Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Sử dụng vốn trái phiếu chính phủ trong đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi bắc nam hà (Tóm tắt, trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.77 KB, 40 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN VĂN KIÊN

SỬ DỤNG VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
TRONG ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI CÔNG TY TNHH
MTV KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI BẮC NAM HÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN VĂN KIÊN

SỬ DỤNG VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
TRONG ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI CÔNG TY TNHH
MTV KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI BẮC NAM HÀ

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ DANH TỐN
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2017

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn cao học “Sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ
trong đầu tư xây dựng cơ bản tại Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy
lợi Bắc Nam Hà” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của
PGS.TS. Lê Danh Tốn. Các thông tin, số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là trung
thực, khách quan có nguồn gốc rõ ràng.
Học viên

Nguyễn Văn Kiên

ii


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn Giáo viên hƣớng dẫn khoa học: PGS.
TS. Lê Danh Tốn, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và các Quý
thầy cô giáo đã cho tôi những hƣớng dẫn, đóng góp bổ ích và những động viên chân

thành trong quá trình viết và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh/chị trong Công ty TNHH
MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà đã luôn tạo điều kiện thuận lợi để
tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Văn Kiên

iii


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
CƠ BẢN VỀ SỬ DỤNG VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ TRONG ĐẦU TƢ
XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI DOANH NGHIỆP ........................................................4
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................4

1.1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đế n đề tài .............................4
1.1.2. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu có liên quan đế n đề tài ...7
1.1.3. Những điể m kế thừa và hướng đi cho nghiên cứu của tác giả .................7
1.2. Vốn đầu tƣ xây dụng cơ bản và vốn trái phiếu chính phủ trong đầu tƣ xây
dựng cơ bản cho thủy lợi ........................................................................................8
1.2.1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản .....................................................................8

1.2.2. Vốn trái phiếu chính phủ trong đầu tư xây dựng cơ bản cho thủy lợi ...10
1.3. Quản lý sử dụng vốn trái phiếu chính phủ trong đầu tƣ xây dựng cơ bản cho
thủy lợi tại doanh nghiệp ......................................................................................14
1.3.1. Một số khái niệm và đặc trưng của sử dụng vốn trái phiếu chính phủ
trong đầu tư xây dựng cơ bản cho thủy lợi tại doanh nghiệp ..........................14
1.3.2. Nội dung quản lý sử dụng vốn trái phiếu chính phủ trong đầu tư xây
dựng cơ bản các công trình thủy lợi tại doanh nghiệp ....................................17
1.3.3. Tiêu chí đánh giá quản lý sử dụng vốn trái phiếu chính phủ trong đầu tư
xây các công trình thủy lợi tại doanh nghiệp ...................................................19
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn, sử dụng vốn trái phiếu chính
phủ trong đầu tư xây dựng cơ bản cho thủy lợi tại doanh nghiệp. ..................24
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... Error! Bookmark not defined.
2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin, dữ liệu........ Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Nguồn thu thập dữ liệu, số liệu ................ Error! Bookmark not defined.

iv


2.1.2. Cách thức thu thập dữ liệu, số liệu ........... Error! Bookmark not defined.
2.2. Các phƣơng pháp xử lý dữ liệu, số liệu ......... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả .................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp ............ Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Phương pháp so sánh ............................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
TRONG ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI BẮC NAM


.................................................................. Error! Bookmark not defined.


3.1. Tổng quan về công ty và các dự án sử dụng vốn trái phiếu chính phủ của
Công ty Bắc Nam Hà ............................................ Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Bắc Nam Hà Error! Bookmark not
defined.
3.1.2. Nguồn lực của Công ty Bắc Nam Hà ....... Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Bắc Nam Hà . Error! Bookmark not
defined.
3.1.4. Khái quát về các dự án sử dụng vốn trái phiếu chính phủ của Công ty
Bắc Nam Hà........................................................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Tình hình sử dụng vốn trái phiếu chính phủ trong đầu tƣ xây dựng các công
trình thủy lợi tại Công ty Bắc Nam Hà ................. Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý sử dụng vốn trái phiếu chính phủ ............ Error!
Bookmark not defined.
3.2.2. Thực trạng công tác lập dự án và kế hoạch vốn trái phiếu chính phủ
Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Thực tế quản lý sử dụng vốn trái phiếu chính phủ trong giai đoạn thực
hiện đầu tư xây dựng công trình ......................... Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Kiểm tra, giám sát sử dụng vốn trái phiếu chính phủ trong đầu tư xây
dựng các công trình thủy lợi tại Công ty Bắc Nam Hà .... Error! Bookmark not
defined.

v


3.3. Đánh giá về quản lý sử dụng vốn trái phiếu chính phủ trong đầu tƣ xây dựng
các công trình thủy lợi tại Công ty Bắc Nam Hà .. Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Đánh giá từ góc độ chủ đầu tư sử dụng trực tiếp vốn trái phiếu chính
phủ .................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Đánh giá từ góc độ tác động của dự án đầu tư. ..... Error! Bookmark not
defined.

3.3.3. Tổng hợp ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại hạn chế ... Error!
Bookmark not defined.
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ TRONG ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ
BẢN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN KHAI
THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI BẮC NAM HÀ Error! Bookmark not defined.
4.1. Bối cảnh mới và ảnh hƣởng của nó tới việc sử dụng vốn trái phiếu chính phủ
trong đầu tƣ xây dựng cơ bản tại doanh nghiệp.... Error! Bookmark not defined.
4.2. Nhiệm vụ và định hƣớng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trái phiếu chính
phủ trong đầu tƣ xây dựng tại Công ty Bắc Nam Hà ......... Error! Bookmark not
defined.
4.2.1. Nhiệm vụ quản lý đầu tư, khai thác các công trình thủy lợi bằng vốn trái
phiếu chính phủ trong đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty giai đoạn 2016 2020 .................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.2. Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trái phiếu chính phủ trong
đầu tư xây dựng cơ bản tại Công ty thời gian tới ............ Error! Bookmark not
defined.
4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trái phiếu
chính phủ trong đầu tƣ xây dựng cơ bản tại Công ty Bắc Nam Hà .............. Error!
Bookmark not defined.
4.3.1. Đổi mới công tác tổ chức quản lý sử dụng vốn trái phiếu chính phủ
Error! Bookmark not defined.

vi


4.3.2. Nâng cao hiệu quả công tác lập dự toán, phê duyệt dự toán .......... Error!
Bookmark not defined.
4.3.3. Nâng cao hiệu quả quản lý kế hoạch sử dụng vốn trái phiếu chính phủ
Error! Bookmark not defined.
4.3.4. Nâng cao chất lƣợng công tác lựa chọn nhà thầu . Error! Bookmark not

defined.
4.3.5. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, thực hiện gói thầu .................. Error!
Bookmark not defined.
4.3.6. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về kiểm tra giám sát thi công xây
dựng công trình ................................................. Error! Bookmark not defined.
4.3.7. Nâng cao chất lƣợng giải ngân, nghiệm thu quyết toán vốn đầu tƣ Error!
Bookmark not defined.
4.3.8. Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra sử dụng vốn trái phiếu chính phủ Error!
Bookmark not defined.
4.4. Một số kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ............ Error!
Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ............................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................27

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

1

BQLDA

Ban quản lý dự án

2


CTTL

Công trình thủy lợi

3

Công ty Bắc Nam


Nguyên nghĩa

Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi
Bắc Nam Hà

4

GPMB

Giải phóng mặt bằng

5

HTTL

Hê ̣ thố ng thủy lơ ̣i

6

KBNN


Kho bạc Nhà nƣớc

7

KH&ĐT

Kế hoạch và đầu tƣ

8

KTTL

Khai thác thủy lợi

9

MTV

Mô ̣t thành viên

10

NCS

Nghiên cứu sinh

11

NN&PTNT


12

NSNN

Ngân sách Nhà nƣớc

13

NSTW

Ngân sách trung ƣơng

14

NXB

Nhà xuất bản

15

QLDA

Quản lý dự án

16

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


17

TPCP

Trái phiếu chính phủ

18

XDCB

Xây dựng cơ bản

Nông nghiê ̣p và phát triể n nông thôn

i


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Số hiệu

Nội dung

1

Bảng 3.1

Bảng thống kê cơ cấu và trình độ lao động


33

2

Bảng 3.2

Bảng thống kê cơ cấu máy móc thiết bị, dụng cụ

34

3

Bảng 3.3

Bảng tổng hợp nguồ n vố n đầ u tƣ cho các dƣ̣ án

38

4

Bảng 3.4

5

Bảng 3.5

6

Bảng 3.6


Bảng tổng hợp vốn TPCP giải ngân giai đoạn 2010-2015

56

7

Bảng 3.7

Quyết toán vốn TPCP của Dự án nạo vét sông Sắt

57

8

Bảng 3.8

Bảng tổng hợp điều chỉnh dự toán của dự án Nạo vét
sông sắt
Vốn TPCP đƣợc phê duyê ̣t cho các d ự án giai đoạn
2010-2015

Bảng tổng hợp số liệu giá trúng thầu xây lắp của các
dự án

ii

Trang

45


55

58


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

STT

Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 3.1

Cơ cấ u tổ chƣ́c và bộ máy quản lý của công ty

35

2

Hình 3.2

Cơ cấ u vốn TPCP trong các dự án


38

iii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại nhằm phục vụ công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nƣớc là quan trọng và cần thiết; do đó nhu cầu về vốn thực hiện
hoạt động này là rất lớn, nó đòi hỏi Nhà nƣớc phải huy động bằng nhiều nguồn khác
nhau và thiết lập những chính sách quản lý sử dụng vốn mang lại hiệu quả cao nhất có
thể. Một trong số nguồn vốn đó là trái phiếu Chính phủ (TPCP), dùng nguồn vốn này
cho đầu tƣ xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh
quốc gia trong thời gian qua đã đạt đƣợc những thành quả nhất định ban đầu. Bên cạnh
những kết quả đạt đƣợc của việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tƣ
Xây dựng cơ bản (XDCB) tạo ra hạ tầng cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội, thì việc sử
dụng vốn TPCP vẫn còn có những hạn chế và bất cập nhƣ: đầu tƣ tràn lan, thiếu tập
trung, chất lƣợng nhiều công trình không đảm bảo, quản lý và khai thác sử dụng công
trình chƣa hiệu quả về cả hai mặt Kinh tế và kỹ thuật,… Công tác quản lý sử dụng vốn
TPCP của chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án, doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, yếu kém làm
thất thoát lãng phí vốn đầu tƣ.
Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà là một doanh
nghiệp nhà nƣớc trực thuộc Bộ NN&PTNT, có chức năng Chủ đầu tƣ, quản lý và
khai thác các cơ sở hạ tầng về cung cấp nƣớc tƣới tiêu một phần trên địa bàn tỉnh
Nam Định và Hà Nam trong sản xuất nông nghiệp nói riêng cũng nhƣ phát triển
kinh tế - xã hội nói chung. Nguồn vốn đầu tƣ tại Công ty trong thời gian vừa qua
chủ yếu là nguồn vốn từ Nhà nƣớc, trong đó vốn trái phiếu Chính phủ chiếm trên
98% trong tổng cơ cấu vốn của các công trình xây dựng cơ bản mà đơn vị đang thực
hiện đầu tƣ. Trái phiếu Chính phủ là nguồn vốn mới, với đặc tính của nó là vốn vay
phải hoàn trả gốc và chi phí sử dụng vốn (tiền lãi), việc quản lý sử dụng nguồn vốn

này cũng có đặc điểm riêng. Chính vì thế trong giai đoạn vừa qua tại Công ty
TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà, quản lý sử dụng vốn trái
phiếu Chính phủ cho đầu tƣ XDCB còn nhiều bất cập trong việc lập kế hoạch vốn
1


và đặc biệt có nhiều thiếu sót quản lý vốn trong khâu thực hiện xây dựng các công
trình thủy lợi tại các dự án của đơn vị.
Vấn đề có tính cấp thiết đối với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình
thủy lợi Bắc Nam Hà là phải quản lý sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ XDCB bằng
nguồn trái phiếu Chính phủ; Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã lựa chọn đề tài:
"Sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ trong đầu tư xây dựng cơ bản tại Công ty
TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà" để thực hiện luận văn
thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế, chƣơng trình định hƣớng thực hành.
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm tìm lời giải đáp cho câu hỏi nghiên cứu: Công ty
TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà phải làm gì và làm như thế
nào trong quản lý vốn TPCP để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trái phiếu Chính
phủ trong đầu tư XDCB tại đơn vị trong thời gian tới ?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý sử dụng vốn TPCP nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn TPCP trong đầu tƣ XDCB tại Công ty TNHH MTV Khai thác
công trình thủy lợi Bắc Nam Hà.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về vố n, quản lý vốn trái phiếu
Chính phủ, sử dụng vốn TPCP trong đầu tƣ XDCB tại doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn trái phiếu Chính phủ, sử dụng vốn
trái phiếu Chính phủ trong đầu tƣ XDCB tại Công ty TNHH MTV Khai thác công
trình thủy lợi Bắc Nam Hà; Chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của
những tồn tại, hạn chế đó.

- Đề xuất giải pháp cho Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi
Bắc Nam Hà để thực hiện quản lý vốn TPCP tốt hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn trái phiếu Chính phủ trong đầu tƣ XDCB tại đơn vị.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2


Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là vấn đề quản lý sử dụng vốn TPCP trong
đầu tƣ xây dựng các công trình thủy lợi tại Công ty TNHH MTV Khai thác công
trình thủy lợi Bắc Nam Hà.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Tại Công ty TNHH MTV Khai thác công trình
thủy lợi Bắc Nam Hà
- Về thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý, sử dụng
vốn TPCP trong đầu tƣ XDCB tại Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy
lợi Bắc Nam Hà giai đoạn 2010 - 2015, các giải pháp để hoàn thiện quản lý sử dụng
vốn TPCP nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn TPCP trong đầu tƣ XDCB tại Công
ty đƣợc xác định cho giai đoạn 2016 - 2020.
- Về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý
vốn TPCP, sử dụng vốn TPCP tại công ty trong giai đoạn chuẩn bị và tổ chức thực
hiện đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi.
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 04
chƣơng:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề cơ bản về sử
dụng vốn trái phiếu chính phủ trong đầu tƣ xây dựng cơ bản tại doanh nghiệp
Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng sử dụng vốn trái phiếu chính phủ trong đầu tƣ xây
dựng cơ bản tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình

thủy lợi Bắc Nam Hà
Chương 4: Định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trái phiếu
chính phủ trong đầu tƣ xây dựng cơ bản tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một
thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà.

3


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ
BẢN VỀ SỬ DỤNG VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ TRONG ĐẦU TƢ XÂY
DỰNG CƠ BẢN TẠI DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đế n đề tài
Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện phương thức huy động vốn tín dụng Nhà
nước bằng TPCP ở Việt Nam” của NCS Lê Quang Cƣờng - Trƣờng Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh (2007). Luận án đã hê ̣ thống hóa và góp phần làm rõ hơn
nhƣ̃ng vấn đề lý luận cơ bản về hê ̣ thố ng Tín dụng nhà nƣớc và tổ ng quan về Trái
phiế u chính phủ. Tác giả đã dựa trên cơ sở lý luận về Tín dụng nh à nƣớc và TPCP
để tổng hợp thông tin và tài liệu sau đó phân tích , đánh giá, kiểm định dựa trên số
liệu định lƣợng về cơ cấu bù đắp thâm hụt NSNN, cơ cấu vốn đầu tƣ, kết quả đấu
thầu tín phiếu, trái phiếu, bán lẻ TPCP để khẳng định sự cần thiết phát hành TPCP
và phân tić h , đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của từng phƣơng thức phát hành
TPCP. Từ nhƣ̃ng kế t quả thu đƣơ ̣c trong quá trin
̀ h nghiên cƣ́u bằ ng viê ̣c thu thâ ̣p
thông tin, phân tích, đánh giá thực trạng luận án tiến hành đề xuất chiến lƣợc định
hƣớng phát triển thị trƣờng TPCP đến năm 2020. Đồng thời, luận án cũng đề xuất
các giải pháp nhằm tạo ra động lực để thu hút các nhà đầu tƣ, tạo điều kiện để
TPCP trở thành hàng hóa chủ chốt trên thị trƣờng chứng khoán và thúc đẩy thị
trƣờng TPCP Việt Nam phát triển.

Luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt
Nam” của NCS Lê Anh Tuấ n - Học viện Tài chính (2011). Luận án đã hệ thống hóa
và góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về trái phiếu chính phủ và thị
trƣờng trái phiếu chính phủ. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng và phát
triển thị trƣờng TPCP của một số nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới, luận án rút ra
những bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển và hoàn thiện thị trƣờng TPCP
ở Viê ̣t Nam. Luận án đã phân tích đánh giá thực trạng hoạt động thị trƣờng TPCP
4


của Việt Nam; qua đó làm rõ những mặt đã làm đƣợc, những mặt hạn chế, tồn tại và
nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển thị trƣờng TPCP ở Việt Nam ; Tƣ̀
đó đƣa ra các nhóm giải pháp, lộ trình phát triển và hoàn thiện thị trƣờng TPCP ở
Việt Nam trong thời gian tới góp phần vào quá trình phát triển của thị trƣờng tài
chính, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mở cửa và hội nhập.
Bài viết “Đặc điểm của thị trường trái phiếu chính phủ Việt Nam giai đoạn
2011-2014 và một số khuyến nghị” của PGS.TS. Lê Thị Tuấn Nghĩa và Ths. Trần
Huy Tùng trên Tạp chí Ngân hàng số 24, tháng 12 năm 2014 đã nghiên cứu và đƣa
ra đánh giá rất chi tiết về đặc điểm thị trƣờng trái phiếu Chính phủ từ năm 2011 đến
năm 2014, bài viết đã khái quát đƣợc những chính sách chính thay đổi của Chính
phủ để phát triển thị trƣờng vốn TPCP của nƣớc ta giai đoạn 2011-2014. Bên cạnh
đó các tác giả đã nghiên cứu tổng quát thực trạng về quy mô thị trƣờng trái phiếu
chính phủ, tính thanh khoản, đối tƣợng tham gia thị trƣờng, kỳ hạn của TPCP, lợi
suất TPCP, khách hàng của TPCP. Từ những kết quả nghiên cứu các tác giả đã đánh
giá thực trạng và đƣa ra những khuyến nghị về cách thức phát hành TPCP cần đa
dạng với nhiều sản phẩm, mở rộng thị trƣờng phát hành TPCP ra thị trƣờng quốc tế
và tăng cƣờng thu hút thêm các chủ thể (nhà đầu tƣ) tham gia thị trƣờng TPCP.
Bài viết “Thị trường trái phiếu chính phủ ở Việt Nam sau 5 năm chính thức
triển khai thực hiện” của Ths. Cao Minh Tiến trên Tạp nghiên cứu Tài chính kế
toán số 2 năm 2015, đã nghiên cứu và đánh giá một cách tổng quát hoạt động thị

trƣờng TPCP nƣớc ta giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014, tác giả cũng có những
đánh giá về tác động của các chính sách liên quan đến hoạt động thị trƣờng TPCP
và sự tác động của quản lý Nhà nƣớc vào thị trƣờng này giai đoạn 2011-2014. Mặt
khác, tác giả đã nghiên cứu tập trung vào thực trạng hoạt động của thị trƣờng TPCP
sơ cấp, thứ cấp biến động nhƣ thế nào và thông qua những kết quả nghiên cứu thực
trạng thị trƣờng TPCP Việt Nam, tác giả đã đề xuất một số giải pháp và hƣớng phát
triển cho thị trƣờng này trong thời gian tới.
Bài viết “Đánh giá thực trạng phát hành trái phiế u quố c tế của Việt Nam ” của
Ths. Lê Thị Vân Anh trên Tạp chí Tài chin
́ h kỳ 1 số tháng 7 năm 2016 đã nghiên
5


cứu và tổ ng hơ ̣p các nô ̣i dung liên quan đế n quá trin
̀ h Viê ̣t Nam lầ n đầ u tiên

phát

hành trái phiếu chính phủ ra ngoài lãnh thổ . Nghiên cƣ́u đã đƣa ra đánh giá rất chi
tiết về quá trình huy động vốn của nhà nƣớc thông qua phát hành trái phiếu chính
phủ bằng ngoại tệ ra thị trƣờng vốn thế giới , tác giả đã tổng hợp và phân tích số liệu
của từng lần phát hành trái phiếu chính phủ trong giai đo ạn 2005 - 2015 để đƣa ra
nhƣ̃ng đánh giá kế t quả đa ̣t đƣơ ̣c , nguyên nhân của thuâ ̣n lơ ̣i và khó khăn khi phát
hành trái phiếu chính phủ ra nƣớc ngoài của Việt Nam

thời gian qua . Tác giả đã

đánh giá thực trạng phát hành trái phiếu q uố c tế giai đoa ̣n 2005 - 2015 đa ̣t đƣơ ̣c
mục tiêu lớn nhất là thiết lậ p đƣơ ̣c điể m chuẩ n cho trái


phiế u Viê ̣t Nam trên thi ̣

trƣờng thế giới và là kênh huy đô ̣ng vố n hƣ̃u hiê ̣u cho nề n kinh tế đang phát triể n
nhƣ nƣớc ta hiê ̣n nay . Tuy nhiên , tác giả cũng khuyến cáo cần phải quản lý và sử
dụng hiệu quả nguồn vốn này tránh gây ra tiêu cực ảnh hƣởng đến an ninh tài chính
quố c gia.
Luận văn thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện hoạt động quản lý nguồn trái phiếu
chính phủ cho đầu tư XDCB ở Việt Nam” của Nguyễn Tiến Thanh - Trƣờng Đại học
kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội (2014). Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề
lý luận chung về Trái phiếu Chính phủ, Xây dƣ̣ng cơ bản và nguồ n TPCP cho đầ u tƣ
XDCB. Luâ ̣n văn đã phâ n tích, đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng vốn TPCP
trong thực hiện đầu tƣ vào lĩnh vực XDCB giai đoạn

2006 - 2012 để từ đó chỉ ra

những kết quả và thuận lợi , hạn chế và khó khăn , nguyên nhân hạn chế , tác giả đã
đúc kế t rút ra một số bài học ki nh nghiệm trong quản lý vốn TPCP ở Việt Nam cho
công tác đầu tƣ XDCB trong thời gian vừa qua . Trên cơ sở đó , luận văn đã đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn TPCP cho
đầu tƣ XDCB ở Việt Nam trong thời gian tới.
Đề án “Xây dựng thị trường giao dịch trái phiếu Chính phủ chuyên biệt” của
Vụ Tài chính Ngân hàng - Bộ Tài chính (2008), Đề án đã khái quát những khái
niê ̣m cơ bản nhấ t về TPCP , về thi ̣trƣờng TPCP sơ cấ p và thi ̣trƣờng thƣ́ cấ p , đề án
đã tổng quan nghiên cứu cách thức tổ chức và điều hành thị trƣờng TPCP của nƣớc
ngoài và căn cứ tình hình thực tế thị trƣờng vốn tại Việt Nam để đƣa ra những giải
6


pháp, chính sách ngắn hạn , cũng nhƣ dài hạn nhằm tổ chức đ iề u hành thi ̣trƣờng
TPCP riêng có ở Viê ̣t Nam sao cho phù hơ ̣p nhấ t


. Đề án đã đƣơ ̣c triể n khai ngay

năm sau (2009), cho đế n nay bằ ng các cơ sở lý luâ ̣n , các giải pháp chính sách ban
đầ u của đề án này (có sự bổ sung cho phù hợp) mà thị trƣờng TPCP chuyên biệt của
Viê ̣t Nam đã không ngƣ̀ng tăng trƣởng và phát triể n .
1.1.2. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu có liên quan đế n đề tài
Các công trình nghiên cƣ́u ở trên đã khái quát hóa , hê ̣ thố ng hóa lý luận chung
về trái phiế u chiń h phủ , vai trò quan tro ̣ng của nó cũng nhƣ chỉ ra viê ̣c cầ n thiế t phải
quản lý nguồn vốn này trong phát triển kinh tế phát triển kinh tế - xã hội ở nƣớc ta
hiê ̣n nay. Mă ̣t khác các nghiên cƣ́u cũng hê ̣ thố ng hóa đƣơ ̣c lƣơ ̣c sƣ̉ hình thành và
phát triển của thị trƣờng trái phiếu chính phủ của Việt Nam

, đề cập đến các lý

thuyế t về nề n tảng thi ̣trƣờng , cách thức phát hành , cơ chế quản lý và căn cƣ́ cấ p
thiết của các giải pháp hoàn thiện những bất cập trong phát triển thị trƣờng trái
phiế u chiń h phủ và quản lý sƣ̉ du ̣ng nguồ n vố n này trong thời gian qua
phát huy hết tác dụng tích cực của nguồn vốn này trong phát

nhằ m để

triể n kinh tế – xã hội

nói chung và đầu tƣ xây dựng cơ bản nói riêng.
Tuy vâ ̣y , các công trình nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu về sự hình thành và
phát triển thị trƣờng TPCP chung cho toàn cảnh ở Việt Nam

, nghiên cƣ́u phƣơng


thƣ́c phát hành TPCP , kênh huy đô ̣ng vố n TPCP , nghiên cƣ́u về đă ̣c điể m của thi ̣
trƣờng TPCP Viê ̣t Nam hoă ̣c nghiên cƣ́u về quản lý sƣ̉ du ̣ng vố n TPCP trong đầ u tƣ
xây dựng cơ bản chung cho tấ t cả các liñ h vƣ̣c xây dƣ̣ng cơ bản . Do vâ ̣y chƣa có
công triǹ h nghiên cƣ́u nào đi sâu nghiên cƣ́u công tác khai thác

, quản lý sử dụng

nguồ n vố n này sao có hiê ̣u quả cao trong đầ u tƣ xây dƣ̣ng công trình ha ̣ tầ ng cơ sở
nói chung và xây dựng các công trình thủy lợi nói riêng tại Doanh nghiệp.
1.1.3. Những điểm kế thừa và hướng đi cho nghiên cứu của tác giả
Nhƣ vâ ̣y thông qua các nghiên cƣ́u đã đánh giá mƣ́c đô ̣ ngày càng quan tro ̣ng
của vốn trái phiếu chính ph ủ trong phát triển kinh tế - xã hội của nƣớc ta , cũng nhƣ
sƣ̣ cầ n thiế t của viê ̣c quản lý huy đô ̣ng, phân bổ và sƣ̉ du ̣ng vố n hiê ̣u quả thông qua
phát hành trái phiếu chính phủ . Các công trình nghiên cƣ́u ở trên với nhin
̀ nhâ ̣n
7


khách quan dựa trên các góc độ và mức độ khác nhau đã tiếp cận

, nghiên cứu về

TPCP, cách thức huy động vốn TPCP , phát triển thị trƣờng TPCP , sử dụng TPCP
cho đầ u tƣ XDCB và đề xuất các giải pháp nhằ m phát triển thị trƣờng

, nâng cao

hiê ̣u quả quản lý sƣ̉ du ̣ng vố n TPCP.
Chúng ta nhận thấy rằng đề tài nghiên cƣ́u về vố n TPCP đã đƣợc nhiều tác giả
nghiên cứu, phân trích trên nhiều quan điểm, khía cạnh và phạm vi khác nhau. Tuy

nhiên vẫn còn một số khoảng trống cần bổ sung nghiên cứu và chƣa có công trình
nghiên cứu thƣ̣c tiễn nào về quản lý sƣ̉ du ̣ng v ốn TPCP trong đầu tƣ xây dựng các
công triǹ h thủy lơ ̣i tại Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam
Hà, đây là điể m mới mà Luận văn tập trung nghiên cứu .
1.2. Vốn đầu tƣ xây dụng cơ bản và vốn trái phiếu chính phủ trong đầu tƣ xây
dựng cơ bản cho thủy lợi
1.2.1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
1.2.1.1. Một số khái niệm
Xây dựng cơ bản là một hoạt động cụ thể tạo ra các tài sản cố định thông qua
quá trình khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị, đào tạo chuyển giao
sử dụng.., kết quả của các hoạt động xây dựng cơ bản là các tài sản cố định, với
năng lực sản xuất phục vụ nhất định
Đầu tƣ xây dựng cơ bản: Đầu tƣ XDCB là một bộ phận của hoạt động đầu tƣ
nói chung nhằm tạo ra các công trình xây dựng theo mục đích của ngƣời đầu tƣ, là
lĩnh vực sản xuất vật chất tạo ra các tài sản cố định và tạo ra cơ sở vật chất, kỹ
thuật cho xã hội thông qua các hình thức đầ u tƣ xây dựng mới

, mở rộng, hiện đại

hoá hoặc khôi phục các tài sản cố định.
Vố n đầ u tƣ xây dựng cơ bản : Vốn đầu tƣ XDCB là toàn bộ những chi phí bỏ
ra để đạt đƣợc mục đích đầu tƣ trong liñ h vƣ̣c XDCB bao gồm chi phí cho việc
khảo sát thiết kế và xây dựng , mua sắm , lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí
khác đƣợc ghi trong tổng dự toán đầ u tƣ của các dƣ̣ á n hoă ̣c công trin
̀ h XDCB.
1.2.1.2. Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Căn cứ vào nguồn hình thành vốn đầu tƣ XDCB: Vốn trong nƣớc ; Vốn ngoài
8



nƣớc. Nguồn hình thành vốn đầu tƣ XDCB cho từng dự án đầu tƣ riêng biê ̣t có thể
bao gồm một hoặc nhiề u nguồ n trong các nguồn vốn sau đây: Vốn ngân sách Nhà
nƣớc, vốn TPCP, vốn tín dụng do Nhà nƣớc bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tƣ phát triển
của Nhà nƣớc; Vốn đầu tƣ XDCB tự có của các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc
mọi thành phần kinh tế; Vốn hợp tác liên doanh với nƣớc ngoài hoặc 100% vốn
nƣớc ngoài; Vốn vay đầu tƣ phát triển chính thức; Vốn huy động từ nhân dân.
Theo hình thức đầu tƣ : Vốn đầu tƣ xây dựng mới ; Vốn đầu tƣ khôi phục ; Vốn
đầu tƣ mở rộng mới trang thiết bi ̣, đầu tƣ nâng cấp, cải tạo sửa chữa.
Căn cứ vào cơ cấu đầu tƣ: Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản cho các ngành kinh tế;
Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản cho các địa phƣơng và vùng lãnh thổ; Vốn đầu tƣ xây
dựng cơ bản theo các thành phần kinh tế.
Căn cứ theo thời gian , tính chất của các công trình XDCB : Vốn đầu tƣ XDCB
ngắn hạn (Dƣới 3 năm); Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản trung hạn (Từ 3 đến 5 năm);
Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản dài hạn (Từ 5 năm trở lên).
Theo nội dung kinh tế: Vốn cho xây dựng lắp đặt; Vốn cho mua sắm máy móc
thiết bị; Vốn kiến thiết cơ bản khác.
1.2.1.3. Đặc điểm chung của đầu tư xây dựng cơ bản
Thứ nhất, Đầu tƣ XDCB đòi hỏi một khối lƣợng vốn lớn. Đây là yếu tố khách
quan để tạo ra những điều kiện vật chất và kỹ thuật cần thiết đảm bảo cho yếu tố
tăng trƣởng và phát triển nhƣ: cơ sở hạ tầng về giao thông, công trình thủy lợi, …
Thứ hai, Đầu tƣ XDCB là phải trải qua một thời gian xây dựng dài hàng năm
và có công trình hàng chục năm mới có thể đƣa vào khai thác sử dụng đƣợc

, dẫn

đến thời gian hoàn vốn dài.
Thứ ba, Đầu tƣ XDCB là lĩnh vực có tính rủi ro. Rủi ro trong việc đầu tƣ xây
dựng cơ bản chủ yếu do thời gian của quá trình đầu tƣ kéo dài.
1.2.1.4. Nội dung thực hiê ̣n đầ u tư xây dựng cơ bản
Nội dung thực hiện đầu tƣ XDCB đƣợc khái quát theo ba giai đoạn:

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tƣ và quy
mô đầu tƣ; Xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tƣ và lựa chọn hình thức đầu tƣ;
9


Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng; Lập dự án đầu tƣ...
- Giai đoạn thực hiê ̣n đầu tư xây dựng công trình: Xin giao đất hoặc thuê đất
theo quy định của Nhà nƣớc; Tuyển chọn tƣ vấn khảo sát, thiết kế, kiểm định kỹ
thuật chất lƣợng công trình; Phê duyệt, thẩm định thiết kế và tổng dự toán; Tổ chức
đấu thầu thi công xây lắp, cung ứng thiết bị; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
hợp đồng; Nghiê ̣m thu, quyế t toán , bàn giao công trình…
- Giai đoạn khai thác sử dụng: Gồm thƣ̣c hiê ̣n bàn giao công trình hoàn thành
và tiến hành khai thác , sƣ̉ du ̣ng. Có hai trƣờng hơ ̣p, chủ đầu tƣ quản lý khai thác sử
dụng công trình xây dựng hoàn thành hoặc bàn giao công trình hoàn thành cho đơn
vị chuyên trách khai thác, sƣ̉ du ̣ng và quản lý công trin
̀ h.
1.2.2. Vốn trái phiếu chính phủ trong đầu tư xây dựng cơ bản cho thủy lợi
1.2.2.1. Khái niệm trái phiếu, trái phiếu chính phủ
* Khái niệm trái phiếu: Trái phiếu thƣờng đƣợc đề cập đến nhƣ là sự cam kết
của ngƣời phát hành sẽ thanh toán một số tiền xác định vào một ngày xác định trong
tƣơng lai với mức lãi suất nhất định, các trái phiếu thƣờng có mệnh giá, ngày đáo
hạn và lãi suất. Các trái phiếu này có thể đƣợc phát hành dƣới dạng chứng chỉ vật
chất hay phi vật chất và cho dù theo hình thức nào thì trái phiếu đều chứa đựng các
thông tin nhƣ sau.
Mệnh giá: Là giá trị ghi trên trái phiếu mà tổ chức phát hành cam kết trả cho
ngƣời sở hữu trái phiếu vào ngày đáo hạn.
Ngày đáo hạn: Là ngày mà tổ chức phát hành thanh toán số tiền theo mệnh giá
cho chủ sở hữu trái phiếu.
Lãi suất: Mỗi trái phiếu có ghi lãi suất của tổ chức phát hành cam kết sẽ thanh
toán cho chủ sở hữu trái phiếu một số tiền lãi vào một ngày xác định và có thể theo

định kỳ. Trái phiếu phát hành với một tỷ lệ lãi suất danh nghĩa đƣợc xác định bởi
các điều kiện thị trƣờng tại thời điểm chào bán trái phiếu.
Giá mua: Giá mua trái phiếu là khoản tiền thực tế mà ngƣời mua bỏ ra để có
đƣợc quyền sở hữu trái phiếu.
Kỳ hạn: là thời gian thanh toán tiền gốc và lãi cho chủ nợ; Kỳ hạn của bất kỳ
loại trái phiếu nào cũng đƣợc xác định trong hợp đồng trái phiếu. Kỳ hạn của trái
10


phiếu đƣợc phân thành ba loại: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Trái phiếu ngắn hạn
có kỳ hạn dƣới một năm, trái phiếu trung hạn có kỳ hạn trên một năm tới mƣời năm,
trái phiếu dài hạn có kỳ hạn từ mƣời năm trở lên.
Quyền mua lại: Cho phép tổ chức phát hành trái phiếu thu hồi trái phiếu và
hoàn lại với mức giá dự kiến trƣớc thời hạn thanh toán. Tổ chức phát hành sử dụng
quyền này để bảo vệ họ không phải trả lãi suất cao hơn đối với số tiền mà họ vay.
* Trái phiếu chính phủ: Trái phiếu Chính phủ của Việt Nam đƣợc định nghĩa
tại Điều 2 của Nghị định 01/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2011 nhƣ sau:
“Trái phiếu Chính phủ là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động
vốn cho ngân sách Nhà nƣớc hoặc huy động vốn cho chƣơng trình, dự án đầu tƣ cụ
thể thuộc phạm vi đầu tƣ của Nhà nƣớc”. Hoặc tại Điều 3 của Luật số
29/2009/QH12 về Quản lý nợ công ngày 17 tháng 06 năm 2009: “Trái phiếu chính
phủ là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách
Nhà nƣớc hoặc huy động vốn cho công trình, dự án đầu tƣ cụ thể”.
Nhƣ vậy: Trái phiếu chính phủ là một loại chứng khoán nợ, do Chính phủ
hoặc đại diện ủy quyền của Chính phủ phát hành, có thời hạn, có mệnh giá, có lãi
suất, có thời gian thanh toán xác nhận nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ đối với người
sở hữu trái phiếu.
1.2.2.2. Các loại trái phiếu chính phủ
Tín phiếu Kho bạc: Tín phiếu kho bạc là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn
13 tuần, 26 tuần hoặc 52 tuần và đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam. Các kỳ hạn

khác của tín phiếu kho bạc do Bộ Tài chính quyết định tùy theo nhu cầu sử dụng
vốn và tình hình thị trƣờng nhƣng không vƣợt quá 52 tuần.
Trái phiếu Kho bạc: Trái phiếu kho bạc là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn
từ một năm trở lên và đồng tiền phát hành là đồng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ tự
do chuyển đổi.
Công trái xây dựng Tổ quốc: Công trái xây dựng Tổ quốc là loại trái phiếu
Chính phủ có kỳ hạn từ một năm trở lên, đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam và
đƣợc phát hành nhằm huy động nguồn vốn để đầu tƣ xây dựng những công trình
11


quan trọng quốc gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đời sống, tạo
cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nƣớc.
1.2.2.3. Đầu tư xây dựng cơ bản cho thủy lợi bằ ng vố n trái phiếu chính phủ
a) Khái niệm:
Đầu tƣ xây dựng cơ bản cho lĩnh vực thủy lợi bằng vốn TPCP là quá trình sử
dụng một phần vốn tiền tệ thông qua việc phát hành trái phiếu của Chính phủ,
khoản vốn này đƣợc tập trung vào NSNN nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn và
tái sản xuất mở rộng tài sản cố định, từng bƣớc tăng cƣờng hoàn thiện cơ sở hạ tầng
vật chất kỹ thuật cho lĩnh vực thủy lợi gắn với thời gian nhất định để phát triển kinh
tế - xã hội.
b) Đặc điểm của đầu tƣ XDCB cho thủy lợi bằ ng vốn trái phiếu Chính phủ:
- Chủ thể sở hữu của nguồn vốn này là Nhà nƣớc, vốn đầu tƣ đƣợc Nhà nƣớc
quản lý và sử dụng theo các quy định của Luật NSNN, Luật đầu tƣ công, Luật xây
dựng, Luật đấu thầu và hệ thống các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện.
Việc đầu tƣ phải đáp ứng các mục tiêu trung hạn và dài hạn của Nhà nƣớc, do đó
việc lập, thẩm định, phê duyệt đầu tƣ dựa trên chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội,
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ đã đƣợc phê
duyệt. Việc quản lý , sử dụng vốn của các công trình, dự án đầu tƣ XDCB cho thủy
lợi bằng nguồ n TPCP chủ yếu bằng cơ chế đại diện, ủy thác.

- Đầu tƣ XDCB cho lĩnh vực thủy lợi sử dụng nguồ n vốn TPCP thƣờng không
có tính hoàn trả trực tiếp, do chủ yếu đầu tƣ vào kết cấu hạ tầng, đổi mới cơ cấu
kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, khả năng thu hồi vốn đầu tƣ là rất thấp
hoặc không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Việc đánh giá và xác định hiệu quả
mang lại khi khai thác sử dụng các công trình đầu tƣ trong thời gian dài từ 5 năm,
10 năm, 50 năm hoặc cả 100 năm; Hiệu quả của viê ̣c đầ u tƣ này chính là hiệu q uả
về mặt kinh tế, xã hội do dự án đầ u tƣ xây dựng các trình thủy lợi mang lại.
- Đầu tƣ XDCB cho thủy lợi từ nguồ n TPCP thƣờng có quy mô rấ t lớn

,

phục vụ cho các nhu cầu chung của nhà nƣớc về kinh tế, chính trị, xã hội, an
ninh, quốc phòng của cả một vùng dân cƣ nhất định. Vốn đầu tƣ tập trung để
12


phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, máy móc phục vụ dân sinh trong các chƣơng
trình mục tiêu quốc gia nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lƣợng cuộc
sống ngƣời dân.
c) Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý vốn trái phiếu chính phủ, sử
dụng vốn trái phiếu chính phủ trong đầu tƣ xây dựng cơ bản cho thủy lợi:
- Đúng đối tƣợng: Cấp phát vốn TPCP theo phƣơng thức cấp phát không hoàn
trả. Do đó để đảm bảo vốn đầu tƣ và hiệu quả đầu tƣ, đòi hỏi cấp phát vốn phải bảo
đảm đúng đối tƣợng sử dụng vốn TPCP.
- Thực hiện nghiêm trình tự đầu tƣ và xây dựng, có đầy đủ các tài liệu thiết kế
và dự toán đƣợc duyệt. Trình tự đầu tƣ và xây dựng là trật tự các giai đoạn, các
bƣớc công việc trong từng giai đoạn của quá trình đầu tƣ và xây dựng từng công
trình. Chủ đầu tƣ phải tuân thủ đúng trình tự công tác lập, thẩm định, trình phê
duyệt tài liệu thiết kế, dự toán, kết quả đấu thầu, hợp đồng...; Phải báo cáo đến cơ
quan cấp phát vốn về những hoạt động này.

- Đúng mục đích, đúng kế hoạch: Vốn TPCP chỉ đƣợc sử dụng cho mục đích
đầu tƣ theo kế hoạch đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, không đƣợc sử dụng
cho các mục đích khác.
- Theo mức độ khối lƣợng thực tế hoàn thành kế hoạch và chỉ trong phạm vi
giá dự toán đã đƣợc duyệt: Cấp phát vốn TPCP phải dựa vào dự toán đã đƣợc duyệt
và chỉ trong phạm vi dự toán đã đƣợc duyệt. Khối lƣợng XDCB hoàn thành đƣợc
cấp vốn TPCP thanh toán phải là khối lƣợng thực tế đã thực hiện, chất lƣợng đúng
thiết kế, thực hiện đúng trình tự XDCB, có trong kế hoạch xây dựng các công trình
năm và đã đƣợc nghiệm thu bàn giao theo đúng chế độ.
- Giám sát b ằng tiền: Kiểm tra giám sát b ằng đồng tiền đối với việc sử dụng
vốn TPCP đúng mục đích, đúng kế hoạch, có hiệu quả là sự thể hiện chức năng của
tài chính. Giám sát b ằng đồng tiền đƣợc thực hiện đối với mọi dự án đầu tƣ, trong
tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tƣ và xây dựng công trình; bao gồm giám sát
trƣớc, trong và sau khi cấp phát vốn TPCP.
d) Các nội dung đƣợc đầu tƣ bằng vốn trái phiếu chính phủ: Phát triển, cải tạo
hê ̣ thố ng tƣ ới tiêu nƣớc cho sản xuấ t Nông , Lâm, Ngƣ nghiê ̣p, cấp nƣớc sinh hoa ̣t
13


Nông thôn và các Khu công nghiê ̣p , xây dựng các công trin
̀ h tro ̣ng điể m thi công
đảm bảo yêu cầ u vƣơ ̣t lũ , chố ng lũ.
1.3. Quản lý sử dụng vốn trái phiếu chính phủ trong đầu tƣ xây dựng cơ bản
cho thủy lợi tại doanh nghiệp
1.3.1. Một số khái niệm và đặc trưng của sử dụng vốn trái phiếu chính phủ trong
đầu tư xây dựng cơ bản cho thủy lợi tại doanh nghiệp
1.3.1.1. Khái niệm doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước
Theo Luật số 68/2014/QH13 Luật doanh nghiệp do Quốc hội Nƣớc Cộng hoà
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 26/11/2014, thì Doanh nghiệp , doanh
nghiê ̣p Nhà nƣớc đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng,

có tài sản, có trụ sở giao dịch, đƣợc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích kinh doanh”, và “Doanh nghiệp Nhà nƣớc là doanh nghiệp do Nhà
nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ”.
1.3.1.2. Quản lý, sử dụng vốn trái phiếu chính phủ trong đầ u tư xây dựng cơ bản
cho thủy lợi tại doanh nghiệp
Sƣ̉ du ̣ng vố n TPCP trong đầ u tƣ XDCB là viê ̣c chủ thể (Nhà nƣớc) dùng hành
vi, ứng xử của mình tác động vào đối tƣợng là vốn TPCP bằng các

phƣơng tiện,

những công cụ, những cơ sở vật chất, con ngƣời thông qua thể chế , quy đinh
̣ , quy
trình về quản lý và sử dựng vốn TPCP nhằm đạt đƣợc mục đích tạo ra nhƣ̃ng công
trình đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân , bảo
đảm anh ninh quố c gia trong mỗi thời kỳ nhất định.
Sƣ̉ du ̣ng vố n TPCP tại d oanh nghiê ̣p trong đầ u tƣ

xây dựng các công trình

thủy lợi là việc thông qua các quy định, quy trình doanh nghiệp điều tiết các nguồn
lực con ngƣời, máy móc thiết bị, công nghệ của mình kết hợp với tiền vốn từ nguồn
TPCP tạo ra các công trình thủy lợi và/hoặc thông qua các hình thức mua sắm, thuê
ngoài bằng việc sử dụng số tiền vốn TPCP để xây dựng cấu trúc hạ tầng và mua
sắm trang thiết bị (Công trình thủy lợi) nhƣ: hồ chứa nƣớc, đập, cống, trạm bơm,
giếng, đƣờng ống dẫn nƣớc, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại...; bồi
dƣỡng, đào tạo nhân lực; thực hiện các chi phí thƣờng xuyên khác nhằm mục đích
14



×