Tải bản đầy đủ (.pptx) (45 trang)

CHƯƠNG II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 45 trang )

CHƯƠNG II
NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ QUI HOẠCH
XÂY DỰNG VÙNG

L/O/G/O


1 Qui hoạch phát triển sản xuất
1.1 Sản xuất trong phát triển kinh tế xã hội
Qui hoạch phát triển sản xuất là tổ chức
các hệ thống sản xuất của nền kinh tế
quốc gia và kinh tế vùng.
Được thể hiện thông qua các hình thức
tổ chức lãnh thổ vùng và theo ngành.
Phân bố có kế hoạch và hợp lý các cơ sở
sản xuất là động lực phát triển của vùng,
việc phân bố này cũng ảnh hưởng đến
phân bố dân cư, lao động, xây dựng cơ
sở hạ tầng, cơ cấu cư dân vùng.


1 Qui hoạch phát triển sản xuất
1.1 Sản xuất trong phát triển kinh tế xã hội
+ Các tổ hợp địa điểm sản xuất của
vùng : Là sự tập trung các cơ sở sản xuất
của một hoặc nhiều ngành trên những khu
vực cụ thể hình thành cơ cấu sản xuất của
vùng

+ Các hệ thống địa điểm sản xuất lãnh
thổ : Tổ hợp các địa điểm khác nhau trong


vùng của một ngành sản xuất và cũng là 1
phần của tổ chức sản xuất lãnh thổ tao
thành hệ thống trên toàn quốc. Là tổ chức
không gian sản xuất theo ngành hay nhóm
ngành.


1 Qui hoạch phát triển sản xuất
1.1 Sản xuất trong phát triển kinh tế xã hội
Trong qui hoạch phát triển cơ cấu sản xuất
vùng cần chú ý:
+ Kết hợp hài hòa và hợp lý giữa tổ hợp địa
điểm sản xuất của vùng với hệ thống sản
xuất của ngành (phạm vi toàn quốc)
+ Tạo sự thống nhất, linh hoạt, thường
xuyên giữa khung phát triển các địa điểm
sản xuất cũ và sự phát triển động của sản
xuất. Nhằm tăng tính ổn định, hiệu quả
+ Xử lý hài hòa các yếu tố bên trong và bên
ngoài tác động đến sản xuất.
+ Cơ cấu sản xuất phải được xác định và
phát triển tổng hợp hài hòa cân đối phù hợp
với điều kiện riêng của vùng.


1 Qui hoạch phát triển sản xuất
1.2 Các mục tiêu và xu hướng phát triển cơ cấu sản xuất
Mục tiêu chính là phát triển tổng hợp đa ngành nhưng phải có trọng điểm dựa
trên các cơ sở :
+ Tận dụng tối đa hiện trạng các địa điểm sản xuất

+ Khai thác có hiệu quả tài nguyên, tiềm năng của vùng (hợp tác, nghiên cứu,
ứng dụng công nghệ mới).
+ Đáp ứng hài hòa yêu cầu về các cơ cấu thành phần khác (cơ cấu cư dân, hạ
tầng, tài nguyên v.v…).


1 Qui hoạch phát triển sản xuất
1.2 Các mục tiêu và xu hướng phát triển cơ cấu sản xuất
Xu hướng phát triển của sản xuất của vùng nên :
+ Hoàn thiện và mở rộng qui mô sản xuất của các cơ sở hiện có
+ Chuyển đổi cơ cấu, liên kết sản xuất để tăng tỉ lệ các ngành kinh tế thế mạnh
đặc trưng của vùng.
+ Các vùng tỉ lệ công nghiệp hóa thấp cần đẩy mạnh theo hướng mở rộng qui
mô, ngành nghề trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên, thu hút sự tập trung
của lao động dần dần giảm bớt tỉ lệ sản xuất nông nghiệp, phát triển các khu đô
thị.
+ Các vùng này cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các trung tâm, cơ sở sản
xuất công nghiệp mới để kích thích phát triển, giải quyết việc làm cho người dân,
nâng cao điều kiện sống. Chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong sản xuất nông
nghiệp tạo cơ sở hình thành các tổ hợp công nông nghiệp theo ngành.


1 Qui hoạch phát triển sản xuất
1.3 Các mối quan hệ sản xuất trong không gian
So với các quan hệ khác, quan hệ sản xuất trong không gian lãnh thổ có bán kính
xa nhất.
Sự mở rộng này do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật giao thông vận
tải, các mối quan hệ (cung cấp, hỗ trợ, tiêu thụ sản phẩm) đã trở nên rộng lớn hơn
Các ngành công nghiệp nhẹ có qui mô nhỏ thì mối quan hệ sản xuất có bán kính
nhỏ

Các ngành sản xuất công nghiệp có qui mô lớn, trình độ chuyên môn hóa cao thì
mối quan hệ sản xuất có bán kính xa hơn


1 Qui hoạch phát triển sản xuất
1.4 Qui hoạch cơ cấu và phân bố sản xuất trong vùng
Những tiền đề cơ bản cho qui hoạch cơ cấu sản xuất trong vùng:
+ Mục tiêu xã hội về phát triển quan hệ và hiệu quả sản xuất
+ Các yêu cầu của các qui luật kinh tế
+ Điều kiện kinh tế xã hội, tự nhiên của các khu vực trong vùng
* Yêu cầu về địa điểm mới hoặc mở rộng, phụ thuộc vào chủng loại, khối
lượng, công nghệ, tổ chức sản xuất.
* Những suy luận về qui mô phát triển của sản xuất công, nông nghiệp
* Các xu hướng phân bố địa điểm sản xuất của từng ngành
* Khả năng đáp ứng yêu cầu địa điểm của các khu vực trong vùng
Qui hoạch cơ cấu sản xuất và phân bố địa điểm sản xuất phải dựa trên qui hoạch
cơ cấu sản xuất và phân bố địa điểm trên toàn lãnh thổ hoặc qui hoạch hệ thống
sản xuất của các ngành nếu có.


1 Qui hoạch phát triển sản xuất
1.4 Qui hoạch cơ cấu và phân bố sản xuất trong vùng
Các ngành sản xuất công nghiệp chủ đạo theo phân vùng gồm:
+ Vùng nông nghiệp:
Cơ khí, chế tạo máy, công cụ
Công nghiệp nhẹ
Công nghiệp chế biến lương thực
+ Vùng công nghiệp
Điện tử, gia dụng và công cụ điện
Cơ khi, chế tạo máy, công cụ

Công nghiệp nhẹ
+ Vùng đô thị lớn
Cơ khí và chế tạo máy, công cụ
Công nghiệp nhẹ
Công nghiệp dệt
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm


1 Qui hoạch phát triển sản xuất
1.4 Qui hoạch cơ cấu và phân bố sản xuất trong vùng
Những nội dung cần đề cập trong định
hướng phân bố địa điểm
+ Sự phát triển bình diện sản xuất của
vùng và các bộ phận trong vùng
+ Hoàn thiện tổ chức không gian sản
xuất : chuyên môn hóa, tập trung hóa,
hợp tác hóa
+ Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ
+ Đầu tư bổ sung cần thiết


1 Qui hoạch phát triển sản xuất
1.4 Qui hoạch cơ cấu và phân bố sản xuất trong vùng
+ Khả năng và điều kiện bố trí các cơ sở mới
+ Những yêu cầu về sản xuất phải hài hòa với cơ cấu cư dân, hạ tầng, môi
trường, cảnh quan
+ Sự cân đối và hợp lý khối lượng xây dựng cơ bản trong vùng
+ Các khả năng và định hướng để hình thành và phát triển hợp lý các tổ hợp sản
xuất trong vùng.



1 Qui hoạch phát triển sản xuất
1.4 Qui hoạch cơ cấu và phân bố sản xuất trong vùng
Để hợp lý hóa các quan hệ sản xuất giữa các cơ sở sản xuất trong và ngoài vùng
cần áp dụng các biện pháp như :
+ Tập trung và liên hợp các cơ sở sản xuất hiện có vào các khu vực nhằm giảm
bớt sự rời rạc, tăng cường cơ giới hóa và tự động hóa.
+ Sát nhập, giải thể các cơ sở hoạt động không hiệu quả
+ Phân bố, xây dựng mới các cơ sở sản xuất sử dụng nguồn nguyên vật liệu địa
phương tại vùng hoặc phục vụ cho vùng khác.
+ Phát triển các cơ sở sản xuất, dịch vụ phục vụ nhu cầu của vùng


2 Qui hoạch phát triển dân cư & lao động
2.1 Dân cư và lao động trong phát triển kinh tế xã hội
Nhiệm vụ của quy hoạch vùng là :
+ Tạo ra các điều kiện không gian hợp lí nhất để phát triển lực lượng lao động và
dân cư tại những nơi họ làm việc, sinh hoạt và tại vùng lãnh thổ bao quanh;
+ Tạo nên sự nhất quán hợp lí giữa phát triển dân cư và việc làm, nhà ở và các
công trình dịch vụ của hạ tầng cơ sở xã hội và kỹ thuật.


2 Qui hoạch phát triển dân cư & lao động
2.2 Mục tiêu và xu hướng phát triển dân cư và phân bố lao động
Mục tiêu chính là phát triển về chất : nâng cao tuổi thọ con người, nâng cao điều
kiện sống (giữ tỉ lệ sinh đẻ phù hợp)
Di dân: là sự dịch chuyển của dân cư từ địa điểm này sang một địa điểm khác.
+ Di dân con lắc : người lao động di chuyển đi sang vùng khác làm việc và quay
lại với chu kỳ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, di dân này chủ yếu trong nội
vùng (từ nông thôn hoặc đô thị nhỏ vào đô thị lớn)

+ Di dân đi nơi khác : người dân di chuyển đến nơi khác sinh sống và lao động
do nơi ở mới có điều kiện sống, làm việc, môi trường, cảnh quan tốt hơn.
Di dân là một hiện tượng khách quan và cần thiết cho sự phát triển sản xuất của
nền kinh tế, nó giúp phân bổ lực lượng sản xuất một cách hiệu quả hơn


2 Qui hoạch phát triển dân cư & lao động
2.3 Qui hoạch phân bố dân cư và lao động
Qui hoạch và tạo lập mối quan hệ qua lại giữa phát triển kinh tế và phát triển
dân số sẽ giúp :
+ Dự báo phát triển dân cư trong vùng,
nguồn lao động
+ Định hướng phân bố địa điểm sản xuất
+ Qui hoạch cải tạo và phát triển cơ cấu cư
dân và các giai đoạn thực hiện
+ Qui hoạch phân bố dân cư và lao động
phải đảm bảo sự cân đối hài hòa giữa cơ
cấu dân cư và cơ cấu lao động


Thank You!
www.themegallery.com

L/O/G/O


3 Qui hoạch cơ cấu hạ tầng cơ sở
3.1 Hạ tầng cơ sở
Là toàn bộ các công trình và trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất xã hội
được tổ chức và liên kết với nhau trong một không gian nhất định. Đáp ứng yêu

cầu cung cấp dịch vụ cho nhân dân, bộ máy hành chính và các cơ sở sản xuất.
Cơ cấu hạ tầng cơ sở gồm : Hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội
Chức năng của hạ tầng cơ sở được phân thành :
Chức năng vùng : Các công trình, trang thiết bị gắn chặt với vùng chủ yếu phục
vụ cho vùng
Chức năng quốc gia, quốc tế: các công trình trang thiết bị phục vụ cho một phần
hoặc toàn quốc gia, quốc tế (đường dây điện, khí đốt, cáp quang, giao thông,
v.v…)


3 Qui hoạch cơ cấu hạ tầng cơ sở
3.2 Mục tiêu và xu hướng phát triển cơ cấu hạ tầng
Mục tiêu chính là tạo lập và phát triển hài hòa cân đối với các cơ cấu thành phần
khác trong vùng, đáp ứng toàn diện các nhu cầu của hoạt động kinh tế, nâng cao
hiệu quả lao động, thỏa mãn nhu cầu của người dân, giảm bớt sự chênh lệch
giữa thành thị và nông thôn.
Các xu hướng :
+ Đẩy mạnh tập trung hóa, chuyên môn hóa
+ Tăng cường liên kết giữa các ngành và các
lĩnh vực của hạ tầng
+ Tập trung nhu cầu sử dụng nhằm mở rộng
vùng phục vụ
+ Giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng.
+ Sự gia tăng lao động trong ngành mạnh mẽ
hơn ngành khác (đi đầu trong phát triển)


3 Qui hoạch cơ cấu hạ tầng cơ sở
3.3 Cơ cấu và mối quan hệ của hạ tầng xã hội trong vùng
Cơ cấu của hạ tầng cơ sở xã hội gồm:

+ Hành chính
+ Thương mại
+ Dịch vụ
+ Văn hóa, xã hội
+ Y tế
+ Giáo dục
+ Du lịch


3 Qui hoạch cơ cấu hạ tầng cơ sở
3.3 Cơ cấu và mối quan hệ của hạ tầng xã hội trong vùng
Các nhóm chức năng này được phân loại theo:
+ Hướng của công trình phục vụ
+ Mức độ sử dụng thường xuyên:
Phục vụ tập trung (hướng tâm)
Thời gian ngắn, đều đặn (hàng ngày)
Phục vụ phân tán (li tâm)
Chu kì (hàng năm, hàng tháng)
Không theo chu kì (hiếm hoi, nhất thời) + Bán kính phục vụ
Cục bộ
+ Ý nghĩa của sự phục vụ:
Trong vùng (bao gồm cả cục bộ)
Cho toàn dân
Ngoài vùng (bao gồm cả cục bộ và
Cho từng nhóm dân theo quy định
trong vùng)
Cho nội bộ
+ Mức độ ổn định:
Phục vụ theo phân cấp hành chính
Phục vụ không theo cấp hành chính

Phục vụ thường xuyên
Phục vụ không thường xuyên


3 Qui hoạch cơ cấu hạ tầng cơ sở
3.3 Cơ cấu và mối quan hệ của hạ tầng xã hội trong vùng
Các mối quan hệ :
a) Các mối quan hệ có vùng phục vụ do cơ cấu tổ chức hành chính:
b) Các mối quan hệ của công trình hạ tầng xã hội có vùng phục vụ không quy
định theo cơ cấu tổ chức hành chính:
c) Các mối quan hệ trong thương nghiệp, thông qua cường độ sử dụng và số
người tham dự là mối quan hệ có vị trí hàng đầu.
d) Các mối quan hệ trong dịch vụ sữa chữa của kinh tế gia đình, về hướng, bán
kính và cường độ cũng rất khác nhau và đa dạng do chủng loại dịch vụ rất rộng
lớn.
đ) Các mối quan hệ trong dịch vụ y tế cũng khác nhau giữa lưu trú chữa chạy tại
bệnh viện và khám chữa ban đầu, thông thường.
e) Các mối quan hệ trong giáo dục và đào tạo, chủ yếu phục vụ cho thanh thiếu
niên, phân bố công trình tuân thủ theo quy định cấp và bán kính phục vụ.
f) Các công trình văn hóa, cũng như các công trình giáo dục đào tạo.
g) Các công trình hành chính – chính trị có địa bàn phục vụ được quy định và
mối quan hệ trong địa bàn được phục vụ như nhau.


3 Qui hoạch cơ cấu hạ tầng cơ sở
3.3 Cơ cấu và mối quan hệ của hạ tầng xã hội trong vùng
Phân cấp nhu cầu sử dụng
Mỗi một thể loại công trình có một ý nghĩa khác nhau trong đáp ứng nhu cầu sử
dụng của con người. Cơ sở để phân cấp nhu cầu sử dụng thường xuyên và các
yếu tố khác như tính ưu tiên phục vụ, khả năng thông tin giao tiếp (đặc biệt là

giao thông, … ).
Thông thường :
Cấp 1: Nhu cầu cơ sở phạm vi hẹp (cấp thiết và sử dụng). Cửa hàng ăn uống,
trạm xăng, trường tiểu học, trung học, nhà trẻ, phòng y tế, cắt uốn tóc,v.v..
Cấp 2: Nhu cầu cơ sở mở rộng (hàng tuần). Cửa hàng bách hóa, nhà nghỉ,
phòng khám đa khoa, trường nghề,cao đẳng, rạp chiếu phim, hiệu thuốc, v.v..
Cấp 3: Nhu cầu đặc biệt phạm vi hẹp (hàng tháng). Trung tâm y tế huyện, trường
ĐH, thư viện tổng hợp, khách sạn, cửa hàng dịch vụ chuyên ngành, v.v..
Cấp 4: Nhu cầu đặc biệt mở rộng (không theo chu kì, không thường xuyên). Siêu
thị, khách sạn quốc tế, bệnh viện tỉnh, xí nghiệp, nhà thi đấu, trung tâm hội nghị


3 Qui hoạch cơ cấu hạ tầng cơ sở
3.3 Cơ cấu và mối quan hệ của hạ tầng xã hội trong vùng
Phân cấp trung tâm dịch vụ công cộng trong vùng:
+Trung tâm liên xã (tiểu vùng) có ý
nghĩa và phục vụ cho nhiều xã (hay một
phần lãnh thổ của một huyện).
+Trung tâm huyện có ý nghĩa và phục vụ
cho nhiều huyện (hay một phần lãnh thổ
của tỉnh).
+Trung tâm tỉnh có ý nghĩa và phục vụ
cho lãnh thổ của một tỉnh.
Trung tâm liên tỉnh (trung tâm miền) có ý
nghĩa và phục vụ cho địa bàn của nhiều
tỉnh.
+Trung tâm nước (thủ đô) có ý nghĩa và
phục vụ cho lãnh thổ cả quốc gia.



3 Qui hoạch cơ cấu hạ tầng cơ sở
3.4 Cơ cấu và mối quan hệ của hạ tầng cơ sở kỹ thuật trong vùng
Giao thông và thông tin liên lạc:
Cần phải có một mạng lưới giao thông đồng bộ và thuận tiện để liên kết các hoạt
động kinh tế - xã hội của các điểm dân cư, các ngành sản xuất trong vùng, mạng
lưới ấy bao gồm:
+Giao thông đường bộ.
+Giao thông đường sắt.
+Giao thông hàng thủy.
+Giao thông đường hàng không.
+ Mạng lưới thông tin liên lạc.
Trên cơ sở quy mô và mối quan hệ của
vùng, mạng lưới giao thông còn phân loại
theo:
+Giao thông gần.
+Giao thông vùng.
+Giao thông xa.


3 Qui hoạch cơ cấu hạ tầng cơ sở
3.4 Cơ cấu và mối quan hệ của hạ tầng cơ sở kỹ thuật trong vùng
3.4.2. Năng lượng.
Để thỏa mãn nhu cầu năng lượng của các cơ
sở và hình thức sử dụng trong vùng, các điểm dân
cư đô thị và nông thôn cần phải được tiếp nối vào
các hệ thống và mạng lưới cấp năng lượng của
vùng, của quốc gia hay quốc tế.
Trong tổ chức quy hoạch các mạng lưới và
công trình cung cấp năng lượng khi phân bố địa
điểm và tính toán khối lượng phải xam xét trên

lãnh thổ toàn vùng.
Để có hiệu quả kinh tế và sử dụng, quy hoạch
và thiết kế các mạng lưới công trình năng lượng
trong vùng cần phải có sự kết hợp hợp lí với quy
hoạch và phát triển các lĩnh vực, các ngành, các
cơ cấu thành phần khác của vùng.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×