm của Sa Pa và đưa lời tư vấn tới gia đình bạn ấy.
NHIỆT ĐỘ ( độ C) CỦA SA PA 6 THÁNG ĐẦU NĂM


6


17

8

10

18

13

7

Lời giải:
Quan sát biểu đồ, ta thấy:
Nhiệt độ tháng 1 của Sa Pa là 7 độ C
Nhiệt độ tháng 2 của Sa Pa là 9 độ C
Nhiệt độ tháng 3 của Sa Pa là 10 độ C
Nhiệt độ tháng 4 của Sa Pa là 13 độ C
Nhiệt độ tháng 5 của Sa Pa là 17 độ C
Nhiệt độ tháng 6 của Sa Pa là 18 độ C
So sánh nhiệt độ 6 tháng đầu năm của Sa Pa, gia đình bạn Tân nên đi thăm quan
vào tháng 6 vì nhiệt độ tháng 6 của Sa Pa cao nhất.
Bài : Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó (SGK Toán 4, trang 47)
Đố vui:
Hai anh em nhỏ đứng bên sông
To nhỏ bàn nhau chuyện chia bòng

Số bòng đem cộng chẵn đôi mươi
Anh nhường em sáu, ta ngang bằng
Hỡi người bạn trẻ đang dừng bước
Tính hộ mỗi em mấy quả bòng.
Lời giải:
Anh nhường em 6 quả thì số bòng của hai anh em ngang nhau nên anh hơn em
12 quả bòng.
Số bòng của anh là:
( 20 + 12 ) : 2 = 16 (quả)
Số bòng của em là:
20 – 16 = 4 (quả)
Đáp số: Anh: 16 quả
Em: 4 quả
Bài: Đề-xi-mét vuông ( SGK Toán 4, trang 62)
7


Đố vui:
An và bố đi chọn gạch lát nền nhà. Đến cửa hàng, An thấy hai loại gạch
hình vuông có bề dày và chất liệu như nhau. Một loại có cạnh là 2dm giá 10000
đồng/viên. Loại còn lại có cạnh là 3dm và có giá 18000 đồng/viên. An băn
khoăn không biết nên tư vấn bố mua loại gạch nào là tốn ít tiền hơn. Nếu em là
An, em sẽ chọn loại gạch nào? Vì sao?
Lời giải:
Diện tích của 1 viên gạch có cạnh 2dm là: 2 × 2 = 4 (dm2)
Diện tích của 1 viên gạch có cạnh 3dm là: 3 × 3 = 9 (dm2)
1dm2 gạch loại 2dm có giá tiền là: 10 000 : 4 = 2500 (đồng)
1dm2 gạch loại 3dm có giá tiền là: 18 000 : 9 = 2000 (đồng)
So sánh giá tiền của 2 loại gạch theo diện tích thì bố An nên chọn loại gạch có
cạnh 3dm sẽ tốn ít tiền hơn.

Bài : Luyện tập ( SGK Toán 4, trang 85 )
Đi bách hóa
Hai bạn Hòa và Thuận đi bách hóa đi mua 12 gói kẹo để chuẩn bị liên
hoan cho lớp. Hòa đưa cho cô bán hàng 2 tờ 100 000 đồng và được trả lại 72000
đồng.
Thuận liền nói: “ Cô ơi, cô tính sai rồi.”
Em hãy cho biết Thuận nói đúng hay sai? Tại sao?
Lời giải:
Hòa đưa cho cô bán hàng số tiền là: 100 000 × 2 = 200 000 (đồng)
Số tiền mua kẹo chia hết cho 9, mỗi gói giá 13 500 đồng, vậy số tiền mua kẹo là
số có dạng ab500 đồng. Cô bán hàng trả lại 77 000 đồng là sai.
Vậy Thuận nói đúng.
Bài: Diện tích hình thoi ( SGK Toán 4, trang 141 )
Nhà môi trường thông thái
Giữa quảng trường thành phố có một bồn cây hình chữ nhật có chiều dài
10m và chiều rộng 5m. Chuẩn bị đón Tết về, Công ty Cây xanh thành phố muốn
trang trí hoa trong bồn cây đó như trong hình vẽ. Em hãy giúp Công ty tính số
cây hoa cần dùng để trang trí, biết mỗi mét vuông trồng được 20 cây hoa cúc.

8


Lời giải:
Diện tích trồng hoa bằng 1/2 diện tích trồng bồn cây hình chữ nhật
Diện tích phần trồng hoa là (10 x 5 ) : 2 = 25 (m2)
Số cây để trang trí là
20 x 25 = 500 ( cây ).
Đáp số : 500 cây
Bài: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó( SGK Toán 4, trang 147 )
Đố vui:

Giúp Ông Già Tuyết phân ra
2 bánh, 6 kẹo: mỗi quà Nô – en
Và thêm đôi chiếc mũ len
Biết em giỏi toán, ông bèn đố chơi:
-

Tính giùm ông với, cháu ơi

Mỗi loại mấy chiếc? Trả lời mau mau
Biết rằng tất cả trước sau
Số kẹo, số bánh cộng tròn ba nghìn.
Lời giải:
Mỗi quà No-en có 2 bánh, 6 kẹo. Tỉ số giữa số bánh và số kẹo là 2/6
Ta có sơ đồ sau:
?cái
Số kẹo
?cái
Số bánh
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 2 + 6 = 8 (phần)
Số kẹo là: 3000 : 8 × 2 = 750 (cái)
Số bánh là: 3000 – 750 = 2250 (cái)
9

3000 cái


Đáp số : Kẹo: 750 cái
Bánh: 2250 cái
Bài : Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (SGK Toán 4 , trang 164)
Người bán hàng nhanh nhẹn

Ngoài giờ học, bạn Lan phụ giúp mẹ ở cửa hàng cho thuê sách. Ở cửa
hàng của mẹ, phí đóng góp hàng năm của mỗi hội viên là 50 000 đồng.Giá thuê
một quyển sách đối với hội viên là 1500đồng.
Năm vừa qua, bạn Trung phải trả tổng cộng 110 000 đồng ,bao gồm cả
phí hội viên. Mẹ nhờ Lan kiểm tra số sách bạn Trung đã thuê. Em hãy giúp
Lan.
Lời giải:
Số tiền Trung thuê sách trong 1 năm là:
110 000 – 50 000 = 60 000 (đồng)
Số sách bạn Trung đã thuê trong 1 năm là:
60 000 : 1 500 = 40 (quyển)
Đáp số : 40 quyển
Bài: Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ ( SGK Toán 4, trang 156)
Dầu loang
Trên biển, một tàu chở dầu va vào vách đá ngầm và bị thủng một lỗ trên
thân tàu ở khoang chứa dầu. Tàu cách bờ 150km. Vài ngày sau, vết dầu loang ra
như mô tả trong bản đồ dưới đây.

Sử dụng tỉ lệ của bản đồ, em hãy ước tính diện tích của vết dầu loang
khoảng bao nhiêu ki-lô-mét vuông (km2).
10


Lời giải:
Theo bản đồ,vết dầu loang trên mặt biển có dạng hình chữ nhật với chiều rộng
1cm, chiều dài 2cm.
Vậy chiều rộng thật của vết dầu loang là 30km, chiều dài thật của vết dầu loang
là 60km.
Diện tích của vết dầu loang là:
30 × 60 = 1800 (km2)

Đáp số : 1800km2
Bài 105: Ôn tập về hình học ( SGK Toán 4, trang 174)
Trò chơi: Vượt chướng ngại vật
3 bạn trong nhóm cùng tham gia trò chơi, một bạn làm trọng tài.
Luật chơi: Em hãy vượt các chướng ngại vật bằng cách trả lời các câu
hỏi bên dưới, mỗi câu hỏi được trả lời trong vòng 1 phút. Nếu trả lời đúng các
câu hỏi, em đã vượt qua các chướng ngại vật và nhận được một phần quà của
trọng tài. Nếu trả lời sai lần 1, em hãy trả lời lần 2. Nếu đã qua 2 lần mà em
chưa trả lời đúng, em phải dừng chơi và chịu hình phạt từ trọng tài.
1. Hãy điền nhanh từ còn thiếu trong đoạn thơ sau:
“Chu vi tứ giác bảo rằng:
Bốn cạnh ……….. là bằng tôi thôi
Diện tích được thơ hóa rồi
Mời bạn hát nhé để tôi đệm đàn
Muốn tìm diện tích hình………….
Tích hai đường chéo chia đôi ngon lành
Hình vuông mỗi cạnh bằng a
Diện tích - bằng ………. a ……….. a rồi
Diện tích của hình bình hành
……………… nhân đáy là thành ngay thôi
Diện tích chữ nhật bạn ơi
Lấy dài ………….. rộng chẳng đời nào quên”.
2. Bạn Dũng định làm một con diều bằng giấy nhưng bạn chưa biết nên
làm con diều đó theo hình gì và kích thước như thế nào để tiết kiệm giấy nhất.
11


Trong hai tờ giấy có cùng chất liệu và màu sắc dưới đây, em hãy giúp bạn lựa
chọn tờ giấy tốt nhất.


a)

b)

40 cm

45 cm

40 cm

35 cm

Lời giải:
a) “Chu vi tứ giác bảo rằng:
Bốn cạnh cộng lại là bằng tôi thôi
Diện tích được thơ hóa rồi
Mời bạn hát nhé để tôi đệm đàn
Muốn tìm diện tích hình thoi
Tích hai đường chéo chia đôi ngon lành
Hình vuông mỗi cạnh bằng a
Diện tích - bằng cạnh a nhân a rồi
Diện tích của hình bình hành
Chiều cao nhân đáy là thành ngay thôi
Diện tích chữ nhật bạn ơi
Lấy dài nhân rộng chẳng đời nào quên
b) Diện tích của tờ giấy a là: 40 × 40 = 1600 (cm2)
Diện tích của tờ giấy b là: 35 × 45 = 1575 (cm2)
Vậy trong hai phương án, bạn Dũng nên lựa chọn làm diều bằng tờ giấy b để tiết
kiệm nhất.
C. Kết quả cụ thể:

Năm học 2015 – 2016, trong kì thi khảo sát chất lượng cuối năm do
trường Tiểu học Nghĩa Phong tổ chức, lớp 4A do tôi chủ nhiệm đã đạt kết quả
cao trong môn Toán: xếp thứ 1 của khối 4.
II.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
12


Dạy và học phải gắn tri thức lý luận với thực tiễn cuộc sống. Học và hành phải
luôn đi đôi với nhau, gắn bó mật thiết với nhau. Giáo dục trong nhà trường chỉ là
một phần, cần phải có sự giáo dục của gia đình và xã hội. Mỗi môi trường giáo
dục đều có thế mạnh riêng. Việc kết hợp giáo dục trong nhà trường với giáo dục
của gia đình và giáo dục ngoài xã hội sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp để tác động
đến học sinh sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Để thực hiện tốt nguyên lý trên theo ý
kiến của cá nhân tôi:
1. Kiến nghị với cấp Phòng GD&ĐT.
- Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề đánh giá và rút kinh nghiệm để
nâng cao việc đưa các tri thức toán học ứng dụng vào cuộc sống của các nhà
trường, của từng khối lớp.
2. Kiến nghị với nhà trường.
- Lãnh đạo nhà trường coi trọng việc đưa các tri thức toán học ứng dụng vào
cuộc sống.
- Cần đảm bảo và đồng bộ về cơ sở vật chất như phòng học, các đồ dùng học
tập, máy tính, máy chiếu, …để GV và HS thực hiện tốt các hoạt động.
- Thường xuyên tổ chức các buổi trau dồi thêm kiến thức về bản chất và ý nghĩa
của cá tri thức toán học. Từ đó giáo viên cần chú trọng hơn nữa đến việc nghiên
cứu, thiết kế hoạt động ứng dụng phù hợp với HS của mình.
Trên đây là một số nghiên cứu đánh giá và biện pháp nhằm đưa các tri
thức toán học ứng dụng vào cuộc sống được thực hiện trong quá trình dạy học

của tôi. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để đề tài này
của tôi được hoàn thiện hơn.
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Mai Thị Dung

13


CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Xác nhận, đánh giá, xếp loại)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Xác nhận, đánh giá, xếp loại)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học - Dự án phát triển GV tiểu học
– Bộ GD&ĐT – NXB Đại học Sư phạm, NXB Giáo dục, 2008.
2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học
lớp 1, 2, 3, 4, 5 - Bộ GD&ĐT, NXB Giáo dục Việt Nam.
3. SGK, SGV Toán 4 - Bộ GD&ĐT, NXB Giáo dục Việt Nam.

15


CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO
- Thông tin chung về sáng kiến kinh nghiệm
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A. Thực trạng và nguyên nhân
1. Về chương trình và Sách giáo khoa
2. Về phía giáo viên
3. Về phía học sinh
B. Thiết kế các bài toán vận dụng Toán học vào cuộc sống cho học

Trang 1
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 4

sinh lớp 4
1. Một số biện pháp giúp giáo viên tăng cường đưa các ứng dụng


Trang 4

của Toán học vào cuộc sống
2. Yêu cầu thiết kế bài toán
3. Quy trình thiết kế bài toán
4. Minh họa một số bài toán ứng dụng Toán học vào cuộc sống cho

Trang 5
Trang 5
Trang 5

học sinh lớp 4
C. Kết quả cụ thể:
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị với cấp Phòng GD&ĐT.
2. Kiến nghị với nhà trường.

Trang 10
Trang 11
Trang 11
Trang 11

16



×