Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Bất bình đẳng giới trong thu nhập của người lao động ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 73 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HUY TOÀN

BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG THU NHẬP
CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***
CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

NGUYỄN HUY TOÀN

BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG THU NHẬP
CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành:Chính sách công
Mã số: 603114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

T.S. DWIGHT PERKINS

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn
và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất
trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm
của Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình giảng dạy
kinh tế Fulbright.


iv

LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sự cảm kích sâu sắc đến
quý Thầy Cô đã tham gia giảng dạy, hỗ trợ nghiên cứu thuộc Chƣơng trình Giảng
dạy Kinh tế Fulbright vì sự hỗ trợ, hƣớng dẫn tận tình và khích lệ tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu;
Đặc biệt cảm ơn Giảng viên Đinh Vũ Trang Ngân và Tiến sĩ Dwight Perkins,
những ngƣời đã hƣớng dẫn khoa học tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực
hiện luận văn này.


v


Mục lục
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. iv
Mục lục ............................................................................................................................. v
Danh mục chữ viết tắt và ký hiệu................................................................................. viii
Danh mục các bảng ......................................................................................................... ix
Danh mục đồ thị, hình vẽ ................................................................................................. x
TÓM TẮT ....................................................................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề.......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu .............................................. 2
4. Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG ...................... 5
THU NHẬP ...................................................................................................................... 5
1.1. Bất bình đẳng giới trong thu nhập .................................................................. 5
1.1.1. Một số khái niệm .................................................................................. 5
1.1.2. Tác động của bất bình đẳng giới trong thu nhập đối với sự phát
triển kinh tế xã hội .................................................................................................... 6
1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới bất bình đẳng giới trong thu nhập .............. 7
1.1.3.1. Yếu tố phi kinh tế ........................................................................ 7
1.1.3.2. Các yếu tố kinh tế....................................................................... 8
1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ........................................................................ 11
1.2.1. Phƣơng pháp định tính ......................................................................... 11
1.2.2. Phƣơng pháp định lƣợng ...................................................................... 11


vi


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG THU NHẬP Ở
VIỆT NAM .................................................................................................................... 13
2.1. Tổng quan về thực trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam .... 13
2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam . 18
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 26
3.1. Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................... 26
3.2. Phƣơng pháp phân tích ................................................................................. 26
3.2.1. Mô hình hàm thu nhập Mincer............................................................. 26
3.2.2. Phƣơng pháp phân tích Oaxaca ........................................................... 27
3.2.3. Mô hình thực nghiệm và giải thích biến .............................................. 29
3.2.3.1. Mô hình thực nghiệm ................................................................ 29
3.2.3.2. Các biến số quan sát .................................................................. 31
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH .......................................................................... 32
4.1. Kết quả hồi quy hàm thu nhập Mincer ......................................................... 32
4.2. Khoảng cách tiền lƣơng hay mức độ bất bình đẳng giới trong thu nhập –
Phƣơng pháp phân tích Oaxaca .................................................................................. 36
4.3. Kết quả hồi quy mô hình tƣơng tác .............................................................. 38
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ................................................. 40
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 40
5.2. Gợi ý chính sách ........................................................................................... 42
5.3. Hạn chế của đề tài ........................................................................................ 44
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 45
Phụ lục ............................................................................................................................ 47
Phụ lục 1: Thu nhập bình quân của các cá nhân theo các đặc điểm thống kê .... 47
Phụ lục 2: Thống kê trình độ học vấn ................................................................. 48
Phụ lục 3: Tỷ suất dân số hoạt động kinh tế chia theo vùng và giới tính ........... 49


vii


Phụ lục 4. Cỡ mẫu và cơ cấu mẫu theo các tính chất quan sát ........................... 50
Phụ lục 5. Các biến độc lập của mô hình hồi quy hàm thu nhập Mincer............ 52
Phụ lục 6: Kết quả hồi quy mô hình Mincer cho cả hai giới .............................. 55
Phụ lục 7 : Kết quả hồi quy mô hình Mincer cho lao động nam ........................ 56
Phụ lục 8: Kết quả hồi quy mô hình Mincer cho lao động nữ ............................ 57
Phụ lục 9: Thống kê mô tả các biến trong mô hình Mincer – lao động nam ...... 58
Phụ lục 10: Thống kê mô tả các biến trong mô hình Mincer – lao động nữ ....... 59
Phụ lục 11: Hệ số tƣơng quan ............................................................................. 60
Phụ lục 12: Kết quả hồi quy mô hình Mincer sau khi đã loại bỏ các biến
không có ý nghĩa thống kê.......................................................................................... 61
Phụ lục 13: Kết quả hồi quy mô hình Mincer với các biến tƣơng tác ................ 62


viii

Danh mục chữ viết tắt và ký hiệu
CEDAW

: Công ƣớc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ -

Convention on the Elimination of all forms of Discrimination against women)
ĐTNN

: Đầu tƣ nƣớc ngoài

GDI

: Chỉ số phát triển giới

KHXH


: Khoa học xã hội

KSMS2004 : Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2004
KSMS2006 : Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2006
THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

Tp HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

UNDP

: Chƣơng trình phát triển Liên Hiệp Quốc

VHLSS 2006 : Bộ số liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2006


ix

Danh mục các bảng
Bảng 2.1: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu, tỷ trọng đã từng kết hôn của các nhóm
tuổi Việt Nam 1989-2006............................................................................................... 20
Bảng 4.1: Kết quả hồi quy mô hình hồi quy hàm Mincer .............................................. 32

Bảng 4.2: Kết quả hồi quy hàm Mincer đối với lao động nam, nữ ................................ 36
Bảng 4.3. Kết quả phân tích Oaxaca .............................................................................. 37
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy mô hình Mincer với các biến tƣơng tác ............................... 39


x

Danh mục đồ thị, hình vẽ
Hình 2.1. Tỷ lệ thời gian lao động bình quân nam/nữ theo nhóm tuổi ............... 14
Hình 2.2. Tỷ lệ thu nhập bình quân giờ nam/nữ theo nhóm tuổi ........................ 16
Hình 2.3. Tỷ lệ thu nhập bình quân theo giờ nữ/nam theo trình độ học vấn ...... 17
Hình 2.4: Thu nhập trung bình/giờ theo nhóm tuổi ............................................ 18
Hình 2.5: Tỷ lệ chênh lệch thu nhập giữa hai nhóm tuổi liền kề ........................ 19
Hình 2.6. Tỷ lệ đi học chung ở trung học phổ thông 2000-2004 ........................ 21
Hình 2.7. Tỷ lệ thu nhập bình quân giờ nữ/nam theo lĩnh vực kinh tế ............... 22
Hình 2.8. Cơ hội việc làm cho phụ nữ còn hạn chế ............................................ 23


xi

TÓM TẮT
Bài viết này đóng góp vào dòng nghiên cứu về vấn đề bất bình đẳng giới
trong thu nhập tiền lƣơng của ngƣời lao động Việt Nam. Kết quả tổng hợp số liệu
thống kê và phân tích mở rộng sử dụng phƣơng pháp tách biệt Oaxaca, dựa trên một
mẫu chọn lọc trong bộ số liệu điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2006 cho
thấy bằng chứng về sự phân biệt đối xử theo giới trong khoảng cách thu nhập của
ngƣời lao động ở Việt Nam. Cụ thể, mặc dù có các đặc tính năng suất tốt hơn lao
động nam nhƣng lao động nữ làm việc với thời gian dài hơn và nhận đƣợc thu nhập
thấp hơn so với nam giới. Bài viết đề xuất một số chính sách nhằm cải thiện tình
trạng phân biệt đối xử và khác biệt giới trong thu nhập của ngƣời lao động trong

khu vực làm công ăn lƣơng nói riêng và trên thị trƣờng lao động nói chung.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Phần mở đầu trình bày bối cảnh cũng nhƣ tính cần thiết của đề tài, mục tiêu
và đối tƣợng nghiên cứu, phƣơng hƣớng, cách thức và các bƣớc mà tác giả sẽ thực
hiện để tìm ra kết quả và các kết luận về bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt
Nam.
1. Đặt vấn đề
Trong những thập kỷ qua Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể
trong quá trình phát triển nâng cao điều kiện sống ngƣời dân và giảm bất bình đẳng
giới. Song song với việc thực hiện đổi mới toàn diện nền kinh tế Việt Nam đã có
những chính sách phù hợp đảm bảo quyền bình đẳng cho phụ nữ và nam giới và đã
có những tiến bộ đáng kể nhằm giảm khoảng cách về giới trong lĩnh vực y tế và
giáo dục cũng nhƣ cải thiện tình hình của phụ nữ nói chung. Bằng nỗ lực đó, sau 20
năm đổi mới và phát triển không ngừng từ một quốc gia có nền kinh tế lạc hậu, kém
phát triển - năm 2006 Việt Nam đã đứng vào nhóm các quốc gia trung bình về phát
triển con ngƣời và xếp thứ 80 về phát triển giới (trong số 136 quốc gia), đƣợc xem
là quốc gia có sự chuyển biến nhanh nhất về xóa bỏ khoảng cách giới ở khu vực
Đông Á trong vòng 20 năm qua1. Những thành tựu này đã phản ánh nỗ lực không
ngừng của đất nƣớc trong tiến trình hội nhập phát triển kinh tế và những cam kết
của chính phủ nhằm thực hiện bình đẳng giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, bình đẳng giới ở Việt Nam
vẫn phải đứng trƣớc nhiều vấn đề lớn cần giải quyết trong đó bất bình đẳng giới
trong thu nhập là một trong những thách thức lớn nhất, lâu dài và khó khăn nhất.
Hơn thế, cùng với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng ngày càng mở
rộng, những thách thức của bình đẳng giới cũng đang biến đổi song hành với sự
biến đổi của cơ cấu thị trƣờng lao động nhằm đáp ứng quá trình tăng trƣởng kinh tế

với tốc độ nhƣ hiện nay. Trong khi sự tăng trƣởng mang đến các cơ hội mới, bất
1

Ngân hàng Thế giới (2006) Đánh giá về Giới ở Việt Nam năm 2006


2

bình đẳng giới trong việc tiếp cận các nguồn lực sản xuất và cơ hội đào tạo đã hạn
chế khả năng cạnh tranh của phụ nữ và củng cố thêm những nguyên nhân tạo nên sự
cách biệt về thu nhập giữa lao động nam và lao động nữ trên thị trƣờng lao động.
Nhƣ vậy, yêu cầu hiện nay là phải có những tính toán, phân tích chính xác, đầy đủ
hơn về bất bình đẳng trong thu nhập để có thể dự đoán đƣợc xu thế cũng nhƣ đƣa ra
đƣợc những chính sách, thể chế và chƣơng trình cho phù hợp nhằm đảm bảo cho
phụ nữ có thể đƣợc hƣởng lợi ngang bằng với nam giới trong điều kiện phát triển
nhanh chóng nhƣ hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là trên cơ sở đánh giá, phân tích định tính và
định lƣợng số liệu kết quả điều tra Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2006 để đo
lƣờng mức độ khác biệt về thu nhập giữa lao động nam và lao động nữ năm 2006 và
tìm ra các yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt
Nam. Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hƣớng đến thực hiện bình
đẳng giới trong thu nhập của ngƣời lao động.
3. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
a. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là thu nhập từ công việc chính của các cá
nhân ngƣời lao động làm công ăn lƣơng đƣợc hƣởng hàng tháng trong vòng 12
tháng trƣớc thời gian điều tra, các yếu tố ảnh hƣởng đến mức lƣơng, mức chênh
lệch giữa thu nhập của lao động nam và nữ ở Việt Nam. Thu nhập ở đây bao gồm
tiền lƣơng, tiền công và các khoản nhận đƣợc khác ngoài tiền lƣơng tiền công nhƣ:

tiền lễ, Tết, trợ cấp xã hội, tiền lƣu trú đi công tác (Bao gồm cả các khoản nhận
đƣợc bằng tiền và giá trị hiện vật đƣợc quy đổi).
b. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này tìm hiểu về mức độ bất bình đẳng giới và trả lời câu hỏi: Có
sự phân biệt đối xử trong khoảng các thu nhập của ngƣời lao động ở Việt Nam hay
không?


3

c. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến sự bất bình
đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam năm 2006, bao gồm: các yếu tố kinh tế: đặc
điểm cá nhân ngƣời lao động nhƣ độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân..., các yếu
tố liên quan đến việc làm của ngƣời lao động: kinh nghiệm và trình độ nghề nghiệp,
khả năng tiếp cận việc làm trong khu vực chính thức, trình độ giáo dục, nhóm ngành
nghề; các yếu tố về vị trí địa lý ...
c. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng bộ số liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam
năm 2004 và 2006 (VHLSS 2004, VHLSS2006) của Tổng cục Thống kê. Ngoài
phƣơng pháp mô tả thống kê, diễn dịch so sánh, nghiên cứu này dựa vào phƣơng
pháp định lƣợng bằng mô hình kinh tế lƣợng - hồi qui hàm thu nhập Mincer và kết
hợp phƣơng pháp phân tích Oaxaca. Mục tiêu của phƣơng pháp nhằm tách biệt
khoảng cách thu nhập giữa hai giới thành hai phần: phần có thể giải thích đƣợc dựa
trên các đặc tính nằn suất nhƣ trình độ giáo dục hay thâm niên lao động, và cấu
phần “không thể giải thích đƣợc, hay là sự phân biệt đối xử giới trên thị trƣờng lao
động.
4. Kết cấu của đề tài
Phần mở đầu trình bày bối cảnh và tính cần thiết của đề tài, mục tiêu, đối
tƣợng nghiên cứu cũng nhƣ phƣơng hƣớng, cách thức và các bƣớc mà tác giả sẽ

thực hiện để tìm ra kết quả và các kết luận về bất bình đẳng giới trong thu nhập ở
Việt Nam.
Chƣơng 1 trình bày tổng quan lý thuyết về giới, bất bình đẳng giới và những
tác động của bất bình đẳng giới đến kinh tế xã hội đồng thời trình bày những
phƣơng pháp tính toán, phân tích và đánh giá về bất bình đẳng giới trong thu nhập.
Phần cuối chƣơng 1 trình bày các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về bất bình đẳng
giới trong thu nhập đã đƣợc thực hiện trên thế giới và ở Việt Nam.
Bằng phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả Chƣơng 2 sẽ đƣa ra những đánh
giá tổng quan về thực trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam thông qua


4

phân tích các số liệu thống kê về dân số, lao động, thu nhập, giáo dục và việc làm…
qua đó phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến bất bình đẳng giới trong thu nhập.
Chƣơng 3 trình bày diễn dịch toán học mô hình hồi quy hàm thu nhập
Mincer và phƣơng pháp phân tích Oaxaca đồng thời trình bày phƣơng pháp chọn
mẫu và cách thức tính toán các biến giải thích.
Chƣơng 4 trình bày kết quả ƣớc lƣợng và tính toán các hệ số hồi quy, khoảng
cách thu nhập và các hệ số từ mô hình phân tích Oaxaca.
Chƣơng 5 kết thúc đề tài bằng việc tóm tắt lại những phát hiện chính của
nghiên cứu từ chƣơng 2 đến chƣơng 4. Từ đó tác giả đƣa ra những gợi ý chính sách
và hạn chế của đề tài nghiên cứu.


5

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG
THU NHẬP
Chƣơng 1 trình bày tổng quan lý thuyết về giới, bất bình đẳng giới và những

tác động của bất bình đẳng giới đến kinh tế xã hội đồng thời trình bày những
phƣơng pháp tính toán, phân tích và đánh giá về bất bình đẳng giới trong thu nhập.
Phần cuối chƣơng 1 trình bày các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về bất bình đẳng
giới trong thu nhập đã đƣợc thực hiện trên thế giới và ở Việt Nam.
1.1. Bất bình đẳng giới trong thu nhập
1.1.1. Một số khái niệm
Giới: Là một thuật ngữ xã hội học, nói đến vai trò, trách nhiệm và quan hệ xã hội
giữa nam và nữ. Giới đề cập đến việc phân công lao động, phân chia nguồn lực và
lợi ích giữa nam và nữ trong một bối cảnh xã hội cụ thể. Giới đƣợc hình thành qua
quá trình học tập và giáo dục, không đồng nhất, khác nhau ở mỗi nƣớc, mỗi địa
phƣơng, thay đổi theo thời gian, theo quá trình phát triển kinh tế xã hội2.
Lợi ích giới: Là những lợi ích của phụ nữ và nam giới mà khi đƣợc áp dụng sẽ biến
đổi thực tế phân công lao động giới theo hƣớng tiến bộ, góp phần nâng cao bình
đẳng giới
Bình đẳng giới:
Theo CEDAW (1978) bình đẳng giới là tình trạng (điều kiện sống, sinh hoạt,
làm việc...) mà trong đó phụ nữ và nam giới đƣợc hƣởng vị trí nhƣ nhau, họ có cơ
hội bình đẳng để tiếp cận, sử dụng các nguồn lực để mang lại lợi ích cho mình, phát
hiện và phát triển tiềm năng của mỗi giới nhằm cống hiến cho sự phát triển của
quốc gia và đƣợc hƣởng lợi từ sự phát triển đó.
Nhƣ vậy, bất bình đẳng giới hay thuật ngữ "phân biệt đối xử với phụ nữ" có
nghĩa là bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào dựa trên cơ sở giới tính làm
ảnh hƣởng hoặc nhằm mục đích làm tổn hại hoặc vô hiệu hoá việc phụ nữ đƣợc
công nhận, thụ hƣởng, hay thực hiện các quyền con ngƣời và những tự do cơ bản

2

Bùi Thị Kim (2008) Bình Đẳng Giới, DWC



6

trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, dân sự và các lĩnh vực khác trên cơ
sở bình đẳng nam nữ bất kể tình trạng hôn nhân của họ nhƣ thế nào.
Bất bình đẳng giới trong thu nhập
Xét riêng trong lĩnh vực lao động thì sự bất bình đẳng giới thể hiện ở sự phân
biệt trong việc tiếp cận các cơ hội, sự phân biệt đối xử trong công việc và nghề
nghiệp cũng nhƣ sự phân biệt trong việc thừa hƣởng các thành quả lao động giữa
lao động nam và lao động nữ.
Đề tài này tập trung nghiên cứu và đi sâu vào vấn đề bất bình đẳng trong việc
tiếp cận các cơ hội kinh tế, cụ thể ở đây là bất bình đẳng giới trong thu nhập. Với
quan điểm lấy con ngƣời làm trung tâm, bất bình đẳng giới về thu nhập đề cập tới
mối quan hệ phân phối thu nhập và giới. Theo đó sự bất bình đẳng giới trong thu
nhập là phân biệt trong thu nhập đƣợc hƣởng của lao động nam và lao động nữ mặc
dù có cùng các đặc tính năng lực và năng suất lao động nhƣ nhau3
1.1.2. Tác động của bất bình đẳng giới trong thu nhập đối với sự phát triển
kinh tế xã hội
Theo Ngân hàng Thế Giới (2001), bất bình đẳng giới trong thu nhập vừa là
một trong những căn nguyên gây ra nghèo đói vừa là yếu tố cản trở lớn đối với phát
triển kinh tế. Ngoài những bất công mà phụ nữ phải chịu do sự bất bình đẳng thì
còn có cả những tác động bất lợi đối với gia đình. Thu nhập từ lao động là nguồn
lực chủ yếu để ngƣời phụ nữ tái tạo sức lao động không chỉ của bản thân mà còn là
nguồn lực đảm bảo chất lƣợng cuộc sống của cả gia đình. Tình trạng bất bình đẳng
giới trong thu nhập dẫn đến ngƣời phụ nữ bị hạn chế khả năng tái tạo sức lao động,
hạn chế cơ hội tiếp cận với công nghệ, tín dụng, giáo dục và đào tạo cùng với nhiều
khó khăn do gánh nặng công việc gia đình, thiếu quyền quyết định trong hộ gia đình
là những nguyên nhân làm cho tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và bà mẹ cao hơn, sức khoẻ
gia đình bị ảnh hƣởng và trẻ em ít đƣợc đi học hơn, đặc biệt là trẻ em gái.

3


Del Rio, C., Gradin, C., and Canto, O. (2006). The Measurement of Gender Wage Discrimination.
The Distributional Approach Revisited


7

Bên cạnh những cái giá phải trả mang tính cá nhân đó, bất bình đẳng giới
trong thu nhập còn làm giảm năng suất trong các nông trại và doanh nghiệp, do đó
hạn chế tiềm năng xóa đói giảm nghèo và duy trì tiến bộ kinh tế. Bằng cách cản trở
quá trình tích lũy vốn con ngƣời, hạn chế quyền tiếp cận các nguồn lực sản xuất,
quyền tham gia vào các hoạt động sản xuất dẫn đến không hiệu quả trong phân bổ
các nguồn lực xã hội. Thu nhập thấp hơn nam giới còn là nguyên nhân hạn chế khả
năng sáng tạo cũng nhƣ động lực cải tiến và nâng cao năng suất lao động ở ngƣời
phụ nữ.
Bình đẳng giới, đặc biệt bình đẳng giới trong thu nhập là mục tiêu hƣớng đến
của mọi quốc gia. Bình đẳng giới trong thu nhập cho phép duy trì một xã hội tiến
bộ, phồn thịnh và phát triển ổn định, nó thể hiện tính đúng đắn, hiệu quả và cách
mạng trong cam kết và thực hiện đƣờng lối cũng nhƣ chính sách của Nhà nƣớc
nhằm thực hiện các mục tiêu này. Hay nói cách khác Bất bình đẳng giới trong thu là
một trong những nguyên nhân làm suy yếu khả năng quản lý nhà nƣớc của một
quốc gia- qua đó đã giảm bớt hiệu lực của các chính sách phát triển.
Giải quyết bất bình đẳng giới trong thu nhập là tạo quyền cho phụ nữ bị thiệt
thòi và thay đổi các quan hệ và cơ cấu bất bình đẳng. Phụ nữ và nam giới đƣợc coi
là có vị thế bình đẳng nghĩa là để phát huy hết khả năng và thực hiện các nguyện
vọng của mình; để tham gia, đóng góp và thụ hƣởng các nguồn lực xã hội và thành
quả phát triển; đƣợc bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Nhƣ vậy, giải quyết vấn đề này nhằm mục tiêu tiến tới công bằng trong thu nhập để
góp phần phát triển kinh tế và phát triển xã hội.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới bất bình đẳng giới trong thu nhập

1.1.3.1. Yếu tố phi kinh tế
Theo Ngân hàng Thế Giới (2001), những quan niệm bất bình đẳng giới hay
những định kiến xã hội về giới đang là những cản trở đối với sự phát triển cân bằng
giới, quan hệ bình đẳng nam nữ. Bất bình đẳng giới truyền thống thƣờng xuất phát
từ những quan niệm sai lầm và cố hữu về vai trò giới, theo đó nam giới thƣờng tập
trung vào vai trò sản xuất, làm kinh tế và có thu nhập nên đƣợc xã hội coi trọng, họ


8

có quyền tham gia việc ngoài xã hội, thực hiện chức năng sản xuất, gánh vác trách
nhiệm và quản lý xã hội, có toàn quyền chỉ huy định đoạt mọi việc lớn trong gia
đình. Trong khi phụ nữ đảm nhận vai trò tái sản xuất và cộng đồng, chăm sóc và tái
tạo sức lao động, ví dụ nhƣ việc nội trợ, việc chăm sóc con cái, chăm nom ngƣời
ốm và các hoạt động cải thiện cộng đồng nhƣ: vệ sinh thôn xóm, đi thăm hỏi, dự các
đám cƣới, công tác hòa giải... Đây là các việc "không tên", không tạo ra thu nhập và
thƣờng do ngƣời phụ nữ phải đảm nhận và ít đƣợc xã hội đánh giá đúng mức, họ
hoàn toàn phụ thuộc vào nam giới, không có bất kỳ quyền định đoạt gì kể cả đối với
bản thân.
Quan niệm bất bình đẳng giới truyền thống hay định kiến giới qua quá trình
xã hội hóa về giới đã có những biến chuyển tích cực hơn song vẫn là rào cản gây
khó khăn cho phụ nữ trong tiếp cận công việc, tiếp cận các hoạt động kinh tế- xã hội
và là nguyên nhân tạo nên bất bình đẳng giới trong thu nhập.
1.1.3.2. Các yếu tố kinh tế
Nhóm yếu tố đặc điểm ngƣời lao động
Nhóm yếu tố đặc điểm của ngƣời lao động gồm những yếu tố liên quan mặt
thể chất và giới tính gồm: độ tuổi, tình trạng hôn nhân, sức khoẻ.
Bojas (2005)4 qua các bằng chứng thực nghiệm đã cho thấy thu nhập của một
ngƣời phụ thuộc vào tuổi tác của ngƣời đó. Tiền lƣơng tƣơng đối thấp đối với ngƣời
lao động trẻ, tăng lên khi họ trƣởng thành và tích lũy đƣợc vốn con ngƣời, rồi có thể

giảm nhẹ đối với những ngƣời lao động lớn tuổi. Đặc biệt, thu nhập của những lao
động nam trẻ thƣờng tăng nhanh hơn thu nhập của ngƣời nữ trẻ.
Tình trạng hôn nhân tác động đến thu nhập của lao động nam và lao động nữ
tƣơng tự nhau: khi đã lập gia đình và có con cái do những nhu cầu cuộc sống phát
sinh làm tăng nhu cầu làm việc để kiếm thêm thu nhập ở cả nam giới và phụ nữ.
Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa hai giới: do áp lực chăm sóc gia đình đè nặng trách

4

Bojas , George J. (2005),Labor Economics, McGraw-Hill, Third Edition.


9

nhiệm lên ngƣời phụ nữ làm hạn chế cơ hội tham gia sản xuất và làm thu nhập của
họ thấp hơn nam giới.
Sức khỏe cũng là một trong những yếu tố tạo nên khoảng cách thu nhập giữa
nam và nữ. Những đặc điểm giới tính quy định thể trạng khác nhau ở nam và nữ,
những khác biệt này dẫn đến sự phân chia công việc trong đó sự tập trung của phụ
nữ vào một số ngành nghề tƣơng đối ít làm cho mức lƣơng của những việc phụ nữ
làm không tránh khỏi sụt giảm và gây ra khác biệt tiền lƣơng giữa nam và nữ.
Nhóm yếu tố giáo dục - đào tạo
Giáo dục - đào tạo là yếu tố rất quan trọng ảnh hƣởng đến thu nhập của
ngƣời lao động. Công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, kỹ năng phức tạp có
mức lƣơng cao hơn nhiều so với các công việc mang tính giản đơn. Do vậy ngƣời
đƣợc tiếp cận với nền giáo dục cao hơn sẽ có cơ hội tìm kiếm công việc có thu nhập
cao hơn.
Borjas [2005] đã trình bày mối quan hệ giữa thu nhập và số năm đi học của
một ngƣời bằng “đường tiền lương theo học vấn” cho thấy tiền lƣơng các doanh
nghiệp sẵn sàng trả tƣơng ứng mỗi trình độ học vấn, thể hiện mối quan hệ giữa

lƣơng và số năm đi học. Đƣờng này có ba tính chất quan trọng sau :
1. Đƣờng tiền lƣơng theo học vấn dốc lên do “lƣơng đền bù” cho học vấn.
2. Độ dốc của đƣờng tiền lƣơng theo học vấn cho thấy mức tăng thu nhập khi
ngƣời lao động có thêm một năm học vấn.
3. Đƣờng tiền lƣơng theo học vấn là đƣờng cong lồi cho thấy mức gia tăng
biên của tiền lƣơng giảm dần khi tăng thêm số năm đi học.
Theo Mincer [1974]5, sự đầu tƣ của cá nhân đƣợc đo bằng sự tiêu tốn thời
gian. Chi phí thời gian cộng với số tiền chi trực tiếp cho việc đi học đƣợc xem là
tổng chi phí đầu tƣ. Vì những chi phí này, việc đầu tƣ sẽ không diễn ra nếu nhƣ
không có khả năng đem lại những khoản thu nhập lớn hơn trong tƣơng lai. Mô hình
ƣớc lƣợng suất sinh lợi từ giáo dục của Mincer cũng thể hiện quan hệ giữa thu nhập

5

Mincer, Jacob (1974), Schooling, Experience and Earning, Nation Bureau of Economic
Research,Colombia University Press .


10

với số năm đi học, số năm kinh nghiệm … theo đó một năm đi học tăng thêm sẽ
mang lại cho ngƣời lao động một khoản thu nhập tăng thêm nhất định.
Nhóm yếu tố lao động, công việc
Nhóm này bao gồm các yếu tố: ngành nghề, chuyên môn, kinh nghiệm làm
việc, tổ chức làm việc.
Theo Borjas (2005) Thông thƣờng ngƣời lao động làm việc trong ngành
nông nghiệp đƣợc trả lƣơng thấp hơn những ngƣời làm trong ngành công nghiệp và
dịch vụ do yêu cầu về kỹ năng, trình độ của ngành này thấp. Bản thân trong cùng
một ngành nghề thì thu nhập của ngƣời lao động còn phụ thuộc vào chuyên môn
(loại hình công việc) và kinh nghiệm công tác của ngƣời lao động do những công

việc phức tạp đƣợc trả lƣơng cao hơn những công việc giản đơn và những ngƣời có
thời gian tiếp xúc với công việc dài hơn thì có khả năng hoàn thành công việc nhanh
và tốt hơn những ngƣời ít kinh nghiệm nên đƣợc trả lƣơng cao hơn.
Bất bình đẳng giới trong thu nhập còn xuất phát từ sự phân biệt có tính nghề
nghiệp giữa nam và nữ trên thị trƣờng lao động. Bojas đã giải thích dựa trên giả
thiết về sự tập trung theo nghề, cho rằng phụ nữ muốn chọn riêng những nghề nhất
định. Sự tập trung theo nghề này không nhất thiết là kết quả phân biệt đối xử của
ngƣời sử dụng lao động mà do môi trƣờng xã hội. Sự tập trung theo nghề này làm
hạn chế cơ hội tiếp cận việc làm và gây ra khác biệt tiền lƣơng giữa nam và nữ.
Loại hình tổ chức cũng là một trong những yếu tố tác động đến sự khác biệt
thu nhập giữa nam và nữ. Những tổ chức chịu sự chi phối chặt chẽ của pháp luật,
thực thi tốt các chính sách bình đẳng giới ngƣời phụ nữ sẽ nhận đƣợc mức thu nhập
bình đẳng hơn và ngƣợc lại.
Nhóm yếu tố địa lý: vùng, thành thị/nông thôn
Thu nhập đƣợc trả cho ngƣời lao động phải đảm bảo cho cuộc sống của bản
thân họ và gia đình. Do mức sống, mức chi tiêu ở các vùng khác nhau là khác nhau
nên thu nhập của ngƣời lao động tại các địa phƣơng khác nhau sẽ khác nhau.
Bên cạnh sự khác biệt do yếu tố vùng miền lãnh thổ, mức sống và thu nhập
của ngƣời lao động còn phụ thuộc khu vực sinh sống là thành thị hay nông thôn.


11

Ngƣời lao động ở thành thị có mức thu nhập cao hơn với ngƣời lao động nông thôn,
xét theo công việc có tính chất và độ phức tạp tƣơng đƣơng.
1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm
1.2.1. Phƣơng pháp định tính
Nâng cao địa vị của ngƣời phụ nữ ở các quốc gia bằng cách đánh giá đƣợc
đóng góp cũng nhƣ thiệt thòi của họ trong quá trình phát triển là chiến lƣợc đang đặt
ra ở nhiều nƣớc đặc biệt là các nƣớc đang phát triển. Lý thuyết về khung phân tích

giới (Gender Analysis Framework) đã hình thành và đƣợc cụ thể hoá qua 8 công cụ
phân tích giới (William M. Rodgers III -2006). Đó là:
l) Phân công lao động theo giới (the sexual/gender division of labor);
2) Loại công việc (types of work);
3) Tiếp cận và kiểm soát nguồn lực (access to and control over resources and
benefits);
4) Những nhân tố ảnh hƣởng (influencing factors);
5) Tình trạng và địa vị (condition and position);
6) Nhu cầu thực tế và lợi ích chiến lƣợc (practical needs and strategic
interests);
7) Các cấp độ tham gia (levels of participation);
8) Khả năng biến đổi (potential for transformation).
Tuy nhiên, sử dụng các công cụ phân tích trên vào thực tiễn ở Việt Nam gặp
phải một số khó khăn. Việc sử dụng thời gian của ngƣời phụ nữ trong một ngày và
địa điểm thực hiện công việc là những yếu tố giúp cho việc phân tích các loại công
việc mà ngƣời phụ nữ cũng nhƣ các thành viên trong gia đình tham gia thực hiện.
Chúng ta thƣờng gặp khó khăn khi đo các đại lƣợng này.
1.2.2. Phƣơng pháp định lƣợng
Về các nghiên cứu thực nghiệm, Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm về bất
bình đẳng giới thu nhập đều dựa trên hoặc phát triển từ mô hình cơ bản về chênh
lệch thu nhập của nam và nữ lao động theo giờ mà Oaxaca đã lập năm 1973.


12

Yolanda Pena-Boquete và cộng sự (2007) trong nghiên cứu về Bất bình đẳng
giới trong thu nhập của Ý và Tây Ban Nha 2007 đã sử dụng phƣơng pháp Oaxaca
để tính toán và đƣa ra kết quả: thu nhập của lao động nữ ở Ý bằng 93,9% thu nhập
của nam, phần trăm khoảng cách lƣơng do khác biệt các đặc tính năng suất của
ngƣời lao động là -57,90% và do sự phân biệt đối xử là 157,9%;

Trong nghiên cứu về Lao động nhập cƣ trong các doanh nghiệp ở khu vực đô
thị Trung Quốc, Ngan Dinh (2002) đã sử dụng mô hình Oaxaca để tính toán mức độ
phân biệt đối xử và đã đƣa ra kết quả: thu nhập của lao động nữ Trung Quốc ở khu
vực thành thị bằng 94,2% thu nhập lao động nam, phần trăm khoảng cách thu nhập
do khác biệt về đặc tính năng suất là -25,55% và do phân biệt đối xử là 125,55%.
Trong nghiên cứu về khoảng cách thu nhập giới của Việt Nam giai đoạn
1993 - 1998 (Amy Y.C.Liu, Journal of Comparative Economics, 2004), Liu đã sử
dụng mô hình của Juhn (1991) phát triển từ mô hình của Oaxaca để xem xét sự ảnh
hƣởng của các yếu tố nhƣ: kinh nghiệm, nhóm ngành nghề, di cƣ, tình trạng hôn
nhân, yếu tố khu vực... đến biến độc lập là log của tỷ lệ thu nhập.


13

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG THU NHẬP
Ở VIỆT NAM
Chƣơng 2 sẽ đƣa ra những đánh giá tổng quan về thực trạng bất bình đẳng
giới trong thu nhập ở Việt Nam thông qua phân tích các số liệu thống kê về dân số,
lao động, thu nhập, giáo dục và việc làm. Tiếp theo đề tài sẽ phân tích các yếu tố
ảnh hƣởng đến bất bình đẳng giới trong thu nhập
2.1. Tổng quan về thực trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam
Từ những cuộc cải cách quan trọng thông qua công cuộc Đổi mới từ năm
1986, Việt Nam đã đạt đƣợc những tiến bộ đáng kể trong quá trình phát triển kinh
tế xã hội, thể hiện bƣớc tiến dài trong cải thiện các chỉ báo xã hội, cụ thể: Việt Nam
xếp hạng 109 trong số 177 quốc gia về chỉ số phát triển con ngƣời của UNDP, đặt
đất nƣớc vào nhóm các quốc gia trung bình về phát triển con ngƣời. Những nỗ lực
trong thu hẹp khoảng cách giới và đầu tƣ vào nguồn vốn con ngƣời đã đƣa đất nƣớc
đứng hàng thứ 80 trên thế giới (trong tổng số136 quốc gia) về chỉ số phát triển giới
(GDI) và trở thành quốc gia đạt đƣợc sự thay đổi nhanh chóng nhất trong xóa bỏ
khoảng cách giới trong vòng 20 năm trở lại đây ở khu vực Đông Á (UNDP, 2006).

Theo Ngân hàng Thế Giới (2006), phụ nữ chiếm 52% trong lực lƣợng lao
động Việt Nam. Tuy có tỷ lệ tham gia lao động tƣơng đƣơng nhau, nhƣng phụ nữ
và nam giới vẫn tập trung vào những ngành nghề khác biệt nhau. Sự đa dạng của
các ngành nghề ở đô thị đã đặc biệt hỗ trợ cho sự phân công lao động theo giới. Ở
khu vực nông thôn, có tới 80% công việc thuộc về lĩnh vực nông nghiệp, do đó sự
lựa chọn nghề nghiệp là hạn chế, và sự phân biệt giới trong nghề nghiệp không
nhiều. ở khu vực đô thị, phụ nữ tập trung rất nhiều vào buôn bán, công nghiệp nhẹ
(đặc biệt là dệt may), công sở nhà nƣớc và dịch vụ xã hội, còn nam giới lại chiếm
ƣu thế trong các ngành nghề có kỹ năng nhƣ khai thác mỏ, cơ khí và chế tạo. Những
lĩnh vực có ít đại diện của phụ nữ là quản lý hành chính và các lĩnh vực khoa học.
Thậm chí cả ở những nghề nơi mà phụ nữ chiếm số đông, nhƣ công nghiệp dệt may
hay giảng dạy tiểu học, nam giới vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong các vị trí lãnh đạo
cao hơn.


14

Theo số liệu KSMS 1998 cho thấy phụ nữ ở tất cả các độ tuổi có thời gian
gian làm việc dài gấp đôi nam giới6. Tuy nhiên, theo số liệu của điều tra KSMS năm
2004 và năm 2006, chênh lệch thời gian lao động trong công việc chính (công việc
nhận tiền công, tiền lƣơng) giữa nam và nữ ở các nhóm tuổi đều ở mức <10% (Hình

Thời gian lao động bình quân nữ/nam %

2.1).
106,0%
105,1%
104,0%
102,0%


104,0%

100,8%

100,9%

100,0%
100,3%
98,0%

100,2%

98,8%
97,6%

96,0%
94,0%
92,0%
15-25

26-35

36-45

46-55

Nhóm tuổi
Năm 2004

Năm 2006


Hình 2.1. Tỷ lệ thời gian lao động bình quân nam/nữ theo nhóm tuổi
Nguồn: Tính toán của tác giả theo KSMS2004, 2006
Mặc dù vậy, kết quả khảo sát cho thấy sự bất bình đẳng trong thu nhập vẫn tồn
tại, phụ nữ phải làm việc trong thời gian dài hơn nhƣng lại chỉ đƣợc nhận mức tiền
lƣơng, tiền công cho các công việc chính này thấp hơn nhiều so với nam giới cùng
độ tuổi. Theo số liệu KSMS 2006, khoảng cách tiền lƣơng giữa lao động nam và lao
động nữ đã rút ngắn tƣơng đối so với năm 2004, đặc biệt trong các nhóm tuổi từ 15
đến 25 và nhóm tuổi từ 46 đến 55 (Hình 2.2). Tuy nhiên ở từng độ tuổi khác nhau
thì khoảng cách thu nhập có sự chêch lệch. Thu nhập bình quân theo giờ của nữ so
với nam giới ở độ tuổi từ 15 đến 25 và độ tuổi từ 36 đến 45 lần lƣợt là 92,2% và

6

Desai, Jaiki (2000) Việt Nam qua lăng kính giới: Phân tích số liệu Khảo sát mức sống dân

cư 1997-1998. UNDP & FAO


×