Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Khóa luận TN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 71 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NUÔI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HAI GIỐNG LỢN NGOẠI
YORKSHIRE VÀ LANDRACE Ở THẾ HỆ ÔNG BÀ VÀ TÌNH HÌNH
DỊCH BỆNH TẠI CÔNG TY TNHH PHƯƠNG HÀ - TỈNH PHÚ THỌ”

Người thực hiện
Lớp
Khóa
Ngành
Người hướng dẫn
Bộ môn

:
:
:
:
:
:

NGUYỄN THỊ DỊU
CNTYD
58
CHĂN NUÔI THÚ Y
TS. CÙ THỊ THIÊN THU
SINH LÝ - TẬP TÍNH ĐỘNG VẬT


HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo tốt nghiệp
này được theo dõi thực tế tại Trại Phương Hà là hoàn toàn trung thực. Số liệu
và kết quả trong báo cáo này chưa từng được sử dụng trong các công trình
nghiên cứu khoa học hay bảo vệ bất cứ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận tốt
nghiệp đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Dịu

2


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong khoa
Chăn nuôi, trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam. Những người đã giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian làm khóa luận tốt
nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Cù Thị
Thiên Thu khoa Chăn nuôi đã giành nhiều thời gian chỉ bảo và hướng dẫn tôi
tận tình trong suốt thời gian thực tập để tôi có thể hoàn thành khóa luận của
mình.
Qua đây cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến bà Phương Hà, giám đốc
trang traị Phương Hà, cùng kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân của trang trại đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại trang trại.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, cùng toàn thể bạn bè đã
động viên giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo này.

Hà Nội, ngày 6 tháng 2 năm 2017
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Dịu

MỤC LỤC

3


DANH MỤC CÁC BẢNG

4


DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CV (%): Hệ số biến động
SE: Sai số tiêu chuẩn
: Trung bình
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam

6



CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Chăn nuôi lợn là ngành đóng vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi ở
Việt Nam, điều này được thể hiện rất rõ thông qua việc chăn nuôi lợn đóng góp
khoảng 78% tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi (Võ Trọng Thành,
2011). Ngoài ra, sản lượng thịt lợn tiêu thụ hàng năm ở Việt Nam luôn chiếm
tỷ lệ cao nhất trong số các sản phẩm thịt động vật, khoảng 75% tổng lượng tiêu
thụ trên thị trường (Tung và cộng sự, 2005).
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay vừa là cơ hội vừa là thách
thức cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Ngành chăn nuôi gia nhập TPP với “gia
tài” là hệ thống chuồng trại nhỏ lẻ. Trong số 4.131,6 hộ nuôi lợn, thì số hộ nuôi
quy mô nhỏ dưới 10 con một hộ chiếm tới 86,4%. Tương tự như vậy, trong
tổng số 7.864,7 hộ, thì số hộ nuôi quy mô dưới 100 con chiếm tới gần 70%.
Nhằm triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong bối cảnh ngành chăn
nuôi được dự báo sẽ phải đương đầu với nhiều thách thức khi Việt Nam gia
nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đề
án tái cơ cấu ngành chăn nuôi đang được Bộ NN & PTNT giao cho cục chăn
nuôi hoàn thiện.
Cụ thể về chăn nuôi lợn, đề án đặt mục tiêu nâng sản lượng thịt lợn xuất
chuồng từ 3,48 triệu tấn hiện nay lên từ 4,7 đến 5 triệu tấn – chiếm 60% tỷ
trọng sản lượng thịt cả nước vào năm 2020. Để đạt được các chỉ tiêu đó nhà
nước cần có những chính sách khuyến khích để phát triển ngành chăn nuôi lợn
đặc biệt là tập chung vào nhập khẩu và chăn nuôi những giống lợn ngoại để
nâng cao năng suất và chất lượng thịt cùng với việc kiểm soát ngăn chặn dịch
7


bệnh. Với những mục tiêu đó chúng ta cần nghiên cứu những giống lợn ngoại

phù hợp với Việt Nam để tăng nhanh đàn lợn cả về chất lượng và số lượng.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi thực hiện chuyên đề:
“Đánh giá khả năng sinh sản của hai giống lợn ngoại Yorkshire và
Landrace ở thế hệ ông bà và tình hình dịch bệnh tại công ty TNHH Phương
Hà tỉnh Phú Thọ”.
1.2. Mục tiêu đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Cung cấp một số thông tin quan trọng về đặc điểm ngoại hình và khả
năng sinh sản của hai giống lợn Yorkshire và Landrace cho người chăn nuôi và
người quản lý, làm cơ sở cho việc định hướng sử dụng con giống này trong
tương lai.
Cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trong thời gian nuôi hai giống
lợn Yorkshire và Duroc.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá khả năng sinh sản của lợn Yorkshire và Landrace qua các lứa
đẻ.
Đánh giá được tình hình dịch bệnh, cách khắc phục và phòng ngừa.

8


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Đặc điểm của các giống lợn Yorkshire và Landrace
2.1.1.1. Đặc điểm của giống Yorkshire
- Nguồn gốc: Từ vùng Yorkshire nước Anh. Khả năng thích nghi với các
điều kiện sinh thái các vùng của giống lợn này rất cao.
- Đặc điểm ngoại hình: Da lông trắng tuyền, tai đứng, có nhóm giống tai
hơi ngả về phía trước, trán rộng, mõm thẳng, ngực rộng, thể chất chắc chắn,

bốn chân khỏe, chịu đựng kham khổ khá, khả năng chống chịu với stress cao.
- Khả năng sinh trưởng: Trọng lượng trưởng thành con đực 350 – 380
kg, con cái 250 – 280kg. Lợn nuôi thịt tăng trọng lượng bình quân 650 – 750
g/ngày; tiêu tốn thức ăn/1kg tăng trọng: 2,8 – 3,1kg; nuôi 6 tháng đạt 90 – 100
kg. Tỉ lệ nạc cao: 55 - 59%, có dòng 59 – 63,5%.
- Khả năng sinh sản: Lợn sinh sản tương đối cao, đẻ 10 – 11 con/lứa; lợn
con sơ sinh đạt 1,1 – 1,2 kg/con. Yorkshire đang nuôi ở nước ta bình quân đạt
9,57con/ổ; khối lượng lợn sơ sinh đạt 1,24kg/con (Lê Hồng Mận và cộng sự,
2013).
- Hướng sử dụng: Nhân thuần hoặc cho lai với Móng Cái cho con lai sử
dụng làm nái nền; tiếp tục cho lai với các giống lợn ngoại khác tạo con lai 3/4,
7/8 máu ngoại để nuôi thịt.
2.1.1.2. Đặc điểm của giống lợn Landrace
- Nguồn gốc: Từ Đan Mạch, được tạo ra từ lai 2 giống Yorkshire và
Youtland Đức.

9


- Đặc điểm: Hình dạng hình nêm (hình tên lửa), màu lông da trắng tuyền,
mõm thẳng dài, tai to ngả về phía trước che cả mắt, thân mình lép, chân yếu,
thân dài, mông nở, mình thon. So với Yorkshire thì Landrace thích nghi kém
hơn trong điều kiện khí hậu nóng ẩm nhiệt đới.
- Sinh trưởng: Trọng lượng trưởng thành lợn đực 280 – 320kg, lợn cái
220 – 250 kg. Tăng trọng bình quân/ngày 700 – 800 g/ngày, 6 tháng tuổi đạt 90
– 100 kg; tỉ lệ nạc đạt 54 – 56%.
- Sinh sản: Khá cao, nuôi con khéo (trừ Landrace nhập từ Bỉ); đẻ 10 –
12con/lứa, lợn Landrace kén ăn nên cần chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.
- Hướng sản xuất: Ở Việt Nam Landrace được dùng để lai kinh tế và
nuôi thuần nhằm mục đích thực hiện nạc hóa đàn lợn. Sử dụng công thức lai

1/2 máu Landrace, 1/4 máu Yorkshire, 1/4 máu Móng Cái; con lai từ công thức
lai này có thể đạt 100kg trong 6 tháng tuổi, đạt tỉ lệ nạc 48%. Hoặc sử dụng
công thức lai 1/2 máu Landrace (đực) + 1/2 máu Yorkshire (cái) tạo ra con lai;
con lai được sử dụng làm nái nền để lai tạo tổ hợp con lai 3 máu, 4 máu.
2.1.2. Đặc điểm sinh lí sinh sản của lợn
2.1.2.1. Sự thành thục về tính và thể vóc
* Sự thành thục về tính
Tuổi thành thục về tính là tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và
khả năng sinh sản. Khi gia súc đã hoàn thiện về tính, bộ máy sinh dục đã phát
triển hoàn thiện. Dưới tác dụng của thần kinh và nội tiết con vật bắt đầu có
những phản xạ về sinh dục. Con cái có hiện tượng động dục, con đực có phản
xạ giao phối.
Tuy nhiên lần động dục này chỉ là báo hiệu cho khả năng có thể sinh sản
của lợn cái.
10


* Biểu hiện của lợn cái khi thành thục về tính:
+ Cơ thể đã phát tiển đầy đủ, bộ máy sinh dục tương đối hoàn thiện, con
cái xuất hiện chu kỳ động dục lần đầu, con đực sinh tinh. Lúc này, tinh trùng
và trứng gặp nhau có khả năng thụ thai.
+ Xuất hiện các đặc điểm sinh dục thứ cấp: bẹ vú phát triển và lộ rõ hai
hàng vú, âm hộ to lên hồng hào.
+ Xuất hiện các phản xạ sinh dục: lợn có biểu hiện nhảy lên nhau, con
cái động dục, con đực có phản xạ giao phối.
Thời điểm thành thục về tính: lợn cái bắt đầu khoảng 6 tháng tuổi (từ 4 –
8 tháng tuổi).
Đối với các giống gia súc khác nhau thời gian thành thục về tính là khác
nhau, ở lợn nội thường từ 4-5 tháng (120 – 150 ngày), lợn ngoại 6-7 tháng (180
– 210 ngày), (Võ Trọng Hốt và cs, 2013).

+ Sự thành thục về thể vóc
Thành thục về thể vóc là tuổi có sự phát triển về ngoại hình và thể vóc
đạt mức độ hoàn chỉnh, xương cốt hóa hoàn toàn, tầm vóc ổn định. Thời gian
thành thục về thể vóc thường chậm hơn thành thục về tính, nghĩa là sau khi
sinh con vật được thành thục về tính thì vẫn tiếp tục lớn lên. Đây là đặc điểm
cần chú ý trong chăn nuôi không nên cho gia súc sinh sản quá sớm vì khi đó cơ
thể mẹ chưa phát triển đầy đủ về thể vóc sẽ gây ảnh hưởng xấu như: trong thời
gian mang thai có sự phân tán chất dinh dưỡng, ưu tiên phát triển cho bào thai
ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cơ thể mẹ và cũng ảnh hưởng đến sự phát triển
của bào thai. Kết quả là mẹ yếu con nhỏ.
Mặt khác khung xương chậu chưa phát triển hoàn toàn, nhỏ hẹp làm con
vật khó đẻ. Cho nên việc quy định tuổi và khối lượng phối giống lần đầu rất có
11


ý nghĩa trong chăn nuôi. Các nhà khoa học khuyến cáo với lợn ngoại nên bỏ
qua 1 đến 2 chu kỳ động dục đầu, nên phối ở chu kỳ động dục thứ 2 hoặc thứ 3
tùy thuộc vào khối lượng đạt được. Với lợn ngoại khoảng 8-9 tháng tuổi và đạt
110 – 120kg, lợn nội 6 – 7 tháng tuổi đạt 40 – 50kg (Lê Xuân Cương, 1986).
2.1.2.2. Chu kì tính
Chu kỳ động dục là một quá trình phức tạp sau khi toàn bộ cơ thể đã
phát triển hoàn chỉnh, cơ quan sinh dục không có bào thai và không có hiện
tượng bệnh lý thì bên trong buồng trứng có quá trình phát triển của noãn bao,
noãn bao thành thục, trứng chín và thải trứng. Kèm theo đó là sự thay đổi của
toàn bộ cơ thể và nhất là cơ quan sinh dục về hình thái cấu tạo và chức năng
sinh lý. Tất cả những biến đổi đó lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ nên gọi là
chu kỳ tính.
Ở những cơ thể đã có thai do sự tồn tại của thể vàng nên không còn chu
kỳ tính và nó được tiếp tục sau khi sinh sản xong một thời gian. Thời gian phụ
thuộc vào nhiều yếu tố cả về thể chất con vật và ngoại cảnh tác động.

Chu kỳ động dục của lợn cái là thời gian từ khi bắt đầu động dục lần này
đến lần động dục tiếp theo chu kỳ. Lợn có chu kì động dục từ 18 – 23 ngày,
trung bình là 21 ngày. Lợn cái hậu bị chu kỳ động dục thường ngắn hơn từ 17 –
18 ngày đôi khi còn ngắn hơn (ITP, 2000). Theo tác giả Bane Bonadona (1995)
thì chu kì động dục của lợn là 21 ngày và chia làm 4 giai đoạn: giai đoạn trước
động dục, giai đoạn động dục, giai đoạn sau động dục và giai đoạn yên tĩnh.
2.1.2.3.Thời điểm phối giống thích hợp
Dựa vào chu kỳ tính, sự vận động và tồn tại của tinh trùng trong đường
sinh dục cái để xác định thời gian phối giống thích hợp cho lợn cái.

12


Hiện nay người chăn nuôi thường áp dụng phương pháp phối nhiều lần,
nhất là trong thụ tinh nhân tạo, lần trước cách lần sau khoảng 12 giờ và có thể
phối tới 3 lần cho một lợn nái khi động dục, nhất là đối với lợn ngoại. Bằng
cách này không chỉ làm tăng tỷ lệ thụ thai từ 5 – 8% mà có thể tăng được
khoảng 0,4 con/lứa (ITP, 2000).
2.1.2.4. Sự điều hòa chu kỳ động dục
Chu kì tính của lợn được điều khiển bởi thần kinh và thể dịch theo cơ
chế điều hòa ngược.
Hoạt động của chu kỳ này phụ thuộc vào sự điều tiết của các hormone
quan trọng nhất là FSH (Follicle Stimulating Hormone) và LH (Lutrinizing
Hormone). FSH kích thích sự phát triển của buồng trứng còn LH kích thích quá
trình rụng trứng. Hai hormone này phải có một tỷ lệ nhất định mới có thể đảm
bảo được cho quá trình chín và rụng trứng diễn ra tốt nhất. Trong quá trình bao
noãn phát dục và thành thục, tế bào thượng bì bao noãn tiết ra oestrogen chứa
đầy trong xoang bao noãn. Hàm lượng này trong máu kích thích con vật gây
hiện tượng động dục. Đồng thời dưới tác động của hormone, cơ quan sinh dục
dần biến đổi, tử cung, âm đạo hé mở, sừng tử cung, ống dẫn trứng tăng sinh tạo

điều kiện cho sự làm tổ của hợp tử sau này. Cuối chu kỳ động dục, oestrogen
lại kích thích tuyến yên tiết LH, giảm FSH. Khi LH được tiết ra nó kích thích
trứng chín và rụng. Tại vị trí rụng trứng, mạch quản và tế bào sắc tố vàng phát
triển tạo thể vàng. Thể vàng tiết progesterone giúp cho quá trình tiếp nhận hợp
tử ở sừng tử cung, đồng thời ức chế tiết FSH và LH của tuyến yên cho trứng
không phát triển được.
Thời gian mỗi lần trứng rụng thông thường kéo dài 4 – 6 giờ, ở lợn hậu
bị kéo dài tới 10 giờ. Trứng rụng không được thụ tinh đến ngày thứ 15 thì thể

13


vàng bị tiêu biến chuyển sang thể bạch, lúc này không tiết progesterone nữa và
một chu kỳ mới bắt đầu.
2.1.3. Qúa trình sinh trưởng và phát triển của lợn trong bào thai và
giai đoạn bú sữa
Quá trình này là vấn đề rất quan trọng trong công tác chăm sóc và nuôi
dưỡng lợn nái trong thời kỳ mang thai. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ
lệ sảy thai, chết thai và số lượng cũng như khối lượng sơ sinh. Thời gian mang
thai trung bình của lợn là 114 ngày, có thể dao động trong khoảng 110 – 118
ngày và được chia làm 3 giai đoạn: phôi thai, tiền thai và bào thai.
2.1.3.1 Quá trình phát triển của lợn trong bào thai
Thai lợn phát triển qua 3 giai đoạn: giai đọan phôi thai, giai đoạn tiền
thai, giai đoạn bào thai.


Giai đoạn phôi thai (ngày thứ nhất đến ngày 22)
Đây là thời kỳ phát dục mạnh của phôi. Sau khi tinh trùng vào ống dẫn

trứng thì bắt đầu thực hiện quá trình phá vỡ các màng của tế bào trứng, cuối

cùng chỉ có một tinh trùng chui được vào tế bào trứng kết hợp tạo thành hợp tử.
Sau khoảng 20 giờ thì hợp tử tiến hành phân chia. Sau khi thụ tinh 3 – 4 ngày,
hợp tử sẽ chuyển vào bám và làm tổ ở 2 bên sừng tử cung, lúc này hợp tử lấy
chất dinh dưỡng từ trứng và tinh trùng, phôi thai được hình thành sau 3 – 4
ngày, lúc đầu mầm thai lấy chất dinh dưỡng từ noãn hoàng và tinh trùng, sau
đó hình thành màng phôi lấy chất dinh dưỡng qua màng bằng hình thức thẩm
thấu. Đến ngày thứ 5 – 6 túi phôi và mầm thai được hình thành. Màng ối được
hình thành ở ngày thứ 7 – 8 cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi, protein,
đường, mỡ…


Giai đoạn tiền thai (ngày thứ 23 – 39)
14


Đây là giai đoạn phát triển rất mạnh và cũng là giai đoạn khó khăn của
quá trình phát triển bào thai, nhau thai đã được hình thành nên sự kết hợp giữa
cơ thể mẹ và con chắc chắn hơn. Các khí quan hình thành rõ rệt và dinh dưỡng
phôi thai lúc này nhờ vào quá trình phân hủy tế bào nội mạc tử cung bởi men
nhau thai tiết ra. Đến cuối thời kỳ này đã tương đối phát dục xong, khối lượng
thai tăng nhanh, đến ngày thứ 30 khối lượng thai đạt 3g, ngày thứ 39 đạt 6 – 7
gam. Chất dinh dưỡng được lấy chủ yếu từ cơ thể mẹ.


Giai đoạn bào thai (từ ngày 40 – khi đẻ)
Ở giai đoạn này sự trao đổi chất của bào thai diễn ra mãnh liệt để hoàn

chỉnh nốt những bộ phận còn lại (lông, da, dạ dày, ruột…) và hình thành nên
các đặc điểm của giống. Bào thai phát triển rất nhanh, đặc biệt ở 30 ngàycuối
và cuối giai đoạn này trọng lượng tăng gần tới mức tối đa. Lúc này, thai hoàn

toàn phải lấy chất dinh dưỡng từ mẹ nhờ nhau thai, vì vậy chất dinh dưỡng cho
mẹ lúc này có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và khối lượng của con sơ
sinh.
2.1.3.2. Quá trình phát triển của lợn ở giai đọa bú sữa
Giai đoạn này nguồn dinh dưỡng cung cấp cho lợn con sinh trưởng và
phát triển là sữa mẹ. Đối với lợn con ở giai đoạn bú sữa có những đặc điểm
sau:


Đặc điểm về sinh trưởng và phát dục
Lợn con có tốc độ sinh trưởng cao nhất là 4 ngày đầu, sau 4 ngày, tốc độ

có phần giảm xuống. Tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh của lợn con thể hiện
khối lượng tăng nhanh qua các giai đoạn tuổi.

15


Đặc điểm cơ quan tiêu hóa phát triển nhanh về dung tích và khối lượng
và kích thước nhưng về chức năng thì chưa hoàn thiện, phát triển nhanh nhất là
về đường tiêu hóa: dạ dày, ruột non, ruột già.


Đặc điểm về khả năng điều tiết thân nhiệt
Khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con kém nên thân nhiệt của lợn con

chưa ổn định ở 3 tuần tuổi đầu. Nguyên nhân chủ yếu là do trung khu điều tiết
thân nhiệt phát triển chưa hoàn thiện do đó khi nuôi lợn con trong chuồng có
nhiệt độ thấp, độ ẩm cao thân nhiệt của lợn con giảm nhanh. Thường sau khi đẻ
30 phút thì thân nhiệt lợn con giảm với mức độ tùy thuộc vào nhiệt độ chuồng

nuôi.


Nuôi dưỡng lợn con
Khi lợn con đẻ ra chậm nhất là sau 2h cho bú sữa đầu, vì trong sữa đầu

có hàm lượng vật chất khô cao gấp 1,5 so với sữa thường, protein gấp 2 lần so
với sữa thường, vitamin gấp 6 lần sữa thường, vitamin C gấp 2,5 lần sữa
thường, vitamin B1 và sắt gấp 1,5 lần sữa thường. Đặc biệt trong sữa thường
có globulin và magie sunfat là quan trọng với lợn con bú sữa, doglobulin tạo
miễn dịch còn magie sunfat có tác dụng tẩy cứt su để cho lợn con hấp thu chất
dinh dưỡng tốt hơn. Nếu lợn con không được bú sữa đầu thì sức đề kháng của
lợn con miễn dịch kém dễ mắc bệnh.
Đối với lợn con cần tập cho ăn sớm để với mục đích sau 21 ngày khi sữa
mẹ giảm thì lợn con đã biết ăn tốt và bộ máy tiêu hóa đã sớm hoàn thiện. Tập
cho lợn con ăn sớm cũng tăng được khối lượng lợn con sau cai sữa. Đồng thời
lợn con ít mắc bệnh phân trắng, ỉa chảy viêm ruột.
2.1.4. Khả năng sinh sản của lợn nái
2.1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái
16


Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, hiệu quả của chăn nuôi được đánh giá
bằng số con cai sữa/nái/năm và tổng khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm.
Hai chỉ tiêu này phụ thuộc vào tuổi thành thục về tính, tỷ lệ thụ thai, số
con đẻ ra, số lứa đẻ/năm, tỷ lệ nuôi sống lợn con theo mẹ, sản lượng sữa của
lợn mẹ và chủ yếu là kĩ thuật nuôi dưỡng chăm sóc. Do vậy việc cải tiến để
nâng cao số lợn con cai sữa và khối lượng lợn con lúc cai sữa là một trong
những biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản
nói chung và sản xuất lợn con nói riêng. Bên cạnh đó còn phải làm giảm

khoảng cách lứa đẻ giữa 2 lứa bằng cách cai sữa lợn con sớm và làm giảm số
ngày động dục lại sau cai sữa của lợn mẹ ở những lứa kế tiếp.
Trần Đình Miên (1997), cho biết việc tính toán khả năng sinh sản của
lợn nái cần xét đến các chỉ tiêu như chu kỳ động dục, tuổi thành thục về tính,
tuổi có khả năng sinh sản, thời gian chửa và số con đẻ ra/lứa.
Đỗ Thị Thoa (1998), cho biết các đặc tính sinh sản cần ở lợn nái gồm:
tuổi đẻ lứa đầu, số con đẻ ra còn sống, số con cai sữa, khoảng cách lứa đẻ, thời
gian cai sữa và theo tác giả số con cai sữa/nái/năm của lợn Large White là
21,2; lợn Landrace Pháp là 21,2 và lợn Landrace Bỉ nuôi tại pháp là 17,9 con.
Theo tiêu chuẩn nhà nước (TCVN-1280 - 81, 3879 - 54, 3900 - 84, ngày
1/1/1995), các chỉ tiêu giám định về khả năng sinh sản của lợn nái nuôi tại các
cơ sở công nghiệp lợn giống nhà nước như sau:
* Tuổi động dục lần đầu: Là thời gian từ khi sơ sinh cho đến khi lợn cái
hậu bị động dục lần đầu, tùy theo từng giống mà tuổi động dục khác nhau như
Yorskhire nhập vào Việt Nam có tuổi động dục lần đầu là 203-208 ngày,
Landrace có tuổi động dục lần đầu là 208-209 ngày. Lợn nái hậu bị nếu nuôi
nhốt liên tục sẽ có tuổi động dục lần đầu muộn hơn lợn nuôi chăn thả. Do lợn
17


nuôi có thời gian chăn thả sẽ tăng cường trao đổi chất, tổng hợp sinh tốt và có
dịp tiếp xúc với lợn đực nên có tuổi động dục sớm hơn.
* Tuổi phối giống lần đầu: Thông thường ở lần động dục đầu tiên người
ta bỏ qua không phối vì thời điểm này thể vóc phát triển chưa hoàn chỉnh và
lượng trứng rụng ở lần đầu thường rất là ít, cho nên thường phối vào lần động
dục lần thứ 2 hoặc thứ 3, tuổi phối giống lần đầu thích hợp: lợn nội 7,5 – 8
tháng tuổi, lợn ngoại 8 – 8,5 tháng tuổi. Tuổi phối giống lần đầu do người
chăn nuôi quyết định nhưng cũng cần quan tâm đến khối lượng lợn. Khối
lượng phản ánh một phần nào sự thành thục về thể vóc của lợn.
* Tuổi đẻ lứa đầu: Là thời gian từ khi lợn được sinh ra cho đến khi lợn

đẻ lứa đầu. Tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào tuổi phối giống lần đầu và kết quả
phối giống. Đối với lợn ngoại tuổi đẻ lứa đầu thường muộn hơn lợn nội do tuổi
thành thục về tính muộn hơn.
* Thời gian mang thai: Là khoảng thời gian tính từ khi lợn phối giống có
chửa đến khi đẻ. Thời gian mang thai của lợn thường nằm trong khoảng 110 –
118 ngày, trung bình khoảng 114 ngày.
* Số con đẻ ra/ổ: Là tổng số con đẻ ra trên một lứa, bao gồm cả số thai
gỗ, thai chết và số thai sống. Chỉ tiêu này đánh giá được tính sai con và khả
năng nuôi thai của lợn nái, đồng thời đánh giá được kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm
sóc lợn nái của cơ sở chăn nuôi.
* Số con còn sống đến 24h/ổ: Được tính bằng số con còn sống đến khi
đẻ con cuối cùng. Không tính những con có khối lượng 0,2kg với lợn nội và
0,5kg với lợn ngoại. Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng đẻ nhiều con hay ít con
của giống, đánh giá trình độ chăn nuôi lợn nái có chửa và kỹ thuật đỡ đẻ.

18


* Số con để nuôi / ổ: Bằng số con sống tới 24h – (số con loại thải + số
con nuôi gửi). Chỉ tiêu này đánh giá lợn nái tốt hay không tốt và nói lên tình
trạng lợn mẹ sau sinh. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào số vú của lợn mẹ.
* Khối lượng sơ sinh toàn ổ: Là khối lượng cân được sau khi lợn con
được cắt rốn, lau khô và chưa cho bú sữa đầu. Đây là chỉ tiêu kinh tế, kĩ thuật
quan trọng nói lên trình độ chăn nuôi, đặc điểm của giống và khả năng nuôi
thai của lợn mẹ.
* Số con cai sữa/ổ: Là chỉ tiêu sinh sản quan trọng nhất có liên quan đến
kĩ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa, khả năng tiết sữa và nuôi con của lợn mẹ.
* Khối lượng cai sữa/ổ: Là tổng khối lượng toàn ổ khi cai sữa. Khối
lượng toàn ổ lúc cai sữa có ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng xuất chuồng, vì
tốc độ tăng trọng từ lúc cai sữa đến lúc xuất chuồng có hệ số di truyền:

h2=0,29.
* Thời gian cai sữa cho lợn con: Là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng
suất sinh sản của lợn nái do liên quan đến số lứa trên năm. Thường thời gian
cai sữa là 21 ngày.
* Tổng số con/nái/năm: Là chỉ tiêu quan trọng đối với sinh sản của lợn
nái và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: số con để nuôi, thời gian cai sữa, kĩ
thuật nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái nuôi con.
* Số lứa đẻ/nái/năm: Đây là chỉ tiêu quan trọng nó được coi như một hệ
số đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái. Số lứa đẻ/nái/năm phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: thời gian lợn nái mang thai, thời gian nuôi con, thời gian động
dục trở lại và tuổi động dục lần đầu. Trong các yếu tố đó thì thời gian mang
thai là thời gian ổn định còn các yếu tố khác đều biến động.

19


* Khoảng cách giữa hai lứa đẻ: Là khoảng thời gian bắt đầu lứa trước
đến khi lợn đẻ lứa tiếp theo hay có thể tính tổng thời gian mang thai, thời gian
nuôi con và thời gian chờ phối. Trong đó thời gian nuôi con và thời gian chờ
phối có ảnh hưởng đến khoảng cách lứa đẻ. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ngắn
sẽ làm tăng số lứa đẻ/nái/năm.
* Thời gian phối giống sau cai sữa: Là thời gian con vật nghỉ ngơi và
động dục trở lại sau quá trình nuôi con đến khi cai sữa.
2.1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái
Năng suất sinh sản của lợn nái có mối liên quan chặt chẽ và phụ thuộc
vào hai yếu tố: di truyền và ngoại cảnh. Yếu tố di truyền phụ thuộc vào đặc
tính con giống, các giống lợn khác nhau thì có tính năng sản xuất khác nhau.
Yếu tố ngoại cảnh bao gồm: thức ăn dinh dưỡng, vệ sinh thú y chuồng trại, kĩ
thuật chăm sóc nuôi dưỡng. Mặt khác tính năng sản xuất còn được thể hiện qua
nhiều chỉ tiêu: số trứng rụng, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ còn sống, số con cai sữa

trên lứa, thời gian chờ phối…. Các chỉ này có hệ số di truyền thấp nên chúng
chịu sự tác động mạnh mẽ của các điều kiện ngoại cảnh.



Yếu tố di truyền
iống:

Là nhân tố di truyền quan trọng liên quan đến cac chỉ têu sinh sản của
lợn nái (Đặng Vũ Bình, 1999; Trần Tiến Dũng và cộng sự, 2002). Giống khác
nhau thì sức sinh sản là khác nhau. Thường các giống lợn ngoại cho năng suất
sinh sản về khối lượng đàn con cao hơn lợn nội nhưng trong điều kiện nước ta
lợn móng cái nuôi con khéo hơn. Theo nghiên cứu của Đặng Vũ Bình (1999)
có một số chỉ tiêu năng suất sinh sản phân biệt rõ nét qua giống như:
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu sinh sản của ba giống lợn Móng Cái,
Yorkshire, Landarace
20


Móng Cái
Yorkshire Landarace
Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)
272,3
418,5
409,3
Số con/ổ (con)
10,6
9,8
9,9
Khối lượng sơ sinh/con (kg)

0,58
1,2
1,2
Giữa các giống còn có sự khác nhau về tuổi động dục lần đầu, thời gian
chờ phối và khả năng tiết sữa.


Phương pháp nhân giống.

Lai giống sẽ cho sức sản xuất cao hơn nhân giống thuần chủng nhưng
trong trường hợp lợn đực ngoại cho lai lợn cái nội thì số con đẻ ra có thể cao
hơn lợn ngoại nhưng khối lượng có thể cao hơn lợn nội và thấp hơn lợn ngoại.



Yếu tố ngoại cảnh
Yếu tố dinh dưỡng và chăm sóc

Thứ ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho tất cả hoạt động
sống của cơ thể, nó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm.
Protein: Các axit đặc biệt là các axit amin không thay thế ảnh hưởng rất
lớn để thành tích sinh sản của lợn mẹ. Nếu khẩu phần ăn của lợn nái thiếu
protein thì sẽ chậm động dục và giảm số lứa đẻ/năm. Trong giai đoạn mang
thai nếu thiếu lượng protein cung cấp so với nhu cầu thì trọng lượng sơ sinh
của lợn con sẽ thấp và thiếu ở giai đoạn tiết sữa, ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng của lợn con.
Năng lượng: Là yếu tố cần thiết cho hoạt dộng sống của cơ thể. Nếu
không đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sống của
lợn nhất là lợn chửa và lợn nuôi con.

Vitamin: Vitamin đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá
trình trao đổi chất của cơ thể và có nhu cầu khác nhau đối với các giống lợn.
21


Tùy vào từng loại vitamin khác nhau mà khi thiếu hoặc thừa chúng sẽ gây các
ảnh hưởng khác nhau tới cơ thể con vật.
Khoáng: Chiếm 3% trong cơ thể nhưng là yếu tố cần thiết cho sự tạo
xương, mô và cân bằng nội môi. Trong đó có 75% là canxi và photpho, natri và
kali, còn lại khoảng 25% có một lượng nhỏ magie, sắt, đồng. Vì thế ta cần bổ
sung đầy đủ đảm bảo cho sự phát triển bình thường của bào thai.
Khoáng vi lượng: Nhu cầu rất nhỏ nhưng không thể thiếu, đóng vai trò
hình thành nên các men, các chất xúc tác cho quá trình tổng hợp các chất trong
cơ thể. Nếu thừa gây ngộ độc, ảnh hưởng xấu tới phẩm chất thịt, nếu thiếu ảnh
hưởng tới sự phát triển của cơ thể.


Phương pháp phối giống

Kỹ thuật phối giống ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng con/lứa, chọn thời
điểm và phương pháp thích hợp sẽ làm tăng tỷ lệ thụ thai và số con/lứa.
Căn cứ vào thời gian động dục, thời gian rụng trứng và thời gian sống
cũng như thời gian cần thiết để tinh trùng vận động đến vị trí thích hợp trong
ống dẫn trứng để xác định thời điểm phối giống thích hợp cho lợn cái.
Chú ý nếu lợn cái kéo dài động dục 48 giờ thì trứng sẽ rụng vào 8 – 12
giờ trước khi kết thúc chịu đực. Nếu phối không đúng thời điểm thì tỷ lệ thụ
thai và số con sinh ra/ổ sẽ giảm nhanh chóng.
Có hai phương pháp phối giống cho lợn là phối giống trực tiếp và thụ
tinh nhân tạo.



Ảnh hưởng của lứa đẻ

Khả năng sản xuất của lợn nái ở các lứa đẻ khác nhau là khác nhau.
Thông thường ở lứa đầu cho số con thấp nhất, đạt đỉnh điểm tại lứa 3 – 4 và
duy trì tới lứa 7 thì bắt đầu giảm dần. Trong sản xuất, người ta thường can
22


thiệp giữ vững số lượng lợn con/ổ ở các lứa từ thứ 6 trở đi bằng kỹ thuật chăn
nuôi, quản lý, chăm sóc cho đàn lợn mẹ đạt tiêu chuẩn.


Ảnh hưởng của tuổi động dục và tuổi phối giống lần đầu

Thông thường ở lần động dục đầu tiên người ta chưa cho phối giống vì ở
thời điểm này lợn chưa thành thục về thể vóc và tính dục chưa ổn định. Tuổi
thành thục về sinh dục phụ thuộc vào đặc điểm của giống và điều kiện dinh
dưỡng, chăm sóc quản lý của cơ sở chăn nuôi.


Thời gian nuôi con

Thời gian nuôi con dài hay ngắn còn ảnh hưởng tới mức độ hao hụt của
con nái vì thế cũng ảnh hưởng đến chất lượng lứa đẻ sau. Nếu nuôi trong thời
gian dài thì sau khi cai sữa con nái cần thời gian dài hơn để phục hồi lại trạng
thái sức khỏe đảm bảo cho các lứa đẻ tiếp theo.


Số con để lại nuôi


Lợn nái có 12 – 16 vú, phổ biến 14 vú. Vì thế, ta phải cân bằng số con
cho phù hợp với khả năng của chúng, tốt nhất là số con để nuôi nhỏ hơn số vú.
Tuy nhiên cũng không nên nuôi quá ít vì hiệu quả kinh tế thấp và không đánh
giá hết tiềm năng sinh sản thực của nái.


Ảnh hưởng của lợn đực

Nếu sử dụng đực giống có phẩm chất tinh dịch kém, lợn đực khai thác
tinh nhiều lần/ngày sẽ ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ và khối lượng con sơ sinh.


Yếu tố bệnh tật

Ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của lợn nái. Một số bệnh
thường gặp: viêm tử cung, viêm vú, bại liệt sau đẻ... Lợn nái sẽ mệt mỏi, bỏ ăn
hoặc ăn kém, lười vận động nên ít sữa dẫn tới chất lượng đàn con thấp từ đó
làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế.
23




Ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu thời tiết, mùa vụ

Nhiệt độ thích hợp nhất cho lợn nái là 18 – 20 0C. Nếu nhiệt độ chuồng
nuôi lớn hơn 300C sẽ làm giảm tỷ lệ thụ thai, tăng tỷ lệ chết phôi, do đó mùa hè
tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra/lứa thấp hơn các mùa khác. Nhiệt độ ngoài ảnh
hưởng tới lợn mẹ nó còn ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh trưởng, phát dục

của lợn con.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Đối với những nước có nghề chăn nuôi lợn phát triển thì hai giống lợn
Landrace và Yorshire được nuôi rất phổ biến nhờ ưu thế lai của chúng. Đã có
rất nhiều nghiên cứu về hai giống lợn này và con lai của chúng.
Missohu và cộng sự (1999) công bố về năng suất sinh sản của nái
Yorkshine nuôi tại Togo được nghiên cứu trên 369 con lợn nái như sau: Tuổi
đẻ lứa đầu 317,7 ngày; khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 170,7 ngày; số con cai
sữa/ổ là 8,3 con; số con cai sữa/nái/năm 16,88 con; khối lượng cai sữa/con là
5,25 kg.
Theo Tummaruk và Dalin (2000) về khả năng sinh sản của lợn Landrace
và Yorkshine nuôi tại Thụy Sĩ cho biết: Số con sơ sinh/ổ của lợn Landrace là
11,4 ±2,6 ở lợn Yorkshine là 11,3 ± 2,7; tương tự số con còn sống/ổ lần lượt là
10,7 ± 2,5 và 10,4 ± 2,7. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 167,9 ± 19 và 163,3 ±
19,3 ngày; tuổi đẻ lứa đầu là 355,0 ± 27,9 và 371,4 ± 32,6 ngày; tỷ lệ đẻ là 81,6
và 79,2%.
Theo nghiên cứu của Oechowska và cộng sự( 1999) ở Hà lan trên các
giống lợn Landrace (Hà Lan), Landrace (Bỉ) cho thấy số con sơ sinh tương ứng

24


là 11,4 và 10,0 con/ổ; số con cai sữa là 10,7 và 9,1 con/ổ; khoảng cách lứa đẻ
là 188 và 181 ngày.
Theo Lê Thanh Hải (1997) số con đẻ ra còn sống/ổ của Yorkshire ở
Pháp năm 1991 là 11,4; năm 1992 là 11,5. Còn đối với lợn Landrace tương ứng
là 11,7 và 12 con/ổ
Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn Landrace và Yorksire có nguồn
gốc khác nhau ở Bungari, Stoikov và cộng sự (1996) cho biết: số con đẻ ra/ổ ở

giống có nguồn gốc khác nhau là khác nhau cụ thể lợn Yorkshire Anh là 9,7
con/ổ; Yorkshire Thụy Điển là 10,6 con/ổ; Yorkshire Ba Lan là 10,5/ổ và
Landrace Anh là 9,8/ổ; Landrace Bungari là 10con/ổ và Landrace Bỉ là 8,5
con/ổ.
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Các giống lợn nhập vào nước ta dần thích nghi và cho năng suất cao.
Trong các giống lợn ngoại thì hai giống lợn Landrace và Yorkshire có khả
năng thích nghi tốt nhất, đây là hai giống lợn hướng nạc, được sử dụng để tạo
ra thế hệ lợn nái lai hai giống F1 (Landrace x Yorkshire) có năng suất sinh sản
cao. Đặc biệt là con thương phẩm có năng suất cao, tỷ lệ nạc cao đem lại hiệu
quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Trong những năm qua có nhiều nghiên cứu về năng suất và chất lượng
của một số giống lợn như:
Đặng Vũ Bình (1995) đã công bố kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu
sinh sản của 2 giống lợn Yorkshire và Landrace trong điều kiện của nước ta
như sau: tuổi đẻ lứa đầu của Yorkshire là 418,54 ngày và Landrace là 409,30
ngày; số con đẻ ra còn sống/ổ của Yorkshire là 9,77 con và Landrace là 9,68
con; số con 21 ngày tuổi của Yorkshire và Landrace là 8,68 con.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×