Lời nói đầu
Xét về hình thức chính thể thì các nhà nước phong kiến nói chung đều có
một hình thức chính thể là Quân chủ phong kiến. Chính thể quân chủ ở các nhà
nước phong kiến Việt Nam trải qua hai giai đoạn phát triển.
Trong giai đoạn đầu từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV (trước thời Lê sơ), sự tập
chung quyền lực nhà nước vào tay vua mới ở mức độ hạn chế. Tổ chức bộ máy
nhà nước của mấy triều đại đầu tiên còn rất đơn giản, với những vị vua còn
mang đậm dáng dấp của những vị thủ lĩnh và phong cách cai trị đậm màu dân
dã. Đến giai đoạn cuối thế kỉ XV trở đi, chính thể Quân chủ đã phát triển thành
Quân chủ chuyên chế. Từ đầu thời Lê sơ, cùng với việc Nho giáo trở thành nền
tảng lí luận của nhà nước Quân chủ chuyên chế, trở thành hệ tư tưởng chính
thống, giai cấp phong kiến đã bắt tay vào xây dựng chính thể Quân chủ chuyên
chế của mình. Với cuộc cải tổ thành công của Lê Thánh Tông, nhà nước Quân
chủ chuyên chế được hoàn thiện. Đến triều Nguyễn tính chuyên chế của nền
Quân chủ được tăng cường một bước mới.
Cùng với sự phát triển của nhà nước Quân chủ chuyên chế thì hệ thống Quân
chủ phong kiến Việt Nam càng ngày càng được hoàn thiện và mang những đặc
điểm rất khác biệt, và cũng chính là những đặc điểm của các yếu tố cấu thành
nên hệ thống Quân chủ ấy đó là: Vua – nhân vật trung tâm; Quan lại, quý tộc và
hệ thống pháp luật lễ nghi.
Cũng như nhà nước phong kiến khác, nhà nước phong kiến Việt Nam là thể
chế chính trị bảo vệ quyền lực và quyền lợi của giai cấp thống trị. Trong đó vua
là nguời nắm mọi quyền lực nhà nước, là chủ sở hữu tối cao ruộng đất công
trong cả nước. Trong thể chế chính trị đó có hai mối quan hệ cơ bản: Vua –bầy
tôi (quý tộc, quan lại); Vua – thần dân. Quyền lợi và quyền lực của giai cấp
phong kiến, của nhà nước và các vị quân vương được thể hiện và thực hiện bằng
quân đội, đội ngũ quý tộc quan liêu, lễ nghi và luật pháp. Để tìm hiểu thêm về
chế độ phong kiến Việt Nam em chọn đề tài “Đặc điểm của các yêú tố cấu thành
1 1
hệ thống Quân chủ phong kiến Việt Nam”. Các đặc điểm của từng yếu tố em xin
trình bày kĩ trong phần nội dung.
Bài làm của em còn nhiều thiếu xót. Rất mong các thầy cô trong tổ bộ môn
góp ý thêm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cấu trúc bài làm
I/ Vua _ nhân vật trung tâm của nền Quân chủ
1. Đặc điểm về tên gọi và các bậc của vua
2. Đặc điểm về địa vị và quyền lực của vua
3. Đặc điểm về phương thức truyền ngôi vua
II/ Quan lại quý tộc _ yếu tố giữ vai trò quan trọng sau vua
1. Đặc điểm về nguồn gốc quan lại, quý tộc
2. Đặc điểm về tước phẩm quan lại
3. Đặc điểm về vai trò, chức năng quan lại
III/ Pháp luật và lễ nghi
1. Lễ nghi là pháp luật
2. Đạo đức và pháp luật
3. Đặc điểm về quy trình, kĩ thuật làm luật
2 2
I/ Vua – là nhân vật trung tâm của nền Quân chủ
Trong chế độ Quân chủ phong kiến phương Tây cũng như phương Đông,
không có sự phân chia quyền lực nhà nước thành các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp. Tất cả các cơ quan và quan lại chỉ giữ vai trò phụ tá thực thi
quyền lực của vua mà thôi. Các đặc điểm của vua- một nhân vật trung tâm trong
hệ thống được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:
1. Các bậc vua và những tên gọi về vua khá cầu kì và trở thành
truyền thống, thể hiện vị trí độc tôn của vua trong xã hội.
Theo quan niệm của phong kiến Trung Hoa vua có hai bậc là bậc Đế và bậc
Vương. Vua có nhiều tên gọi khác nhau:
*Tên huý: Là tên gọi của vua trước khi lên ngôi. Từ khi lên ngôi không ai còn
đựơc gọi tên ấy nữa. Ví như vua Lê Thái Tổ có tên huý là Lê Lợi.
*Tên hiệu: Là tên mỗi vị vua thường đặt cho mình khi lên ngôi. Như Lê Hoàn
khi lên ngôi lấy tên hiệu là Minh Kiều ứng Vận Thần Vũ Thăng Bình Chí Nhân
Quảng Hiếu hoàng đế.
*Tên thuỵ: là tên người con lên kế vị đặt cho vua. Đinh Bộ Lĩnh có tên thuỵ là
Tiên Hoàng Đế sử sách thường gọi là Đinh Tiên Hoàng.
*Miến hiệu : Là tên đặt ra sau khi vua chết, đây là tên nơi thờ vua. Sử sách sau
này thường gọi tên vua bằng Miến hiệu.
*Niên hiệu của vua: Là tên năm khi lên ngôi. Mỗi vua có thể có một niên hiệu
hoặc có nhiều niên hiệu kế tiếp nhau. Như Lê Thánh Tông đã đặt cho mình hai
niên hiệu: Quang Thuận (1460 – 169) và Hồng Đức (1470- 1497)
Từ thời Tây Sơn và nhà Nguyễn, mỗi vị vua đều chỉ đặt một niên hiệu nên sử
sách thường gọi những vị vua này bằng niên hiệu. Như Nguyễn Huệ gọi là vua
Quang Trung.
Như vậy, các bậc và tên gọi của vua thể hiện một phần quyền lực, và nó có ý
nghĩa liên quan đến từng giai đoạn lịch sử trị vì của vị vua ấy.
3 3
2. Địa vị và quyền của vua thể hiện sự tối cao của quyền lực,
vua là nguồn gốc của luật pháp, là người đứng đầu bộ máy
hành chính và là vị quan toà tối cao.
***Về địa vị của vua
Trong chế độ phong kiến, vua được coi là Thiên tử - là con trời, là đại diện
cho trời cai trị dân đồng thời là đaị diện cho nhân dân trước trời đất. Địa vị và
chức năng của vua do trời định, vua chỉ đứng dưới một người là trời và đứng
trên muôn dân. Nhà nước phong kiến nhiều khi được xem là của vua. Đây là đặc
điểm rất cơ bản của vua phong kiến. Trong thời kì Quân chủ, mọi quyền hành
đều tập trung trong tay hoàng đế, đó là đặc điểm mang tính dân tộc và tính
phương Đông truyền thống. Với địa vị như vậy thì nhà vua nắm trọn Vương
quyền và Thần quyền:
Việc nắm Vương quyền thể hiện: Chỉ có vua là người duy nhất có quyền đặt
ra luật pháp; Vua có toàn quyền bổ nhiệm, thăng giáng, thưởng phạt, thuyên
chuyển, quy định quyền hạn trách nhiệm và lương bổng đối vơí quan laị trong cả
nước; Vua là người có quyền quết định cuối cùng với tất cả các vụ án trong mọi
trường hợp…
Ngoài Vương quyền vua còn nắm Thần quyền được thể hiện: Chỉ có vua
mới có quyền tế trời vì chỉ có vua là con trời; Vua là người đứng đầu bách thần
trong cả nước, có quyền phong chức tước cho cả thần thánh, điều động thần
thánh.
Ngoài ra vua còn nắm quyền lực về kinh tế, có quyền sở hữu tối cao với
ruộng đất trong cả nước. Triều Nguyễn còn đặt ra lệ ‘Tứ bất’’ nhằm hạn chế sự
phân chia quền lực quân chủ: Bất lập Tể tướng (đã quy định từ thời Lê
ThánhTông); Bất lập Hoàng Hậu (Gia Long, Bảo Đại có lập hoàng hậu); Bất lập
Trạng Nguyên (thi Đình không lấy Trạng Nguyên); Bất lập Thái Tử (không
phong vương).
4 4
Bên cạnh đó, vua còn có một số đặc điểm thể hiện ở những ưu quyền như:
Tên huý của vua không ai được nhắc tới; Những cái gì thuộc về vua khi nhắc tới
phải dùng những phụ từ đặc biệt như: Thánh ý, thánh chỉ, long thể, ngọc tỷ, ngự
thiện…; Vua là người duy nhất trong nước được mặc áo sắc vàng, mặc áo thêu
rồng, trâm cài búi tóc bằng vàng. Tất cả những đặc quyền trong phục sức thể
hiện vị trí độc tôn của nhà vua trong xã hội; Vua thường được thần thánh hoá
trong cuộc sống cũng như trong sử sách.
…vv…
Như vậy có thể nói đặc điểm rất cơ bản cua vua trong hệ thống Quân chủ
phong kiến đó là địa vị và quyền của vua là vô tận. Trong chế độ phong kiến
Việt Nam điều này thể hiện rõ nhất ở thời vua Lê Thánh Tông.
Tuy nhiên, nói như vậy nhưng quyền lực của vua cũng không thể là vô hạn
tuyệt đối, nó thường bị hạn chế bởi một số yếu tố như nhiều lúc vua cũng phải
quan tâm đến nhân dân trong một số chính sách bởi bổn phận của vua là phải
biết thương dân như con, quan tâm đến đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó
những tập quán chính trị, những quy tắc sử xự truyền thống có sức sống lâu bền,
nên các vị vua khi hành động xử sự thì khó có thể trái nguyên tắc ấy. Mặt khác,
trong chế độ phong kiến có chế độ nghị đình, khi có quyết định quan trọng vua
phải tham khảo ý kiến quan lại lớn trong triều đình.
Để hợp lòng dân, ngoài dùng luật pháp cai trị, vua còn dùng đức trị, lấy nhân
đức nhân ái để cảm hoá giáo dục dân chúng. Mỗi lời nói, việc làm của vua đều
có mục tiêu răn dạy mọi người. Dân nổi loạn, mùa màng thất bát…các đế vương
tự cho mình là đức mỏng tài hèn, nên mặc dù uy quyền tuyệt đối và có luật pháp
trong tay vua vẫn tự kiềm chế mình.
Bên cạnh đó, chế độ khoa cử phải căn cứ vào sự đỗ đạt của nho sỹ để tuyển
bổ quan lại và còn tính tự quản của làng xã, vì thế nó đã hạn chế quyền lực của
vua khi lan xuống cấp cơ sở, như dân gian ta vẫn có nói “phép vua thua lệ làng”.
5 5