Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phát triển chương trình môn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.02 KB, 6 trang )

1. Khái niệm chương trình môn học
Chương trình môn học là một bản kế hoạch cho Nhà trường trong đó thể hiện
rõ mục tiêu, thời gian, nội dung, cách thức thực hiện, cách kiểm tra đánh giá kết
quả học tập trong một môn học cụ thể, được dựa trên chương trình quốc gia,
chương trình nhà trường và kế hoạch hoạt động của nhà trường.
Chương trình môn học Là loại chương trình đào tạo mà cấu trúc, nội dung cơ
bản được xây dựng hay thiết kế chủ yếu từ các môn học theo các lĩnh vực khoa học
tự nhiên, xã hội và kỹ thuật-nghề nghiệp. Ví dụ hiện nay phần lớn các chưong trình
giáo dục ở phổ thông, chuyên nghiệp và đại học là các chưong trình đuợc thiét kế
theo môn học thích hợp với từng bậc học, cấp học và ngành đào tạo. Các môn học
có thể là môn học theo một ngành, lĩnh vực khoa học như Ngữ văn, Toán,Vật lý,
Hoá, Sinh học, hoặc lĩnh vực kỹ thuật như Vẽ kỹ thuật, điện kỹ thuật, cơ kỹ thuật.
Cũng có các mô học tổ hợp như Môn tự nhiên và xã hội ở Bậc Tiểu học; Giáo dục
công dân ở Trung học cơ sở .v.v. Thông thường các chương trình môn học sử dụng
theo học chế năm học (niên chế ) ở giáo dục phổ thông là theo các lớp trong từng
bậc, cấp học và ở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học là theo từng năm đào tạo.
Chương trình môn học có thể được thiết kế theo các học phần, đơn vị học trình (15
tiết)
2. Khái niệm phát triển chương trình môn học
Phát triển chương trình môn học là sự xem xét, phân tích, điều chính, bổ sung,
cập nhật, cải tiến chương trình để cho chương trình môn học hoàn thiện hơn, phù
hợp với nhu cầu của người học, sở thích, đặc điểm tâm sinh lí của người học, đáp
ứng được nhu cầu của xã hội.
3. Quy trình phát triển chương trình môn học:
 Bước 1:Phân tích tình hình
-Phân tích nhu cầu về môn học là quá trình phân tích các yếu tố tác động đến
việc xác định mục tiêu, cấu trúc và nội dung của chương trình môn học. Mục đích
để nắm được thông tin của các bên liên quan về mức độ cần thiết, ý nghĩa, vai trò
môn học trong chương trình đào tạo của ngành. Môn học này còn cần thiết cho
ngành đào tạo? Môn học này hữu ích cho học sinh và giúp cho học sinh trong công
việc tương lai?


- Phân tích nhu cầu môn học để tìm ra những ưu điểm, hạn chế của môn học
đó
- Nhu cầu xã hội: Dựa trên sự phát triển kinh tế- xã hội, khoa học- công
nghệ… của quốc gia, vùng miền để đưa ra chương trình môn học sao cho phù hợp
với sự phát triển, nhu cầu của quốc gia, vùng miền.
 Bước 2: Thiết kế
- Mục tiêu: Dựa vào mục đích của môn học đã được tuyên bố, xác định mục
tiêu của môn học. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ phải phù hợp


và gắn với nội dung, yêu cầu của môn học và mục tiêu chung của
chương trình ngành đào tạo.
- Thời gian: Tùy thuộc vào thời lượng học chung mà nhà trường
quyết định, nội dung môn học, lớp học, đặc điểm nhận thức và khả
năng của học sinh lớp mình để phân bố số tiết học trên một năm, một
tuần cho phù hợp.

- Chuẩn đầu ra: dựa vào mục tiêu của môn học, cách tiếp cận của nhà trường
để đưa ra chuẩn tối thiểu cần đạt của người học.
- Nội dung: Việc lựa chọn nội dung cho môn học căn cứ vào mục
tiêu môn học và các điều kiện thực thi của cơ sở đào tạo, khả năng của
học sinh. Lựa chọn nội dung cho môn học cần đảm bảo tính tích hợp
kiến thức chuyên môn, kỹ năng cá nhân, kỹ năng giao tiếp và phù hợp
với chuẩn đầu ra của môn học.
- Phương pháp: các phương pháp truyền thống và hiện đại, chú
trọng việc coi người học làm trung tâm.
- Cách thực hiện: dựa vào kế hoạch dạy học đã thiết kế để lên lớp
cho phù hợp với quy định.
- Cách đánh giá: đánh gia hoạt động giáo dục và hoạt động dạy
học theo quy định của bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra, kết hợp giáo

viên, phụ huynh và học sinh, đánh giá dựa vào sự tiến bộ của học sinh.

 Bước 3: Thực hiên:
Dựa vào bản kế hoạch đã thiết kế, người giáo dục, người dạy triển
khai dạy học, giáo dục cho người học theo đúng bản kế hoạch, trong
quá trình tiến hành, người dạy quan sát, đánh giá, xem xét, cập nhật,
bổ sung và chỉnh sửa cho phù hợp với mục tiêu đề ra.

 Bước 4: đánhgiá:

Dựa vào quá trình thực hiện và kết quả đầu ra của người học xem
xét chương trình môn học có phù hợp với người học không, có hiệu quả
hay không từ đó rút ra kinh nghiệm và bổ sung, điều chỉnh cho chương
trình phù hợp hơn.

4. Ví dụ phát triển chương trình môn học:

TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 1

Bài 23: Cây hoa
I/ Mục tiêu


Sau bài học, hs:


Biết các bộ phận của cây hoa gốm có than, lá, rễ, cành, hoa và lợi ích của
hoa

• Phát triển vốn từ về các loài hoa

• Phát triển kĩ năng tính toán
• Phát triển kĩ năng hội hoạ, ca hát, khả năng xé dán.
• Phát triển các kĩ năng: quan sát, phân tích, tổng hợp, thống kê toán học, tìm
kiếm thong tin,…
• Phát triển năng lực thuyết trình, làm việc hợp tác, giải quyết vấn đề.
II/ Chuẩn đầu ra
• Phát triển kĩ năng ca hát, yêu thích âm nhạc.
• Phát triển kĩ năng so sánh, xử lí số liệu và lập bảng thống kê.
• Phát triển các kĩ năng: quan sát, phân tích, tổng hợp, thống kê toán học, tìm
kiếm thông tin,..
• Phát triển năng lực thuyết trình, làm việc hợp tác, giải quyết vấn đề.
III/ Nội dung chính của bài
• Hát nhạc: Bài hát về hoa: Vườn hoa của bé
• Toán: Lập bảng thống kê đặc điểm của các loài hoa, so sánh số lượng giữa
các loài hoa
• Tnxh: Các bộ phận của cây hoa, lợi ích của cây hoa
• Tiếng Việt: Luyện từ và câu: mở rộng vốn từ về các loại hoa
• Mỹ thuật: Vẽ, xé dán bông hoa, cây hoa
IV/ Chuẩn bị


• Đồ dung dạy học:
+ GV: phiếu thảo luận nhóm, nhiều loại hoa khác nhau
+ HS: Giấy A4, màu vẽ, giấy thủ công, hồ dán, các cây hoa sưu tầm được
• Gợi ý PPDH, KTDH, hình thức dạy học
+ PPDH: quan sát, vấn đáp, động não.
+ Kĩ thuật: phòng tranh
+ Hình thức dạy học: Thảo luận nhóm
V/ Thời lượng dự kiến: 2 tiết
VI/ Các hoạt động dạy học

1. HD1: Khởi động: (tiết 1) 3 phút
- Cả lớp hát bài: Vườn hoa của bé
2. HD2: Tìm hiểu các bộ phận của cây hoa (tiết 1)(10-15p)
+ Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
+ Phương tiện: các cây hoa mà HS, Gv sưu tầm được, phiếu thảo luận nhóm
- GV cho HS thảo luận theo nhóm và yêu cầu các nhóm để trên bàn các loại
hoa mà nhóm mình sưu tầm được và điền vào phiếu sau:

stt
1
2
3


Tên hoa

Màu sắc hoa

số lượng

Các bộ phận của cây hoa


Và thảo luận các câu hỏi sau:
+ Từ bảng thống ê trên em thấy màu sắc của các loại hoa như thế nào?
+ Cây hoa có những bộ phận nào?
- Gv cho đại diện nhóm lên trình bày
- Cho nhiều học sinh lên chỉ các bộ phận của cây hoa bất kỳ và hỏi cây hoa đó được
trồng ở đâu
3. HD3: Tìm hiểu lợi ích của hoa( tiết 1)( 10- 12p)

+ Phương pháp: thảo luận nhóm, vấn đáp
+ Phương tiện: phiếu thảo luận nhóm
- Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm về lợi ích của hoa và điền vào phiếu sau:
STT Những lợi ích của hoa
Ví dụ
1
2

- Cho đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung
4. HD4: Vẽ tranh( tiết 2)
+ Phương pháp:Vấn đáp
+ Kỹ thuật: Phòng tranh
+ Phương tiện: Giấy a4, bút chì, màu ve, giấy thủ công, hồ dán
- GV cho Hs vẽ tranh hoặc xé dán đề tài: em hãy vẽ hoặc xé dán một cây hoa mà
em thích( 20p)
- Sau khi vẽ xong cho HS trưng bày sản phảm trước lớp
- Gv cho nhiều HS lên giới thiệu bài của mình và hỏi: ( 10p)
+ Cây hoa này có hoa màu gì?
+ Cây có những bộ phận gì?


+ Cây hoa này có lợi ích gì?
- Cho Hs nhận xét, bình chọn bức tranh, bài xé dán đẹp nhất
5. Dự kiến đánh giá
- ND đánh giá: các kĩ năng quan sát, thuyết trình, giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm,
thống kê…
- Phương pháp đánh giá: quan sát, vấn đáp
- Hình thức đánh giá: đánh giá quá trình
- Công cụ đánh giá: câu trả lời miệng của HS




×