Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết văn học dân tộc_2 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.93 KB, 6 trang )

Mối quan hệ giữa văn học dân gian và
văn học viết văn học dân tộc

Tuy nhiên để cho quan điểm “làm nền” này được triển khai thực sự, lại
còn phải làm sáng tỏ một loạt vấn đề sau đây:

1) Vấn đề định nghĩa về văn học dân gian.

Định nghĩa về văn học dân gian có lịch sử riêng của nó. Từ một cách
gọi, một cách duy danh nhưng chưa định nghĩa như Nguyễn Du là “thôn
ca”, là “tang ma ngữ” (thôn ca sơ học tang ma ngữ - Thanh minh ngẫu
hứng) đến một chương “Dẫn luận” gồm phần “Giới thuyết - Những đặc
trưng của văn học dân gian” trong giáo trình Văn học dân gian của Đinh
Gia Khánh và Chu Xuân Diên thuộc tủ sách Đại học Tổng hợp Hà nội
(nay là Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà nội),
xuất bản năm 1972, rõ ràng công việc định nghĩa về văn học dân gian đã
trải qua hai giai đoạn của nhận thức: cảm tính và lý tính, phản ánh hai
giai đoạn phát triển khoa học ở nước ta nói chung: trực cảm hỗn hợp và
duy lý phân tích. Riêng về giai đoạn nhận thức lý tính đối với văn học
dân gian, tự nó cũng có một quá trình từ đơn giản đến phong phú, từ
phiến diện đến hoàn chỉnh. Thông thường các định nghĩa được triển khai
trên hai bình diện chính: những thuộc tính nội tại (tính truyền miệng,
tính tập thể ) và những thuộc tính liên quan tới đời sống văn hoá xã hội
đã góp phần sản sinh ra văn học dân gian. Gần đây, khái niệm văn học
dân gian đã được giới thuyết với một nội hàm có tính tổng hợp, nguyên
hợp. Văn học dân gian không chỉ có phần lời mà còn có sự gắn bó giữa
lời với nhạc và vũ, với văn hoá dân gian nói chung. Do việc giới thuyết
văn học dân gian với một nội hàm được mở rộng và có tính tổng hợp,
nguyên hợp như vậy mà dường như có sự khập khiễng giữa thuật ngữ
“văn học dân gian” với nội hàm mà nó phải chứa. Phải chăng, để tránh
sự khập khiễng đó mà nhiều người lại chuyển sang dùng thuật ngữ “văn


hoá dân gian”, “ phôncơlo”.

Luận điểm về vai trò làm nền của văn học dân gian đang cần làm sáng tỏ
ở đây quả là có liên quan mật thiết tới định nghĩa về văn học dân gian
như trên. Nếu định nghĩa văn học dân gian chỉ là một số thể tài quen
thuộc và chỉ là ở lời mà không thấy tính chất toàn diện, tính tổng hợp,
nguyên hợp, trạng thái tồn tại của nó như một cơ thể sống thì làm sao
nhìn rõ được mối quan hệ giữa nó với nền văn học viết để từ đó mà phát
hiện tiếp về vai trò làm nền của nó. Ví như với vấn đề đã đặt ra ở Truyện
Kiều chẳng hạn, nếu quan niệm hẹp như vậy, một câu hỏi đơn giản thế
này đặt ra: liệu Nguyễn Du đã biết những tác phẩm văn học dân gian gì
mà bảo Truyện Kiều đã kết tinh trên cơ sở văn học dân gian? Thì câu trả
lời chắc chắn gặp lúng túng. Còn theo quan niệm mở rộng, tổng hợp
tương ứng với thuật ngữ “văn hoá dân gian”, “phơncơlo” thì dễ có khả
năng nhìn được mối quan hệ bề thế, đa diện giữa Truyện Kiều với văn
học dân gian và từ đó cũng dễ có khả năng nhìn ra vai trò làm nền của
văn học dân gian trong sự kết tinh giá trị Truyện Kiều trên cả hai
phương diện nội dung và hình thức. Trên phương diện nội dung,một
trong những điều lớn lao nhất của Truyện Kiều là tình thương bao la bát
ngát cho những kiếp người đau khổ, đặc biệt là phụ nữ: “Đau đớn thay
phận đàn bà”. Vậy thử hỏi, cái tình cảm lớn lao đó, một khi đã không
phải trên trời rơi xuống cho Nguyễn Du, thì từ đâu đến là chính? Từ
cuộc sống và tâm lý trưởng giả hay từ cuộc sống và tâm lý dân gian? Từ
nền văn học bác học đã có trước Nguyễn Du hay từ nền văn học dân
gian truyền thống? Không cần nói ra thì kết luận thế nào chúng ta đã
biết, nhất là với ai đã quen với phương pháp hệ thống trong khoa học.
Có thể dẫn ra đây thêm một trường hợp để tham khảo. Đó là trường hợp
nhà nghiên cứu văn học của Liên Xô cũ là giáo sư tiến sĩ Niculin. Trong
bài giới thiệu cho bản dịch thơ Hồ Xuân Hương ra tiếng Nga, ông cũng
đã triển khai quan điểm thơ Hồ Xuân Hương kết tinh từ văn học dân

gian thông qua việc phân tích một số bài thơ cụ thể như bài Đánh đu.
Tác giả đã gắn bài thơ với tục chơi đu trong đời sống văn hoá dân gian ở
các lễ hội, đặc biệt vào dịp đầu xuân với ý nghĩ rằng: không có hiện
tượng văn hoá dân gian đó thì không có bài thơ Đánh đu như đã có với
Hồ Xuân Hương. Nếu chiều hướng như thế được chấp thuận thì rõ ràng
quan điểm làm nền của văn học dân gian đối với nền văn học viết sẽ có
cơ sở để triển khai thực sự trong nhiều trường hợp khác của lịch sử văn
học dân tộc.

2) Vấn đề tác giả văn học dân gian.

Vấn đề tác giả của văn học dân gian cũng liên quan mật thiết tới việc
triển khai luận điểm khoa học về vai trò làm nền của văn học dân gian.
Chung quanh vấn đề tác giả văn học dân gian tưởng là đơn giản nhưng
thực ra vẫn có vấn đề. Có tình trạng chỉ chú ý đến vai trò của tập thể
trong sáng tác văn học dân gian theo quan điểm trừu tượng phi giai cấp
về con người. Có tình trạng xác định tác giả theo quan điểm đẳng cấp,
giai tầng mà ở đấy lại có sự tranh chấp trong nội dung kết luận cụ thể.
Trước 1975, trong khi phần đông các nhà nghiên cứu theo quan điểm
mác-xit ở miền Bắc gần như đã thống nhất với nhau trong kết luận tác
giả văn học dân gian là nhân dân, là bình dân, là quần chúng, là dân
chúng lao động thì đó đây ở miền Nam lại có kết luận cho rằng tác giả
văn học dân gian chỉ là các nhà nho, các sĩ phu. Vậy bên nào đúng, bên
nào sai? Hay bên nào cũng vừa có cái đúng vừa có cái chưa đúng? Ở
đây, quả lại có một số còn điều phải làm rõ thêm:

* Nội hàm có tính lịch sử cụ thể của khái niệm bình dân (hoặc dân
chúng, hoặc quần chúng, hoặc nhân dân lao động) là gì?
* Vai trò của trí thức bình dân có hay không trong việc sáng tác văn học
dân gian? Có ở mức độ nào trong tương quan với vai trò của quần chúng

lao động?
* Những trí thức khác không thuộc trí thức bình dân liệu có vai trò gì
trong việc sáng tác văn học dân gian?
Chúng ta vẫn bắt gặp tình trạng nói tác giả văn học dân gian là bình dân,
là quần chúng lao động nhưng bỏ không giới thuyết nội hàm khái niệm
hoặc có giới thuyết thì lại chưa chú ý đầy đủ đến tính lịch sử cụ thể của
nội hàm khái niệm. Trong bài “ Để có thể nắm bắt được thực chất của
văn học dân gian”, tác giả Đinh Gia Khánh đã cố gắng giới thuyết chu
đáo và phù hợp với thực tiễn sinh động hơn. Tuy vậy, sự chú ý của ông
cũng đang tập trung ở phạm vi thời đại phong kiến mà chưa chú ý đến
những thời “tiền phong kiến”, “hậu phong kiến” cũng như nội dung lịch
sử cụ thể của khái niệm “các tầng lớp dân chúng” trong đó có vai trò của
tầng lớp trí thức bình dân như thế nào.

Việc nhận thức về tác giả của văn học dân gian thực ra có liên quan mật
thiết tới một vấn đề quan trọng hơn, bao trùm hơn về đời sống xã hội và
lịch sử là vấn đề nhận thức về các quan hệ giai cấp trong xã hội, trong
lịch sử như thế nào cho chính xác, cho phù hợp với thực tế vốn có ngoài
đời mà không máy móc, đơn giản, phi lịch sử. Đơn giản, máy móc, phi
lịch sử trong nhận thức về quan hệ giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến sự máy
móc, đơn giản, phi lịch sử trong việc nhận thức về vấn đề tác giả văn
học dân gian, về mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học viết, và
như thế cũng khó nhận rõ vai trò làm nền của văn học dân gian đối với
văn học viết. Thông thường khi xác định thành phần giai cấp, chúng ta
dựa vào địa vị kinh tế và địa vị chính trị làm căn cứ chủ đạo. Nhưng
nghiên cứu tác giả văn học mà không chú ý đúng mức tới đời sống tâm
lý, nhất là tâm lý cá thể, vốn rất sinh động, đa dạng, tinh vi, thậm chí là
phức tạp thì hẳn là hiểu sai lệch tác giả và do đó là hiểu sai lệch văn học
rất nhiều. Một Nguyễn Du chẳng hạn. Về chính trị, về kinh tế- dù có lâm
vào cảnh mười năm gió bụi, ta vẫn không thể không nhắc đến cái thành

phần quí tộc như lâu nay vẫn nhắc. Nhưng khi đọc câu thơ Kiều “Đau
đớn thay phận đàn bà” mà cứ tự trói mình trong định kiến Nguyễn Du là
quí tộc (dù là quí tộc phá sản) thì làm sao hiểu được “con mắt trông thấu
sáu cõi, tấm lòng nghĩ tới muôn đời” của Nguyễn Du như lời Mộng Liên
Đường, làm sao hiểu nổi mối quan hệ giữa thi phẩm của Nguyễn Du với
nhân dân, với văn học của nhân dân, với văn học dân gian như chúng ta
đang muốn hiểu.

3)Vấn đề quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết

Vấn đề này cũng liên quan trực tiếp đến việc nhận thức về vai trò làm
nền của văn học dân gian đối với văn học viết. Từ lâu đã xuất hiện hai
khái niệm văn học truyền miệng (hay văn học truyền khẩu) và văn học
viết (hay văn học thành văn). Sau này lại xuất hiện thêm khái niệm văn
chương bác học để sánh với khái niệm văn chương bình dân.

×