Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bệnh Care trên chó, đặc điểm sinh học và sinh học phân tử của virus Care phân lập được tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1022.09 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN VĂN NÊN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CHỦ YẾU CỦA BỆNH
CARE TRÊN CHÓ, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SINH HỌC
PHÂN TỬ CỦA VIRUS CARE PHÂN LẬP ĐƢỢC
TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi
Mã số: 62.64.01.02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Hà Nội - Năm 2017


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. NGUYỄN THỊ LAN
2. PGS. TS. NGUYỄN VĂN THANH

Phản biện 1: PGS TS. PHẠM VĂN HOẠT
BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Phản biện 2: PGS.TS. TÔ LONG THÀNH
TRUNG TÂM CHUẨN ĐOÁN THÚ Y TRUNG ƢƠNG
Phản biện 3: TS. ĐẶNG THANH SƠN
VIỆN THÚ Y

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại


Học viện Nông nghiệp Việt Nam
vào hồi
giờ
ngày
tháng
năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Lương Định Của - Học viện Nông nghiệp Việt Nam


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bệnh Care hay bệnh sài sốt ở chó là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy
hiểm thường xảy ra ở chó con, lây lan nhanh và tỷ lệ chết rất cao. Bệnh Care
được biết tới là căn bệnh nguy hiểm nhất trên chó trong nửa đầu thế kỷ 19.
Bệnh Care được báo cáo lần đầu tiên ở châu Âu vào năm 1760 (Appel and
Gillespie, 1972). Các triệu chứng lâm sàng và tiến triển của bệnh đã được mô tả
lần đầu tiên vào năm 1809 bởi EdwardJenner (Appel and Gillespie, 1972);
(Shell, 1990) và virus Care đã được phân lập vào năm 1905. Bệnh Care xảy ra
rộng rãi trên toàn thế giới, xảy ra ở một số nước như Mỹ, Argentina, Brazil,
Mexico, Nam Phi và nhiều nước ở châu Âu, gần đây nhất là ở các nước châu Á
như Nhật Bản (Lan et al., 2006a), Thái Lan (Keawcharoen et al., 2005), Hàn
Quốc (An et al., 2008) và Ấn Độ (Latha et al., 2007).
Nguyên nhân gây bệnh Care trên chó là do virus Care (Canine distemper
virus - CDV). CDV là một thành viên của giống Morbillivirus, thuộc họ
Paramixoviridae. Các thành viên khác của giống Morbillivirus như virus gây
bệnh sởi trên người (Measles virus - MV), virus dịch tả trâu bò (Rinderpest
virus - RPV), virus gây bệnh trên động vật nhai lại nhỏ (Peste des petits

ruminants virus - PPRV), virus gây bệnh trên động vật có vú dưới nước (cá heo,
hải cẩu) (Murphy et al., 1999). Virus Care cũng gây bệnh trên động vật hoang
dã ăn thịt và hổ (Appel et al., 1994); (Frölich et al., 2000); (Martella et al.,
2002). Virus Care có cấu tạo gồm một sợi RNA đơn không phân đoạn gồm
khoảng 15.690 nucleotide. Trong cấu trúc bộ gene gồm 6 gene mã hóa cho các
protein như protein tạo lớp vỏ bọc (M), hai glycoprotein (yếu tố kết dính (H),
yếu tố kết hợp virus với thụ thể trên màng tế bào (F)), hai protein có liên quan
tới sự sao chép RNA (phosphoprotein – P và large protein – L) và nucleocapsid
N đóng gói RNA của virus (Sidhu et al., 1993). Dựa trên trình tự của protein
Haemagglutinin (H), Harder and Osterhaus, (1997) và Martella et al., (2006) đã
phân loại virus Care thành 7 nhóm chính theo ví trí địa lý gồm: Arctic – like,
America 1, America 2, Asia 1, Asia 2, Europe, Europe-wildlife.
CDV là virus gây nhiễm hướng lympho, niêm mạc và mô thần kinh. Trước
đây, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân lập CDV trên các môi trường như
dòng tế bào biểu mô và nguyên bào sợi, tế bào lympho của chó (Appel et al.,
1992), đại thực bào phế nang của chó (Appel, 1978), đại thực bào màng bụng
chồn sương (Poste, 1971), xơ phôi gà (Ezeibe, 2005). Tuy nhiên việc phân lập
và xác định hiệu giá virus Care rất khó khăn do không có dòng tế bào nào thích
hợp để virus sinh trưởng và gây bệnh tích tế bào. Qua nghiên cứu của Seki et al.
(2003) và Lan et al. (2005a) đã chỉ ra Vero-DST là dòng tế bào thích hợp, có
thể sử dụng để phân lập và xác định hiệu giá virus.
Ở Việt Nam, bệnh Care được phát hiện từ năm 1920. Chó phát bệnh
thường chết với tỷ lệ chết 50-80%, có thể lên đến 100% nếu không được điều
1


trị kịp thời (Hồ Đình Chúc, 1993). Cho đến nay, bệnh Care xảy ra ở hầu hết các
tỉnh và gây thiệt hại lớn cho đàn chó nuôi trong nước do tỷ lệ tử vong của bệnh
rất cao (Lê Thị Tài, 2006). Nhưng các nghiên cứu về bệnh lý, đặc tính sinh học
và di truyền của virus Care ở trong nước còn rất khiêm tốn, bên cạnh đó hiệu

quả bảo hộ của các vacxin phòng bệnh Care đang lưu hành hiện nay chưa cao
cũng như chưa có nhiều báo cáo cụ thể. Xuất phát từ thực tiễn đó, trong đề tài
này chúng tôi tiến hành nghiên cứu về đặc điểm bệnh lý chủ yếu của chó mắc
Care, đồng thời nghiên cứu về đặc tính sinh học và sinh học phân tử của virus
Care phân lập tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng
giúp các bác sỹ thú y cơ sở tại các phòng mạch hay cơ quan nghiên cứu trong
việc chẩn đoán bệnh dựa vào đặc điểm bệnh lý đặc trưng của bệnh và lựa chọn
được nguồn mẫu bệnh phẩm phục vụ cho việc chọn chủng virus chế vacxin
phòng bệnh hiệu quả, chế tạo kit chẩn đoán, chế tạo kháng nguyên dùng trong
chẩn đoán góp phần giảm thiểu thiệt hại kinh tế do bệnh Care gây ra cho đàn
chó nuôi ở trong nước.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Xác định được một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của chó mắc bệnh Care cũng
như đặc tính sinh học và sinh học phân tử của virus Care phân lập được tại một số
tỉnh phía Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc chẩn đoán phát hiện
bệnh dựa vào triệu chứng lâm sàng. Bên cạnh đó, thông tin về các đặc tính sinh
học và sinh học phân tử của các virus Care giúp cho việc sàng lọc và lựa chọn
được chủng virus có tiềm năng trong sản xuất vacxin và các chế phẩm sinh học
phục vụ công tác chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh Care.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu là chó mắc bệnh Care, mẫu virus Care phân lập
được từ các chó mắc bệnh Care
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6/2014 tới tháng 12/2016
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Bệnh viện thú y, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
+ Bộ môn bệnh lý thú y, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
+ Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học thú y, Khoa Thú y,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đây là công trình nghiên cứu hoàn chỉnh và có hệ thống về đặc điểm bệnh

lý bệnh Care ở chó và đặc điểm sinh học và sinh học phân tử của 5 chủng virus
phân lập được từ 6 giống chó (3-6 tháng tuổi) mắc bệnh Care thu thập từ 5 tỉnh
phía Bắc Việt Nam: Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Giang, Nam Định.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo dùng trong giảng dạy và nghiên
cứu về bệnh Care ở chó trong các trường, viện nghiên cứu chuyên ngành thú y.
Đây cũng là tư liệu khoa học quý báu và cần thiết cho những người làm công
2


tác thú y cơ sở về bệnh Care. Đồng thời, thông tin chi tiết của các chủng giống
virus Care phân lập được có ý nghĩa trong việc xây dựng ngân hàng hồ sơ
chủng giống gốc, phục vụ cho các bước đăng ký chủng giống với ngân hàng
bảo tồn nguồn gene quốc gia.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đã thu thập, sàng lọc và đánh giá các đặc tính sinh học và sinh học
phân tử của 5 chủng virus Care đang gây bệnh tại một số tỉnh phía Bắc Việt
Nam. 5 chủng virus phân lập được có tiềm năng cho chọn giống để sản xuất
vacxin hoặc chế tạo kit, làm kháng nguyên cho chẩn đoán hoặc làm giống để
công cường độc đánh giá hiệu quả bảo hộ và kiểm nghiệm vacxin. Kết quả
nghiên cứu tạo tiền đề giúp thúc đẩy các nghiên cứu phát triển sản xuất vacxin
trong nước từ chính các chủng virus đang lưu hành tại thực địa, từ đó nâng cao
hiệu quả phòng bệnh.
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH CARE TRONG VÀ NGOÀI
NƢỚC
2.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc
Nghiên cứu về đặc điểm bệnh lý chủ yếu của chó mắc bệnh Care được
thực hiện bởi các tác giả như: Hồ Đình Chúc (1993); Lê Thị Tài (2006); Tô Du

và Xuân Giao (2006); Lan et al., (2008); Nguyễn Thị Lan và Khao Keonam
(2012); Nguyễn Thị Lan và cs., (2015).
Nghiên cứu về đặc tính sinh học và sinh học phân tử của virus Care được
thực hiện bởi các tác giả như: Nguyễn Thị Lan và cs. (2012); Lan et al., (2008);
Lan et al., (2009a).
2.1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nƣớc
Nghiên cứu về đặc điểm bệnh lý chủ yếu của chó mắc bệnh Care được
thực hiện bởi các tác giả như: Appel (1969), McCullough et al., (1974); Miry et
al. (1983); (Shell, 1990); Summers and Appel, (1994); Maeda et al., (1994);
(Bittegeko et al., 1994); (Baumgärtner et al., 1995); Appel and Summers,
(1995); Grone et al., (2003); Amude et al., (2006); Amude et al., (2007); Kubo
et al. (2007); Del Puerto et al. (2010).
Nghiên cứu về đặc tính sinh học và sinh học phân tử của virus Care được
thực hiện bởi các tác giả như: Appel et al., (1992); Appel, (1978); Poste,
(1971); Carpenter et al., (1992); Haas et al., (1997); Harder and Osterhaus,
(1997); Iwatsuki et al., (1997); Mochizuki et al., (1999); von Messling et al.,
(2001); Seki et al., (2003); Hirama et al., (2004); Ezeibe, (2005); Martella et
al., (2006); Lan et al., (2005a; 2005b; 2005c; 2006a; 2006b; 2007; 2008; 2009a;
2009b); Tan et al., (2011); Guo et al., (2013).

3


2.2. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ VIRUS CARE
2.2.1. Phân loại virus gây bệnh Care
Canine Distemper Virus (CDV) là một thành viên của giống
Morbillivirus, thuộc họ Paramixoviridae.
2.2.2. Hình thái của virus Care
Hình thái virus quan sát được thấy dưới kính hiển vi điện tử có hình vòng
tròn, hình bán nguyệt do các sợi cuộn quanh tròn mà thành. Dạng tròn này có

đường kính đo được 115nm đến 230nm. Màng cuộn kép có độ dày 75 đến 85Ao
với bề mặt phủ các sợi xoắn ốc từ bên trong ra (Kennedy et al., 1989).
2.2.3. Cấu trúc của virus Care
Virus Care không phân đoạn, sợi âm tính, sợi đơn, với bộ gene RNA ước
chừng khoảng 15,7 Kb và có vỏ bọc với đường kính có kích thước từ 150 tới
300 nm (Murphy et al., 1999).
2.2.4. Sức đề kháng của virus Care
Virus Care là một virus không ổn định và nhạy cảm với nhiệt độ, tia UV,
dung môi hòa tan lipid, chất tẩy rửa và chất ôxy hóa (Gröne et al., 1998) mặc
dù nó có vỏ bọc protein chống lại sự vô hoạt của các tác nhân bên ngoài.
2.2.5. Cơ chế sinh bệnh
Virus gây bệnh Care là virus gây nhiễm hướng mô lympho, niêm mạc và
mô thần kinh. Đầu tiên, virus nhân lên ở mô lympho của hệ hô hấp. Sau đó
virus nhiễm vào các dịch bạch huyết rồi vào máu gây bại huyết. Virus tác động
đến nội mạc mạch máu và gây sốt, sốt kéo dài từ 1 - 2 ngày. Virus theo máu vào
hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu và hệ thống thần kinh trung ương cũng như
dây thần kinh thị giác. Ít ngày sau, cơn sốt thứ 2 xuất hiện, biểu hiện trầm trọng
hơn do các nhiễm trùng nặng trong phủ tạng.
2.2.6. Đặc tính sinh học của virus Care
Nghiên cứu của Seki et al., (2003) đã làm rõ những đặc tính sinh trưởng
khác nhau khi gây nhiễm các CDV lên tế bào Vero và tế bào Vero-DST. Qua đó,
có thể nhận thấy, tế bào Vero-DST là dòng tế bào thích hợp, có thể sử dụng để
phân lập và xác định hiệu giá virus (Lan et al., 2005a; 2005b; 2006b).
2.2.7. Đặc tính sinh học phân tử của virus Care
Cấu trúc của virus Care gồm 1 protein không cấu trúc (C) và 6 protein
cấu trúc gồm: Large protein (L), haemagglutinin (H), phosphoprotein (P),
nucleocapsid protein (N), fusion protein (F) và matrix protein (M). (Diallo,
1990). Phân loại theo địa lý của virus Care dựa trên trình tự của protein H
(Harder and Osterhaus, 1997) gồm 7 nhóm chính: Arctic – like, America 1,
America 2, Asia 1, Asia 2, Europe, Europe-wildlife.

2.3. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH CARE
2.3.1. Đặc điểm dịch tễ của bệnh Care
Bệnh Care xuất hiện trên toàn thế giới. Trong tự nhiên tất cả các giống
chó đều cảm thụ với virus Care, nhưng chó ngoại mẫn cảm hơn chó nội. Virus
Care cũng gây bệnh trên động vật hoang dã ăn thịt (Appel et al., 1994). Trong
4


tự nhiên hầu hết xảy ra ở chó từ 2 đến 12 tháng tuổi, nhiều nhất là chó từ 3 đến
6 tháng tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng xuất hiện nhiều khi có sự thay đổi
thời tiết đặc biệt là những ngày mưa, độ ẩm cao. Ở Việt Nam, bệnh thường diễn
ra vào thời điểm giao mùa, từ xuân sang hè. Chó phát bệnh thường chết với tỷ lệ
chết 50 - 80%, thậm chí lên đến 100% nếu không điều trị kịp thời (Hồ Đình
Chúc, 1993).
2.3.2. Triệu chứng bệnh tích
Triệu chứng của bệnh thường liên quan tới hệ thống hô hấp, tiêu hóa và
hệ thống thần kinh. Bệnh Care thường có đặc điểm sốt hai giai đoạn, kèm theo
tiết dịch ở mắt – mũi, sau đó là dịch mủ, chán ăn, viêm kết mạc, viêm phế quản,
viêm phổi, viêm dạ dày ruột, và triệu chứng thần kinh (Summers and Appel,
1994). Theo Appel and Summers (1995) bệnh tích đại thể có thể gặp bao gồm
sừng hoá ở mõm và gan bàn chân.
2.3.3. Chẩn đoán bệnh Care
Dựa vào đặc điểm dịch tễ học của bệnh, triệu chứng lâm sàng để chẩn
đoán bệnh Care. Trong phòng thí nghiệm có thể áp dụng các phương pháp như
xét nghiệm máu, tìm thể Lents, chẩn đoán virus học, ELISA, nhuộm hóa mô
miễn dịch, miễn dịch huỳnh quang, RT-PCR, kit chẩn đoán nhanh.
2.3.4. Phòng và điều trị bệnh
Phòng bệnh bằng vệ sinh và tiêm phòng vacxin. Điều trị bằng dùng kháng
huyết thanh: liều 15 – 30 ml/con, tiêm sớm. Khi con vật đã có triệu chứng viêm
phổi hay triệu chứng thần kinh thì kháng huyết thanh không có hiệu lực.

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Bệnh viện thú y, khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Bộ môn bệnh lý thú y, khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học thú y, khoa Thú y,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian: từ tháng 6/2014 tới 12/2016
3.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
3.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Chó mắc bệnh Care, mẫu virus Care phân lập được từ các mẫu bệnh
phẩm của chó mắc bệnh Care được thu thập từ một số tỉnh phía Bắc Việt Nam:
Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Giang, Nam Định.
3.3.2. Vật liệu nghiên cứu
- Dụng cụ, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu: Bể ổn nhiệt, máy đúc
chuyển mẫu tự động, máy cắt tổ chức Microtom, máy làm khô tiêu bản, kính
hiển vi quang học, máy xét nghiệm huyết học tự động CELL-DYN 3700, tủ ấm
nuôi cấy tế bào (5% CO2), kính hiển vi soi nổi, máy ly tâm, máy gia nhiệt PCR,
máy giải trình tự gene tự động Beckman Coulter CEQ 8000.
5


- Hóa chất phục vụ nghiên cứu: Formol 10%, parafin, xylen, thuốc nhuộm
Hematoxilin – Eosin, dòng tế bào Vero-DST; DMEM, 10% FBS, dung dịch
đệm EDTA, kháng sinh; kit tách chiết RNA, DNA tổng số, cặp mồi gene H và
P, kit phản ứng RT-PCR và PCR, đệm TBE hoặc TAE, agarose, hóa chất tinh
sạch sản phẩm PCR sequence và kit chạy giải trình tự gene, kit ELISA.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.4.1. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu của chó mắc bệnh Care
- Nghiên cứu một số triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh Care

- Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng của chó mắc bệnh Care
- Nghiên cứu sự thay đổi về chỉ tiêu máu của chó mắc bệnh Care
- Nghiên cứu biến đổi bệnh lý đại thể của chó mắc bệnh Care
- Nghiên cứu biến đổi bệnh tích vi thể của chó mắc bệnh Care
- Nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật hóa mô miễn dịch để xác định sự phân bố
của virus Care trên các cơ quan tổ chức của chó bệnh
3.4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của của những chủng virus Care phân
lập đƣợc
- Nghiên cứu khả năng gây bệnh tích tế bào (CPE) của những chủng virus
Care phân lập được
- Nghiên cứu xác định hiệu giá virus của những chủng virus Care phân lập
được
- Nghiên cứu xác định quy luật nhân lên của những chủng virus Care phân
lập được
- Nghiên cứu về tính kháng nguyên của những chủng virus Care phân lập
được
3.4.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học phân tử của những chủng virus Care
phân lập đƣợc
- Nghiên cứu giải trình tự gene của những chủng virus nghiên cứu
- Nghiên cứu so sánh trình tự nucleotide của những chủng virus nghiên cứu
- Nghiên cứu so sánh trình tự amino acid của những chủng virus nghiên cứu
- Nghiên cứu so sánh mức độ tương đồng về trình tự nucleotide giữa những
chủng virus nghiên cứu
- Nghiên cứu so sánh mức độ tương đồng về trình tự amino acid giữa những
chủng virus nghiên cứu
- Nghiên cứu xây dựng cây sinh học phân tử thể hiện mối quan hệ phát sinh
loài
3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Phƣơng pháp khám lâm sàng
Nhiệt độ cơ thể được đo bằng nhiệt kế thủy ngân, ở trực tràng, ngày 2 lần

vào lúc 7 giờ sáng và 5 giờ chiều. Tần số hô hấp được kiểm tra bằng phương
pháp quan sát, thông qua sự lên xuống của các cơ vùng ngực. Tần số tim được
đo bằng ống nghe đếm nhịp tim trong một phút.
6


3.5.2. Phƣơng pháp mổ khám, quan sát bệnh tích đại thể
Chó bệnh được cố định trên bàn mổ hoặc khay mổ, được mổ khám nhằm
bộc lộ các cơ quan trong xoang ngực, xoang bụng, xoang chậu, hộp sọ và não,…
để quan sát.
3.5.3. Phƣơng pháp làm tiêu bản vi thể và quan sát bệnh tích trên tiêu bản
Phương pháp làm tiêu bản vi thể theo quy trình tẩm đúc bằng parafin,
nhuộm Haematoxilin – Eosin (HE) thường quy tại phòng thí nghiệm bộ môn
Bệnh lý thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
3.5.4. Phƣơng pháp nhuộm hóa mô miễn dịch
Phương pháp nhuộm hoá miễn dịch tổ chức có quy trình tẩm đúc bằng
paraffin giống phương pháp làm tiêu bản vi thể. Các bước thực hiện chính gồm:
làm sạch tiêu bản; hoạt hóa enzyme; khử peroxydase nội sinh; gắn kháng thể;
gắn kháng kháng thể; bổ sung cơ chất; nhuộm nhân tế bào và đọc kết quả.
3.5.5. Phƣơng pháp xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý máu
Lấy 2ml máu/con, đưa vào ống bảo quản có chứa chất chống đông, sau đó
phân tích các chỉ tiêu sinh lý máu bằng máy đếm huyết học Cell-Dyn 3700.
3.5.6. Phƣơng pháp nuôi cấy tế bào
Dòng tế bào Vero-DST được nuôi cấy trên môi trường DMEM có bổ
sung 10% FCS và 5% CO2.
3.5.7. Phƣơng pháp phân lập virus Care trên môi trƣờng tế bào Vero-DST
Mẫu bệnh phẩm được nghiền nát bằng chày và cối vô trùng sau đó được
đồng nhất trong dung dịch MEM. Tiến hành ly tâm tốc độ cao và lọc hỗn dịch
bệnh phẩm. Hút bỏ môi trường nuôi cấy ở các đĩa lồng tế bào đã chuẩn bị và bổ
sung 100 µl hỗn dịch bệnh phẩm. Tế bào gây nhiễm virus được ủ ở 370C với

5% CO2 trong 30 phút. Bổ sung 1,5 ml môi trường DMEM có chứa 10% TPB
(Tryptose Phosphate Broth) vào đĩa lồng và để ở 370C với 5% CO2. Hàng ngày
theo dõi sự phá hủy tế bào bằng kính hiển vi soi nổi và thu virus khi tế bào bị
phá hủy đạt 80% - 90% diện tích đáy của đĩa lồng.
3.5.8. Phƣơng pháp xác định hiệu giá virus (TCID50/ml)
TCID50 xác định theo phương pháp Behrens-Karber (Lan et al., 2005a).
3.5.9. Phƣơng pháp xác định đƣờng biểu biễn sự nhân lên của virus
Gây nhiễm virus Care trên môi trường tế bào Vero-DST với MOI = 0,01. Xác
định hiệu giá virus tự do và virus nằm trong tế bào ở các thời điểm 12, 24, 36, 48,
60, 72, 84 96 giờ sau gây nhiễm virus. Đường biểu diễn sự nhân lên của virus
được xây dựng có biến là log10 của TCID50 tại mỗi thời điểm thu virus.
3.5.10. Phƣơng pháp xác định tính kháng nguyên của virus Care
Hỗn dịch kháng nguyên virus Care sau khi được vô hoạt bằng formaldehyde
(35%), kiểm tra vô hoạt và thuần khiết, sau đó được trộn với Al(OH)3 10% theo tỷ
lệ 1:1. Hỗn dịch này được tiêm cho 6 chó becgie với 2 mũi tiêm cách nhau 28
ngày. Sau 21 ngày tiêm mũi cuối tiến hành công cường độc bằng chủng virus
CDV-HUA-04H với liều 100 LD50. Theo dõi triệu chứng lâm sàng, mẫu máu và
7


dịch swab của chó thí nghiệm được lấy ở các ngày 4, 7, 10, 14, 21 để kiểm tra
huyết thanh học và phân lập virus.
3.5.11. Phƣơng pháp ELISA
Các bước thực hiện theo hướng dẫn đi kèm của bộ kit ELISA Ingezime
MOQUILLO IgG 1.5.CDG.K1 của hãng Ingenasa (Tây Ban Nha) nhằm phát hiện
kháng thể trong huyết thanh.
3.5.12. Phƣơng pháp RT-PCR và PCR
Mẫu RNA tổng số sau khi được tách chiết sẽ được tiến hành phản ứng
RT-PCR bằng bộ kit QIAamp Viral RNA Minikit (Qiagen, Hilden, Đức) với
các bước thực hiện theo hướng dẫn đi kèm.

3.5.13. Phƣơng pháp giải trình tự gene và xử lý dữ liệu giải trình tự gene
Tinh sạch sản phẩm của phản ứng RT-PCR, chạy phản ứng PCR
sequence rồi tinh sạch sản phẩm phản ứng PCR sequence, sau đó đưa vào máy
giải trình tự gene tự động Beckman Coulter SEQ 8000. Dữ liệu các trình tự
gene thu được trên máy giải trình tự gene được kiểm tra bằng chương trình
Blast trên ngân hàng gene thế giới. Xác định nguồn gốc phả hệ phát sinh chủng
loại trên cơ sở trình tự gene của chủng virus thu nhận bằng phần mềm Genetyx
(version 5.0.4) và MEGA (Molecular Evolutionary Genetics Analysis) version
6.0. Sử dụng phương pháp test Maximum likehood với giá trị bootstrap là 1000
đơn vị với các chủng tham chiếu được lấy từ ngân hàng gene thế giới.
3.5.14. Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được gồm thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim và các
chỉ tiêu máu được tính toán các giá trị trung bình (Mean) và sai số chuẩn (SE)
bằng phần mềm Minitab version 16.2.4. Sử dụng phương pháp thống kê phân
tích phương sai (ANOVA/One Way) với phương pháp Tukey của phần mềm
Mintab version 16.2.4 nhằm chỉ ra sự sai khác có ý nghĩa thống kê của các số
liệu thu thập được.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CHỦ YẾU CỦA
CHÓ MẮC BỆNH CARE
4.1.1. Kết quả chẩn đoán chó mắc bệnh Care bằng phƣơng pháp RT-PCR
Nghiên cứu đã tiến hành lấy dịch swab của 68 chó trong nghiên cứu để
chẩn đoán bằng RT-PCR (với bệnh Care) và PCR (với bệnh Parvovirrus) nhằm
sàng lọc được các chó chỉ mắc bệnh Care. Kết quả chẩn đoán bằng phương
pháp RT-PCR và PCR được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Kết quả chẩn đoán bằng phƣơng pháp RT-PCR và PCR
Parvovirus
CDV
Mẫu bệnh phẩm
Dịch swab

Dịch swab
Số mẫu dương tính
0/68
68/68
Tỷ lệ dương tính (%)
0,0
100,0
8


Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy tất cả 68/68 mẫu dịch swab được lấy từ các
chó bệnh đều cho kết quả dương tính với virus Care, âm tính với Parvovirus khi
chẩn đoán bằng phản ứng RT-PCR với đoạn gene P. Kết quả chẩn đoán này
khẳng định chắc chắn 68 chó nghiên cứu chỉ mắc bệnh Care.
4.1.2. Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh Care
Sau khi theo dõi, quan sát và ghi chép các biểu hiện khác thường trên 68
chó mắc bệnh Care, một số triệu chứng lâm sàng chủ yếu của chó được trình
bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của chó mắc bệnh Care
Số chó
Số chó có
STT
Triệu chứng lâm sàng
nghiên cứu
biểu hiện
Tỷ lệ (%)
(con)
(con)
1
Biếng ăn, ủ rũ

68
68
100,0
2
Sốt
68
68
100,0
3
Dử mắt
68
68
100,0
4
Nôn mửa
68
66
97,06
5
Ho
68
54
79,41
6
Dử mũi
68
54
79,41
7
Ỉa chảy

68
52
76,47
8
Sừng hóa gan bàn chân
68
28
41,18
9
Nốt sài
68
22
32,35
10 Triệu chứng thần kinh
68
8
11,76
Qua bảng 4.2, nhận thấy các chó mắc Care có những triệu chứng điển
hình như biếng ăn, ủ rũ, sốt, ho, ỉa chảy màu cà phê, nôn mửa, có các nốt sài ở
vùng da mỏng (hình 4.1), gan bàn chân cứng và sưng (hình 4.2), có dử mắt, dử
mũi nhiều, ở giai đoạn cuối của bệnh một số con có triệu chứng thần kinh.
Trong đó, các triệu chứng xuất hiện với tỷ lệ cao như biếng ăn, ủ rũ, sốt, có dử
mắt chiếm 100%, nôn mửa chiếm 97,06%, sau đó là các triệu chứng như ho, có
dử mũi và ỉa chảy với tỷ lệ lần lượt là 79,41%; 79,41% và 76,47% và chiếm tỷ
lệ ít nhất là những con chó có biểu hiện thần kinh với tỷ lệ 11,76%. Nốt sài
được coi là một chỉ tiêu để chẩn đoán lâm sàng chó mắc bệnh Care một cách
chính xác nhưng qua kết quả quan sát thì tỷ lệ xuất hiện chỉ là 32,35%. Khi xem
xét triệu chứng lâm sàng ở 68 chó nghiên cứu, nhận thấy triệu chứng lâm sàng có
sự tương đồng giữa các giống chó nội và chó ngoại. Điều này cho thấy chó ở các
giống chó khác nhau đều có thể mắc bệnh Care với biểu hiện triệu chứng tương

đối giống nhau. Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra được triệu chứng lâm sàng của
bệnh Care trên 68 chó nghiên cứu là đặc trưng và điển hình cho chó mắc bệnh
Care ở độ tuổi 3-6 tháng tuổi. Thông tin về triệu chứng lâm sàng thu được trong
nghiên cứu này sẽ giúp các bác sỹ thú y làm lâm sàng có thể chẩn đoán được chó
mắc bệnh Care dựa vào các triệu chứng điển hình của bệnh.
9


Một số hình ảnh minh họa triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh Care

Hình 4.1. Chó mắc bệnh Care có
các nốt sài ở vùng da mỏng.

Hình 4.2. Chó mắc bệnh Care có
gan bàn chân sƣng, cứng

4.1.3. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng của các giống chó mắc
bệnh Care
Sau khi quan sát triệu chứng lâm sàng trên 68 chó mắc bệnh Care, tiến
hành xác định một số chỉ tiêu lâm sàng trên các chó bệnh và so sánh với chó
khỏe mạnh. Kết quả theo dõi ở giống chó Phú Quốc và Rottweiler được trình
bày ở bảng 4.3 và 4.4 đã cho thấy có sự thay đổi về các chỉ tiêu lâm sàng so với
chó khỏe mạnh đối chứng với sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Trong đó:
Thân nhiệt: chó mắc bệnh có biểu hiện sốt cao với thân nhiệt dao động từ
40,23 (giống chó lai Becgie) tới 40,590C (giống chó H’Mông Cộc).
Tần số hô hấp: chó bệnh có biểu hiện thở nhanh và nông hơn chó khỏe
mạnh với tần số hô hấp dao động từ 71,83 (lần/phút) (giống chó Rottweiler) tới
78,94 (lần/phút) (giống chó Phú Quốc).
Tần số tim: ở các chó bệnh thì tần số tim mạch tăng hơn so với chó khỏe
với tần số tim dao động từ 118,88 (lần/phút) (giống chó Fox) tới 130,75

(lần/phút) (giống chó Rottweiler).
Bảng 4.3. Các chỉ tiêu lâm sàng của giống chó Phú Quốc mắc bệnh Care
Chỉ tiêu theo dõi
Thân nhiệt (0C)
Tần số hô hấp (lần/ phút)
Tần số tim mạch (lần/ phút)

Chó khỏe (n = 8)
Mean  SE
38,94 ± 0,04
38,06 ± 0,33
97,19 ± 0,32

Chó bệnh (n = 8)
Mean  SE
40,46 ± 0,06*
78,94 ± 0,37*
129,19 ± 0,42*

Ghi chú: Mean là giá trị trung bình; SE là sai số chuẩn; *: khác nhau có ý nghĩa thống kê
với giá trị P < 0,05

10


Bảng 4.4. Các chỉ tiêu lâm sàng của giống chó Rottweiler mắc bệnh Care
Chó khỏe (n = 12) Chó bệnh (n = 12)
Chỉ tiêu theo dõi
Mean  SE
Mean  SE

0
38,78 ± 0,05
40,33 ± 0,05*
Thân nhiệt ( C)
39,33 ± 0,32
71,83 ± 0,44*
Tần số hô hấp (lần/ phút)
93,67 ± 0,36
130,75 ± 0,58*
Tần số tim mạch (lần/ phút)
Ghi chú: Mean là giá trị trung bình; SE là sai số chuẩn; *: khác nhau có ý nghĩa thống kê
với giá trị P < 0,05

4.1.4. Kết quả nghiên cứu sự thay đổi về chỉ tiêu máu của các giống chó
mắc bệnh Care
Kết quả đếm số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, tỷ lệ các loại bạch
cầu bằng máy đo chỉ tiêu huyết học của giống chó Phú Quốc được trình bày ở
bảng từ 4.5. Khi xem xét ở các giống chó thì có sự thay đổi về các chỉ tiêu máu
như sau:
Số lượng hồng cầu: Ở những chó bệnh, số lượng hồng cầu trung bình là
từ 3,80 tới 4,26 (106/µl), đều giảm so với chó khoẻ. Trên lâm sàng, có thể
điều này có thể do con vật bị mất máu như xuất huyết, tiêu chảy ra máu kèm
theo sốt cao trong viêm phổi.
Hàm lượng huyết sắc tố: nhận thấy hàm lượng huyết sắc tố ở chó bệnh là
từ 110,81 tới 123,81 (g/l), giảm so với chó khỏe.
Tỷ khối hồng cầu: Tỷ khối hồng cầu của chó bệnh trung bình là từ
32,59% tới 34,18% giảm so với chó khỏe. Chỉ tiêu này cũng giảm tương quan
thuận với sự giảm số lượng hồng cầu, điều này cho thấy ở đây hiện tượng giảm
số lượng hồng cầu là do mất máu là chủ yếu.
Thể tích trung bình hồng cầu: Thể tích trung bình hồng cầu ở nhóm chó

bệnh là từ 46,20 tới 47,74 (fl) giảm so với chó khoẻ.
Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu ở chó bệnh là từ 17,88 tới 18,65
pg giảm so với lô chó khỏe. Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu ở
chó khỏe giảm xuống còn từ 133,96 (g/l) tới 138,01 (g/l) ở chó bệnh. Như vậy
sự biến đổi chỉ tiêu lượng huyết sắc tố trung bình và nồng độ huyết sắc tố trung
bình của hồng cầu ở chó bệnh là rất đáng chú ý. Các chỉ tiêu này nói đến sự
thiếu máu ở chó bệnh do sốt cao và xuất huyết.
Số lượng bạch cầu: ở lô chó bệnh số lượng bạch cầu là từ 4,67 tới 4,87
3
(10 /ml) máu, giảm so với lô chó khỏe. Sự giảm bạch cầu trên lâm sàng có thể
do con vật bị viêm, nhiễm trùng cấp tính dẫn tới sự suy giảm nghiêm trọng số
lượng bạch cầu. Ở chó bệnh, tỷ lệ các loại bạch cầu thay đổi rõ rệt so với lô chó
khỏe ở các loại bạch cầu như: Tỷ lệ bạch cầu ái toan; bạch cầu ái kiềm; bạch
cầu đơn nhân; lâm ba cầu ở lô chó bệnh giảm so với lô chó khỏe. Chỉ có tỷ lệ
bạch cầu trung tính ở chó bệnh tăng nhẹ so với chó khỏe. Trên lâm sàng, sự gia
tăng số lượng bạch cầu trung tính chứng tỏ chó đang bị nhiễm trùng điều này có
thể được giải thích do cơ chế sinh bệnh của bệnh Care.
11


Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu máu của giống chó Phú Quốc mắc bệnh Care
Chó khoẻ
Chó bệnh
(n = 8)
(n = 8)
Chỉ tiêu xét nghiệm
Mean  SE
Mean  SE
6
Số lượng hồng cầu (10 /µl)

5,85 ± 0,04
3,80 ± 0,06*
Hàm lượng huyết sắc tố (g/l)
153,06 ± 1,42 121,89 ± 0,80*
Tỷ khối hồng cầu (%)
40,22 ± 0,06 33,97 ± 0,05*
Thể tích trung bình hồng cầu (fl)
62,32 ± 0,05 46,48 ± 0,13*
Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (pg)
23,00 ± 0,10 18,12 ± 0,05*
Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (g/l) 334,70 ± 0,78 137,74 ± 0,73*
Số lượng bạch cầu (103/ml)
9,52 ± 0,05
4,78 ± 0,04*
Bạch cầu ái toan (%)
6,32 ± 0,03
5,75 ± 0,04*
Bạch cầu ái kiềm (%)
0,54 ± 0,05
0,45 ± 0,06
Bạch cầu đa nhân trung tính (%)
58,19 ± 0,07 63,28 ± 0,05*
Bạch cầu đơn nhân (%)
4,89 ± 0,07
3,66 ± 0,03*
Lâm ba cầu (%)
30,06 ± 0,14 26,86 ± 0,10*
Ghi chú: Mean là giá trị trung bình; SE là sai số chuẩn; *: khác nhau có ý nghĩa thống kê
với giá trị P < 0,05


4.1.5. Biến đổi bệnh lý đại thể của chó mắc bệnh Care
Kết quả các biến đổi đại thể chủ yếu của chó mắc bệnh Care đã được
thể hiện trong bảng 4.6.
Bảng 4.6. Các tổn thƣơng đại thể ở chó mắc Care
Số con
Số con
Tỷ lệ
Cơ quan
Chỉ tiêu nghiên cứu
nghiên
có tổn
(%)
cứu
thương
Phổi

Ruột
Hạch
lympho
Gan
Thận
Lách
Tim
Não

Viêm phổi thùy
Viêm phế quản phổi
Phổi xuất huyết
Ruột viêm, xuất huyết
Sung huyết ở ruột non

Hạch lympho sưng to, xuất
huyết
Gan sưng, xuất huyết
Thận sưng, xuất huyết
Lách nhồi huyết, sưng to
Tim nhão, xuất huyết
Não sung huyết
12

68
68
68
68
68

54
54
58
62
60

79,41
79,41
85,29
91,18
88,24

68

68


100,0

68
68
68
68
68

60
40
48
11
4

88,24
58,82
70,59
16,18
5,88


Qua kết quả được trình bày ở bảng 4.6, nhận thấy bệnh tích đại thể của
các chó nghiên cứu tập trung chủ yếu ở các cơ quan như hạch lympho, phổi,
ruột, gan, lách, thận, tim và não.
Ở hạch lympho, tổn thương chủ yếu quan sát được là sưng to, xuất huyết
chiếm tỷ lệ 100% trong 68 ca mổ khám. Các hạch lympho như hạch vùng đầu
cổ, hạch dưới hàm và hạch màng treo ruột sưng to, rìa tù, cứng, xuất huyết làm
cho hạch đỏ sẫm từng vùng hoặc toàn bộ ở hầu hết các chó nghiên cứu.
Ở phổi, bệnh tích chủ yếu là phổi xuất huyết (hình 4.3), viêm phổi thùy,

viêm phế quản phổi chiếm tỷ lệ lần lượt là 85,29%, 79,41% và 79,41%. Kết quả
nghiên cứu này là phù hợp với triệu chứng lâm sàng quan sát được trên các chó
với biểu hiện là ho nhiều và có nhiều dịch mũi chảy ra.
Bệnh tích ở đường tiêu hóa thể hiện sung huyết ở ruột viêm, xuất huyết
(91,18%); sung huyết ở ruột non (88,24%) (hình 4.4) và gan sưng và xuất huyết
(88,24%). Kết quả nghiên cứu phù hợp với bệnh tích sung huyết, xuất huyết ở
ruột chó khi được gây bệnh thực nghiệm bằng chủng virus Care cường độc
(Nguyễn Thị Lan và cs., 2015).
Bệnh tích ở não biểu hiện là não sung huyết chiếm tỷ lệ 5,88% là thấp
nhất trong các bệnh tích quan sát được trên 68 chó mắc bệnh Care.
Khi xem xét bệnh tích đại thể ở 68 chó nghiên cứu ở các giống chó khác
nhau thì bệnh tích đều tập trung chủ yếu ở các cơ quan như hạch lympho, phổi
và ruột. Điều này cho thấy sự phân bố và tập trung của virus trong các cơ quan
khác nhau là hoàn toàn khác nhau. Ngoài ra, một số tổn thương khác cũng được
quan sát thấy khi mổ khám như lách nhồi huyết, sưng to chiếm tỷ lệ 70,59%;
thận sưng, xuất huyết chiếm tỷ lệ 58,82%. Bệnh tích trên tim chiếm tỷ lệ thấp
nhất lần lượt là 16,18%.
Một số hình ảnh minh họa bệnh tích đại thể của chó mắc bệnh Care

Hình 4.3. Xuất huyết phổi ở chó Hình 4.4. Ruột bị sung huyết ở chó
mắc bệnh Care
mắc bệnh Care
4.1.6. Biến đổi bệnh tích vi thể của chó mắc bệnh Care
Kết quả quan sát những biến đổi bệnh lý vi thể trên kính hiển vi quang
học được chụp ảnh và tổng hợp thông tin ở bảng 4.7.
13


Bảng 4.7. Biến đổi vi thể ở một số cơ quan của chó mắc bệnh Care
Các tổn thương


quan

Phổi
Gan
Thận
Lách
Tim
Não
Hạch
lympho
Ruột
non
Ruột
già

Số
Sung huyết Xuất huyết
block
nghiên
Số
Số
cứu
Tỷ lệ
Tỷ lệ
blo
blo
(%)
(%)
ck

ck
12
12 100,0 10 83,33
12
12 100,0 4 33,33
12
12 100,0 8 66,67
12
12 100,0 9
75,0
12
7 58,33 6
50,0
12
1
8,33
0
0,0

Số
blo
ck
25,0
4
0,0
8
16,67 10
66,67 12
33,33 5
0,0

2

33,33
66,67
83,33
100,0
41,67
16,67

Thâm
nhiễm tế
bào viêm
Số
Tỷ lệ
blo
(%)
ck
12 100,0
12 100,0
10 83,33
11 91,67
9
75,0
2 16,67

Hoại tử tế
bào
Số
blo
ck

3
0
2
8
4
0

Thoái hóa
tế bào

Tỷ lệ
(%)

Tỷ lệ
(%)

12

12

100,0

12

100,0

7

58,33


9

75,0

12

100,0

12

12

100,0

12

100,0

12

100,0

12

100,0

12

100,0


12

11

91,67

12

100,0

3

25,0

10

83,33

11

91,67

Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy tỷ lệ có tổn thương sung huyết và thâm
nhiễm tế bào viêm chiếm tỷ lệ cao hơn so với các tổn thương khác. Đặc biệt các
cơ quan như ruột non, ruột già, phổi và hạch lympho là những cơ quan có tổn
thương vi thể chiếm tỷ lệ cao hơn so với các cơ quan khác trong các cơ quan
được nghiên cứu.
Ở phổi có tổn thương sung huyết và thâm nhiễm tế bào viêm chiếm chiếm
tỷ lệ 100%; xuất huyết chiếm tỷ lệ 83,33%; hoại tử tế bào và thoái hóa tế bào
chỉ chiếm tỷ lệ lần lượt là 25,0% và 33,33%. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi

thể trên phổi khác với nghiên cứu của Lan et al., (2005b; 2006a; 2007), chỉ ra
bệnh tích ở phổi là xuất hiện nhiều ổ viêm phổi, viêm phổi thùy và xuất hiện thể
bao hàm (ái toan) trong nguyên sinh chất của các tế bào biểu mô phế quản hoặc
phế nang.
Hạch lympho có các tổn thương sung huyết, xuất huyết và thâm nhiễm tế
bào viêm chiếm tỷ lệ 100%; thoái hóa tế bào chiếm tỷ lệ 75,0% và hoại tử tế
bào chiếm 58,33%. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể trên hạch lympho có sự
sai khác với kết quả nghiên cứu của Lan et al., (2005b; 2006a; 2007) khi so
sánh về bệnh tích thoái hóa và hoại tử tế bào chiếm tỷ lệ thấp hơn với kết quả
nghiên cứu trước đây của Lan et al., (2005b; 2006a; 2007) chỉ ra bệnh tích vi
thể chủ yếu ở các chó mắc bệnh Care là sự suy giảm tế bào lympho.
Ở ruột: cả ruột non và ruột già đều có tổn thương sung huyết, xuất
huyết, thoái hóa tế bào và thâm nhiễm tế bào viêm với tỷ lệ dao động trong
khoảng 91,67% - 100%; riêng ở ruột già thì tổn thương hoại tử tế bào chỉ
chiếm 25,0% thấp hơn rất nhiều so với ở ruột non là 100%. Kết quả nghiên
14


cứu có sự sai khác với nghiên cứu của Lan et al., (2005b; 2006a; 2007) về
bệnh tích vi thể chủ yếu ở ruột chó mắc bệnh là viêm ruột cata; xuất hiện thể
bao hàm trong nguyên sinh chất ở biểu mô ruột.
Não là cơ quan có tổn thương vi thể chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các cơ
quan được nghiên cứu, tổn thương thâm nhiễm tế bào viêm, thoái hóa tế bào
chiếm tỷ lệ 16,67%; hiện tượng sung huyết chiếm tỷ lệ 8,33%; không xuất hiện
các tổn thương như xuất huyết và hoại tử tế bào. Kết quả nghiên cứu có sự sai
khác với kết quả nghiên cứu của Lan et al., (2005b; 2006a; 2007) khi chỉ ra
bệnh tích vi thể chủ yếu ở não là tổn thương tế bào myelin; viêm não thể mạn
tính, xuất hiện thể bao hàm.
Kết quả nghiên cứu về bệnh tích trên các cơ quan như gan, thận và lách
có sự sai khác với nghiên cứu của Lan et al., (2005b; 2006a; 2007; 2008) và

Nguyễn Thị Lan và cs., (2015) khi chỉ ra được các bệnh tích xuất hiện trên các
cơ quan trên.
Một số hình ảnh minh họa biến đổi bệnh tích vi thể của chó mắc bệnh Care

Hình 4.5. Viêm phế quản phổi
(HE. 10X)

Hình 4.6. Lông nhung ruột đứt nát
(HE. 10X)

4.1.7. Kết quả ứng dụng kỹ thuật nhuộm hóa mô miễn dịch để xác định sự
phân bố virus Care trên các cơ quan tổ chức của chó bệnh
Tiến hành lựa chọn mẫu phổi, hạch phổi, ruột, hạch ruột, lách từ 68 chó
mắc bệnh Care để làm hóa mô miễn dịch. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8.
Kết quả ở bảng 4.8 cho thấy mức độ dương tính có sự sai khác giữa các cơ
quan khi chẩn đoán bằng kỹ thuật nhuộm hóa mô miễn dịch. Trong đó, mức độ
dương tính ở tiêu bản phổi, ruột, hạch phổi và hạch ruột là cao hơn so với lách.
Kết quả nghiên cứu về sự phân bố của virus bằng nhuộm hóa mô miễn dịch là
tương đối phù hợp với kết quả quan sát được trên bệnh tích vi thể và đại thể của
68 chó nghiên cứu. Như vậy, khi chẩn đoán bằng kỹ thuật nhuộm hóa mô miễn
dịch để chẩn đoán chó mắc Care nên chọn 3 loại mẫu bệnh phẩm gồm phổi,
ruột, hạch lympho.
15


STT
Phổi
Hạch phổi
Ruột
Hạch ruột

Lách

Bảng 4.8. Kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch
Kết quả chẩn đoán bằng nhuộm hóa mô miễn dịch (n = 68)
Tỷ lệ dƣơng tính (%)
Âm tính
(+)
(++)
(+++)
0,0
10,29
57,35
32,35
0,0
27,94
47,06
25,0
11,76
42,65
33,82
11,76
22,06
14,71
45,59
17,65
36,76
54,41
8,82
0,0


Chú thích:
(-)
: Âm tính
(+) : Dương tính mức độ I (Có các đám nâu vàng nhưng mức độ rải rác)
(++) : Dương tính mức độ II (Có các đám nâu vàng với mức độ trung bình)
(+++) : Dương tính mức độ III (Có các đám rải rác với mức độ dày đặc)

Một số hình ảnh nhuộm hóa mô miễn dịch

Hình 4.7. Hóa miễn dịch dƣơng
Hình 4.8. Hóa miễn dịch dƣơng
tính tại phổi (IHC. 40X)
tính tại hạch lympho (IHC. 10X)
4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA
NHỮNG CHỦNG VIRUS CARE PHÂN LẬP ĐƢỢC
4.2.1. Thông tin của những chủng virus Care phân lập đƣợc sử dụng trong
nghiên cứu
5 chủng virus Care được lựa chọn đại diện cho 5 địa phương nghiên cứu
có thông tin chi tiết được trình bày ở bảng 4.9.
Bảng 4.9. Thông tin của các chủng virus Care sử dụng trong nghiên cứu
Kí hiệu chó
Năm
Cơ quan Địa phương
STT Chủng virus Care nghiên cứu
phân
phân lập
phân lập
lập
1 CDV-VNUA-768
ND03

Phổi
Nam Định
2015
2
CDV-HUA-02H
TB06
Hạch phổi Thái Bình
2015
3
CDV-HUA-03R
HY08
Ruột
Hưng Yên
2015
4
CDV-HUA-04H
HN09
Hạch phổi
Hà Nội
2015
5
CDV-HUA-05P
BG10
Phổi
Bắc Giang
2015
16


Qua bảng 4.9, thông tin chi tiết của 5 chủng virus Care nghiên cứu được

lựa chọn từ các chó mắc bệnh Care được phân lập từ thực địa. Các mẫu bệnh
phẩm dùng để phân lập virus đã được chẩn đoán dương tính với virus Care
bằng phương pháp RT-PCR và nhuộm hóa mô miễn dịch.
4.2.2. Khả năng gây bệnh tích tế bào (CPE) của những chủng virus Care phân
lập đƣợc
Kết quả nghiên cứu khả năng gây bệnh tích tế bào (CPE) của 5 chủng
virus Care và chủng virus vacxin Onderstepoort trên môi trường tế bào VeroDST được trình bày ở bảng 4.10.
Bảng 4.10. Kết quả nghiên cứu khả năng gây bệnh tích tế bào của 5 chủng
virus Care và chủng virus vacxin Onderstepoort
CPE (%)

STT

Virus

1

CDV-VNUA-768

5

25

55

90

100

B


2

CDV-HUA-02H

5

20

50

80

95

100

B

3

CDV-HUA-03R

5

30

45

80


95

100

B

4

CDV-HUA-04H

5

25

50

90

100

B

5

CDV-HUA-05P

10

30


55

80

95

100

6

Onderstepoort

20*

40

60

90

100

B

12hpi 24hpi 36hpi 48hpi 60hpi 72hpi 84hpi

B

Chú thích:

20*%: số % tế bào bị phá hủy so với tổng diện tích bề mặt nuôi cấy
B: Tế bào bong tróc hoàn toàn khỏi bề mặt nuôi cấy
hpi: hour post inoculation (giờ sau gây nhiễm virus)

Phân tích kết quả ở bảng 4.10 cho thấy 5 chủng virus được lựa chọn
nghiên cứu gây bệnh tích tế bào sớm, điển hình và phá hủy tế bào hoàn toàn rất
giống với chủng virus vacxin với biểu hiện là thời gian xuất hiện bệnh tích sớm
sau 24 giờ gây nhiễm với biểu hiện gây bệnh tích kiểu syncytium - thể hợp bào
với các tế bào co cụm lại, màng tế bào bị tan rã, các nhân co cụm lại và thời
gian hủy hoại hoàn toàn tế bào diễn ra nhanh, sau 60-72 giờ gây nhiễm các
chủng virus này CPE đạt 95 - 100%, lúc này không còn cụm tế bào nào bám
vào đáy bình, các tế bào đều đã bị tan vỡ bong tróc khỏi bề mặt nuôi cấy, các tế
bào đều bị phá hủy.
4.2.3. Hiệu giá của những chủng virus Care phân lập đƣợc
Bên cạnh việc khảo sát khả năng gây bệnh tích tế bào, cũng tiến hành
kiểm tra hiệu quá virus, kết quả được trình bày ở bảng 4.11.
17


Bảng 4.11. Hiệu giá của những chủng virus Care sử dụng trong nghiên cứu
Hiệu giá virus
STT
Chủng virus
(Log TCID50/25µl)
1
CDV-VNUA-768
3,16 x 104
2
CDV-HUA-02H
3,16 x 105

3
CDV-HUA-03R
5,83 x 104
4
CDV-HUA-04H
6,25 x 105
5
CDV-HUA-05P
3,16 x 105
Bảng 4.11 cho thấy 5 chủng virus phân lập được có hiệu giá cao và thích
nghi tốt trên môi trường tế bào Vero-DST.
4.2.4. Nghiên cứu xác định biểu đồ tăng trƣởng của những chủng virus
Care phân lập đƣợc
Kết quả minh họa đường biểu diễn của một số chủng virus so sánh với
chủng vacxin được trình bày ở hình 4.9, 4.10.

Hình 4.9. Đƣờng biểu diễn sự nhân lên của chủng virus CDV-VNUA-768
và chủng virus vacxin Onderstepoort

Hình 4.10. Đƣờng biểu diễn sự nhân lên của chủng virus CDV-HUA-05P
và chủng virus vacxin Onderstepoort
Qua kết quả ở hình 4.9, 4.10 nhận thấy các chủng virus Care có đặc điểm
chung đó là hàm lượng virus tập trung ở trong tế bào luôn cao hơn so với hàm
lượng virus tập trung ở ngoài tế bào qua các thời điểm thu khác nhau thì khác
nhau ở từng virus. Đồng thời, các chủng virus này có đường biểu diễn sự nhân
18


lên tương đối giống với chủng virus vacxin, tùy thuộc vào thời điểm thu khác
nhau thì sẽ có sự khác nhau giữa chủng virus vacxin và chủng virus mới phân

lập được. Cả chủng virus vacxin Onderstepoort và 5 chủng virus Care phân lập
được đều cho thấy chúng tấn công, xâm nhập, nhân lên trong tế bào mạnh hay
yếu tùy từng thời điểm nhất định. Kết quả nghiên cứu là hoàn toàn phù hợp với
các nghiên cứu trước đây của Lan et al. (2005a, 2005b, 2007).
4.2.5. Nghiên cứu về tính kháng nguyên của chủng virus Care phân lập
đƣợc
Sau khi nghiên cứu được một số đặc tính sinh học của những chủng virus
Care phân lập được, chúng tôi lựa chọn ra một số chủng có đặc tính sinh học
điển hình, tiến hành dùng làm giống sản xuất thử nghiệm vacxin vô hoạt để
đánh giá tính kháng nguyên và khả năng gây đáp ứng miễn dịch, trên cơ sở đó
lựa chọn chủng để nghiên cứu sản xuất vacxin phòng bệnh.
4.2.5.1. Kết quả kiểm tra hàm lượng kháng thể của chó thí nghiệm sau khi
tiêm phòng vacxin lặp lại
Sau khi tiêm vacxin vô hoạt thử nghiệm chế từ chủng CDV-VNUA-768,
các chó được lấy máu hàng tuần để kiểm tra hiệu giá kháng thể kháng virus
Care bằng phương pháp ELISA với kết quả được trình bày ở hình 4.11.

Hình 4.11. Biến động dƣơng tính huyết thanh học ở chó đƣợc tiêm hỗn
dịch kháng nguyên virus CDV-VNUA-768 vô hoạt so với lô đối chứng
Ở lô chó tiêm vacxin Care vô hoạt thì hiệu giá kháng thể tăng dần sau khi
tiêm lần 1 và lần 2 từ 0 tới 35 ngày, sau đó giảm dần sau 42 ngày tới 49 ngày
theo dõi. Hiệu giá kháng thể với giá trị OD lớn hơn giá trị tới hạn (Cut off) sau
21 ngày tiêm, sau đó đạt cực đại trong giai đoạn 35 – 42 ngày tiêm (ODtb = 1,54
> 0,3). Ở các ngày 42 tới 49 ngày sau khi tiêm, hiệu giá kháng thể giảm dần và
vẫn đạt trên ngưỡng giá trị tới hạn (Cut off) ở 49 ngày (ODtb = 1,35> 0,3). Hiệu
giá kháng thể sau khi tiêm lặp lại lần 2 cao hơn so với sau khi tiêm lần 1 điều
này có thể được giải thích do có đáp ứng trí nhớ miễn dịch nên có hiệu giá
kháng thể và có tỷ lệ bảo hộ cao hơn nhiều.
4.2.5.2. Kết quả kiểm tra hàm lượng kháng thể của chó thí nghiệm sau khi
công cường độc


19


Kết quả xác định hiệu giá kháng thể ở cho thấy ở các lô đối chứng sau khi
công cường độc với chủng CDV-HUA-04H thì giá trị OD tăng dần từ 7 ngày tới
21 ngày sau gây nhiễm, tại 21 ngày sau gây nhiễm giá trị ODtb đạt 0.27 nhỏ hơn
giá trị tới hạn (Cut off = 0,3). Trong khi đó, ở lô tiêm vacxin thì trong khoảng
thời gian 7 – 21 ngày sau khi gây nhiễm, biểu đổ biểu diễn có chiều hướng đi
xuống nhưng giá trị ODtb tại ngày 21 sau khi gây nhiễm đạt 0.56 lớn hơn giá trị
tới hạn (Cut off = 0,3). Như vậy, hiệu giá kháng thể ở lô tiêm vacxin sau khi
công cường độc 21 ngày thì hàm lượng kháng thể vẫn trên ngưỡng giá trị tới
hạn, điều này giúp cho con vật có khả năng bảo hộ khi công cường độc với
chủng virus CDV-HUA-04H.
4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC PHÂN
TỬ CỦA NHỮNG CHỦNG VIRUS CARE PHÂN LẬP
4.3.1. Kết quả giải trình tự gene của những chủng virus nghiên cứu
Kết quả giản đồ giải trình tự gene đoạn gene H và gene P cho thấy chất
lượng sản phẩm của quá trình giải trình tự gene tốt, mỗi đỉnh của giản đồ đều
xác nhận một loại nucleotide, các nucleotide khác nhau thì sẽ tiếp nhận thuốc
nhuộm huỳnh quang khác nhau khi đọc bằng tia laser. Kết quả giải trình tự gene
đã thu được trình tự nucleotide của đoạn gene H và gene P của các virus nghiên
cứu có độ dài lần lượt là 1824bp và 402bp.
4.3.2. Kết quả so sánh trình tự nucleotide của những chủng virus nghiên
cứu
Qua việc so sánh trình tự nucleotide giữa 5 chủng virus Care và chủng
virus vacxin, đã chỉ ra được 231 vị trí sai khác về nucleotide ở các vị trí như:
36, 54, 61, 87, 90, 91, 96, 108, 111, 115, 133, 136, 139, 162, 166, 182, 186,
189, 202, 211, 225, 228, 243, 252, 267, 291, 322, 330, 339, 348, 369, 387, 426,
432, 436, 453, 462, 465, 466, 469, 475, 479, 484, 486, 493, 494, 507, 511, 522,

525, 528, 531, 533, 538, 552, 555, 556, 590, 591, 594, 606, 609, 625, 630, 635,
639, 653, 660, 666, 678, 679, 687, 696, 700, 712, 717, 721, 723, 733, 735, 739,
741, 756, 765, 772, 792, 801, 819, 828, 830, 840, 846, 864, 868, 876, 877, 894,
903, 926, 937, 939, 940, 957, 958, 963, 970, 981, 985, 990, 991, 993, 996, 999,
1009, 1017, 1026, 1029, 1032, 1041, 1046, 1056, 1059, 1072, 1074, 1076,
1094, 1095, 1096, 1100, 1108, 1116, 1118, 1119, 1126, 1127, 1128, 1140,
1156, 1164, 1179, 1182, 1194, 1201, 1202, 1212, 1218, 1243, 1249, 1272,
1275, 1281, 1290, 1299, 1305, 1325, 1336, 1356, 1362, 1365, 1375, 1377,
1378, 1379, 1386, 1392, 1399, 1422, 1423, 1424, 1434, 1437, 1450, 1455,
1458, 1474, 1476, 1491, 1494, 1500, 1505, 1515, 1517, 1528, 1539, 1550,
1557, 1564, 1572, 1578, 1584, 1587, 1588, 1589, 1590, 1591, 1599, 1608,
1619, 1632, 1644, 1645, 1674, 1683, 1711, 1714, 1728, 1738, 1743, 1747,
1750, 1752, 1755, 1756, 1758, 1776, 1779, 1780, 1809, 1814, 1818, 1821.
Qua việc so sánh trình tự nucleotide ở đoạn gene P giữa 5 chủng virus CDV
và chủng virus vacxin, đã chỉ ra được 27 vị trí sai khác về nucleotide ở các vị trí
20


như: 48, 49, 52, 55, 88, 96, 105, 129, 174, 183, 186, 216, 225, 230, 237, 243, 246,
250, 253, 269, 288, 307, 308, 344, 350, 356, 392.
Như vậy, khi so sánh về thành phần nucleotide ở đoạn gene H và gene P
giữa 5 chủng virus có sự sai khác về nucleotide không quá 12,66% và 6,72%
tổng số nucleotide của đoạn gene H và gene P. Điều này sẽ dẫn đến các chủng
virus trong cùng một nhánh phát sinh sẽ có ít sự sai khác về trình tự nucleotide.
4.3.3. Kết quả so sánh trình tự amino acid của những chủng virus nghiên
cứu
Từ kết quả so sánh trình tự nucleotide, tiến hành so sánh trình tự amino
acid được mã hóa tương ứng từ gene H và gene P giữa các chủng virus nghiên
cứu với chủng virus vacxin. Kết quả chỉ ra các vị trí sai khác axit amin mã hóa
từ gene H giữa các chủng virus nghiên cứu và chủng virus vacxin 83 vị trí: 21,

30, 31, 47, 56, 61, 68, 71, 76, 78, 89, 108, 123, 146, 155, 156, 157, 159, 160,
162, 165, 171, 178, 180, 186, 197, 212, 218, 225, 227, 237, 238, 241, 245, 247,
277, 293, 298, 303, 309, 313, 314, 324, 329, 330, 331, 337, 342, 344, 358, 359,
365, 367, 370, 373, 376, 386, 401, 415, 417, 442, 446, 459, 460, 467, 475, 484,
500, 502, 506, 510, 517, 522, 530, 531, 540, 549, 571, 572, 583, 584, 586, 594.
Kết quả chỉ ra các vị trí sai khác axit amin mã hóa từ gene P giữa các chủng
virus nghiên cứu và chủng virus vacxin 13 vị trí: 17, 18, 19, 30, 77, 84, 85, 90,
103, 115, 117, 119, 131. Điều này sẽ dẫn đến sự sai khác trong tính kháng
nguyên giữa các chủng virus Care nghiên cứu.
4.3.4. So sánh mức độ tƣơng đồng về trình tự nucleotide giữa những chủng
virus nghiên cứu
Kết quả cho thấy 5 chủng virus nghiên cứu có mức độ tương đồng về
nucleotide ở gene H và gene P đạt tỷ lệ khá cao lần lượt là 90,05%-99,61% và
94,81% - 99,75%. Như vậy thành phần nucleotide của các chủng này giống
nhau tương đối cao.
Sự tương đồng về nucleotide ở gene H và gene P giữa 5 chủng virus nghiên
cứu với chủng virus vacxin đạt tỷ lệ lần lượt là 89,99%-99,34% và 94,81%99,50%. Điều này cho thấy sự gần gũi trong mối quan hệ di truyền giữa 5
chủng virus Care trong nghiên cứu và chủng virus vacxin.
4.3.5. So sánh mức độ tƣơng đồng về trình tự amino acid giữa những
chủng virus nghiên cứu
Kết quả cho thấy 5 chủng virus CDV nghiên cứu có mức độ tương đồng
về axit amin tương ứng ở gene H và gene P đạt tỷ lệ khá cao lần lượt là
89,38%-99,5% và 92,47%-100,0%.
Mức độ tương đồng về axit amin tương ứng ở gene H và gene P giữa 5
chủng virus Care nghiên cứu với chủng virus vacxin đạt tỷ lệ dao động lần lượt
là 89,39%-99,17% và 92,47%-100,0%. Điều này cho thấy sự tương đồng giữa
kết quả so sánh mức độ tương đồng giữa trình tự nucleotide và trình tự amino
acid.
4.3.6. Kết quả xây dựng cây sinh học phân tử
21



Kết quả phân tích nguồn gốc phát sinh loài theo sự sai khác nucleotide ở
đoạn gene H (hình 4.12) và gene P (hình 4.13) của 5 chủng virus Care nghiên
cứu, nhận thấy 5 chủng virus nghiên cứu nằm trong 3 nhánh phát sinh khác
nhau (thuộc 3 genotype lần lượt là Asia1, Asia2 và Classic), khác với nhánh
phát sinh của các chủng tham chiếu trên thế giới thuộc các genotype khác như:
Europe, Europe Wildlife, America 2, Africa, Arctic like, Asia 3. Kết quả nghiên
cứu này sai khác với nghiên cứu của Lan et al. (2005c, 2006a, 2006b, 2009b)
khi chỉ ra các chủng virus phân lập tại Nhật Bản và châu Á đang lưu hành 2
genotype chính là Asia 1 và Asia 2. Đồng thời, kết quả nghiên cứu này có sự sai
khác với kết quả nghiên cứu của Guo et al. (2013) đã chỉ ra chủng virus Care
gây bệnh trên gấu trúc và chó hoang là thuộc genotype Asia 1. Bên cạnh đó,
nghiên cứu của Lan et al. (2009a) đã chỉ ra chủng virus phân lập đầu tiên tại
Việt Nam là thuộc genotype Classic cùng với chủng virus CDV-HUA-04H mới
được phân lập trong nghiên cứu này. Điều này cho thấy có sự lây truyền bệnh
giữa các quốc gia trên thế giới do nhiều nguyên nhân khác nhau. Kết quả của
nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn chủng virus để nhập
khẩu vacxin hoặc chế tạo vacxin từ các chủng virus đang gây bệnh Care trong
nước để phòng bệnh.
100

BJ080514 China 2009 Asia1

70
97

CDV SY China 2014 Asia1
CDV-HUA-01P
CDV-HUA-05P


99 Hamamatsu Japan 2003 Asia1

92

monkey-KM-01 China 2008 Asia1
94

100

Asia 1

NM China 2009 Asia1
Tanu96 Japan 1998 Asia1
KDK-1 Japan 2002 Asia1

99

93

Yanaka strain Japan 1999 Asia1
207/00 Italy 2006 Euro Wildlife

74
60

Europe Wildlife

Danish mink Denmark 1997 Europe Wildlife
1493/Han89 UK 1996 Euro Wildlife


54

Europe

BV4 Austria 2011 Europe
A92-6 Netherlands 1996 America2

55
100

41

black leopard Denmark 1997 America2

America 2

4sp South Africa 2010 Africa

100

Africa

7L South Africa 2010 Africa

OND USA 2002

58
99


Wyeth-Lederke USA 1998

99

CDV-HUA-04H
Convac vaccine Denmark 1994 America1

100

America 1/Classic

Snyder Hill Germany 2000
99

98-2654 USA 2004 America1

HL China 2009 Arctic like

70

179/94 Italy 2006
100

Arctic like

liud China 1999 Arctic like
98 009L Japan 2007 Asia2
CDV-HUA-03R
96


CDV-HUA-02H
5VD Japan 2003 Asia2

82
81

HLJ1 China 2008 Asia3

63
Seoul Korea 2007 Asia2
100

98Marten Korea 2008 Asia2
HM-3 Japan 2002 Asia2

0.01

22

Asia 3

Asia 2


Hình 4.12. Cây sinh học phân tử dựa trên trình tự nucleotide gene H của
những chủng virus Care nghiên cứu
CDV-HUA-01P
S124C Japan 2006 Asia1
65


Hamamatsu Japan 1999 P
CDV SY China 2014

Asia 1

Ac96I Japan 2006 Asia1
96

65

P94S Japan 2006 Asia1

CDV-HUA-05P
Yanaka Japan 1999 P
Jujo Japan 1999 P
German dog Russia 2000 Europe
87

Europe

5804 USA 2003 Europe

007Lm Japan 2005 Asia2
011C Japan 2007 Asia2
99

CDV-HUA-03R

Asia 2


CDV-HUA-02H
51

007Lm/B Japan 2014
009L Japan 2007 Asia2
OND USA 2002
74

ferret 1017 Japan 2010
65

99

Rockborn Russia 1999 Classic

Classic

CDV-HUA-04H
Snyder Hill USA 2004 Classic

0.005

Hình 4.13. Cây sinh học phân tử dựa trên trình tự nucleotide gene P của
những chủng virus Care nghiên cứu
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1) Đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bệnh Care trên 68 chó (độ tuổi 3-6
tháng) thuộc 6 giống khác nhau, được thu thập từ 5 tỉnh phía Bắc Việt Nam
gồm Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Giang và Nam Định:
- Triệu chứng lâm sàng: sốt (100,0%), biếng ăn, ủ rũ (100,0%), có dử mắt

(100,0%), nôn mửa (97,06%), dử mũi (79,41%), ho (79,41%), tiêu chảy phân
màu cà phê (76,47%), sừng hóa gan bàn chân (41,18%), có các nốt sài ở vùng
da mỏng (32,35%) và xuất hiện các triệu chứng thần kinh (11,76%).
- Các chỉ tiêu cận lâm sàng: thân nhiệt (40,230C – 40,590C), tần số hô hấp
(71,83 – 78,94 lần/phút), tần số tim (118,88 – 130,75 lần/phút) tăng so với chó
khỏe.
- Xét nghiệm máu: số lượng hồng cầu (3,80 – 4,26 x 106/µl), hàm lượng
huyết sắc tố (110,81 – 123,81 g/l), tỷ khối hồng cầu (32,59% - 34,18%), thể tích
trung bình hồng cầu (46,20 – 47,74 fl), lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu
(17,88 – 18,65 pg), số lượng bạch cầu (4,67 – 4,87 x 103/ml). Công thức bạch
cầu có sự thay đổi, trong đó tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính (62,65% 63,29%) tăng so với chó khỏe.
- Bệnh tích đại thể: phổi xuất huyết (85,29%), viêm phổi thùy (79,41%),
viêm phế quản phổi (79,41%); ruột viêm, xuất huyết (91,18%) và sung huyết ở
ruột non (88,24%); hạch lympho vùng đầu, cổ, dưới hàm, màng treo ruột sưng
to, rìa tù, xuất huyết (100%).
23


×