Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

chuyên đề công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.58 KB, 31 trang )

PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của chuyên đề...................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2
PHẦN 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA
PHƯỜNG AN PHÚ.....................................................................................................2
1.1. Đánh giá khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội P. An Phú.......2
1.1.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................2
1.1.1.1. Vị trí địa lý......................................................................................................2
1.1.1.2. Địa hình, địa mạo............................................................................................2
1.1.1.3. Khí hậu............................................................................................................2
1.1.1.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên...................................................................3
1.2. Thực trạng kinh tế - xã hội....................................................................................4
1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.............................................................4
1.2.1.1. Thực trạng xã hội............................................................................................5
1.2.1.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng.................................................................................7
PHẦN 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA PHƯỜNG AN
PHÚ.............................................................................................................................8
2.1. Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai phường An Phú........................8
2.1.1. Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai..........9
2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ
hành chính......................................................................................................9
2.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất......................................................9
2.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.......................................................10
2.1.4.1. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất..............................................................................................................................11
2.1.4.2. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.....................................................................................................12
1




2.1.4.3. Thống kê, kiểm kê đất đai............................................................................13
2.1.4.4. Quản lý tài chính về đất đai..........................................................................14
2.1.5. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động
sản..............................................................................................................................15
2.2. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.....16
2.2.1. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các
vi phạm về đất đai...........................................................................................16
2.2.2. Giải quyết tranh chấp, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng
đất...............................................................................................................................17
2.3 Thành công và hạn chế trong công tác quản lý đất đai của phường An Phú......17
2.3.1 Một số thành công trong công tác quản lý đất đai phường An Phú................17
2.3.2. Mội số hạn chế trong vấn đề quản lý đất đai phường An Phú........................21
PHẦN 3.KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP....................................................................22
3.1. Kiến nghị............................................................................................................22
3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai
phường An Phú....................................................................................................23
KẾT LUẬN...............................................................................................................24

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
TN&MT
HN
MNCD
HĐND
UBND

GCNQSD
NN
PNN

DT
STT

Chữ đầy đủ nghĩa
Tài nguyên và Môi trường
Hàng năm
Mặt nước chuyên dùng
Hội đồng nhân dân
Uỷ ban nhân dân
Giấy chứng nhận quyền sử dụng
Nông nghiệp
Phi nông nghiệp
Quyết định
Diện tích
Số thứ tự

DANH MỤC BẢNG
Bảng
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5

Tên bảng
Kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính phường An Phú

Kết quả công tác lập hồ sơ địa chính phường An Phú
Kết quả đăng ký quyền sử dụng đất phường An Phú trong 5 năm
Kết quả thu thuế về đất đai của phường An Phú trong 5 năm
Tổng hợp hồ sơ thực hiện quyền sử dụng đất của phường An Phú
3


Bảng 2.6
Bảng 2.7

trong 5 năm.
Kết quả giải quyết tranh chấp, kiến nghị và khiếu nại, tố cáo về đất
đai phường An Phú trong 5 năm
Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng phường An Phú năm
2012 so với năm 2016

4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại. Vì vậy trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn phấn đấu để đạt được
các mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra. Đến nay nền kinh tế nước ta đã vượt qua thời kỳ suy
giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện, văn hoá và xã hội có
tiến bộ trên nhiều mặt, việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển
biến tốt, đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện. Điều đó đã góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân trong cả nước.
Có thể nói, để đạt được những thành tựu về kinh tế, xã hội như trên là do sự nổ lực của
Đảng và Nhà nước ta về nhiều mặt, trong đó có công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Tuy

nhiên, trong những năm gần đây, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và dân số ngày
càng gia tăng đã gây áp lực lớn trong vấn đề quản lý sử dụng đất đai.
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn phường An Phú cũng không nằm
ngoài thực trạng đó. Từ khi thị xã An Khê được thành lập đến nay, phường đã và đang từng
bước đi lên phát triển kinh tế -xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững, về công tác quản
lý đất đai trong những năm qua ở địa phương đã đạt được một số kết quả đáng kể. Tuy nhiên
do sức ép của nhân dân một số nơi di cư về để sinh sống và buôn bán. Hơn nữa, tình trạng
chuyển nhượng, lấn chiếm đất trái phép, sử dụng đất sai mục đích, công tác thanh tra, kiểm
tra chưa thường xuyên...làm cho tình hình quản lý Nhà nước về đất đai tại phường rất phức
tạp, gặp nhiều khó khăn cần phải khắc phục trong thời gian tới.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn đó tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “quản lý
Nhà nước về đất đai tại phường An Phú, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý Nhà
nước về đất đai của phường An Phú.
- Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý
Nhà nước về đất đai phường An Phú.
3. Phương pháp nghiên cứu
1


- Thu thập các tài liệu, số liệu và bản đồ liên quan tới chuyên đề:
- Thống kê các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình quản
lý Nhà nước về đất đai phường An Phú. Sau đó tổng hợp, so sánh, phân tích các tài liệu, số
liệu đã thu thập được.
PHẦN 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA PHƯỜNG AN PHÚ
1.1. Đánh giá khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phường An
Phú

1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Phường An Phú nằm ở khu vực trung tâm phía Đông Bắc của thị xã An Khê có vị trí
địa lý như sau:
Phía Đông giáp xã Phú An, huyện Đak Pơ.
Phía Tây giáp phường Tây Sơn.
Phía Nam giáp xã Phú An, huyện Đak Pơ.
Phía Bắc giáp phường An Tân.
Phường An Phú là trung tâm giao lưu kinh tế - xã hội của thị xã An Khê, có vị trí thuận
lợi nằm trên Quốc lộ 19, là cầu nối giữa các tỉnh thuộc Duyên hải miền Trung với các tỉnh
Tây Nguyên, do vậy có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, trao đổi hàng hoá.
1.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Nằm trong vùng lòng chảo An Khê – Ka Nát nên phường An Phú có địa hình tương
đối bằng phẳng, độ cao thoải dần từ hướng Đông Bắc về hướng Tây Nam đổ ra suối Cái
chạy trên địa giới hành chính phía Tây Nam giáp xã Phú An, huyện Đak Pơ. Khu vực cao
nhất có độ cao khoảng 423,0m, nơi thấp nhất có độ cao khoảng 415,0m, độ cao trung bình
khoảng 419,0m.
1.1.1.3. Khí hậu
Mang tính chất khí hậu vùng chuyển tiếp giữa Cao nguyên và Đồng bằng, tuy nhiên
chịu ảnh hưởng rõ rệt và rất lớn khí hậu vùng Duyên hải miền Trung, đặc biệt là khí hậu khu
2


vực tỉnh Bình Định, Phú Yên. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa nắng từ tháng 02 đến
tháng 07 và mùa mưa từ tháng 08 đến tháng 01 năm sau.
1.1.1.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất:
Theo tổng hợp kết quả điều tra thổ nhưỡng trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000 và kết quả điều
tra bổ sung chuyển đổi tên loại đất theo hệ thống phân loại của FAO - UNESSCO năm 1995,
trên địa bàn phường An Phú có 3 loại đất chính:

+ Nhóm đất đen: Đất đen trên sản phẩm bồi tụ bazan (Rk) được hình thành do sản
phẩm rửa trôi của đất đỏ bazan lắng đọng ở vùng thấp, đất có màu nâu thẫm và có diện tích
94,95 ha, chiếm 24,35% diện tích tự nhiên. Là loại đất rất phì nhiêu nên có thể khai thác để
trồng ngô, các loại đậu đỗ, mía và nhiều loại hoa màu khác.
+ Nhóm đất dốc tụ (D): Được hình thành ở địa hình thung lũng, trên các sản phẩm bồi
tụ từ các khu vực sông Ba, có diện tích 106 ha, chiếm 27,18% diện tích tự nhiên, thích hợp
cho việc trồng lúa nước và rau màu.
+ Nhóm đất xám: Đất xám bạc màu trên đá cát (Xa) có diện tích 189,05 ha, chiếm
48,47% diện tích tự nhiên của phường.
- Tài nguyên nước:
+ Nguồn nước mặt
Sông suối: Hệ thống sông suối trên địa bàn Phường có mật độ thấp, khả năng giữ
nước kém. Nguồn nước mặt tại đây rất hạn chế, chủ yếu từ Sông Ba. Nguồn nước của các
hồ đập: Tổng diện tích mặt nước hồ đập trên toàn Phường là 27,84 ha, do đặc điểm mưa
phân bố theo mùa và không đều nên hiện tượng thiếu nước tại các hồ đập thường xảy ra vào
mùa khô.
+ Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm trên địa bàn phường An Phú có trữ lượng,
chất lượng tốt chủ yếu phục vụ sinh hoạt của người dân địa phương và một phần cung cấp
cho cây trồng vào mùa khô.
- Tài nguyên khoáng sản
Nhìn chung ở khu vực phường An Phú ngoài cát sạn ở sông Ba có trử lượng lớn dùng
để khai thác xây dựng, còn lại các khoáng sản khác rất đa dạng như vàng sa khoáng, đá xây
dựng nhưng trử lượng rất thấp.
3


1.2. Thực trạng kinh tế - xã hội
1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các loại hình sản xuất kinh doanh- dịch vụ
tăng, góp phần giữ vững tăng trưởng kinh tế. Tổng giá trị sản xuất cuối năm 2016 đạt 316,72

tỉ đồng đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 16,23%
Cơ cấu ngành năm 2016: Thương mại- dịch vụ chiếm 76,3%, tiểu thủ công nghiệpxây dựng chiếm 20,2%, nông – lâm nghiệp chiếm 3,5%
Gía trị sản xuất nông- lâm nghiệp năm 2016 đạt 25,58 tỷ đồng, tăng bình quân hàng
năm 7,48%. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, do quy hoạch phát triển đô thị
năm 2016 giảm 2,72ha so với năm 2012
* Về nông nghiệp
- Trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng toàn phường năm 2016 là 191 ha, đạt 100% kế hoạch.
Trong đó:

DT cây lương thực có hạt: 50 ha đạt 100% kế hoạch.
DT cây thực phẩm: 140 ha đạt 100% kế hoạch.
DT cây công nghiệp: 01 ha đạt 100% kế hoạch.

- Chăn nuôi
Đã tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác phòng, chống
các loại dịch bệnh trong chăn nuôi, hướng dẫn vệ sinh, khử trùng chuồng trại, tiêm phòng
định kỳ cho gia súc, vì vậy trong năm 2016 không xảy ra các ổ dịch lớn. Tổng đàn gia súc,
gia cầm hiện có trên địa bàn phường là: 8.721 con, trong đó:
- Đàn trâu: 34 con
- Đàn bò: 1.042/890 con, đạt 117,5%, (trong đó bò lai: 880 con, chiếm 85%)
- Đàn heo: 1.457/1.500 con, đạt 97,13%.
- Đàn gia cầm: 6.188 con.
* Tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ
- Tổng số cơ sở đưa vào quản lý thuế là: 574 cơ sở (giảm 28 cơ sở so với cùng kỳ).
- Số cơ sở điều tra đầu năm là 533 cơ sở; Trong đó thương mại 395 cơ sở, dịch vụ
134 cơ sở, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 30 cơ sở và vận tải 15 cơ sở.
4



- Trong năm 2016 các hộ kinh doanh đã lập hồ sơ xin nghỉ và tạm nghỉ kinh doanh là
295 trường hợp, giảm 120 trường hợp so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó:

+ Nghỉ hẳn: 35 trường hợp, giảm 16 trường hợp.
+ Tạm nghỉ: 260 trường hợp, giảm 104 trường hợp.

1.2.1.1. Thực trạng xã hội
* Về dân số
- Điều tra tổng số hộ trên địa bàn phường đến cuối năm 2012 là 2.964 hộ với 13.742
khẩu. Năm 2016 là 14.836 khẩu tăng bình quân hàng năm 0,57%
- Tổng số trẻ sinh ra là 200, tỷ suất sinh 14,1%; Số trẻ là con thứ 3 +: 12, tỷ suất sinh
6%; Số người chuyển đến: 65; Số người chuyển đi: 82; Tăng tự nhiên: 1,06%; Tăng cơ học:
-1,21‰
* Dân tộc – Tôn giáo
Tình hình tôn giáo trên địa bàn ổn định, các cơ sở tôn giáo hoạt động, sinh hoạt theo
đúng kế hoạch đã đăng ký với chính quyền địa phương trong năm. Bà con có đạo thực hiện
tốt phương châm sống tốt đời, đẹp đạo. Hiện nay trên địa bàn phường có 04 thành phần tôn
giáo sinh sống với 656 hộ, 2.866 khẩu.
Về Dân tộc: Trên địa bàn phường có 08 thành phần dân tộc ít người sinh sống với 23
hộ, 53 nhân khẩu, đời sống các dân tộc ổn định
* Công tác xoá đói giảm nghèo
Bằng nguồn kinh phí hiện có của phường (từ các nguồn quỹ vận động trong dân),
nguồn của Uỷ ban mặt trận Tổ quốc thị xã hỗ trợ và vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo
tâm trên địa bàn. Phường đã kịp thời thăm hỏi, động viên và tặng quà tết cho các hộ nghèo,
hộ khó khăn... đảm bảo tất cả hộ dân trên địa bàn đều được vui xuân, đón tết với 153 xuất
quà với số tiền 38.200.000đ.
Trong năm 2016 tiến hành xây dựng và sửa chữa 04 căn nhà với tổng số tiền hỗ trợ là
105.779.000đ, cụ thể: hộ ông Trần Quốc Trung được công ty bia Sài Gòn hỗ trợ
50.000.000đ; hộ bà Phạm Thị Sương được hội Chữ thập đỏ phường hỗ trợ và đoàn viên

Công đoàn phường 25.779.000đ; hộ bà Nguyễn Thị Hồng và ông Bùi Thế Mỹ được Uỷ ban
mặt trận Tổ quốc thị xã và Uỷ ban mặt trận Tổ quốc phường hỗ hợ 30.000.000đ.
5


Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội thị xã An Khê tiến hành kiểm tra hộ sinh
viên, học sinh; hộ nghèo, cận nghèo và vay giải quyết việc làm, cụ thể qua kiểm tra có 1.036
hộ vay với tổng số dư nợ là 20.688.000.000đ; đồng thời họp xét 161 hộ nghèo, cận nghèo,
hộ khó khăn, bệnh tật có sinh viên theo học các trường được vay vốn năm 2016 với 161 hộ
và 395 sinh viên.
Tiến hành họp xét hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015:
Hộ nghèo: 26 hộ với 98 khẩu (giảm 06 hộ, 32 khẩu).
Hộ cận nghèo: 96 hộ với 398 khẩu (giảm 33 hộ, 149 khẩu).
Kịp thời chi trả tiền điện hỗ trợ hộ nghèo theo đúng qui định.
* Tình hình an ninh quốc phòng
Trong năm tình hình an ninh chính trị được giữ vững, các ngày lễ được bảo vệ tuyệt đối an
toàn.
* Về tật tự an toàn xã hội: Ngoài những vụ trộm cắp vặt và các trường hợp gây rối
nhỏ xảy ra trên địa bàn đã kịp thời xử lý và chuyển cấp thẩm quyền giải quyết:
- Trong năm 2016 trên địa bàn phường đã xảy ra 61 vụ: tăng 02 vụ so với cùng kỳ
năm trước; trong đó:
- Ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 27 vụ với số tiền là: 55.075.000 đ, tịch
thu tang vật nộp ngân sách nhà nước là 2.285.000đ; phạt cảnh cáo 03 đối tượng.
- Tình hình tật tự an toàn giao thông xảy ra 05 vụ (tai nạn giao thông 02 vụ, va chạm
03 vụ) làm 02 người chết, 07 người bị thương; giảm 07 vụ so với cùng kỳ.
Tổ chức đảm bảo an ninh tật tự các ngày lễ, tết trong năm; tham gia bảo vệ hiện
trường, bảo vệ tử thi các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn phường và bảo vệ tốt kỳ thi tốt
nghiệp trung học phổ thông tại hai hội đồng thi Quang Trung và Nguyễn Khuyến.
Tổ chức kiểm tra đăng ký tạm trú, lưu trú 45 trường hợp, qua đó đã phát hiện và xử lý
vi phạm 9 trường hợp với số tiền phạt là 2.700.000đ.

Kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều kiện 16 trường hợp, qua đó đã phát hiện và xử
lý vi phạm 1 trường hợp với số tiền phạt là 750.000đ.
Vận động nhân dân giao nộp 02 khẩu súng tự chế bắn bằng hơi cồn; lập biên bản thu
giữ 02 khẩu súng tương tự, 01 đầu đạn 125 ly.
Tham mưu lập hồ sơ đưa 01 đối tượng ra áp dụng biện pháp giáo dục tại phường.
6


1.2.1.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng
* Về giao thông
Mạng lưới giao thông trên địa bàn phường đã được cải tạo và mở rộng. Đường bộ là
giao thông chính của phường. Tuyến đường quốc lộ 19 nối liền tỉnh Bình Định với thành
phố Pleiku đây là lợi thế của phường trong việc giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế xã hội.
Ngoài ra, trên địa bàn phường còn có một số tuyến đường nội phường dài khoảng 218 km.
* Về thuỷ lợi
Hiện tại trên địa bàn phường chỉ có một số kênh mương thuỷ lợi nhỏ đã được bê tông
hoá, tuy nhiên khả năng tưới tiêu rất hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu nước tưới cho
cây trồng vào mùa khô.
* Hệ thống điện
Hiện nay trên địa bàn phường đã có mạng lưới điện của quốc gia đi qua đáp ứng nhu
cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
* Hệ thống thông tin liên lạc
Tổng đài điện tử của phường đã được đầu tư xây dựng, cơ bản phục vụ tốt cho nhu
cầu thông tin liên lạc của nhân dân trong vùng.
* Y tế
Toàn phường có 1 trạm y tế của Nhà nước, ngoài ra còn có khoảng 15 cơ sở y tế tư
nhân, cơ bản đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong phường. Tuy nhiên cơ sở
vật chất còn nhiều hạn chế.
Trạm y tế phường đã tổ chức khám và chữa bệnh cho 5.842/7.000 lượt người, đạt
83,4% (so kế hoạch).

Tổng số trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng mở rộng đủ liều: 288/280 trẻ, đạt 103% kế
hoạch.
* Giáo dục
Học sinh đã hoàn thành chương trình bậc tiểu học đạt 100%.
Tỷ lệ học sinh xét tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 100% (157/157 em).
Ngoài ra trên địa bàn phường còn có 03 nhóm trẻ, lớp Mẫu giáo tư thục đăng ký hoạt
động theo đúng qui định là: Hoa Hồng, Ánh Dương, Mai Liên với 11 lớp và 408 cháu.
7


Duy trì thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục ở 03 cấp học: mầm non, tiểu học và
trung học cơ sở.
Thường xuyên kiểm tra, xử lý việc dạy thêm không đúng qui định
* Công tác Văn hóa thông tin.
Thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật Nhà nước bằng nhiều hình thức như: Mở băng tuyên truyền phát thanh
tại phường và các trụ sở Tổ dân phố; qua hệ thống đèn LED đặt tại trụ sở UBND phường;
các cụm pano tại các trục đường; hệ thống loa phóng, loa cầm tay tại 16 tổ dân phố, qua đó
công tác tuyên truyền ngày một đa dạng, đem lại hiệu quả tích cực hơn.
Thông báo các đơn vị trực thuộc treo quốc kỳ, băng rol, khẩu hiệu chào mừng các
ngày lễ lớn của đất nước và địa phương đảm bảo trang trọng, đúng qui định.
Thường xuyên tổ chức kiểm tra, nhắc nhở các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ
văn hóa trên địa bàn thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, tập trung các ngành nghề
kinh doanh có điều kiện, các shop quần – áo sử dụng âm thanh công suất lớn gây ảnh hưởng
đến sinh hoạt các hộ lân cận.
Về công tác xây dựng đời sống văn hóa: Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa” của phường đã tổ chức họp xét và công nhận Gia đình văn hóa năm 2016
là 2.463 gia đình văn hóa đạt 78,4% (tăng 1,5% so với năm 2015).
Cơ quan phường được công nhận cơ quan văn hóa từ năm 2011 cho đến nay.
PHẦN 2.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
CỦA PHƯỜNG AN PHÚ
2.1. Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai phường An Phú.
Luật Đất đai 2013 được Quốc hội nước ta ban hành ngày 29/11/2013 có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01/7/2014 là kết quả của sự kế thừa và phát triển các Luật Đất đai năm
1987, Luật Đất đai 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Đất đai năm 1998 và
năm 2001. Luật Đất đai 2013.
Kể từ khi có Luật Đất đai năm 2013 được ban hành và có hiệu lực, dưới sự chỉ đạo
của các cấp, ngành liên quan, phường An Phú đã từng bước triển khai thực hiện. Đến nay
8


công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn phường đã đạt được một số kết quả như
sau:
2.1.1. Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai.
Phường An Phú đã luôn quan tâm đến công tác quản lý đất đai trên địa bàn phường. Cụ
thể là ngoài việc thực hiện các văn bản pháp luật về đất đai như Luật Đất đai 2013, các Nghị
định, Thông tư, Chỉ thị... của cấp trên, UBND phường đã ban hành được nhiều văn bản pháp
luật trong lĩnh vực quản lý đất đai như:
Ngoài ra, UBND phường còn ban hành nhiều văn bản đôn đốc tổ chức thực hiện các
quy định của cấp trên.
Trong thời gian qua UBND phường đã kịp thời ban hành các văn bản nhằm triển khai
và chỉ đạo kịp thời các nội dung liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa
bàn phường.
2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính
Theo Chỉ thị 364/CT-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo
cơ quan chức năng xác định, lập hồ sơ địa giới hành chính phường An Phú trình Chính phủ
phê duyệt. Hiện nay việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính phường đã thực hiện xong. Tổng diện tích của phường được xác định theo địa giới

hành chính là 390 ha.
Năm 2006, trên cơ sở địa giới hành chính phường đã được xác định, các cơ quan chức
năng đã xây dựng bản đồ hành chính cho phường An Phú. Nhìn chung bản đồ hành chính
phường được xây dựng khá chính xác đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý địa giới và ranh
giới hành chính của địa phương.
2.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất
- Về công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính
Đến nay, phường đã tiến hành đo đạc, lập bản đồ địa chính với diện tích là 390 ha, đạt
100% diện tích đất tự nhiên.
Bản đồ địa chính của phường được thành lập theo các tỷ lệ 1/500, 1/1000 và 1/2000.
Bảng 2.1: Kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính phường An Phú.
9


STT
1
2
3
Tổng

Diện tích (ha)
85,27
110,60
194,13
390

Số tờ bản đồ địa chính
12
15

5
32
(Nguồn: UBND phường An Phú)

Tỷ lệ bản đồ
1/500
1/1000
1/2000

Được sự giúp đỡ của sở TN&MT tỉnh Gia Lai nên công tác đo đạc lập bản đồ địa
chính trên địa bàn phường được triển khai thực hiện kịp thời đáp ứng cho việc đăng ký thống
kê, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân.
- Công tác đánh giá, phân hạng đất nông nghiệp
Hạng đất là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sức sản xuất của đất nông nghiệp. Phân hạng
đất là việc làm rất cần thiết và là cơ sở khoa học để Nhà nước quy hoạch sử dụng đất một
cách hợp lý, đồng thời là căn cứ để Nhà nước tính thuế, tính tiền bồi thường khi thu hồi đất.
Để phân hạng được đất nông nghiệp người ta phải dựa vào 5 tiêu chí như: chất đất, vị trí đất,
địa hình, điều kiện khí hậu, điều kiện tưới tiêu.
Phân hạng đất nông nghiệp là việc làm cần thiết và là cơ sở khoa học để Nhà nước
quy hoạch sử dụng đất đai một cách hợp lý, đồng thời là căn cứ để Nhà nước tính thuế, tính
tiền bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp...Tuy nhiên hiện nay đất nông nghiệp trên địa
bàn phường vẫn chưa được phân hạng.
- Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của phường An Phú được thành lập theo
định kỳ 5 năm/lần và được thành lập từ kết quả tổng kiểm kê đất đai. Hiện nay, Phường đã
xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2012 và đã được đưa vào sử dụng.
Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất là hoạt động bắt buộc đối với các cơ quan quản lý
Nhà nước về đất đai nhằm đảm bảo yêu cầu quản lý đất đai chặt chẽ. Hiện nay phường đang
tiến hành lập quy hoạch và xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
2.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Thông tư 30/2004/TT-BTNMT, Thông tư
19/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập và điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quyết định số 48/2006/QĐ-UBND ngày 06/11/2006 của
10


UBND tỉnh Gia Lai về việc quy định trình tự, nội dung lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế
hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã. UBND thị xã An Khê đã xây dựng và hướng dẫn cho các
xã, phường lập kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005-2010 theo trình tự pháp luật quy định
và đạt được những kết quả nhất định, cụ thể như sau:
Trong thời gian qua thị xã An Khê đã có 7/11 phường, xã được UBND thị xã phê
duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005-2010, trong đó có phường An Phú.
Riêng 04 xã gồm xã Xuân An, xã Tú An, xã Cửu An, Song An, mới chia tách nên phải lập
quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2007-2020, hồ sơ đã hoàn thành, UBND thị xã đã phê
duyệt và giao cho các xã, phường triển khai thực hiện.
Mặc dù công tác quy hoạch và kế hoạch đã đạt được một số thành tựu nhất định tuy
nhiên kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đạt được còn thấp, đạt 60% so với
kế hoạch được duyệt. Nguyên nhân do công tác dự báo nhu cầu sử dụng đất còn chưa sát với
thực tế, thiếu kinh phí, công tác kiểm tra quản lý và thực hiện kế hoạch sử dụng đất chưa
được chú trọng... Do đó để thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa
bàn cần phải dự báo nhu cầu đất đai phù hợp với thực tế, tăng cường công tác kiểm tra, chỉ
đạo sát sao, kiên quyết thu hồi số diện tích đất đã cấp cho cá nhân sai quy hoạch hoặc lấn
chiếm đất công, đồng thời thị xã cần có biện pháp hỗ trợ tài chính để thực hiện bồi thường
một cách hợp lý.
2.1.4.1. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất
Nhìn chung, Phường đã thực hiện tương đối tốt công tác giao đất, cho thuê đất, thu
hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ khi thành lập phường đến nay.
- Công tác giao đất: chủ yếu phường phối hợp với phòng Tài Nguyên & Môi trường
thị xã giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân với diện tích 88,53 ha, trong đó đất ở 3,25 ha,

đất NN là 85,28 ha. Ngoài ra, còn giao 2,56 ha đất cho 6 tổ chức trên địa bàn phường.
- Công tác thu hồi đất: Phường đã phối hợp với các cơ quan chức năng thu hồi 12,26
ha đất của 39 hộ gia đình nhằm mở mới một số tuyến đường tại tổ dân phố 3 và 4.
- Công tác chuyển mục đích sử dụng đất:
Trong giai đoạn 2012-2016 phường An Phú đã lập hồ sơ đề nghị UBND thị xã An
Khê cho phép 194 trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp trong khu
11


dân cư sang đất ở và chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất nông nghiệp với nhau với
tổng diện tích là 7,06 ha.
2.1.4.2. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất
Công tác đăng ký đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy CNQSD đất nhằm thiết
lập hồ sơ địa chính một cách đầy đủ, chính xác, giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản
lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất theo pháp luật, đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người
sử dụng đất.
- Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách chứa đựng những thông
tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của đất đai được thiết lập trong quá
trình đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký ban đầu, đăng ký biến động đất đai và cấp giấy
CNQSD đất.
Bảng 2.2: Kết quả công tác lập hồ sơ địa chính của phường An Phú.
STT
1
2
3
4

Loại hồ sơ

Sổ địa chính (quyển)
Sổ mục kê (quyển)
Sổ theo dõi biến động (quyển)
Bản đồ địa chính (tờ)

Số lượng
21
5
3
32
(Nguồn: UBND phường An Phú)

Nhìn chung công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính được thực hiện tốt, đáp ứng yêu
cầu công tác đăng ký, cấp GCNQSD đất cho nhân dân.
- Công tác đăng ký, cấp giấy CNQSD đất
Phường An Phú đã làm thủ tục cho 2.148 hộ gia đình, cá nhân đăng ký sử dụng đất với
tổng diện tích 165,97 ha (trong đó: 1.803 trường hợp đăng ký ban đầu và 345 trường hợp
đăng ký biến động).
Bảng 2.3: Kết quả đăng ký quyền sử dụng đất phường An Phú trong 5 năm.
Năm
2012
2013

Số hộ đăng ký (hộ)
Ban đầu
Biến động
460
72
213
34

12

Tổng số hộ

Diện tích

đăng ký
532
247

(ha)
43,66
20,54


2014
2015
2016
Tổng

537
405
188
1.803

106
92
41
345


643
29,75
497
50,87
229
21,15
2.148
165,97
(Nguồn: UBND phường An Phú)

Giấy CNQSD đất là chứng thư pháp lý quan trọng xác nhận quyền sử dụng đất hợp
pháp, được cơ quan Nhà nước cấp cho người sử dụng đất để họ có cơ sở pháp lý thực hiện
các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Trong 5 năm, nhờ có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, cấp có liên quan nên địa
phương đã cấp GCNQSD đất cho 1.985 hộ/2.148 hộ đăng ký (đạt 92,41% số hộ đăng
ký), với tổng số 2.094 GCNQSD đất, với diện tích 140,22 ha. Ngoài ra, phường đã
cấp GCNQSD đất cho một số trường hợp đăng ký tồn đọng của các năm trước là 87
hộ với 104 GCNQSD đất, diện tích là 12,55 ha. Phường cũng đã phối hợp với các cơ
quan chức năng cấp GCNQSD đất cho 6 tổ chức trên địa bàn phường với tổng diện
tích được cấp là 0,442 ha.
Hiện nay trên địa bàn Phường vẫn còn một số hộ gia đình chưa được cấp giấy CNQSD
đất do người dân không đăng ký quyền sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất không rõ ràng,
đất đang tranh chấp, đất nằm trong khu quy hoạch...
2.1.4.3. Thống kê, kiểm kê đất đai
Do những tác động của con người trong quá trình sử dụng đất làm cho đất luôn có sự
biến động, thay đổi về diện tích, hình thể, mục đích sử dụng… Mục đích của công tác thống
kê, kiểm kê đất đai là đánh giá hiện trạng sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất, làm căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho kỳ tiếp theo.
Đồng thời giúp cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tại địa phương có cơ sở để đề xuất
với cấp thẩm quyền điều chỉnh về chính sách, quy hoạch đất đai, công bố số liệu về đất đai

trong niên giám thống kê quốc gia để làm dữ liệu cho các hoạt động nghiên cứu chuyên
ngành.
Thực hiện Quyết định số 105/QĐ – UBND ngày 25/10/2009 của UBND phường An
Phú về việc thành lập tổ chuyên môn thực hiện kiểm kê đất đai, trên cơ sở đó phường đã chỉ
đạo ban Địa chính – Xây dựng phường thực hiện đúng quy trình và đúng thời gian quy định.
Đến nay phường đã hoàn thành kiểm kê, thống kê được toàn bộ diện tích các loại đất đang
13


sử dụng ở địa phương đồng thời lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010. Việc
thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện một cách đầy đủ, tuy nhiên do kinh nghiệm của cán
bộ phường còn hạn chế nên công tác thống kê, kiểm kê đất đai chưa chính xác và hiệu quả
chưa cao.
2.1.4.4. Quản lý tài chính về đất đai
Trên cơ sở khung giá đất hàng năm do UBND tỉnh Gia Lai quy định, hàng năm
phường đã tiến hành thu thuế trong lĩnh vực đất đai với số tiền như sau:
Bảng 2.4: Kết quả thu thuế trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn phường An Phú
trong 5 năm.
ĐVT: triệu đồng
STT

Loại thuế

Năm

Năm

Năm

Năm


Năm

2012

2013

2014

2015

2016

1

Thuế nhà đất

390

405

120

131

135

2

Tiền thuê đất


0

0

0

0

0

3

Phí, lệ phí địa chính

202

255

262

320

335

4

Tiền sử dụng đất

267


288

310

344

431

5

Thuế chuyển QSD đất

203

194

244

261

310

1.062

1.042

936

1.056


1.211

Tổng

(Nguồn: UBND phường An Phú)
Nhìn chung, công tác thu thuế liên quan đến đất đai trên địa bàn phường qua các năm
đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, từ năm 2012 trở đi do chính sách giảm thuế của nhà nước nên
tiền thuế nhà đất trên địa bàn giảm suống.
2.1.5. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản
Luật Đất đai năm 2013 quy định về quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.
Theo đó, đất được tham gia thị trường bất động sản gồm: “Đất mà Luật này cho phép người
sử dụng đất có một trong các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa
14


kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất”. Đây
chính là sự công nhận và mở rộng các quyền của người sử dụng đất, làm cho đất đai tham
gia vào thị trường bất động sản một cách đầy đủ hơn.
Hoạt động phát sinh nhiều nhất trong những năm qua là công tác chuyển nhượng,
tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất.
Bảng 2.5: Tổng hợp hồ sơ thực hiện quyền sử dụng đất của phường An Phú
trong 5 năm.
Chuyển nhượng
Tổng số
Năm
2012
2013
2014

2015
2016
Tổng

hồ sơ
297
345
269
159
63
1.133

Tặng cho

Diện
Hồ sơ

tích

105
91
127
75
28
426

(m2)
205.932
107.239
193.215

169.972
9.078
685.436

Thế chấp

Diện
Hồ sơ

tích

Diện
Hồ sơ

tích

(m2)
(m2)
32
11.200
160
72.550
17
9.656
237
221.778
21
13.228
121
167.780

16
21.682
68
80.650
6
1.810
29
12.560
92
57.576
615
555.318
(Nguồn: UBND phường An Phú)

Trong 5 năm trên địa bàn phường đã có 1.133 hồ sơ xin thực hiện quyền sử dụng đất,
chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân, trong đó gồm đất ở và đất nông nghiệp.
+ 426 trường hợp chuyển nhượng QSD với diện tích là 685.436 m2.
+ 92 trường hợp cho tặng QSD với diện tích 57.576 m2.
+ 615 trường hợp thế chấp QSD đất với diện tích 555.318 m2.
2.2. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất và để Nhà nước quản lý, giám sát việc
thực hiện quyền của người sử dụng đất, Luật Đất đai năm 2013 đã mở rộng từ 5 quyền của
Luật Đất đai sử đổi bổ sung 2001 (quyền chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, bảo
lãnh) lên thành 9 quyền của người sử dụng đất (quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,
cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất).
UBND phường với chức năng quản lý chung trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội
trong đó có công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất. Thời gian qua, phường đã có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ
15



của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do công tác quản lý lỏng lẻo,
cùng với ý thức của người sử dụng đất chưa cao nên công tác quản lý, giám sát việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất vẫn còn nhiều tồn tại như sử dụng đất không
đúng mục đích, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho đất trái phép. Kể từ năm 2012 đến nay
nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quản lý về đất đai củng như giao quyền nhiều hơn cho
cấp xã, phường nên tình hình sử dụng đát được đi vào nề nếp số vụ việc vi phạm về lĩnh vực
đất đai giảm suống qua các năm.
2.2.1. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý các vi phạm về đất đai
Thanh tra, kiểm tra đất đai nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm, những bất
cập trong việc quản lý, sử dụng đất của cán bộ quản lý và người sử dụng đất.
Trong thời gian qua, tình hình vi phạm Luật Đất đai ở phường An Phú xảy ra phổ
biến mà nguyên nhân chủ yếu là do các cấp, các ngành buông lỏng công tác thanh tra, kiểm
tra việc quản lý, sử dụng đất, xử lý các vi phạm chưa nghiêm. Trong giai đoạn từ năm 2012
đến nay, mặc dù số lượng vi phạm Luật Đất đai vẩn còn xảy ra công tác thanh tra, kiểm tra
trên địa bàn phát hiện và xử lý được 9 vụ xây dựng nhà trái phép, 6 vụ sử dụng đất sai mục
đích trong 5 năm. Do đó công tác quản lý nhà nước về đất đai đã giúp UBND Phường kiểm
tra, quản lý việc sử dụng đất thường xuyên, kịp thời đạt hiệu quả cao.
2.2.2. Giải quyết tranh chấp, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử
dụng đất.
Đây là một biện pháp nhằm điều chỉnh các quan hệ đất đai theo yêu cầu mà pháp luật
đã quy định. Trong 5 năm phường đã tiếp nhận 21 đơn liên quan đến đất đai của công dân
trong đó 9 đơn tranh chấp, 11 kiến nghị. UBND Phường và cơ các ban nghành đoàn thể đã
phối hợp giải quyết như sau.
Bảng 2.6: Kết quả giải quyết tranh chấp, kiến nghị và khiếu nại, tố cáo về đất đai
phường An Phú
Tranh chấp
Năm


Số vụ

Đã giải
quyết

Khiếu nại
Số vụ

Đã giải
quyết
16

Kiếu nại
Số vụ

Đã giải
quyết

Tố cáo
Số vụ

Đã giải
quyết


2012
2013
2014
2015
2016

Tổng

2
3
1
2
1
9

2
3
1
2
1
9

3
2
3
2
2
12

3
2
3
2
2
12


0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
(Nguồn: UBND phường An Phú)

0
0
0
0
0
0

- Tranh chấp đất đai xảy ra 9 vụ, đã giải quyết được 9 vụ, đạt 100%.
- Tranh chấp đất đai xảy ra 12 vụ, đã giải quyết được 12 vụ, đạt 100%.
- Không có trường hợp nào Khiếu nại, Tố cáo về lỉnh vực đất đai.

Trong 5 năm tình hình tranh chấp, kiến nghị của nhân dân về lĩnh vực đất đai còn xảy
ra nhưng không đáng kể năm 2016 giảm 2 vụ so với năm 2012
2.3 Thành công và hạn chế trong công tác quản lý đất đai của phường An Phú, thị xã An
Khê.
2.3.1 Một số thành công trong công tác quản lý đất đai phường An Phú, thị xã An
Khê
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các loại hình sản xuất kinh doanh- dịch vụ
tăng, góp phần giữ vững tăng trưởng kinh tế. Tổng giá trị sản xuất cuối năm 2016 đạt 316,72
đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 16,23%
Cơ cấu ngành: Thương mại- dịch vụ năm 2012 chiếm 64,2% tăng lên 76,3% năm
2016, tiểu thủ công nghiệp- xây dựng năm 2012 chiếm 26,8% giảm xuống còn 20,2% năm
2016, nông – lâm nghiệp năm 2012 chiếm 9,0% giảm xuống còn 3,5% năm 2016.
Gía trị sản xuất nông- lâm nghiệp năm 2016 đạt 25,58 tỷ đồng, tăng bình quân hàng
năm 7,48%. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, do quy hoạch phát triển đô thị
năm 2016 giảm 2,72ha so với năm 2012
Theo số liệu kiểm kê năm 2012, tổng diện tích tự nhiên toàn Phường là 390,0 ha,
trong đó: đất nông nghiệp có diện tích 228,06 ha, chiếm 58,48%; đất phi nông nghiệp có
diện tích 158,33 ha, chiếm 40,60%; đất chưa sử dụng có diện tích 3,61 ha, chiếm
0,92%. Năm 2016, tổng diện tích tự nhiên toàn Phường là 390,0 ha, trong đó: đất nông
nghiệp có diện tích 225,14 ha, chiếm 57,73%; đất phi nông nghiệp có diện tích 161,25 ha,
17


chiếm 41,34%; đất chưa sử dụng có diện tích 3,61 ha, chiếm 0,92%, vì vậy từ năm 2012 đến
năm 2016 đất nông nghiệp giảm đi 2,72ha ngược lại đất phi nông nghiệp tăng lên 2,72ha.
Bảng 2.7: Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng phường An Phú năm
2010, 2014.

TT


Loại đất

Diện tích



Tỷ lệ

(ha)

Tổng diện tích tự nhiên

(%)

390

100,00

Năm 2010

Năm 2014

Diện tích

Tỷ lệ

Diện tích

Tỷ lệ


(ha)

(%)

(ha)

(%)

1

Đất nông nghiệp

NNP

228,06

58,48

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

212,11

54,39

1.1.1


Đất trồng cây hằng năm

CHN

121,01

31,03

1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

35,05

8,98

53,05

8,98

1.1.1.2

Đất trồng cây HN khác

HNK

85,96


22,04

85,26

21,86

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

91,10

23,36

88,88

22,78

1.2

Đất lâm nghiêp

LNP

11,75

3,01 11,75


3,01

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

11,75

3,01 11,75

3,01

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH

0

0

0

0

1.3


Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

4,2

1,08

4,2

1,08

1.4

Đất nông nghiệp khác

NKH

0

0

0

0

2

Đất phi nông nghiệp


PNN

158,33

40,60

2.1

Đất ở

OTC

75,42
18

225,14

57,73

209,19
120,31

161,25

19,34 78,03

53,64
30, 8

41,34

20


2.1.1

Đất ở nông thôn

ONT

0

0

2.1.2

Đất ở đô thị

ODT

75,42

19,34 78,03

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

63,27


16,22

2.2.1

Đất trụ sở cơ quan

CTS

1,49

0,38

19,49

0,38

2.2.2

Đất quốc phòng

CQP

0

0

0

0


2.2.3

Đất an ninh

CAN

0,26

0,07

0,26

0,07

2.2.4

Đất sản xuất, KD PNN

CSK

0,69

0,18

0,56

0,14

61,27


15,71

Đất có mục đích công

0

0
20

63,58

16,30

2.2.5

cộng

CCC

60,83

15,60

2.3

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN


1,81

0,46

1,81

0,46

2.4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

2,54

0,65

2,54

0,65

2.5

Đất sông suối và MNCD

SMN

15,29


3,92

15,29

3,92

3

Đất chưa sử dụng

CSD

3,61

0,92

3,61

0,92

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

0

0


3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

DCS

3,61

0,92

0

0
3,61

0,92

(Nguồn: UBND phường An Phú)
- Nhóm đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn phường chiếm tỷ lệ trung bình, chiếm 58,48% năm
2012 và giảm xuống còn 57,73% năm 2016 so với tổng diện tích tự nhiên.
Trong nhóm đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm có diện tích 91,10 ha
chiếm 23,36 % năm 2012 và giảm xuống còn 88,88 ha chiếm 22,79% năm 2016 so với tổng
diện tích đất tự nhiên. Đất trồng cây hàng năm là 121,01 ha chiếm đến 31,03% năm 2010 và
giảm xuống còn 120,31ha chiếm 30,8% năm 2014 so với tổng diện tích đất tự nhiên tập trung ở
các tổ dân phố 03, 04, 05, 08, 15, 16. Đất trồng cây hằng năm chủ yếu là trồng lúa, ngoài ra
còn có ngô và một số loại rau. Trong đất trồng cây hằng năm, đất trồng lúa chiếm 15,36%
năm 2012 tăng lên 15,56% năm 2016 so với tổng diện tích đất nông nghiệp nhưng tổng diện
19



tích đất trồng lúa không thay đổi qua các năm vì tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2016
giảm so với năm 2012.
Đất lâm nghiệp cũng vậy năm 2012 là 11,75ha chiếm 5,15% năm 2016 tăng lên
5,21% năm 2016 so với tổng diện tích đất nông nghiệp do tổng diện tích đất nông nghiệp
giảm xuống, sản phẩm lâm nghiệp vừa có tác dụng cung cấp cho nền kinh tế quốc dân vừa
có tác dụng phòng hộ và bảo vệ môi trường.
Đất nuôi trồng thủy sản chiếm 1,84% năm 2012 tăng lên 1,86% năm 2016 so với tổng
diện tích đất nông nghiệp do tổng diện tích đất nông nghiệp giảm xuống, chủ yếu nuôi cá và
một số loại thủy hải sản khác.
- Nhóm đất phi nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp của phường An Phú có diện tích 158,33ha, chiếm 40,60% năm
2012 tăng lên 161,25ha, chiếm 41,34% năm 2016 so với tổng diện tích đất tự nhiên toàn
Phường.
+ Đất ở: toàn Phường có 75,42ha, chiếm 47,63% năm 2012 tăng lên 78,03ha chiếm
48,39% năm 2016 so với tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Phần lớn dân cư phân bố ven
các đường trục tạo thành các điểm và tuyến dân cư, một số ít phân tán trong các khu vực sản
xuất.
+ Đất chuyên dùng (CD): Toàn phường có 63,27 ha, chiếm 39,69% năm 2012 tăng lên
63,58ha chiếm 39,42% năm 2016 so với tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Trong đó:
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 1,49 ha (2,35% đất CD).
Đất sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng: 0,26 ha (0,41% đất CD).
Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: năm 2012 là 0,69 ha (0,18% đất CD) năm
2016 giảm xuống 0,56 ha (0,14% đất CD).
Đất sử dụng vào mục đích công cộng: 60,83 ha (96,14% đất CD) năm 2016 tăng lên
61,27 ha (96,36% đất CD).
+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Diện tích rất nhỏ và không thay đổi là 1,81 ha, chiếm
1,14% diện tích đất phi nông nghiệp năm 2012 và 1,12% năm 2014.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Diện tích không thay đổi là 2,54 ha, chiếm 1,60% diện tích
đất phi nông nghiệp năm 2012 và 1,57% năm 2016.

20


+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Có diện tích 15,29ha, chiếm 9,66% diện
tích đất phi nông nghiệp năm 2012 và 9.48% năm 2016.
- Nhóm đất chưa sử dụng
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2012 đến năm 2016, diện tích đất chưa sử dụng
trên địa bàn phường An Phú chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng có diện tích là 3,61 ha,
chiếm 0,92% tổng diện tích tự nhiên.
2.3.2. Mội số hạn chế trong vấn đề quản lý đất đai phường An Phú, thị xã An Khê.
- Phường An Phú có vị trí địa lý, điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi, đất đai phì
nhiêu, thích hợp phát triển nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, người dân
sử dụng đất nông nghiệp không theo quy hoạch và vấn đề các cơ quan quản lý cần quan tâm.
- Văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai nhiều, thay đổi liên tục, nhiều nội dung
còn chồng chéo.
- Quy hoạch đô thị không đồng bộ, cơ sở hạ tầng về như đường giao thông chưa hoàn
thiện.
- Hiện nay trên địa bàn Phường vẫn còn một số hộ gia đình chưa được cấp giấy
CNQSD đất do người dân không đăng ký quyền sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất không
rõ ràng, đất đang tranh chấp, đất nằm trong khu quy hoạch...
- Sổ theo dõi biến động đất đai của phường chưa kịp thời xử lý bổ sung, do đó khó
nắm bắt được những biến động xảy ra trong quá trình sử dụng đất.
- Việc quản lý chuyển mục đích sử dụng đất chưa thật chặt chẽ. Vẫn còn nhiều trường
hợp chuyển mục đích sử dụng đất trái phép nhưng chính quyền địa phương không kiểm soát
được.
- Với tốc độ đô thị hoá đang diễn ra khá mạnh mẽ trên địa bàn, nhu cầu về đất phi
nông nghiệp tăng, dẫn đến tình trạng chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái
pháp luật thường xuyên xảy ra, gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai tại địa phương.
- Trình độ, nhận thức của một bộ phận người dân còn nhiều hạn chế về về bảo vệ và
sử dụng đất đai tại địa phương chưa cao gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai của chính

quyền địa phương.
21


×