Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Thành tựu của nền phong kiến Việt Nam – chiêu mộ nhân tài mọi lứa tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.72 KB, 3 trang )

Lịch sử giáo dục Việt Nam

[LÊ VĂN HỮU PHÚ – Tâm lý giáo dục 3]

Đề tài: Thành tựu của nền phong kiến Việt Nam – chiêu mộ nhân tài
mọi lứa tuổi
Lật lại lịch sử giáo dục Việt Nam, tôi cảm thấy vẫn còn nhiều điều đau xót. Xót cho cảnh
quan trường “ậm ọe miệng thét loa” với bao điều nhiễu nhương, ô hợp, xót cho cảnh bao
sĩ tử đam mê cái bã công danh mà bỏ lại sau lưng tình yêu và tuổi trẻ. Song cũng phải
nhìn nhận rằng nền giáo dục thời phong kiến cũng đã để lại không ích những mốc son
đáng nhớ cho các bậc hậu bối sau này. Trong số những mốc son đó, với cái nhìn của một
sinh viên thời hiện đại như tôi, việc chiêu mộ nhân tài không hạn định tuổi tác là một
trong thành công lớn của nền giáo dục thời phong kiến.
Bỏ qua những nhũng nhiễu xoay quanh vấn đề này, tôi chỉ xin đề cập đến những mặt tích
cực của nó. Việc chiêu mộ nhân tài không hạn định tuổi tác đem lại nhiều cơ hội hơn cho
các sĩ tử. Mất một thời gian dài để dùi mài kinh sử, bao nhiêu tháng trời để đến được
trường thi, được mất chỉ trong một kỳ thi quả là một áp lực tâm lý quá lớn đối với các sĩ
tử. Nếu may mắn (yếu tố này luôn đi đôi với năng lực của sĩ tử) trúng tuyển trong các kỳ
thi thì quả là một phần thưởng tinh thần hết sức to lớn để bù đắp lại những công sức, tài
lực đã bỏ ra. Nhưng nếu nhỡ không có phần phước đó thì các sĩ tử lại tiếp tục dùi mài để
đón chờ cơ hội tiếp theo, và vì thế hy vọng tiếp nối hy vọng, các sĩ tử không đỗ được kỳ
thi này cũng có cớ tự an ủi mình “Thôi ta hãy chờ cơ hội lần sau!”. Con người ta vì vậy
mà có cái đích để phấn đấu, để tiến lên trong cuộc sống.
Việc chiêu mộ nhân tài mọi lứa tuổi kích thích bá tánh mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi theo
đuổi con đường học vấn. Đây là chính sách rất hay để nâng cao mặt bằng dân trí trong xã
hội. Ai cũng có quyền được đi thi, cùng một cơ hội để tiến thân, vậy tại sao người nghèo
khó không đi học để đổi đời, người bình dân không đi học để mai này làm nên danh
phận, người giàu sang không học để giữ được vị thế của mình trong xã hội,… Chính
những câu hỏi đó đã đánh động vào nhận thức của người dân và tạo nên một động lực
ngầm nhưng mạnh mẽ để kích thích con người ta tự học, tự rèn luyện.
Việc chiêu mộ nhân tài không phân biệt tuổi tác đã phát hiện ra những thiên tài trẻ tuổi.


Trong số đó phải kể đến trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam đó
là Nguyễn Hiền. Ông đỗ trạng nguyên năm 12 tuổi, cùng năm đó có Lê Văn Hưu – 17
tuổi đỗ Bảng nhãn và Đặng Ma La chỉ mới 14 tuổi, đỗ Thám hoa. Họ đều là những con
người còn rất trẻ và đầy năng lực, được phát hiện qua các kỳ thi. Thử hỏi nếu không có
các kỳ thi không hạn định tuổi tác thì liệu những tài năng nhỏ tuổi này có đất để mà dụng
võ.


Lịch sử giáo dục Việt Nam

[LÊ VĂN HỮU PHÚ – Tâm lý giáo dục 3]

Chuyện kể rằng, khi Trung quốc sang viếng nước ta có ra một câu đố để thử tài người
Nam. Câu đố đó là làm sao để xâu một sợi chỉ qua ruột nó. Trong khi các quan thần triều
đình đã bó tay, vua đã nhờ đến tài trí của Nguyễn Hiền. Cuối cùng, câu đố tưởng chừng
như hốc búa kia đã được Trạng Hiền hóa giải hết sức thông minh qua bài đồng dao:
Tích tịch tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thì lấy giấy mà bưng
Bên thì bôi mỡ kiến mừng kiến sang
Tích tịch tình tang!
Chính tài trí đó đã cứu nước Nam một bàn thua trông thấy và giúp nhà vua lấy lại sĩ diện
quốc gia. Ấy vậy mà câu chuyện những tưởng chỉ có ở thời phong kiến lại bắt gặp tư
tưởng tiến bộ thời đại bây giờ. Khi hiệp hội các nhà kinh tế Châu Âu đang mở một cuộc
thi tìm kiếm những ý tưởng đột phá giúp nền kinh tế Châu Âu thoát khỏi khủng hoảng và
tất nhiên là không giới hạn độ tuổi, một cậu bé 11 tuổi (ngang tuổi với Nguyễn Hiền) đã
đề xuất một giải pháp hết sức độc đáo mang tên: Chiến bánh Pizza, đó là Jurre Hermans.
Trong bài dự thi của mình, Jurre đã phác thảo một kế hoạch hết sức ngắn gọn và rõ ràng
giúp Hy Lạp ra khỏi khu vực đồng tiền chung Châu Âu mà không làm ảnh hưởng đến các
nước khác thuộc khối này: Một quốc gia trong khối các nước khu vực đồng tiền chung

Châu Âu, cụ thể như Hy Lạp, sẽ tiến hành tái sử dụng đồng Drachma, đơn vị tiền tệ trước
đây của Hy Lạp. Theo đó, tất cả người dân Hy Lạp sẽ mang tiền Euro hiện có của mình
đổi lấy đồng Drachma thông qua hệ thống máy đổi tiền tự động tại các ngân hàng. Các
ngân hàng sẽ tập hợp và gửi toàn bộ lượng tiền Euro đổi được cho Chính phủ Hy Lạp.
Lượng tiền này được tập hợp lại và hình thành một khoản tiền lớn giống như một chiếc
bánh pizza. Tiếp theo, chính phủ Hy Lạp có thể bắt đầu sử dụng lượng tiền này giống như
một cái bánh pizza được cắt ra làm nhiều phần để chi trả tất cả các khoản nợ của mình.
Bất cứ chủ nợ nào của Chính phủ cũng đều được nhận một miếng bánh pizza. Như vậy,
sau đó lượng tiền Euro này sẽ tiếp tục quay ngược trở lại các ngân hàng và các công ty tại
Hy Lạp.


Lịch sử giáo dục Việt Nam

[LÊ VĂN HỮU PHÚ – Tâm lý giáo dục 3]

Jurre Hermans khoe bản vẽ kế hoạch giải cứu đã gửi tham gia Cuộc thi Tìm kiếm giải
pháp cho vấn đề khủng hoảng nợ khu vực đồng tiền chung Châu Âu.
Như vậy có thể nói rằng, tư tưởng giáo dục thời phong kiến có rất nhiều mặt tích cực và
tiến bộ mà cho đến bây giờ giáo dục Việt Nam đương đại phải học hỏi. Tôi vẫn tâm đắc
nhất quan điểm về chế độ thi cử không hạn định tuổi tác đã phát hiện nên những nhân tài
trẻ tuổi, vì theo tôi chính những nhân tài đó đã là một thành tựu lớn vì nó có khả năng sản
sinh ra những thành tựu khác cho đời.



×