Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Skkn nâng cao năng lực tiếng anh chuyên ngành cho học sinh lớp 11 thông qua tổ chức dạy song ngữ chủ đề khúc xạ ánh sáng vật lí 11 nâng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.28 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT GIAO THỦY

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
"NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH
CHO HỌC SINH LỚP 11 THÔNG QUA TỔ CHỨC DẠY SONG NGỮ
CHỦ ĐỀ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG - VẬT LÝ 11 NÂNG CAO"

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng
Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường THPT Giao Thủy

Nam Định, ngày 4 tháng 5 năm 2015


THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO
1. Tên báo cáo:
"Nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cho học sinh lớp 11 thông qua tổ
chức dạy song ngữ chủ đề Khúc xạ ánh sáng _ Vật lí 11 nâng cao"

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Trong chương trình vật lý lớp 11

3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 2 – 2 – 2015 đến ngày 14 – 04 – 2015.

4. Tác giả
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hằng
Năm sinh: 1983
Nơi thường trú: Xã Bình Hòa, Giao Thủy, Nam Định


Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm Vật lý
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT Giao Thủy
Địa chỉ: Nguyễn Thị Thu Hằng – Trường THPT Giao Thủy,
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
Điện thoại: 0943904103
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến : 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT Giao Thủy
Địa chỉ: Thị trấn Ngô Đồng – Giao Thủy – Nam Định
Điện thoại: 03503895126

2


BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Ngày 30/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 1400/QĐ-TT phê
duyệt đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn
2008 – 2020” (gọi tắt là đề án 1400). [1] Ngày 24/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã
ra quyết định số 959/QĐ-TT phê duyệt đề án “Phát triển hệ thống trường trung học
phổ thông chuyên giai đoạn 2010 – 2020” (gọi tắt là đề án 959). [2] Việc dạy môn
Vật lý bằng tiếng Anh nói riêng và dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh
nói chung nằm trong kế hoạch tăng cường việc sử dụng tiếng Anh trong hệ thống
giáo dục quốc dân. Các đề án nói trên nhằm mục tiêu đưa tiếng Anh thực sự trở
thành một công cụ học tập và làm việc.
Nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cho học sinh là một trong nhiệm
vụ quan trọng của giáo dục phổ thông trong công cuộc hội nhập ngày nay. Bởi vì
nếu có năng lực tiếng Anh chuyên ngành tốt học sinh có thể tiếp cận những tài liệu
chuyên ngành ở cấp học phổ thông và để phát triển năng lực cho học sinh thì đây là

một trong công cụ, phương tiên để tăng khả năng, cũng như hứng thú cho học sinh
trong quá trình tự học khi các em có thể tìm được nhiều tài liệu chuyên ngành
được trình bày bằng tiếng Anh. Đây cũng là nền móng để học sinh nghiên cứu sau
này ở cấp Cao Đẳng hoặc Đại Học.
Bắt đầu từ năm học 2013 – 2014, Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã
triển khai việc dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh cho học sinh trong
các trường THPT. Trong quá trình tham gia vào dạy tiết dạy các môn khoa học tự
nhiên bằng tiếng Anh tôi và các đồng nghiệp gặp không ít khó khăn cả về năng lực
ngoại ngữ của bản thân giáo viên, năng lực của học sinh cũng như tìm tài liệu
tham khảo. Với sự hỗ trợ của các thầy cô ngoại ngữ, qua quá trình tìm hiểu sách
báo và các đề tài về dạy song ngữ tôi cùng với các đồng nghiệp đã tổ chức được
các giờ dạy Vật lý bằng tiếng Anh cho các em học, học sinh bên cạnh việc tham
gia tích cực, chủ động, hứng thú để khám phá kiến thức vật lý mà còn giúp các em
nâng cao năng lực tiếng anh chuyên ngành từ việc trang bị từ mới, cũng như khả
năng nghe nói trong giờ học bằng tiếng Anh đến khả năng từ đọc và dịch các tài
liệu và bài tập Vật lý bằng tiếng Anh.
Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài

3


"Nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cho học sinh lớp 11 thông qua tổ
chức dạy song ngữ chủ đề Khúc xạ ánh sáng _ Vật lí 11 nâng cao"

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
II. 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Đây là một trong những yêu cầu mới đặt ra đối với các môn khoa học tự
nhiên. Trước khi tổ chức dạy học bằng Vật lý bằng tiếng Anh thì học sinh nói đến
việc học tiếng Vật lý bằng một ngoại ngữ khác các em rất ngại và lo lắng vì các em
chưa được tiếp cận bao giờ. Đa phần có đưa ra cho các em các tài liệu tham khảo

bằng tiếng Anh thì các em cũng gần như không có khả năng hiểu vì thiếu các thuật
ngữ chuyên ngành….. Bản thân tôi đã tiến hành khảo sát ở lớp học mà các em
chưa tiến hành học một phiếu khảo sát với các vấn đề
1. Mức độ hứng thú của học sinh với giờ dạy Vật lý bằng tiếng Anh
MĐ1: Hoàn toàn không thích
MĐ2. Không thích
MĐ 3: Bình thường
MĐ4: Thích MĐ 5: Rất thích
2. Sự tự tin của các em khi học Vật lý bằng tiếng Anh
MĐ1: Chắc chắn không tham gia được.
MĐ2: Có thể tham gia.
MĐ3: Tự tin tham gia.
3. Tần suất tham khảo các tài liệu Vật lý bằng tiếng Anh
MĐ1: Chưa lần nào
MĐ2: Thỉnh thoảng
MĐ3. Thường xuyên
4. Khảo sát qua một bài kiểm tra
1. Bài tập trắc nghiệm
2. Bài tập đọc hiểu.
Bên cạnh khó khăn của học sinh thì người giáo viên khi tham gia xây dựng
giờ dạy Vật lý bằng tiếng Anh gặp không ít những khó khăn từ tìm tài liệu chuyên
ngành, các thuật ngữ chuyên ngành vì hiện giờ chưa có một tài liệu nào được coi là
chính thức cho chương trình dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh, do đó người
giáo viên thường dịch ngược từ sách tiếng Việt ra tiếng Anh đôi khi nghĩa của nó
không còn như cũ. Còn về thuật ngữ chuyên ngành giáo viên rất khó tìm ra một bộ
từ điển Vật lý bằng tiếng Anh và tổ chức cho học sinh tiếp cận với nó.
Song song với quá trình trên chính là việc làm thế nào để tổ chức một giờ học
Vật lý bằng tiếng Anh mà để học sinh chủ động tích cực tham gia vào quá trình
4



dạy học , chủ động nắm bắt kiến thức cũng như luyện tập năng lực ngoại ngữ của
mình.
Cuối cùng , một trong những khâu quan trọng của quá trình dạy học chính là
củng cố và kiểm tra kiến thức. Khó khăn của người giáo viên chính là xây dựng
được một hệ thống các bài tập phù hợp với năng lực của học sinh để giúp học sinh
củng cố cũng như đánh giá được năng lực của mình. Đồng thời tạo ra hứng thú cho
học sinh và tạo động lực để các em tiếp tục mang kiến thức được trang bị để áp
dụng trong học tập cũng như cuộc sống.

II. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Và để khắc phục những khó khăn nêu trên nhằm "Nâng cao năng lực tiếng Anh
chuyên Ngành cho học sinh lớp 11 thông qua tổ chức dạy song ngữ chủ đề
Khúc xạ ánh sáng _ Vật lí 11 nâng cao" tôi đã tiến hành
II.2.1. Xây dựng một hệ thống các từ mới chuyên ngành của phần quang hình và
tổ chức cho học sinh học từ mới
Đây là khâu đầu tiên của quá trình tổ chức dạy học các môn khoa học tự
nhiên bằng tiếng Anh. Vì các từ mới này còn nằm rải rác ở các sách khác nhau
thiếu sự tập trung do đó giáo viên và học sinh khi bắt đầu quá trình dạy học
thường rất mất nhiều thời gian và công sức. Trong khi đó những tài liệu Vật lý
thì thiếu các phiên âm do đó các em học sinh có biết thì phát âm cũng chưa
chuẩn. Cũng vì vậy sẽ hạn chế rất nhiều khả năng tham gia thảo luận bằng tiếng
Anh khi gặp những từ mới chuyên ngành này.
Chính vì vậy trước khi tổ chức cho các em học chủ đề về “Khúc xạ ánh
sáng” tôi đã sưu tầm các từ mới liên quan tới để chủ đề khúc xạ ánh sáng và
phần quang hình nói chung. Bên cạnh tìm nghĩa, sắp xếp các từ theo từng nội
dung, tôi xây dựng cả phần phiên âm, môt số các từ liên quan tới hiện tượng thì
tôi đã tìm hiều các cả định nghĩa về hiện tượng đó bằng tiếng Anh để các em có
thể thấy sự linh hoạt của các từ, các hiện tượng với những cách diễn đạt khác
nhau . Phần này được tôi phát cho các em trước một tuần trước khi bắt đầu học

về chủ đề đó để về nhà các em tranh thủ tự tìm hiểu trước.Với việc có phần giải
thích nghĩa Anh – Anh các em cũng bắt đầu có sự hình dung về các hiện tượng
vật lý mà các em chuẩn bị học. Trước khi bắt đầu tiết dạy đầu tiên của chủ đề tôi
dành một tiết vào cuối buổi học để các em tổ chức kiểm tra từ mới cũng như
chỉnh sửa phát âm của các từ. Tuy nhiên sau giai đoạn này các em mới nhớ được
5


một số từ và chưa vận dụng thuần thục lắm vì các em chưa được luyện tập
nhiều.
Sau đó vào các tiết dạy song ngữ để các em có thể khắc sâu hơn nghĩa
của các từ mới này trong phần giới thiệu từ khóa mới ở mỗi bài các từ mới sẽ
xuất hiện kèm theo hình ảnh để các em dễ nhớ hơn.
Ngoài ra ngay cả trong những tiết dạy bình thường khi có kiến thức liên
quan đến những từ mới này tôi sẽ tranh thủ tổ chức cho học sinh nhắc lại. Để tạo
điều kiện cho các em sử dụng thường xuyên tránh việc các em quên khi không
sử dụng lại.
English
Optics

/'ɔptiks/

Vietnamese
Quang học

(The scientific study of sight and the
behaviour of light, or the properties
of transmission anddeflection of
other forms of radiation.)


Geometrical optics
Physical optics
Light ray
(A ray of light)
Incidence ray
Reflected ray
Refracted ray
Light beam
Convergent beam
Divergent beam

/ʤiə'metrik
'ɔptiks/
/'fizikəl 'ɔptiks/
/lait rei/
/'insidəns rei/
/ri'flekt rei/
/ri'frækt rei/
/ lait bi:m/
/kən'və:ʤənt bi:m
/
/dai'və:ʤənt
bi:m /

Parallel beam

/'pærəlel bi:m/

Object


/'ɔdʤikt/

Quang hình học
Quang lí học
Tia sáng
Tia tới
Tia khúc xạ
Tia phản xạ
Chùm tia sáng
Chùm tia hội tụ
Chùm tia phân

Chùm tia song
song
Vật

(A material thing that can
be seen and touched)

Virtual object
Objective
Real object
Draw ray diagram
Image

/'və:tjuəl 'ɔbʤikt/
/ɔb'dʤektiv/
/riəl ɔbʤikt/
/drɔ: rei
'daiəgræm/

/'imiʤ/

Vật ảo
Vật kính
Vật thật
Vẽ ảnh
Ảnh
6


(An optical appearance or counterpart p
roduced by light from an
object reflected in a mirror
orrefracted through a lens.)

Virtual image
Real image
Inverted image
Erect image
Index of refraction
Absolute index of refraction
Relative index of refraction
Normal
Angle
Refracting angle
Critical angle
Angle of refraction
Deviation
Minimum deviation
Angle of reflection

Angle of incidence
Apparent size
Reflection

/'və:tjuə 'imiʤ /
/riəl 'imiʤ /
/in'və:td 'imiʤ/

/i'rekt 'imiʤ /
/'indeks əv
ri'frækt/
/'æbsəlu:t 'indeks
əv ri'frækt/
/'relətiv 'indeks əv
ri'frækt/
/'nɔ:məl/
/'æɳgl/
/ri'fræktiɳ 'æɳgl /
/'kritikəl 'æɳgl/
/'æɳgl əv ri'frækt/
/di:vi'eiʃn/
/'miniməm
di:vi'eiʃn /
/'æɳgl əv ri'flekt /
/'æɳgl əv 'insidəns
/
/ə'pærənt saiz/
/ri'flekʃn/

Ảnh ảo

Ảnh thật
Ảnh ngược
chiều
(với vật)
Ảnh cùng chiều
(với vật)
Chiết suất
Chiết suất tuyệt
đối
Chiết suất tỉ đối
Pháp tuyến
Góc
Góc chiết quang
Góc giới hạn
Góc khúc xạ
Góc lệch
Góc lệch cực
tiểu
Góc phản xạ
Góc tới
Góc trông
Phản xạ

The throwing back by a body
or surface of light, heat, or sound
without absorbing it.
the reflection of light

Refraction


/ri'frækʃn/

Khúc xạ

/ 'pɑ:ʃəl ri'flekʃn/

Phản xạ một
phần

(The fact or phenomenon of light, radio
waves, etc. being deflected in
passing obliquely through
the interface between one medium and
another or through
a medium of varying density.

Partial reflection

7


Total internal reflection
The complete reflection of a light
ray reaching an interface with a
less dense medium when theangle of
incidence exceeds the critical angle.

Optical instrument
Optical system
Convex

Concave
Mirror
Spherical mirror
Convex mirror
Concave mirror
Plane mirror
Prism
Prism of total internal reflection
Lens
Double convex lens
Double concave lens
Converging lens
Convexo - concave lens
Thin lens
Plano - concave lens
Plano - convex lens
Diverging lens
(Negative lens)
Focal length
Focal plane
Focal point
(focus)
Second focal point
Principal focal point

/'toutl in'tə:nl
ri'flekʃn/

/'ɔptikəl
'instrumənt

/'ɔptikəl 'sistim/
/'kɔn'veks/
/'kɔn'keiv/
/'mirə/
/'sferikəl 'mirə /
/'kɔn'veks 'mirə/
/'kɔn'keiv 'mirə/
/plein' mirə /
/prism/
/prism 'toutl
in'tə:nl ri'flekʃn /
/lenz /
/'dʌbl 'kɔn'veks
lenz/
/'dʌbl 'kɔn'keiv
lenz /

Phản xạ toàn
phần

Quang cụ

Quang hệ
Lồi
Lõm
Gương
Gương cầu
Gương lồi
Gương lõm
Gương phẳng

Lăng kính
Lăng kính phản
xạ toàn phần
Thấu kính
Thấu kính hai
mặt lồi
Thấu kính hai
mặt lõm
Thấu kính hội
/kən'və:ʤiɳ lenz /
tụ
/'kɔn'veks-'kɔn'kei Thấu kính lồi v lenz /
lõm
/θin lenz /
Thấu kính mỏng
Thấu kính
'kɔn'keiv lenz /
phẳng - lõm
Thấu kính
'kɔn'veks lenz/
phẳng - lồi
dai'və:dʒiɳ lenz/
Thấu kính phân
/'negətiv lenz/

/'foukəl leɳθ/
Tiêu cự
/'foukəl plein/
Tiêu diện
/'foukəl pɔint/

/'dʌbl 'foukəl
pɔint/
/'prinsəpəl 'foukəl
pɔint /

Tiêu điểm
Tiêu điểm ảnh
Tiêu điểm chính
8


Secondary focal point
First focal point
Reversibility
Stigmatism
Principal axis
Secondary axis
Lens power
Diopter
Optical center
Optical axis
Radius
Radius of curvature

Radius of aperture
Eye
Pupil
Near point
Far point
Accommodation

Angular magnification
Linear magnification
Distance of most distinct
Near - sighted (myopia)
Presbyopia
Far- singted
Crystalline lens
Magnifying glass
Microscope
Astronomical telescope

/'sekəndəri 'foukəl
Tiêu điểm phụ
pɔint/
/fə:st 'foukəl
Tiêu điểm vật
pɔint/
Tính thuận
/ri,və:sə'biliti/
nghịch
Tính tương
/ 'stigmətizm/
điểm
/'prinsəpəl 'æksis/ Trục chính
/'sekəndəri 'æksis/ Trục phụ
/lenz 'pauə/ /
Độ tụ
/dai'ɔptə/
Điôp
/'ɔptikəl 'sentə/

Quang tâm
/'ɔptikəl 'æksis/
Quang trục
/'reidjəs/
Bán kính
/'reidjəs əv
Bán kính độ
'kə:vətʃə/
cong
Bán kính độ
/'reidjəs əv
mở
'æpətjuə/
(Bán kính khẩu
độ)
/ai/
Mắt
/'pju:pl/
Con ngươi
/niə pɔint/
Điểm cực cận
/fɑ: pɔint/
Điểm cực viễn
/ə,kɔmə'deiʃn/
Điều tiết
/'æɳgjulə
Độ bội giác
,mægnifi'keiʃn/
/'liniə,
Độ phóng đại

mægnifi'keiʃn/
/'distəns əv moust Khoảng nhìn rõ
dis'tiɳkt/
nhất
/niə sait/
Cận thị
( /myopia/)
/prezbi'oupjə/
Tật lão thị
/fɑ: siɳd/
Tật viễn thị
/'kristəlain lenz/
Thủy tinh thể
/'mægnifaiiɳ
Kính lúp
glɑ:s/
/'maikrəskoup/
Kính hiển vi
/æstrə'nɔmik
Kính thiên văn
9


Ocular
Medium
Experiment
Fiber optic
Boundary
Speed


'teliskoup/
/'ɔkjulə/
/'mi:djəm/
/iks'periment/
/'faibə 'ɔptik/
/'baundəri/
/spi:d/

Thị kính
Môi trường
Thí nghiệm
Sợi quang học
Mặt phân cách
Tốc độ

II.2.2. Hướng dẫn học sinh một số mẫu câu thường dùng trong quá trình học
Quá trình dạy học Vật lý bằng tiếng anh, nếu mới cung cấp các từ mới
cho học sinh các em cũng chưa biết cách sử dụng để có thể giao tiếp và trao đổi
và giải quyết các nhiệm vụ bằng tiếng Anh. Do đó, trong quá trình học vật lý
bằng tiếng Anh ngoài những câu vấn đáp thông thường của giữa giáo viên và
học sinh. Để học sinh có thể chủ động hơn trong quá trình học, tôi xây dựng và
cung cấp cho học sinh một số mẫu câu thông thường dùng trong quá trình học
vật lý nói chung và trong chủ đề Khúc xạ ánh sáng nói riêng. Cụ thể là hai
nhiệm vụ học sinh thường phải tự thảo luận và đưa ra ý kiến là mô tả thí
nghiệm và mô tả một thiết bị ứng dụng của Vật lý.
<1> Mô tả một thí nghiệm nên trả lời các câu hỏi sau
(The description an experiment should answer these question)
+ What is it?
+ What do you need?
+ How are the parts connected?

+ What will you do?
Example: The description the experiment an experiment to study
refraction phenomenon.
To study the path of light at the boundary between two media. We need
a bracket , a light, a glass block and ruler graduated circle. Attach the light,
the ruler graduated circle and a glass block on the bracket. I'll expose the
light ray pass from air to the glass block and observe the path of light at
boundary.
<2> Mô tả một thiết bị nên theo các câu hỏi sau:
The description an equiptment should answer these questions:
+ What is it called?
+ What is it used for?
+ What does it consist of?
10


+ How are the parts connected?
+ How does it work?
Example: The description an opical fiber
They are optical fibers. An optical fiber consists of 3 layers: the first layer
has absolute index of refaction n1, the second layer has absolute index of
refaction n2 absolute index of refaction n2 is smaller absolute index of
refaction n1. The outer layer is used to protect fiber. The light rays total
internal reflected many times
Cấu trúc này cũng được cung cấp cho học sinh vào buổi các em ôn tập
từ mới để các em có thể làm quen với cấu trúc. Trong các giờ học tôi đã tổ chức
cho học sinh thảo luận để thiết kế các thí nghiệm về định luật khúc xạ và phản
xạ toàn phần. Sau khi các em thảo luận xong các em sẽ lên trình bày phương án
thí nghiệm, cũng như trình bày cả ứng dụng của hiện tượng khúc xạ cũng như
hiện tượng phản xạ toàn phần mà các em.

Dựa trên cấu trúc đã cung cấp các em tương đối tự tin sử dụng các từ,
các cấu trúc đã học để trình bày vấn đề Vật lý bằng tiếng anh.
II. 2.3. Sử dụng tài liệu tham khảo để gây hứng thú cho học sinh trong quá trình
học và tạo điều kiện các em tham khảo những tài liệu chuyên ngành bằng tiếng
Anh.
Để phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình
học đòi hỏi người giáo viên phải đặt học sinh trong tình huống có vấn đề bất kể
là trong dạy học Vật lý thông thường cũng như dạy Vật lý bằng tiếng Anh. Bên
cạnh mục tiêu tạo tình huống có vấn đề, để tạo thói quen cho học sinh tìm hiểu
các tài liệu bằng tiếng Anh chuyên ngành trong quá trình dạy học tôi lồng ghép
giới thiệu những Video, những bài báo về hiện tượng Vật lý bằng tiếng Anh mà
tôi sưu tầm được để vừa gây hứng thú cho học sinh, cũng vừa tạo và luyện tập
năng lực đọc, nghe tài liệu tiếng Anh chuyên ngành.
Với những Video và những bài báo tìm được tôi có thể sử dụng cả trong
phần đặt vấn đề cũng như trong quá trình dạy học cụ thể
Trong quá trình dạy bài " KHÚC XẠ ÁNH SÁNG" tôi đã sử
dụng các Video 1, 2. Với Video số 1 là phần đưa học sinh vào tình
huống có vấn đề, sau khi hiện tượng khúc xạ tôi cho học sinh xem
video 2 sau đó yêu cầu học sinh kể trình bày về ứng dụng của hiện
tượng khúc xạ.
11


Trong quá trình dạy bài " PHẢN XẠ TOÀN PHẦN" tôi xây
dựng bài giảng theo hướng giải quyết vấn đề với phần đặt vấn đề bằng
Video 3 và phần nêu ứng dụng bằng Video 4.
Với việc sưu tầm được các Video cũng đã góp phần tôi hoàn chỉnh
chương trình dạy trên cơ sở tham khảo sách dạy của Mỹ và Úc. Bên cạnh đó với
việc đưa video về ứng dụng Vật lý bằng tiếng Anh vào vừa có thể giải quyết
được những vấn đề liên quan đến kiến thức chuyên ngành các em đã có thời

gian cọ sát với những tài liệu bằng hình ảnh, tiếng bằng tiếng Anh. Từ đó không
những gây hứng thú cho các em mà còn rèn luyện khả năng nghe, nói bằng tiếng
Anh của các em khi các em có hình ảnh hỗ trợ.
Ngoài ra khi giao nhiệm vụ về nhà cho các em thì một trong nhiệm vụ
là mỗi nhóm phải tìm được, dịch được ít nhất một đoạn tài liệu bằng Tiếng Anh
về hiện tượng các em vừa học.
II. 2.4. Tổ chức củng cố cho học sinh bằng những bài tập trắc nghiệm và tự
luận bằng tiếng Anh.
Một trong những khâu quan trọng của quá trình dạy học dạy học là củng
cố kiến thức cũng như kiểm tra đánh giá.
Trong quá trình xây dựng một giờ dạy tôi cố gắng đi tìm và xây dựng
một hệ thống các bài tập từ trắc nghiệm khách quan đến trắc nghiệm tự luận để
giúp học sinh vận dụng các kiến thức vừa học. Và đây là cơ sở đánh giá kết quả
học tập của học sinh.
Hệ thống bài tập củng cố gồm:
II. 2.4.1. Bài tập trắc nghiệm: (Học sinh vận dụng được các thuật ngữ chuyên
ngành để dịch đề đồng thời vận dụng được các kiến thức vật lý để giải quyết các
bài tập)
Question 1. The refractive index of glass is 1.5. Which of the following
statements is/are correct?

Speed of light in glass
= 1.5
Speed of light in air
(2) For a ray of light passing from air to glass, the angle of incidence is
greater than the angle of refraction.
(3)
The critical angle of glass is 41.8o.
(1)


A.
C.

(1) only
(1) and (2) only

B.
D.

(2) only
(2) and (3) only
12


Question 2. A beam of light traveling in air has an angle of incidence of
40.0º when it enters a medium which has an index of refraction of 1.53. What
is the angle of refraction of the beam inside the medium?
A. 60.0
B. 24.8
C. 65.2 D. 30.0
Question 3. The diagram shows a beam of light
passing through a block of transparent plastic. There is
a spherical air bubble trapped in the block as shown.
Which of the rays, A, B, C or D correctly shows the
direction of the light beam in the bubble?
A. Ray A
C. Ray C

B. Ray B
D. Ray D


Question 4. The figure shows the refraction of a ray
of light by a rectangular glass block of refractive index
1.5. What is the angle of emergence (angle a in the
figure)?
A. 20o
B. 25o
C. 30o
D. 60o
Question 5. A ray of light enters a transparent
rectangular block and travels along the path as shown
in the figure. What is angle θ?
A.
C.

15o

B.

33o

57o

D.

59o

Question 6. A long chain of length l is hung from the centre of a circular
disc of diameter d floating on water as shown. If the critical angle for water is
c, what is the shortest value of l in order that the whole chain can be seen by

an observer above the water surface?
A.
C.

(d /2) sin c
(d /2) tan c

B.
D.

(d /2) cos c
d /(2 tan c)

Question 7. Absolute index of medium A is 2, and medium B is 1,6. Find
the critical angle of the rays coming from the medium A to B
A. igh = 370
B. igh = 570 C. igh = 530
D. igh = 750
Question 8. The absolute index of water is 4/3, benzene is 1.5 and flin glass
is 1.8. The total reflection only happens when the light passes from:
A. Water in to flin glass.
B. The vacuum in to flin glass.
C. Benzene in to water.
D. Benzene in to flin Glass
Question 9.
The figure shows a light ray passing
from a liquid to air. What is the critical angle of
the liquid?
A. 35.4o
B.

40.7o
C. 41.8o
D.
45o
13


Question 10. Pairing each content in the left column with the corresponding
content in the right column:
1. When a refracted ray travels
A) both phenomena obey the law
close to the boundary between two of light reflection.
environments, we can conclude
2. Total reflection and normal
B) there can be no total reflection
reflection similar in the following
when reversing transmission light
characteristics:
3. If there is total reflection when
C) conditions for total reflection.
light passes from one environment
to environment 2, it can be
concluded
4. Light passing from one
D) the angle of incidence’s value ia
environment to a photorefractive
considered as equal as the critical
environment and the angle of
angle.
incidience is greater than the

critical angle
E) always happens without
extraction conditions.
1- D; 2 – A; 3 – B; 4 - C
II. 2.4.1. Bài tập tự luận: (Học sinh vận dụng được các thuật ngữ chuyên
ngành để dịch đề, viết và trình bày lời giải bằng tiếng anh)
Question 11. Refractive indexe of water is 4/3. Find the angle or refraction
for each of the following graphics. If angle of incident is 400
1. A light ray passes from air into water
2. A light ray passes from air into water
Suggested answer
1. Solution

n2 sin i
=
n1 sin r
n1.sin i 1.sin 400
s in r =
=
n
(4 / 3)
r = 28,80
Angle of refration is 28,80
2. Solution
14


n2 sin i
=
n1 sin r

n1.sin i (4 / 3).sin 400
s in r =
=
n
1
0
r = 40.3
Angle of refration is 40.30
Question 12. The figure shows a small coin C placed at
the centre of the bottom of a can. The coin cannot be seen
by the eye. After pouring in some liquid until the can is
full, the coin can just be seen. (You may regard the coin
as a point.)
1. Explain why the eye cannot see the coin if the can is empty.
2. Draw a ray diagram to show why the coin can be seen after the liquid
is poured in the can.
a. Mark on your diagram the apparent position of the coin using the
letter C'.
b. Calculate angle ABD.
c. Calculate angle CBD
6. Hence, or otherwise, find the refractive index of the liquid.
Suggested answer
1. Light travels in straight lines.
Light from C to the eye
is blocked by the cup. Hence the coin cannot be seen.
2. a.

b.

15



−1  10 
3. a. Angle ABD = tan   = 45o
 10 
−1  5 
b. Angle CBD = tan   = 26.6o
 10 

c. Refractive index =

sin 45 0
= 1.58
sin 26.6 0

Question 13. The figure on the answer sheet
shows a section of an optical fibre made of
perspex. A light ray is incident at an angle θ
as shown.
1. Calculate the critical angle of perspex. (Refractive index of perspex = 1.6)
2. On your answer sheet, draw a ray diagram in each of the following cases to
show the path of ray if
a. θ = 60o,
b. θ = 30o.
Calculate the angles that the ray makes with the normal at the point where
the ray is turned.
3. Find the greatest value of θfor the ray to be trapped inside the optical fibre.
4. Name one application of optical fibre.

Suggested answer

1.

sin c = 1/n
sin c = 1/(1.6)
c = 38.7o

2. a)

If θ = 60o, angle of incidence = 30o < 38.7o,
refraction occurs.
sin 30o / sin r = 1/1.6
r = 53.1o

b) If θ = 30o, angle of incidence = 60o > critical angle,
16


so total internal reflection occurs for total internal reflection

3. For trapped inside the optical fibre, the light ray in Perspex should be
incident at critical angle. So
θ + c = 90o
θ = 90o- 38.7o = 51.3o
4. Endoscope / telecommunication
Question 14. Two light rays, 1 and 2, are incident
normally onto a semi-circular glass block of radius
10 cm and refractive index 1.50 as shown in the
figure. O is the center of the semi-circular glass.
1. Calculate the critical angle of glass.
2. On the answer sheet, show the paths of light

rays 1 and 2 until they emerge from the block at the
curved surface.
3. Light ray 2 is displaced gradually towards the
left, i.e. towards the edge. It is found that at a
certain position, the emergent ray (ray passed out of
the block) suddenly disappears. Explain why this
happens and calculate the distance of the light ray
from O when such a change occurs.
Suggested answer
1. sinc = 1/n = 1/1.50 = 0.667
c = 41.8o
2. 1A for ray 1. 1A for ray 2
3. As the light ray moves to the left, when the angle of incidence at the glass
air boundary is greater than critical angle, total internal reflection occurs.
The emergent ray (or refracted ray) no longer exists.
This occurs when
sin 41.8o = OP / 10
OP = 8.94 cm
17


III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠI
Sau khi tổ chức dạy học chủ đề " Khúc xạ ánh sáng" tôi tiến hành phiếu khảo
sát và kiểm tra lớp tôi đã tiến hành dạy, thông kê kết quả để có điều chỉnh kịp thời.
Phiếu khảo sát được tiến hành triển khai tại hai lớp có sức học ngang nhau
trong đó có lớp 11B2 là lớp không dạy chính thức một tiết dạy song ngữ mà các từ
mới chuyên ngành chỉ được cung cấp một cách xen kẽ vào quá trình dạy, còn tại
lớp 11B8 là lớp mà tôi đã tiến hành tổ chức dạy học Vật lý bằng tiếng Anh với
những giải pháp như trên thì thấy kết quả:
Với câu hỏi 1 về "Mức độ hứng thú của học sinh với giờ dạy Vật lý bằng

tiếng Anh" so sánh mức độ hứng thú của học sinh với giờ dạy Vật lý bằng
tiếng Anh tại lớp 11B8 sau khi đã tổ chức dạy học song ngữ là cao hơn.

Hình 1: So sánh mức độ hứng thú của học sinh với giờ dạy vật lý bằng tiếng Anh
Từ kết quả trên có thể thấy học sinh không hề ngại việc học các môn
khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh nói chung và môn Vật lý bằng tiếng anh nói
riêng, quan trọng là tạo hứng thú cho học sinh.
Với câu hỏi 2: Sự tự tin của các em khi học Vật lý bằng tiếng Anh.
Phiếu hỏi đã khảo sát tại cả 2 lớp, riêng lớp 11B8 tiến hành hỏi trước khi
dạy và sau khi được cung cấp hệ thống các từ mới và thuật ngữ chuyên ngành.

18


Hình 2: So sánh sự tự tin của học sinh với giờ dạy vật lý bằng tiếng Anh
Từ kết quả này có thể thấy nếu học sinh được trang bị đầy đủ các thuật
ngữ chuyên ngành thì các em có thể tham gia vào giờ dạy một cách tự tin
Với câu hỏi thứ 3: "Tần suất tham khảo các tài liệu Vật lý bằng tiếng
Anh" thì kết quả khảo sát tai lớp 11B2 và lớp 11B8 trước thì 91% các em trả
lời là chưa lần nào. Còn kết quả hỏi tại lớp 11B8

Hình 3: Tần suất tham khảo tài liệu Vật lý bằng tiếng Anh của lớp 11B8
Như vậy việc tổ chức dạy học môn Vật lý bằng tiếng Anh đã góp phần thúc
đẩy sự tự học và tự tìm hiểu tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh của học sinh.
Điều này giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của các em đặc biệt trong thời đại
hiện nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học thế giới, đúng theo mục tiêu
phát triển năng lực toàn diện cho học sinh.
Ngoài ra, trong quá trình dạy học và sau khi dạy tôi cũng đã tiến hành kiểm
tra đánh giá học sinh của lớp 11B8 về sự tích cực, chủ động khả năng nắm bắt kiến
thức chuyên ngành cũng như năng lực về tiếng Anh của các em, thì thấy các em

19


tham gia tích cực chủ động vào giờ học, năng lực về chuyên môn cũng như năng
lực tiếng Anh chuyên ngành của các em đã tăng lên rõ rệt.
Ngoài ra với hệ thống các từ mới, file video và bài tập ở trên hi vọng đây
cũng là nguồn tài liệu giúp các thầy cô trong quá trình dạy học chủ đề Khúc xạ ánh
sáng.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều với việc tham khảo một lượng lớn các tài liệu
Vật lý bằng tiếng Anh, tuy nhiên trong phần trình bày báo cáo trên không tranh
được những thiếu sót, tôi rất mong sự góp ý kiến của các quý thầy cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN
- Tôi xin cam kết bản trình bày trên không vi phạm bản quyền

CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
(xác nhận)

Giao Thủy, tháng 05 năm 2015
Tác giả sáng kiến

.......................................................................
........................................................................
........................................................................

Nguyễn Thị Thu Hằng

(Ký tên và đóng dấu)


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Quang Hân (Chủ biên), (2005), Giải toán Vật lý 11 – tập 2, NXB Giáo
dục.
2. McGraw-Hill Ryerson , (2013), PHYSICS 11
3. Physics coursebook , (2012), David Sang
4. />5. />6. />7. />20


PHỤ LỤC:
(file đính kèm)
1. Các video được sử dụng trong chủ đề

2. Ví dụ về tổ chức dạy học song ngữ
+ Giáo án điện tử bài " Phản xạ toàn phần"

MỤC LỤC
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO.................................................................. 2
BÁO CÁO SÁNG KIẾN.........................................................................................3
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN ........................................3
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP...........................................................................................4
II. 1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến................................................4
II. 2.Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.........................................................5
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠI.................................................. 18
IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN.........20
21


TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................20

22




×