Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.49 KB, 9 trang )

THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC
Họ và tên sinh viên thực tập : Lê Văn Hữu Phú Khoa :Tâm lý – Giáo dục
Trường thực tập : Cao Đẳng Bến Tre Lớp chủ nhiệm : 11CĐMN1
Họ và tên giáo viên hướng dẫn : Võ Ngọc Dung
I. Phương pháp tìm hiểu
1. Nghe báo cáo về
* Báo cáo 1: Tình hình giáo dục của nhà trường và địa phương
Người trình bày : Th.s Dương Văn Quốc – BT Đảng ủy – Phó hiệu trưởng trường CĐBT
Số tiết :1
* Báo cáo 2: Tình hình hoạt động giảng dạy của nhà trường
Người trình bày : Th.s Nguyễn Thị Lạc – Phó trưởng phòng Đào tạo
Số tiết :1
* Báo cáo 3: Công tác chủ nhiệm lớp
Người trình bày : Cô Châu Thị Phấn – Phó trưởng bộ môn TLGD
Số tiết :1
2. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
* Chiến lược phát triển trường Cao đẳng Bến Tre giai đoạn 2011-2020
3. Điều tra thực tế : dự giờ một số tiết giảng của thầy cô bộ môn và giáo sinh thực tập
Sáng thứ 5 ngày 09/02/2012: tiết 5 – lớp 10 CĐTH2
Chiều thứ 5 ngày 09/02/2012: tiết 5 - lớp 10 CĐMN2
Chiều thứ 5 ngày 23/02/2012: tiết 2 – lớp 11 CĐMN1
…….
II. Kết quả tìm hiểu
1. Tình hình giáo dục tại địa phương :
* Thuận lợi:
- Điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị được đầu tư, đổi mới phục vụ ngày càng tốt
cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh
- Đội ngũ giáo viên, giảng viên đủ về số lượng, chuẩn về trình độ góp phần thay đổi
diện mạo của giáo dục Bến Tre theo chiều hướng đi lên.
- Nhà trường và các ban nghành hữu quan luôn tạo mọi điều kiện cho các cán bộ,
giáo viên, giảng viên để học tập, nâng cao tay nghề nhằm làm tăng chất lượng công


tác dạy học và giáo dục học sinh


- Tác động tích cực từ kết quả thực hiện các cuộc vận động và phong trào của ngành

những năm qua đã khẳng định cách làm và bước đi phù hợp trong các hoạt động giáo
dục, góp phần đưa chất lượng giáo dục ngày càng phát triển bền vững
* Khó khăn:
- Do diều kiện và nhu cầu học tập ngày một tăng cao nên đôi lúc lượng giáo viên,
giảng viên chẩn trình độ, vững tay nghề chưa thể đáp ứng kịp.
- Một số phường, xã còn thiếu trường tiểu học, mầm non, số học sinh trên đầu lớp
ngày càng tăng, một số trường tiểu học có nguy cơ mất chuẩn do số học sinh trên lớp,
số lớp trong trường cao hơn quy định; tình trạng thiếu trường lớp mầm non đã gây
cản trở việc thực hiện phổ cập mẫu giáo 5 tuổi.
- Do đặc điểm địa lý, tỉnh có nhiều xã, phường làm nghề đánh cá, phục vụ du lịch, dân
di cư tự do đến địa phương không ổn định nơi ở nên sĩ số học sinh có biến động, gây
khó khăn cho công tác điều tra, theo dõi phổ cập giáo dục và khắc phục học sinh
bỏ học.
- Có lớp học sinh đang còn đông: >50 học sinh/ lớp.
2. Tình hình, đặc điểm nhà trường :
- Đội ngũ giáo viên : Tổng số cán bộ công chức: 272 CBGV, trong đó trực tiếp giảng
dạy: 190 CBGV.
- Cơ sở vật chất : Trường có 03 cơ sở với tổng diện tích trên 12 hecta.
Gồm:


Cơ sở 1: 81.507 m2.




Cơ sở 2: 22.595 m2.



Cơ sở 3: 2.480 m2

-

Số lượng học viên : 724 sinh viên Số lớp : 15 lớp chính quy

3.Cơ cấu tổ chức trường học :
Tổ chức bộ máy của Trường Cao đẳng Bến Tre gồm: Ban giám hiệu và 8 phòng, 10 khoa.
1.Ban giám hiệu: 04 người
- Hiệu trưởng:
- Phó Hiệu trưởng:

Thạc sĩ
Thạc sĩ

Lê Thành Công
Trương Văn Quốc


- Phó Hiệu trưởng:
Thạc sĩ
Trương Văn Quan
- Phó Hiệu trưởng:
Tiến sĩ
Võ Thành Phước
2. Phòng Hành chính - Tổng hợp: 15 người

- Trưởng phòng:
Cử nhân
Đặng Anh Dũng
- Phó Trưởng phòng:
Cử nhân
Đặng Vũ Kim Hải
3. Phòng Tổ chức cán bộ: 04 người
- Trưởng phòng:
Thạc sĩ
Đặng Văn Thạn
- Phó Trưởng phòng:
Cử nhân
Phạm Phúc Linh
- Phó Trưởng phòng:
Cử nhân
Lê Quang Nha
4. Phòng Công tác học sinh - sinh viên: 07 người
- Trưởng phòng:
Cử nhân
Đào Thị Tuyết Lan
- Phó Trưởng phòng:
Cử nhân
Phan Anh Tuấn
- Phó Trưởng phòng:
Cử nhân
Võ Thành Nguyên
5. Phòng Đào tạo: 16 người
- Trưởng phòng:
Thạc sĩ
Lê Bửu Ân

- Phó Trưởng phòng:
Cử nhân
Trần Thành Liễu
- Phó Trưởng phòng:
Thạc sĩ
Nguyễn Thị Lạc
- Phó Trưởng phòng:
Cử nhân
Lê Thị Mỹ Lạc
6. Phòng Quản trị: 21 người
- Trưởng phòng:
Cử nhân
Nguyễn Minh Tấn
- Phó Trưởng phòng:
Cử nhân
Nguyễn Thị Liễu Chi
7. Phòng Kế hoạch - Tài chính: 07 người
- Trưởng phòng:
Cử nhân
Nguyễn Thị Bạch Yến
- Phó Trưởng phòng:
Cử nhân
Huỳnh Thị Kim Sa
8. Phòng Thanh tra: 04 người
- Trưởng phòng:
Cử nhân
Vương Văn Quang
- Phó Trưởng phòng:
Thạc sĩ
Huỳnh Hữu Phước

9. Phòng Nghiên cứu khoa học - Quan hệ quốc tế: 05 người
- Trưởng phòng:
Thạc sĩ
Lê Du Tiệp
- Phó Trưởng phòng:
Thạc sĩ
Huỳnh Bảo Châu
- Phó Trưởng phòng:
Thạc sĩ
Phạm Văn Luân
10. Khoa Sư phạm: 27 người
- Trưởng khoa:
Thạc sĩ
Đỗ Xuân Thu
- Phó Trưởng khoa:
Cử nhân
Nguyễn Duy Lễ
- Phó Trưởng khoa:
Cử nhân
Trần Đức Niềm
11. Khoa Khoa học Tự nhiên: 19 người
- Trưởng khoa:
Thạc sĩ
Lê Quốc Hùng
- Phó Trưởng khoa:
Thạc sĩ
Trần Thị Thu
12. Khoa Khoa Xã hội và Nhân văn: 26 người
- Trưởng khoa:
Thạc sĩ

Vương Ngọc Hùng
- Phó Trưởng khoa:
Thạc sĩ
Trần Bảo Duy
13. Khoa Giáo dục thể chất - Giáo dục quốc phòng và An ninh: 10 người
- Q. Trưởng khoa:
Thạc sĩ
Nguyễn Văn Hiếu
14. Khoa Kỹ thuật Công nghiệp: 45 người
- Q. Trưởng khoa:
Cử nhân
Nguyễn Thanh Phong


- Phó Trưởng khoa:
Thạc sĩ
Nguyễn Hữu Phước
15. Khoa Kinh tế - Tài chính: 22 người
- Phó Trưởng khoa:
Cử nhân
Trương Thị Cẩm Hồng
- Phó Trưởng khoa:
Thạc sĩ
Phạm Văn Hòa
16. Khoa Nông - Lâm - Thuỷ sản: 09 người
- Q. Trưởng khoa:
Thạc sĩ
Đặng Minh Hiền
17. Khoa Công nghệ thông tin: 11 người
- Q. Trưởng khoa:

Thạc sĩ
Phan Thanh Sử
18. Khoa Lý luận chính trị: 10 người
- Q. Trưởng khoa:
Thạc sĩ
Phan Văn Thạch
- Phó Trưởng khoa:
Thạc sĩ
Đỗ Văn Minh
19. Khoa Tại chức - Bồi dưỡng: 04 người
- Q. Trưởng khoa:
Cử nhân
Nguyễn Văn Sang
- Phó Trưởng khoa:
Cử nhân
Phùng Thị Đặng
Tổng số cán bộ, viên chức: 266 người (153 nam , 113 nữ)

4. Chức năng và nhiệm vụ của giáo viên phổ thông :
- Giáo viên bộ môn :
* Chức năng:
Cung cấp kiến thức chuyên nghành, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho sinh viên chuyên
nghành..
* Nhiệm vụ:
Đào tạo đội ngũ giáo viên: Mầm non. Tiểu học, Trung học cơ sở có trình độ Cao đẳng.
Bồi dưỡng:
Bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên từ 9+3, 12+2 lên trình độ Cao đẳng.
Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường học từ Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở.
Bồi dưỡng cấp chứng chỉ các lớp Nghiệp vụ sư phạm chuyên ngành Anh văn và Tin học.
Bồi dưởng cấp giấy chứng nhận nghiệp vụ Sư phạm Chủ nhóm lớp, bảo mẫu.

Nghiên cứu khoa học:
Tổ chức nghiên cứu khoa học đối với giảng viên và sinh viên.
Thực hiện nghiên cứu khoa học theo định hướng của hội đồng khoa học trường, trong đó tập
trung nghiên cứu các mảng đề tài: Tìm hiểu đặc điểm đối tượng sinh viên thuộc khoa, đổi
mới phương pháp dạy học.
- Giáo viên chủ nhiệm :
* Chức năng:
- Bồi dưỡng cán bộ lớp để họ tổ chức thực hiện tốt mọi hoạt động của lớp.


- Chuyên gia trong việc tổ chức thực hiện các mặt hoạt động của lớp
- Tổng hợp tình hình, đề xuất các giải pháp để tham mưu cho Trường về công tác giáo
dục, rèn luyện của HS-SV.
- Nắm chắc tư tưởng, tinh thần thái độ và kết quả học tập, rèn luyện của HS - SV; phối
hợp với gia đình và đoàn thể để giúp đỡ, cảm hoá HS-SV trong rèn luyện để trở thành người
tốt cho xã hội.
* Nhiệm vụ:
- Dựa vào tình hình thực tế, vạch kế hoạch giúp lớp tổ chức thực hiện chương trình đào
tạo (học tập, rèn luyện) trong từng tháng, học kỳ và năm học.
- Cùng cán bộ lớp theo dõi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của lớp chủ nhiệm theo
từng tháng, học kỳ và năm học; đồng thời báo cáo kết quả đó với Khoa và Phòng Đào tạo.
- Liên hệ với gia đình HS-SV để phối hợp giáo dục HS-SV khi cần thiết.
- Ghi nhận xét, xác nhận các vấn đề thuộc về quản lý hành chính Nhà nước trong phạm
vị hoạt động của lớp (như các đơn từ của HS-SV, các báo cáo của lớp …)
- Kết thúc thời gian chủ nhiệm lớp phải bàn giao hồ sơ công tác chủ nhiệm lớp cho cán
bộ quản lý HS-SV Khoa và bàn giao tình hình lớp cho giáo viên chủ nhiệm mới.
5. Các loại hồ sơ học sinh :
* Hồ sơ khi nhập trường: bao gồm học bạ THPT, trung cấp chuyên nghiệp, giấy chứng
nhận tốt nghiệp, giấy khai sinh, giấy báo trúng tuyển, giấy chứng nhận sức khỏe, lý lịch
học sinh – sinh viên.

* Hồ sơ theo dõi quá trình học tập, rèn luyện: bao gốm kết quả học tập, rèn luyện của
sinh viên, hình thức khen thưởng và kỷ luật, việc vay vốn học tập, tình hình đi làm
thêm, địa chỉ nội ngoại trú.
* Hồ sơ tốt nghiệp: bao gồm các loại giấy tờ được quy định ở trên

6.Cách thức đánh giá và cho điểm, cách thức phân loại học lực của học sinh :
Cách đánh giá và cho điểm, cách thức phân loại học lực học sinh
Các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành:


-

Điểm tổng hợp đánh giá học phần (gọi tắt là điểm học phần) bao gồm: điểm kiểm tra
thường xuyên trong quá trình học tập, điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia
thảo luận, điểm đánh giá phần thực hành, điểm chuyên cần, điểm thi giữa học
phần,điểm tiểu luận và điểm thi kết thúc học phần, trong đó điểm thi kết thúc học
phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và phải có trọng số không dưới 50% của điểm
học phần.

-

Việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận và trọng số của các điểm đánh
giá bộ phận cũng như cách tính điểm tổng hợp đánh giá ho do giảng viên đề xuất,
được Hiệu trưởng phê duyệt và phải được quy định trong đề cương chi tiết của học
phần.

-

Các học phần thực hành sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành. Trung bình
cộng điểm của các bài thực hành trong học kỳ được làm tròn đến phần nguyên là

điểm học phần loại này.

-

Giảng viên trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm đánh giá bộ phận, trừ bài thi
kết thúc học phần.
Tổ chức kì thi kết thúc học phần
Cuối mỗi học kỳ, trường tổ chức một kỳ thi chính và một kỳ thi phụ để thi kết thúc

học phần. Kỳ thi phụ dành cho sinh viên không tham dự kỳ thi chính hoặc có điểm học phần
dưới 5 sau kỳ thi chính. Kỳ thi phụ được tổ chức sớm nhất là hai tuần sau kỳ thi chính.
Thời gian dành cho ôn thi mỗi học phần tỷ lệ thuận với số đơn vị học trình của học
phần đó và được tính ít nhất nửa ngày cho mỗi đơn vị học trình. Hiệu trưởng quy định cụ thể
thời gian dành cho ôn thi và thời gian thi cho các kỳ thi.
Ra đề thi, hình thức thi, chấm thi, số lần được dự thi kết thúc học phần
-

Đề thi phải phù hợp với nội dung học phần đã quy định trong chương trình. Việc ra
đề thi hoặc lấy từ ngân hàng đề thi được thực hiện theo quy định của Hiệu trưởng.

-

Hình thức thi kết thúc học phần có thể là thi viết (trắc nghiệm hoặc tự luận), vấn đáp,
viết tiểu luận, làm bài tập lớn, hoặc kết hợp giữa các hình thức trên. Hiệu trưởng
duyệt các hình thức thi thích hợp cho từng học phần.


-

Việc chấm thi kết thúc các học phần chỉ có lý thuyết và việc chấm bài tập lớn phải do

hai giảng viên đảm nhiệm. Điểm thi phải được công bố chậm nhất sau một tuần, kể từ
ngày thi hoặc ngày nộp bài tập lớn.

-

Hiệu trưởng quy định việc bảo quản các bài thi, quy trình chấm thi và lưu giữ các bài
thi sau khi chấm. Thời gian lưu giữ các bài thi viết, tiểu luận, bài tập lớn. .. ít nhất là
hai năm, kể từ ngày thi hoặc ngày nộp tiểu luận hoặc bài tập lớn.

-

Thi vấn đáp kết thúc học phần phải do hai giảng viên thực hiện. Điểm thi vấn đáp
phải công bố công khai ngay sau mỗi buổi thi khi hai giảng viên chấm thi thống nhất
được điểm chấm. Trong trường hợp không thống nhất được điểm chấm, các giảng
viên chấm thi trình trưởng bộ môn hoặc trưởng khoa quyết định điểm chấm.

-

Các điểm thi kết thúc học phần phải ghi vào bảng điểm theo mẫu thống nhất của
trường, có chữ ký của hai giảng viên chấm thi và làm thành 3 bản. Bảng điểm thi kết
thúc học phần và điểm học phần phải được lưu tại bộ môn, gửi về văn phòng khoa
và phòng đào tạo của trường chậm nhất một tuần sau khi kết thúc chấm thi học phần.

-

Sinh viên vắng mặt trong kỳ thi kết thúc học phần nếu không có lý do chính đáng thì
phải nhận điểm 0 ở kỳ thi chính. Những sinh viên này chỉ còn quyền dự thi một lần ở
kỳ thi phụ sau đó.

-


Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng ở kỳ thi chính nếu được trưởng phòng đào
tạo cho phép, được dự thi ở kỳ thi phụ sau đó và được tính là thi lần đầu. Những sinh
viên này chỉ được dự thi lần thứ hai (nếu có) tại các kỳ thi kết thúc học phần tổ chức
cho sinh viên các khóa học dưới hoặc trong học kỳ hè.

-

Trong trường hợp cả hai kỳ thi chính và phụ mà điểm học phần vẫn dưới 5 thì sinh
viên phải đăng ký học lại học phần này với số lần được dự thi theo quy định như đối
với một học phần mới.
Cách tính điểm kiểm tra, điểm thi, điểm trung bình chung và xếp loại kết quả

học tập
-

Điểm đánh giá bộ phận và điểm học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến
10), làm tròn đến phần nguyên.

-

Điểm trung bình chung học tập:
o Công thức tính điểm trung bình chung học tập như sau:




Trong đó: A là điểm trung bình chung học tập hoặc điểm trung bình
chung các học phần tính từ đầu khóa học


 ai là điểm của học phần thứ i
 ni là số đơn vị học trình của học phần thứ i
 N là tổng số học phần.
-

Điểm trung bình chung học tập của mỗi học kỳ, mỗi năm học, mỗi khóa học và điểm
trung bình chung tất cả các học phần tính từ đầu khóa học được tính đến hai chữ số
thập phân.

-

Kết quả các học phần giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất và kết quả kỳ thi tốt
nghiệp đối với cácmôn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh không tính vào
điểm trung bình chung học tập của học kỳ, năm học hay khóa học. Việc đánh giá kết
quả và điều kiện cấp chứng chỉ đối với các học phần này theo quy định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.

-

Các điểm trung bình chung học tập để xét thôi học, ngừng tiến độ học, được học tiếp,
để xét tốt nghiệp và điểm trung bình chung các học phần tính từ đầu khóa học được
tính theo điểm cao nhất trong các lần thi.
Xếp loại kết quả học tập:
Loại đạt:

-

Từ 9 đến 10: Xuất sắc

-


Từ 8 đến cận 9: Giỏi

-

Từ 7 đến cận 8: Khá

-

Từ 6 đến cận 7: Trung bình khá

-

Từ 5 đến cận 6: Trung bình
Loại không đạt

-

Từ 4 đến cận 5: Yếu

-

Dưới 4: Kém

III. Những bài học sư phạm :
Trong quá trình thực tế giáo dục gần 1 tháng tại trường Cao đẳng Bến Tre, em đã thu lượm
được rất nhiều kinh nghiệm cho công tác của mình sau này, nhưng do sự hạn hẹp của bài
viết này, em chỉ xin trình bày những ý chính sau đây:



Thứ nhất, nếu muốn làm tốt công tác giảng dạy thì phải hiểu về đối tượng giảng dạy của
mình. Nếu không hiểu đối tượng giảng dạy thì không thể nào lôi cuốn được họ vào bài giảng
của mình. Chẳng ai thích nghe chuyện gì không liên quan tới mình nhưng người ta sẽ say
sưa lắng nghe những điều mà họ nghĩ rằng thực sự bổ ích đối với công việc của họ bây giờ
hoặc sau này. Nên trong bài dạy, giảng viên nên đưa những tình huống thực tế vào để minh
họa, làm rõ cho từng ý của mình. Một phần, làm cho nội dung trở nên sáng sủa, dễ hiểu, một
phần làm cho bộ môn trở nên thiết thực, hữu ích đối với sinh viên.
Thứ 2, để gia tăng kinh nghiệm đứng lớp, đồng thời nâng cao tay nghề, mỗi giảng viên cần
phải đóng vai là người học, người dự giờ trong một tiết dạy. Điều đó sẽ làm cho người dạy
hiểu được vị trí, cảm nhận của người học khi họ truyền thụ tri thức, kinh nghiệm cuộc sống.
Có những điều chỉ khi thực sự đặt vào vị trí của người khác thì ta mới có thể hiểu họ được.
Đối với công tác dạy học và giáo dục thì điều này lại cần thiết biết bao!
Thứ 3, việc để cho sinh viên có cơ hội đứng lớp, thực tập giảng dạy là một cách làm hết sức
sáng suốt của ban lãnh đạo nhà trường, bởi qua những kỳ thực tập ngắn hạn như thế này,
sinh viên có cơ hội được cọ xát, thực hành những gì mình được học từ đó có được sự chững
chạc, tự tin trước khi trở thành một nhà sư phạm thực thụ.
Ngày 24. tháng 2 năm 2012
Sinh viên kí tên



×