Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA THƯƠNG HIỆU ĐIỆN THOẠI OPPO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 35 trang )


MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………….…......
1. Giới thiệu đề tài………………………………………………………….
2. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………….
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài……………………………………………
4. Các phương pháp sử dụng trong đề tài…………………………..………
I. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU OPPO………………………………
1. Sứ mệnh…………………………………………………………………..
2. Tầm nhìn…………………………………………………………....…….
3. Phân tích mô hình SWOT…………………………………………………
II.
CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SMARTPHONE OPPO TẠI
VIỆT NAM…………………………………………………………..
1. Mục Tiêu Marketing………………………………………………………
2. Thị Trường Mục Tiêu…………………………………………………….
3. Định Vị……………………………………………………………………
4. Chương Trình Marketing hỗn hợp (4P)………………………………….
a) Sản phẩm…………………………………………………………………
b) Giá………………………………………………………………….……..
c) Phân phối…………………………………………………………………
d) Xúc tiến……………………………………………………………………
III.
ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ GÓP Ý SỬA ĐỔI………………………..
KẾT LUẬN………………………………………………………………….

LỜI MỞ ĐẦU
2

2


2
4
5
6
6
11
11
12
14
14
14
15
17
17
19
19
20
33
34


OPPO là một “tân binh” chỉ mới gia nhập vào thị trường Việt Nam vào cuối
năm 2012 nhưng chỉ 4 năm sau đó, thị phần của Oppo đã tăng nhanh một cách
chóng mặt. Theo thống kê năm 2015, thị phần của Oppo đã chiếm đến 10% thị
trường điện thoại smartphone sử dụng hệ điều hành Android (Chỉ đứng sau mỗi
ông lớn Samsung).
Với triết lý phát triển bền vững và mong muốn nâng cao trải nghiệm của người
tiêu dùng, OPPO đã không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm. Các dòng sản
phẩm có sự cải tiến mạnh mẽ về thiết kế, camera selfie và màn hình, đáp ứng đúng
tâm lý thích sản phẩm đẹp thời thượng, tinh tế, nhu cầu selfie và giải trí ngày càng

cao.
1.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Khoảng dăm bảy năm trước, Nokia luôn là cái tên làm mưa làm gió trên thị
trường di động tại Việt Nam. Dẫn đầu thị phần trong nhiều năm, người Việt luôn
biết đến Nokia với cảm quan thương hiệu có độ bền cao & giá tốt.
Tuy nhiên, sau khi bị Samsung vượt qua vào đầu năm 2012, đặc biệt là sau khi bán
mảng di động cho Microsoft năm 2013, thương hiệu điện thoại Nokia dần lu mờ và
biến mất.
Thị phần di động của Microsoft nhanh chóng lao dốc sau khi thâu tóm Nokia, từ
hơn 26% năm 2014, xuống 15,5% năm 2015.
Năm 2013, khi Nokia bán mảng di động cho Microsoft thì Oppo cũng bắt đầu xuất
hiện ở Việt Nam. Bằng chiến lược gia nhập thị trường tốt, thương hiệu Trung Quốc
này đã có bước tăng trưởng rất nhanh chóng.
Trong vòng 3 năm, từ 2014 đến 2016, thị phần của Oppo từ vỏn vẹn 7% đã tăng
lên 15,1% (2015) và đạt 21,8% thị phần sau 5 tháng 2016.
Một điểm đáng quan tâm, đó là thị trường di động Việt Nam trong 3 năm
qua vẫn tăng trưởng đều đặn. Năm 2015, thị trường tăng trưởng hơn 30%, từ 9,8
triệu máy lên gần 13 triệu máy. Từ đó, có thể thấy Oppo đã phát triển mạnh như
thế nào. Con số 15,1% thị phần năm 2015, tương đương với gần 2 triệu điện thoại
Oppo đã được bán ra tại Việt Nam.
Có lẽ Microsoft/Nokia là nạn nhân lớn nhất của Oppo tại Việt Nam. Đây là hệ quả
của vụ thâu tóm không đi đến đâu giữa Microsoft và Nokia. Kết quả là cả mảng
smartphone và feature phone của doanh nghiệp này đều thất bại và dần biến mất
3


khỏi thị trường. 5 tháng đầu năm 2016, thị phần di động tại Việt Nam của

Microsoft chỉ còn chưa đầy 5%.

4


Thị phần các thương hiệu trong thị trường smartphone Việt Nam từ 2014
Tháng 5/2016 (số liệu theo GfK)
2.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Công nghệ đã khiến nhiều ngành thay đổi chóng vánh. Và đương nhiên, bản
thân ngành công nghệ cũng đổi thay nhanh hơn bao giờ hết. Ngành di động cũng
không nằm ngoài quy luật đó.
Chỉ trong vòng 3 năm, thứ hạng các thương hiệu trên thị trường di động Việt Nam
đã thay đổi nhanh chóng.
Theo thống kê từ GFK, ngôi vương thị phần di động tại Việt Nam vẫn thuộc về
Samsung. Thương hiệu đến từ Hàn Quốc ngày càng tỏ ra vượt trội các đối thủ khi
tiếp tục mở rộng thị phần, tăng từ hơn 30% năm 2014 lên xấp xỉ 35% trong 5 tháng
đầu năm 2016.
Tuy nhiên, vị trí số 2 là mới là tâm điểm của cuộc cạnh tranh, khi chứng kiến "tân
binh" OPPO vượt mặt Microsoft (thương hiệu smartphone Lumia, trước đây là
Nokia). Mấu chốt nằm ở chỗ, kết quả đã sớm ngã ngũ chỉ sau 3 năm Oppo vào
Việt Nam và Nokia về tay Microsoft.

5


Thị phần di động bao gồm cả điện thoại cơ bản và smartphone. Nguồn: GFK.
3.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Oppo "mạnh vì gạo, bạo vì tiền", kết hợp với 1 chiến lược marketing rất khôn ngoan

OPPO là một “tân binh” chỉ mới gia nhập vào thị trường Việt Nam vào cuối
năm 2012 nhưng chỉ 4 năm sau đó, thị phần của Oppo đã tăng nhanh một cách
6


chóng mặt. Theo thống kê năm 2015, thị phần của Oppo đã chiếm đến 10% thị
trường điện thoại smartphone sử dụng hệ điều hành Android (Chỉ đứng sau mỗi
ông lớn Samsung)
Vì vậy mục tiêu nghiên cứu đề tài này được thực hiện để lý giải cho sự gia nhập
thành công của Oppo vào thị trường Việt Nam từ đó rút ra bài học để giúp cho các
doanh nghiệp học hỏi về phương pháp truyền thông marketing của OPPO.
4.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG BÀI

4.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
-

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết
Phương pháp sơ đồ
Phương pháp nghiên cứu lịch sử
4.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

I.


Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU OPPO

Trước smartphone, OPPO là ai? Trước khi chính thức lấn sân sang thị trường
smartphone vào tháng 4-2013 thì Oppo đã là một thương hiệu có danh tiếng nhờ
các sản phẩm MP3, MP4, đầu đọc đĩa DVD, Blu-ray. Rất nhiều mẫu đầu đĩa của
OPPO đã trở nên phổ biến và rất được ưa chuộng, có chỗ đứng vững chắc tại các
thị trường khó tính nhất thể giới như Mỹ và châu Âu.
OPPO Electronics Corp. (với tên thương hiệu là OPPO - Camera Phone) (trước là:
OPPO - Smartphone) là nhà sản xuất thiết bị điện tử Trung Quốc, có trụ sở đặt tại
Đông Hoản, Quảng Đông. OPPO cung cấp một số sản phẩm chính như máy nghe
nhạc MP3, Tivi LCD, eBook, DVD/Blu-ray và điện thoại thông minh.
Đây là một hãng điện thoại vừa mới chân ướt chân ráo bước vào chiến trường điện
thoại thông minh ở Việt Nam, là một thương hiệu non trẻ mới xuất hiện, hơn nữa
lại là một thương hiệu đến từ Trung Quốc nhưng tại sao Oppo không đứng bên
cạnh những thương hiệu điện thoại như HKPhone hay Gionee,.. mà lại đường
hoàng được đặt ra bàn cân cùng những cái tên đình đám như Apple, Samsung hay
LG,..? Không thể nói tất cả đều là sự may mắn cho Oppo vì trong thực tế Oppo gặp
rất nhiều rào cản khi bản thân là một thương hiệu đến từ Trung Quốc, phải đối diện
với những thành kiến của người tiêu dùng Việt Nam.

7


OPPO luôn mong muốn cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm trên thiết bị
di động tốt nhất thông qua thiết kế tinh tế và công nghệ thông minh. OPPO bắt đầu
kỷ nguyên của “selfie beautification” – hiệu ứng chỉnh sửa ảnh selfie, và là thương
hiệu đầu tiên ra mắt điện thoại thông minh với camera 5MP và 16MP. OPPO cũng
là thương hiệu đầu tiên giới thiệu máy quay có động cơ, tính năng Ultra HD và

công nghệ 5x Dual Camera Zoom. Loạt sản phẩm Selfie Expert F của OPPO được
tung ra vào năm 2016 đã đưa ra xu hướng selfie trong ngành điện thoại thông
minh.
Trong năm 2016, OPPO đã được xếp hạng là thương hiệu điện thoại thông minh số
4 trên toàn cầu, theo IDC (international data corporation). Và hiện nay, OPPO
cung cấp trải nghiệm chụp ảnh điện thoại thông minh tuyệt vời cho hơn 100 triệu
người trẻ trên khắp thế giới.
OPPO được rất nhiều người nổi tiếng ở các khu vực tham gia quảng bá cho sản
phẩm. Tại Việt Nam, các ngôi sao nổi tiếng quảng bá cho OPPO gồm có Tóc Tiên,
Isaac và đặc biệt là Sơn Tùng M-TP, người quảng bá cho ba điện thoại thông minh
đó là Neo 5, Neo 7 và F1s. Oppo còn là nhà tài trợ cho một trong những chương
trình thực tế hàng đầu của Việt Nam, The Face Vietnam.
Gần đây, nó cũng đã giành được quyền bảo trợ đội cricket Ấn Độ trong giai đoạn
2017-2018.
*Kinh doanh toàn cầu của OPPO

8


OPPO không ngừng theo đuổi công nghệ mới và các tiêu chuẩn phần cứng
cao cấp bằng việc cung cấp cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất thông qua
thiết kế tinh tế và công nghệ thông minh
Từ khi thành lập vào năm 2004, OPPO liên tục phấn đấu cung cấp những hệ tư
tưởng đến các khu vực trên toàn cầu. Sau khi tiến vào thị trường điện thoại di động
trong năm 2008, OPPO đã bắt đầu mở rộng vào các thị trường quốc tế vào năm
2010 và chính thức mở doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên của mình vào tháng 4
năm 2010 tại Thailand. OPPO cung cấp các thiết bị điện tử di động và sản phẩm
công nghệ trên hơn 20 quốc gia trong đó có Hoa Kỳ, Trung Quốc, Úc và nhiều
quốc gia trong khu vực Châu Âu, Đông Nam Á, Nam Á, Trung Đông và Châu Phi.
Hiện nay, OPPO đã có mặt tại 21 thị trường trên toàn thế giới. (OPPO China,

OPPO Myanmar, OPPO Philippines, OPPO Malaysia, OPPO Vietnam, OPPO
Thailand, OPPO India, OPPO Sri Lanka, OPPO Pakistan và OPPO Bangladesh chi
nhánh tại các khu vực của OPPO, cung cấp những sản phẩm thiết kế riêng cho khu
từng khu vực.
OPPO Digital là một chi nhánh hoạt động độc lập của OPPO. Thành lập năm 2004,
nó có trụ sở ở Mountain View, California, Mỹ.)
Từ khi bắt đầu, OPPO luôn không ngừng bức phá các giới hạn và liên tục mở rộng,
phát triển các thị trường mới với mục tiêu làm cho sản phẩm của chúng tôi dễ dàng
đến với người dùng trên toàn cầu, chúng tôi luôn tìm kiếm những giá trị tốt nhất
khi cung cấp những sản phẩm và dịch vụ của mình cho khách hàng.
*Văn hoá và triết lý

9


Tại OPPO, chúng tôi tin rằng sự đổi mới sẽ thay đổi tất cả, làm mới và tạo ra
những sản phẩm có hiệu quả giúp cho cuộc sống trở nên đơn giản. Văn hoá công ty
OPPO luôn đặt sự cam kết của mình để phục vụ những người hâm mộ, để phát
triển và cung cấp những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng, thông qua việc tiếp
nhận cởi mở những phản hồi của khách hàng.
Triết lý thương hiệu OPPO được tóm tắt trong cụm từ "Nghệ thuật của công nghệ".
Triết lý mang những nguyên tắc kinh doanh của sự trung thực, đạo đức và chính

10


trực. OPPO thực hiện quyết tâm của mình để không chỉ làm đúng, mà còn phải làm
điều đúng trong bất kì tình huống nào.
OPPO lấy cảm hứng từ khách hàng của mình, phát triển sản phẩm dựa trên những
phản hồi cả về phần cứng và trải nghiệm của người dùng. OPPO đã xây dựng chiến

lược để phát triển thị trường điện thoại thông minh, liên tục cập nhật firmware
cũng như là mở rộng phạm vi và dịch vụ trên toàn cầu
OPPO liên tục phấn đấu để tạo những bước đột phá, nắm bắt xu hướng giới trẻ đó
là thiết kế thanh lịch, trải nghiệm người dùng tiện lợi, phát triển sản phẩm dựa trên
nhu cầu người dùng, chất lượng dịch vụ, phục vụ khách hàng đó chính là thái độ
thể hiện của việc theo đuổi không ngừng để hoàn thiện
*R&D và sản xuất

Chiếm diện tích 4000km2 với hệ thống các phòng thí nghiệm tiên tiến nhất
cùng 15 dây chuyền sản xuất SMT. Các trung tâm R&D của Oppo bao gồm 10 bộ
phận, được đặt tại Shanghai, California, Shenzhen và Dongguan. Có hơn 1000 kỹ
sư R&D giàu kinh nghiệm đang làm việc trong các lĩnh vực thiết kế công nghiệp,
phần cứng, phần mền, thiết kế cơ khí…và hơn 400 đội ngũ nhân viên Q&C trình
độ cao. Nguồn tài nguyên và đội ngũ nhân viên đa quốc gia với nhiều đam mê đã
giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu và phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng
vùng. Trong những năm vừa qua, Oppo đã cho ra mắt12 dòng sản phẩm 4G, trong
11


đó phải kể đến 3 dòng smartphone hàng đầu Find 7, N3 và R5 đang nổi bật tại thị
trường Việt Nam hiện nay.
Với năng lực R&D độc lập, do chính OPPO thiết kế, phát triển, sản xuất, tiếp thị và
bán hàng, toàn quyền kiểm soát chuỗi cung ứng. Để đảm bảo sản phẩm từ các nhà
máy đến tận tay của khách hàng với chất lượng cao nhất. Điều này đảm bảo năng
lực sản xuất của OPPO, đảm bảo rằng chỉ những sản phẩm chất lượng tốt nhất mới
có thể đến được tay người dùng. Công ty hoạt động theo các tiêu chuẩn đảm bảo
chất lượng cao nhất được dánh giá nghiêm ngặt bởi các chứng nhận khoa học
chuyên môn.
Một phần quan trọng trong chiến lược của OPPO là thiết lập các đối tác quốc tế lâu
dài có ảnh hưởng và toàn cầu như Qualcomm để đảm bảo rằng OPPO luôn có

những nguồn lực và linh kiện tiên tiến và chất lượng cao nhất.
Vậy đâu là nước cờ hay dẫn đến thành công cho Oppo? Sau đây chúng ta sẽ
cùng đi tìm một phần lời giải thông qua phân tích chiến lược Marketing của họ cho
các dòng sản phẩm điện thoại thông minh để thâm nhập thị trường tại Việt Nam –
một trong những thị trường có tiềm năng phát triển.
1. Sứ Mệnh
Sứ mệnh của Oppo là đem đến những trải nghiệm thú vị thông qua những thiết kế
tinh tế và thông minh. Oppo không ngại thử nghiệm những điều mới mẻ và suy
nghĩ táo bạo hơn để thiết kế ra những sản phẩm để phục vụ cho con người với
những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và quan trọng là những công nghệ
đó mang tính thực dụng và hữu ích cho cuộc sống của con người .
“Sứ mạng của chúng tôi là chuyển trao những sản phẩm kỹ thuật số được thiết kế
hiện đại và thông minh nhất tới những người tiêu dùng”- OPPO
2.Tầm Nhìn
Với trọng tâm là thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á, OPPO muốn qua mặt các
gã khổng lồ như Apple, Samsung tại quê nhà cũng như mọi nơi khác.

12


Ông Henry Tang - Giám đốc bán hàng khu vực của OPPO đã nói: “ Chúng tôi sẽ
chiếm ưu thế trên thị trường toàn cầu”.
3.Phân Tích SWOT
Điểm mạnh (Strengths)
-

-

Nguồn lực về nhân sự, lao động con
người dồi dào

Có kinh nghiệm trong việc sản xuất sản
phẩm chất lượng cao, không giảm chất
lượng để tiết kiệm chi phí
Có tham vọng, biết cách tiếp cận thị
trường khi Việt Nam và Trung Quốc có
những điểm tương đồng về văn hóa
Oppo được chứng nhận và công nhận ở
nhiều quốc gia
Cơ hội ( Opportunities )
Chất lượng điện thoại tương đương trong
khi giá thành lại thấp hơn so với những
sản phẩm cùng phân khúc đối thủ
Nhiều dòng smart phẩm phục vụ nhiều
phân khúc khách hàng
Hệ thống phân phối rộng, có nhiều đối tác
ở Việt Nam
Sự nở rộ của thị trường smartphone ở
Việt Nam

Điểm yếu (Weaknesses)

-

Là thương hiệu điện thoại mới nên chưa
có tin tưởng của khách hàng Việt Nam
- Nguồn vốn, tài chính đầu tư cho lĩnh
vực điện thoại là không dồi dào như các
hãng điện thoại lớn

Thách thức (Threats)

-

Phải tìm chỗ đứng trên thị trường trước
các ‘ ông lớn’ như Apple, Nokia, HTC,
Samsung,…
Tâm lý nguời Việt Nam không thích dùng
hàng Trung Quốc
Chịu áp lực lớn từ phía cung cấp linh kiện
là Samsung



Chiến lược S-O

-

Oppo có tham vọng, biết cách tiếp cận thị trường, đồng thời có kinh nghiệm
trong việc sản xuất sản phẩm chất lượng cao, không giảm chất lượng để tiết
kiệm chi phí. Từ đó, tạo ra được nhiều dòng sản phẩm điện thoại có chất
lượng tương đương, song giá thành lại thấp hơn so với dòng sản phẩm cùng
phân khúc của đối thủ.
Khá thành công trên thị trường Trung Quốc, với uy tín của mình Oppo thiết
lập mối quan hệ hợp tác với nhiều đối tác tại Việt Nam, đã và đnag dần gia
tăng hệ thống phân phối rộng khắp Việt Nam. Như vây, người tiêu dùng sẽ
dễ dàng nhận diện được sản phẩm đang được bày bán tại nhiều nơi, kích
thích sự tò mò của người tiêu dùng.

-




Chiến lược S-T
13


Việc thành công tại thị trường Trung Quốc cũng như một số quốc gia khác, Oppo
biết cách tiếp cận thị trường, từ đó tạo đuoự nền tảng cho việc hình thành và phát
triển chỗ đứng bền vững của mình trước các đối thủ cạnh tranh.
-

Oppo có kinh nghiệm sản xuất sản phẩm chất lượng cao với chi phí thâp.
Điều này đánh thẳng vào tâm lý của người tiêu dùng Việt là thường ưa
chuộng sản phẩm tốt, tính năng cao nhưng giá vừa phải



Chiến lược W-O

Với hệ thống rộng cũng như có nhiều đối tác tại Việt Nam, sẽ khiến thương hiệu
Oppo còn khá mới được người tiêu dùng Việt biết đến nhiều hơn. Đồng thời, sản
phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh hơn, các chế độ hỗ trợ, bảo hành cho khách
hàng cũng dễ dàng thuận lợi hơn


Chiến lược W-T

Tại Việt Nam, Oppo là thương hiệu mới, chưa có chỗ đứng bền vững cùng vơi
staam lý người tiêu dùng về hàng Trung Quốc-họ thà bỏ ra một số tiền tương
đương để mua sản phẩm của thương hiệu có uy tín hơn là mua hàng Trung Quốc.
Vì thế, khi bươc chân vào Việt Nam, Oppo đã khẳng định uy tín, chất lượng của

mình với dòng sản phẩm cao cấp, về sau mới mở rộng dần dòng sản phẩm trung
cấp như dòng giá rẻ.
Oppo cũng đã giảm bớt được áp lực từ phía nhà cung cấp linh kiện Samsung, bởi
công ty công nghệ toàn cầu Lair d đã thành lập nhà máy sản xuất linh kiện điện
thoại di động thông minh tại khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh vào ngày
11/06/2014- nhà máy đầu tiên cho hãng Oppo tại Việt Nam.

II.

CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SMARTPHONE OPPO TẠI
VIỆT NAM

1.Mục Tiêu Marketing
- Tạo danh tiếng và hình ảnh tốt với khách hàng , thuyết phục người dùng thế giới
rằng những sản phẩm của OPPO là những sản phầm mang tầm vóc quốc tế
- Giảm chi phí giành lại khách hàng
14


- Tăng khả năng cạnh tranh
- Thâm nhập thị trường tại Việt Nam, mở rộng thị phần kinh doanh sản phẩm
2.Thị Trường Mục Tiêu
Chìa khóa cho chiến lược tiếp thị của Oppo là việc tập trung vào giới trẻ có niềm
yêu thích với công nghệ, đam mê khám phá. “Người mới” Oppo có thể chiếm
khoảng 8% thị phần sau vỏn vẹn hơn 1 năm chinh chiến vì nó tạo ra các sản phẩm
hướng tới từng phân khúc mục tiêu là phân khúc điện thoại tầm trung và cao cấp
với những USP (Unique Selling Point) rõ ràng.

( Bảng thị phần di động Việt Nam năm 2014 – Dữ liệu từ IDC)
3.Định Vị

Oppo mong muốn người tiêu dùng nhớ đến những gì về thương hiệu và sản phẩm
của họ? Oppo chia hình ảnh về thương hiệu của họ thành 2 mảng với giọng điệu
khác nhau: 1 bên họ lồng sự hài hước và vui vẻ bên cạnh việc giới thiệu sản phẩm,
1 bên OPPO lại nhảy sang tiếp thị mang ý nghĩa xã hội (cause-related marketing).
+ Giọng điệu hài hước, trẻ trung, sáng tạo trong những quảng cáo với sự góp đại
diện của Sơn Tùng MTP là nam châm hút được sự quan tâm chú ý của giới trẻ và
15


cũng là những khách hàng hiện tại và tiềm năng của Oppo.Tuy nhiên vì họ trẻ và
số lượng lớn trong số đó chưa có khả năng tài chính và để ra quyết định mua, họ
phải tham khảo ý kiến của người “ có thẩm quyền” như các phụ huynh chẳng hạn.

+ Giọng điệu trầm lắng mang màu sắc đạo đức xã hội đã phần nào giúp cho Oppo
ghi điểm trong mắt của những đối tượng khó tính, những người có tuổi, những bậc
phụ huynh. Phần lớn những đối tượng này là những người có tầm ảnh hưởng lớn
tới quyết định sử dụng điện thoại của con cháu. Trong chiến dịch quảng cáo ‘Làm
cha cần cả đôi tay’ nhằm khuyến khích các ông bố dành nhiều thời gian cho con
hơn là việc sử dụng điện thoại.

Việc sản xuất nhiều mẫu quảng cáo với chủ đề và giọng điệu khác nhau trong thời
gian ngắn có thể hủy hoại một thương hiệu, đơn giản bởi vì khách hàng mục tiêu
không thể tìm ra được đâu là điểm nổi bật, đâu là ‘tính cách’ đặc biệt của thương
hiệu để họ cảm thấy gắn kết.
Oppo cũng định vị cho sản phẩm của mình với những USP rõ ràng cho từng dòng,
nhờ đó đã thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng.

16



Sản phẩm đầu tiên hãng này giới thiệu chính là Oppo Find 5, chiếc điện thoại
được định vị là smartphone sở hữu màn hình Full HD có giá rẻ nhất Việt Nam.
Thực tế, mức giá công bố khi đó của sản phẩm này cũng khá hấp dẫn so với các
đối thủ nổi tiếng cùng phân khúc như Xperia Z (Sony) hay Butterfly (HTC); và đã
ngay lập tức thu hút được sự chú ý của thị trường dù OPPO chưa phải là một
thương hiệu mạnh.
Oppo N1, chiếc điện thoại đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được định vị là
smartphone có camera quay 206o dành riêng để chụp hình “tự sướng”. Nhằm
hỗ trợ cho tính năng này, N1 được trang bị một camera độ phân giải lên đến 13MP
và có thể xoay tròn 206o. Ngoài ra, người mua N1 còn nhận được một thiết bị điều
khiển camera từ xa O-click cho phép họ “tự sướng” mà không phải cầm chiếc điện
thoại trên tay.
OPPO cũng tung ra Oppo Find 7, sản phẩm được quảng bá là chiếc smartphone
đầu tiên sở hữu màn hình có độ phân giải 2K tại Việt Nam và Oppo R5 là
smartphone Full HD mỏng nhất thế giới.
Có thể nói, gần như đối với mỗi sản phẩm được OPPO tung ra, hãng này đều định
vị được ít nhất là một USP để tạo sự khác biệt. Bên cạnh khả năng tài chính để
thực hiện những hoạt động quảng bá rầm rộ, chiến lược phát triển sản phẩm có
USP rõ ràng là yếu tố quan trọng giúp OPPO thu hút được người dùng Việt. Theo
thông tin OPPO công bố vào cuối năm 2013, mỗi tháng hãng này có tốc độ tăng
trưởng sản phẩm tiêu thụ đạt 100% tại thị trường Việt Nam.
Có thể thấy, sử dụng USP để định vị sản phẩm là rất quan trọng khi doanh nghiệp
phải đối đầu trực diện với các đối thủ. Ở những lĩnh vực cạnh tranh gay gắt, vòng
đời sản phẩm ngắn mà công nghệ lại na ná nhau như điện thoại di động, USP càng
quan trọng vì giúp sản phẩm tạo khác biệt rõ ràng trong mắt người tiêu dùng.

4.Chương Trình Marketing hỗn hợp (4P)
Để thực hiện những ý định và mục tiêu đã đề ra, Oppo đã mạnh tay tấn công thị
trường với những chiến lược Marketing hỗn hợp táo bạo .
a)


Sản phẩm (Product)

17


*Chiến lược sản phẩm : OPPO tạo ra nhiều dòng sản phẩm chuyên biệt cho từng
nhóm khách hàng mục tiêu.
*Nhãn hiệu : Oppo đặt tên cho sản phẩm theo cách kết hợp bao gồm tên nhãn hiệu
của doanh nghiệp và tên nhãn hiệu riêng của sản phẩm. Kiểu đặt tên này sẽ vừa
mang được uy tín của doanh nghiệp cho các loại sản phẩm, vừa tránh được ảnh
hưởng xấu cho các loại sản phẩm khác nếu một loại bị thất bại.
*Quyết định thiết kế sản phẩm :
Sản phẩm thiết kế đẹp mắt : kết hợp giữa sự trẻ trung và sang trọng
Cấu hình cao,màn hình cảm ứng với độ nhạy tốt độ phân giải màn hình
cao
• Dễ dàng sử dụng với hệ điều hành Android và đặc biệt là hệ điều hành
của OPPO tự thiết kế rất dễ sử dụng và thân thiện
• Tạo sự riêng với dòng điện thoại có điểm nhấn
Oppo R7 với khung máy tạo bằng kim loại nguyên khối vỏ máy nhìn đẹp góc cạnh
và rất sang trọng thiết kế này đã được Iphone sử dụng nhưng OPPO vẫn tạo được
dấu ấn riêng



Thiết kế siêu mỏng

OPPO N3:camera xoay 206o độc đáo
18





Thiết kế bao bì: OPPO áp dụng vỏ hộp đựng điện thoại rất nhỏ gọn và đẹp
mắt tạo đc điểm nhấn cho dòng sp
Vỏ hộp OPPO với hình tam giác độc đáo

*Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm tư vấn khách hàng
Ngay trên website, Oppo khẳng định khách hàng là cốt lõi kinh doanh của Oppo và
làm họ thỏa mãn là tiền đề cho sự tồn tại của công ty. "Sản phẩm OPPO được đồng
phát triển với khách hàng, phản hồi của khách hàng đóng vai trò lớn trong cả phát
triển phần cứng và phần mềm".

19


Chỉ cần đọc qua nhiều chủ đề trên diễn đàn, có thể thấy OPPO chủ động phản hồi
và tương tác với khách hàng ở mức độ mà các "ông lớn" Android không làm được.
Ngoài ra, còn có cộng đồng người dùng khá trung thành với diễn đàn.
Không chỉ sử dụng diễn đàn như công cụ PR, OPPO còn để ý trả lời người dùng và
sẵn sang thay đổi chiến lược dựa trên những gì họ thu thập được từ cộng đồng.
Bằng cách này, OPPO tạo được thương hiệu như một công ty thực sự hiểu người
dùng và không phải là công ty chỉ chăm chăm bán hàng.
b)

Giá (Price)

Khi mới bắt đầu bước chân vào thụ trường vn oppo đưa ra chiến lược giá tới Thị
trường mục tiêu mà minh nhắm tới với mức giá trung nhưng máy lại ở hữu cấu
hình cao và hình dáng đẹp.

Dòng máy Neo nằm ở phân khúc giá từ 2-4 triệu. Dòng F nằm trong phân khúc từ
3-5 triệu. Dòng máy R nằm trong khoảng 5-7 triệu. Oppo mang lại giá rẻ hơn hẳn
so với các đối thủ cạnh tranh.
Dần dần Oppo phân hóa khách hàng mục tiêu những dòng sản phẩm sang trọng đã
có chênh lệch giá cao so với các dòng sản phẩm
c)

Phân phối (Place)

Kênh: Oppo sử dụng kênh cấp 1 để giá được bán ra thấp nhất có thể.
Khi mới bước chân vào thị trường điện thoại di động thông minh Việt Nam,
hiểu được bản thân là một thương hiệu mới, Oppo đã ký kết với Trung tâm
phân phối Viettel (Viettel Distribution) và theo thỏa thuận hợp tác trung tâm
Phân phối Viettel (Viettel Distribution) sẽ trở thành đối tác cung ứng sản
phẩm điện thoại di động của Oppo tại thị trường Việt Nam. Điều đó bắc cầu
sự tin cậy của người tiêu dùng đối với Viettel sang cho sản phẩm của Oppo.
Độ phủ thị trường: mạng lưới phân phối dày đặc, tập trung nhiều ở những địa
điểm tập trung số lượng lớn đối tượng khách hàng mục tiêu như gần các trường đại
học, cao đẳng, trung học, rạp chiếu phim,…
20


d)

Xúc tiến (Promotion)

Khi mới thâm nhập vào Việt Nam, với vị thế là kẻ đến sau, Oppo rất hiểu tầm quan
trọng của truyền thông, “người trẻ Oppo” đã chi rất mạnh tay cho lĩnh vực này.
*Quảng cáo:
- Nội dung: nêu bật lên các tính năng vượt trội của từng dòng sản phẩm và Oppo

rất biết cách tạo điểm nhấn trong tâm trí khách hàng


OPPO với chiến lược đại sứ thương hiệu theo phân khúc

Nếu quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy OPPO đang thu hút được rất nhiều nghệ sĩ tên
tuổi trong làng giải trí châu Á làm đại sự thương hiệu cho họ, trước G-Dragon là
Dương Mịch và Lee Min Ho. Còn riêng ở Việt Nam không chỉ có Sơn Tùng M-TP
mà còn có rất nhiều đại sứ tên tuổi khác là Hồ Ngọc Hà, Tóc Tiên, Noo Phước
Thịnh hay Chi Pu. Tất cả những nhân vật này đều là đại sứ thương hiệu của OPPO
Việt Nam, nhưng mỗi người lại có nhiệm vụ riêng cho từng phân khúc nhất định.

Ca sĩ Noo Phước Thịnh, Tóc Tiên – những cái tên hàng đầu showbiz Việt đã xuất
hiện trong quảng cáo của Oppo
Ví dụ:
-

Sơn Tùng M-TP gần đây gắn liền với chiếc OPPO F1s nằm trong tầm giá 6
triệu đồng. Đây là phân khúc chủ đạo quan trọng nhất của OPPO, và họ đang
dùng vị "tướng" tốt nhất của mình để đánh vào phân khúc này.

21


-

Còn như Hồ Ngọc Hà thì sao? Hồ Ngọc Hà quảng cáo cho chiếc OPPO F1s
Plus có giá bán gần 10 triệu đồng, có thể coi là thuộc phân khúc đắt tiền.
Hình ảnh cô ca sĩ này luôn gắn với sự sang trọng, đẳng cấp, nên phù hợp với
lớp khách hàng có 10 triệu đồng mua điện thoại.


-

Ở mặt ngược lại Chi Pu - cô nàng chính là hình mẫu cho đối tượng khách
hàng tuổi teen, vốn chỉ có hầu bao hạn hẹp. OPPO A39 do Chi Pu làm đại sứ
thương hiệu có giá khoảng 4 triệu đồng, vậy là khách hàng teen hâm mộ Chi
Pu mua được.
22


Có thể thấy, OPPO chia các dòng sản phẩm của mình thành nhiều phân khúc để
tiếp cận được tối đa tập khách hàng. Từ đó, với từng nhóm đối tượng khác
nhau, nhãn hàng sẽ phải chọn nhân vật phù hợp với sở thích, túi tiền, cũng như
nhu cầu của tập khách hàng đấy.


Các series quảng cáo:

+ Series quảng cáo Oppo N3: smartphone dành riêng chụp hình tự sướng với
camera xoay 206o , độ phân giải lên tới 16MP vô cùng ấn tượng với những cách
chụp hình độc đáo, vui nhộn, lạ mắt.
+ Series quảng cáo Oppo Neo3 : Ram mượt mà, 3G thả ga, clip quảng cáo vui
nhộn với sự góp mặt của Sơn Tùng MTP và các diễn viên trong phim “ Chàng trai
năm ấy”- một bộ phim hài trẻ trung, sôi nổi, vui nhộn đã liên kết bắc cầu được tính
chất của bộ phim với sản phâm Oppo Neo3

-

Phương tiện quảng cáo : đa dạng
+ Trên Tivi: chiếu các clip quảng cáo, trong phim

+ Pano, bao bì,…

23


* Xúc tiến bán: Oppo đã thực hiện các chương trình xúc tiến một cách linh hoạt,
khôn khéo dành cho cả các đối tượng là người tiêu dùng và trung gian.
-

Dành cho người tiêu dùng :

+ Ưu đãi giá đặc biệt trong đợt khai giảng tựu trường cho học sinh, sinh viên cùng
nhiều phần quà hấp dẫn.
+ Tặng sim với lưu lượng KB cộng hàng tháng lên tới 1 GB.
+ Dùng thử sản phẩm : Sự kiện “ Dùng thử Oppo Clover” trong một tháng đã thu
hút được sự quan tâm của các bạn trẻ và xóa đi sự nghi ngại đối với sản phẩm nhờ
chính sách nếu bạn thấy cảm thấy yêu thích sản phẩm thì có thể giữ lại dùng, nếu
không hoàn toàn có thể trả lại.
+ Ngoài ra còn rất nhiều ưu đãi đặc biệt khác dành cho khách hàng,…

Hiểu rằng không thể dùng chiêu bài Sơn Tùng mãi được, Oppo nay đã
tính đường lên cao cấp:
• Dịch chuyển dần lên phân khúc cao cấp
Mới đây, Oppo Việt Nam đã mở một số cửa hàng trải nghiệm sản phẩm trên cả
nước. Theo ông Đặng Quốc Cường, Giám đốc tiếp thị của Oppo Việt Nam thì các
cửa hàng này sẽ chính thức lên sóng vào khoảng giữa tháng 3-4 năm nay.


24



Một cửa hàng trải nghiệm của Oppo
Lý do của việc mở ra những cửa hàng trải nghiệm này cũng nằm trong
chiến lược khuếch trương thương hiệu và tấn công dần vào phân khúc điện thoại
cao cấp – thị trường không chỉ Oppo mà các thương hiệu ngang tầm như Huawei,
Xiaomi, Vivo,... cũng đang muốn khai phá.
Oppo từng rất thành công trong phủ sóng tên tuổi tới một lượng lớn người dùng,
chốt hạ một năm 2016 chắc chân với mức thị phần cao thứ hai tại Việt Nam, chỉ
sau ông lớn Samsung. Tuy nhiên, nếu chỉ mãi tập trung vào phương thức bán
smartphone tầm thấp đến trung bằng các chiến lược marketing tốn kém (tiêu biểu
là việc chọn Sơn Tùng và các KOL nổi tiếng trên mạng xã hội làm gương mặt đại
diện hay liên tục tài trợ cho các show truyền hình ăn khách) thì lợi nhuận của Oppo
sẽ khó lòng gia tăng.
Chiến lược dịch chuyển dần lên phân khúc cao cấp cũng đang là xu hướng trong
ngành smartphone, khi mà người dùng ngày càng sẵn sàng chịu chi hơn cho những
chiếc máy dùng tốt chứ không phải những chiếc máy “làng nhàng” để rồi liên tục
phải lên đời.

25


×