Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.23 KB, 31 trang )

Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

I. Phần mở đầu:

3

1. Lý do chọn đề tài.

3

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

5

a. Mục tiêu

5

b. Nhiệm vụ

6

3. Đối tượng nghiên cứu

7


4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

7

5. Phương pháp nghiên cứu.

7

a. Nhóm nghiên cứu phương pháp lí luận

7

b. Nhóm nghiên cứu phương pháp thực tế

7

c. Nhóm nghiên cứu phương pháp thống kê toán học
II. Phần nội dung

7

1. Cơ sở lý luận

8

2. Thực trạng

9

a. Hạn chế


13

b. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan

13

3. Giải pháp, biện pháp

14

a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

14

b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện

15

c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp

23

d. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa

24

pháp

học của vấn đề nghiên cứu

III. Kết luận, kiến nghị
1.

28

Kết luận

28

2.
Kiến nghị
IV. Tài liệu tham khảo

29
31
1

Lê Thị Hiền Trang


Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội

PHẦN I
MỞ ĐẦU
2

Lê Thị Hiền Trang


Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội


1. Lý do chọn đề tài
Trong điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đã Khẳng định rõ:
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của Thiếu nhi Việt Nam do
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực
lượng hậu bị của Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; lực lượng nòng cốt trong các
phong trào thiếu nhi.
Trong chương 1 Điều 4 - Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
quy định rõ: “Đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có nhiệm vụ:
Thực hiện Điều lệ, Nghi thức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và chương
trình rèn luyện đội viên. Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan,
trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ…”.
Ngoài ra trong các văn kiện chỉ đạo, chương trình công tác Đội và phong
trào thiếu nhi, của Hội Đồng Đội các cấp đều có đề cập tới việc các tổ chức Đội
(Liên đội, chi đội) nghiêm chỉnh thực hiện Chương trình rèn luyện đội viên và việc
công nhận chuyên hiệu Nghi thức Đội, coi đây là một yếu tố không thể tách rời của
một cá nhân và tập thể Đội và chương trình rèn luyện đội viên phải được diễn ra
thường xuyên, có kế hoạch hàng tuần, hàng tháng và xuyên suốt cả năm học.
Việc thực hiện tốt chuyên hiệu Nghi thức Đội có ý nghĩa quan trọng, là một
trong những chỉ tiêu đánh giá xếp loại các cá nhân và tập thể Đội. Một tập thể hoặc
cá nhân Đội vững mạnh xuất sắc thì tất yếu phải triển khai có hiệu quả chuyên hiệu
Nghi thức Đội sâu rộng tới các đội viên thuộc liên đội mình quản lí, giúp các em
hiểu được tầm quan trọng và ý thức phải luôn phấn đấu rèn luyện bản thân trở
thành người chủ nhân tương lai của đất nước, và các em tự hoàn thiện mình.
Tuy nhiên trong thực tế ở các trường phổ thông, đặc biệt là các trường Tiểu
học các hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh nói chung và
chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu Nghi thức Đội nói riêng đôi khi còn
chưa chú trọng.


3

Lê Thị Hiền Trang


Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội

Chất lượng của một chương trình hoạt động Đội phần lớn phụ thuộc vào
người chỉ đạo nó, đó chính là các tổng phụ trách; nhưng nhìn chung lực lượng này
trong trường phổ thông đa số còn rất trẻ, mới ra trường sư phạm chưa lâu nên kinh
nghiệm còn hạn chế, chưa nắm rõ và hiểu biết hết về chương trình rèn luyện đội
viên cho nên việc thực hiện nhiều khi chưa sát sao, chưa hiệu quả, nên việc người
tổng phụ trách đội nắm rõ kinh nghiệm triển khai vấn đề này là hết sức cần thiết.
Hiện nay, Hội Đồng Đội các cấp cũng rất quan tâm đến vấn đề này, thường
xuyên mở lớp tập huấn cho các Tổng phụ trách Đội, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm
giữa các địa phương về công tác Đội, Nghi thức Đội sửa đổi, cho nên việc người
tổng phụ trách cần có kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Chương trình rèn
luyện đội viên chuyên hiệu Nghi thức Đội tại liên đội của mình là hết sức cần thiết.
Ngành giáo dục đang triển khai cuộc vận động Hai không với bốn nội dung
rất mạnh mẽ, quyết liệt, bên cạnh đó việc rèn luyện đạo đức và nhân cách của học
sinh cũng đang được quan tâm lớn; các hoạt động Đội cũng phải phù hợp làm sao
cho đảm bảo hài hoà, góp phần không nhỏ vào việc phát triển toàn diện học sinh về
đức, trí, thể, mĩ.
Trong vài năm trở lại đây Nghi thức Đội luôn có những thay đổi (còn gọi là
Nghi thức Đội sửa đổi) theo hướng tích cực, thiết thực và đơn giản hóa hơn, làm
cho đội viên dễ thực hiện, cho nên cần phải cập nhật thường xuyên các nghi thức
sửa đổi để đáp ứng với tình hình thực tế của liên đội cho phù hợp với hiện tại và
theo mẫu mà Hội Đồng Đội Trung ương ban hành.
Với quá trình làm công tác Đội tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, với
vốn tích luỹ kinh nghiệm của mình, được sự động viên, giúp đỡ, của các đồng

nghiệp, các anh chị tổng phụ trách Đội trong huyện nhà, của Hội Đồng Đội và
Phòng Giáo Dục Huyện Krông Ana, năm học 2016 – 2017. Tôi mạnh dạn đăng kí
thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này; mong góp phần tích luỹ nhỏ bé của
mình để các đồng nghiệp góp ý xây dựng, và có thể triển khai tại liên đội mình.
Rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp, Ban Giám Hiệu nhà trường

4

Lê Thị Hiền Trang


Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội

Hội Đồng Đội và Phòng Giáo Dục Huyện Krông Ana để đề tài của tôi được hoàn
thiện hơn nữa trong những năm tiếp theo.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
a. Mục tiêu
Thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thực hiện tốt 5
điều Bác Hồ dạy”; tích cực xây dựng môi trường học tập thân thiện bằng cách đẩy
mạnh hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; tạo chuyển biến tích
cực trong hoạt động thiếu nhi ở địa bàn dân cư và nhà trường; phát huy vai trò của
tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu đề tài này thực hiện chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu
Nghi thức Đội nhằm thấy rõ việc giáo dục các em là cần thiết, từ đó giáo dục các
em thông qua hoạt động Đội, làm các em đội viên hiểu rõ được tầm quan trọng của
chuyên hiệu Nghi thức Đội đối với bản thân các em.
Qua đây giúp các em tự ý thức phải luôn phấn đấu rèn luyện mình và thi đua
hoàn thành các chuyên hiệu với thành tích cao nhất.
Thông qua các hoạt động còn giúp việc giáo dục đạo đức các em một cách
hiệu quả, các em có mong muốn trở thành một người có ích cho xã hội, cho gia

đình từ đó điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình một cách phù hợp theo các
chuẩn mực của xã hội.
Tổ chức công nhận chuyên hiệu nhằm giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật, tinh
thần tập thể của đội viên học sinh, tham gia tốt các hoạt động của Đội Thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh. Đối với từng đội viên còn giúp các em có một tư thế tác
phong nhanh nhẹn, tháo vát, nhằm hoàn thiện vẻ đẹp trong con người, cả trong lời
nói lẫn hành động từ đó có ý thức vươn lên trong mọi hoạt động góp phần giáo dục
toàn diện cho học sinh.
Góp phần triển khai sâu rộng tới các em học sinh chương trình rèn luyện đội
viên chuyên hiệu Nghi thức Đội góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các hoạt
động Đội, phát triển công tác phong trào trong trường học nói chung và Trường
Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi nói riêng.
5

Lê Thị Hiền Trang


Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội

Hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,
tăng cường giáo dục truyền thống cho học thông qua các hoạt động Đội trong
trường học mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Nó không chỉ góp phần giáo dục các
kiến thức cho học sinh, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống,
thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm mà còn giúp học sinh rèn khả
năng ứng xử văn hóa.
Chúng tôi nhận thấy ở đa số các em còn rụt rè, thiếu tự tin. Kĩ năng làm việc
theo nhóm còn hạn chế, khả năng ứng xử trước các tình huống không linh hoạt. Vì
vậy việc nâng cao chất lượng hoạt động của một trong những mô hình tiêu biểu
của tổ chức Đội là cần thiết và rất quan trọng.
Ngoài ra, tiến hành nghiên cứu đề tài này còn giúp cho những anh chị tổng

phụ trách đội nắm chắc chắn hơn các kiến thức và kĩ năng Đội, Nghi thức Đội,
cách thức công nhận chuyên hiệu Nghi thức Đội.
b. Nhiệm vụ
Những nhiệm vụ về nhận thức như giúp học sinh bổ sung cũng cố và hoàn
thiện những tri thức đã học trên lớp đồng thời giúp các em có các hiểu biết mới,
mở rộng nhân sinh quan với thế giới xung quanh, cộng đồng và xã hội; tạo điều
kiện cho học sinh vận dụng tri thức vào hoạt động hằng ngày, tự biết điều chỉnh
hành vi đọa đức, lối sống cho phù hợp; giúp học sinh định hướng chính trị, xã hội,
có những hiểu biết nhất định về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống
tốt đẹp của văn hóa tại địa phương, dân tộc. Qua đó tăng thêm hiểu biết về Đảng,
Bác Hồ, Đoàn, Đội...
Những nhiệm vụ về giáo dục thái độ như từng bước hình thành cho học sinh
những tình cảm tốt đẹp trong sáng, tình bạn, tình thầy trò, tình yêu quê hương đất
nước. Qua đó giúp các em biết kính yêu và tôn trọng cái đẹp, cái tốt; bồi dưỡng
cho học sinh tính tích cực năng động, sáng tạo, sẵn sàng tham gia các hoạt động xã
hội, hoạt động tập thể của Nhà trường, vì lợi ích chung và sự trưởng thành, phát
triển của bản thân.

6

Lê Thị Hiền Trang


Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội

Những nhiệm vụ về rèn luyện kỹ năng như rèn luyện cho học sinh giao tiếp
ứng xử có văn hóa, có thói quen tốt trong học tập, lao động công ích và các hoạt
động khác; rèn cho học sinh kỹ năng tổ chức, điều khiển một hoạt động tập thể có
hiệu quả.
3. Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên
chuyên hiệu Nghi thức Đội.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu trong 2 năm học: 2015- 2016 và 2016 - 2017.
Địa bàn nghiên cứu: Liên đội Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi xã Quảng Điền,
Huyện Krông Ana, Tỉnh DăkLăk.
5. Phương Pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu.
a. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu chỉ thị hướng dẫn của Hội đồng đội về thực hiện nhiệm vụ năm
học 2014 – 2015 và 2015– 2016.
Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh về Nghi thức Đội sửa đổi.
b. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp tra cứu tài liệu
Phương pháp phân tích tổng hợp kinh nghiệm
Phương pháp toạ đàm trao đổi.
Kết hợp giữa quan sát và phỏng vấn
Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
Kiểm chứng sự đúng đắn và tính khả thi của quy trình đã đề xuất.
c. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng công thức thông kê toán học để xử lí số liệu
PHẦN II
NỘI DUNG
7

Lê Thị Hiền Trang


Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội


1. Cơ sở lý luận
Chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu Nghi thức Đội là một chương
trình quan trọng không thể thiếu của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
ngay từ khi thành lập tháng 5 năm 1941. Trải qua quá trình lịch sử phát triển 76
năm với nhiều lần sửa đổi, bổ sung, được nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học thực
hiện và triển khai thì hiện nay Hội đồng đội Trung ương là cơ quan có thẩm quyền
quyết định việc bổ sung, sửa đổi, ban hành việc thực hiện trên cơ sở nghiên cứu
đầy đủ ý kiến chính đáng của đội viên, các tập thể Đội và Hội đồng Đội các cấp.
Qua đề tài này, tôi muốn đóng góp một số biện pháp nhằm triển khai hiệu
quả hơn nữa chuyên hiệu Nghi thức Đội sửa đổi qua kinh nghiệm thực tế công tác
của tôi tại trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi. Có thể áp dụng kinh nghiệm triển
khai ở cả hai cấp học tuy nhiên người tổng phụ trách phải biết cụ thể hoá cho phù
hợp với từng cấp học khác nhau, từng trường khác nhau trong địa bàn huyện
Krông Ana và rộng hơn nữa.
Tuy đề tài này đã được rất nhiều các bậc nhà giáo, các anh chị tổng phụ trách
nghiên cứu nhưng tôi mạnh dạn thực hiện nhằm tạo hiệu quả cao nhất cho việc tiếp
thu của các em đội viên phù hợp với đơn vị, ngoài ra Nghi thức Đội viên luôn có
sự sửa đổi hàng năm nên cần phải triển khai liên tục trong Liên đội.
Như vậy có thể khẳng định đề tài này là mới và có ý nghĩa thiết thực phục
vụ cho việc xây dựng tổ chức Đội vững mạnh.
Chương trình triển khai ở các địa phương cần áp dụng cho phù hợp với tình
hình cụ thể của địa phương. Nhất là ở vùng miền khác nhau cần có những bổ sung
nội dung, yêu cầu rèn luyện…để đội viên thiếu nhi ở địa phương mình tự phấn đấu
rèn luyện đạt kết quả tốt theo yêu cầu của Trung ương nhưng đồng thời cũng đáp
ứng yêu cầu cụ thể của địa phương. Đặc biệt việc giáo dục truyền thống lịch sử và
những phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương hoặc từng dân tộc ở các vùng
miền khác nhau.
Chuyên hiệu Nghi thức Đội : Nghi thức là một phương tiện giáo dục của Đội
Thiếu niên Tiền phong với những quy định biểu hiện bằng ngôn ngữ, hình thức

8

Lê Thị Hiền Trang


Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội

tượng trưng, thủ tục, nghi lễ và đội ngũ. Nghi thức Đội góp phần mạnh mẽ vào
việc xây dựng phương pháp giáo dục toàn diện, mang nét đặc trưng của Đội. Trong
đó nổi bật là giáo dục ý thức kỉ luật, tư thế, tác phong và tinh thần tập thể cho đội
viên tạo ra vẻ đẹp tính nghiêm chỉnh và thống nhất của tổ chức Đội.
Kinh nghiệm này tập trung vào việc nâng cao chất lượng chuyên hiệu Nghi
thức Đội bao gồm: 7 yêu cầu của người đội viên, đội hình đội ngũ, nghi lễ, phần
hội (múa hát).
2. Thực trạng
Trong năm vừa qua Liên đội đã được kết quả nhất định, làm cho công tác
Đội - Sao trong trường học ngày càng sôi nổi hơn, tạo không khí vui tươi, phấn
khởi cho học sinh đến lớp, đến trường.
Anh chị Phụ trách Đội được tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng nghiệp vụ
công tác đội như : Múa, hát sân trường; hồ sơ sổ sách; nghi thức, nghi lễ....
Tham gia tốt các phong trào văn hóa, văn nghệ - thể dục, thể thao do Liên
đội đề ra.
Nhìn chung các em học sinh đều hứng thú khi tham gia vào các hoạt động
của Đội.
Bên cạnh những tiến bộ trong học tập của học sinh - kết quả giảng dạy của
giáo viên - vẫn không tránh khỏi những tồn tại cần khắc phục như các hiện tượng
sai trái trong nền nếp, thiếu động cơ thi đua học tập, chưa thật thà khiêm tốn, thiếu
tinh thần đoàn kết…dù được nhà trường nhắc nhở nhiều lần.
Tuy nhiên qua quá trình triển khai thực hiện thì đã gặp phải một số vướng
mắc hay hạn chế, làm cho chất lượng chương trình không được đảm bảo hoặc

không đảm bảo được mục đích của các chương trình đã đề ra.
Trước khi thực hiện sáng kiến: Hiểu biết và kĩ năng thực hành Nghi thức Đội
sửa đổi của học sinh còn kém và yếu. Biểu hiện cụ thể như sau:
Tiến hành điều tra như sau:
Bài kiểm tra nhận thức chung:
Phiếu Điều Tra Học Sinh
9

Lê Thị Hiền Trang


Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội

Về Việc Tham Gia Các Hoạt Động Đội TNTP Hồ Chí Minh
Câu Hỏi
1. Em thấy chương trình rèn luyện đội viên có A.

Gợi Ý Trả Lời


quan trọng với bản thân em không?
B.
2. Em thích tham gia vào các hoạt động Đội A.

Không


không?
B.
Không

3. Em không nhận xét gì về hoạt động Đội A.Không phù hợp với lứa tuổi
trường mình (hạn chế)?

B. Không hấp dẫn

C.lí do khác
4. Em gặp những khó khăn gì khi tham gia vào (tự bộc lộ)…………………….
các hoạt động Đội nói chung?

………………………………..

5. Em có đê xuất gì với cô tổng phụ trách Đội ………………………………..
về việc thực hiện các chương trình rèn luyện ………………………………..
đội viên và thực hiện tập luyện, thi nghi thức ……………………………….
Đội hàng năm ?
Bài kiểm tra kiến thức chuyên môn (về Nghi thức Đội sửa đổi)
Bài Kiểm Tra Việc Thực Hiện Chuyên Hiệu Nghi Thức Đội

(Khoanh tròn vào ô đúng nhất)
1) Theo nghi thức Đội Thiếu Niên Tiền 6) Đội hình chữ U trong nghi thức Đội
Phong, có bao nhiêu yêu cầu đối với dùng để:
đội viên

a. Nghỉ giải lao c. Sinh hoạt trò chơi

a. 6 yêu cầuc. 8 yêu cầu

b. Đốt lửa trại

b. 7 yêu cầu d. 9 yêu cầu


d. Thực hiện các nghi lễ của Đội

2)Trong đội hình hàng dọc, người chỉ 7) Khi nghe lệnh tập hợp đội hình sẽ
huy ra hiệu bằng:

triển khai về:

a. Tay trái c. Cả a, b đều đúng

a. Bên trái của chỉ huy

b. Tay phải d. Cả a, b đều sai

c. Hai phía của chỉ huy

3) Khi đang chạy đều, nếu có lệnh

b. Bên phải của chỉ huy

đứng lại thì:

d. Phía đằng sau của chỉ huy
10

Lê Thị Hiền Trang


Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội


a. Đội hình chạy chậm dần thêm 2 8) Khi chỉnh đốn đội ngũ hàng dọc,
hàng ngang, chữ U, cự ly rộng giữa 2

bước

b. Đội hình chạy chậm dần thêm 3 đội viên cùng phân đội bằng:
bước.

a. Một cánh tay trái

c. Đội hình chạy chậm dần thêm 4 c. Một cánh tay phải
bước.

b. Một khuỷu tay trái

d. Đội hình chạy chậm dần thêm 5 d. Một khuỷu tay phải
bước.

9) Khi có nhiều đội trống cùng đánh,

4) Khẩu hiệu Đội Thiếu Niên Tiền bắt nhịp cho tất cả là:
Phong Hồ Chí Minh:

a. Một trống cái trong các đội

a. Vì lý tưởng của Bác Hồ vì đại. Hãy c. Một người hô
sẵn sàng!
b. Một người có gậy điều khiển.
b. Vì Chủ nghĩa Cộng sản. Vì lý tưởng
d. Cả a, b, c đều đúng

của Bác Hồ vĩ đại. Sẵn sàng!
10)Tên bài hát được chọn làm Đội ca
c. Vì tổ quốc ã hội chủ nghĩa. Vì lý
của Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ
tưởng của Bác Hồ vĩ đại. Sẵn sàng!
Chí Minh là:
d. Vì danh dự Đội Thiếu Niên Tiền
a. Hành khúc Đội Thiếu Niên Tiền
Phong Hồ Chí Minh. Hãy sẵn sàng!
Phong Hồ Chí Minh
5) Động tác chào trong nghi thức Đội
c. Tiến quân ca
được sử dụng trong:
b. Cùng nhau ta đi lên
a. Báo cáo
d. Em là mầm non của Đảng
c. Các nghi lễ hoạt động của Đội
b. Chào cờ
d. a và b đúng
Ngoài ra tiến hành phỏng vấn, điều tra những tâm tư nguyện vọng của các
em đội viên để nắm bắt tình hình thực tế, từ đó đưa ra những hoạt động cho phù
hợp với điều kiện thực tế.
11

Lê Thị Hiền Trang


Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội

Tổng kết kết quả điều tra kết quả như sau:

Phiếu 1
70% đội viên cho rằng chương trình rèn luyện đội viên là quan trọng.
70% đội viên thích tham gia vào các hoạt động do Đội thiếu niên tổ chức.
20% đội viên cho rằng một số hoạt động không phù hợp với lứa tuổi.
18% đội viên cho rằng các chương trình không hấp dẫn khi tham gia.
15% đội viên cho rằng một số nguyên nhân khác làm em không thích như:
chương trình dài quá, một số phần không hay, thường lặp đi lặp lại, nhàm chán,
chất lượng chưa cao…
Các em có đề xuất là: nên tổ chức các chương trình thường xuyên, các thầy
cô giáo cần cho những em học lực trung bình, yếu tham gia nhiều hơn nữa, rất
mong được công nhận thêm nhiều chuyên hiệu bổ ích khác nữa.
90% đội viên mong các hoạt động Đội gắn liền với các hoạt động học tập
của các em.
Phiếu 2
Điểm dưới Trung bình: 25%
Điểm từ 5 – 7: 35%
Điểm 8 – 9: 30%
Điểm 10: 10%
Nhìn chung các em đều nhiệt tình tham gia các hoạt động Đội Thiếu Niên
Tiền Phong Hồ Chí Minh.
Ý thức tổ chức kỉ luật tốt, ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo, bạn bè.
Đều mong muốn tổ chức các chương trình rèn luyện đội viên để các em có
điều kiện tham gia hơn nữa, và được công nhận và hoàn thành các chuyên hiệu đội
viên.
Có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi.
a. Hạn chế
Kiến thức về Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh còn hạn chế, các em
chưa được tham gia nhiều vào các hoạt động.
12


Lê Thị Hiền Trang


Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội

Điều kiện gia đình cũng gây khó khăn cho các em khi tham gia các hoạt
động ngoài giờ lên lớp khi các em phải phụ giúp gia đình công việc nhà.
Liên đội chưa đa dạng các hình thức tổ chức cho các em.
Một số chương trình còn dài, chưa hiệu quả, nội dung chưa phù hợp, tổ chức
chưa hay với các em.
Đối với công tác tổ chức: nhìn chung vẫn còn mang nặng tính hình thức,
chưa chú trọng đến chất lượng thật.
Việc triển khai các chuyên hiệu đôi khi còn mờ nhạt.
Kiến thức về Nghi thức đội của học sinh còn yếu, chưa hiểu rõ các kĩ năng
của người đội viên.
b. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan có thực trạng đó :
Nguyên nhân chủ quan :
Giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác chưa nhận thức đúng về
hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, do đó chưa quan tâm đầu tư
thích đáng cho hoạt động này, giáo viên bộ môn chọn cách thức tổ chức hợp với
từng nội dung sinh hoạt để thu hút học sinh.
Đa số giáo viên không được đào tạo về lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ, bồi
dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đội trong trường sư phạm nên hiệu quả của việc
quản lý, tổ chức hoạt động này bị hạn chế.
Kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể của đa số học sinh còn yếu kém, sĩ số học
sinh trên lớp của nhà trường đông, gây quá tải cho hoạt động. Cơ sở vật chất chỉ ưu
tiên cho dạy trên lớp, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Nguyên nhân khách quan :
Cơ chế thi cử còn nặng nề, sự kỳ vọng của cha mẹ vào việc học tập của con
em nên cha mẹ quan tâm đầu tư vào học các môn để thi Đại học, Cao đẳng sau

này, xem nhẹ các môn tự chọn, các hoạt động tập thể.
Do việc tổ chức còn chưa có kinh nghiệm từ việc lên chương trình, phân
công, tổ chức thực hiện chưa có sự đồng bộ và thống nhất; mặt khác thời gian tổ
chức còn dài; chương trình chưa hấp dẫn, lôi cuốn các em tham gia.
13

Lê Thị Hiền Trang


Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội

Còn chưa có kinh nghiệm tổ chức, ít được giao lưu học hỏi, ít quan tâm tới
chương trình này.
Việc nghi thức Đội sửa đổi liên tục khiến việc cập nhật cũng khó khăn đối
với các em học sinh trong liên đội.
Trong những năm đầu Tổng phụ trách làm việc chưa có kinh nghiệm, chưa
hiểu và làm tốt công tác xây dựng tổ chức Đội đặc biệt là Đội nghi thức – Nghi lễ.
Tổng phụ trách và Ban chỉ huy Liên đội chưa nhận thấy tầm quan trọng của mô
hình này.
Các giáo viên chủ nhiệm là Phụ trách các chi đội chưa vào cuộc trong công
tác Đội, thiếu nhiệt tình trong hoạt động chung.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau, cả nguyên nhân khách quan và nguyên
nhân chủ quan đẫn đến hiệu quả công việc của việc thực hiện chuyên hiệu nghi
thức Đội còn thấp nhưng nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là nhận thức về tầm
quan trọng trong công tác Đội.
Chính và vậy yếu tố tiên quyết là người Tổng phụ trách phải nâng cao năng
lực, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác Đội, phải thật sự say mê phong trào, gắn bó
với các em đội viên, với hoạt động đội nhà trường thì những hoạt động đội mới đi
vào chiều sâu. Tổ chức đội mới thực sự vững mạnh.
3.Giải pháp, biện pháp

a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Tăng cường nâng cao bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho giáo viên Tổng phụ
trách đội và anh chị phụ trách về việc xây dựng các hoạt động hoạt động đội.
Bồi dưỡng nhiều kỹ năng hay và bổ ích cho người phụ trách.
Tạo không khí vui tươi cởi mở giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học
sinh.
Nâng cao được chất lượng hoạt động đội và công tác sinh hoạt sao nhi trong
nhà trường.
Thực hiện tốt việc thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá kết quả quá trình
tiến hành các hoạt động
14

Lê Thị Hiền Trang


Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội

b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Để thực hiện kinh nghiệm này thành công, bản thân tôi đã thực hiện theo các
nội dung sau:
b.1. Biện pháp 1: Tổng phụ trách Đội lập kế hoạch thiết kế một hoạt động
Đội hợp lí, phù hợp, khoa học :
Các bước thiết kế hoạt động có thể thực hiện như sau :
Thi Nghi thức Đội
Cách thực hiện
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Người tổng phụ trách cần tìm hiểu và nghiên cứu những chỉ thị và những
chủ trương của Hội đồng Đội cấp trên và nhiệm vụ năm học của nhà trường (do
Ban Giám Hiệu nhà trường lập kế hoạch từ đầu năm học); nắm bắt những nhu cầu
nguyện vọng của các em thiếu nhi những bài học kinh nghiệm đã thiết kế và thi

công để chọn loại hình hoạt động cho phù hợp.
Ví dụ: - Căn cứ vào công văn số 161 CT/ HĐĐ về “ Chương trình công tác
Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2016 - 2017” của Hội đồng đội huyện Krông
Ana ngày 10 tháng 09 năm 2016;
Căn cứ vào chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học
2016 - 2017 của Liên đội; Căn cứ vào kế hoạch năm học 2016 – 2017 của trường
TH Nguyễn Văn Trỗi.
Căn cứ vào các ngày lễ lớn trong năm, những ngày truyền thống của đơn vị
và địa phương để thiết kế các hoạt động
Thông thường việc triển khai các chuyên hiệu thường diễn ra theo các chủ
điểm thi đua của từng tháng mà người tổng phụ trách đã lên kế hoạch từ trước.
Chọn đội ngũ cán bộ phụ trách, cán bộ Đội có năng lực phụ trách các nội
dung khác nhau sao cho phù hợp với sở trường và điều kiện của cá nhân họ.
Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ tối đa cho các hoạt động đồng thời dự kiến
thời gian, thời điểm thích hợp. Nên mua sắm các trang thiết bị khi mà cần dùng
cho nhiều hoạt động của nhiều chương trình khác nhau.
15

Lê Thị Hiền Trang


Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội

Bước 2: Thiết kế nội dung, chương trình hoạt động
Đây là một khâu rất quan trọng, có tính quyết định cho việc thành công hay
không của việc thực hiện chương trình Rèn luyện đội viên và chuyên hiệu Nghi
thức Đội. Phải đảm bảo bám sát mục đích, yêu cầu đặt ra và phải có tính khả thi
cao.
Nội dung các hoạt động cần được chia thành các công việc cụ thể và thời
gian dự kiến.

Ví dụ: Hội thi Nghi thức Đội của Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi
Nội dung công việc
Lễ diễu hành
20 phút
Lễ chào cờ
5 phút
Lễ duyệt đội
10 phút
Thi nghi thức các chi đội
45 phút
Tổng kết trao giải, công nhận chuyên 20 phút
hiệu
Tổng kết, rút kinh nghiệm
Tổng thời gian Ngoại khoá

Thời gian dự kiến

15 phút
2 tiếng

Phân công công việc
Nội dung công việc
Văn nghệ HS
Trang trí khánh tiết
BGK
...

Phân công
đ/c ............
đ/c ...................

đ/c ...................
...

Ghi chú
(4 tiết mục)
...

Xác định những công việc thường xuyên, chủ yếu và trọng tâm.
Tiến trình công việc gắn với thời điểm cụ thể của hoạt động dó.
Khẳng định được tính thống nhất chung, tính riêng biệt của các chương
trình.
Chương trình kế hoạch hoạt động phải được lập một cách khoa học, chi tiết
đảm bảo hiệu quả cao. Đặc biệt phải cương quyết chỉ đạo, tránh tình trạng đầu voi
đuôi chuột, đánh trống bỏ dùi, sẽ làm cho các em chán nản, thiếu tác dụng giáo
dục.
16

Lê Thị Hiền Trang


Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội

Bước 3: Chỉ đạo thực hiện
Sau khi đã làm tốt công tác chuẩn bị và thiết kế nội dung chương trình kế
hoạch hoạt động thì tiến hành phổ biến vận động thực hiện. Trong quá trình thực
hiện thì trưởng ban (thường là Tổng phụ trách Đội) phải chịu trách nhiệm quán
xuyến toàn bộ công việc, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá để kịp thời
động viên, tuyên dương cũng như nhắc nhở những lệch lạc của cá nhân và tập thể
Đội. Các uỷ viên phụ trách từng phần việc phải chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức
công việc được phân công và báo cáo kịp thời diễn biến cho trưởng ban để phối

hợp thực hiện.
Lưu ý là phải chỉ đạo một cách cương quyết nội dung và chương trình hoạt
động trong thiết kế. Tuy nhiên cũng có thể có phát sinh trong quá trình thực hiện vì
vậy cần linh hoạt, sáng tạo để sử dụng và điểu chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình
hình.
Người tổ chức cần có các phương án dự phòng.
Tổng phụ trách phải thường xuyên hội ý Ban tổ chức để nắm bắt diễn biến
các hoạt động, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để thực hiện trọn vẹn nội
dung và chương trình đề ra.
Bước 4: Tổng kết, đánh giá kết quả
Sau khi một chương trình kết thúc cần phải có buổi họp bàn rút kinh nghiệm
và đánh giá kết quả, xem xét nghiêm túc những mặt mạnh và mặt yếu của công tác
tổ chức, của các đội tham gia thi, của khâu chuẩn bị, tiến hành…
Mặt khác tổng kết đánh giá kết quả cũng là để kịp thời động viên, tuyên
dương khen thưởng những Đội xuất sắc.
Tổng kết đánh giá kết quả phải khách quan, công bằng. để rút kinh nghiệm
cho những chương trình tiếp theo, tạo được khí thế của các chi đội và các cá nhân
đội viên.
b.2. Biện pháp 2: Áp dụng kiểu thiết kế chương trình Hội thi
Với kinh nghiệm tích lũy nhiều năm, theo tôi cách thiết kế Hội thi Nghi thức
Đội dưới đây là khoa học và hợp lí nhất, mang lại hiệu quả cao nhất:
17

Lê Thị Hiền Trang


Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội

Ưu điểm: Tiến trình phù hợp, đảm bảo thời gian, lôgic giữa các phần. HS dễ
tiếp thu, ban tổ chức cũng dễ dàng theo dõi quán xuyến Hội thi.

b3. Biện pháp 3: Phương pháp công nhận chuyên hiệu sau khi hoàn thành
Hội thi:
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của chương trình rèn luyện đội viên, cụ
thể là việc tiến hành công nhận chuyên hiệu Nghi thức Đội, bản thân tôi qua quá
trình thực hiện đã đúc kết được một số kinh nghiệm như sau:
Cách thực hiện
Một số quy định chung:
Việc tổ chức thực hiện và rèn luyện theo chương trình rèn luyện đội viên
phải làm thường xuyên, đội viên phải tự rèn luyện hàng ngày, luôn phải vươn cao
hơn yêu cầu của lứa tuổi, chi đội, liên đội và các anh chị phụ trách phải tổ chức các
lớp huấn luyện, hướng dẫn cụ thể những nội dung của từng chương trình.
Hiện nay Hội đồng Đội Trung Ương đã ban hành 13 loại chuyên hiệu và các
loại giấy chứng nhận để đội viên và thiếu nhi phấn đấu thực hiện hàng năm.
Các loại giấy chứng nhận:
Giấy chứng nhận đạt 13 loại chuyên hiệu
Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình rèn luyện đội viên theo lứa tuổi:
Chương trình Măng non (cho lứa tuổi từ 9 đến 11)
Chương trình Sẵn sàng (cho lứa tuổi từ 11 đến 13)
Chương trình Trưởng thành (cho lứa tuổi từ 13 đến 15)
Một số Biện pháp tiến hành triển khai kiểm tra và công nhận, giúp nâng cao
chất lượng chuyên hiệu Nghi thức Đội
Quy mô tổ chức kiểm tra công nhận là chi đội, liên đội, tiến hành kiểm tra
thứ tự từng chi đội, cần sáng tạo các hình thức kiểm tra, đặc biệt là phải gắn với
các hoạt động của Đội trong năm học như thi đua nhân ngày 20/11; Tháng Thanh
niên; hội trại Cháu ngoan Bác Hồ, ngày thành lập Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ
Chí Minh...
Sáng tạo các hình thức công nhận như:
18

Lê Thị Hiền Trang



Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội

Gắn hoa vào bảng công nhận chuyên hiệu Nghi thức Đội sau khi kết thúc
Hội thi
Công bố danh sách đạt chuyên hiệu trên hệ thống loa phóng thanh, bảng tin
Đội để tạo điều kiện phấn khởi cho đội viên phấn đấu.
Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường để công nhận chuyên hiệu cho
các em như: Hội phụ huynh (giúp đỡ vật chất); Công đoàn ( con người, chỉ đạo, tư
vấn); đoàn thanh niên (Công tác tổ chức, văn nghệ, quản lí học sinh)...
Tất cả các cuộc kiểm tra đều phải mang tính giáo dục cao dù tổ chức ở hình
thức nào, quy mô nào, địa điểm nào. Tránh tình trạng ganh đua để tạo cho các em
niềm phấn khởi, hứng thú thực hiện các chuyên hiệu tiếp theo. Việc tổ chức phải
giúp cho các em có điều kiện học tập rèn luyện từng loại chuyên hiệu theo từng
đợt, tránh việc theo ý muốn của tổng phụ trách, hoặc chạy theo số lượng mà quên
đi chất lượng của các chương trình.
Sổ sách theo dõi chương trình rèn luyện đội viên phải đảm bảo, rõ ràng,
minh bạch. Tạo niềm tin cho các em và làm các em phấn đấu hoàn thành các
chuyên hiệu tiếp theo với kết quả cao: đồng chí Tổng phụ trách phải yêu cầu mỗi
đội viên có một cuốn sổ theo dõi chương trình rèn luyện đội viên của các em, trong
đó các em theo dõi mình đã hoàn thành bao nhiêu chuyên hiệu, xếp loại như thế
nào -> các em có hứng thú khi tham gia.
Ví dụ: Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, các em đều có sổ theo dõi của
từng em, của chi đội và của liên đội.
Lồng ghép vào các chương trình lớn của trường, của ngành Giáo dục, của
địa phương. Ví dụ như qua Ngày hội Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn,
Liên đội sẽ tổ chức công nhận cho những đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội.
Trong công tác chỉ đạo và tổ chức kiểm tra nhất thiết phải gắn với công tác
thi đua công nhận danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ, công nhận chi đội vững mạnh,

hoặc các thành tích khác cuối năm học.
Nếu có thể, có điều kiện tổ chức và phong trào tốt, liên đội có thể tạm thời
ban hành các chuyên hiệu riêng cho các em phấn đấu rèn luyện:
19

Lê Thị Hiền Trang


Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội

Việc công nhận chuyên hiệu phải diễn ra trang trọng, nghiêm túc; tốt nhất là
ngay sau khi chương trình diễn ra và công bố kết quả hoặc lựa thời điểm vào các
giờ chào cờ đầu tuần.
Tổng phụ trách chuẩn bị các bảng biểu, bông hoa khác màu để các em gắn
vào, Hoa vàng: loại trung bình, hoa đỏ: loại khá, hoa xanh: loại một. sau khi công
nhận xong, nên treo tẩm bảng công nhận tại vị trí trang trọng.
Tổng phụ trách cần nắm vững các tiêu chí xếp loại chuyên hiệu Nghi thức
Đội.
Đối với liên đội Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, chúng tôi có tiêu chí cụ
thể như sau: Chuyên hiệu : “Nghi Thức Đội Viên”
Hạng ba :
- Biết hát đúng Quốc ca, Đội ca.
- Biết và hiểu rõ khẩu hiệu Đội.
- Thực hiện các yêu cầu về nghi thức Đội.
- Biết 2 bài trống nghi thức Đội : Chào cờ, hành tiến.
- Tham gia hướng dẫn Sao nhi đồng hoạt động.
Hướng dẫn giúp các đội viên bậc dưới thực hiện chương trình rèn luyện đội
viên.
Lập Bảng công nhận Chuyên hiệu rèn luyện đội viên sẵn sàng Chuyên hiệu
nghi thức Đội :

Khi kết thúc Hội thi, cần có bảng công nhận công khai, rõ ràng, minh bạch,
tránh ganh đua giữa các chi đội và đội viên trong việc xếp loại, Tôi đã thực hiện
như bảng sau:
Stt
1
...

Họ Và Tên
Nguyễn Văn A
Trần Thị B
...

Xếp Loại

Chi Đội
4C
5B
...

Loại I
*
...

20

Loại II

Loại III

*

...

...

Lê Thị Hiền Trang


Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội

Sau khi công nhận, đội phát thanh măng non, tuyên truyền măng non cũng
nên công bố danh sách các đội viên được công nhận bằng loa phát thanh để cho
các em cảm thấy tự hào, vinh dự và khích lệ các em khác.
b.4. Biện pháp 4 : Ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với Hội thi.
Để đáp ứng tình hình mới trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, Các
hội thi Nghi thức Đội nên đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình công
nhận chuyên hiệu thì sẽ có hiệu quả cao hơn.
Cách thực hiện:
Cụ thể, tôi đã thực hiện như sau:
Áp dụng phần mềm trình chiếu hiện nay là Microsoft Power Poin vào quá
trình hội thi:
+ Giới thiệu các đội tham gia Hội thi.
+ Phần bốc các đề của các đội.
+ Phần câu hỏi trò chơi khán giả.
+ Bảng xếp loại chuyên hiệu cuối buổi.
+ Phần thông báo kết quả, tổng điểm qua từng phần và cả hội thi.
Trong quá trình triển khai chuyên hiệu, tổ chức các buổi giới thiệu nghi thức
Đội với các đội chơi bằng cách thiết kế các bài trình chiếu:
+ Giới thiệu nghi thức Đội sửa đổi, kĩ năng đội sửa đổi.
+ Các bài trống (mô phỏng bằng âm thanh).
+ Cách bố trí đội hình (hàng ngang, dọc, vòng tròn, chữ U).

+ Các bài múa hát tập thể.
Phân loại thứ tự theo hạng ( hạng 1, hạng 2, hạng 3) bằng máy tính.
Đảm bảo chính xác và nhanh hơn nhiều.
b.5. Biện pháp 5: Phân nhóm học sinh theo trình độ, năng lực, kĩ năng hoạt
động tốt – không tốt để TPT Đội có những phương pháp rèn luyện hợp lí, khoa
học.

21

Lê Thị Hiền Trang


Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội

Trong qúa trình triển khai chuyên hiệu đối với các liên đội trường, sẽ bắt gặp
những đối tượng học sinh khác nhau theo từng loại. Tổng phụ trách nên phân loại
hợp lí học sinh.
Cách thực hiện:
Cụ thể tôi đã phân như sau:
Cách 1: Đội 1: Lê Văn Tám ( gồm những học sinh ý thức rèn luyện kém,
nhưng kĩ năng tốt)
Đội 2 : Võ Thị Sáu (Những học sinh ý thức ngoan, nhưng khó khăn trong
việc thực hiện các kĩ năng)
Đội 3 : Lí Tự Trọng (ngoan ngoãn, ý thức tốt, thực hiện nghiêm túc, đúng
đều).
Ưu điểm : Giáo viên có biện pháp khác nhau để giáo dục, rèn luyện tốt hơn.
Các đội hình tốt có thể được sử dụng làm đội hình nòng cốt của liên đội
trong các cuộc thi nghi thức Đội các cấp.
Áp dụng mức thang điểm phù hợp.
Hạn chế: Khó khăn khi GV thực hiện đối với các đội yếu kém.

Cách 2 : Phân đội theo chi đội:
Giáo viên quán xuyến toàn bộ công việc của lớp, rất thuận tiện.
Lưu ý : tùy thuộc đặc trưng của từng liên đội mà Tổng phụ trách áp dụng các
biện pháp phù hợp nhất.
b.6. Biện pháp 6: Áp dụng phương pháp rèn luyện thường xuyên nghi thức
Đội với toàn liên đội.
Với kinh nghiệm triển khai của bản thân qua nhiều năm, tôi nhận thấy, nểu
việc công nhận nghi thức đội chỉ dừng lại ở một Hội thi (một năm một lần) thì việc
nắm kĩ năng của học sinh không được thường xuyên và liên tục, dễ bị lãng quên, kĩ
năng thực hành kém.
Cách thực hiện:
Giáo viên Tổng phụ trách Đội cần rèn luyện nghi thức đội vào các giờ thể
dục giữa giờ của các chi đội.
22

Lê Thị Hiền Trang


Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội

Thời gian: 15 phút.
Nội dung: các kĩ năng đội, lịch sử đội, ý nghĩa kĩ năng đó...
Trong khoảng thời gian này, Tổng phụ trách Đội hướng dẫn học sinh thực
hiện duy nhất 1 kĩ năng (ví dụ động tác chào kiểu đội viên), kết hợp nếu lên ý
nghĩa của kĩ năng đó ( ví dụ ý nghĩa chào: đội viên đặt lợi ích của tổ quốc lên trên
hết, thể hiện đoàn kết...) thực hịên nhiều lần, lặp đi lặp lại. nếu 1 buổi không hướng
dẫn được thì có thể sang buổi thứ 2, thứ 3...
Một tuần có thể để 1, 2 buổi hướng dẫn nghi thức cho các em.
Ưu điểm: với cách làm này, chỉ trong vòng 1- 2 tháng, chắc chắn kĩ năng của
các em sẽ thành thục hơn rất nhiều. Các em nắm chắc hơn kiến thức, ý nghĩa...

c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Trong hệ thống công tác Đội - Sao nhi trong trường học thì Hội Đồng Đội
Huyện quản lý nhưng theo chuyên môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp thì Phòng
Giáo dục và Đào tạo Huyện quản lý. Chính vì sự quản lý đó nên tạo mối quan hệ
khăng khít với nhau.
Với Tổng Phụ Trách : Phải phục tùng sự chỉ đạo của Tổng phụ trách về các
hoạt động Đội
Với các phụ trách Chi đội khác : Tôn trọng, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm
lẫn nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Với Giáo viên chủ nhiệm và hội đồng sư phạm : Phối hợp và hợp tác giáo
dục.
Với đội viên và thiếu niên : Giáo dục hướng dẫn, hỗ trợ, tổ chức hoạt động
để thông qua đó thực hiện mục đích giáo dục
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Sau khi triển khai đề tài, áp dụng những kinh nghiệm của bản thân vào thực
hiện như trên, tôi nhận thấy việc thực hiện nghi thức Đội của Liên đội đã có
chuyển biến rõ rệt theo hướng tích cực hơn.
Nhìn chung việc thực hiện nghi thức Đội của học sinh là tốt hơn, chuẩn xác
hơn nhiều trước khi áp dụng.
23

Lê Thị Hiền Trang


Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội

Thống kê kết quả sau khi triển khai đề tài bằng hình thức câu hỏi trắc
nghiệm các nội dung như trên thu được kết quả như sau:
- Điểm giỏi: 90% (trả lời đầy đủ và đúng các câu hỏi).
- Điểm khá: 5% ( trả lời được số lượng câu hỏi từ 70 – 80%).

- Điểm trung bình : (trả lời được 50% câu hỏi): 5%.
- Chưa đạt yêu cầu: 0%.
- 99 % đội viên trả lời là yêu thích các chương trình của Đội, mong muốn
được tham gia nhiều hơn nữa các kĩ năng đội, múa hát tập thể.
Học sinh nắm chắc ý nghĩa các nghi thức.
Thích thực hành các kĩ năng hơn.
Tạo hứng thú cho các em khi tham gia các hoạt động tập thể, múa hát...
Áp dụng các biện pháp đạt hiệu quả cao hơn trong công tác đội so với trước
khi áp dụng.
Bằng hoạt động trên, trong quá trình thực hiện, tôi nhận thấy hoạt động dạy
và học trong nhà trường biểu hiện rõ những tiến bộ tích cực và đều đặn hơn.
Những hiện tượng vi phạm nề nếp ngay từ những tháng đầu năm nhất là trong học
sinh không còn tái phạm và các thái độ tiêu cực, ngại khó trong học tập từng bước
được khắc phục.
Điểm nổi bật ở đây, nhà trường đã tạo được sự tương quan gần gũi, tin cậy
lẫn nhau giữa nhà trường và các bậc phụ huynh học sinh, phong trào thi đua giữa
các khối lớp sôi động hơn, tự tin hơn và các em đoàn kết gắn bó nhau hơn.
Học sinh không còn thấy “ngại” hoạt động tập thể nữa, các em được lôi cuốn
vào những trò chơi bổ ích và lí thú.
Trải qua quá trình thực hiện tôi thấy rằng hầu hết các em đều hứng thú tham
gia, tỉ lệ thành công cao, hiệu quả cao khi tôi áp dụng các biện pháp cụ thể.

24

Lê Thị Hiền Trang


Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội

Người tổng phụ trách phải chủ động trong tất cả các khâu từ việc : lên kế

hoạch, chỉ đạo, thực hiện, cho tới việc rút kinh nghiệm cho những lần tổ chức của
các chương trình lần sau.
Một chương trình thành công nhất thiết phải có sự vào cuộc của tất cả các bộ
phận trong nhà trường: từ đoàn thanh niên, chi bộ Đảng, Ban Giám Hiệu, tổ chức
công đoàn...
Phải chú ý đến việc thời gian tổ chức hoạt động sao cho phù hợp; làm cho
học sinh tập trung cao nhất tới chương trình, như vậy tỉ lệ thành công cao hơn.
Không quên mời các đại biểu của các đơn vị khác tới dự để học hỏi và rút
kinh nghiệm.
Cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của trường mà đề ra quy mô tổ chức.
Có thể nói, kết quả thực hiện đạt mục tiêu góp phần đẩy mạnh phong trào thi
đua Dạy tốt - Học tốt, giáo dục truyền thống cho các em HS. Trong năm học vừa
qua, Đội đã hoạt động rất hiệu quả, đi đúng mục tiêu mà Đội đã đề ra.
Một số hình ảnh hoạt động trong hai năm học 2015 – 2016 và năm học 2016
– 2017 :

Tập huấn Nghi thức Đội cho Anh(chị) phụ trách cấp Liên đội
25

Lê Thị Hiền Trang


×