Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Đề bài: Anh chị hãy phân tích địa vị pháp lý của người nước ngoài trong tố tụng dân sự quốc tế.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.07 KB, 14 trang )


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI


BÀI TẬP CÁ NHÂN
TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Đề bài: Anh chị hãy phân tích địa vị pháp lý của người
nước ngoài trong tố tụng dân sự quốc tế.

Họ và tên:
Phan Quốc Nghiệp
Mã số sinh viên:
1353801010057
Lớp:
K1B

Hà Nội, 2016


MỞ ĐẦU
Ngày nay, xu thế chung trên thế giới là quá trình quốc tế hóa mọi
mặt đời sống, đặc biệt đời sống kinh tế ngày càng được đẩy mạnh. Do
sự phát triển mạnh mẽ của quá trình khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh
tế thế giới, giao lưu kinh tế, thương mại, khoa học - công nghệ và văn
hoá giữa các quốc gia phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng đã dẫn
đến việc gia tăng số lượng người nước ngoài đầu tư kinh doanh, lao
động, học tập, du lịch… hoặc pháp nhân nước ngoài trực tiếp thực hiện
các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ của mỗi quốc
gia. Trong bối cảnh đó, ngày càng xuất hiện nhiều những vụ việc phát
sinh từ các mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mà một bên chủ


thể là cá nhân và pháp nhân nước ngoài. Do đó, việc nghiên cứu các
quy định của pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa vụ của cá nhân và
pháp nhân nước ngoài cũng như các biện pháp đảm bảo của Nhà nước
trong lĩnh vực TTDS, đồng thời chỉ ra những khiếm khuyết, tồn tại, đối
chiếu với các cam kết hội nhập nhằm đưa ra và phân tích các yêu cầu
hoàn thiện pháp luật về vấn đề này là một việc làm cần thiết, có tác động
mạnh mẽ tới quá trình thúc đẩy phát triển giao lưu về mọi mặt giữa các
quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, pháp nhân
nước ngoài khi tham gia vào quan hệ TTDS tại Việt Nam. Việc xây dựng
quy chế pháp lý cho cá nhân, pháp nhân nước ngoài nói chung và trong
lĩnh vực TTDS nói riêng tại Việt Nam đã được nghiên cứu, sửa đổi theo
hướng ngày càng phù hợp với xu thế chung của thời đại và pháp luật
quốc tế.
Song đây vẫn là một vấn đề mang tính lý luận phức tạp và cần
không ngừng được nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm, để
đưa ra những luận chứng có tính thuyết phục, góp phần tạo một môi
trường pháp lý thuận lợi cho cá nhân và pháp nhân nước ngoài ở Việt
Nam đồng thời vẫn giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia. Vì
vậy, đề tài: “Địa vị pháp lý của cá nhân và pháp nhân nước ngoài trong


quan hệ tố tụng dân sự trước Toà án Việt Nam” mang tính cấp thiết cả
về lý luận và thực tiễn. Đề tài nhằm tìm hiểu, nghiên cứu những nội dung
cơ bản về lý luận và pháp lý liên quan tới địa vị pháp lý của cá nhân,
pháp nhân nước ngoài trong TTDS tại Việt Nam.


NỘI DUNG
I.


KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tố tụng dân sự quốc tế.
a) Khái niệm tố tụng dân sự quốc tế.
Tố tụng dân sự quốc tế là hoạt động của Tòa án một nước trong việc giải

quyết các vụ việc phát sinh từ các mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài,
thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án theo một thể thức luật định.
Thuật ngữ “TTDS quốc tế” là thuật ngữ mang tính ước lệ, bởi vì thực tế,
một số lượng khá lớn các vụ việc không thuộc nhóm vụ việc dân sự (hiểu theo
nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài cũng được giải quyết theo thể thức TTDS quốc
tế. Chẳng hạn như việc xác định thẩm quyền xét xử quốc tế, xác định địa vị pháp
lý của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia vào TTDS quốc tế, vấn
đề chứng cứ tư pháp và thực hiện các uỷ thác tố tụng quốc tế riêng biệt, vấn đề
công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự, thương mại của Toà án
nước ngoài… Tuy nhiên, về mặt lý luận, chỉ có các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài mà luật quy định thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án mới thuộc
phạm vi nghiên cứu của TTDS quốc tế.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 405 BLTTDS năm 2004 thì vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự có ít nhất một trong các đương sự là
người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc các quan hệ dân
sự giữa các đương sự là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để
xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại
nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài [19]. Theo quy
định này, một vụ việc dân sự được coi là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
khi có một trong các yếu tố sau:
 Đương sự trong vụ việc dân sự là người nước ngoài, người Việt Nam định

cư ở nước ngoài.
 Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước
ngoài, phát sinh tại nước ngoài.

 Tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.


b) Những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dấn sự quốc tế.

Tố tụng dân sự quốc tế là một bộ phận của tư pháp quốc tế, cho nên
TTDS quốc tế phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế, đồng
thời TTDS quốc tế cũng có những nguyên tắc cơ bản đặc thù của mình, bao
gồm:
 Tôn trọng chủ quyền, an ninh quốc gia của nhau: Chủ quyền quốc gia là

tuyệt đối, không thể bị xâm hại hay phân biệt, vì vậy nếu không hoạt động
TTDS quốc tế đó sẽ bị xem là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế.
 Tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp của Nhà nước nước ngoài và những
người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
 Bảo đảm quyền bình đẳng của các bên tham gia tố tụng: Đây là nguyên
tắc quan trọng hàng đầu trong hoạt động TTDS, cho dù quan hệ có yếu tố
nước ngoài hay không có yếu tố nước ngoài, thì hoạt động TTDS luôn
phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể về địa vị pháp lý, quyền và
nghĩa vụ giữa các đương sự.
 Nguyên tắc có đi có lại, cùng có lợi.
 Nguyên tắc Luật Toà án (Lex fori): Đây là nguyên tắc đặc thù của TTDS
quốc tế. Theo nguyên tắc này, khi giải quyết các vụ việc dân sự theo nghĩa
rộng có yếu tố nước ngoài, về mặt tố tụng, Toà án có thẩm quyền chỉ áp
dụng luật tố tụng của nước mình (trừ trường hợp ngoại lệ được quy định
trong pháp luật của từng nước hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước
đó tham gia). Đây là quan điểm được tất cả các quốc gia trên thế giới thừa
nhận.
Ở Việt Nam, khi giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, lao
động có yếu tố nước ngoài, về nguyên tắc, Toà án Việt Nam chỉ áp dụng luật

TTDS Việt Nam. Tuy nhiên, trong quan hệ với các nước đã ký kết hiệp định
TTTP với Việt Nam, thì Toà án Việt Nam khi thực hiện uỷ thác tư pháp, theo đề
nghị của bên yêu cầu, có thể áp dụng pháp luật của nước ký kết có cơ quan yêu
cầu đó, với điều kiện chúng không mâu thuẫn với pháp luật Việt Nam.


Những nguyên tắc cơ bản nêu trên của TTDS quốc tế luôn luôn gắn bó
chặt chẽ, bổ sung cho nhau tạo cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ lợi ích quốc gia,
lợi ích chính đáng của các bên tranh chấp, góp phần thúc đẩy phát triển giao lưu
dân sự quốc tế.
2. Khái niệm về địa vị pháp lý của người nước ngoài,

Người nước ngoài là người không có quốc tịch, bao gồm người có quốc
tịch nước ngoài và người không có quốc tịch.

Quy chế pháp lý của người nước ngoài mang tính song trung pháp luật:
khi cư trú làm ăn sinh sống ở nước sở tại thì người nước ngoài cùng lúc chịu sự
điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật là pháp luật của nước mà người đó mang
quốc tịch và pháp luật của nước sở tại nơi người đó cư trú và làm ăn sinh sống.
Địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam là tổng thể các quyền
và nghĩa vụ của nước ngoài của nước ngoài khi sinh sống cư trú làm ăn ở Việt
Nam.
1. Quyền được hưởng
-Quyền cư trú đi lại: cho phép người nước ngoài tự do đi lại, cư trú trên lãnh thổ
Việt Nam trừ một số lĩnh vực an ninh.
-Quyền hành nghề: cho phép người nước ngoài tự do chọn nghề nghiệp trong
khuân khổ pháp luật. Tuy nhiên hạn chế người nước ngoài làm việc trong một số
ngành nghề an ninh quốc phòng. Được phép làm luật sự tư vấn pháp luật tại Việt
Nam với điều kiện học qua trường Luật tại Việt Nam.
-Quyền được sở hữu và thừa kế trong trường hợp được thừa kề tài sản từ người

khác hau được phép sở hữu tài sản theo quy định.
-Quyền được học tập: cho phép người nước ngoài tự do lựa chọn các trường tuy
nhiên hạn chế một số trường liên quan đến an ninh quốc phòng.


-Quyền tác giả và sở hữu công nghiệp quy định trong các Điều 774 và Điều 775
Bộ luật dân sự.
-Quyền trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình: cho phép người nước ngoài kết hôn
với người Việt Nam, được phép nuôi con nuôi nếu đủ các điều kiện nuôi, và phải
bảo đảm bình đẳng quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em.
-Quyền tố tụng dân sự: áp dụng theo chế độ đãi ngộ quốc gia, người nước ngoài,
pháp nhân nước ngoài khi khởi kiện ở Tòa án Việt Nam được Nhà nước Việt
Nam cho hưởng chế độ đối xử quốc gia trong tố tụng dân sự.
2. Nghĩa vụ
-Tôn trọng pháp luật Việt Nam, tuân thủ theo các quy định đã ban hành khi làm
ăn sinh sống và làm việc.
-Tôn trọng phong tục tập quán, truyền thống tín ngưỡng tôn giáo cũng như lịch
sử của Việt Nam
-Khi người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất vi
phạm họ có thể bị xử phạt, bị trục xuất trước thời hạn hoặc thậm chí bị truy cứu
trách nhiệm hình sự.
Địa vị pháp lý của người nước ngoài trong tố tụng dân sự quốc tế.

II.

Việc xác định năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố
tụng dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc có ý nghĩa
quan trọng trong việc bảo hộ quyền và lợi ích của họ trước tòa án nước sở tại.
Do vậy, pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước đều có quy định về vấn đề
này.

1. Vấn đề bảo hộ pháp lý chung.

Tư pháp quốc tế ngày nay, thừa nhận quyền của người nước ngoài được
hưởng các quyền tố tụng dân sự tối thiểu và có nghĩa vụ thực hiện các yêu cầu tố
tụng nhất định theo pháp luật nước sở tại khi thưa kiện tại tòa án tư pháp nước
sở tại đó.


Ở Việt Nam, công dân nước ngoài, người không quốc tịch, cơ quan, tổ
chức nước ngoài, tổ chức quốc tế ( gọi chung là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước
ngoài) có quyền khởi kiện đến tòa án của Việt Nam để yêu cầu bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm hoặc có tranh chấp. Khi tham gia tố
tụng dân sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài có quyền và nghĩa vụ như
công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam ( Điều 406 Bộ luật Tố tụng dân sự). Như
vậy, cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài, về nguyên tắc, có quyền được nhà
nước Việt Nam bảo hộ pháp lí như đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam.
Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở công nhận chế đọ đãi ngộ như công
dân khi cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài khởi kiện hoặc tham gia tố tụng
dân sự tại các tòa án Việt Nam.
Vấn đề bảo hộ pháp lý thường được nhấn mạnh trong các hiệp định tương
trợ tư pháp giữa Việt Nam với nước ngoài. Trong hiệp định tương trợ tư pháp
giữa Việt Nam với Liên Xô ( nay là Cộng hòa lien bang Nga ) có quy định:
“1. Công dân nước ký kết này được hưởng trên lãnh thổ nước ký kết kia
sự bảo hộ pháp lý đối với các quyền nhân thân và tài sản mà nước ký kết kia
dành cho công dân của mình.
2. Công dân của nước ký kết này được quyền tự do lien hệ với tòa án,
viện kiểm sát, cơ quan công chứng ( sau đây gọi chung là cơ quan tư pháp ) và
các cơ quan khác có thẩm quyền về các vấn đề dân sự gia đình và hình sự của
nước ký kết kia. Họ cũng có quyền bày tỏ ý kiến, đề đạt nguyện vọng, đưa đơn
kiện và thực hiện những hành vi tố tụng khác trước các cơ quan trên theo cùng

những điều kiện mà nước ký kết kia dành cho công dân mình.
3. Những quy định trong các khoản 1 và 2 của Điều này cũng được áp
dụng cho vấn đề lao động thuộc thẩm quyền của tòa án.
4. Những quy định của Hiệp định này cũng được áp dụng tương ứng đối
với các pháp nhân của các nước ký kết ( Điều 1 )”.


Nội dung vấn đề bảo hộ pháp lý như vậy cũng được quy định tương tự
trong các hiệp định tương trợ tư pháp ký kết giữa Việt Nam với các nước khác.
Việc áp dụng chế độ đãi ngộ như công dân trong lĩnh vực tố tụng dân sự
quốc tế như đã nêu trên không có nghĩa Nhà nước Việt Nam từ bỏ quyền áp
dụng các biện pháp báo phục cần thiết khi quyền lợi chính đáng của công dân và
pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài hữu quan bị xâm phạm hoặc không được
nước ngoài hữu quan bảo hộ thỏa đáng. Việc áp dụng các biện pháp báo phục
trong các trường hợp như vậy có cơ sở của nó là nguyên tắc có đi có lại. Khoản
3 Điều 406 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “ Nhà nước Việt Nam có thể áp
dụng nguyên tắc có đi có lại để hạn chế quyền tố tụng dân sự tương ứng của
công dân nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài mà tòa án các nước đó đã hạn
chế quyền tố tụng đối với công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam”. Việc áp dụng
nguyên tắc có đi có lại trong tố tụng dân sự xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng
chủ quyền của các quốc gia, bình đẳng, tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của
con người, bình đẳng giữa mọi người dân trước pháp luật.
2. Vấn đề năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố

tụng dân sự của cá nhân người nước ngoài trong tố tụng dân sự
quốc tế.
Ở các nước trên thế giới, vấn đề này giải quyết không phải hoàn toàn
giống nhau. Chẳng hạn, theo pháp luật của Pháp, Đức năng lực hành vi tố tụng
dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà họ là
công dân. ở Anh xác định theo pháp luật nơi cư trú của người đó và nếu là vụ án

về thương mại thì thep luật nơi kí kết hợp đồng. Ở các nước Đông Âu ( trừ Ba
Lan) năng lực hành vi tố tụng dân sự của người nước ngoài được xác định theo
luật quốc tịch của người đó. Tuy nhiên, đối với Cộng hòa Séc và Slovakia dù
năng lực hành vi tố tụng dân sự của người nước ngoài được xác định theo luật
của nước mà người đó là công dân song cũng được coi là có năng lực hành vi tố
tụng dân sự nếu đáp ứng được các yêu cầu do luật của Séc và Slovakia quy định.


Ở Nga, theo Bộ luật tố tụng của Liên Bang Nga năng lực hành vi tố tụng dân sự
của người nước ngoài được xác định theo luật Nga.
Ở Việt Nam, theo Điều 407 Bộ luật tố tụng dân sự 2011 năng lực hành vi
tố tụng dân sự của cá nhân nước ngoài được quy định như sau:
-

Theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. Trong trường hợp

công dân có quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài thì theo pháp luật Việt
Nam. Nếu người đó có nhiều quốc tịch của nhiều nước ngoài khác nhau thì theo
pháp luật của nước nơi công dân sinh sống, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam
có quy định khác.
-

Theo pháp luật Việt Nam, nếu công dân nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh

sống lâu dài tại Việt Nam.
-

Theo pháp luật nơi cư trú mà người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh

sống lâu dài.

-

Theo pháp luật Việt Nam, nếu hành vi tố tụng dân sự được thực hiện trên

lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, cá nhân nước ngoài có thể được công nhận có năng
lực hành vi tố tụng dân sự trên lãnh thổ Việt Nam nếu theo quy định của pháp
luật Việt Nam thì họ có năng lực hành vi tố tụng dân sự mặc dù theo quy định
của pháp luật nước ngoài họ không có năng lực hành vi tố tụng dân sự.
Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, năng luật pháp luật tố tụng dân sự và năng
lực hành vi tố tụng dân sự của cá nhân nước ngoài được xác định dựa vào 3 yếu
tố: Quốc tịch của cá nhân, nơi cư trú hoặc nơi thực hiện hành vi.
3. Vấn đề năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố

tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế
trong tố tụng dân sự quốc tế.
Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ
chức quốc tế. Theo Điều 408 Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam thì:


-

Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài được

xác định theo pháp luật của nước nơi cơ quan, tổ chức đó được thành lập, trừ
trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.
-

Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của tổ chức quốc tế được xác định theo:

+ Điều ước quốc tế là căn cứ để thành lập tổ chức.

+ Quy chế hoạt động của tổ chức.
+ Điều ước quốc tế đã được kí kết với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
4. Vấn đề năng lực hành vi tố tụng dân sự quốc tế của quốc gia nước

ngoài và của những người được hưởng quy chế ưu đãi miễn trừ
ngoại giao.
Trong quá trình mở rộng và phát triển quan hệ quốc té quốc gia cũng có thể
tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố quốc tế với tư cách là một chủ thể của
tư pháp quốc tế. Học thuyết phổ biến cũng như thực tiễn của nhiều nước trong
lĩnh vực này thường công nhận quốc gia là chủ thể đặc biệt trong quan hệ tư
pháp quốc tế, quốc gia được hưởng các quyền miễn trừ tư pháp trong tất cả các
giai đoạn tố tụng dân sự quốc tế, trừ trường hợp quốc gia từ bỏ quyền đó của
mình một cách công khai và rõ rang. Tuy vậy, quan niệm về quyền miễn trừ tư
pháp của quốc gia trong tư pháp quốc tế các nước cũng không nhất quán và đôi
khi được giải thích như là “ quyền miễn trừ tương đối”. Điều này dễ dàng thấy
rõ qua việc giải quyết các tranh chấp dân sự - thương mại giữa một bên là doanh
nghiệp tư nhân và bên kìa là doanh nghiệp nhà nước, hoặc giải quyết tranh chấp
trong lĩnh vực đầu tư và bên kia là nhà đầu tư nước ngoài theo Công ước ICSID
năm 1965( Convention on the Settlement of other State)….
Đối với những người được hưởng quy chế ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, tình trạng
tố tụng dân sự quốc tế của họ cũng có nhiều điểm giống tình trạng tố tụng dân
sự quốc gia. Theo Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao ( Việt Nam
tham gia năm 1982), những người này được hưởng quyền miễn trừ xét xử trong
các lĩnh vực hình sự, hành chính, dân sự. Tuy nhiên, trong lĩnh vực dân sự


những người này không được hưởng những quyền miễn trừ tư pháp trong các
trường hợp sau:
a.


Tham gia vào vụ kiện về tài sản liên quan đến bất động sản của tư nhân

nằm tại lãnh thổ nước tiếp nhận, nếu viên chức ngoại giao đó có tài sản trên
không phải nhân danh nước cử đại diện ngoại giao và không vì mục địch đại
diện.
b.

Tham gia vào vụ kiện về thừa kế, nếu viên chức ngoại giao tham gia với

tư cách là người thực hiện di chúc, người bảo quản di sản thừa kế, người thừa kế
hoặc người từ chối nhận thừa kế ở cương vị cá nhân chứ không nhân danh nước
cử đại diện ngoại giao.
c.

Tham gia vào vụ kiện lien quan đến bất kì hoạt động nào có mục đích thu

lợi nhuận ( hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại ) ở nước sở tại, ngoài phạm
vi các chức năng chính thức của người đó.
Ở Việt Nam, quy chế pháp lý tố tụng của các cá nhân, tổ chức nước ngoài được
hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao được quy định trong một số văn bản
pháp luật như: Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Pháp lệnh về quyền ưu đãi,
miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, và cơ quan đại
diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993, Nghị định số 73/CP ngày
30/7/1994 của Chính phủ quy định chi tiết thực hiện pháp lệnh trên,… Theo các
văn bản này, các vụ tranh chấp dân sự quốc tế mà một bên đương sự là quốc gia
nước ngoài hoặc người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trư ngoại giao của Việt
Nam sẽ được Nhà nước Việt Nam giải quyết bằng đường ngoại giao. Tuy vậy,
tòa án Việt Nam sẽ xét xử các vụ tranh chấp loại đó, nếu quốc gia nước ngoài
hoặc người nước ngoài hữu quan đó đồng ý rõ rang tham gia tố tụng tại tòa án
Việt Nam. Trong trường hợp này, đại diện của quốc gia hữu quan và nhà ngoại

giao có các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự ngang với quyền và nghĩa vụ tố
tụng dân sự dành cho công dân và pháp nhân Việt Nam, mọi hoạt đông tố tụng
dân sự của họ phải tuân theo các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam.




×