CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN KHẲNG ĐỊNH ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM LÃNH ĐẠO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - Ý
NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆC GIỮ VỮNG VÀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH
ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI QUÂN ĐỘI TA HIỆN NAY
Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch
Hồ Chí Minh sáng lập, tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện. Sự lãnh đạo
của Đảng đối với quân đội là nguyên tắc căn bản, một qui luật trong sự nghiệp
xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, đồng thời đó là nguồn
sức mạnh chủ yếu, quyết định mọi thắng lợi và trưởng thành của quân đội ta.
Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong bối cảnh tình hình thế giới
diễn biến nhanh chóng và phức tạp, cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc
gay go phức tạp, chứa đựng nhiều nhân tố bất ổn khó lường. Chủ nghĩa Đế
quốc đứng đầu là đế quốc mỹ vẫn đang đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hoà
bình” kết hợp với bạo loạn lật đổ, nhằm xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng, xoá bỏ
chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chúng đang tìm mọi cách để “phi chính trị
hoá” quân đội ta, chia rẽ Đảng với quân đội làm cho quân đội xa rời bản chất
giai cấp công nhân phai nhạt mục tiêu lý tưởng chiến đấu... Trong khi đó
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc có yêu cầu và nội dung mới. “Bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự
an toàn xã hội và nền văn hoá; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã
hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc” 1. Đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ mới quân đội phải được xây dựng vững mạnh cả về
1
Đảng Cộng sản Việt Nam, văn kiện Đại hội IX, Nxb CTQG, H, 2001, tr. 117.
2
chính trị tư tưởng và tổ chức, có sức chiến đấu cao, thực sự là lực lượng chính
trị tin cậy, lực lượng chiến đấu trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân,
sẵn sàng nhận và hoàn thành thắng lợi mọi hiệm vụ được giao.
Trước tình hình và những yêu cầu mới, đòi hỏi phải giữ vững và tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội trong mọi tình huống. Khẳng
định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân
Việt Nam đó là nguyên tắc nhất quán, là sự trung thành, vận dụng sáng tạo
những quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân trong tình hình mới. Không
ngừng xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại, đồng thời đấu tranh làm thất bại những luận điệu
xuyên tạc của kẻ thù và khắc phục những nhận thức sai trái.
Cơ sở lý luận và thực tiễn để khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo Quân đội nhân dân Việt Nam trước hết bắt nguồn từ quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin về giai cấp và đấu tranh giai cấp, chiến tranh và quân đội.
Chủnghĩa Mác - Lênin khẳng định: quân đội là một hiện tượng lịch sử,
ra đời do nhu cầu của các cuộc đấu tranh giai cấp, gắn liền với sự xuất hiện
của nhà nước, bao giờ cũng mang bản chất của một nhà nước nhất định. Ph.
Ăngghen viết rằng: “Quân đội là tập đoàn người vũ trang có tổ chức do nhà
nước xây dựng nên để dùng vào cuộc chiến tranh tiến công hoặc chiến tranh
phòng ngự”.2Thực tiễn lịch sử của các xã hội có giai cấp và đối kháng giai cấp
đều cho thấy, cả nhà nước và quân đội, ngay từ lúc mới ra đời đã thấm đượm
bản chất chính trị của giai cấp đã tổ chức và nuôi dưỡng nó. Không có và
không thể có quân đội phi giai cấp, đứng ngoài chính trị, Mọi sự tuyên truyền
về thứ “quân đội phi chính trị” chỉ là một sự lừa dối. Bản thân các giai cấp
cầm quyền bao giờ cũng sử dụng Quân đội như là một lực lượmg chính trị để
2
C. Mác và Ph. Ăngghen, toàn tập, tập 14, Nxb CTQG, H1994, tr11
3
bảo vệ quyền lợi của mình. Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định lịch sử loài
người từ khi phân chia giai cấp là lịch sử đấu tranh giai cấp. Đó là quy luật
khách quan. Để phục vụ cho đấu tranh giai cấp. Thực hiện và bảo vệ lợi ích
của giai cấp thống trị phải tổ chức ra Nhà nước và quân đội. Với tư cách là
một bộ máy của giai cấp thống trị thì quân đội là công cụ của Nhà nước, một
bộ phận trong bộ máy Nhà nước, Quân đội tồn tại với tư cách là công cụ bạo
lực của Nhà nước, của giai cấp thống trị để bảo vệ và thực hiện mục đích
chính trị của một giai cấp nhất định. Do đó, khi Nhà nước ra đời thì quân đội
cũng ra đời.
Chiến tranh bao giờ cũng là sự kế tục của chính trị bằng thủ đoạn bạo
lực. Chiến tranh là biểu hiện tập trung nhất của cuộc đấu tranh chính trị. Quân
đội tồn tại với tư cách là công cụ để tiến hành chiến tranh. Vì vậy, quân đội
bao giờ cũng là công cụ của chính trị, gắn liền với chính trị, không bao giờ có
quân đội trung lập, phi chính trị, đứng ngoài chính trị.
Mác cho rằng: Quân đội của giai cấp thống trị bao giờ cũng mang bản
chất của giai cấp thống trị, không có quân đội phi giai cấp, siêu giai cấp,
mang bản chất của nhiều giai cấp.
Khi xác định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là người đào huyệt
chôn chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Mác và Ph.Ăngghen còn chỉ cho giai cấp vô sản con đường đúng đắn nhất để
tự giải phóng mình là: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công
nhân liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân, dùng bạo lực cách mạng, đập
tan bộ máy Nhà nước của giai cấp tư sản, lập nên Nhà nước chuyên chính vô
sản và dùng Nhà nước đó làm công cụ để bảo vệ quyền thống trị của mình đối
với toàn thể xã hội. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ vẻ vang đó, giai cấp vô
sản tất yếu phải có lực lượng vũ trang của giai cấp mình, lãnh đạo lực lượng
vũ trang đó cùng với nhân dân lao động đấu tranh lật đổ giai cấp thống trị và
4
bảo vệ thành quả cách mạng. Ph.Ăngghen khẳng định: “giai cấp vô sản ở hầu
khắp các nước đều bị đàn áp bằng bạo lực” và “giai cấp vô sản bị áp bức đứng
lên làm cách mạng thì những người cộng sản chúng tôi lúc đó sẽ bảo vệ sự
nghiệp của giai cấp vô sản bằng hành động” 3, nghĩa là bằng bạo lực. Trong
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Mác và Ph.Ăngghen đã tuyên bố rằng: mục
đích của họ (tức giai cấp vô sản) chỉ có thể đạt được bằng cách mạng bạo lực,
lật đổ toàn bộ trật tự của xã hội hiện tại. “Giai cấp vô sản thiết lập sự thống trị
của mình bằng cách dùng bạo lực lật đổ giai cấp tư sản” 4. Trong thư của Ban
Chấp hành Trung ương gửi đồng minh những người cộng sản, hai ông cũng
nhấn mạnh: Công nhân cần phải được vũ trang có tổ chức, cần phải trang bị
súng trường, ca bin, đại bác và đạn dược, rằng công nhân cần phải tổ chức lại
thành những đội quân vô sản độc lập. Trong Cương lĩnh Gô ta một lần nữa
Mác khẳng định: “Cuộc đấu tranh giai cấp ắt phải được giải quyết dứt khoát
bằng vũ khí”5
Như vậy, trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, tuy chưa đề cập đến việc thành
lập quân đội cách mạng của giai cấp vô sản, nhưng hai Ông đã chỉ rõ rằng,
cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, tất yếu
phải giải quyết bằng bạo lực vũ trang.
Kế tục và phát triển tư tưởng của Mác và Ph.Ăngghen, Lênin đã phân
tích sâu sắc tính chất tất yếu của việc xây dựng một tổ chức Quân sự của giai
cấp vô sản trong điều kiện lịch sử mới, điều kiện của nhà nước công nông xô
viết, nằm giữa vòng vây của kẻ thù, và yêu cầu bảo vệ Tổ Quốc xã hội chủ
nghĩa. Ông đã xây dựng học thuyết về quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản.
Không chỉ nêu trong học thuyết của mình mà trong thực tiễn Lênin đã giải
quyết thành công hàng loạt các vấn đề về nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu
Mác - Ăngghen tàon tập, Nxb CTQG, H, 1995, tập 4, tr. 469.
Mác - Ăngghen tàon tập, Nxb CTQG, H, 1995, tập 4, tr. 612
5
Mác - Ăngghen tàon tập, Nxb CTQG, H, 1995, tập 19, tr. 21
3
4
5
mới của giai cấp vô sản. Đó là các nguyên tắc về chính trị xã hội, nguyên tắc
tổ chức, nguyên tắc về huấn luyện giáo dục... Vấn đề căn bản nhất trong
những nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới của Lênin là: Đảng Cộng sản
lãnh đạo chặt chẽ quân đội về mọi mặt, đặt quân đội dưới sự lãnh đạo của
Đảng trong mọi tình huống. Theo Lênin, sự lãnh đạo đó là tất yếu khách quan,
là một quy luật nhằm làm cho Hồng quân Liên Xô tuyệt đối trung thành với
Đảng, với giai cấp công nhân, giữi vững được bản chât giai cấp công nhân,sẵn
sàng chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Lênin cho rằng: không có
bạo lực cách mạng thì giai cấp vô sản không thể chiến thắng được... Và giai
cấp vô sản nếu muốn thống trị và thực sự thống trị, thì cũng phải tỏ rõ điều đó
bằng tổ chức Quân sự của mình. Người khẳng định: “Một giai cấp bị áp bức,
nếu không cố gắng học tập, sử dụng vũ khí, thì chỉ đáng bị người ta đối xử
như đối với nô lệ.”6
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nước, người đã
đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, qua quá trình nghiên cứu, tiếp thu cùng với
những hoạt động thực tiễn phong phú của mình, Hồ Chí Minh đã trung thành
vận dụng đúng đắn sáng tạo các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về
cách mạng bạo lực về chiến tranh và quân đội... Hồ Chí Minh đã khẳng định:
‘Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc cần
dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính
quyền và bảo vệ chính quyền.”7Đồng thời “tuỳ tình hình cụ thể mà quyết định
những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợp, sử dụng đúng và khéo kết
hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, để giành thắng lợi
cho cách mạng”. Cả hai hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang,
hai lực lượng chính trị và quân sự đều phải kết hợp chặt chẽ với nhau để tiến
công địch. Theo Hồ Chí Minh lực lượng vũ trang là một trong hai lực lượng
6
7
V.I.Lênin, toàn tập, Nxb, tiến bộ. M. 1981 tập 30, tr175
Hồ Chí Minh, toàn tập,Nxb sự thật, H 1980, tập1, tr 65
6
cơ bản trong đấu tranh cách mạng, là lực lượng nòng cốt trong khởi nghĩa
toàn dân. Với quan niệm đúng đắn đó, Hồ Chí Minh đã sớm quan tâm chăm
lo tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang, đáp ứng yêu cầu khởi nghĩa toàn
dân và chiến tranh nhân dân của Việt Nam. Hồ Chí Minh còn chỉ rõ, do bản
chất và âm mưu của chủ nghĩa đế quốc không thay đổi, cho nên giành được
chính quyền đồng thời phải giữ vững chính quyền, giành độc lập dân tộc phải
luôn cảnh giác để giữ vững nền độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội
phải đi đôi với bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Mặt khác, Hồ Chí Minh là người đề xuất việc tổ chức ra quân đội công
nông “vũ trang cho công nông” và “tổ chức đội tự vệ công nông”. Sự ra đời
của Quân đội nhân dân Việt Nam bắt nguồn từ sự nhận thức đúng đắn về tính
chất và yêu cầu của nhiệm vụ đấu tranh cách mạng. Để phát huy được sức
mạnh tổng hợp của lực lượng vũ trang nói chung và Quân đội nói riêng, đánh
bại kẻ thù xâm lược giành độc lập dân tộc và bảo vệ vững chắc thành quả
cách mạng thì vấn đề có tính nguyên tắc là: Đảng phải lãnh đạo quân đội và
phải chăm lo xây dựng quân đội vững mạnh về mọi mặt. Đó là một tất yếu
khách quan. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Phải tăng cường sự lãmh đạo của Đảng
trong quân đội.”8 Và người đã kết luận: “Quân đội ta có sức mạnh vô địch vì
nó là một Quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo
dục.”9
Những luận điểm trên của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
được tổng kết từ lịch sử đấu tranh giai cấp của xã hội loài người; Lịch sử cho
thấy giai cấp tư sản không bao giờ tự nhường quyền thống trị của mình cho
giai cấp vô sản, mà bằng mọi cách thường xuyên tăng cường bộ máy bạo lực
khổng lồ để đàn áp, tiêu diệt các cuộc cách mạng của giai cấp vô sản. Cho nên
để có thể chiến thắng được chúng, giai cấp vô sản phải nắm vững và kiên
8
9
Hồ Chí Minh, toàn tập,Nxb CTQG, H,1995, tập 7, tr14
Hồ Chí Minh, với các LLVTND,Nxb QĐND, H,1975, tr59
7
quyết tiến hành bạo lực cách mạng, phải vũ trang trong quần chúng, phải tổ
chức lực lượng vũ trang cách mạng của mình để đập tan bạo lực phản cách
mạng của giai cấp tư sản, đập tan bộ máy cai trị của chúng, thiết lập chính
quyền mới, thực hiện sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản. Bởi vậy, tiến
hành bạo lực cách mạng là con đường , là qui luật để đi đến thắng lợi của cách
mạng vô sản. Chính Đảng của giai cấp công nhân chẳng những phải xây dựng
cương lĩnh, chiến lược, sách lược, phương pháp cách mạng đúng, mà đặc biệt
coi trọng xây dựng lực lượng cách mạng. Trong đó, nhất thiết phải tổ chức ra
lực lượng vũ trang nhân dân, mang bản chất giai cấp công nhân, mà lòng cốt
là quân đội cách mạng, để cùng toàn dân đánh giặc giữ nước, giàng và giữ
chính quyền, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền và những thành quả cách
mạng đã giành được.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội còn xuất phát từ chức năng
nhiệm vụ, đặc điểm tổ chức và hoạt động của quân đội. Quân đội là công cụ
bạo lực của giai cấp để tiến hành đấu tranh cách mạng, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản. Nhiệm vụ chính trị của Đảng là mục tiêu chiến đấu của quân
đội. Quân đội không có mục tiêu nào khác là chiến đấu cho sự nghiệp cách
mạng của Đảng. Chức năng chủ yếu của quân đội là chiến đấu, bảo vệ Đảng,
bảo vệ giai cấp, bảo vệ chế độ, bảo vệ Nhân dân, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ Quốc; Đặc điểm hoạt động của Quân đội là hoạt động tập trung, có sự
thống nhất cao, có kỷ luật nghiêm minh, hoạt động theo điều lệnh quân đội và
mệnh lệnh của người chỉ huy, yêu cầu hoạt động phải khẩn trương, bí mật,hợp
đồng chặt chẽ giữa các lực lượng... mặt khác điều kiện và môi trường hoạt
động của quân đội luôn luôn gắn liền với sự gian khổ,khó khăn ác liệt, gắn
liền với đổ máu, hy sinh... Điều kiện hoạt động ấy đòi hỏi cán bộ, chiến sỹ
trong quân đội phải có sự giác ngộ cao độ về chính trị, phải có lòng trung
thành tuyệt đối với Đảng với Tổ Quốc với Nhân Dân sẵn sàng chiến đấu hy
8
sinh vì mục tiêu lý tưởng của Đảng. Do đó không thể không đặt quân đội dưới
sự lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt của Đảng.
Thực tiễn tổ chức và lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam của Đảng
ta cho thấy: Đảng luôn trung thành với học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh về Quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản. vận dụng
một cách đúng đắn sáng tạo những nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới
của giai cấp công nhân vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, kế thừa
và phát triển kinh nghiệm đánh giặc của dân tộc ta. Ngay từ khi ra đời trong
cương lĩnh cách mạng của mình, Đảng ta khẳng định quan điển cách mạng
bạo lực, chỉ ra con đường vũ trang đấu tranh để giành chính quyền. Trong
chánh cương vắn tắt của Đảng(2/1930) Đảng ta và Hồ Chí Minh đã đề xuất
việc “Tổ chức ra quân đội công nông”, luận cương chính trị của
Đảng(10/1930) cũng nêu “vũ trang cho công nông”, “lập quân đội công nông”
“tổ chức đội tự vệ công nông”. Tại đại hội Đảng lần thứ nhất (3/1935), Đảng
đã ra nghị quyết riêng về tổ chức và lãnh đạo tự vệ thường trực. Nghị quyết
ghi rõ: “Công nông cách mạng tự vệ đội là dưới quyền chỉ huy thống nhất của
Trung ương, quân uỷ Đảng Cộng sản... luôn luôn phải giữ quyền chỉ huy
nghiêm ngặt của Đảng trong đội tự vệ.”10
Đảng ta cho rằng, việc Đảng tổ chức ra quân đội để tiến hành đấu tranh
cách mạng là một tất yếu khách quan, xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp cách
mạng của Đảng. cùng với việc xây dựng lực lượng chính trị trong quần chúng
cách mạng, Đảng coi trọng xây dựngvà lãnh đạo chặt chẽ lực lượng quân sự
của mình. Không những tổ chức ra quân đội, Đảng còn xác định sự tất yếu
phải lãnh đạo quân đội. Với quan điểm lãnh đạo quân đội thuộc về một Đảng
duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam, không phân quyền lãnh đạo cho bất cứ
một giai cấp, một tổ chức, một đảng phái nào khác. trong những điều kiện lịch
10
Văn kiện quân sự của Đảng, Nxb QĐND, H1960, tr 117,118
9
sử nhất định, về sách lược có thể có sự liên hợp nhất định trong mặt trận,
trong chính quyền, nhưng quân đội, lực lượng vũ trang của Đảng, công cụ bạo
lực chủ yếu của Nhà nước chuyên chính vô sản thì Đảng phải nắm và lãnh
đạo, không thể phân chia cho bất kỳ một lực lượng nào.
Lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân
Việt Nam chứng minh rằng, chỉ có sự lãnh đạo đúng đắn sáng suốt của Đảng
Cộng sản Việt Nam thì quân đội mới có đường lối quân sự, chính trị cũng như
mục tiêu chiến đấu đúng đắn. vì vậy đã giúp cho quân đội có sức mạnh vô
địch vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, liên tục giành được những thắng
lợi vẻ vang, thực sự là quân đội cách mạng, xứng đáng với danh hiệu mà
Đảng, nhà nước và nhân dân trao tặng “Quân đội anh hùng”. Nói cách khác.
Sức mạnh chiến đấu của quân đội, mọi chiến công, thành tích của quân độỉ
trong giải phóng dân tộc, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay đều bắt
nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là
nhân tố cơ bản, chủ yếu quyết định sự trưởng thành và chiến thắngcủa Quân
đội nhân dân Việt Nam .
Thực tiễn trên thế giới cũng cho thấy từ trước đến nay bất kỳ một giai
cấp, một lực lượng chính trị - xã hội nào nắm quyền thống trị xã hội thì bao
giờ cũng nắm quyền lãnh đạo và chỉ đạo quân đội, bởi Đảng là vắn đề có ý
nghĩa sống còn của chế độ xã hội cũng như của giai cấp cầm quyền. Ngược
lại nếu tổ chức, lực lượng chính trị - xã hội nào nắm quyền lãnh đạo xã hội
mà không nắm quyền lãnh đạo quân đội thì trước sau quyền lãnh đạo xã hội
của lực lượng chính trị xã hội ấy cũng bị lật đổ.
Bài học xương máu của Liên Xô đã chứng minh: Một quân đội hùng
mạnh, được trang bị vũ khí hàng đầu thế giới nhưng lại không bảo vệ được
Đảng thậm chí còn quay lại chống Đảng. Sở dĩ như vậy, bởi một trong những
sai lầm của Đảng Cộng sản Liên Xô, đã buông lỏng sự lãnh đạo quân đội, để
10
cho quân đội bị phi chính trị hoá, quân đội đã bị mất phương hướng, mục tiêu
chiến đấu, từ bỏ lập trường giai cấp, quân đội đứng ngoài chính trị, do vậy
chế độ xã hội chủ nghĩa cũng nhanh chóng tan rã và Đảng Cộng sản Liên Xô
cũng mất quyền lãnh đạo xã hội.
Quân đội là một tổ chức chính trị - xã hội, bản chất giai cấp, bản chất
chính trị - xã hội của quân đội luôn luôn vận động phát triển chụi sự tác động
của đời sống kinh tế , xã hội nó không bất biến vì vậy để giữ vững bản chất
giai cấp đó Đảng phải thương xuyên lãnh đạo chặt chẽ quân đội, nếu buông
lỏng, không lãnh đạo chặt chẽ thì chắc chắn bản chất giai cấp công nhân của
quân đội sẽ bị sói mòn, quân đội sẽ bị thoái hoá biến chất không còn là lực
lượng chính trị tin cậy, công cụ sắc bén để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ nữa.
Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời từ một nước thuộc địa nửa phong
kiến. Giai cấp công nhân còn nhỏ bé, thành phần quân đội là nông dân nông
thôn, từ phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều đó đặt ra sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố
quyết định để bảo đảm cho quân đội giữ vững bản chất giai cấp, thực tiễn
quân đội ta khi thành lập chỉ có 34 chiến sĩ, vũ khí thô sơ nhưng đã phát triển
nhanh chóng. Thực tiễn lịch sử hơn 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng
thành của quân đội ta cho thấy, sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của
Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định đảm bảo cho quân đội giữ vững bản
chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc, có đủ sức để hoàn
thành thắng lợi mọi nhiệm vụ.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, kinh nghiệm trên có thể khẳng định rằng:
Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo Quân đội nhân Việt Nam dân
là tất yếu khách quan, là một quy luật trong sự nghiệp xây dựng quân đội kiểu
mới của giai cấp công nhân Việt Nam.
11
Nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp về
mọi mặt đối với Quân đội nhân dân Việt Nam :Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo tuyệt đối trực tiếp Quân đội nhân dân Việt Nam đây là nguyên tắc cơ bản
nhất trong tổ chức, xây dựng quân đội, nó chi phối toàn bộ hoạt động lãnh đạo
của Đảng đối với quân đội và chi phối đến nhiều vấn dề khác. Nguyên tắ này
nó quyết định đến phương hướng chíh trị, bản chất giai cấp, nội dung hoạt
động, mục tiêu chiến đấu của quân đội, đồng thời nó bảo đảm cho quân đội
luôn luôn trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với sự nghiệp cách mạng
của Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối , trực tiếp Quân đội
nhân dân Việt Nam là nhằm xây dựng và giữ vững, tăng cường bản chất giai
cấp công nhân, bản chất xã hội của quân đội, bảo đảm cho Đảng lãnh đạo chặt
chẽvà nắm chắc quân đội trong mọi tình huống, mọi điều kiện hoàn
cảnh.đồng thời bảo đảm cho quân đội thường xuyên vững mạnh về mọi mặt,
tuyệt đối trung rthành với Đảng với Tổ quốc, với nhân dân, thực sự là quân
đội cách mạng, quân đội của dân, do dân và vì dân. Nguyên tắc Đảng lãnh
đạo Quân đội nhân dân tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt là một chỉnh thể thống
nhất và hoàn chỉnh, là tư tưởng nhất quán và xuyên suốt trên mọi lĩnh vực,
mọi phạm vi tức là: quyền lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam thuộc về
Đảng Cộng sản Việt Nam . Thể hiện rõ quan điểm: Đảng độc tôn lãnh đạo
quân đội, không chia sẻ quyền lãnh đạo cho bất kỳ một tổ chức, một lực
lượng chính trị , một giai cấp nào khác, Đảng trực tiếp quyết định chủ trương
đường lối; trực tiếp lãnh đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra và tổng kết việc thực
hiện các đường lối, chủ trương đó trong quân đội. Nhà nước, các tổ chức
chính trị xã hội tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện sự lãnh đạo của
Đảng đối với Quân đội theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chứ
tuyệt nhiên không phải là lãnh đạo quân đội
12
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam là vấn
đề có tính qui luật, đồng thời là sứ mệnh chính trị của Đảng trước giai cấp,
trước dân tộc. Đảng cũng không uỷ quyền lãnh đạo quân đội cho bất cứ lực
lượng, tổ chức trung gian nào khác. về phương diện chính trị, Đảng trực tiếp
xác định đường lối xây dựng quân đội. Về tư tưởng, Đảng trực tiếp đưa hệ tư
tưởng của Đảng làchủ nghĩa Mác - Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh vào quân
đội, khẳng định đó là hệ tư tuởng thống trị trong quân đội , đấu tranh loại bỏ
ảnh hưởng của của các hệ tư tưởng phi vô sản vào quân đội. Về phương diện
tổ chức, Đảng lãnh đạo quân đội bằng chính hệ thống tổ chức của Đảng từ
Trung ương đến cơ sở, sự lãnh đạo của Đảng tập trung vào Ban Chấp hành
Trung ương mà thường xuyên trực tiếp là Bộ Chính trị và Ban Bí thư. bằng
chính đội ngũ đảng viên, cán bộ của đảng công tác trên các cương vị trong các
tổ chức Đảng, tổ chức chỉ huy, đoàn thể. Những tổ chức đảng là hạt nhân lãnh
đạo ở các cấp trong quân đội. đội ngũ đảng viên là “người lãnh đạo” tên các
lĩnh vực, các mặt công tác theo sự phân công, phân nhiệm của tổ chức Đảng.
mọi sự lạm dụng quyền lực cá nhân, lợi dụng tổ chức, dùng uy tín cá nhân để
đưa ra nhữnh chủ trương lãnh đạo đối với quân đội nói chung, ở các đơn vị cơ
sở nói riêng đều vi phạm nguyên tắc lãnh đạo của Đảng.
Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội còn thể
hiện ở chỗ: Đảng lãnh đạo mọi mặt công tác, mọi lĩnh vực mọi nhiệm vụ,
trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Sự lãnh đạo đó không tạo ra “khoảng
chống”, những “vùng cấm”, không “bỏ sót” bất cứ lĩnh vực , hoạt động nào
của quân đội. Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội
không ngoài mục đích chăm lo xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức; đảm bảo cho quân đội luôn luôn tuyệt đối trung thành với
Đảng, nhà nước và nhân dân; luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân, tính
nhân dân và tính dân tộc; có sức mạnh chiến đấu cao, hoàn thành nhiệm vụ
13
trong bất cứ tình huống nào. mục đích đó chi phối việc xác định nội dung,
phương thức và cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội gồm nhiều nội dung, nhưng tập
trung chủ yếu ở những vấn đề sau:
Đảng xác định đường lối, quan điểm quân sự, đường lối xay dựng nền
quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng Quân
đội nhân dân Việt Nam . Việc xác định đường lối quân sự, trong đó có đường
lối xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam, giữ vị trí quan trọng hàng đầu
trong quá trình tổ chức sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Trong đường
lối đó, Đảng xác định rõ hệ tư tưởng, bản chất của quân đội, mục tiêu, lý
tưởng chiến đấu của quân đội. Các nguyên tắc tổ chức hoạt động của quân đội
trong mối quan hệ với Đảng, với nhà nước và các tổ chức trong hệ thống
chính trị; vị trí vai trò, chức năng , nhiệm vụ, quy mô biên chế, tổ chức lự
lượng của quân đội; quyền lợi, nghĩa vụ của quân nhân cách mạng... Những
nội dung đó sẽ được nhà nước thể chế hoá thành các điều luật, bộ luật, pháp
lệnh, chính sách, điều lệnh, điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của quân
đội, của các hệ thống tổ chức trong quân đội. Những quan điểm cơ bản của
Đảng được thể hiện trong đường lối quân sự luơn được bổ sung, hoàn thiện
cho phù hợp với sự phát triển của tình hình, nhiệm vụ cách mạng, quy mô
biên chế, trình độ vũ khí,trang bị của quân đội. chính vì vậy, nói đến tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, bao giời cũnh phải quan tâm
đến việc hoàn thành đường lối, chiến lược quân sự,đường lối, chiến lược xây
dựng Quân đội nhân dân trong từng thời kỳ cách mạng.
Đảng chăm lo xây dựng bản chất giai cấp công nhân của quân đội.
chăm lo xây dựng và bồi dưỡng bản chất giai cấp cho quân đội là vấn đề cốt
lõi của xây dựng quân đội về chính trị. Bất cứ chính Đảng cầm quyền nào
muốn nắm chắc quân đội,đều phải thường xuyên quan tâm vấn đề bản chất
14
của quân đội, nhằm bảo đảm cho quân đội luôn luôn trung thành với lợi ích
của chính đảng cầm quyền đã tổ chức và nuôi dưỡng nó. Ngay từ khi ra đời,
quân đội ta đã là một quân đội kiểu mới, mang bản chấ giai cấp công nhân,
chiến đấu vì mục tiêu lý tưởng của chính đảng của giai cấp công nhân.Thế
nhưn, bản chất giai cấp công nhân của quân đội ta không thể tự phát sinh ra từ
việc tập hợp những công dân xuất thân chủ yếu từ nông dân thành một tổ
chức quân sự. Bản chất đó phải do Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong
của giai cấp công nhân Việt Nam mà chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng
lập,giáo dục, rèn luyện quân đội ta. Nhận thức đúng đắn đặc điểm xây dựng
quân đội cách mạng ở một nước tiểu nông mà thành phần xuất thân của các
đội viên chủ yếu từ nông dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng ta đã luôn đặt
lên hàng đầu vấn đề xây dựng và bồi dưỡng bản chất giai cấp công nhân cho
quân đội , xem đó là cốt lõi, là cơ sở để xây dựng quân đội vững mạnh toàn
diện vì thế xây dựng bản chất giai cấp công nhân của quân đội là vấn đề thuộc
nội hàm của phạm trù Đảng lãnh đạo quân đội. Buông lỏng việc xây dựng bản
chất giai cấp công nhân của quân đội thực chất là buông lỏng sự lãnh đạo của
Đảng đối với quân đội . Trong hơn 60 năm thành lập quân đội, việc chăm lo
xây dựng bản chất giai cấp công nhân của quân đội được hướng tập trung vào
chỗ đảm bảo cho quân đội ấy chiến đấu theo mục tiêu cách mạng và đường
lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam , lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ
và hành động; đảm bảo cho quân đội được xây dựng theo những nnguyên tắc
tổ chức phù hợp với hệ tư tưởng, với đường lối chính trị, quân sự và đường
lối tổ chức của Đảng, của giai cấp công nhân . ngày nay, trước những thủ
đoạn thâm độc của chiến lược “Diễn biến hoà bình” nhằm làm phai nhạt
bản chất giai cấp công nhân của quân đội ta thì vấn đề tăng cường xây
15
dựng, bồi dưỡng bản chất giai cấp công nhân cho cán bộ, chiến sĩ quân đội
càng được quan tâm hơn bao giờ hết.
Đảng lãnh đạo quy mô tổ chức lực lượng, cơ cấu biên chế của quân đội.
Quy mô tổng quân số, cơ cấu tổ chức, biên chế của quân đội là một
nhân tố tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội, liên quan chặt chẽ đến ngân
sách quốc phòng, học thuyết quân sự, nghệ thuật tác chiến, yêu cầu nhiệm vụ
cách mạng của mỗi thời kỳ cách mạng, khả năng bảo đảm nền kinh tế,... do
vậy, vấn đề này phải do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương
trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo. Quán triệt sâu sắc nghệ thuật tiến hành chiến tranh
nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, căn cứ vào điều kiện cụ thể của
đất nước trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn nhất quán tư tưởng
xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương,
dân quân tự vệ. Trong lãnh đạo tổ chức xây dựng lực lượng, Đảng chú ý lãnh
đạo việc xây dựng quân đội với quy mô tổng quân số và cơ cấu các quân
chủng, binh chủng, quân đoàn, binh đoàn cân đối, hợp lý, vừa đáp ứng được
yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt, vừa có khả năng phát triển theo hướng xây dựng
quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.
Đảng tiến hành lãnh đạo công tác cán bộ trong quân đội. Chủ tịch Hồ
Chí Minh khẳng định: cán bộ là gốc của mọi công việc, mọi việc thành công
hay thất bại là do cán bộ tốt hay xấu. Vì vậy chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ
là công việc góc của Đảng. Đảng phải đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất
năng lực, làm lòng cốt xây dựng quân đội. Họ tuyệt đối trung thành với Đảng
bao gồm cả cán bộ chính trị, quân sự, hậu cần, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp
vụ. Số lượng hợp lý, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong
các thời kỳ cách mạng. Do đó bất luận trong mọi hoàn cảnh Đảng phải lãnh
đạo chặt chẽ công tác cán bộ trong quân đội. đảm bảo cho đội ngũ cán bộ
16
trong quân đội luôn ngang tầm với vị thế, vai trò của mình, với yêu cầu của sự
nghiệp cách mạng.
Đảng lãnh đạo việc xây dựng và phát triển nền khoa học và nghệ thuật
quân sự việt nam. Khoa học và nghệ thuật quân sự là một trong những yếu tố
tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội. Trong điều kiện chúng ta còn nhiều
hạn chế về trình độ vũ khí, trang bị , tiềm lực kinh tế và tiềm lực quân sự,
nhưng trong các cuộc kháng chiến chống pháp và chông mỹ, quân và dân ta
dưới sự lãnh đạo của Đảng vẫn giành được thắng lợi to lớn trước đối phương
có ưu thế hơn hẳn về vũ khí trang bị. Điều đó có một nguyên nhân từ sự lãnh
đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh về nghệ
thuật quân sự. Ngày nay, để đối phó thắng lợi cuộc chiến tranh xâm lược có
sử dụng vũ khí công nghệ cao, việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với quân đội đòi hỏi phải đầu tư phát triển khoa học và nghệ thuật quân sự
việt nam, làm cơ sở huấn luyện bộ đội và chuẩn bị các phương án tác chiến
có hiệu quả.
Đảng lãnh đạo việc bảo đảm vũ khí, trang bị và nuôi dưỡng bộ đội.Vũ
khí, trang bị là một nhân tố quan trọng tạo nến sức mạnh chiến đấu của quân
đội. Việc đảm bảo vũ khí, trang bị cho quân đội là vấn đề cơ mật bởi nó liên
quan chặt chẽ đến nghệ thuật quân sự và phương thức tác chiến, đòi hỏi một
nguồn tài chính lớn lấy từ ngân quỹ quốc gia. Vì vậy, Đảng phải lãnh đạo rất
chặt chẽ. Trong kháng chiến chống mỹ, Đảng ta lãnh đạo rất thành công việc
bảo đảm vũ khí, trang bị cho quân đội ta. Hiện nay, trong điều kiện mới, việc
bảo đảm vũ khí, trang bị đòi hỏi các cấp uỷ đảng phải lãnh đạo chặt chẽ việc
niêm cất, bảo quản, mua sắm, sản xuất, cải tiến, phát triển các loại vũ khí,
trang bị cho phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước và yêu cầu nhiệm vụ
xây dựng, chiến đấu của quân đội. Nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấuvà
sức mạnh chiến đấu của quân đội ta.
17
Cùng với việc lãnh đạo bảo đảm vũ khí, trang bị cho quân đội, việc
lãnh đạo nuôi dưỡng bộ đội, bao gồm toàn bộ những vấn đề bảo đảmđời sống
vật chất và tinh thần của cán bộ, chiến sĩ quân đội cũng là một nội dung đặc
biệt quan trọng “thực túc binh cường” . Đó cũng là qui luật chung trong lãnh
đạo và xây dựng mọi quân đội. V.I.Lênin đã từng chỉ ra rằng, những đội quân
trung thành nhất cũng sẽ ngay lập tức bị tiêu diệt, nếu họ không được huấn
luyện và tiếp tế đầy đủ. Chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần của bộ đội
là thiết thực tạo ra động lực chính trị, tinh thần to lớn của cán bộ, chiến sĩ;
đảm bảo cho bộ đội có sức khoẻ dẻo dai để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được
giao trong bất cứ tình huống nào. thực tế đã cho thấy, trong một số năm gần
đây, đời sông của cán bộ, chiến sĩ được cải thiện, cơ sở hạ tầng của quân đội
được đầu tư xây dựng khang trang hơn góp phần quan trọng vào xây dựng
động cơ, xu hướng nghề nghiệp quân sự, giảm mạnh những hiện tượng vi
phạm kỷ luật của cán bộ, chiến sĩ, làm tăng thêm sự gắn bó của họ vào nghề
nghiệp quân sự.
Cùng với các nội dung trên, Đảng lãnh đạo tiến hành công tác đảng,
công tác chính trị trong quân đội. Công tác đảng, công tác chính trị là một bộ
phận hợp thành hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với quân đội; có vai trò
quan trọng trong tổ chức và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi
mặt của Đảng với quân đội. Tiến hành công tác đảng, công tác chính trị là
điểm khác biệt có tính nguyên tắc của quân đội cách mạng dưới sự lãnh dạo
của Đảng Cộng sản so với quân đội kiểu cũ của giai cấp bóc lột. Với tính cách
là một tổ chức quân sự, bất cứ quân đội nào (kiểu cũ hay kiểu mới), thuộc tính
cơ bản của nó vẫn là: mệnh lệnh, chỉ huy, cấp dưới phục tùng vô điều kiện
mệnh lệnh của cấp trên. thế nhưng, trong quân đội kiểu mới của giai cấp công
nhân, nhờ có chế độ công tác đảng, công tác chính trị mà thuộc tính cơ bản
của lãnh đạo Đảng đối với quần chúng là thuyết phục, giáo dục đưa yếu tố tự
18
giác vào mọi hành động của quần chúng đã gắn kết được sự thuyết phục với
ra mệnh lệnh, tạo ra sự kết dính keo sơn giữa cấp trên và cấp dưới mà quân
đội kiểu cũ khong thể có. Nhờ đó, mà quân đội kiểu mới của giai cấp công
nhân có ưu thế hơn hẳn về sức mạnh chính trị – tinh thần. Vì thế, công tác
đảng, công tác chính trị là một là một bộ phận rất quan trọng trong hoạt động
lãnh đạo của đảng đối với quân đội và do đó, nói đến tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với quân đội là phải nói ngay đến công tác đảng, công tác chính
trị.Thực tiễn lịch sử chiến đấu và trưởnh thành của quân đội ta đã chứng minh
rõ vai trò to lớn đó của công tác đảng, công tác chính trị. Nó xem như là
“mạch sống,là linh hồn” của quân đội ta. Đặc biệt trong chiến tranh hiện đại,
vũ khí, trang bị ngày càng hiện đại đòi hỏi vai trò của công tác đảng, công tác
chính trị ngày càng cao hơn. Mọi biểu hiện hạ thấp vai trò công tâc đảng,
công tác chính trị thực chất là hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, sẽ dẫn đến
những sai lầm không thể lường trước được đối với sự nghiệp xây dựng quân
đội. Bài học của quân đội các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu
là một thực tiễn lịch sử chứngminh điều đó
Như vậy Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt
Nam là một tất yếu khách quan, là sự đòi hỏi của lịch sử, là sứ mệnh của giai
cấp công nhân Việt Nam. Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của
Đảng đối với quân đội là nhân tố quyết định bản chất giai cấp công nhân , đến
sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam , đảm bảo cho quân đội
tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa,
hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Hiện nay trước những yêu cầu
mới của sự nghiệp cách mạng, đòi hỏi Đảng phải tiếp tục tăng cường hơn nữa
sự lãnh đạo đối với quân đội, đảm bảo cho quân đội ta hoàn thành tốt chức
năng, nhiệm vụ của mình trong giai đoạn hiện nay.
19
Từ nhữnh cơ sở lý luận và thực tiễn, có thể khẳng định rằng: Đảng
Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam là tất
yếu khách quan, là một qui luật trong sự nghiệp xây dựng quân đội kiểu mới
của giai cấp công nhân Việt Nam .
Ngày nay, nhân dân ta đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa trong bối cảnh tình hình thế giới đang diễn biến nhanh chóng và phức
tạp, cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc đang diễn ra gay gắt. Chủ
nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ đang thực hiện chiến lược “diễn biến
hoà bình) bạo loạn lật đổ nhằm xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta bằng mọi
thủ đoạn, chúng đang thực hiện âm mưu “phi chính trị hoá quân đội” tách
quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, vô hiệu hoá quân đội. Mặt khác, nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, Theo định
hướng xã hội chủ nghĩa bên cạnh những mặt tích cực thì những mặt trái tiêu
cực cũng đang tác động rất mạnh mẽ đến nhận thức chính trị, tư tưởng, tâm lý
của cán bộ chiến sĩ. Lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, làm giàu bằng
bất cứ giá nào... Đang là những trở lực đối với quá trình giữ vững bản chất
giai cấp công nhân của quân đội. Trong khi đó nhiệm vụ của quân đội có sự
phát triển mới, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến
đấucủa quân đội , phải xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và
từng bước hiện đại, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở. Tình hình đó càng đòi
hỏi phải giữ vững và tăng cướng sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, chỉ
có như vậy mới bảo đảmcho quân đội luôn trung thành vô hạn với tổ quốc xã
hội chủ nghĩa, với nhân dân, với lý tưởng của Đảng hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ mà Đảng, nhà nước và nhân dân giao cho.
Nhận thức sâu sắc tình hình trên, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
một lần nữa khẳng định: “thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối,
20
trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội nhân dân” 11. Trong điều lệ
Đảng cũng qui định: “Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân và Công annhân dân
tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt”12
Báo cáo của ban chấp hành trung ương khoá IX về công tác xây dựng
Đảng Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X : Đối với lĩnh vực quốc phòng
an ninh, Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt các lĩnh vực này về
quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, xây dựng các lực lượng vũ
trang nhân dân trong sạch, vững mạnh, có bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn
sàng chiến đấu trong mọi tình huống; Đồng thời phát huy trách nhiệm quản lý
của nhà nước đối với các cơ quan này.
Đó là nguyên tắc cơ bản xuyên suốt, bất di bất dịch trong xây dựng
quân đội. Tất cả mọi hoạt động về xây dựng, quản lý, sử dụng Quân đội nhân
dân Việt Nam dù ở cấp nào, trong điều kiện hoàn cảnh nào, cũng phải đặt
dưới sự lãnh đạo trực tiếp, chặt chẽ của Đảng, không một chút nơi lỏng,
không thông qua một tổ chức trung gian nào và tuyệt đối không chia sẻ quyền
lãnh đạo ấy cho bất kỳ đảng phái hay tổ chức trung gian nào khác. Kiên quyết
từ trong trứng nước mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật
đổ của địch đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, không để sẩy ra hiện tượng
“tự diễn biến” theo quĩ đạo tư bản chủ nghĩa trong cán bộ, chiến sĩ, không để
địch thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” các lực lượng trong Quân đội nhân
dân Việt Nam. Cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
Xây dựng các cơ quan cấp chiến lược của Đảng, trước hết là ban cháp
hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng uỷ Quân sự Trung ương
ngang tầm với yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp quốc phòng, xây dựng
quân đội trong điều kiện mới.
11
12
Đảng cộng sản Việt Nam, VKĐH IX, tr 41-42
Điều lệ Đảng, Nxb CTQG 2001, tr37
21
Xây dựng Đảng đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp quốc
phòng, xây dựng quân đội trước hết phải từ việc xây dựng các cơ quan cấp
chiến lược của Đảng vững mạnh, đủ sức định hướng sự phát triển của quân
đội trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Đây là những cơ quan trực
tiếp đề xuất đường lối, chủ trương, chính sách quan điểm về xây dựng nền
quốc phòng và quân đội; đồng thời là những cơ quan trực tiếp chỉ đạo quá
trình thực hiện các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách đó.Vì thế,
nếu các cơ quan chiến lược này không thực sự mạnh để có thể đưa ra các
quyết định chuẩn xác, thì sẽ ảnh hưởng xấu đến toàn bộ quá trình xây dựng
quân đội. để có đường lối, chủ trương, chính sách đúng thì trước hết, các cơ
quan này phải có tư duy tầm chiến lược vượt trước về xây dựng nền quốc
phòng, xây dựng quân đội trong vài thập kỷ tới; phải quán triệt sâu sắc tư duy
mới về bảo vệ Tổ quốc trên cơ sở nhận thức đúng đắn nhiệm vụ quốc phòng,
xây dựng quân đội hiện nay; vượt qua tư duy thuần tuý vũ trang bảo vệ tổ
quốc trước đây. Trên cơ sở đó mà nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo công
tác quốc phòng, xây dựng quân đội trong tình hình mới.
Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng các cấp trong hệ thống chính
trị, đảng đoàn trong bộ máy nhà nước đối với nhiệm vụ xây dựng quân đội
củng cố quốc phòng.
Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với quân đội không chỉ liên quan
đến hệ thống tổ chức Đảng dọc từ Đảng uỷ Quân sự Trung ương đến chi bộ
trong quân đội, mà còn liên quan đến hệ thống tổ chức Đảng trong toàn bộ hệ
thống chính trị, đảng đoàn trong bộ máy nhà nước. Điều đó phù hợp với xây
dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiến
hành chiến tranh nhân dân của Đảng ta. Theo đó, nhiệm vụ xây dựng quân đội
là trách nhiệm của toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Vì thế tăng cường xây
dựng Đảng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, xây dựng quân đội trong
22
thời kỳ mới không chỉ tập trung vào nâng cao sức mạnh lãnh đạo các cơ quan
lãnh đạo cấp chiến lược của Đảng, không chỉ trực tiếp xây dựng Đảng bộ
quân đội trong sạch, vững mạnh, mà còn phải quan tâm làm chuyển biến về
nhận thức, nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp uỷ các cấp trong toàn bộ hệ
thống chính trị, trước hết là cấp uỷ địa phương nơi trực tiếp lãnh đạo thực
hiện nhiệm vụ tuyển quân; xây dựng và quản lý bộ đội địa phương, dân quân
tự vệ; xây dựng lực lượng dự bị động viên; tổ chức xây dựng khu vực phòng
thủ. Do vậy, cấp uỷ đảng địa phương là cơ quan trực tiếp tổ chức lãnh đạo
thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng ở địa phương và có trách nhiệm tham gia
xây dựng quân đội theo chức năng và nhiệm vụ được phân cấp.
Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các
ban, ngành ở Trung ương và địa phương về kiến thức quốc phòng, xây dựng
quân đội.
Sức mạnh lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ xây dựng quân đội,
củng cố quốc phòng còn thể hiện ở vai trò tiên phong của đội ngũ cán bộ chủ
chốt, ở trong quân đội cũng như ở các ban, ngành của Trung ương và địa
phương trong việc chủ động, sáng tạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, xây
dựng quân đội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của giai đoạn mới. Cũng như đội
ngũ cán bộ, lãnh đạo chủ chốt trong quân đội hiện nay và trong thời gian tới,
số cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở Trung ương và địa phương đều
trưởng thành chủ yếu trong điều kiện thời bình, trong đó có khá nhiều cán bộ
chưa có thời gian phục vụ trong quân đội, nên kiến thức về quốc phòng, kinh
nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quân đội còn nhiều hạn chế. Trong khi
đó, số cán bộ đã trải qua chiến đấu, có nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh
chính trị lại giảm mạnh. Bởi vậy, việc chăm lo bồi dưỡng kiến thức quốc
phòng cho đội ngũ cán bộ nói trên là hết sức cần thiết bảo đảm nâng cao năng
23
lực lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và sự nghiệp quốc phòng trong điều
kiện mới.
Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đường lối quân sự, đường lối xây dựng
nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lựck lượng vũ trang nhân dân, xây dựng
Quân đội nhân dân Việt Nam phù hợp với điều kiện lịch sử mới. Trên cơ sở
những quan điểm cơ bản của đường lối quân sự, đường lối xây dựng nền quốc
phòng toàn dân, xây dựng Quân đội nhân dân được xác định tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Ban bí thư
và Đảng uỷ quân sự trung ương cần nghiên cứu kỹ những diễn biến mới của
tình hình thế giới và trong nước; dự báo chính xác các tình huống cơ bản liên
quan đến nhiệm vụ quốc phòng – an ninh để chỉ đạo cụ thể hoá chiến lược
bảo vệ Tổ quốc thông qua các nghị quyết chuyên đề về quốc phòng – an ninh,
xây dựng quân đội; chỉ đạo xây dựng học thuyết quân sự Việt Nam, sớm hoàn
chỉnh chiến lược tổ chức lực lượng, chiến lược trang bị, nghệ thuật chỉ đạo tác
chiến phù hợp với các loại hình tác chiến trong chiến tranh xử dụng vũ khí
công nghệ cao và tác chiến phi vũ trang chống “diễn biến hoà bình” của các
thế lực thù địch.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội.
Cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam là tổng
thể cơ cấu tổ chức và các nguyên tắc, chế độ qui định hoạt động của hệ thống
ấy để thực hiện sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với
quân đội trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, tình huống. Đổi mới, hoàn thiện cơ
chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội thực chất là tiến hành những bổ sung,
điều chỉnh, thay đổi cần thiết, hợp qui luật để tối ưu hoá việc tổ chức thực
hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội trên cơ sở nhận thức đầy đủ, đúng
đắn qui luật khách quan và thực tiễn của hoạt động lãnh đạo; phát hiện ra và
khắc phục cho được những bất cập nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện
24
sự lãnh đạo để giữ vững và tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với
quân đội, tránh chủ quan, bảo thủ,chống ách tắc, trì trệ dẫn đến làm suy giảm
hiệu lực lãnh đạo.
Trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo quân đội, ngay từ những
ngày đầu tổ chức ra quân đội, Đảng ta đã xác định cơ chế lãnh đạo của Đảng
đối với quân đội, và trong suốt tiến trình lịch sử, cơ chế lãnh đạo của Đảng
đối với quân đội không ngừng được đổi mới, bổ sung và hoàn thiện. Cơ chế
Đảng lãnh đạo quân đội đã phát huy tác dụng to lớn, tạo ra được nội lực mạnh
mẽ, thúc đẩy các tổ chức, các lực lượng nâng cao giá trị cao đẹp của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng, bản chất giai cấp công nhân Việt Nam của quân
đội lên tầm cao mới, nhất là trong xây dựng lực lượng vũ trang,tiến hành
chiến tranh cách mạng trong suốt cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, trực
tiếp đưa quân đội ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
TRước đòi hỏi của công cuộc xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng
để đánh thắng mọi kẻ thù trong chiến tranh hiện đại, ngày 15-12-1982, Bộ
Chính trị ra nghị quýet số 07-NQ/Twveef “đổi mới, hoàn thiện cơ chế lãnh
đạo của Đảng đói với Quân đội nhân dân Việt Nam, sự nghiệp quốc phòng và
chế độ một người chỉ huy trong quân đội”. Ngày 4-7-1985, Bộ Chíh trị đã ban
hành nghị quyết số 27- NQ/TW về “tiếp tục kiện toàn cơ chế lãnh đạo của
Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam và sự nghiệp quốc phòng”. Quá
trình thực hiện cơ chế 27 đã tạo nên những chuyển biến mới, tích cực trong
xây dựng Đảng, xây dựng cơ quan chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ, xây
dựng các tổ chức quần chúng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở... tạo nên
sức sống và sinh lựcmới, thiết thực góp phần giữ vững và tăng cường bản chất
giai cấp công nhân cuqr quân đội ta phù hợp với đặc điểm tình hình mới. Tuy
nhiên, quá trình thực hiện cũng cho thấy một số vấn đề về chất lượng và hiệu
quả công tác đảng, công tác chính trị còn hạn chế, chưa đáp ứng dược sự phát
25
triển của tình hình; đội ngũ cán bộ chính trị, nhất là ở cơ sở còn mỏngvà chưa
thật ổn định; chất lượng cán bộ trên một số mặt còn hạn chế, chưa theo kịp sự
phát triển của tình hình, nhiệm vụ.
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụcủa cách mạng, của quân đội trong thời
kỳ mới và nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
đã có sự phát triển mới, ngày 20-7-2005 Bộ Chính trị đã ra nghị quyết số 51
NQ/TƯ Về việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế
độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên trong
Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm không ngừng nâng cao chất lượng xây
dựng quân đội, đặc biệt là nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công
tác chính trị, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyêỵ đối, về mọi mặt của
Đảng đối với quân đội, triệt để khắc phục những bất cập nảy sinh trong quá
trình thực hiện cơ chế 27. Nghị quyết 51/ NQ-TƯ của Bộ Chính trị đã xác
định rõ ràng, cụ thể quyền và nguyên tắc lãnh đạo quân đội của Đảng; nguyên
tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống tổ chức đảng trong quân đội; xác địnhj
chế độ công tác Đảng, công tác chính trị và xác lập bộ máy công tác đảng,
công tác chính trị; nguyên tắc thực hiện chế độ một người chỉ huy gắ với
tthwcj hiện chế độ chính uỷ, chính trụ viên trong quân đội. Đây chính là bước
phát triển mới, hợp quy luật tiến trình đổi mới, hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của
Đảng đối với quân đội.
Quán triệt sâu sắc và triệt để Nghị quyết số 51 của Bộ Chính trị về tiếp
tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội trong tình hình
mới là trách nhiệm chính trị của các tổ chức, các lực lượng và mọi cán bộ,
đảng viên. Trong quá trình triển khai thực tổ chức hiện Nghị quyết, phải làm
cho mọi tổ chức, mọi lực lượng, mọi người, trước hết là lãnh đạo, chỉ huy
các cấp nhận thức sâu sắc và thống nhất quan điểm, tư tưởng cơ bản của
Nghị quyết, thấy rõ tính tất yếu khách quan của việc hoàn thiện cơ chế