Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Phân biệt Văn học dân gian và Văn Học viết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.36 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

BÀI TÍCH LŨY ĐIỂM CÁ NHÂN
MÔN: VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

PHÂN BIỆT VĂN HỌC DÂN GIAN VỚI VĂN HỌC VIẾT

Họ và tên: NGUYỄN MINH DƯƠNG.
MSSV: 41.01.601.019.
Ca Học: sáng thứ sáu, ca 2. Nhóm: 6
Ngày sinh: 05/05/1997.

1


MỞ ĐẦU:
Trong dòng chảy miên viễn của nền văn học Việt Nam, chúng ta thấy rằng
đó là sự tích hợp giữa hai dòng văn học: văn học dân gian và văn học viết. Phân
biệt được hai dòng văn học này là vấn đề cơ bản của lịch sử văn học dân tộc. Bởi
lẽ, nó không chỉ có hai phương thức sáng tác khác nhau, truyền miệng và thành
văn, mà còn liên quan đến hai loại hình tác giả có vị trí xã hội, hoàn cảnh sinh
sống, quan niệm nhân sinh, tư tưởng tình cảm, kể cả hoàn cảnh sáng tác, tâm thế
sáng tác, động cơ sáng tác cũng khác nhau. Đồng thời, hai bộ phận này cũng có
quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi sâu,
định ra được những nét khác nhau và thấy rõ được mối quan hệ khăng khít giữa
chúng.

2



NỘI DUNG CHÍNH:
1.

Định nghĩa văn học dân gian và văn học viết:
Văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động,

nó phản ánh sinh hoạt xã hội, đời sống tâm lí, tình cảm, thái độ, nguyện vọng, kinh
nghiệm mọi mặt của nhân dân lao động các thế hệ, ra đời từ thời kì công xã
nguyên thủy, trải qua các thời kì phát triển lâu dài trong các chế độ xã hội có giai
cấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại hiện nay. Có ba thuật ngữ được xem là tương
đương khi nói về vấn đề này: văn học dân gian, sáng tác nghệ thuật truyền miệng
của nhân dân, folklore ngôn từ ( folklore văn học ).
Khác với văn học dân gian, văn học viết hình thành đã “ mở ra một thời kì
lịch sử mới, oanh liệt, rực rỡ” ( Đặng Thai Mai ). Dòng văn học này được sáng tác
bằng chữ viết, được sáng tác bởi cá nhân hoặc nhóm tác giả. Văn học viết còn có
tên gọi khác là văn học thành văn.
2.

Điểm giống nhau giữa văn học dân gian và văn học viết:
Giữa văn học dân gian và văn học viết chúng ta thấy có một số điểm giống

nhau như: đều do con người lao động trí óc sáng tạo nên, cả hai đều lấy tư liệu từ
cuộc sống và mang những nội dung cụ thể nhất định. Về nội dung: cả văn học dân
gian và văn học viết đều phản ánh thực trạng xã hội, thể hiện mong ước của con
người. Xét trên phương diện thể loại, hai bộ phận này có thể được sáng tác dưới
dạng văn xuôi hoặc thơ.
Bên cạnh đó, chúng cùng sử dụng ngôn từ như phương tiện quan trọng
nhất để sáng tạo hình tượng nghệ thuật, cùng thể hiện tư tưởng, quan niệm, thái
độ, tình cảm của tác giả qua những hình tượng nghệ thuật đó. Hơn nữa, chúng
cùng tác động đến thực tiễn, có tác dụng cải biến thực tiễn…

3


3.

Phân biệt văn học dân gian và văn học viết:
Bên cạnh những điểm gặp gỡ chung giữa văn học dân gian và văn học viết

thì chúng còn có rất nhiều điểm khác nhau, thậm chí những khác biệt đó mang
tính bản chất. Để rõ ràng và xác đáng chúng ta sẽ lần lượt soi chiếu chúng ở bốn
phương diện chủ yếu sau: lực lượng sáng tác, phương thức sáng tác và lưu truyền,
nội dung phản ánh và thủ pháp nghệ thuật.
a. Về lực lượng sáng tác:
Chủ nhân của văn học dân gian phần lớn là người nông dân nhưng cũng có
những người trí thức với tư cách là một cộng đồng dân tộc. Họ sáng tác các tác
phẩm nhằm phục vụ cho sinh hoạt sản xuất. Sau những giờ lao động nhọc mệt,
vất vả, những tác phẩm văn học dân gian được thành hình nhằm làm khuây khỏa
nỗi lo cơm áo và giúp tinh thần họ thoải mái hơn, từ đó mà việc sản xuất trở nên
có hiệu quả, đời sống vui tươi, lành mạnh. Do đặc trưng về lực lượng sáng tác
phần lớn là nhân dân lao động nên tính quê mùa, chất phác là điều hiện hữu rõ
nét nhất. những con người ấy sống tự do như chim trời, bình dị, dân dã, lạc quan,
yêu đời. Tất cả điều đó họ đưa vào sáng tác một cách tự nhiên, chân thật nhất
như nó vốn tồn tại:
“Trời mưa
Quả dưa vẹo vọ
Con ốc nằm co
Con tôm đánh đáo
Con cò kiếm ăn”.
Hay:
“Rủ nhau đi cấy, đi cày

Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”.
Đối với văn học viết, lực lượng sáng tác chủ yếu là trí thức, những người
biết chữ nghĩa và ít nhiều có sự tiếp xúc với văn hóa, có trình độ nhất định. Chẳng
hạn như Nguyễn Du (1965-1820) là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế
4


giới, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lỗi lạc có “ con mắt trông khắp sáu cõi và tấm
lòng nghĩ suốt nghìn đời” ( Mộng Liên Đường chủ nhân ). Ông sinh ra trong một
gia đình có nhiều đời và nhiều người làm quan to dưới triều Lê- Trịnh. Thời thơ ấu
Nguyễn Du sống trong nhung lụa tại đất Thăng Long. Lên mười tuổi, cuộc đời ông
gặp những sóng gió khi mồ côi cả cha lẫn mẹ trong cơn biến ba đào. Hai mươi
năm chìm nổi, long đong ngoài đất Bắc, ông tiếp xúc với những thân phận dưới
đáy xã hội. tài năng, tri thức và sự lăn lộn trong cuộc đời đã hun đúc nên một
thiên tài như Nguyễn Du. Đó còn là Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình nhà
nho yêu nước, hay là Nguyễn Tuân, Tố Hữu… Họ viết văn nhằm thưởng thức nghệ
thuật, nhằm thỏa mãn chí nguyện của mình, hướng đến chân-thiện-mĩ. Bên cạnh
đó, một bộ phận trí thức phải chịu cảnh “ áo cơm ghì sát đất”, “ ăn bữa nay, lo
bữa mai”… nên văn chương với họ là phương tiện kiếm sống, là kế sinh nhai. Dù
sáng tác với lí do gì, thì trí thức vẫn là một tầng lớp có hiểu biết trong xã hội, có
trình độ tương đối nên các “ đứa con tinh thần” của họ khá cao nhã, thể hiện rõ
trí tuệ, tài năng của người cầm bút.
Lực lượng sáng tác của văn học dân gian và văn học viết là hai giai cấp, tầng
lớp khác nhau. Vì thế, nó chi phối đặc điểm của sáng tác, thể hiện nét riêng, độc
đáo của mỗi dòng văn học.
b. Về phương thức sáng tác và lưu truyền:
Phương thức sáng tác của văn học dân gian là ngôn ngữ nói. Đó là thứ ngôn
ngữ âm thanh, dùng trong giao tiếp tự nhiên hằng ngày; trong đó người nói người

nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau, có thể thay phiên nhau trong vai nói và vai nghe.
Do đó, mọi tình cảm, cảm xúc trở nên chân thật, tự nhiên, tạo sự linh hoạt, sống
động trong sáng tác. Phương thức lưu truyền của văn học dân gian là truyền
miệng bởi trong điều kiện một dân tộc chưa có chữ viết thì không thể có một
phương thức tồn tại và phát triển nào khác. Chu Xuân Diên đã nói về phương thức
5


này như sau: “ Phương thức truyền miệng là một đặc trưng của sản xuất nghệ
thuật, hình thức này có những nguyên tắc thuộc về thủ pháp và trí nhớ, những
thủ pháp này đã trở thành truyền thống và giúp cho nhân dân “ nhập tâm” được
một số lượng khá lớn tác phẩm khác nhau hoặc những tác phẩm đôi khi có chủ đề
hết sức phức tạp”.
Văn học dân gian là một loại văn học sinh hoạt, nên môi trường hội hè, đình
đám là đặc trưng nhất. nó tạo nên một nét “không khí” thẩm mĩ riêng biệt mà chỉ
văn học dân gian mới có. Chúng ta bắt gặp những buổi nghe hát ca dao qua các
điệu hò mái nhì vút lên trên sông Hương, hay tham dự vào những “đêm hát ví xôn
xao” trong khung cảnh đông đúc, những buổi kể khan bên bếp lửa bập bùng của
đông bào các dân tộc ít người ở Tây Nguyên… Môi trường hội hè, đình đám ấy
chính là một trong những nguyên nhân kích thích sự sáng tạo, một trong những
điều kiện tốt nhất để tìm tòi và thực hiện cảm hứng sáng tạo của các nghệ sĩ dân
gian.
Sáng tạo văn học dân gian mang tính tập thể, nó có quan hệ mật thiết với
tính truyền miệng, là một biểu hiện cho mối quan hệ phụ thuộc của văn học dân
gian vào môi trường sinh hoạt của nó và suy cho đến cùng là có cơ sở ở điều kiện
sống, điều kiện lao động và sinh hoạt tập thể của quần chúng nhân dân. Đặc trưng
của tính tập thể là văn học dân gian không có tác giả, văn học dân gian không phải
là tài sản của quốc gia dân tộc mà là của toàn nhân loại. Vì thế, chúng ta khi tiếp
nhân nó cân chuẩn bị tâm thế: hiểu rõ đặc điểm xã hội, giai cấp của nhân dân lao
động, đặt tác phẩm trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể và chấp nhận sự lặp lại trong

sáng tạo.
Khác văn học dân gian, phương thức sáng tác của văn học viết là ngôn ngữ
viết. Đây là thứ ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp
nhận bằng thị giác. Nó đòi hỏi phải có sự chọn lọc, suy nghĩ, nghiền ngẫm, gọt giũa
6


kĩ càng. Các tác phẩm văn học thành văn được văn bản hóa trong lưu truyền, đây
là một điều tiến bộ và thuận lợi, bởi việc ghi chép trên văn bản sẽ giúp cho quá
trình gìn giữ được lâu bền hơn.
Môi trường sáng tác của văn học viết là môi trường yên tĩnh. Mỗi nhà văn
tự chọn cho mình một không gian riêng biệt, phù hợp với tính cách, cảm xúc của
mình, khác với văn học dân gian ở môi trường đám đông nhằm ứng khẩu, ứng
đáp tại chỗ.
Do văn học viết được sáng tác bởi cá nhân, có tác giả rõ ràng nên các tác
phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ. Nó được biểu hiện thông qua
cái nhìn và giọng điệu độc đáo, riêng biệt của tác giả, các lớp nội dung của tác
phẩm, các phương tuện nghệ thuật mà tác giả sử dụng… Trong nền văn học nước
nhà, ta thấy rất nhiều nghệ sĩ có dấu ấn cá nhân riêng biệt của mình như: Nam
Cao với ngòi bút sắc lạnh “nhà văn của những kiếp lầm than”, một người cầm bút
với tâm hồn rộng mở để đón nhận “những vang động của đời”; Xuân Diệu với hồn
thơ luôn khao khát giao cảm với đời, luôn nồng nàn, say đắm trong tình yêu; Tô
Hoài nổi tiếng là nhà văn giỏi miêu tả phong tục, giỏi khắc họa nét đẹp riêng trong
cảnh vật và tính cách con người của một vùng đất; Nguyễn Tuân xứng đáng với
danh hiệu bậc thầy trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ với khả năng sáng tạo
những từ ngữ, hình ảnh mới lạ bất ngờ, những câu văn giàu chất nhạc chất họa
linh hoạt như “biết co duỗi nhịp nhàng”… và còn vô số nhà văn, nhà thơ với dấu
ấn riêng, độc đáo khác nữa.
Phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian và văn học viết
tuy không giống nhau nhưng đặc trưng chung của chúng là đều cống hiến cho nền

văn học Việt Nam những tác phẩm đặc sắc, tuyệt vời.
c. Về nội dung phản ánh:
Do đặc trưng của văn học dân gian về lực lượng sáng tác, phương thức sáng
tác nên nội dung của nó hướng đến đời sống dân dã. Đó là những vấn đề thiết
7


thân, quen thuộc hằng ngày với nhân dân lao động. chẳng hạn qua thể loại ca
dao-dân ca ta bắt gặp các chủ đề hết sức bình dị.
Đầu tiên là đề tài tình yêu quê hương, đất nước:
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.”
Đó là tình cảm thường trực trong trái tim con người Việt Nam, dù đi đâu về
đâu thì nơi đã sinh ra ta, nuôi dưỡng ta vẫn luôn được ta hướng về. những thứ
dân dã như “rau muống”, “cà” ta sẽ luôn ghi nhớ, nơi “chôn rau cắt rốn” ta sẽ
không bao giờ quên. Tình yêu quê hương, đất nước còn được thể hiện qua việc
giới thiệu các địa danh, thắng cảnh của dân tộc:
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gươm Tây Hồ.”
Thứ hai, đề tài tình yêu nam nữ cũng được nhân dân ta rất chú ý:
“Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng
Ai đi muôn dặm non sông,
Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy.”
Tình yêu đôi lứa là thứ tình cảm đẹp đẽ nhất, trong sáng nhất, nó luôn chất
chứa bao nỗi niềm cần được giải tỏa. nỗi niềm ấy là nỗi nhớ nhau vô ngần:

“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than”
Hay sâu sắc hơn, nghĩ ngợi hơn là nỗi niềm của những người phải chia xa,
phải chia li, gặp những trắc trở, trục trặc trong tình yêu:
“Đêm qua tựa gối loan phòng
Dầu hao thiếp xót, đèn chong canh dài,
Chờ chàng canh một, canh hai
Canh ba, canh bốn… đêm dài như sông.”
Nhưng nhân dân ta cũng không quên gửi gắm khát vọng về sự vẹn tròn
trong tình yêu:
8


“Đôi ta như khóa với chìa
Trọn niềm chung thủy, đừng lìa mới hay.”
Bên cạnh đó, trong đời sống của nhân dân ta thì thân phận người phụ nữ đã
trở thành một đề tài lớn và được khai thác một cách “trần trụi” nhất:
“Thân em như chổi đầu hè
Phòng khi mưa nắng đi về chùi chân.”
Hay:
“Em như con hạc đầu đình
Muốn bay không nhấc nổi mình mà bay.”
Người phụ nữ trong xã hội xưa luôn bị phụ thuộc. Họ vốn là những người
phụ nữ xinh đẹp, nết na, đoan trang, hiền thục nhưng bởi lỗi ở thời đại, ở tư
tưởng “trọng nam khinh nữ” mà họ phải chịu biết bao đau khổ, dập vùi:
“Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.”
Chủ đề thứ ba là tình cảm gia đình, với những đạo lí được nhân dân ta đút

rút hết sức ý nghĩa:
“Con người có tổ, có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn.”
Hay:
“Cây khô chưa dễ mọc chồi
Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta
Non xanh bao tuổi mà già
Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu.”
Những câu ca với lời lẽ thủ thỉ, tâm tình nhưng ẩn chứa nhiều bài học quý
giá. Nó dạy con người phải biết quý trọng ơn nghĩa của đấng sinh thành, sống trọn
đạo con cái. Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất. Đó là cái
nôi, cái nền, là nền tảng vững chắc để ta trưởng thành và trở nên một con người
đúng nghĩa. Vì vậy, ông cha ta luôn không ngừng nhắc nhở:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
9


Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Ngoài ra, ca dao-dân ca còn có sức biểu hiên nhiều mối quan hệ khác trong
xã hội:
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruông trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây, trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.”
Hay:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”
Cái nhìn của quần chúng đã chi phối nội dung của các tác phẩm văn học dân
gian. Chẳng hạn ở thể loại truyện cổ tích, ta luôn bắt gặp những cái kết có hậu,
nhân vật thiện sẽ chiến thắng: cô Tấm sau bao biến cố dập vùi đã trở về làm
hoàng hậu, anh Khoai trong “Cây tre trăm đốt” đã hoàn thành nhiệm vụ và sống
đời hạnh phúc… các nhân vật phản diện sẽ bị trừng trị đích đáng. Đó là ước mơ,
khát vọng, là cái nhìn quần chúng của nhân dân lao động.
Cụ thể chúng ta sẽ cùng phân tích cái nhìn quần chúng đã được thể hiện
trong truyện cổ tích “Tấm Cám”. Cuộc đời của cô Tấm phải chịu nhiều đau khổ, bất
hạnh do mẹ con Cám gây ra. Trải qua mọi đau khổ cô vẫn giữ được vẽ đẹp của
mình, vẽ đẹp của thể chất và quan trọng hơn là vẽ đẹp về tinh thần. Ta tưởng như
cô hiền hậu và vị tha hết mức thậm chí đến mức mềm yếu. Nhưng không dưới cái
nhìn của quần chúng buộc cô phải kiên cường, phải biết đấu tranh. Cô gái ngây
thơ đó, khi cần thì đã biết căm thù, cô gái dịu hiền đó, khi cần thì đã biết đứng lên.
Kết cục của truyện một làn nữa được soi rọi dưới cái nhìn của nhân dân ta: Tấm
trừng phạt Cám, có như vậy mới chân thực. Cô Tấm đứng trước hai sự lựa chọn:
tha thứ để chúng tiếp tục giết mình hay giết chúng để mình được sống. Việc trừng
10


phạt ấy nó không hề làm giảm đạo đức của cô mà ngược lại nó thể hiện được sự
rạch ròi trong nhận thức của tác giả dân gian “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”. Cái
nhìn quần chúng ấy đã chi phối mạnh mẽ câu chuyện và để lại cho hậu thế nhiều
bài học thật quý giá.
Nội dung phản ánh của văn học viết, phần lớn thuộc phạm trù cao nhã. Với
những đề tài phong phú, được “tinh chọn” một cách kĩ cáng. Đề tài thiên nhiên,
con người, tình yêu được sàng lọc qua cái nhìn của tầng lớp trí thức trở nên thật
mới lạ. Chẳng hạn, khi Nguyễn Du viết về thân phận của người phụ nữ trong kiệt
tác “Truyện Kiều” ông đã khái quát:
“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Chỉ có thể qua cái nhìn của một người trí thức từng trải, sống với đời, lăn
lộn với đời, đi sâu tìm hiểu mới có những câu thơ khái quát làm đau lòng người ta,
làm nhói lòng người ta và làm người ta gật đầu lia lịa như vậy: Đúng! Quá đúng!
Cái nhìn của Nguyễn Du đã bao trọn, ôm lấy thân phận phái nữ thời trung đại chỉ
trong hai câu thơ. Thật tài tình!
Trong truyện ngắn Đời thừa của nhà văn Nam Cao, một câu chuyện nhẹ
nhàng nhưng khiến ta thấm thía. Tác phẩm kể về nhân vật Hộ, một văn sĩ với khát
vọng cao cả nhưng vướng vào cảnh “áo cơm ghì sát đất”, bị những gánh nặng lo
toa của cuộc sống làm cho lung lạc và dần trở thành một con người “sống tồi,
sống tẻ”, đánh mất phương hướng trong cuộc sống. Nhưng dưới cái nhìn của một
người trí thức như Nam Cao đã làm cho người đọc cảm thấy Hộ đáng thương hơn
là đáng trách. Những câu văn viết ra từ màu thịt, huyết quản của tác giả thấu suốt
tất cả nỗi lòng nhân vật, làm bật lên nghịch cảnh và gửi gắm những triết lí nhân
sinh cao cả.

11


Về mặt nội dung, giữa văn học dân gian và văn học viết với cái nhìn khác
nhau, hệ thống đề tài cũng khác nhau. Điều này được quy định bởi lực lượng sáng
tác, hoàn cảnh xã hội và nhiều yếu tố khác nữa.
d. Về thủ pháp nghệ thuật:
Ngôn ngữ sử dụng trong văn học dân gian là ngôn ngữ bình dân, dễ nghe,
dễ hiểu, phù hợp với đời sống đơn giản, bình dị của nhân dân lao động. Chẳng
hạn, qua các câu văn trích trong sử thi “Đăm Săm” của đồng bào Ê-Đê: “ Mtao
Mxây là một tù trưởng giàu mạnh. Gông cùm, tù binh chật cả làng. Lông chân
như đắp thêm một lớp. Lông mày sắc như đá mài. Con mắt sáng ngời như đã
uống hết một chum rượu, đến nỗi một con trâu lớn cũng không dám đi qua” hay
“Anh đi trên đường cái thoắt thoắt như con rắn Prao huê. Anh đi trong đám cỏ

tranh nhanh như con rắn Prao hơ mat…”.
Hình thức của các tác phẩm văn học dân gian khá giản dị, có lẽ vì chưa xuất
hiện chữ viết và trí tuệ đơn giản, cái nhìn dân dã của người dân mà nên. Ví dụ như
các câu truyện cười, ngụ ngôn với dung lượng vô cùng ngắn gọn và câu chữ gần
gũi, thân thuộc với mỗi chúng ta. Nó dễ hiểu, dễ nhớ và đi sâu vào tâm trí của bao
thế hệ.
Các thể loại dân tộc được sử dụng một cách dày đặc, nhuần nhuyễn. Văn
học dân gian bao gồm các thể loại chính sau đây: thần thoại, cổ tích, ngụ ngôn,
truyện cười, vè, tục ngữ, ca dao, câu đố, sử thi, truyền thuyết, chèo sân đình,
tuồng đồ…
Bên cạnh đó, văn học dân gian cũng có sự cách tân trong khuôn khổ truyền
thống. Điều này thể hiện khá rõ ở thể loại ca dao lục bát: ca dao lục bát hình thức
vốn có của nó là hai câu 6/8, nhưng theo thời gian nó đã được biến thể, đổi mới,
vượt ra khỏi giới hạn thông thường:
“Thấy em nhỏ thó lại có duyên ngầm
Anh phải lòng thầm đã bấy lâu nay.”
Hay:
12


“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Ngũ lục sông cũng lội, thất bát đào cũng qua.”
Rõ ràng sự sáng tạo của nhân dân lao động đã góp phần làm hay hơn, mới
lạ hơn những cái vốn dĩ đã trở thành khuôn khổ. Đồng thời,nó làm tăng giá trị
biểu cảm của câu văn, câu thơ, diễn đạt một cách viên mãn dụng ý nghệ thuật của
tác giả dân gian.
Khác với văn học dân gian, văn học viết sử dụng ngôn từ trang trọng, mang
sắc thái biểu hiện cao, có nhiều từ được xem là rất “đắc địa” khi làm tăng tính
biểu cảm của câu thơ, câu văn một cách hết sức mạnh mẽ. Điển hình là nhà văn
Nguyễn Tuân- bậc thầy của ngôn ngữ: “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một

áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban
hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”, “Và thời gian
của đồng hồ thủy tiên đêm tết xa như không ngớt thánh thót vương hương”, “SêKhốp là cái sáo diều vĩ đại, trên đôi cánh âm vang tiếng nói của hiện thực và nhịp
thơ của lãng mạn”…
Hình thức của các tác phẩm khá cầu kì, phức tạp, đặc biệt là các tác phẩm
thuộc nền văn học trung đại với những quy tắc, khuôn khổ bắt buộc:
“Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy người đay luống đoạn trường.”
( Bà Huyện Thanh Quan, Hoài Cổ)
Hay:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.”
(Nguyễn Khuyến, Thu Điếu)

13


Do xu thế thời đại, dòng văn học viết buộc phải du nhập từ bên ngoài các
thể loại để đưa nền văn học nước nhà hội nhập cùng nền văn học thế giới. chẳng
hạn, nhà thơ Xuân Diệu đã tiêp thu thể thơ vắt dòng từ văn học phương Tây:
“Tôi muốn tắt nắng đi
cho màu đừng nhạt mất
tôi muốn buộc gió lại
cho hương đừng bay đi.”
Thể thơ tự do cũng là một thể thơ được du nhập từ bên ngoài. Thơ tự do
phá bỏ mọi sự cứng rắn, khắt khe về số câu, số chữ, bố cục, luật bằng trắc, vần

nhịp… Nó khiến quá trình sáng tác trở nên thoải mái và hứng thú hơn:
“Còn chi nữa em ơi!
Còn đâu ánh trăng vàng,
Mơ trên làn tóc rối,
Chân nàng trên đường sồi,
Sương lá đổ vội vàng”
(Lưu Trọng Lư, Còn Chi Nữa)
Hay:
“Dẫu tin tưởng chung một đời một mộng
Em là em anh vẫn cứ là anh
Có thể nào qua vạn lí trường thành
Cuả hai vũ trụ chứa đầy bí mật.”
(Xuân Diệu, Xa Cách)
Văn học dân gian và văn học viết đã sử dụng các thủ pháp nghệ thuật khác
nhau, tạo nên nét riêng biệt và nổi bật của hai bộ phận hợp thành nền văn học
dân tộc.
4. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết:
Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học
dân tộc. khi chưa có chữ viết, nền văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian; khi
có chữ viết nền văn học Việt Nam mới bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và
văn học viết.

14


Văn học viết chịu ảnh hưởng của văn học dân gian về nhiều phương diện, từ
nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Ví dụ như truyền thuyết “Thánh
Gióng” đã mở đầu cho dòng văn học yêu nước, chống xâm lược trong nền văn học
dân tộc; thể thơ lục bát, thể thơ được thi hào Nguyễn Du sử dụng một cách tài
tình, bắt nguồn từ bộ phận văn vần dân gian…

Văn học viết cũng có tác động trở lại văn học dân gian trên một số phương
diện. Chẳng hạn, tác giả dân gian đã đưa những chất liệu văn học viết vào ca dao,
dân ca ( những nhân vật trong Truyện Kiều, Lục Vân Tiên… ):
“Hai ta như Kim Trọng, Thúy Kiều
Đã lắm lúc đắng, còn nhiều lúc cay.”
Hay:
“Anh mà bắt chước Thúc Sinh
Thì anh đừng trách vợ mình Hoạn Thư.”
Mối quan hệ của văn học dân gian với văn học viết cũng như vai trò, ảnh
hưởng của văn học dân gian với văn học viết thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực
sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm. Cụ thể, trong bài viết “Mối quan hệ giữa
văn học dân gian với văn học viết trong lịch sử văn học dân tộc”, Nguyễn Đình Chú
đã chỉ rõ mối quan hệ ấy thông qua hai hiện tượng tiêu biểu: dùng chữ quốc ngữ
để sưu tầm, ghi chép văn học dân gian và khai thác kho tàng văn học dân gian
trong khi sáng tác văn học hiện đại.
Như vậy, trong quá trình phát triển, hai bộ phận văn học dân gian và văn
học viết luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để
15


cùng phát triển. Văn học dân gian là nền tảng cho văn học viết tiếp thu. Trái lại, có
tác động trở lại làm văn học dân gian thêm phong phú, đa dạng.

KẾT LUẬN
Giữa văn học dân gian và văn học viết có nhiều nét tương đồng và khác biệt.
đó là đặc trưng về lực lượng sáng tác, phương thức sáng tác và lưu truyền, nội
dung phản ánh và thủ pháp nghệ thuật. Tuy nhiên, chúng cũng có mối quan hệ
chặt chẽ, mật thiết với nhau và cùng tồn tại song hành trong nền văn học Việt
Nam. Thông qua việc đối chiếu, chúng ta có thể thấy rằng, văn học dân gian là một
bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống của nhân dân lao động, được ghi lại bằng

một phương thức nghệ thuật độc đáo. Cho nên văn học dân gian của mỗi dân tộc
là một trong những thành tựu văn hóa, thành tựu nghệ thuật quan trọng nhất,
làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của dân tộc đó.
Văn học dân gian và văn học viết sẽ luôn đứng bên cạnh nhau, bổ trợ và cùng phát
triển để xây dựng nên một nền văn học dân tộc phong phú, đa dạng và trường
tồn.

16


PHỤ LỤC
*BẢNG: PHÂN BIỆT VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ VĂN HỌC VIẾT:
STT

1

2

3
4

TIÊU CHÍ
Lực lượng
sáng tác
Phương
thức sáng
tác và lưu
truyền
Nội dung
phản ánh

Thủ pháp
nghệ thuật

VĂN HỌC DÂN GIAN
• Nhân dân lao động
• Phục vụ sinh hoạt,
sản xuất
• Quê mùa, chất phác
• Ngôn ngữ nói
• Truyền miệng
• Môi trường hội hè,
đình đám
• Sáng tạo tập thể
• Đời sống dân dã
• Cái nhìn của quần
chúng
• Ngôn ngữ bình dân
• Hình thức giản dị
• Thể loại dân tộc
• Đổi mới trong khuôn
khổ truyền thống















TÀI LIỆU THAM KHẢO
17

VĂN HỌC VIẾT
Trí thức
Thưởng thức nghệ
thuật, kiếm sống
Cao nhã, trí tuệ
Ngôn ngữ viêt
Văn bản hóa
Môi trường yên tĩnh
Dấu ấn cá nhân
Phạm trù cao nhã
Cái nhìn của tầng lớp
trí thức
Ngôn từ trang trọng
Hình thức cầu kì, phức
tạp
Thể loại du nhâp từ
bên ngoài


ST
T
1

2
3
4
5
6
7
8
9

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Bích Hà. Giáo trình VHDG Việt Nam. NXB ĐHSP, H, 2012.
Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn. VHDG Việt Nam. NXB
GD, H, 1998.
Bùi Mạnh Nhị, Hồ Quốc Hưng, Nguyễn Thị Ngọc Điệp. VHDG- Những công
trình nghiên cứu. NXB GD, H, 2001.
Bùi Mạnh Nhị, Hồ Quốc Hưng, Nguyễn Thị Ngọc Điệp. VHDG- Những tác
phẩm chọn lọc. NXB GD, H, 2002.
Nguyễn Minh (sưu tầm). Ca dao, tục ngữ Việt Nam. NXB Thanh Hóa,
2007.
Nguyễn Xuân Kính. Thi pháp ca dao. NXB ĐHQG Hà Nội, 2004
Vũ Ngọc Phan. Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam. NXB KHXH, 1978.
Nguyễn Thanh Liêm. Bài viết: “ Thơ đường luật và thơ tự do”. Đăng trên
www.caulacbotinhnghesi.net
Nguyễn Đình Chú. Bài viết: “ Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn
học viết trong lịch sử văn học dân tộc”. đăng trên huc.edu.vn

*Bài viết còn rất nhiều thiếu sót, hạn chế em rất mong nhận được sự góp ý của
thầy qua địa chỉ mail:
Em xin chân thành cảm ơn.


18


19



×