Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Báo cáo ca bệnh lâm sàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.19 KB, 7 trang )

Một ca bệnh lâm sàng
Báo cáo viên: LÊ VĂN HỮU PHÚ
1. Thông tin về bệnh nhân

Nam, 18 tháng
Là con một trong gia đình
Từ tỉnh lên, trước đó cha mẹ đã đưa thân chủ đến thăm khám tại các bệnh viện
chấn thương chỉnh hình.
Ngày bắt đầu trị liệu: 31/5/2011
Người đưa đến khám: cha và mẹ thân chủ
Lí do đến thám: thân chủ không phát triển bình thường như các đứa trẻ khác. 18
tháng mà vẫn chưa biết lật, bò, không ngồi được một mình mà phải có người vịnh,
rời khỏi vòng tay mẹ là khóc lên sợ hãi.
2. Triệu chứng
- Thân chủ khóc lên sợ hãi khi mẹ để ngồi một mình hoặc khi để thân chủ nằm
trên sàn một mình.
- Không nói, không đứng, không đi, không chụp giựt hay bấu víu được gì.
- Khi thân chủ ngổi một mình và mẹ thân chủ để hờ tay ra sau thì người thân chủ
cứ run lên ngồi không vững và có xu hướng bật ngử ra sau.
- Hai mắt xa nhau, bàn chân hơi nhỏ, các đầu ngón tay bẹt ra.
- Người gầy gò, xanh xao, rất yếu ớt.
3. Tiền sử gia đình
- Thân chủ sống chung với ba mẹ, rất được cha mẹ và họ hàng cưng chiều vì là
cháu nội đức tôn.
- Cha mẹ thân chủ đều là giáo viên nên rất có kiến thức trong việc nuôi dạy thân
chủ.
- Lúc mang thai thân chủ, cha mẹ thường xuyên đi khám thai định kỳ và luôn
được bác sĩ cho biết thai nhi phát triển bình thường. Đến khi gần sinh thân chủ
thì bác sĩ mới cho biết mẹ bị đa ối, thân chủ lúc sanh ra bị tím và phải cho nằm
lồng kính trong một thời gian.
- Thân chủ sinh đủ tháng, thường hay bệnh, ăn khó, ho một cái là ối hết ra.


- Hôm thôi nôi, thân chủ có té một lần.
- Cha mẹ rất thường đưa thân chủ đi tập vật lý trị liệu nhưng cách đây đã 10
tháng bây giờ không thường nữa.
- Cha mẹ đã từng cho thân chủ đi chụp não và bác sĩ nói một bên não bị giãn
nhưng có vấn đề gì.
4. Nhận định vấn đề thân chủ
- Thân chủ luôn tỏ ra sợ hãi, khóc lên khi mẹ buông tay không vịn nữa.
- Tay và chân chỉ co duỗi chứ không cằm, nắm, bấu víu được gì.


Thân chủ không nói được một từ nào có chăng chỉ là tiếng khóc.
Thân chủ biết chơi cút hà và đạp chân rất mạnh. Khi nhà trị liệu cút hà với thân
chủ thì nó biết cút hà lại nhưng rất e dè.
5. Chuẩn đoán
-

Thân chủ bị bại não
6. Mục tiêu trị liệu
- Trước mắt, khuyến khích cha mẹ thường xuyên đưa thân chủ đi tập vật lý trị
-

liệu để cải thiện các chức năng vận động cho bé.
Giải thích cho cha mẹ thân chủ hiểu rằng căn bệnh này tạo ra những thương
tổn vĩnh viễn cho não bé nên bây giờ không thể làm gì để giúp trẻ phát triển
như những đứa trẻ hoàn toàn bình thường được nhưng có thể cải thiện tình
trạng này và giúp cho trẻ bớt đi những di chứng bằng cách cho trẻ tập vật lý trị
liệu và hỗ trợ cho trẻ nhiều hơn.

Tìm hiểu về bệnh bại não và
những ảnh hưởng của nó đến tâm lý thân chủ

I.

Bệnh bại não- nguyên nhân và triệu chứng

Bại não là hội chứng rối loạn vận động và tư thế do tổn thương ở não bộ gây ra.
Bại não không diễn tiến nặng hơn nhưng lại có nhiều biến chứng như co rút các khớp,
vẹo cột sống, bệnh lý do nằm lâu: loét da, viêm phổi…
Nói một cách khác, bại não là một bệnh tĩnh, nghĩa là các tổn thương đã định hình
và không tiến triển xấu hơn nữa. Nếu được điều trị, phần lớn trẻ bị bại não có những biến
chuyến rất khả quan.
1. Nguyên nhân
Trong khoảng 70% trường hợp, bại não có thể là do những bất thường xảy ra trước
sinh làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường của não. Có rất nhiều nguyên
nhân nhưng ở đây tôi chỉ xin đề cập đến những nguyên nhân có khả năng gây ra chứng
bại não cho thân chủ




Nhiễm trùng trong thai kỳ: Các nhiễm trùng ở phụ nữ có thai như rubella

(sởi Đức), cytomegalovirus và toxoplasmosis có thể gây tổn thương não của bào thai và
gây bại não sau này. Các nhiễm trùng khác như nhiễm trùng ối, nhiễm trùng hệ tiết niệu sinh dục của người mẹ cũng có thể gây nên sinh non, một nguy cơ khác của bại não.
Thân chủ không sinh non nhưng rất có khả năng thai nhi bị nhiễm trùng ối.
.


Thiếu khí não bào thai: Khi chức năng của nhau thai bị giảm sút (suy nhau

thai) hoặc bị bóc tách khỏi thành tử cung trước khi sinh (nhau bong non) hoặc chảy máu

do sai lệch vị trí (nhau tiền đạo) có thể làm giảm lượng ôxy cung cấp cho thai nhi.
Đa ối và sự phát triển của thai nhi
Qua lời kể của người cha, chúng ta biết rằng thai nhi đã ở trong tình
trạng thai đa ối. Một trong những lời khuyên của các bác sĩ đối với gia đình đó là nên
cân nhắc thật kỹ việc giữ thai lại, vì tình trạng này có thể dẫn đến nhiều dị dạng cho thai
nhi và gây nguy hiểm cho mẹ. Nhưng gia đình thân chủ đã quyết định giữ thai vì lúc này
đã gần ngày sinh nở.
Đa ối có 2 hình thái:


Đa ối cấp: Xảy ra ở tuổi thai nhỏ, vào ba tháng giữa. Bụng to lên rất

nhanh khiến thai phụ vận động khó khăn, nhanh chóng lâm vào tình trạng vật vã,
suy sụp vì bụng căng cứng, rất đau và khó thở dữ dội. Đây là trường hợp cấp cứu,
cách xử lý là bấm ối gây đẻ non.


Đa ối mạn: Nước ối tăng lên từ từ trong những tháng cuối. Vì diễn

biến chậm nên tuy bụng thai phụ có to và căng hơn bình thường nhưng họ vẫn
chịu đựng được; và bệnh cảnh không nặng nề như với đa ối cấp. Thai cũng có thể
bị dị dạng hoặc có tật bẩm sinh trong nội tạng. Trọng lượng của trẻ sơ sinh trong
trường hợp đa ối mạn thường nhẹ hơn các trẻ khác.
Rất có thể, trường hợp của thân chủ là thai đa ối mạn, vì theo lời kể, đến những
tháng sắp sinh thân chủ, gia đình mới biết được tình trạng thai là đa ối. Những lần khám


trước các bác sĩ kiểm tra thấy thai nhi vẫn phát triển bình thường. Cha thân chủ tỏ ra rất
bức xúc.
Đa ối có thể gây nhiều nguy cơ cho thai nhi như thai bất thường, sa dây rốn khi vỡ

ối hoặc lúc chuyển dạ, có thể tử vong. Còn với mẹ, thì đa ối cấp tính có thể dẫn đến
chuyển dạ sinh non, khó thở cấp. Nếu đa ối mạn tính có thể gây băng huyết sau sinh,
nhau bong non. Điều này sẽ làm thiếu oxy cung cấp cho thai nhi và ảnh hưởng rất xấu
đến sự phát triển bình thường của thai nhi.


Nguyên nhân cuối cùng cũng rất có khả năng là thủ phạm gây ra

chứng bại não cho thân chủ đó là thai nhi bị ngạt trong quá trình chuyển dạ và sinh
nở. Có một chi tiết rất đáng chú ý về thân chủ đó là khi sinh ra, thân chủ bị tím tái,
các bác sĩ phải cho rọi đèn và nằm lồng kính một thời gian. Điều này chứng tỏ,
thân chủ đã bị ngạt khi sinh ra và chính sự thiếu oxy trong những thời khắc quan
trọng nhất ấy đã dẫn đến những thương tổn mà thân chủ phải mang theo suốt đời.
2.

Triệu chứng

Rất nhiều trẻ bị bại não thường có kèm theo các tình trạng bệnh khác đòi hỏi phải
điều trị. Các bệnh này gồm chậm phát triển tâm thần, rối loạn khả năng học tập, động
kinh, các vấn đề về thính giác, thị giác, ngôn ngữ.
Trẻ chậm phát triển tâm thần thường chậm phát triển trong các kỹ năng như: vận
động, chơi, giao tiếp, tương tác xã hội và đôi khi ảnh hưởng đến hành vi, khả năng tự lập.
Ở giai đoạn phát triển đầu đời: Trẻ có biểu hiện không lật được khi 7 tháng, không ngồi
được một mình lúc 10 tháng, không đứng chững khi được 14 tháng, chậm biết đi, khó
khăn khi sử dụng ngón trỏ khi 15 tháng, chậm biết nói so với trẻ cùng lứa tuổi, phát âm
khó khăn, chỉ nói bập bẹ được các âm đơn giản, rời rạc…
Giống như các triệu chứng của thân chủ, đến giờ thân chủ vẫn chưa thể ngồi được
một mình, chưa thể lật, các ngón tay không cằm nắm, bấu víu được gì và luôn khóc lên
sợ hãi khi mẹ hờ buông tay ra không vịn nữa.



Ở giai đoạn đi học: Trẻ học hành, tiếp thu chậm, phần lớn trẻ không theo học được,
không biết đọc, không biết viết, không biết làm các phép tính đơn giản.
Hy vọng rằng vật lý trị liệu có thể khắc phục được phần nào những trở ngại nói trên để
thân chủ có thể sớm hòa nhập cùng cộng động hoặc ít ra cũng có thể tự chăm sóc bản
thân mình mà không phải phiền đến cha mẹ.

II.

Những ảnh hưởng có thể xảy ra đến sự phát triển tâm lý thân

chủ
Trẻ bị bại não sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc điều hòa cảm giác và cảm xúc,
điều này làm cho trẻ khó khăn trong việc phát triển tâm lý theo đúng lứa tuổi, trẻ sẽ
gặp khó khăn trong việc đạt được các mốc phát triển đúng, khó khăn trong việc tự
điều chỉnh bản thân (trẻ thường có nhiều hành vi xung động , khó kiểm soát, không
biết giới hạn, không tuân thủ các luật lệ)
Kèm theo sự giới hạn về hoạt động thể chất và tinh thần làm cho trẻ gặp khó
khăn trong tương tác và giao tiếp với những người xung quanh, với thế giới bên
ngoài, điều này càng làm cho trẻ dễ bị ấm ức, tức giận, buồn rầu, mặc cảm tự ti.
Do thấy trẻ bị khuyết tật nên cái nhìn của những người xung quanh về trẻ thiếu
tôn trọng, phân biệt đối xử. Điều này làm cho trẻ thấy mặc cảm, tự ti. Có nhiều trẻ bị
cư xử tệ, bị đè nén, bị bỏ rơi ( từ thiếu quan tâm cho đến bỏ rơi hoàn toàn) do người
xung quanh không hiểu trẻ, không thông cảm cho những hành vi khó khăn của trẻ.
Do cha mẹ cảm thấy mặc cảm vì gia đình có người khuyết tật nên họ có thể
nghĩ rằng mình có lỗi lầm hoặc oán trách mà không chấp nhận trẻ, điều này làm cho


cách cư xử của họ đối với trẻ không được yêu thương, tôn trọng làm cho trẻ khó hình
thành nên một nhân cách khỏe mạnh.

Do gia đình có trẻ khuyết tật nên có ảnh hưởng phần nào đến kinh tế của gia

đình

do mất nhiều thời gian chăm sóc trẻ, không có thời gian đi làm việc, gia đình trở nên
khó khăn sẽ ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của cha mẹ và cũng ảnh hưởng đến đời
sống tâm lý của trẻ.
Điều quan trọng hơn hết để giúp cho thân chủ có được một tươi lai tươi tắn
hơn theo tôi đó chính là sự kiên trì và bền bỉ của gia đình đặc biệt là cha mẹ thân chủ
trong việc cải thiện các chức năng vận động cho thân chủ bằng vật lý trị liệu. Khi nhà
điều trị khuyên cha mẹ nên đưa thân chủ đi tập vật lý trị liệu thường xuyên hơn rồi 2
tháng sau quay lại để xem diễn biến thế nào, trên khuôn mặt của cha mẹ hiện lên đầy
vẻ mệt mỏi và chán nản nhưng rồi cả hai cùng bàn tính với nhau về chuyện sẽ sắp xếp
thế nào để đưa trẻ đi tập thường xuyên hơn với nhà trị liệu vì cả hai đều là giáo viên,
thời gian thu xếp rất khó.
Người cha bày tỏ đầy nuối tiếc: “Đây là đứa đầu tiên, tụi em đầu tư cho nó dữ
lắm mà rốt cuộc ra rồi… thì lại quá thất vọng”. Anh ơi thất vọng chứ không phải là vô
vọng , hoặc là bây giờ anh cố gắng tới cùng làm hết những gì có thể cho con để rồi ít
ra sau này nó cũng có thể tự phục vụ bản thân nó hoặc may mắn hơn thì con anh có
thể đi học với người ta hoặc là vợ chồng anh sẽ khổ với nó suốt đời. Nếu được khuyên
người cha ấy, tôi sẽ nói thế nhưng tôi biết là sẽ không bao giờ đến lượt tôi đâu vì có
cha mẹ nào chịu bỏ phế con trong khi còn có cách, nhiều khi đã hết cách rồi cha mẹ
còn phải vắt óc ra để tìm cho kỳ được cách để cứu con nữa là!



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×