Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

GIÁO ÁN GDCD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.57 KB, 54 trang )

TRƯỜNG THCS Núi Tô GDCD 6
Tuần:1 – tiết:1
Ngày:...../...../.........
Bài: 1
TỰ CHĂM SĨC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ
I/. Mục tiêu bài học:
1/. Kiến thức:
Hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể, ý nghĩa của việc tự chăm sóc rèn luyện
thân thể.
2/. Thái độ:
Có ý thức thường xun rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và chăm sóc sức khỏe cá nhân.
3/. Kỹ năng:
Biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, biết đề ra kế hoạch tập thể dục, hoạt động thể thao.
II/. Tài liệu và phương tiện:
- SGK, SGV, bài soạn.
III/. Tiến trình các hoạt động dạy và học:
1/. Kiểm tra bài cũ:
- Phổ biến nội dung chương trình một cách khái qt.
- Nhắc nhở việc chuẩn bị vở ghi, SGK.
2/. Bài mới:
Hoạt động thầy – trò
Hoạt động 1: Khai thác nội dung truyện đọc.
GV cho HS đọc truyện đọc trong SGK.
? Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua ?
? Các em có thể nêu một số hình thức tự chăm sóc rèn luyện
thân thể và nêu tác dụng của nó ?
? Thế nào là tự chăm sóc rèn luyện thân thể, giữ gìn sức khỏe
GV cho HS chia ra 3 nhóm suy nghĩ trả lời trong 3 phút cử
đại diện nhóm.
? Qua truyện đọc cho chúng ta thấy được điều gì ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc


rèn luyện thân thể.
GV cho HS thảo luận.
? Thế nào là tự chăm sóc rèn luyện thân thể giữ gìn sức khỏe
cá nhân ?
Cho HS chia nhóm giải quyết tình huống như “Nếu bị dụ dổ
hít herơin chúng ta sẽ có cách ứng xử thế nào ? Vì sao ?
Sau khi HS trả lời GV chốt lại nội dung bài học.
? Sức khỏe có cần cho mỗi người khơng ? Vì sao ?
? Sức khỏe có ích gì cho bản thân mỗi người ?
Học sinh ghi
I/. Tìm hiểu nội dung truyện đọc:
II/. Nội dung bài học:
a/. Sức khỏe là vốn q của con
người. Mỗi người phải biết giữ gìn vệ
sinh cá nhân, ăn uống điều độ, hàng
ngày luyện tậo tập thể dục, năng chơi
thể thao để sức khỏe ngày một tốt hơn
Chúng ta cần tích cực phòng bệnh,
khi mắc bệnh phải tích cực chữa cho
khỏi bệnh.
b/. Sức khỏe giúp cho chúng ta học
tập, lao động có hiệu quả và sống lạc
quan vui vẻ
GV: Lê Thò Hồng Đào

1
TRƯỜNG THCS Núi Tô GDCD 6
Hoạt động 3: Hường dẫn HS làm bài tập.
− Bài tập a, b, c làm tại lớp.
− Bài tập d về nhà làm

III/. Bài tập:
1, 2, 3, 5 biểu hiện tự chăm sóc
rèn luyện thân thể
3/.Củng cố:
− Thế nào là tự chăm sóc rèn luyện thân thể giữ gìn vệ sinh cá nhân ?
− Người có sức khỏe tốt thì sẽ có lợi ích gì ?
4/. Dặn dò:
− Về nhà các em học thuộc nội dung bài học và làm bài tập d trong SGK
− Chuẩn bị bài mới “Siêng năng, kiên trì”. Đọc trước truyện đọc “Bác Hồ tự học ngoại ngữ” chuẩn bị
trước những câu hỏi ở phần gợi ý SGK trang 7.
? Qua truyện đọc, em thấy Bác Hồ học tiếng nước ngồi như thế nào ?
? Trong q trình tự học Bác Hồ đã gặp những khó khăn gì ?
? Bằng cách nào Bác Hồ đã vượt qua những khó khăn đó ?
--------------------------------------------
GV: Lê Thò Hồng Đào

2
TRƯỜNG THCS Núi Tô GDCD 6
Tuần:2+3 – tiết:2+3
Ngày:...../...../.........
Bài: 2
SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
I/. Mục tiêu bài học:
1/. Kiến thức:
Hiểu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì, ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng năng, kiên trì.
2/. Thái độ:
Biết tự đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và
các hoạt động khác.
3/. Kỹ năng:
Phát thảo kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động ... để trở thành người HS tốt

II/. Tài liệu và phương tiện:
- SGK, SGV, bài soạn, ca dao, tục ngữ.
III/. Tiến trình các hoạt động dạy và học:
1/. Kiểm tra bài cũ:
− Muốn có được sức khỏe tốt chúng ta cần phải làm gì ?
− Sức khỏe có lợi gì cho bản thân mỗi người ?
2/. Bài mới:
Hoạt động thầy – trò
Hoạt động 1: GV nêu một số cơng việc cần có sự siêng năng, kiên trì mới
thành cơng.
VD: Trong học tập HS muốn đạt kết quả tốt thì cần phải có sự
siêng năng kiên trì (Tham khảo tài liệu, đọc sách, làm bài tập, học bài....)
Hoạt động 2: Thơng qua truyện đọc, GV hướng dẫn HS vào khai thác nội
dung siêng năng, kiên trì.
GV cho HS đọc truyện “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”
? Qua truyện đọc, em thấy Bác Hồ học tiếng nước ngồi như thế
nào ?
? Trong q trình tự học Bác Hồ đã gặp những khó khăn gì ?
? Bằng cách nào Bác Hồ đã vượt qua những khó khăn đó ?
Hoạt động 3: GV cho HS thảo luận nhóm về biểu hiện siêng năng, kiên
trì của Bác Hồ ở từng lĩnh vực hoạt động: học tập, lao động.
(- Về học tập: Khi học những từ nào khơng hiểu …. vừa làm
vừa học.)
(- Về lao động: Bác làm việc từ 4 giờ sáng → 9 giờ tối.)
? Tìm những tấm gương siêng năng, kiên trì trong học tập lao
động ở trường, lớp ?
? Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về tính siêng năng, kiên trì
Hoạt động 4: GV cho HS tìm những biểu hiện trái với siêng năng.
(Lười biếng, uể oải, nản chí, nản lòng, lánh nặng tìm nhẹ …) Sau
khi HS trả lời GV hướng dẫn HS rút ra bài học. trong cuộc sống chúng ta

cần phảI siêng năng, kiên trì trong mọi lĩnh vực. Có như vậy chúng ta mới
đạt kết quả tốt và được mọi người xunh quanh q mến. Ngược lại chẳng
những khơng đạt kết quả tốt mà mọi người xem thường.
? Siêng năng là gì ?
Học sinh ghi
I/. Tìm hiểu nội dung truyện đọc:
II/. Nội dung bài học:
a/. Siêng năng là đức tính của con
người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác,
miệt mài, làm việc thường xun đều
đặn.
.
GV: Lê Thò Hồng Đào

3
TRƯỜNG THCS Núi Tô GDCD 6
? Kiên trì là gì ?
? Siêng năng kiên trì sẽ giúp ích gì cho con người trong cuộc sống ?
Hoạt động 5: H ướng dẫn HS làm bài tập. Bài a, b, c
b/. Kiên trì là sự quyết tâm làm đến
cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
c/. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp cho
con người thành cơng trong cuộc
sống.
Tục ngữ: “có cơng mài sắc, có
ngày nên kim”
III/. Bài tập:
a – a, b.
4/. Củng cố:
- GIÁO VIÊN cho học sinh làm bài tập trên bản phụ:

Biểu hiện siêng năng kiên trì Có Chưa
- Học bài cũ
x
- Làm bài tập
x
- Chuyên cần
x
- Giúp mẹ
x
- Tập thể dục thể hao
x
- Dọn dẹp nhà cửa
x

− Thế nào là tính siêng năng ? Kiên trì ?
− Lợi ích của tính siêng năng ? Kiên trì ?
5/. Dặn dò:
− Về nhà học bài, làm bài tập d
− Chuẩn bị bài “Tiết kiệm” đọc truyện “ Thảo và Hà”
? Qua truyện trên, em thấy Thảo có suy nghỉ gì khi được mẹ thưởng tiền ?
? Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì ?
? Hãy phân tích diễn biến trong suy nghỉ và hành vi của Hà trước và sau khi Thảo đến nhà Hà ?
--------------------------------------------
Tuần:4 – tiết:4
GV: Lê Thò Hồng Đào

4
TRƯỜNG THCS Núi Tô GDCD 6
Ngày:...../...../.........
Bài: 3

TIẾT KIỆM
I/. Mục tiêu bài học:
1/. Kiến thức:
Hiểu những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của nó.
2/. Thái độ:
Biết sống tiết kiệm, khơng xa hoa, lãng phí.
3/. Kỹ năng:
Biết tự đánh giá mình đã ý thức và thực hiện tiết kiệm chi tiêu, thờI gian, cơng sức của bản thân gia đình
và của tập thể.
II/. Tài liệu và phương tiện:
- SGK, SGV, bài soạn, những câu ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm, lãng phí …
III/. Tiến trình các hoạt động dạy và học:
1/. Kiểm tra bài cũ:
? Siêng năng là đức tính như thế nào ?
? Thế nào là Kiên trì ?
? Siêng năng kiên trì sẽ giúp ích gì cho con người ?
2/. Bài mới:
Một người biết siêng năng, chăm chỉ kiên trì làm việc bền bỉ thì bao giờ cũng đạt kết quả cao. Thế nhưng ,
nếu khơng biết tiết kiệm trong sinh hoạt hàng ngày thì cuộc sống của họ khơng bao giờ được đảm bảo tốt, họ sẽ
gặp cảnh túng thiếu khơng dư dã. Hơm nay, chúng ta học bài “Tiết kiệm” để biết thế nào là tiết kiệm và biết cách
tiết kiệm.
Hoạt động thầy – trò
Hoạt động 1: Cho HS giảI quyết tình huống “Em đã tiết kiệm ntn ?”
Hoạt động 2: Khai thác nội dung truyện đọc.
GV cho HS đọc truyện “Thảo và Hà” sau đó đặt câu hỏi.
? Qua truyện trên, em thấy Thảo có suy nghỉ gì khi được mẹ
thưởng tiền ?
? Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì ?
? Hãy phân tích diễn biến trong suy nghỉ và hành vi của Hà
trước và sau khi Thảo đến nhà Hà ?

Cho HS chia nhóm thảo luận sau đó cử đại diện trả lời
? Từ đó em cho biết ý kiến của mình về 2 nhân vật trong truyện
Hoạt động 3: Phân tích biểu hiện tiết kiệm và lãng phí về thời gian, tiêu
dùng, sản xuất … ở trường lớp, xã hội, gia đình ….
Hoạt động 4: Kết luận rút ra nội dung bài học.
? Vì sao cần phải tiết kiệm ?
? Tiết kiệm sẽ đem lại lợi ích gì cho bản thân, gia đình và xã
hội ?
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS làm các bài tập SGK và sưu tầm các câu ca
dao, tục ngữ nói về tiết kiệm, lãng phí
Học sinh ghi
I/. Tìm hiểu nội dung
truyện đọc:
I/. Nội dung bài học:
a/. Tiết kiệm là biết sử dụng
một cách hợp lí, đúng mức của cải
vật chất thời gian, sức lực của mình
và của ngườI khác.
b/. Tiết kiệm thể hiệnsự q
trọng kết quả lao động của bản thân
mình và của người khác.
Tục ngữ: “Tích tiểu, thành đạt”
“Sản xuất mà khơng đi đơi
với tiết kiệm thì như gió vào nhà
trống” (Hồ Chí Minh)
GV: Lê Thò Hồng Đào

5
TRƯỜNG THCS Núi Tô GDCD 6
III/. Bài tập:

a/. 1, 3, 4
.b/. Sống xa hoa, lãng phí → gặp khó
khăn trong cuộc sống.
4/. Củng cố:
− Thế nào là tiết kiệm ?
− Người biết tiết kiệm sẽ có lợi ích gì ?
5/. Dặn dò:
− Về nhà học bài và làm bài tập SGK.
− Chuẩn bị bài mới “Lễ Độ”. Đọc trước truyện đọc “Em Thủy”, xem câu hỏI phần gợi ý.
? Em hãy kể lại những việc làm của em Thủy khi khách đến nhà ?
? Em có suy nghỉ gì về cách cư xử của em Thủy trong truyện ?
? Cách cư xử ấy biểu hiện đức tính gì ?
--------------------------------------------
GV: Lê Thò Hồng Đào

6
TRƯỜNG THCS Núi Tô GDCD 6
Tuần:5 – tiết:5
Ngày:...../...../.........
Bài: 4
LỄ ĐỘ
I/. Mục tiêu bài học:
1/. Kiến thức:
Hiểu những biểu hiện của lễ độ, hiểu được ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện tính lễ độ.
2/. Thái độ:
Biết tự đành giá hành vi của bản thân để từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ.
3/. Kỹ năng:
Có thói quen rèn luyện tính lễ độ khi giao tiếp vớI ngườI trên, kiềm chế nóng nảy vớI bạn bè.
II/. Tài liệu và phương tiện:
- SGK, SGV, bài soạn, những câu ca dao, tục ngữ nói về tính lễ độ.

III/. Tiến trình các hoạt động dạy và học:
1/. Kiểm tra bài cũ:
− Thế nào là tiết kiệm ? Tìm những hành vi thể hiện tính tiết kiệm và thiếu tiết kiệm ?
− Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm ?
2/. Bài mới:
Hoạt động thầy – trò
Hoạt động 1: Trong gia đình các em đối xử với ơng bà, cha mẹ như thế
nào ? Đến trường gặp thầy cơ các em có thái độ như thế nào ?
Hoạt động 2: Cho HS đọc truyện và khai thác truyện. “Em Thủy”.
GV cho HS đóng vai theo những nhân vật trong truyện.
? Em hãy kể lại những việc làm của em Thủy khi khách đến
nhà ?
? Em có suy nghỉ gì về cách cư xử của em Thủy trong truyện ?
? Cách cư xử ấy biểu hiện đức tính gì ?
Cho HS chia nhóm thảo luận
Hoạt động 3: Cho HS liên hệ thực tế tìm những tấm gương lễ độ đối với
ơng bà cha mẹ, thầy giáo, cơ giáo, những người lớn tuổi ?
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm những hành vi thể hiện tính lễ độ và
những hành vi trái với lễ độ.
Cho HS chia 2 nhóm. Sau đó cử đại diện nhóm lên trình bày.
Lễ phép, lịch sự, nhã nhặn, hòa nhã, khiêm tốn >< vơ lễ, hỗn láo,
láo xược.
Hoạt động 5: Rút ra nội dung bài học.
? Lễ độ là gì ?
? Biểu hiện của lễ độ ?
* Giải thích câu thành ngữ:
− “Đi thưa về gửi”: là con cháu trong gia đình khi đi phải hỏi xin
phép và khi về phải chào hỏi.
− “Kính trên nhường dưới”: đối với người lớn phải kính trọng,
đối với người dưới phải nhường nhịn.

Học sinh ghi
I/. Tìm hiểu nội dung truyện đọc:
- Tính Lễ Độ.
II/. Nội dung bài học:
a/. Lễ độ là cách cư xử đúng mực
của mỗi người trong khi giao tiếp với
người khác.
b/. Lễ độ thể hiện sự tơn trọng,
q mến của mình đối với mọi người
c/. Lễ độ là biểu hiện của ngườI
có văn hóa, có đạo đức giúp cho quan
hệ giữa con người với con người trở
nên tốt đẹp, góp phần làm cho xã hội
văn minh.
Thành ngữ: “Đi thưa về gửi"
GV: Lê Thò Hồng Đào

7
TRƯỜNG THCS Núi Tô GDCD 6
Hoạt động 6: Hướng dẫn HS làm bài tập.
“Trên kính, dưới nhường”
III/. Bài tập:
a/. 1, 3, 5, 6 có lễ độ.
2, 4, 7, 8 thiếu lễ độ.
b/. Thanh vào cổng mà khơng hỏi
chú bảo vệ.
− Thanh đã khơng lễ phép
đối với người lớn và ỉ lại là mẹ của
mình là giám đốc nên có cách trả lời
khơng tốt đối với chú bảo vệ.

− Nếu em là Thanh em sẽ
xin phép chú bảo vệ cho cháu vào
gặp mẹ.
c/. Trước tiên phải học lễ nghĩa
sau đó mới học văn chương.
3/. Củng cố:
− Tìm những biểu hiện có lễ độ và khơng có lễ độ ?
− Người sống có lễ độ thì sẽ có lợi ích như thế nào ?
4/. Dặn dò:
− Về nhà học bài và làm các bài tập.
− Chuẩn bị bài mới. “Tơn trọng kỉ luật”. Đọc truyện “Giữ luật lệ chung” soạn trước câu hỏi gợi ý.
? Qua truyện trên, em thấy Bác Hồ đã tơn trọng những quy định chung như thế nào ?
? Việc thực hiện những quy định chung nói lên đức tính gì của Bác Hồ ?
--------------------------------------------
Tuần: 6 – Tiết: 6
GV: Lê Thò Hồng Đào

8
TRƯỜNG THCS Núi Tô GDCD 6
Ngày:……/……./……….
Bài:5
TÔN TRỌNG KỈ LUẬT
I/. Mục tiêu bài học:
1/. Kiến thức:
Hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật, ý nghóa và sự cần thiết phải tôn trọng kỉ luật.
2/. Thái độ:
Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức thái độ tôn trọng
kỉ luật.
3/. Kó năng:
Biết rèn luyện tính kỉ luật và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

II/. Tài liệu và phương tiện:
SGK, SGV, bài soạn……
III/. Tiến trình các hoạt động dạy và học:
1/. Kiểm tra bài cũ:
- Lễ độ là gì ? Biểu hiện của lễ độ ?
- Người có lễ độ thì sẽ có lợi ích như thế nào ?
2/. Bài mới:
Hoạt động thầy – trò
Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc
GV cho HS đọc truyện “Giữ luật lệ chung”
GV đặt câu hỏi.
 Qua truyện đọc, em thấy Bác Hồ đã tôn trọng
những quy đònh chung như thế nào ?
 Việc thực hiện đúng những quy đònh chung nói lên
đức tính gì của Bác Hố ?
GV cho HS thảo luận trả lời.
Sau khi HS trả lời. GV cần nhấn mạnh. Mặc dù là một
vò chủ tòch nước, nhưng mọi cử chỉ của Bác Hồ đã thể hiện
sự tôn trọng luật lệ chung được đặt ra cho mọi công dân.
Hoạt động 2: Tìm hiểu, phân tích nội dung của tính tôn
trọng kỉ luật đối với học sinh.
GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế, tìm những tấm
gương tôn trọng kỉ luật ở trường, lớp, ở nhà và nhất ;à ở nơi
công công.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích, mở rộng nội dung
tôn trọng kỉ luật.
 Thế nào là tôn trọng kỉ luật ?
Hoc sinh ghi
I/. Tìm hiểu truyện:
“Giữ luật lệ chung”

II/. Nội dung bài học:
1/. Tôn trọng kỉ luật là biết
tự giác chấp hành những quy
đònh chung của tập thể, của
các tổ chức xã hội ở mọi nơi,
GV: Lê Thò Hồng Đào

9
TRƯỜNG THCS Núi Tô GDCD 6
 Vì sao mọi người phải tôn trọng kỉ luật ?
 Ý nghóa của tôn trọng kỉ luật ?
GV giải thích cho HS hiểu rõ khẩu hiệu “Sống và làm
việc theo pháp luật”
(Pháp luật là những điều do nhà nước đặt ra quy đònh
cho tất cả mọi người)
Hoạt động 4: Luyện tập
GV cho HS đọc yêu cầu
Bài tập c giao cho HS về nhà.

mọi lúc. Tôn trọng kỉ luật là
thể hiện ở việc chấp hành moi
sự phân công của tập thể như
ở lớp học, cơ quan, doanh
nghiệp.
2/. Mọi người đều tôn trọng
kỉ luật thì cuộc sống gia đình,
nhà trường và xã hội sẽ có nề
nếp kỉ cương.
3/. Tôn trọng kỉ luật không
những bảo vệ lợi ích của cộng

đồng mà còn có lợi ích cho
bản thân.
III/. Bài tập:
a/. 2, 6, 7
b/. Không đồng ý. Vì kỉ luật
là điều kiện đảm bảo cho mọi
người có tự do và được phát
triển. Nếu một tổ chức, tập thể
làm việc không kỉ luật, ai
muốn làm gì thì làm, thì sẽ trở
thành hổn loạn. Trong tình
trạng ấy, liệu mọi người có
sống yên ổn và làm việc được
không ? Lúc đó con người sẽ
không có tự do. Ngược lại nếu
một tổ chức mọi người tôn
trọng kỉ luật thì mỗi người sẽ
yên tâm làm việc và sẽ có tự
do để làm việc.
3/. Cũng cố:
- Tìm những biểu hiện tôn trọng kỉ luật trong cuộc sống, gia đình, nhà trường và xã hội
- Người biết tôn trọng kỉ luật thì sẽ có lợi ích gì ?
4/. Dặn dò:
Về nhà học bài, làm bài tập, chuẩn bò bài 6 : BIẾT ƠN
Câu hỏi:
GV: Lê Thò Hồng Đào

10
TRƯỜNG THCS Núi Tô GDCD 6
 Vì sao chò Hồng không quên người thầy giáo cũ dù đã hơn hai mươi năm ?

 Chò Hồng đã có những việc làm và ý đònh gì để tỏ lòng biết ơn thầy Phan ?
Tuần: 7 – Tiết: 7
GV: Lê Thò Hồng Đào

11
TRƯỜNG THCS Núi Tô GDCD 6
Ngày:……/……./……….
Bài:6
BIẾT ƠN
I/. Mục tiêu bài học:
1/. Kiến thức:
Giúp HS hiểu thế nào là biết ơn và những biểu hiện của lòng biết ơn, ý nghóa của việc
rèn luyện lòng biết ơn.
2/. Thái độ:
Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lòng biết ơn.
3/. Kó năng:
Có ý thức tự nguyện làm những việc thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà cha mẹ, thầy
giáo, cô giáo cũ và thầy cô giáo đang dạy mình.
II/. Tài liệu và phương tiện:
SGK, SGV, bài soạn, ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn.
III/. Tiến trình các hoạt động dạy và học:
1/. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là tôn trọng kỉ luật ?
- Vì sao mọi người phải tôn trọng kỉ luật ?
- Ý nghóa của tôn trọng kỉ luật ?
2/. Bài mới:
Hoạt động thầy – trò
Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc: “Thư của một HS cũ”
GV cho HS đọc truyện sau đó đặt câu hỏi.
 Vì sao chò Hồng không quên người thầy giáo cũ dù

đã hơn hai mươi năm ?
 Chò Hồng đã có những việc làm gì và ý đònh gì để
bày tỏ lòng biết ơn thầy Phan ?
 Việc làm của thầy Phan đã giúp đỡ Hồng như thế
nào ?
GV cho HS chia làm 3 nhóm thảo luận sau đó cử đại
diện nhóm lên trình bày.
GV chốt lại ý chính.
+ Hơn hai mươi nam, Hồng vẫn nhớ ơn thầy Phan
rèn cách viết cho mình và đã viết thư thăm thầy.
+ Hồng quen viết tay trái, thầy Phan thường xuyên
sửa bằng cách cầm tay phải của Hồng để hướng dẫn viết.
+ Thầy chuyên: “Nét chữ là nết người”.
+ Hồng đã ân hận vì làm trái lời dạy của thầy.
Học sinh ghi
I/. Tìm hiểu truyện:
“Thư của một HS cũ”
+ Quyết tâm thực
hiện lời chỉ dạy của thầy
Phan là viết tay phải.
GV: Lê Thò Hồng Đào

12
TRƯỜNG THCS Núi Tô GDCD 6
Hoạt động 2: Phân tích nội dung phẩm chất “biết ơn”
 Chúng ta cần biết ơn những ai ? Vì sao ?
 Cho HS liên hệ thực tế và tìm những mẫu chuyện
thể hiện lòng biết ơn.
GV: Chúng ta cần biết ơn ông, bà, cha, mẹ, thây cô và
những ai đã giúp đỡ chúng ta, những người đã hy sinh Đảng

cộng sản, Bác Hồ……
 Tìm những biểu hiện trái với biết ơn ? (Vô ơn, bạc
nghóa, bạc tình).
Thành ngữ: Ăn cháo đá bát.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS vào nội dung bài học.
 Thề nào là lòng biết ơn ?
 Ý nghóa của lòng biết ơn ?
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập.
3/. Cũng cố:
II/. Nội dung bài học:
1/. Biết ơn là sự bày tỏ thái
độ trân trọng tình cảm và
những việc làm đền ơn, đáp
nghóa đối với những người đã
giúp đỡ mình với những người
có công với dân tộc, đất nước.
2/. Biết ơn cũng tạo nên
mối quan hệ tốt đẹp giữa
người với người.
Tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ca dao: Công cha ……đạo con.
III/. Bài tập:
a/. 1, 3, 4
b/. Thăm hỏi, chăm sóc
ông bà cha mẹ, thăm thầy cô
giáo cũ nhân dòp tết nhà giáo.
c/. Đến thăm thầy cô, tặng
những bó hoa tươi thắm……
d/. Tìm những biểu hiện thể hiện lòng biết ơn ?

e/. Ý nghóa của lòng biết ơn.
4/. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bài bài 7 “Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên”
Câu hỏi:
GV: Lê Thò Hồng Đào

13
TRƯỜNG THCS Núi Tô GDCD 6
 Qua truyện trên, cảnh đẹp thiên nhiên được miêu tả như thế nào ?
 Em có suy nghó và cảm xúc gì trước vẻ đẹp thiên nhiên ?
 Thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào ?
Tuần: 8 – Tiết: 8
Ngày:……/……./……….
GV: Lê Thò Hồng Đào

14
TRƯỜNG THCS Núi Tô GDCD 6
Bài:7
YÊU THIÊN NHIÊN
SỐNG HOÀ HP VỚI THIÊN NHIÊN
I/. Mục tiêu bài học:
1/. Kiến thức:
Giúp HS hiểu biết thêm thiên nhiên bao gồm những gì ? Hiểu được vai trò của thiên
nhiên đối với cuộc sống của mỗi con người. Đồng thời hiểu được tác hại của việc phá hoại
thiên nhiên mà con người đang phải gánh chòu
2/. Thái độ:
Biết cách giữ gìn bảo vệ môi trường thiên nhiên biết những hành vi vô tình hoặc cố ý
phá hoại môi trường thiên nhiên, xâm hại đến cảnh đẹp thiên nhiên.
3/. Kó năng:

Hình thành ở HS phải tôn trọng, yêu quý thiên nhiên, có nhu cầu sống gần gũi với
thiên nhiên.
II/. Tài liệu và phương tiện:
SGK, SGV, bài soạn.
III/. Tiến trình các hoạt động dạy và học:
1/. Kiểm tra bài cũ:
- Thề nào là lòng biết ơn ?
- Nêu ý nghóa của lòng biết ơn ?
2/. Bài mới:
Hoạt động thầy – trò
Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc:
“Một ngày chủ nhật bổ ích”
GV cho HS đọc truyện sau đó đặt câu hỏi cho HS thảo luận.
 Qua truyện đọc trên, cảnh đẹp thiên nhiên được
miêu tả như thế nào ?
 Em có suy nghỉ và cảm xúc gì trước vẻ đẹp thiên
nhiên ?
 Thiên nhiên có cần thiết cho cuộc sống con người
không ?
HS cử đại diện nhóm trả lời.
GV chốt lại.
+ Đồng rộng xanh ngắt.
+ Mặt trời nhô cao chiếu những tia nắng vàng rực rỡ.
+ Đường đi …… ngô, khoai, chè, sắn.
+ Tam Đão mờ trong sương, có nhiều cây xanh.
Hoc sinh ghi
I/. Tìm hiểu truyện:
“Một ngày chủ nhật bổ ích”
∗ Tâm trạng vui tươi,
thoải mái ………hoà hợp với TN

GV: Lê Thò Hồng Đào

15
TRƯỜNG THCS Núi Tô GDCD 6
∗ Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của mỗi
con người.
Hoạt động 2: Phân tích vai trò của thiên nhiên đối với cuộc
sống con người và phát triển kinh tế xã hội.
 Thiên nhiên bao gồm những gì ?
Nước, không khí,cây xanh, rừng, sông, biển, khoáng
sản, động vật, thực vật, …..
Như vậy thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với
cuộc sống con người đối với sự phát triển kinh tế nông, lâm,
ngư nghiệp, du lòch,… Vì vậy con người cần có ý thức bảo vệ
 GV cho HS liên hệ thực tế, bản thân cần phải làm
gì để bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên.
+ Giữ vệ sinh trường lớp, xunh quanh.
+ Tham gia trồng cây xanh.
+ Khuyến khích, động viên những người xunh quanh
có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
 Vai trò của thiên nhiên.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
GV cho HS đọc yâu cầu bài tập.
Bài tập b cho HS về nhà sưu tầm hoặc HS tự vẽ cảnh
đẹp thiên nhiên ở nước ta.
II/. Nội dung bài học:
1/. Thiên nhiên bao gồm
không khí, bầu trời, sông suối,
rừng cây, đồi núi, động vật,
thực vật.

2/. Thiên nhiên rất cần thiết
cho cuộc sống của con người.
Con người phải bảo vệ thiên
nhiên, sống gần gũi và hoà
hợp với thiên nhiên.
III/. Bài tập:
a/. 1, 2, 3, 4
Câu 5 là hành vi làm ô
nhiễm môi trường.
3/. Cũng cố:
Tìm những hành vi bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên và những hành vi thiếu ý
thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
4/. Dặn dò:
Học bài tuần sau kiểm tra 1 tiết: Lễ độ, Tôn trọng kỉ luật, Biết ơn, Yêu thiên nhiên sống
hoà hợp với thiên nhiên.
Tuần: 10 – Tiết: 10
Ngày: ..../..../200
Bài:8
GV: Lê Thò Hồng Đào

16
TRƯỜNG THCS Núi Tô GDCD 6
SỐNG CHAN HÒA VỚI MỌI NGƯỜI
I/. Mục tiêu bài học:
1/. Kiến thức:
Giúp HS hiểu.
Những biểu hiện của người biết sống chan hòa và những biểu hiện không biết sống
chan hòa với mọi người xung quanh; hiểu được lợi ích của việc sống chan hòa với mọi người
xunh quanh và cần phải biết xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong tập thể, bạn bè sống chan
hòa cởi mở.

2/. Thái độ:
Có thái độ giao tiếp ứng xử cởi mở, hợp lí với mọi người. Trước hết với cha mẹ, anh
em, thầy cô giao, bạn bè. Có kỹ năng đánh giá bản thân và mọi người xunh quanh trong
giao tiếp thể hiện sống chan hòa và chưa biết sống chan hòa.
3/. Kó năng:
Có nhu cầu sống chan hòa với tập thể lớp, trường với mọi người trong cộng đồng và
có mong muốngiúp đỡ bạn bè để xây dựng tập thể đoàn kết.
II/. Tài liệu và phương tiện:
SGK, SGV, bài soạn.
III/. Tiến trình các hoạt động dạy và học:
1/. Kiểm tra bài cũ:
Củng cố lại kiến thức vừa học.
2/. Bài mới:
Hoạt động thầy – trò
Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc “Bác Hồ với mọi người”.
GV đặt câu hỏi cho HS chia nhóm thảo luận.
 Trong truyện trên, những cử chỉ, lời nói nào của
Bác Hồ chứng tỏ Bác sống chan hòa, quan tâm tới mọi
người.
 Vì sao HS cần phải sống chan hoà với mọi người ?
 Tìm những biểu hiện của lối sống không chan hoà
HS sau khi thảo luận cử đại diện nhómlên bảng trình
bày.
GV nhận xét chất lại: Mặc dù Bác Hồ là một vò chủ
tòch nước bận trăm công ngàn việc nhưng Bác vẫn dành thời
gian quan tâm lo lắng cho mọi người. Bác xứng đang là một
tấm gương sáng để mọi người chúng ta noi theo. Như vậy
sống chan hoà là phải sống chân thành cởi mở, biết nhường
Hoc sinh ghi
I/. Tìm hiểu truyện:

“Bác Hồ với mọi người”
nhòn nhau, sống trung thực,
thẳng thắn, nghỉ tốt về nhau,
biết yêu thương giúp đỡ lẫn
nhau một cách ân cần, không
GV: Lê Thò Hồng Đào

17
TRƯỜNG THCS Núi Tô GDCD 6
được lợi dụng lòng tốt của nhau, không đố kò, ghen ghét,
không nói xấu nhau, tránh ích kỉ hẹp hòi.
Hoạt động 2: Khai thác nội dung bài học.
 Em hiểu thế nào là sống chan hoà với mọi người ?
 Biết sống chan hoà với mọi người thì sẽ có lợi ích
gì ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
GV cho HS đọc yêu cầu các bài tập.
Giao bài tập c, d cho HS về nhà làm.
II/. Nội dung bài học:
1/. Sống chan hoà là sống
vui vẻ, hoà hợp với mọi người
và sẳn sàng cùng tham gia
vào các hoạt động chung có
ích.
2/. Sống chan hoà sẽ được
mọi người quý mến và giúp
đỡ, góp phần vào việc xây
dựng mối quan hệ xã hội tốt
đẹp.
III/. Bài tập:

a/. 1, 2, 3, 4, 7.
b/. * Biểu hiện biết sống
chan hoà:
+ Biết nhường nhòn bạn
bè và em nhỏ.
+ Chăm chú lắng nghe
để hiểu mọi người.
* Biểu hiện biết sống
chan hoà:
+ Hay chê bai người
khác.
+ Hay trả đủa người
khác.
3/. Củng cố:
- Thế nào là sống chan hoà ? lợi ích ?
- Tìm biểu hiện sống chan hoà và thiếu chan hoà ?
4/. Dặn dò:
- Học bài và làm bài tập.
- Chuẩn bò bài mới bài 9 “Lòch sự, tế nhò”: Đọc truyện và chuẩn bò câu hỏi.
 Em đồng ý với cách cư xử của bạn nào trong tình huống trên ? Vì sao ?
 Nếu em là thầy Hùng em sẽ có thái độ như thế nào trước hành vi của các bạn vào
lớp muộn ?
GV: Lê Thò Hồng Đào

18
TRƯỜNG THCS Núi Tô GDCD 6
-------------------------------------------
Tuần: 11 – Tiết: 11
Ngày: ..../....../200
GV: Lê Thò Hồng Đào


19
TRƯỜNG THCS Núi Tô GDCD 6
Bài:9
LỊCH SỰ, TẾ NHỊ
I/. Mục tiêu bài học:
1/. Kiến thức:
Giúp HS hiểu biểu hiện của lòch sự, tế nhò trong giao tiếp hàng ngày. Lòch sự tế nhò là
biểu hiện của văn hoá trong giao tiếp. HS hiểu được lợi ích của lòch sự, tế nhò trong cuộc
sống.
2/. Kó năng:
Biết rèn luyện cử chỉ, hành vi, sử dụng ngôn ngữ sao cho lòch sự, tế nhò tránh những
hành vi sổ sàng, ngôn ngữ thô tục, biết tự kiểm tra đánh giá hành vi của bản thân và biết
nhân xét, góp ý cho bạn bè khi có hành vi ứng xử lòch sự, tế nhò và thiếu lòch sự, tế nhò.
3/. Thái độ:
Có mong muốn trở thành người lòch sự, tế nhò trong cuộc sống ngay ở trong gia đình,
nhà trường và xã hội, mong muốn xây dựng tập thể lớp đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau tronf cuộc
sống.
II/. Tài liệu và phương tiện:
SGK, SGV, bài soạn, ca dao, tục ngữ nói về lòch sự tế nhò.
III/. Tiến trình các hoạt động dạy và học:
1/. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là sống chan hoà với mọi người ?
- Tìm biểu hiện sống chan hoà (thiếu chan hoà) với mọi người ?
2/. Bài mới:
Hoạt động thầy – trò
Hoạt động 1: GV cho HS đọc tình huống 1 hoặc 2 lần. Sau
đó cho HS tóm tắt tình huống.
 Em đồng ý với cách cư xử của bạn nào trong tình
huống trên ? Vì sao ?

 Nếu em là thầy Hùng, em sẽ có thái độ như thế
nào trước hành vi của các bạn vào lớp muộn.
HS thảo luận trình bày bảng.
GV nhận xét và chốt ý.
- Bạn không chào thể hiện vô lễ, đi muộn không xin
lỗi vào lớp khi thầy đang nói chuyện.
- Bạn chào rất to thiếu lòch sự, tế nhò.
- Cách ứng xử của bạn Tuyết  thể hiện khiêm tốn,
lòch sự, tế nhò  sự kính trọng thầy.
Hoạt động 2: Rút ra những nội dung bài học về lòch sự tế
nhò.
Hoc sinh ghi
I/. Tìm hiểu truyện:
II/. Nội dung bài học:
,
 Thế nào là lòch sự ?
GV: Lê Thò Hồng Đào

20
TRƯỜNG THCS Núi Tô GDCD 6
 Tế nhò là gì ?
 Biểu hiện của lòch sự, tế nhò
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Giao bài tập e, d cho HS về nhà làm.
.

1/. Lòch sự là những cử chỉ,
hành vi dùng trong giao tiếp,
ứng xử phú hợp với những quy
đònh của xã hội thể hiện

truyền thống đạo đức của dân
tộc
2/. Tế nhò là sự khéo léo sử
dụng những cử chỉ, ngôn ngữ
trong giao tiếp ứng xử thể hiện
con người có hiểu biết có văn
hoá.
3/. Lòch sự tế nhò thể hiện ở
lời nói và hành vi giao tiếp
biểu hiện ở sự hiểu biết những
phép tắc, những quy đònh
chung của xã hội trong quan
hệ giữa con người với con
người, thể hiện ở sự tôn trọng
người giao tiếp và những người
xunh quanh.
III/. Bài tập:
a/. 1, 6, 7, 9.
b/. Khi nói chuyện với người
lớn thì kính trọng và nói nhè
nhàng.
3/. Củng cố:
Tìm những hành vi đã thể hiện thái độ lòch sự, tế nhò và thiếu lòch sự, tế nhò.
4/. Dặn dò:
- Về nhà học bài và làm bài tập.
- Chuẩn bò bài mới: bài 10 “Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt
động xã hội”. Đọc truyện đọc chuẩn bò câu hỏi.
 Qua truyện trên em thấy Trương Quốc Chí có ước mơ và suy nghỉ gí ?
 Bạn Trương Quốc Chí đã làm gì và làm như thế nào để thực hiện ước mơ đó ?
 Qua truyện đọc trên em đã học tập được những gì ở Trương Quốc Chí ?

Tuần: 12 + 13 – Tiết: 12 + 13
Ngày: ...../.........//200
Bài:10
GV: Lê Thò Hồng Đào

21
TRƯỜNG THCS Núi Tô GDCD 6
TÍCH CỰC TỰ GIÁC TRONG HOẠT
ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
I/. Mục tiêu bài học:
1/. Kiến thức:
Những biểu hiện tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã
hội, hiểu được tác dụng của việc tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt
động xã hội.
2/. Kó năng:
Biết lập kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ học tập và tham gia hoạt động tập thể của
lớp, của đội, và những hoạt động xã hội khác với công việc giúp đỡ gia đình.
3/. Thái độ:
Biềt tự giác, chủ động, tích cực trong học tập trong hoạt động xã hội, hoạt động tập
thể, có băn khoăn lo lắng đến công việc chung của tập thể của xã hội.
II/. Tài liệu và phương tiện:
SGK, SGV, bài soạn.
III/. Tiến trình các hoạt động dạy và học:
1/. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là lòch sự, tế nhò ?
- Nêu biểu hiện của lòch sự, tế nhò ?
2/. Bài mới:
Hoạt động thầy – trò
Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc “Điều ước của Trương
Quốc Chí”

GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận.
 Qua truyện trên, em thấy Trương Quốc Chí có
những ước mơ và suy nghó gì ?
 Bạn Trương Quốc Chí đã làm gì và làm như thế
nào để thực hiện ước mơ đó ?
 Qua câu truyện trên em đã học tập được những gì
ở bạn Trương Quốc Chí ?
 Chi tiết nào chứng tỏ Trương Quốc Chí tích cực tự
giác tham gia giúp đỡ cha mẹ, bạn bè xunh quanh ?
 Những chi tiết nào thể hiện tích cực, tính sáng tạo
của Trương Quốc Chí ?
 Động cơ nào giúp Trương Quốc Chí hành động tích
cực tự giác ?
.Hoc sinh ghi
I/. Tìm hiểu truyện:
“Điều ước của Trương Quốc Chí”
HS trình bày.
GV nhận xét và chốt lại: Ước
mơ trở thành con ngoan trò
giỏi là mục tiêu, nhiệm vụ cụ
thể của HS THCS là sự thể
GV: Lê Thò Hồng Đào

22
TRƯỜNG THCS Núi Tô GDCD 6
hiện đạo đức, nhân cách, xác đònh đúng đắn trách nhiệm xã
hội của tuổi học trò.
Ước mơ trở thành nhà báo thể hiện Trương Quốc Chí
sớm xác đònh lí tưởng nghề nghiệp của cuộc đời  Trương
Quế Chi có đònh hướng thốngnhất và có quan hệ với nhau.

Hoạt động 2: Cho HS liên hệ thực tế.
 Vì sao phải tích cực tự giác trong hoạt động xã hội
 Biểu hiện cụ thể của tính tích cực tự giác trong
hoạt động tập thể.
HS suy nghỉ trả lời.
Hoạt động 3: Rút ra nội dung bài học.
 Tích cực là gì ?
 Tự giác là gì ?
 Lợi ích của việc việc tích cực tự giác tham gia các
hoạt động tập thể và hoạt động xã hội ?
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập.
HS đọc yêu cầu.
II/. Nội dung bài học:
1/. Tích cực là luôn luôn cố
gắng, vượt khó, kiên trì học
tập làm việc và rèn luyện.
2/. Tự giác là chủ động làm
việc,học tập, không cần ai
nhắc nhở, giám sát.
3/. – Mở rộng sự hiểu biết
về mọi mặt.
- Rèn luyện được
những kó năng cần thiết của
bản thân.
- Đồng thời thông qua
hoạt động tập thể, hoạt động
xã hội sẽ góp phần xây dựng
quan hệ tập thể,tình cảm thân
ái với mọi người xunh quanh
và sẽ được mọi người yêu quý.

III/. Bài tập:
a/. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 12
b/. Tuấn là người có ý thức tự
giác tham gia hoạt động của
tập thể còn Phương thì không.
3/. Củng cố: Thế nào là tự giác tích cực tham gia hoạt động xã hội và hoạt động tập
thể? Tìm những biểu hiện của việc tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt
động xã hội.
4/. Dặn dò:
GV: Lê Thò Hồng Đào

23
TRƯỜNG THCS Núi Tô GDCD 6
- Về nhà học bài và làm bài tập.
- Chuẩn bò bài 11 “Mục đích học tập của HS”. Đọc trước truyện đọc “Tấm gương của
một HS nghèo vượt khó”
Câu hỏi:
 Vì sao Tú đoạt giải kì thi Toán quốc tế ?
 Em học tập được ở bạn Tú những gì ?
Tuần: 14 + 15 – Tiết: 14 + 15
Ngày: ...../......../200
GV: Lê Thò Hồng Đào

24
TRƯỜNG THCS Núi Tô GDCD 6
Bài:11
MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
I/. Mục tiêu bài học:
1/. Kiến thức:
Xác đònh đúng mục đích học tập hiểu được ý nghóa của việc xác đònh mục đích sự cần

thiết phải xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập.
2/. Kó năng:
Biết xác đònh kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách
hợp lí, biết hợp tác trong hoạt động.
3/. Thái độ:
Có ý chí, nghò lực tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, hoàn thành kế hoạch
học tập, khiêm tốn học hỏi bạn bè, người khác sẳn sàng hợp tác với bạn bè trong học tập.
II/. Tài liệu và phương tiện:
SGK, SGV, bài soạn, bài tập tình huốn.
III/. Tiến trình các hoạt động dạy và học:
1/. Kiểm tra bài cũ:
 Thế nào là tự giác tích cực tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
 Tìm nhữnng biểu hiện tích cực tự giác và không tích cực tự giác trong hoạt động
tập thể và hoạt động xã hội.
2/. Bài mới:
Hoạt động thầy – trò
Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc.
GV gọi HS đọc truyện “Tấm gương của một HS nghèo
vượt khó”.
 Vì sao bạn Tú đoạt giải nhì kì thi Toán quốc tế ?
 Em học tập ở bạn Tú những đức tính gì ?
HS suy nghỉ trả lời.
Hoạt động 2: Cho HS thảo luận.
 Hãy nêu những biểu hiện vượt khó trong học tập
của TBT ?
 Vì sao TBT đạt được thành ch cao trong học tập ?
 Để thực hiện được ước mơ trở thành nhà toán học
TBT đã suy nghỉ và học tập như thế nào ?
Sau khi HS đại diện trình bày GV chốt ý.
Hoạt động 3: Cho HS liên hệ thực tế xác đònh mục đích học

tập.
 Mục đích học tập trước mắt và tương lai là gì ?

Hoc sinh ghi
I/. Tìm hiểu truyện:
“Tấm gương của một HS
nghèo vượt khó”
(Mục đích trước mắt của HS là
học giỏi, cố gắng học tập để
trở thành con người phát triển
toàn diện (đạo đức, trí tuệ, sức
GV: Lê Thò Hồng Đào

25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×