B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI
L PHNG THY
DạY HọC THƠ NÔM ĐƯờNG LUậT THEO
ĐặC điểm THI PHáP THể LOạI ở TRUNG HọC PHổ THÔNG
Chuyờn ngnh: Lớ lun v PPDH b mụn Vn v Ting Vit
Mó s: 62.14.01.11
TểM TT LUN N TIN S KHOA HC GIO DC
H NI - 2017
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG
Phản biện 1: GS.TS. Trần Nho Thìn
Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Hạnh
Viện KHGD Việt Nam
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Viết Chữ
Trường ĐHSP Hà Nội
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Vấn đề đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của HS đang trở thành một xu thế có ý nghĩa chiến lược và là một đòi
hỏi ngày càng bức bách đối với việc phát triển sự nghiệp giáo dục ở nước ta.
Đặc biệt, sau khi Nhà nước ban hành Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, chuyển chương trình DH định hướng nội dung sang
chương trình định hướng năng lực thì việc đổi mới PPDH được coi như một vấn
đề then chốt, có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao chất lượng DH văn ở
nhà trường phổ thông.
1.2. Dạy học văn theo đặc trưng thể loại là một yêu cầu bắt buộc trong
DH tác phẩm văn chương. Đặc biệt, từ năm 2006, Bộ Giáo dục- Đào tạo đã
chính thức ban hành hệ thống SGK phổ thông trung học bộ mới. Trong tình hình
đổi mới chung, môn Ngữ văn (hợp nhất của 3 phân môn: Văn học, Tiếng Việt và
Tập làm văn trong chương trình cũ) đã có sự thay đổi tổng thể: từ cách gọi tên,
cấu trúc nội dung chương trình đến yêu cầu giảng dạy. Ở phân môn Văn học,
trước đây các văn bản được sắp xếp theo giai đoạn lịch sử, giờ đây đã được cấu
trúc theo thể loại kết hợp với tính lịch sử của văn bản đó. Giờ bình giảng tác
phẩm văn học đã được thay thế bằng giờ Đọc- hiểu văn bản. Việc DH văn bản
theo đặc điểm thi pháp thể loại vì vậy càng có ý nghĩa.
1.3. Văn học trung đại là một bộ phận văn học quan trọng của văn học
Việt Nam. Trong chương trình THPT, văn học trung đại được đưa vào dạy ở
lớp 10 và 11 với một thời lượng lớn và khá nhiều tác gia, tác phẩm tiêu biểu.
Tuy nhiên, việc giảng dạy văn học trung đại ở nhà trường THPT hiện nay vẫn
còn gặp rất nhiều khó khăn do rào cản ngôn ngữ, do khoảng cách về thời đại và
do năng lực tiếp nhận của học sinh THPT hiện nay.
1.4. TNĐL là một trong những thể loại độc đáo vào bậc nhất của văn học
Việt Nam. Trong chương trình giáo dục phổ thông, TNĐL được đưa vào giảng
dạy ở cả cấp THCS và THPT với số lượng tác phẩm và tác giả tương đối lớn.
Điều đó không những khẳng định giá trị của thể loại mà còn xác nhận mục tiêu
của DH TNĐL nói riêng và DH thơ văn trung đại nói chung là góp phần gìn giữ
và phát huy tinh hoa văn học của dân tộc. Vì vậy, với mong muốn góp phần
tháo gỡ những khó khăn trong việc DH TNĐL, nâng cao chất lượng DH Ngữ
văn, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: "Dạy học thơ Nôm Đường luật theo
đặc điểm thi pháp thể loại ở THPT".
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Luận án được thực hiện với mục đích hệ thống hóa, khái quát hóa
một số đặc điểm thi pháp của TNĐL; đánh giá thực trạng DH TNĐL ở THPT
hiện nay, từ đó đề xuất một số biện pháp DH TNĐL ở THPT theo đặc điểm thi
2
pháp thể loại nhằm góp phần nâng cao chất lượng DH Ngữ văn nói chung, DH
TNĐL nói riêng, phù hợp với định hướng đổi mới PPDH và định hướng đổi
mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu, hệ thống, khái quát một số đặc điểm thi pháp cơ bản nhất
của TNĐL.
- Điều tra, khảo sát thực trạng dạy và học TNĐL ở THPT hiện nay.
- Đề xuất một số biện pháp và quy trình thực hiện các biện pháp DH
TNĐL ở THPT theo đặc điểm thi pháp thể loại.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả
của việc vận dụng các biện pháp DH TNĐL theo đặc điểm thi pháp thể loại ở
THPT mà luận án đề xuất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Việc dạy học TNĐL theo các đặc điểm thi pháp
thể loại ở trung học phổ thông.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Trong luận án, chúng tôi xác định giới hạn nghiên
cứu là các tác phẩm TNĐL trong chương trình Ngữ văn THPT (lớp 10 và lớp 11)
và nghiên cứu cách thức tổ chức dạy học TNĐL ở nhà trường phổ thông theo các
đặc điểm thi pháp thể loại.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp điều tra, khảo sát,
Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, Phương pháp thống kê, xử lí số liệu,
Phương pháp thực nghiệm sư phạm, Phương pháp nghiên cứu theo thi pháp học.
5. Đóng góp của luận án
- Về lý luận: Chỉ ra những đặc điểm thi pháp cơ bản của TNĐL; Xây dựng
cơ sở lí luận cho việc dạy học TNĐL theo đặc điểm thi pháp thể loại.
- Về thực tiễn: Những biện pháp DH được đề xuất trong luận án sẽ góp phần
hạn chế khoảng cách thẩm mỹ giữa TNĐL nói riêng, văn học trung đại nói chung
với HS lớp 10 và 11 hiện nay, từ đó, dần nâng cao hiệu quả, hứng thú học TNĐL
nói riêng, học văn nói chung cho các em cũng như phát triển năng lực sáng tạo
trong mỗi HS, góp phần tạo cho HS ý thức tự hào, nhu cầu hiểu biết, giữ gìn, phát
huy kho tàng văn học quý giá của dân tộc.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu những đặc điểm thi pháp TNĐL nêu trong luận án và những biện
pháp được luận án đề xuất để DH TNĐL theo đặc điểm thi pháp thể loại là phù
hợp, có tính khả thi thì luận án sẽ góp phần: bổ sung lí luận về đặc điểm thi
pháp của TNĐL; bổ sung lí luận về DH tác phẩm văn chương theo đặc điểm thi
pháp thể loại. Từ đó giúp cho việc phát triển năng lực đọc hiểu TNĐL của HS
lớp 10 và 11 cũng như nâng cao chất lượng DH TNĐL, góp phần nâng cao hiệu
quả DH môn Ngữ văn trong nhà trường hiện nay.
3
7. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần thư mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan.
Chương 2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học TNĐL theo đặc
điểm thi pháp thể loại ở THPT
Chương 3. Một số biện pháp dạy học TNĐL theo đặc điểm thi pháp thể
loại ở THPT
Chương 4. Thực nghiệm sư phạm.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Nghiên cứu về thơ Nôm Đường luật
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
TNĐL là thể loại chịu ảnh hưởng lớn từ thi pháp thơ Đường. Vì vậy, để
tìm hiểu, phân tích đặc điểm của TNĐL, trước tiên chúng tôi quan tâm tới một
số công trình nghiên cứu về thơ Đường như Về thi pháp thơ Đường (Nguyễn
Khắc Phi), Thi pháp thơ Đường (Lương Duy Thứ), Bình giảng thơ Đường, Thi
pháp thơ Đường (Nguyễn Thị Bích Hải). Nhìn chung, trong các tài liệu kể trên,
các nhà nghiên cứu đã đề cập tới một số vấn đề cơ bản của thi pháp thơ Đường.
Từ đó, có những gợi dẫn cần thiết, cụ thể cho người nghiên cứu, người đọc khi
tiếp cận với vấn đề này.
TNĐL là một trong những thể loại độc đáo vào bậc nhất của văn học Việt
Nam. Tuy có nguồn gốc ngoại lai nhưng trong quá trình phát triển, TNĐL đã
trở thành thể loại văn học dân tộc, có địa vị ngang hàng với những thể loại văn
học thuần túy dân tộc như truyện thơ viết theo thể lục bát và khúc ngâm viết
theo thể song thất lục bát. Bởi vậy, có khá nhiều công trình nghiên cứu về
TNĐL: Thơ Nôm Đường luật (1998), Bình giảng thơ Nôm Đường luật (2001),
Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại (2009) của
nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn, Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt
Nam (Trần Đình Sử) Văn học trung đại Việt Nam Tập 1 (Nguyễn Đăng Na chủ
biên), Văn học Việt Nam (thế kỉ X- nửa đầu thế kỉ XVIII)- (Đinh Gia Khánh chủ
biên)... Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất: “Thơ Nôm Đường luật là
bao hàm những bài thơ viết bằng chữ Nôm theo luật Đường hoàn chỉnh và cả
những bài viết theo thơ luật Đường phá cách- những bài có xen câu ngũ ngôn,
lục ngôn vào thơ thất ngôn”.
Từ góc độ văn học sử, khi xác định thời điểm ra đời của TNĐL, nhà
nghiên cứu Lã Nhâm Thìn khẳng định TNĐL chính thức ra đời từ cuối thế kỉ
XIII với sự xuất hiện của Hàn Thuyên (Nguyễn Thuyên), sáng tác Đường luật
Nôm sớm nhất là bài thơ tương truyền của nàng Điểm Bích (thế kỉ XIV) và kết
4
thúc ở đầu thế kỉ XX với các đại biểu như Đào Tấn, Tú Xương (mất năm 1907),
Nguyễn Khuyến (mất năm 1909).
Về vấn đề phân kì các giai đoạn phát triển của TNĐL, các nhà nghiên cứu
nói chung đều thống nhất chia sự phát triển của TNĐL thành các giai đoạn: Giai
đoạn một từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV, giai đoạn hai từ thế kỉ XV đến thế kỉ
XVII, giai đoạn ba từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX và giai đoạn bốn nửa
cuối thế kỉ XIX.
Nhận xét về những đổi mới trong nội dung, nghệ thuật của TNĐL, về nội
dung, các nhà nghiên cứu đánh giá thành tựu của TNĐL là đã phản ánh những
vấn đề về tư tưởng, tình cảm, hoàn cảnh xã hội. Về sự tìm tòi, mở hướng của
TNĐL ở phương diện nghệ thuật, nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh trong Giáo
trình Văn học Việt Nam thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII Tập 1 đã khẳng định:
TNĐL xây dựng ngôn ngữ văn học dân tộc trên cơ sở ngôn ngữ của nhân dân
và ngôn ngữ của văn học dân gian.
Nghiên cứu về đặc điểm thi pháp TNĐL, thực tế cho thấy chưa có công
trình nào đi sâu nghiên cứu và chỉ ra đặc điểm thi pháp của TNĐL. Cuốn Thi
pháp văn học trung đại Việt Nam của tác giả Trần Đình Sử mới chỉ ra đặc
trưng chung của văn học trung đại, trong đó có đề cập chút ít tới TNĐL. Trong
một số tài liệu như Văn học Việt Nam (thế kỉ X- nửa đầu thế kỉ XVIII), Văn học
Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XVIII- hết thế kỉ XIX), Giáo trình văn học trung đại
Việt Nam tập II, Thơ Nôm Đường luật... của các tác giả Đinh Gia Khánh,
Nguyễn Lộc, Nguyễn Đăng Na, Lã Nhâm Thìn... đã đề cập tới một số phương
diện như hệ thống đề tài, chủ đề, kết cấu, không gian- thời gian, sự cách tân
thể loại của TNĐL...
1.1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
TNĐL là một trong những thể loại độc đáo nhất của văn học Việt Nam.
Vì vậy, các nhà nghiên cứu nước ngoài cũng đã có một số công trình, tài liệu,
bài báo... đề cập tới thể loại này. Tuy nhiên, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy
chưa có tài liệu nào viết riêng về thể loại TNĐL mà các nhà nghiên cứu chủ yếu
đề cập tới TNĐL khi phân tích một số tác gia tiêu biểu của văn học trung đại
như nhà nghiên cứu N.I.Nhiculin (Liên bang Nga), tác giả Pièrre-Richard Feray
(Cộng hòa Pháp), Tônđôri Đeduê (Cộng hòa Hunggari)... trong một số bài viết
đã đề cập tới một số phương diện trong thơ Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Khuyến...
1.2. Nghiên cứu về dạy học thơ Nôm Đường luật ở trường THPT
1.2.1. Nghiên cứu về dạy học tác phẩm văn chương theo đặc điểm thi pháp
thể loại
Dạy học theo đặc trưng thi pháp thể loại là là một hướng đi đúng đắn và
cần thiết trong DH văn học trung đại. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, tìm
hiểu, chúng tôi nhận thấy các công trình, tài liệu nghiên cứu về DH theo đặc
trưng thi pháp thể loại nói chung, DH theo đặc trưng thi pháp thể loại phần văn
học trung đại nói riêng còn khá ít ỏi. Sớm nhất có thể kể tới Mấy vấn đề giảng
5
dạy văn học theo loại thể (1970) của nhóm tác giả Trần Thanh Đạm, Huỳnh Lý,
Hoàng Như Mai, Phan Sĩ Tấn, Đàm Gia Cẩn. Ngoài ra, các tác giả Nguyễn
Thanh Hùng, Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Viết Chữ, Phạm Thi Thu
Hương, Lã Nhâm Thìn... đều khẳng định tầm quan trọng của việc dạy văn theo
đặc trưng thi pháp thể loại, coi đây là một nguyên tắc cơ bản trong DH tác
phẩm văn chương trong nhà trường.
1.2.2. Nghiên cứu về dạy học thơ trung đại và dạy học TNĐL ở trường THPT
Việc nghiên cứu về TNĐL dưới góc độ khoa học cơ bản đã được khá nhiều
các nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu TNĐL từ góc
độ khoa học PP thì còn nhiều hạn chế mặc dù dung lượng và thời lượng DH thể
loại này trong nhà trường phổ thông các cấp không hề nhỏ. Trong các công trình
như Kĩ năng đọc hiểu văn (Nguyễn Thanh Hùng), Để dạy và học tốt tác phẩm văn
chương (phần trung đại) ở trường phổ thông và Thiết kế bài giảng và lời bình một
số tác phẩm văn chương ở trường phổ thông (Nguyễn Thị Thanh Hương), Phương
pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể (Nguyễn Viết Chữ)...các tác giả
đều đã đề cập tới vấn đề dạy học thơ trung đại nhưng mới chỉ là những gợi ý khái
quát chứ chưa đi sâu cụ thể vào biện pháp, PPDH thể loại này..
Điểm qua các công trình nghiên cứu, các tài liệu, luận án... chúng tôi đưa
ra một số kết luận như sau:
1. TNĐL đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu trên một số
phương diện: quá trình hình thành, phát triển, chủ đề, đề tài, kết cấu, ngôn ngữ...
nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể và chỉ ra đặc trưng thi pháp TNĐL.
2. DH phần văn học trung đại trong nhà trường nói chung và DH TNĐL
nói riêng đã được nhiều tác giả đề cập trên cơ sở nghiên cứu thực trạng DH
phần văn học này ở nhà trường phổ thông. Song, các công trình nghiên cứu với
phạm vi nghiên cứu rộng, với cái nhìn tổng thể trải dài gần hết chặng đường
phát triển của văn học trung đại còn hiếm. Các tác giả mới chỉ đưa ra một vài
định hướng, gợi ý cho việc DH thơ trữ tình trung đại nói chung chứ chưa đề
xuất, xây dựng những biện pháp, PPDH TNĐL cụ thể ở nhà trường phổ thông.
Chương 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC
THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT THEO ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP
THỂ LOẠI Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Đặc điểm thi pháp thơ Nôm Đường luật
* Khái niệm thi pháp
Theo Từ điển tiếng Việt, thi pháp là “phương pháp, quy tắc làm thơ”. Từ
điển thuật ngữ văn học định nghĩa: thi pháp là “hệ thống các phương thức,
phương tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong
6
sáng tác văn học”. Nói ngắn gọn, thi pháp nghiên cứu chủ thể sáng tác, khám
phá quan niệm về con người, về sự vật, khám phá cái nhìn của tác giả về xã hội,
không gian, thời gian và hệ thống thể loại.
* Khái niệm thi pháp thể loại
Với mục đích đề xuất một số biện pháp DH TNĐL theo đặc điểm thi pháp
thể loại, chúng tôi đi sâu tìm hiểu khái niệm thi pháp thể loại, mà cụ thể ở đây
là thể loại TNĐL. Trong phạm vi luận án, chúng tôi quan niệm thi pháp thể loại
là hệ thống các quy tắc sáng tác, các thủ pháp nghệ thuật nhằm biểu hiện cuộc
sống và tạo nên đặc sắc của thể loại. Nghiên cứu thi pháp thể loại là tìm đến các
nguyên tắc, phương pháp tạo nên diện mạo của thể loại, giúp khu biệt thể loại
này với các thể loại khác.
Với TNĐL, một thể loại thuộc văn học trung đại Việt Nam nên sẽ không
tránh khỏi bị chi phối bởi các quy tắc của thi pháp văn học trung đại. Tuy nhiên,
một trong những đặc điểm quan trọng tạo nên giá trị của TNĐL, giúp nó trở
thành một trong những thể loại độc đáo vào bậc nhất của văn học dân tộc chính
là vì bên cạnh việc tiếp thu thi pháp văn học trung đại, TNĐL trong quá trình
phát triển của nó đã hình thành những đặc điểm độc đáo của thi pháp thể loại,
thể hiện cách chiếm lĩnh, cảm nhận đời sống rất riêng của các tác giả TNĐL.
Nghiên cứu đặc điểm thi pháp TNĐL vì vậy, chúng tôi quan tâm tới một số
bình diện như quan niệm nghệ thuật, quan niệm thẩm mỹ, quan niệm về con
người, không gian, thời gian, hình tượng tác giả, ngôn ngữ...
* Khái niệm thi pháp văn học trung đại
Trong phạm vi luận án, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới khái niệm thi
pháp văn học trung đại Việt Nam. Theo đó, khái niệm thi pháp văn học trung đại
được dùng để chỉ hệ thống các nguyên tắc, biện pháp, thể loại tạo thành đặc trưng
của văn học giai đoạn này, đồng thời nó không chỉ là các hình thức kỹ thuật thuần
túy bề ngoài mà là hệ thống cảm nhận về thế giới. Bởi vậy, tìm hiểu về thi pháp
văn học trung đại đòi hỏi người nghiên cứu quan tâm tới các phương diện như
quan niệm về văn học, về ngôn ngữ, về thể loại, về thế giới và con người. Phần lớn
các nhà nghiên cứu cho rằng, đặc điểm thi pháp văn học trung đại thể hiện ở một
số điểm chính là: tính ước lệ, tượng trưng; tính sùng cổ và tính phi ngã. Đây là cơ
sở quan trọng để chúng tôi tìm hiểu, phân tích đặc điểm thi pháp TNĐL, đồng thời
cũng sẽ là những cơ sở lí luận quan trọng để chúng tôi làm tiền đề đề xuất các biện
pháp DH thể loại này trong chương trình Ngữ văn THPT.
* Cơ sở xã hội, văn học hình thành thi pháp TNĐL
Thế kỉ X, lực lượng sáng tác của văn học trung đại lúc này chủ yếu là các
nhà nho, những người hầu hết đều tham dự vào bộ máy quan lại và hoạt động
chính trị theo một hình thức và mức độ nào đó. Tuy nhiên, từ thế kỉ XVI, khi
Trịnh Tùng ép vua Lê Thế Tông phong vương và lập phủ đệ riêng, đất nước bắt
đầu thời kì có vua và chúa, các nhà nho đứng trước một thực tế là đạo lí Nho gia bị
chà đạp bởi những kẻ nắm quyền lực cao nhất. Sự tiếm quyền, lạm quyền của các
chúa Trịnh đã làm thuyết chính danh, thuyết trung quân không còn ý nghĩa. Song,
7
đây lại là mở đầu cho sự tự do, sự thoát khỏi những ràng buộc bởi đạo trung quân
cả trong tư tưởng và trong văn học. Những biến chuyển ấy đã làm thay đổi quan
niệm về bản chất và chức năng văn học. Từ thế kỉ XVII, khi chế độ phong kiến
bước vào thời kì suy thoái, một xã hội hiện thực với tất cả những mặt bề bộn, phức
tạp đã đẩy hẳn lý thuyết về một xã hội không tưởng ra khỏi hoài bão của các nhà
nho. Thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX có sự chuyển biến mạnh mẽ trong lực
lượng sáng tác với sự xuất hiện và lớn mạnh của đội ngũ nhà nho tài tử - những
con người ít chịu khép mình trong khuôn khổ chật hẹp của lễ giáo phong kiến.
Cuối thế kỉ XIX, đất nước chuyển sang một giai đoạn lịch sử hoàn toàn mới, thay
đổi cả về hệ tư tưởng, xã hội, văn hóa... kéo theo những thay đổi trong quan niệm
sáng tác, quan niệm về con người... trong văn học nói chung và trong TNĐL nói
riêng. Những đặc điểm xã hội đó đã phần nào ảnh hưởng, làm hình thành nên
những đặc điểm thi pháp rất riêng của TNĐL giai đoạn này.
2.1.1.1. Sự kết hợp yếu tố Nôm và yếu tố Đường luật là đặc trưng nổi bật của
thi pháp thơ Nôm Đường luật, tạo nên sự cách tân lớn về mặt thể loại
Theo nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn: “Đặc điểm của TNĐL, nói một cách
ngắn gọn nhất và bản chất nhất, là sự kết hợp hài hòa yếu tố Nôm và yếu tố
Đường luật”.
Được xem là yếu tố Nôm những gì thuộc về dân tộc và có tính chất dân
dã, bình dị. Yếu tố này biểu hiện trong TNĐL ở các mặt đề tài, chủ đề, ngôn
ngữ, hình ảnh, kết cấu, nhịp điệu... Được xem là yếu tố Đường luật những gì
tiếp thu của nước ngoài như tính ước lệ, tượng trưng, cách sử dụng điển tích,
điển cố, sự mực thước trong câu thơ, sự chặt chẽ trong kết cấu, việc lựa chọn thi
tứ, thi hứng, thi đề và sự tao nhã. Yếu tố này biểu hiện trong TNĐL về mặt chủ
đề, đề tài là hướng tới những quan niệm, những phạm trù Nho giáo, Đạo giáo...
Một bài TNĐL thường có cả hai yếu tố này đan xen, hòa quyện vào nhau,
tạo nên sắc thái rất riêng, độc đáo mà vẫn rất trang trọng cho TNĐL, giúp khu biệt
nó với bất cứ thể loại nào của văn học trung đại Việt Nam. Đây không chỉ là đặc
điểm thể hiện sự sáng tạo, phá cách của các tác giả TNĐL mà còn thể hiện khuynh
hướng dân tộc hóa, dân chủ hóa thể loại này của dòng chảy văn học dân tộc.
2.1.1.2. Vẫn tuân thủ luật thi của thơ Đường, các tác giả thơ Nôm Đường luật
có sự bứt phá, sáng tạo, độc đáo, sử dụng yếu tố lạ hóa, tạo nên những “hiện
tượng” trong văn học trung đại Việt Nam
Tong 5 thế kỉ phát triển, TNĐL đã có những sáng tạo độc đáo, tạo nên
những “hiện tượng” trong văn học Việt Nam mà Hồ Xuân Hương và Trần Tế
Xương là hai hiện tượng tiêu biểu nhất.
Hồ Xuân Hương là một hiện tượng trong TNĐL và cũng là một tiếng thơ
lạ. Thơ bà vượt qua những ước lệ, kiêng kị và cả những phạm húy để dẫn đưa
những vấn đề chưa từng xuất hiện vào thơ. Những sáng tạo trong thơ Hồ Xuân
Hương đã đem lại một luồng sinh khí mới mẻ, lạ lẫm và cũng vô cùng hấp dẫn
cho văn học trung đại thế kỉ XVIII-XIX, làm thay đổi các giá trị xã hội khi đưa
cái dâm, cái tục vào thơ; xây dựng những hình ảnh và hình tượng thơ độc đáo
8
(như quả mít, ốc nhồi, cái quạt...); tạo nên chất giọng riêng giễu nhại, tự trào,
châm biếm; làm thay đổi cấu trúc bài thơ Đường luật truyền thống; sáng tạo hệ
thống ngôn ngữ tiếng Việt (như nói lái, nói láy, từ đồng âm khác nghĩa...); đưa
những hiện tượng đời sống trần tục vào thơ...
Ngoài Hồ Xuân Hương, trong dòng chảy TNĐL còn xuất hiện một tác giả
đã đưa TNĐL tìm đến một chức năng mới của thể loại: chức năng trào phúng,
đó là tác giả Trần Tế Xương. Thơ trào phúng của Tú Xương đã trở thành một
hiện tượng đặc biệt của TNĐL bởi trước hết đối tượng trào phúng của nhà thơ
rộng lớn và phong phú vô cùng. Không những thế, một “điều can đảm phi
thường của ông - lấy chính ngay cái bản thân của mình làm đối tượng trào
phúng”. Với một giọng thơ phong phú và linh động, có khi trong sáng, nhẹ
nhàng, khi kiêu căng, ngông cuồng, khi giận hờn, tủi cực, lúc căm phẫn... Tú
Xương không chỉ đưa bút pháp trào phúng đạt tới độ điêu luyện mà còn đưa
TNĐL trở về với dân tộc và bình dân trọn vẹn hơn.
2.1.1.3. Sự thay đổi trong quan niệm thẩm mĩ dẫn tới sự thay đổi trong quan
niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Đường luậtL
Đặc trưng trong quan niệm thẩm mĩ của TNĐL là sự đề cao cái đẹp. Cái đẹp
là cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của các nhà thơ. Trong TNĐL, các nhà thơ
chủ yếu hướng tới cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong nghệ thuật.
Thế kỉ X- XV, với quan niệm thi ca phải hữu ích cho chính sự ở tất cả
mọi phương diện, do ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, các tác giả văn học trung
đại thời kì này nói chung và các tác giả TNĐL nói riêng luôn chủ trương một
lối sống tự nhiệm, dùng lý trí để định hướng tư tưởng, tình cảm, hướng tâm tư,
cảm xúc đến các vấn đề quốc kế dân sinh mà không hề đề cập tới các vấn đề
thuộc cá nhân đời tư. Thơ ca của họ vì vậy nghiêng về nói chí, thiên về dùng
thơ ca để “tỏ lòng” với vua, với đất nước chứ không nghiêng về nói tình. Quan
niệm sáng tác của họ lúc này là “thi dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo.
Từ thế kỉ XVI, những biến động về mặt xã hội, kinh tế, chính chị, văn hóa
đã dẫn đến những thay đổi quan trọng trong quan niệm sáng tác. Văn học
chuyển dần từ quan niệm “ngôn chí”, “tải đạo”, văn- sử- triết bất phân đến
hướng nhiều hơn tới cuộc đời. Sự chuyển biến từ “thi ngôn chí” sang “thi
duyên tình”, ở đây là tình người trong đời thường của những thân phận rất bình
thường: người bình dân và người phụ nữ. Các nhà văn tập trung viết nhiều hơn
về “những điều trông thấy”. Tính hiện thực và tính thực tiễn của văn chương
trở thành những tiêu chí quan trọng mang tính thời đại của các tác phẩm văn
học. Chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ trở nên quan trọng hơn bên
cạnh chức năng giáo huấn vốn đóng vai trò chủ đạo trong văn học nhà nho.
Sự thay đổi trong quan niệm về chức năng của văn học đã dẫn tới sự thay đổi
trong quan niệm về con người ở TNĐL. Thế kỉ XV- XVI, con người xuất hiện
trong TNĐL là những: Con người vũ trụ, Con người đạo đức; con người hành đạo;
con người ẩn dật thì thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX, các nhà thơ đã phá vỡ
truyền thống, có sự nhảy vọt trong ý thức hệ người sáng tác, đem lại giá trị nhân văn
9
sâu sắc và giá trị thẩm mĩ mới mẻ cho văn học thời kì này mà từ trước đến nay chưa
hề có. Văn học nói chung và TNĐL nói riêng có sự đổi thay mạnh mẽ trong quan
niệm nghệ thuật về con người. Sự sụp đổ niềm tin vào khả năng xây dựng thế giới
của Nho giáo, sự thất vọng về vai trò của kẻ sĩ, quân tử trong việc ổn định trật tự xã
hội, xây dựng nền thái bình thịnh trị đã khiến văn học dần hướng tới những vấn đề
thiết thân của cuộc sống. Những con người bình thường, trần thế là mẫu hình chủ
đạo của văn học. Con người với ý thức cá nhân đã tự diễn tả, giãi bày thế giới tư
tưởng, tình cảm riêng tư thầm kín, đã bộc lộ cách nhìn, cách cảm nhận riêng của
mình về xã hội, về con người và cuộc sống ở các mức độ khác nhau
2.1.1.4. Thơ Nôm Đường luật đi sâu miêu tả thời gian, không gian trong những
chiều kích khác nhau
Trong TNĐL, thời gian nghệ thuật xuất hiện với năm hình thức thời gian
như thơ Đường truyền thống. Đó là: thời gian vũ trụ tự nhiên; thời gian siêu
nhiên tiên cảnh; thời gian lịch sử; thời gian sinh mệnh, đời người và thời gian
sinh hoạt. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn và mỗi tác giả lại có cách cảm nhận và
miêu tả thời gian dưới những hình thức khác nhau. Giai đoạn đầu của TNĐL
(thế kỉ XV- XVI), văn học chủ yếu hướng đến tính chất quan phương, chính
thống, nói chí chở đạo nên thời gian nghệ thuật trong sáng tác của các tác giả
giai đoạn này chủ yếu là thời gian lịch sử, thời gian vũ trụ, tự nhiên. Tới thế kỉ
XVIII- XIX, với sự xuất hiện của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú
Xương, thời gian nghệ thuật đã có những bước chuyển đáng kể. Nguyễn
Khuyến vẫn có những bài thơ thuộc về thời gian lịch sử, chu kì, thời gian vũ trụ
tự nhiên nhưng nghiêng nhiều hơn về thời gian tâm trạng, thời gian dồn nén.
Họ cảm nhận sự ngắn ngủi, dồn đuổi của thời gian.
Về không gian nghệ thuật trong TNĐL, xuất hiện nhiều không gian nghệ
thuật: không gian vũ trụ, không gian xã hội, không gian đời tư và đến thế kỉ
XIX xuất hiện thêm không gian lưu lạc, nhưng phổ biến nhất là không gian kiểu
không gian đời tư (không gian cá nhân, không gian sinh hoạt, không gian xã hội
nông thôn, không gian xã hội thành thị..) và không gian tâm tưởng (không gian
của cảm xúc, không gian hồi tưởng, không gian của mơ ước...).
2.1.2. Vấn đề khoảng cách thẩm mĩ trong tiếp nhận tác phẩm thơ Nôm
Đường luật của HS THPT
“Khoảng cách thẩm mĩ là độ chênh, sự xa cách giữa các từ, các câu, các
dòng cũng như giữa sự tiếp nhận thẩm mỹ của bạn đọc trước một văn bản văn
học”. Nói cách khác, đó là sự chênh lệch, sự xa cách giữa ý định tác động của
tác giả (chủ thể thẩm mỹ) gửi vào văn bản và sự tiếp nhận những tác động thực
tế của văn bản ở người đọc (chủ thể tiếp nhận).
Đối với TNĐL, một thể loại được coi là đỉnh cao của văn học trung đại
Việt Nam nhưng lại được viết bằng chữ Nôm, thứ chữ viết xa lạ với HS hiện
nay nên sẽ gây khó hiểu, dẫn đến tâm lí, thái độ chán nản, không thích học cũng
là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, các đặc điểm về mặt đề tài, chủ đề, kết cấu văn
bản, những quy định về niêm luật, cách ngắt nhịp... của TNĐL cũng là một rào
10
cản lớn mà HS THPT phải vượt qua trong quá trình học thể loại này. Mặt khác,
do đặc trưng thể loại TNĐL, do tính hàm súc, “ý tại ngôn ngoại”, tính không
nói hết của từ ngữ, hình ảnh, do những khoảng trống trong tư duy của tác giả
buộc người đọc phải liên tưởng, tưởng tượng...nên khoảng cách thẩm mỹ giữa
bạn đọc với TNĐL càng xa hơn. Nếu không khắc phục được khoảng cách thẩm
mỹ khi học TNĐL hay bất kì thể loại nào khác sẽ dẫn đến việc HS hiểu sai,
hiểu lệch lạc, hiểu không chính xác ý đồ của tác giả, hoặc tìm thấy tư tưởng của
tác phẩm ngược chiều với khuynh hướng tư tưởng của tác giả, hoặc cắt nghĩa
tác phẩm không đúng với ý đồ của tác giả, làm cho giữa tác giả - tác phẩm- HS
càng có khoảng cách lớn và khó tạo ra sự đồng điệu, cảm xúc.
2.1.3. Dạy học tác phẩm văn chương và dạy học thơ Nôm Đường luật theo
đặc điểm thi pháp thể loại
2.1.3.1. Dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường
Có nhiều quan niệm về DH tác phẩm văn chương. Trong phạm vi luận án,
chúng tôi quan niệm, DH tác phẩm văn chương là DH đọc hiểu tác phẩm văn
chương, là quá trình thầy dạy đọc văn, trò học đọc văn để từng bước chuyển
hoá tác phẩm văn chương của tác giả thành tác phẩm văn chương ở người đọc HS. DH tác phẩm văn chương là quá trình người dạy lấy HS làm trung tâm theo
lí thuyết tiếp nhận và lí luận DH hiện đại nhằm mục đích đào tạo kĩ năng và
năng lực đọc cho HS cũng như phát triển nhân cách, phát triển năng lực cảm
thụ thẩm mĩ, năng lực tư duy văn học, niềm tin, năng lực hành động.... cho HS.
Theo đó, nhiệm vụ của GV trong giờ DH tác phẩm văn chương là sử dụng các
biện pháp, PPDH nhằm hướng dẫn, tổ chức cho HS chiếm lĩnh tác phẩm, từ đó
giúp phát triển ở HS những năng lực riêng của môn học cũng như phát triển
năng lực toàn diện ở người học và phát huy vai trò chủ thể của HS.
2.1.3.2. Dạy học thơ Nôm Đường luật theo đặc điểm thi pháp thể loại
Chúng tôi cho rằng: DH TNĐL theo đặc điểm thi pháp thể loại là việc GV
dựa trên kiến thức nền của HS về đặc điểm thi pháp TNĐL đã được trang bị ở
THCS để lựa chọn những PP, biện pháp DH phù hợp, giúp HS củng cố kiến thức
về thi pháp TNĐL. Dạy TNĐL phải chú ý phân tích cảm xúc, tâm trạng, phân
tích cái tôi trữ tình trong dòng mạch cảm xúc, phân tích phương thức trình bày
nghệ thuật,. sau đó, hướng dẫn HS tìm ra chủ đề tư tưởng và ý nghĩa nhận thức,
giá trị nhân sinh của mỗi bài thơ, chú ý phân tích các hình ảnh,ngôn ngữ, vần,
nhịp điệu, các hình thái tu từ, cắt nghĩa- chú giải các điển tích, điển cố, … trong
tác phẩm, đồng thời phát hiện những điểm cách tân, sáng tạo cũng như tài năng
của các tác giả TNĐL. Qua đó, giúp phát triển ở HS năng lực đọc hiểu TNĐL
nói riêng, năng lực cảm thụ- thẩm mĩ nói chung cũng như một số năng lực khác
như năng lực làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác...
2.1.4. Lí luận dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Một trong những điểm then chốt của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ
chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực.
11
Với tư cách là môn học công cụ, môn Ngữ văn sẽ giúp phát triển ở HS
những năng lực chung như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo,
năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân. Tuy nhiên, từ đặc trưng của môn học,
môn Ngữ văn hướng tới phát triển hai năng lực then chốt là năng lực giao tiếp
tiếng Việt và năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ. Để hình thành và
phát triển những năng lực này, cần hình thành hai định hướng lớn khi dạy học Ngữ
văn theo định hướng phát triển năng lực đó là dạy học đọc hiểu và tạo lập văn bản.
Tác giả Nguyễn Thanh Hùng- người đầu tiên đề xuất vấn đề này ở VN, cũng là
người đầu tiên coi đọc hiểu là một kĩ năng cần rèn cho HS trong việc DH tác phẩm
văn chương trong cuốn Kĩ năng đọc hiểu văn cũng nhấn mạnh: Đọc hiểu là vấn đề
cơ bản của nội dung và phương pháp dạy học tác phẩm văn chương.
Trong phạm vi luận án, chúng tôi quan niệm phát triển năng lực nói
chung và phát triển năng lực cho HS trong DH TNĐL nói riêng là sự định
hướng kết quả đầu ra, tức là đến một thời điểm nào đó HS phải đạt được kết
quả nhất định, có sự tiến bộ trong quá trình học tập, có khả năng vận dụng
kiến thức học được trong các tình huống thực tiễn, có khả năng giao tiếp ứng
xử xã hội cũng như khả năng phối hợp với những thành viên khác trong lớp.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, với mục đích là từ đặc điểm thi pháp
thể loại TNĐL, đề xuất một số biện pháp DH nhằm hình thành và phát triển
năng lực đọc hiểu TNĐL cho HS THPT, đồng thời, qua đó phát triển một số
năng lực chung cho người học như năng lực tiếp nhận văn chương, năng lực
thẩm mĩ, năng lực sáng tạo...chúng tôi xác định năng lực đọc hiểu TNĐL của
HS THPT (xếp theo các thang bậc nhận thức của Bloom) như sau:
- Nhận diện được thể loại và các đặc điểm của thể loại TNĐL
- Cắt nghĩa, chú giải được các từ Hán, Nôm, điển tích, điển cố... trong các
bài TNĐL
- Phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của các bài TNĐL
- Kết nối, khái quát, hệ thống được các văn bản TNĐL đã học về nội
dung, nghệ thuật và đánh giá được giá trị của thể loại TNĐL
- Phát hiện, so sánh được sự sáng tạo của các nhà thơ trong các bài TNĐL
- Liên hệ, vận dụng với những giá trị sống hiện tại của bản thân và xã hội
Đây sẽ là cơ sở lí luận quan trọng để chúng tôi đề xuất các biện pháp DH
TNĐL theo đặc điểm thi pháp thể loại nhằm mục đích hướng dẫn HS THPT đạt
được năng lực đọc hiểu thể loại này.
2.1.5. Đặc trưng tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 10 và 11
Theo các nhà nghiên cứu tâm lí học và giáo dục học, HS THPT có những
đặc điểm tâm sinh lí riêng như: Ở lứa tuổi này, các em có tư duy lí luận, tư duy
trừu tượng một cách độc lập sáng tạo, đồng thời tính phê phán của tư duy cũng
phát triển. Hoạt động học tập của HS THPT có tính năng động và tính độc lập ở
mức độ cao hơn nhiều so với hoạt động học tập của HS THCS.
Mặt khác, theo kết quả nghiên cứu của các nhà Tâm lí học và Sinh lí học
12
cho thấy trong mỗi con người luôn tiềm ẩn các tiềm năng như: Trí thông minh
trí tuệ, được đo bằng chỉ số IQ, Trí thông minh cảm xúc, được đo bằng chỉ số
EQ, khả năng vượt khó được đo bằng Chỉ số AQ.
Như vậy, các nhà tâm lí học đều khẳng định HS THPT cũng có những
đặc điểm chung của con người về mặt trí tuệ thông thường đã, đang và sẽ được
hình thành, tiếp tục hoàn thiện. Đây cũng là lứa tuổi ẩn chứa nhiều khả năng
sáng tạo, trí thông minh đa dạng. Bởi vậy, việc nghiên cứu đặc điểm tâm lí lứa
tuổi HS, nhu cầu, sở thích, hứng thú... của các em HS là rất cần thiết để chúng
tôi đề xuất các biện pháp, PPDH cho phù hợp..
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Vị trí, vai trò của thơ Nôm Đường luật trong chương trình Ngữ văn THPT
TNĐL hiện nay được đưa vào chương trình Ngữ văn THPT đều là những
tác phẩm đặc sắc đã được tuyển chọn từ những tác giả tiêu biểu. Trong chương
trình, SGK Ngữ văn THPT có 7 văn bản TNĐL được đưa vào giảng dạy là:
- Lớp 10: Bảo kính cảnh giới (Nguyễn Trãi), Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- Lớp 11: Tự tình (Hồ Xuân Hương), Thu điếu (Nguyễn Khuyến), Thương
vợ (Tú Xương), Vịnh khoa thi hương (Đọc thêm - Tú Xương), Chạy giặc (Đọc
thêm - Nguyễn Đình Chiểu).
Như vậy, TNĐL có vị trí khá quan trọng trong chương trình Ngữ văn
THPT. Việc DH thể thơ này giúp HS tìm hiểu về thơ trung đại Việt Nam nói
chung cũng như hướng dẫn các em hiểu được giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ
của TNĐL nói riêng. Qua TNĐL, HS có thể thấy được bản sắc, tâm hồn, văn
hóa của con người Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử. Việc học TNĐL sẽ
góp phần làm phong phú kiến thức văn học, bồi đắp tâm hồn, tư tưởng, tình
cảm cho HS, làm cho các em thêm tự hào về quá khứ của dân tộc và hiểu rõ
hơn về trách nhiệm đối với đất nước.
2.2.2. Thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở THPT
2.2.2.1. Khảo sát chương trình, SGK hiện hành
Chúng tôi nhận thấy chương trình, SGK hiện hành có một số ưu điểm như sau:
Thứ nhất, với mục tiêu sắp xếp, cấu trúc chương trình theo thể loại kết
hợp với tính lịch sử của văn bản, các nhà nghiên cứu đã sắp xếp, phân bố
TNĐL theo cụm thể loại, thuận tiện cho việc DH đọc hiểu văn bản theo đặc
trưng thể loại. Bên cạnh những bài đọc hiểu chính, SGK đã trích dẫn khá nhiều
bài học thêm cùng thể loại để HS và GV có thể mở rộng, liên hệ tới các văn bản
khác, phù hợp với mục tiêu dạy đọc hiểu văn bản hiện nay là từ việc đọc một
văn bản cụ thể, HS có kĩ năng đọc được những văn bản khác cùng thể loại.
Thứ hai, theo quan điểm DH tích hợp của chương trình, SGK hiện hành, các
văn bản TNĐL đã được sắp xếp xen kẽ khá hợp lí trong SGK Ngữ văn 10 và 11
Tuy nhiên, qua khảo sát, nghiên cứu chúng tôi cũng nhận thấy chương
trình, SGK còn tồn tại một số bất cập như sau:
Thứ nhất, xét về cấu trúc chương trình, TNĐL cũng như một số thể loại
13
khác đã được sắp xếp theo cụm thể loại nhưng vẫn đặt trong nhóm các bài thơ
trung đại khác chứ chưa được tách riêng ra để tìm hiểu kĩ về thể loại, đặc trưng
thi pháp thể loại...
Thứ hai, qua khảo sát cho thấy TNĐL là thể loại khó đối với HS và ngay
cả với GV. Sự xa cách về mặt thời gian đã tạo nên một khoảng cách tiếp nhận
lớn giữa lứa tuổi HS phổ thông với TNĐL. Trong khi đó, đặc điểm tâm lí, khả
năng nhận thức, hiểu biết xã hội đặc biệt là hiểu biết về văn học, văn hóa trung
đại của HS lớp 10 và 11 còn kém nên khả năng học và tiếp thu những văn bản
này còn nhiều hạn chế.
Thứ ba, việc sắp xếp, cấu trúc các bài học về TNĐL trong chương trình
cũng thể hiện nhiều điểm bất cập khi SGK chủ yếu vẫn chú trọng vào việc
hướng dẫn HS phát hiện, phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản mà
chưa có những định hướng cụ thể cho GV trong việc tổ chức, thiết kế những
hoạt động để HS tự chiếm lĩnh, khám phá văn bản, từ đó hình thành và phát
triển những năng lực chung cũng như năng lực riêng, cá biệt ở người học.
2.2.2.2. Khảo sát tình hình dạy học TNĐL ở THPT
Trong khuôn khổ luận án, sau khi khảo sát thực trạng DH TNĐL ở một số
trường THPT, chúng tôi đưa ra một số vấn đề cần tác động nhằm nâng cao chất
lượng DH TNĐL như sau:
Thứ nhất, việc dạy và học TNĐL là một vấn đề khó đối với GV và HS. Điều
này đặt ra hai vấn đề: một là các nhà biên soạn chương trình, SGK cần cân nhắc về
số lượng và thời điểm cho HS học thể loại này trong chương trình Ngữ văn THPT
để phù hợp với năng lực, trình độ của các em; hai là cần có sự thay đổi trong PP
dạy và học TNĐL để có thể khơi dậy hứng thú, say mê học tập ở các em.
Thứ hai, hiện nay phần lớn GV thường lựa chọn các BP/PP dạy học
truyền thống như bình giảng, thuyết trình... để hạn chế, rút ngắn khoảng cách
tiếp nhận cho HS. Với các biện pháp này, giờ học chưa giúp nhiều cho việc
phát triển năng lực tiếp nhận của HS. Điều này đòi hỏi người GV cần có sự đầu
tư nghiêm túc, cần có sự thay đổi trong kế hoạch DH cũng như các BP/PP DH.
Thứ ba, xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng của HS, phần lớn HS mong
muốn GV có sự thay đổi về PP trong giờ học TNĐL để giúp các em có hứng
thú, có nhu cầu học TNĐL hơn.
Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT THEO
ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP THỂ LOẠI Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
3.1. Một số yêu cầu đặt ra khi dạy học thơ Nôm Đường luật theo đặc điểm
thi pháp thể loại cho học sinh THPT
3.1.1. Dạy học thơ Nôm Đường luật phải đảm bảo tuân thủ những quy định
chặt chẽ về luật thơ và phải tìm ra những điểm mới về thể loại của mỗi nhà thơ
14
Mỗi thể loại văn học đều có những đặc điểm thi pháp riêng. DH đọc hiểu
văn bản vì vậy không thể không căn cứ vào những đặc điểm riêng biệt ấy của
thể loại để đề xuất những biện pháp, hình thức tổ chức phù hợp. Tuy nhiên, cần
nhận thức rằng mục tiêu của việc DH theo đặc điểm thi pháp thể loại nói chung,
DH TNĐL theo đặc điểm thi pháp nói riêng không chỉ dừng lại ở việc hướng
dẫn HS chú ý tới những nguyên tắc, quy định, hệ thống thi pháp của thể loại.
Một sự thực là khi sáng tác, một mặt các tác giả tuân theo những khuôn mẫu
nghệ thuật có sẵn, những đặc điểm đã thành công thức, nhưng mặt khác, trong
quá trình sáng tác, với cá tính sáng tạo của mình, họ đã có những cách tân, từng
bước phá vỡ tính quy phạm để mở cho mình một lối đi riêng. Vì vậy, mục đích
cao nhất của việc DH tác phẩm văn chương theo đặc điểm thi pháp thể loại nói
chung và DH TNĐL nói riêng là làm sao giúp HS hiểu đúng tác giả và tác
phẩm, từ việc hiểu, xác định đúng đặc điểm thi pháp thể loại HS sẽ có những
phát hiện về sự phá vỡ thể loại, sự sáng tạo độc đáo của mỗi tác giả trong từng
tác phẩm, từ đó, đánh giá được tài năng của các tác giả cũng như quy luật vận
động, phát triển của thể loại.
3.1.2. Phải xác định đúng đắn về vai trò chủ thể người học và về bản chất thẩm
mĩ của tác phẩm văn chương
TNĐL là một thể loại khó đối với HS THPT. Tuy nhiên, đây cũng là lứa
tuổi ưa thích sự tìm tòi, khám phá, khẳng định bản thân.Vì vậy, các biện pháp,
hình thức DH phải phù hợp với đặc trưng kiến thức của giai đoạn văn học này
nhằm đạt được mục tiêu bài học nhưng cũng cần khích lệ, phát huy khả năng
chủ động, sáng tạo của HS.
Để khích lệ sự tò mò, hăng say học tập của HS, yêu cầu GV phải sử dụng
biện pháp DH phù hợp với khả năng tiếp nhận của HS, đòi hỏi đồng thời người
GV trong quá trình DH phải có sự phân hóa, phân loại HS. Tùy theo từng đối
tượng HS mà GV xây dựng mục tiêu DH cụ thể, từ đó có chiến lược, PP DH
cho từng loại đối tượng HS, giúp các em không chỉ nắm vững kiến thức bài học
mà còn phát huy được năng lực riêng của mỗi người.
3.1.3. Đảm bảo yêu cầu đổi mới DH theo định hướng phát triển năng lực
người học
DH TNĐL phải đảm bảo yêu cầu của chương trình định hướng phát triển
năng lực. Điều này đòi hỏi các PP, biện pháp DH TNĐL đưa ra trong luận án
phải hướng tới mục tiêu hình thành năng lực đọc hiểu thơ TNĐL cho HS. Bên
cạnh đó, việc sử dụng, kết hợp linh hoạt các PP, biện pháp DH hiện đại; sự đa
dạng hóa các hình thức tổ chức DH, sử dụng các thiết bị DH hiện đại trong quá
trình DH thơ TNĐL sẽ giúp cho HS hình thành và phát triển kĩ năng phân tích,
bình giá tác phẩm văn chương đồng thời rèn luyện năng lực tổ chức, năng lực
giao tiếp, năng lực làm việc nhóm.... cho các em.
15
3.2. Đề xuất một số biện pháp dạy học thơ Nôm Đường luật theo đặc điểm
thi pháp thể loại ở THPT
3.2.1. Hướng dẫn học sinh đọc văn bản để từng bước nhận diện đặc điểm thi
pháp thể loại
Để hướng dẫn HS đọc TNĐL để nhận diện đặc điểm thi pháp thể loại cần
tiến hành các bước sau:
Bước 1: GV hướng dẫn HS đọc lướt văn bản, đánh dấu vào các tín
hiệu quan trọng của văn bản: thi đề, thi tứ, niêm, đối hoặc những từ cổ, từ
Hán Việt, điển tích, điển cố...
Ở bước này, nhiệm vụ chính của GV là cho HS tiếp xúc với văn bản, khơi
dậy ở HS những tìm tòi, hứng thú ban đầu về văn bản. GV có thể sử dụng nhiều
cách khác nhau để giới thiệu về văn bản, kích thích ở HS sự tò mò, thích thú,
xóa bỏ cảm giác chán nản, ngại ngần, không thích cuả HS khi bắt đầu tiếp xúc
với các văn bản văn học trung đại nói chung và TNĐL nói riêng. Về hình thức,
GV có thể sử dụng cách kể chuyện, chiếu đoạn phim ngắn về tác giả, tác phẩm
hay đọc những bài thơ liên quan về văn bản sẽ học.
Hoạt động tiếp theo GV cho HS tiếp xúc trực tiếp với văn bản, yêu cầu
HS đọc lướt văn bản và gạch chân, đánh dấu vào các từ trong văn bản mà HS
cảm thấy lạ, chưa hiểu hoặc chưa biết. Hoạt động này GV có thể cho HS làm
việc cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ (2-3 người), để thời gian cho HS thảo luận về
một số từ ngữ, điển tích, điển cố... trong văn bản.
Bước 2: GV hướng dẫn HS đọc đúng văn bản
- Đọc đúng từ ngữ, điển tích, điển cố
Để đọc chính xác một văn bản, nhất là văn bản văn chương, trước tiên
phải đọc đúng chính tả, phát âm đúng từng từ, từng câu. Đặc trưng về mặt ngôn
ngữ TNĐL là sự kết hợp giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân. Bởi vậy
bên cạnh các yếu tố Hán Việt thì các yếu tố ngôn ngữ bình dân, ngôn ngữ đời
sống cần được chú ý tới khi đọc. Bên cạnh đó, GV cần hướng dẫn HS đọc đúng
các điển tích, điển cố.
- Đọc đúng cách ngắt nhịp
Để thực hiện bước này, trước hết GV yêu cầu HS nhắc lại một số kiến
thức cơ bản đã được học về TNĐL ở THCS như thể thơ, bố cục, cách ngắt
nhịp... GV nhắc lại cho HS về cách ngắt nhịp phổ biến trong TNĐL: cách ngắt
nhịp 4/3, có khi là 2/2/3.
Tiếp theo, GV yêu cầu HS phát hiện những điểm khác thường, đặc biệt
trong văn bản như sự xuất hiện của câu thơ 6 chữ, cách ngắt nhịp khác...
Đặc biệt, GV hướng dẫn HS phát hiện: trong TNĐL giai đoạn thế kỉ XV XVI có sự xuất hiện của những câu thơ năm chữ, hoặc sáu chữ trong bài thơ
thất ngôn Đường luật. Đây thường là những câu thơ kết hoặc câu thơ dồn nén
cảm xúc của nhà thơ, cô đọng ý tình của bài thơ. Vì vậy, HS cần chú ý khi đọc
những câu thơ này để ngắt, nghỉ đúng chỗ.
16
- Đọc đúng ngữ điệu
Ngữ điệu đọc bao gồm những dấu hiệu biến đổi về ngữ âm trong khi đọc
như: tiết tấu của giọng đọc (kĩ thuật ngắt giọng); nhịp điệu đọc (dồn dập hay
chậm rãi); cường độ đọc (to hay nhỏ, nhấn giọng hay lướt qua); cao độ giọng
(giọng đọc trầm hay bổng, lên cao hay xuống thấp); sắc thái đọc (thông qua
giọng đọc thể hiện những sắc thái tình cảm khác nhau của con người như vui,
buồn, hờn, giận, lo lắng, chế giễu...). Cần luyện cho HS biết cách kết hợp các
yếu tố khác như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt để tạo nên sự giao cảm giữa
người đọc và người nghe. Phải điều chỉnh tốc độ đọc và âm lượng giọng đọc
cho phù hợp. Trong khi đọc cần dạy cho các em khả năng biểu đạt tình cảm,
khả năng khéo léo điều tiết âm điệu.
Để thực hiện bước này, GV cần hướng dẫn HS chuẩn bị trước các kiến
thức ngoài văn bản để chuẩn bị cho giờ học đọc hiểu văn bản như kiến thức về
lịch sử, văn hóa, cuộc đời, thi pháp... của tác giả. Trong quá trình DH TNĐL,
GV không chỉ dựa vào đặc trưng thi pháp thể loại TNĐL để hướng dẫn HS đọc
hiểu văn bản mà còn căn cứ vào những hiểu biết về bối cảnh lịch sử, xã hội, tư
tưởng, văn hóa... hay thi pháp tác giả để từ đó hướng dẫn, tổ chức các hoạt
động, giúp HS không những có được những kiến thức về thể loại mà còn được
bổ sung kiến thức về văn học trung đại nói chung hay một số tác giả tiêu biểu
như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương..
3.2.2. Hướng dẫn học sinh chú giải sâu, cắt nghĩa để làm cơ sở phân tích,
bình giá những bứt phá, sáng tạo của mỗi tác giả trong việc làm mới những
đặc điểm thi pháp thể loại
3.2.2.1. Hướng dẫn HS chú giải sâu
“Chú giải sâu là cách làm sáng tỏ một khái niệm, một phạm trù lạ bị che
đậy hoặc ẩn tàng dưới một hình thức ngôn ngữ bác học hoặc ngôn ngữ lịch sử
để biến chúng thành cụ thể, dễ hiểu và đặt chúng trong mối quan hệ với một bộ
phận hoặc toàn bộ văn bản để thấy được ý nghĩa, tác dụng của chúng trong
toàn bộ văn bản”. Để hoạt động chú giải sâu đạt được hiệu quả, GV hướng dẫn
HS chú giải theo các cách thức sau:
Bước 1: Sử dụng phần chú giải trong SGK
Theo cấu trúc của mỗi bài học đọc hiểu văn bản nói chung và đọc hiểu
TNĐL nói riêng trong SGK thì cuối mỗi bài học bao giờ cũng có phần chú giải
những từ khó, từ cổ, từ Hán Việt... trong văn bản. Đây là cơ sở cho GV trong
việc hướng dẫn HS chú giải sâu khi dạy TNĐL và cho HS trong việc chuẩn bị
bài học ở nhà. GV cần yêu cầu HS đọc trước văn bản và phần chú giải ở nhà để
tìm hiểu, suy ngẫm về những tín hiệu nghệ thuật. Trên lớp GV dành thời gian
chủ yếu cho việc trình bày, thảo luận về các từ ngữ hay điển tích, điển cố khó
mà SGK chưa chú giải hoặc HS chưa hiểu.
Bước 2: Sử dụng các công cụ hỗ trợ như từ điển, sách tham khảo,
tranh ảnh, internet...
Hiện nay, với xu hướng DH theo định hướng phát triển năng lực, nhằm
17
hướng tới sự phát triển chung, toàn diện của người học nên trong DH nói chung
và DH Ngữ văn nói riêng cần hướng tới sự thay đổi về mục tiêu, nội dung, hình
thức tổ chức và PPDH. Trong DH TNĐL, để kích thích sự hứng thú, tìm tòi của
HS cũng như phát huy khả năng sáng tạo, chủ động của các em, GV cần hướng
HS tới những hoạt động cụ thể, thiết thực, gần gũi với các em, nhằm rút ngắn
khoảng cách tiếp nhận giữa TNĐL với thế hệ HS hiện nay. Đối với hoạt động
chú giải sâu, GV có thể hướng dẫn HS sử dụng những công cụ hỗ trợ như từ
điển (giúp HS tra cứu từ khó), sách tham khảo (giúp HS mở rộng, nâng cao
nguồn kiến thức), tranh ảnh minh họa (ảnh tác giả, tranh phong cảnh...), internet
(hỗ trợ tìm kiếm các điển tích, điển cố...)... để thiết kế những hoạt động như sưu
tầm tranh ảnh, sưu tầm các tác phẩm có sử dụng điển tích, điển cố, xây dựng
kho tư liệu... nhằm hình thành ở HS thói quen sử dụng các công cụ bổ trợ khi
đứng trước các kí hiệu nghệ thuật lạ, từ đó giúp hình thành và rèn luyện ở HS
năng lực tự học, tự nghiên cứu.
Trong DH TNĐL ở THPT, GV chủ yếu hướng dẫn HS chú giải sâu về từ
ngữ và các điển tích, điển cố.
3.2.2.2. Hướng dẫn HS cắt nghĩa
“Quá trình cắt nghĩa chính là làm cho ý nghĩa của từ, của ngữ, của câu, ý
nghĩa của hình ảnh nổi bật trong văn bản, làm sáng tỏ hình tượng”. Trong phạm vi
luận án, chúng tôi đề xuất cách thức để GV hướng dẫn HS cắt nghĩa TNĐL như sau:
Bước 1: GV hướng dẫn HS phát hiện các tín hiệu nghệ thuật quan
trọng của văn bản
Đối với văn bản TNĐL, GV cần hướng dẫn HS cắt nghĩa các tín hiệu
nghệ thuật quan trọng như vần, từ, ngữ, hình ảnh, biểu tượng nghệ thuật, cách
ngắt nhịp, dấu chấm câu...Để thực hiện bước này, GV có thể lựa chọn nhiều
cách hướng dẫn HS như sử dụng câu hỏi, nêu vấn đề cho HS thảo luận, phát
phiếu học tập hướng dẫn HS làm việc ở nhà hoặc trên lớp... Nhiệm vụ của bước
này là hướng tới việc phát hiện, thu hút sự chú ý của HS vào một số tín hiệu
nghệ thuật quan trọng của văn bản nhằm khơi gợi, kích thích sự tò mò, hứng
thú của HS với việc tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của văn bản.
Bước 2: GV tổ chức cho HS cắt nghĩa và phân tích, bình giá những
sáng tạo của các tác giả trong văn bản
Với mục tiêu hướng tới của DH đọc hiểu văn bản nói riêng và DH Ngữ
văn nói chung hiện nay là phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS thì ở bước
này, GV chủ yếu cho HS làm việc nhóm. GV vẫn có thể cho HS làm việc cá
nhân nhưng nên làm việc ở nhà để HS có thể kết hợp tham khảo các nguồn tài
liệu như sách tham khảo, internet... để cắt nghĩa văn bản. Trên lớp, GV sử dụng
hình thức làm việc nhóm, cho HS thời gian để thảo luận, tranh luận về các
phương án cắt nghĩa của cá nhân cũng như của cả nhóm.
3.2.3. Vận dụng dạy học theo chủ đề thơ Nôm Đường để làm nổi bật các đặc
điểm thi pháp thể loại
Dạy học theo chủ đề (themes based learning) là sự kết hợp giữa mô hình
18
truyền thống và hiện đại, ở đó GV không chỉ dạy bằng cách truyền thụ kiến
thức mà chủ yếu là hướng dẫn HS tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức
vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn. Trong dạy học theo chủ đề,
GV sẽ xây dựng một nội dung dạy học thành một kết cấu chặt chẽ chứ không
phải thành những bài học riêng lẻ. HS phải tự tìm tòi những kiến thức thực tế
liên quan đến nội dung học và vận dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn đề
mà chủ đề học tập đặt ra. Quá trình dạy học theo chủ đề được tiến hành theo các
bước như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học
Mục tiêu dạy học TNĐL cũng như các thể loại khác trong chương trình
THPT là hình thành năng lực đọc hiểu thể loại cho HS.
Bước 2: Thiết kế chủ đề học tập
Căn cứ vào một số bài học trong chương trình Ngữ văn THPT, kiến thức
nền của HS, năng lực cảm thụ, thẩm mĩ của HS THPT, GV có thể cấu trúc lại
chương trình và thiết kế, xây dựng giờ học theo một số chủ đề. Chẳng hạn,
TNĐL phân bổ trong SGK hiện nay gồm 6 văn bản. Như vậy, GV có thể cấu trúc
lại và tổ chức DH theo một số chủ đề theo đặc trưng thi pháp thể loại như sau:
- Lớp 10:
+ Sự kết hợp yếu tố Nôm và yếu tố Đường luật trong Cảnh ngày hè Nguyễn Trãi, Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm.
+ Thiên nhiên trong một số bài TNĐL (Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi,
Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm).
- Lớp 11:
+ Giá trị nhân văn và giá trị thẩm mĩ trong các bài thơ Tự tình II- Hồ
Xuân Hương, Thu điếu - Nguyễn Khuyến, Thương vợ- Tú Xương.
+ Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật trong Thu điếu - Nguyễn
Khuyến, Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Bước 3: Hướng dẫn HS tìm kiếm các thông tin liên quan đến chủ đề
Trong dạy học theo chủ đề GV cần cố gắng tận dụng tối đa kiến thức,
kinh nghiệm, kĩ năng sẵn có của HS cũng như phát huy khả năng khám phá,
phát hiện, sáng tạo của HS khi tìm tòi các nguồn tư liệu mới.
- Hình thức: GV có thể cho HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm
- Nội dung: GV Cung cấp cho HS một số nguồn tài liệu tham khảo, một
số câu hỏi định hướng theo chủ đề giao cho HS.
Bước 4: Thiết kế, xây dựng giờ học theo chủ đề
* Câu hỏi định hướng cho chủ đề học tập
Hệ thống câu hỏi định hướng (Framing Questions) bao gồm:
- Câu hỏi khái quát (Essential Questions _EQ): là câu hỏi mang tính mở,
bao trùm kiến thức của một chủ đề, có thể liên quan đến nhiều lĩnh vực, chuyên
ngành khác.
- Câu hỏi bài học (Unit Questions_UQ): là câu hỏi gắn với nội dung bài
học, sát thực, cụ thể.
19
- Câu hỏi nội dung (Content Questions_CQ): là câu hỏi có chủ đề riêng
biệt, cụ thể với các nội dung chi tiết nhằm gợi ý trả lời cho câu hỏi bài học và
câu hỏi khái quát.
* Bài tập cho chủ đề học tập
Bài tập trong dạy học chủ đề là loại bài tập gắn liền với thực tiễn, cần khả
năng vận dụng sáng tạo các kiến thức học tập và kinh nghiệm sống của HS trong
chủ đề. Để thực hiện loại bài tập này, GV cần cho HS khoảng thời gian dài để HS
có thời gian thu thập tài liệu, xử lí thông tin, thảo luận với nhau. Qua đó, giúp HS
rèn luyện và phát huy năng lực giải quyết vấn đề cũng như năng lực tự học.
* Thiết kế giờ học theo chủ đề
Trong dạy học theo chủ đề, HS chủ yếu làm việc theo nhóm từ bộ câu hỏi
định hướng GV đã cho từ trước. Giờ học sẽ là thời gian để HS trình bày kết quả
làm việc của nhóm, trao đổi, thảo luận, chất vấn... với các nhóm khác. GV giữ
vai trò định hướng, khái quát thông tin để chuẩn hóa các thông tin của chủ đề
bài học. Để GV có định hướng chính xác, GV có thể lập kế hoạch DH chi tiết.
3.2.4. Dạy học thơ Nôm Đường luật theo hướng dạy học phát hiện những giá
trị độc đáo của đặc điểm thi pháp thể loại
Dạy học phát hiện (Entdeckende Unterrichtmethodik) là biện pháp DH
trong đó GV hướng dẫn HS tìm ra những cái mới, cái độc đáo hoặc cái chưa rõ
ràng, chỗ còn khiếm khuyết trong nội dung của một bài học nào đó. Để dạy học
phát hiện TNĐL cần tiến hành các bước sau:
Bước 1:. Xây dựng, thiết kế nhiệm vụ phát hiện
Trong dạy học phát hiện, người dạy phải xây dựng những nhiệm vụ phát
hiện cho HS. Nhiệm vụ phát hiện có thể là một yêu cầu để HS tìm kiếm nhanh
trong tác phẩm hoặc tái hiện kiến thức cũ làm nền tảng cho bài học mới, hoặc
làm bước đệm tiếp nối cho phần bài học tiếp theo.
Nhiệm vụ phát hiện là một tình huống học tập mà GV giao cho HS sao
cho các em có thể giải quyết được tình huống đó trong một thời gian ngắn để
bài học có thể tiếp tục trên cơ sở kết quả của việc HS giải quyết tình huống này.
Về nội dung, nhiệm vụ phát hiện phải phù hợp với nội dung bài học. Về
hình thức, nhiệm vụ phát hiện có thể được giao dưới dạng câu hỏi.
Dựa vào cách phân chia câu hỏi theo thang 6 bậc nhận thức của B.J.
Bloom: Biết - Hiểu -Vận dụng - Phân tích - Tổng hợp - Đánh giá, chúng tôi đưa
ra hệ thống câu hỏi với các mức nhận thức rút gọn như sau:
- Câu hỏi nhận biết: Là câu hỏi yêu cầu HS tái hiện kiến thức đã có sẵn
theo mục đích nhất định. Trong dạy học TNĐL, câu hỏi nhận biết có thể dùng
để hỏi những thông tin về tác giả - tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác hay bố cục văn
bản, đặc điểm thể loại, chi tiết nghệ thuật,....
- Câu hỏi thông hiểu: là câu hỏi nhằm dẫn dắt, khơi gợi kiến thức HS đã
có vào việc giải thích, nhận diện vấn đề. Trong DH TNĐL, câu hỏi thông hiểu
có thể được dùng để yêu cầu HS phát hiện những chi tiết, những đặc sắc nghệ
20
thuật, những nét độc đáo, mới lạ trong tác phẩm… để đi đến khám phá giá trị
nội dung, nghệ thuật cũng như tư tưởng của tác phẩm.
- Câu hỏi vận dụng: Gồm hai cấp bậc là vận dụng và vận dụng cao. Mục
đích là rèn luyện cho HS khả năng tư duy cao, tìm ra những liên hệ logic, phát
hiện và giải quyết vấn đề trong tình huống mới, biết cách phản biện và sáng tạo.
Trong DH khám phá, phát hiện, khi đưa ra hệ thống câu hỏi vận dụng, đặc biệt là
vận dụng cao GV nên tập trung vào các nhiệm vụ phát hiện mang tính khơi gợi,
tôn trọng những phát hiện mới mẻ, hoặc ý kiến không tán thành với GV của HS.
Bước 2:. Tổ chức giải quyết nhiệm vụ phát hiện
Trong dạy học phát hiện, việc giải quyết nhiệm vụ phát hiện thường được
tổ chức theo nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm đều phải tích cực tham gia vào
quá trình giải quyết nhiệm vụ phát hiện (trả lời câu hỏi, sưu tầm tài liệu, bổ
sung câu trả lời của các thành viên trong nhóm, tham gia thảo luận trên lớp...).
Khi tổ chức giải quyết nhiệm vụ phát hiện, GV cần lưu ý rằng việc HS tìm
kiếm câu trả lời là rất tốt, song đó không phải là mục đích chính của dạy học phát
hiện nói chung, của mỗi nhiệm vụ phát hiện nói riêng. Mục đích chính của dạy
học phát hiện là tập, là rèn luyện cho HS thói quen tư duy trước mọi tình huống,
tạo cơ hội để HS luyện tập tác phong làm việc tập thể khi giải quyết một nhiệm
vụ. Trong phạm vi luận án, chúng tôi đưa ra một số lưu ý khi tổ chức giải quyết
nhiệm vụ phát hiện trong DH khám phá, phát hiện TNĐL như sau:
- Các nhiệm vụ phát hiện phải được chuẩn bị trước trong giáo án (nội
dung, hình thức, nhiệm vụ, thời gian thực hiện...) của GV.
- Các nhiệm vụ phát hiện được giao thẳng cho HS. Đối với những bài tập
dưới dạng dự án, nghiên cứu khoa học... cần rèn cho HS cách làm việc nhóm
một cách nghiêm túc.
- Trong quá trình giải quyết nhiệm vụ phát hiện trên lớp, GV nên tạo
không khí, môi trường thoải mái, dân chủ, HS có quyền đề xuất các cách giải
quyết khác nhau.
Chương 4
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm
4.1.1. Mục đích thực nghiệm
Mục đích TN là kiểm chứng sự đúng đắn của giả thuyết khoa học đã nêu
trong luận án.
4.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm
Thực nghiệm có các nhiệm vụ sau đây: chọn đối tượng TN (Địa bàn TN,
bài TN, GV TN và HS TN); tổ chức DH theo bài soạn vận dụng những biện
pháp dạy học trong luận án đề xuất; tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả TN.
21
4.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm
4.2.1. Lựa chọn địa bàn thực nghiệm
Sau khi khảo sát tình hình thực tế ở một số trường THPT, căn cứ vào các
tiêu chuẩn trên, chúng tôi chọn đối tượng HS và GV thuộc 5 trường: THPT
chuyên Khoa học tự nhiên (thuộc ĐH Khoa học tự nhiên- ĐH Quốc gia Hà
Nội), THPT Trần Hưng Đạo (Ninh Bình), THPT chuyên Bắc Giang (Bắc
Giang), THPT Hòa Vang (Đà Nẵng) và THPT Phú Bình (Thái Nguyên).
4.2.2. Chọn và bồi dưỡng giáo viên dạy tiết thực nghiệm
Khi lựa chọn GV dạy thử nghiệm, chúng tôi chú ý đến một số tiêu chuẩn:
trẻ, nhiệt tình, có kỹ năng sử dụng máy tính...
4.2.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi chọn HS thực nghiệm ở lớp 10 và 11.
4.2.4. Thời gian thực nghiệm
- TNSP vòng 1: Được tiến hành trong học kì I, năm học 2014 - 2015
- TNSP vòng 2: Được tổ chức trong học kì I, năm học 2015 - 2016
4.3. Tài liệu và nội dung tổ chức thực nghiệm
4.3.1. Tài liệu thực nghiệm sư phạm: giáo án TNSP, Phiếu học tập, phiếu thăm
dò ý kiến GV, HS, phiếu điều tra, Các đề kiểm tra dành cho nhóm TN và nhóm ĐC.
4.3.2. Nội dung thực nghiệm
4.3.2.1. Tổ chức dạy học các nhóm TN và ĐC
Chúng tôi tiến hành dạy song song hai nhóm TN và ĐC với 2 giáo án ở
lớp 10 và 11.Đối với nhóm TN: Tiến hành dạy học TN 02 tiết với mỗi lớp: 01
tiết Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) dành cho HS khối 10, 1 tiết Thương vợ (Tú
Xương) dành cho HS khối 11. Giáo án TN được xây dựng theo hướng vận dụng
linh hoạt các biện pháp DH TNĐL mà luận án đề xuất.
4.3.2.2. Tổ chức Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS
+ Sau các tiết TN, chúng tôi tổ chức cho hai nhóm TN và ĐC cùng làm
bài kiểm tra, chấm và phân tích kết quả, so sánh chất lượng của hai nhóm.
+ Quan sát hành vi của HS cả hai nhóm TN và ĐC trong quá trình học tập.
4.3.2.3. Nội dung 3: Điều tra GV và HS nhóm TN về các bài dạy TNSP
Ở cả 2 vòng TNSP, chúng tôi thiết kế các phiếu điều tra GV và HS về nội
dung các giáo án đã soạn xem có phù hợp với mục tiêu DH không; Có giúp HS
tích cực học tập, nâng cao năng lực tự học của HS và thực sự có nâng cao chất
lượng dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT hay không?
4.4. Xây dựng phương thức và tiêu chí đánh giá
4.4.1. Phương thức và tiêu chí đánh giá mặt định lượng
Căn cứ vào kết quả các bài kiểm tra của HS theo thang điểm 10, tính các
thông số thống kê sau:
10
- Điểm trung bình các bài kiểm tra: x
x .f
i 1
i
N
i
, trong đó N là số bài kiểm
tra, xi là loại điểm, ( fi ) là tần số điểm xi mà HS đạt được.
22
10
( x x) . f
2
- Phương sai: s
2
i 1
i
i
N 1
10
- Độ lệch chuẩn:
s
( x x)
i 1
i
2
fi
N 1
- Hệ số biến thiên (còn gọi là hệ số phân tán): V
s
(%).
x
4.4.2. Phương thức và tiêu chí đánh giá mặt định tính
Xử lí các phiếu điều tra thu được của GV và HS; xử lí kết quả quan sát
được từ các tiết học TNSP để đánh giá tính khả thi của các biện pháp DH
TNĐL theo đặc trưng thi pháp thể loại thể hiện trong giáo án.
4.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm
4.5.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 1 (Học kỳ I, năm học 2014 - 2015)
Ở vòng 1, chủ yếu chúng tôi kiểm nghiệm các giải pháp ở mức độ thử
nghiệm xem các giải pháp có phù hợp với mục tiêu DH TNĐL theo đặc trưng
thi pháp thể loại, kết quả thu được khá khả quan, minh chứng là HS tích cực
hơn; rèn luyện được khả năng tự học và phát triển được tư duy sáng tạo, tuy
nhiên các biện pháp vẫn chưa được hoàn chỉnh.
4.5.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 2 (Học kỳ I, năm học 2015 - 2016)
Sang năm học 2015 - 2016, chúng tôi tổ chức điều chỉnh lại hai giáo án
thực nghiệm cho khối 10 và khối 11 để đảm bảo có thể áp dụng đồng bộ các
biện pháp đã đề xuất một cách hoàn chỉnh nhất, đồng thời tổ chức TN sư phạm
trên diện rộng (với 5 trường THPT).
Về mặt định tính cũng đã phần nào thấy được kết quả của các tiết học
được giảng dạy với các giáo án thông thường và tiết dạy theo giáo án TN. Kết
quả HS thuộc nhóm ĐC cũng đã có nhiều cố gắng trong việc tiếp thu kiến thức,
tuy nhiên không sôi nổi, số lượng HS tích cực tham gia trả lời các câu hỏi của
GV không nhiều và hoàn toàn phụ thuộc vào sự dẫn dắt của GV. Còn đối với
nhóm lớp TN thì HS đã được tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành kiến
thức, tích cực, chủ động hơn, sôi nổi hơn và như vậy các biện pháp đã đề xuất
trong chương 3 đã mang lại hiệu quả cao hơn trong quá trình DH.
Về mặt định lượng, kết quả kiểm tra cho thấy, điểm trung bình của nhóm
TN cao hơn nhóm ĐC, với phương sai không lệch nhau và độ lệch chuẩn đều
dưới 20% chứng tỏ kết quả đợt TNSP là đáng tin cậy và chất lượng học tập của
nhóm TN cao hơn nhóm ĐC.
4.6. Điều tra về các biện pháp sư phạm đã đề xuất thông qua các bài dạy
của GV và HS
Để đánh giá về mặt định tính tác dụng của các biện pháp đã đề xuất ở
chương 2 được áp dụng đồng bộ trong giáo án đã soạn, chúng tôi đã tiến hành
23
xin ý kiến của 37 GV (cả GV dạy TN và GV dự giờ) và 457 HS nhóm TN của 5
trường THPT nơi chúng tôi tổ chức TNSP. Kết quả điều tra GV về giáo án TN,
Điều tra GV dạy TN về kết quả của các giờ học TNSP, Điều tra HS về kết quả
của các giờ học TN đều cho thấy các kết quả tích cực, cho phép chúng tôi có
niềm tin vào các biện pháp sư phạm mà chúng tôi đề xuất.
Như vậy, sau khi xác định được mục đích, đối tượng, phương pháp
TNSP, chúng tôi tiến hành TN sư phạm với các kết quả thu được và các số liệu
được xử lý từ PP thống kê, PP quan sát, PP điều tra đã có cơ sở để khẳng định:
- Việc tổ chức dạy học TNĐL theo đặc trưng thi pháp thể loại là một việc
làm mang ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn cao.
- Các biện pháp sư phạm đã đề xuất ở chương 4 có tính khả thi cao, phù
hợp với lý luận về đổi mới PPDH nói chung và phù hợp với phương pháp dạy
học môn Ngữ văn hiện nay.
- Việc áp dụng đồng bộ các biện pháp đã đề xuất vào dạy học TNĐL sẽ
giúp cho HS tích cực, chủ động qua đó phát triển một số năng lực cốt lõi của
HS và góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn tại trường THPT.
Kết quả TNSP cho thấy mục đích nghiên cứu đề ra là đúng đắn; giả
thuyết sư phạm được chấp nhận và nhiệm vụ nghiên cứu được hoàn thành. Nội
dung và các biện pháp dạy học TNĐL theo đặc trưng thi pháp thể loại nói riêng
và DH Ngữ văn nói chung phù hợp với yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
1. KẾT LUẬN
1.1. Luận án nghiên cứu về DH TNĐL theo đặc điểm thi pháp thể loại
cho HS không chỉ thiết thực đối với việc dạy học TNĐL ở THPT nói riêng mà
còn góp phần đổi mới cách dạy học theo định hướng phát triển năng lực người
học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn Ngữ văn trong nhà
trường phổ thông sau 2015 nói chung.
1.2. DH văn theo đặc điểm thi pháp thể loại là một yêu cầu bắt buộc trong
DH tác phẩm văn chương. Đó là một công việc vừa mang tính khoa học vừa mang
tính nghệ thuật. Trên cơ sở tiếp thu quan điểm của các nhà nghiên cứu lí luận về đặc
điểm thi pháp TNĐL, chúng tôi rút ra năm đặc điểm thi pháp của TNĐL từ đó giúp
cho việc DH phần văn học này tốt hơn, giúp GV bám sát đặc điểm thi pháp TNĐL.
1.3. TNĐL được chọn lọc đưa vào chương trình là những bài thơ hay, tiêu
biểu về nội dung và nghệ thuật. Theo quan điểm định hướng phát triển năng lực
HS, trong giờ học, HS vừa là đối tượng để định hướng phát triển năng lực vừa
là chủ thể tiếp nhận sáng tạo TNĐL. Việc phân tích TNĐL theo đặc điểm thi
pháp thể loại không chỉ giúp HS cảm, hiểu sâu hơn các bài thơ mà còn giúp các
em nắm bắt thi pháp của từng bài thơ, từ đó các em có thể độc lập phân tích
TNĐL ngoài chương trình và có thể vận dụng vào làm văn.