Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

phân tích, đánh giá hoạt động tại ngân hàng vietinbank và sacombank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 43 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCTC
BC KQHĐKD
DPRR

Báo cáo tài chính
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Dự phòng rủi ro

ĐVT

Đơn vị tính

GPNHNN

Giấy phép ngân hàng nhà nước

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NQCP


Nghị quyết chính phủ

TCKT

Tổ chức kinh tế

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VNĐ

Việt Nam đồng

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 4
I. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank)...................5
1. Tổng quan về VietinBank...............................................................5
1.1 Quá trình hình thành và phát triển.....................................................5

1.2 Đặc điểm hoạt động..................................................................5
1.2.1 Môi trường hoạt động..........................................................5
1.2.2 Các hoạt động chính..............................................................6
2. Phân tích hoạt động kinh doanh của VietinBank..........................7
2.1 Phân tích hoạt động tín dụng của VietinBank...........................7
2.1.1 Khái quát................................................................................ 7
2.1.2 Phân tích tốc độ tăng trưởng tín dụng:..................................8
2.2 Phân tích hoạt động huy động vốn của VietinBank...............11
2.2.1 Phân tích khái quát nguồn vốn................................................11
2.2.2 Phân tích hoạt động huy động vốn.......................................15
a) Theo loại hình tiền gửi khách hàng.........................................15
b) Theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp...........16
2.3 Phân tích lợi nhuận.....................................................................18
2.3.1 Phân tích cơ cấu lợi nhuận từ HĐKD.................................18
2.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ROA năm 2010-2011....20
II. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (SacomBank)........................21
1. Tổng quan về SacomBank............................................................21
1.1 Quá trình hình thành và phát triển...................................................21
1.2 Đặc điểm hoạt động................................................................22
1.2.1 Môi trường hoạt động........................................................22
1.2.2 Các hoạt đông chính.............................................................22
2. Phân tích HĐKD tại SacomBank:..................................................23
2.1 Phân tích hoạt động tín dụng....................................................23
2.1.1 Khái quát............................................................................... 23
2.2 Phân tích hoạt động huy động vốn của SacomBank..............28
2.2.1 Phân tích khái quát Nguồn vốn...............................................28
b) Phân tích huy động vốn theo đối tượng khách hàng................31
c) Phân tích huy động vốn theo loại tiền gửi và tiền tệ.............32
2.3 Phân tích lợi nhuận.....................................................................34
2.3.1 Phân tích cơ cấu lợi nhuận từ HĐKD.................................34

2.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ROA năm 2010-2011....35
III. Đánh giá và so sánh HĐKD tại VietinBank và SacomBank................37
2


1. Vị thế ngân hàng................................................................................ 37

3


MỞ ĐẦU
“Ngân hàng là trái tim của nền kinh tế”, đó là câu nói cho thấy tầm
quan trọng của hoạt động ngân hàng đối với nền kinh tế, tình trạng hoạt
động của hệ thống ngân hàng sẽ báo hiệu tình trạng sức khỏe của nền kinh
tế. Với tư cách là tổ chức trung gian chính nhận tiền gửi và tiến hành các
hoạt động cho vay và đầu tư, ngân hàng đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực
kinh tế - xã hội như là người mở đường, người tham gia, người quyết định
đối với mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Ngân hàng ngày càng đóng vai
trò là trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán của các thành phần kinh tế,
là định chế tài chính trung gian quan trọng nhất của nền kinh tế.
Trong thời gian vừa qua, có thể thấy kinh tế thế giới rơi vào suy
thoái trầm trọng, lạm phát ở khắp nơi, những cơn “bão giá”, “bão lãi suất”
đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế trong nước nói chung và hệ thống
ngân hàng nói riêng. Trong tình hình đó, đòi hỏi các ngân hàng phải có
năng lực tài chính vững mạnh, hoạt động hiệu quả mới có thể đủ sức cạnh
tranh và phát triển. Vì vậy, việc phân tích các tiêu chí phản ánh tình trạng
hoạt động của ngân hàng, phân tích những khó khăn cũng như những thuận
lợi trong quá trình hoạt động của ngân hàng là điều tất yếu, từ đó tìm ra
nguyên nhân cũng như cách giải quyết những yếu kém trong từng hoạt
động của ngân hàng. Đó cũng là lí do để nhóm chúng tôi thực hiện bài tiểu

luận này.
Nội dung của bài tiểu luận sẽ đi tìm hiểu, phân tích hoạt động của
ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Công thương Việt nam
(VietinBank) và ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín (SacomBank) năm
2010-2011, ở mỗi ngân hàng chúng tôi sẽ phân tích hoạt động tín dụng,
hoạt động huy động vốn và phân tích lợi nhuận, so sánh và rút ra kết luận
về hoạt động của hai ngân hàng nói trên trước những diễn biến nổi bật của
thị trường tài chính giai đoạn 2010-2011.

4


I. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank)
1. Tổng quan về VietinBank
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) là ngân
hàng thương mại (NHTM) hàng đầu tại Việt Nam, giữ vai trò quan trọng,
trụ cột của ngành Ngân hàng. Vào ngày 26 tháng 3 nắm 1988, Ngân hàng
Công thương Việt Nam được thành lập trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ
trưởng, đánh dấu sự khởi đầu của hệ thống Ngân hàng hai cấp, tách bạch rõ
ràng chức năng quản lý Nhà nước với chức năng kinh doanh tiền tệ chung.
Và đến ngày 8 tháng 7 năm 2009 chính thức Công bố quyết định đổi tên
Ngân hàng Công thương Việt Nam thành Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam, theo giấy phép thành lập và hoạt động của Thống đốc NHNN
Việt Nam số 142/GPNHNN cấp ngày 03/07/2009.
Tên giao dịch quốc tế của Ngân hàng Công Thương Việt Nam là
Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Industry And Trade – viết tắt là
VietinBank, có trụ sở chính đặt tại Hà Nội. Ngân hàng hoạt động với số
vốn điều lệ tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2011 là 20.230 tỷ

đồng1.
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay VietinBank đã
trở thành một trong những NHTM hàng đầu tại Việt Nam, có tổng tài sản
lớn, chiếm thị phần cao trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam với
tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 20%. VietinBank có mạng lưới
hoạt động được phân bố rộng khắp trên 63 tỉnh, thành phố trong cả nước,
gồm: 151 sở giao dịch, chi nhánh, trong đó có 3 chi nhánh tại nước ngoài;
gần 1000 phòng giao dịch; 2 văn phòng đại diện trong nước; 6 công ty con,
VietinBank đã và đang thành lập các chi nhánh tại nước ngoài.
1.2 Đặc điểm hoạt động
1.2.1 Môi trường hoạt động
Năm 2010 và 2011 nền kinh tế toàn cầu phải đối diện với nhiều khó
khăn. Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, bóng đen suy thoái kinh
tế tiếp tục đe dọa Mỹ và khủng hoảng nợ công diễn ra trên diện rộng ở khu
vực đồng Euro. Hệ thống tài chính ngân hàng bị đặt trước sự báo động với
việc một loạt ngân hàng hàng đầu trên thế giới bị các tổ chức xếp hạng hạ
bậc tín nhiệm.
Kinh tế trong nước cũng gặp nhiều khó khăn, thử thách với tỷ lệ lạm
phát tăng cao đe dọa sự ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, với việc triển
khai đồng bộ các giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
1

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011 của VietinBank

5


mô, đảm bảo an sinh xã hội tại Nghị quyết số 11/NQCP ngày 24/02/2011
của Chính phủ, kết thúc năm 2011 nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích
cực: GDP tăng 5,89%, kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục trên 96,3 tỷ USD,

hạn chế nhập siêu dưới mức 10%, tỷ lệ lạm phát giảm mạnh trong các
tháng cuối năm 2011, an sinh, phúc lợi được đảm bảo, kinh tế vĩ mô về cơ
bản ổn định.Vì thế, nhờ các giải pháp tích cực của Chính Phủ mà môi
trường hoạt động của ngành Ngân hàng cũng trở nên an toàn hơn.
1.2.2 Các hoạt động chính
 Huy động vốn
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
của các tổ chức kinh tế (TCKT) và dân cư.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn:
Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự
thưởng, Tiết kiệm tích luỹ...
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...
 Cho vay, đầu tư
- Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
- Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
- Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian
hoàn vốn dài
- Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF);
Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung.
- Thấu chi, cho vay tiêu dùng.
- Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng (TCTD) và
các định chế tài chính trong nước và quốc tế.
- Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.
 Bảo lãnh
- Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu,
bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán.
 Thanh toán và tài trợ thương mại
- Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận,
thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.

- Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay
(D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).
6


- Chuyển tiền trong nước và quốc tế
- Chuyển tiền nhanh Western Union
- Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.
- Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM
- Chi trả Kiều hối…
 Ngân quỹ
- Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)
- Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho
bạc, thương phiếu…)
- Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...
- Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá,
bằng phát minh sáng chế.
 Thẻ và ngân hàng điện tử
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế
(Visa, Master card…)
- Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card).
- Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking
 Hoạt động khác
- Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ
- Tư vấn đầu tư và tài chính
- Cho thuê tài chính
- Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư,
tư vấn, lưu ký chứng khoán
- Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty
Quản lý nợ và khai thác tài sản.

2. Phân tích hoạt động kinh doanh của VietinBank
2.1 Phân tích hoạt động tín dụng của VietinBank.
2.1.1 Khái quát
Hoạt động tín dụng là một trong những HĐKD chính yếu của ngân
hàng. Phân tích hoạt động tín dụng giúp ngân hàng đánh giá được tình hình
diễn biến của hoạt động này trong năm, từ đó đánh giá được chất lượng tín
dụng vì nó có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Hoạt động
tín dụng có thể được phân tích và xem xét dưới những khía cạnh như tốc độ
tăng trưởng tín dụng, dư nợ theo kì hạn, chất lượng tín dụng..
7


Tổng dư nợ tín dụng của toàn ngành ngân hàng đến cuối năm 2011
khoảng 2.580 nghìn tỷ đồng. Dựa vào số liệu dư nợ tín dụng đến
31/12/2011 của các ngân hàng được công bố trên báo cáo tài chính (BCTC)
hợp nhất, có thể tính được thị phần dư nợ tín dụng của một số ngân hàng,
trong đó VietinBank chiếm thị phần lớn nhất trong các ngân hàng đang
niêm yết trên sàn chứng khoán với 11,4%, đứng sau Agribank và tương
đương với BIDV. Thị phần dư nợ tín dụng của năm 2011 cũng tăng 0,4%
so với năm 20101
VietinBank đã bước đầu triển khai công tác chuyển đổi mô hình cấp
tín dụng với định hướng quản trị rủi ro tập trung theo thông lệ quốc tế.
Công tác sử dụng vốn được tiến hành hết sức linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo
an toàn, hiệu quả. Kết thúc năm 2011, tổng dư nợ cho vay và đầu tư đạt
430.359 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm.
Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2011 đạt 293.434 tỷ đồng, tăng 25%
so với đầu năm. Nguồn vốn được sử dụng hiệu quả và tập trung cho vay
các ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm quốc gia, có tiềm năng phát triển
bền vững như các dự án điện, dầu khí, vệ tinh viễn thông, xi măng, thép,
than và khoáng sản…

VietinBank là ngân hàng đi đầu trong việc triển khai nhiều chương
trình tín dụng cho vay ưu đãi lãi suất đối với các khu vực kinh tế được
Chính phủ khuyến khích, bao gồm: cho vay hỗ trợ xuất khẩu, cho vay
doanh nghiệp nhỏ & vừa, cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn
và cho vay công nghiệp hỗ trợ (với cơ cấu khoảng hơn 30%), cho vay phi
sản xuất được hạn chế ở mức 8,5% tổng dư nợ.
2.1.2 Phân tích tốc độ tăng trưởng tín dụng:

Chỉ tiêu
Tổng dư nợ cho vay
(tỉ đồng)

31/12/2011 31/12/2010
293.434

234.204

Tốc độ tăng
trưởng 2011/2010
25,29%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng 2010-2011)
Tốc độ tăng trưởng tín dụng được xem xét dự trên tổng dư nợ cho
vay của ngân hàng tại thời điểm kết thúc năm tài chính. Có thể hiểu tổng
dư nợ cho vay chính là tổng số tiền mà người đi vay còn nợ ngân hàng tại
một thời điểm nhất định, đánh giá chỉ tiêu dư nợ cho vay chính là đánh giá
quy mô cũng như tốc độ tăng của hoạt động này.
1

Theo />

8


Nhìn chung tổng dư nợ cho vay của ngân hàng năm 2011 tăng đáng
kể so với năm 2010. Nếu năm 2010 tổng dư nợ cho vay đạt 234.204 tỉ đồng
thì năm 2011 con số này là 293.434 tỉ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng là
25,29%, phản ánh sự tăng trưởng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Mặc dù giai đoạn 2010-2011, kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn do ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế nhưng những con số trên đã phản ánh được
quy mô hoạt động của ngân hàng.
2.1.3 Phân tích dư nợ theo kì hạn:
CƠ CẤU DƯ NỢ THEO KÌ HẠN
Chỉ tiêu

2011

2010

Tốc độ tăng trưởng
2011/2010

Nợ ngắn hạn
(triệu đồng)

176,912,428

141,377,034

25.14%


Nợ trung hạn
(triệu đồng)

30,533,167

27,660,107

10.39%

Nợ dài hạn
(triệu đồng)

85,988,717

65,167,668

31.95%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng 2010-2011)
Có thể thấy năm 2011, ngân hàng đã gia tăng việc cho vay một cách
đáng kể, trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng dư nợ
so với dư nợ trung và dài hạn, qua đó ta nhận thấy ngân hàng đã tập trung
chủ yếu vào việc cho vay ngắn hạn, tín dụng ngắn hạn tuy không đem lại
nguồn thu nhập ổn định cho ngân hàng nhưng tín dụng ngắn hạn có ưu
điểm là thời gian thu hồi vốn nhanh và ít rủi ro.

2.1.4 Phân tích chất lượng tín dụng:
Chất lượng tín dụng được dùng để phản ánh mức độ rủi ro trong hoạt
động cho vay của một ngân hàng. Để phản ánh về chất lượng tín dụng, các
9



ngân hàng phân loại nợ theo năm nhóm và các chỉ tiêu khác, trong đó nhóm
nợ được phân loại theo khả năng thu hồi, gồm:1
Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có
khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh
trong tương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh
toán;
Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ
cấu lại thời hạn trả nợ;
Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến
180 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày;
Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360
ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày;
Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn trên 360
ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính
phủ xử lý.
Hiệu quả của hoạt động tín dụng của ngân hàng thể hiện qua chất
lượng tín dụng vì tín dụng không thể hiệu quả nếu như tỉ lệ nợ xấu (nợ
thuộc nhóm 3, 4, 5) trên tổng dư nợ quá cao.
CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
Chỉ tiêu

2011

1. Nhóm nợ

Số tiền
(triệu
đồng)


Nợ nhóm 1

2010
Tỉ trọng

Số tiền
(triệu
đồng)

Tỉ trọng

285.213.117

97,19%

230.266.75
3

98,32%

Nợ nhóm 2

6.017.024

2,05%

2.399.518

1,02%


Nợ nhóm 3

1.071.421

0,37%

924.605

0,39%

Nợ nhóm 4

220.213

0,08%

410.692

0,18%

Nợ nhóm 5

912.537

0,31%

203.241

0,09%


100%

234.204.80
9

100%

2. Tổng dư nợ cho
293.434.312
vay
1

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN

10


3. Tổng nợ quá
hạn

8.221.195

3.938.056

4. Tổng nợ xấu

2.204.171

1.538.538


5. Nợ quá
hạn/tổng dư nợ

2,8%

1,68%

6. Nợ xấu/ tổng
dư nợ

0,75%

0,66%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng 2010-2011)
Đối với VietinBank, bên cạnh việc nâng cao hiệu quả và quy mô
hoạt động tín dụng, ngân hàng cũng chú trọng vào việc nâng cao chất
lượng tín dụng, có thể thấy rõ là trong 2 năm 2010 và 2011, nợ nhóm 1
luôn chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng, các
nhóm nợ còn lại chiếm một tỉ trọng không đáng kể, tỉ lệ nợ xấu và nợ quá
hạn cũng chiếm một tỉ lệ không đáng kể, thể hiện sự an toàn trong hoạt
động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, có thể nhận thấy nợ nhóm 5 (nợ
có khả năng mất vốn) lại có xu hướng tăng, dù nhóm nợ này vẫn chiếm một
tỉ lệ nhỏ. Điều này có thể lí giải đó là hệ lụy của việc cho vay ồ ạt tại các
ngân hàng. Ngoài ra, lạm phát tăng cao, những điều chỉnh về tỉ giá, tăng giá
nhiều nguyên nhiên vật liệu khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Chính
sách thắt chặt tiền tệ khiến lãi suất huy động và cho vay đều tăng cao góp
thêm những khó khăn cho doanh nghiệp, ngân hàng cho vay lãi suất cao
cũng hướng đồng tiền chuyển vào các lĩnh vực có yếu tố rủi ro cao, chỉ

những lĩnh vực đó mới có cơ hội lãi cao khiến nợ xấu dễ có cơ hội gia tăng.
Điều này buộc ngân hàng cần có những biện pháp phù hợp, không chạy
theo tốc độ tăng trưởng để nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.
2.2 Phân tích hoạt động huy động vốn của VietinBank
2.2.1 Phân tích khái quát nguồn vốn
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN VIETINBANK 20102011
Chỉ tiêu
NGUỒ
N VỐN
I. Các
khoản
nợ
chính

Năm 2010

Năm 2011

So sánh

Số tiền

%

Số tiền

%

43.220.678


11,75%

27.293.733

5,93%

Chênh lệch

%

(15.926.945) (36,85%)

11


phủ và
NHNN
II. Tiền
gửi và
vay các
TCTD
khác

35.096.726

9,54%

74.407.913

16,15%


39.311.187

112,01%

1. Tiền
gửi các
TCTD
khác

26.188.144

7,12%

58.211.970

12,64%

32.023.826

122,28%

2. Vay
các
TCTD
khác

8.908.582

2,42%


16.195.943

3,52%

7.287.361

81,80%

III. Tiền
gửi
khách
hàng

205.918.70
5

56,00%

257.273.70
8

55,86%

51.355.003

24,94%

IV. Vốn
tài trợ,

uỷ thác
đầu tư
mà ngân
hàng
chịu rủi
ro

23.840.837

6,48%

36.824.508

7,99%

12.983.671

54,46%

V. Phát
hành
giấy tờ
có giá

10.728.283

2,92%

11.089.117


2,41%

360.834

3,36%

VI.Các
khoản
nợ khác

30.522.967

8,30%

25.015.554

5,43%

(5.507.413)

(18,04%)

18.170.363

4,94%

28.490.896

6,19%


10.320.533

56,80%

VII.
Vốn và

12


các quỹ
VIII.
Lợi ích
của cổ
đông
thiểu số

201.913

0,05%

208.496

0,05%

6.583

3,26%

TỔNG

CỘNG
NGUỒ
N VỐN

367.730.65
5

100,00%

460.603.92
5

100,00%

92.873.270

25,26%

(Nguồn: BCTC đã hợp nhất năm 2011 của VietinBank (ĐVT: triệu
đồng)).
Dựa vào bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn năm 2010 đạt 460.604 tỷ
đồng, tăng 25,26% so với cùng kỳ năm 2010. Đây là mức tăng khá cao cho
thấy quy mô của VietinBank đang có khuynh hướng mở rộng, trở thành
ngân hàng có quy mô tài sản lớn thứ 2 trên thị trường Việt Nam. Nguồn
vốn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất năm 2011 là nguồn “Tiền gửi và cho
vay các TCTD khác”, tăng 39.311 tỷ đồng tương đương tăng 112,01% so
với năm 2010. Nguồn vốn tăng trưởng thứ hai là “Vốn và các quỹ” với
mức tăng 10.320 tỷ đồng tương đương tăng 56,80%. Việc tăng vốn này sẽ
góp phần phòng ngừa rủi ro, làm hệ số CAR (hệ số an toàn vốn tối thiểu)
của ngân hàng từng bước tăng lên (VietinBank đã đặt chỉ tiêu hệ số CAR

năm 2012 trên 10%). Nguồn vốn có tốc độ giảm nhiều nhất là “Các khoản
nợ chính phủ và NHNN”, giảm 15.927 tỷ đồng tương đương 36,85%. Đứng
thứ hai về tốc độ giảm nguồn vốn là nhóm “Các khoản nợ khác”, giảm
5.507 tỷ đồng tương đương 18,04%. Như vậy, có thể thấy rằng VietinBank
trong giai đoạn 2010-2011 đã tăng cường huy động vốn và các quỹ để mở
rộng phát triển đồng thời giảm đáng kể các khoản nợ từ chính phủ, NHNN
và các tổ chức, cá nhân khác. Đây là một dấu hiệu tốt cho hoạt động bền
vững của ngân hàng.
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU NGUỒN VỐN VIETINBANK 20102011

13


(Nguồn: BCTC kiểm toán hợp nhất 2011 của VietinBank)
Trong cơ cấu nguồn vốn của VietinBank thì nguồn vốn “Tiền gửi
khách hàng” vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định và chiếm tỷ trọng lớn
nhất, xấp xỉ 56% tổng nguồn vốn ở cả hai năm 2010 và 2011 (tương ứng
205.919 và 257.274 tỷ đồng). Bên cạnh đó “Tiền gửi và vay các TCTD
khác” cũng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn: 9,54% năm 2010
và 16,15% năm 2011. Sở dĩ nguồn vốn tiền gửi từ khách hàng chiếm tỷ
14


trọng cao trong tổng nguồn vốn vì đây là nguồn tiền gửi ổn định giúp Ngân
hàng chủ động trong việc kiểm soát thanh khoản và phân bổ vốn vay từ
nguồn huy động. Ngoài ra, VietinBank cũng vay nợ chính phủ và NHNN
khá nhiều trong năm 2010 (chiếm11,75%) nhưng có sự giảm đáng kể trong
năm 2011 (chỉ còn chiếm 5,93% tổng nguồn vốn). Các nguồn còn lại chiếm
khá nhỏ trong tổng nguồn vốn của VietinBank.
2.2.2 Phân tích hoạt động huy động vốn

VietinBank vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ổn
định, chú trọng đảm bảo an toàn thanh khoản và tuân thủ các quy định của
NHNN. Số dư huy động (bao gồm vốn vay) cuối năm 2011 đạt 420.212 tỷ
đồng, tăng 24% so với năm 2010 và đạt 103% so với chỉ tiêu của Đại hội
đồng cổ đông giao. Huy động vốn VNĐ đạt 348 ngàn tỷ đồng, chiếm 83%,
huy động ngoại tệ (quy VNĐ) đạt 72 ngàn tỷ đồng. Thị phần huy động vốn
từ nền kinh tế đạt gần 11% (năm 2010 là 10,21%)1.
Kết quả trên là sự kết hợp của việc triển khai tích cực, sâu sát và
đồng bộ các giải pháp: quản lý chặt chẽ cân đối vốn, đa dạng hóa kết hợp
nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phục vụ khách hàng. Trên cơ sở
đó, VietinBank tiếp tục thu hút được nhiều nguồn vốn với khối lượng lớn
và kỳ hạn ổn định qua các kênh huy động khác nhau từ các khách hàng tổ
chức lớn trong nước và quốc tế.
a) Theo loại hình tiền gửi khách hàng
Tiền gửi của khách hàng là một kênh huy động truyền thống và quan
trong bậc nhất của VietinBank,trong cả hai năm 2010 và 2011 kênh này
vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định, chiếm xấp xỉ 60% tổng vốn huy động
của Ngân hàng.
CƠ CẤU TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG THEO LOẠI HÌNH TIỀN GỬI

(Nguồn: BCTC kiểm toán hợp nhất 2011 VietinBank – ĐVT:triệu
đồng)
Dựa vào bảng trên có thể thấy rằng: xét về tỷ trọng thì Tiền gửi có kỳ
hạn bằng VND vượt trội trong tổng số nguồn vốn huy động từ Tiền gửi
1

Theo Báo cáo thường niên năm 2011 của VietinBank

15



khách hàng: chiếm 66,69% năm 2010 và 69,87% năm 2011. Đứng thứ hai
là Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND, tiếp theo là Tiền gửi có kỳ hạn bằng
vàng và ngoại tệ và Tiền gửi khác. Chiếm tỷ trọng thấp nhất là Tiền gửi
không kỳ hạn bằng vàng và ngoại tệ. Điều này được lý giải trên cơ sở lãi
suất mà VietinBank công bố cho từng nhóm. Theo đó, lãi suất huy động
cho tiền gửi lãi suất bằng VND > lãi suất bằng vàng và ngoại tệ; lãi suất có
kỳ hạn > lãi suất không kỳ hạn. Chẳng hạn, năm 2011 lãi suất cho Tiền gửi
không kỳ hạn bằng VNĐ là 0-6% , cho Tiền gửi không kỳ hạn bằng vàng,
ngoại tệ là 0 - 2,4% , cho Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ là 3-14%,… Lãi
suất loại hình tiền gửi nào càng cao thì càng hấp dẫn nhà đầu tư, Ngân hàng
huy động được càng nhiều vốn.
Nhìn chung, tất cả các loại hình tiền gửi khách hàng của năm 2011
đều tăng so với năm 2010. Trong đó, Tiền gửi không kỳ hạn bằng vàng và
ngoại tệ và Tiền gửi có kỳ hạn bằng VND là hai nhóm có tỷ lệ tăng trưởng
cao, tương ứng là 33,89% và 30,89%. Tuy nhiên, xét về lượng tiền huy
động được thì Tiền gửi có kỳ hạn bằng VND vẫn vượt trội so với các loại
huy động khác: tăng 42.419 tỷ đồng trên tổng số 51.355 tỷ đồng Tiền gửi
khách hàng tăng lên của năm 2011 so với 2010. Tiền gửi khác (tăng
5,28% ) và Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND (tăng 11,03%) là 2 nhóm có
mức tăng trưởng chậm nhất. (xem biểu đồ phía dưới)

b) Theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp
Trong năm 2011, Ngân hàng đã thay đổi cách thức nhóm mã theo
đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp đối với cáckhách hàng gửi
tiền tại Ngân hàng theo Thông tư 21/2010/TT-NHNN ngày 8 tháng 10 năm
2010, quy định báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc NHNN
và các TCTD, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài bắt đầu cóhiệu lực từ
16



ngày 1 tháng 7 năm 2011. Việc thay đổi này không áp dụng đối với số liệu
năm 2010. Do vậy, để tiện so sánh ta gộp thành các nhóm sau: Tiền gửi của
tổ chức kinh tế (TCKT), Tiền gửi của cá nhân, Tiền gửi của các đối tượng
khác. Trong đó, nhóm Tiền gửi của TCKT chia ra ba nhóm nhỏ là Doanh
nghiệp Nhà nước (gồm Công ty Nhà nước, Công ty TNHH một thành viên
vốn Nhà nước 100%, Công ty TNHH hơn một thành viên vốn Nhà nước
trên 50%,Công ty Cổ phần vốn Nhà nước trên 50% và Đơn vị hành chính
sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể và hiệp hội), DN ngoài Nhà nước và các đối
tượng khác (gồm Công ty TNHH khác, Công ty Cổ phần khác, Công ty hợp
danh, Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã và Liên hiệp hợp tác xã) và
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

CƠ CẤU TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH
HÀNG
Năm 2010

Năm 2011

$

%

$

%

Tiền gửi của TCKT

98.787.35

9

47,97%

111.468.3
94

43,33%

Doanh nghiệp Nhà nước

69.748.73
7

33,87%

83.392.79
0

32,41%

DN ngoài Nhà nước và các 22.834.22
đối tượng khác
0

11,09%

20.684.45
6


8,04%

Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài

6.204.402

3,01%

7.391.148

2,87%

Tiền gửi của cá nhân

106.890.6
38

51,91%

131.303.2
86

51,04%

240.708

0,12%

14.502.02

8

5,64%

205.918.7
05

100,00
%

257.273.7
08

100,00
%

Nhóm

Tiền gửi của các đối tượng
khác
Tổng

(Nguồn: BCTC kiểm toán hợp nhất năm 2011 của VietinBank –
ĐVT: Triệu đồng)
17


Năm 2011 chứng kiến sự gia tăng lên về số vốn huy động ở cả ba
nhóm tiền gửi, đây là một điều đáng khen ngợi trong bối cảnh nền kinh tế
gặp nhiều khó khan và ngành ngân hàng đã chịu tác động không nhỏ. Tăng

nhiều nhất là Tiền gửi cá nhân (tăng 24.413 tỷ đồng) tiếp đến là Tiền gửi
của các đối tượng khác (14.261 tỷ đồng). Tiền gửi của TCKT với mức tăng
12.681 tỷ đồng là nhóm có lượng tăng thấp nhất.
Về cơ cấu năm 2011, Tiền gửi cá nhânvẫn duy trì tỷ trọng cao nhất
với 51,04%, giảm nhẹ so với năm 2010 (51,91%). Mặc dù giảm mạnh từ
47,97% năm 2010 về còn 43,33% năm 2011 nhưng nhóm Tiền gửi của
TCKT vẫn chiếm tỷ trọng đứng thứ 2. Tiền gửi của các đối tượng khác dù
tăng mạnh vẫn chỉ chiếm phần nhỏ trong cơ cấu tiền gửi.

Xét riêng trong nhóm Tiền gửi của TCKT, dễ dàng nhận thấy sự vượt
trội của đối tượng Doanh nghiệp Nhà nước so với hai đối tượng còn lại.
Điều này được lý giải là nhờ thương hiệu mạnh và uy tín cao, VietinBank
đã thiết lập và duy trì vững chắc một lượng vốn từ các cơ quan nhà nước,
tổng công ty, các tổ chức quốc tế như Kho bạc Nhà nước, SCIC, Bảo hiểm
xã hội Việt Nam, tập đoàn Than Khoáng sản, tập đoàn Điện lực, tập đoàn
Dầu khí, tổng công ty thép, tập đoàn Viễn thông quân đội... Được NHNN,
Bộ tài chính chỉ định phục vụ các dự án quốc tế lớn với tổng số tiền lên tới
hơn hàng tỷ USD. Đây chính là nguồn vốn giá rẻ tạo lợi thế để VietinBank
giảm chi phí huy động vốn bình quân và cải thiện thu nhập, lợi suất và tăng
trưởng khách hàng mới.
2.3 Phân tích lợi nhuận
2.3.1 Phân tích cơ cấu lợi nhuận từ HĐKD
CHỈ TIÊU

Năm 2011 Năm 2010
(triệu đồng) (triệu đồng)

Tỷ trọng
2011


2010
18


I/ Thu nhập lãi thuần

20.048.054 12.089.124 89,60%

81,36%

II/ Thu nhập thuần
ngoài lải

2.304.267

2.769.572

10,30%

18,64%

Thu thuần từ hoạt động
dịch vụ

1.152.331

1.474.063

5,15%


9,92%

Thu thuần từ HĐKD
ngoại hối và vàng

382.562

158.444

1,71%

1,07%

Thu thuần từ mua bán
chứng khoán kinh doanh

(10.930)

(38.591)

(0,05%)

(0,26%)

Thu thuần từ mua bán
chứng khoán đầu tư

(501.144)

(260.177)


(2,24%)

(1,75%)

Thu thuần từ hoạt động
khác

1.024.103

1.271.613

4,58%

8,56%

257.345

164.220

1,15%

1,11%

Thu nhập từ góp vốn,
mua cổ phần

III/ TỔNG THU NHẬP
22.374.181 14.858.696 100,00% 100,00%
HOẠT ĐỘNG

(Nguồn: thuyết minh BCTC hợp nhất đã kiểm toán năm 2011 của
Vietinank)
Cơ cấu lợi nhuận của VietinBank chủ yếu nghiêng về thu nhập thuần
từ lãi. Đó là các khoản thu nhập từ lãi cho vay khách hang, lãi tiền gửi tại
các TCTD khác…Trong năm 2011 thu nhập thuần từ lãi đạt 20.048 tỉ đồng,
tăng 65.84% so với năm 2010, chiếm tỉ trọng lớn nhất (89.6%) trong tổng
thu nhập. Chiếm tỉ trọng lớn thứ hai là thu dịch vụ ròng, chiếm 5.15% trên
tổng thu nhập. Thu nhập ròng từ hoạt động khác chiếm 4.58%, thu nhập từ
HĐKD ngoại hối và vàng, hoạt động góp vốn, mua cổ phần chỉ chiếm tỉ
trọng nhỏ, trên dưới 1%, các HĐKD mua bán hứng khoán kinh doanh và
đầu tư không mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, biểu hiện rõ nét của xu
hướng tuột dốc của thị trường chứng khoán trong hai năm qua.
Cơ cấu thu nhập năm 2011 thay đổi so với năm 2010 chủ yếu là do
thu nhập thuần từ lãi tăng mạnh trong khi thi nhập thuần ngoài lãi lại giảm.
Điều đó cho thấy hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu đem lại lợi
nhuận cho ngân hàng và không ngừng tăng lên qua các năm.
19


2.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ROA năm 2010-2011

Chỉ tiêu

2011

2010

So sánh

(triệu đồng) (triệu đồng) Mức tăng

(giảm)

% tăng
(giảm)

TỔNG THU NHẬP
HOẠT ĐỘNG

22.374.181

14.858.696

7.515,485

50,58%

CHI PHÍ HOẠT
ĐỘNG

9.077.909

7.195.334

1.882.575

26,16%

Chi phí hoạt động/thu
nhập hoạt động


40,57%

48,43%

Lợi nhuận thuần từ
HĐKD trước DPRR

13.296.272

7.663.362

5.632.910

73,50%

Chi phí DPRR tín
dụng

4.904.251

3.025.080

1.879.171

62,12%

TỔNG LỢI NHUẬN
TRƯỚC THUẾ

8.392.021


4.638.282

3.753.739

80,93%

LỢI NHUẬN SAU
THUẾ

6.259.367

3.444.530

2.814.837

81,72%

TỔNG TÀI SẢN
BÌNH QUÂN
ROA

(7,85%)

460.603.925 367.730.655 92.8732.700 25,26%
2,03%

1,5%

0,53%


(Nguồn: BC KQHĐKD đã kiểm toán năm 2011 của Vietinank)
Tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng năm 2011 tăng so với 2010,
tốc độ tăng là 50.58%. Tổng chi phí hoạt động (chi nộp thuế, bảo hiểm, chi
phí nhân viên..) cũng tăng theo tổng thu nhập, tốc độ tăng là 26.16%, tốc
độ tăng ít hơn tổng thu nhập nên tỉ lệ chi phí trên thu nhập giảm 7.85% so
với năm 2010. Tác động gộp của hai nhân tố thu hoạt động và chi hoạt
động đã làm cho lợi nhuận trước DPRR của VietinBank tăng 5,632,910
triệu, tương đương tăng 73.50% so với năm 2010, đạt tổng cộng
13,296,272 triệu đồng. Đây là mức tăng có thể nói là cao trong hoạt động
của ngân hàng.
20


Hiệu quả hoạt động của ngân hàng trên tài sản (ROA) có sự gia tăng
từ 1.5% lên 2.03%, được tính dựa trên lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản
bình quân của ngân hàng. ROA năm 2011 cao hơn năm 2010 là do tốc độ
tăng của lợi nhuận sau thuế năm 2011 là 81.72% nhanh hơn tốc độ tăng của
tổng tài sản bình quân là 25.26% . Để tăng ROA thì các HĐKD của ngân
hàng phải hoạt động hiệu quả mang lại lợi nhuận cao, trong đó phải kể đến
hoạt động tín dụng. Tuy nhiên bản thân hệ thống ngân hàng nói riêng cũng
cần phải mở rộng các hoạt động dịch vụ và các HĐKD khác để tránh rơi
vào tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu từ hoạt động tín dụng
thường đi kèm với rủi ro cao.
II. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (SacomBank)
1. Tổng quan về SacomBank
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Đầu những năm 90, trong bối cảnh rối ren của cuộc khủng hoảng tín
dụng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (SacomBank) được thành lập
trên cơ sở hợp nhất, kết hợp nguồn lực của bốn TCTD vững vàng nhất thời

bấy giờ đó là: Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 3 hợp tác xã
tín dụng là Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia đã được NHNN cho phép sáp
nhập thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (SacomBank) vào ngày
21/12/1991 với số vốn điều lệ 3 tỷ đồng. SacomBank đã bước những bước
đầu tiên đầy cam go, thử thách: mạng lưới hoạt động chủ yếu nằm ở các
quận ven nội thành, chất lượng nguồn năng lực thấp, hoạt động nghiệp vụ
khá đơn điệu về huy đông vốn và cho vay, nợ quá hạn khó đòi chuyển giao
sang cao gấp hai lần vốn tự có.
SacomBank là Ngân hàng đầu tiên có hội sở chính tại TP.HCM và
mở chi nhánh tại Hà Nội. Đồng thời cũng là Ngân hàng đầu tiên thực hiện
nghiệp vụ phát hành kỳ phiếu có mục đích để huy động vốn và dịch vụ
chuyển tiền nhanh từ Hà Nội đi TP.HCM và ngược lại. Bên cạnh đó vào
ngày 12 tháng 7 năm 2006, SacomBank đã chính thức niêm yết cổ phiếu
trên trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM (nay là Sở giao dịch chứng
khoán Thành Phố Hồ Chí Minh), đây là sự kiện rất quan trọng và có ý
nghĩa cho sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam, cũng như tạo tiền đề
cho việc niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng TMCP khác.
Với hoài bão hình thành một mô hình ngân hàng mới, hướng tới một
sự nghiệp bền vững, SacomBank đã vượt qua rất nhiều thách thức, không
ngừng đổi mới để thích ứng, không ngừng nỗ lực để vươn cao, vươn xa,
từng bước khẳng định năng lực của một NHTM hàng đầu trên thị trường tài
chính tiền tệ Việt Nam và khu vực. Sau 20 năm phát triển, SacomBank đã
trưởng thành về nhiều mặt, từ 3 tỷ đồng vốn điều lệ ban đầu đến nay đã lên
21


10.740 tỷ đồng1, từ 100 cán bộ nhân viên ban đầu đến nay SacomBank có
được đội ngũ kế thừa hùng hậu gần 10.000 con người đầy năng lực và nhiệt
huyết. SacomBank hiện là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu
Việt Nam với mạng lưới hoạt động gồm 408 điểm giao dịch toàn khu vực

Đông Dương, thiết lập mối quan hệ với 14.721 đại lý thuộc 811 ngân hàng
tại 86 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
1.2 Đặc điểm hoạt động
1.2.1 Môi trường hoạt động
Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam phải đối diện với lạm phát
tăng cao, tỷ giá và giá vàng biến động thất thường, thị trường chứng khoán
ảm đạm, thị trường bất động sản đóng băng…, trong khi cân đối vĩ mô vẫn
chưa bền vững, nợ công tăng cao nhưng hiệu quả đầu tư công thấp, cơ chế
chính sách để vận hành các lĩnh vực của nền kinh tế còn nhiều bất cập, tình
hình thiên tai, dịch bệnh một số nơi đã làm ảnh hưởng không ít đến đời
sống dân cư.
Trước diễn biến khó khăn trên, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế,
chính sách và nhiều giải pháp kịp thời, tình hình lạm phát đã dần được
kiểm soát. Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, NHNN đã điều
hành chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, nhằm thực hiện mục tiêu
kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán ở mức
thấp, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế
vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Nhờ đó hoạt động của thị trường tài chính
tiền tệ đã từng bước ổn định. Mặt bằng lãi suất và sự biến động của tỷ giá
đã được kiểm soát tương đối hiệu quả và ngày càng chặt chẽ theo mục tiêu
chung. Tuy nhiên, những bất cập của một số ngân hàng như rủi ro thanh
khoản, nợ xấu, tính tuân thủ pháp luật đã bộc lộ nhiều hạn chế, buộc
NHNN thực hiện chủ trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng bằng việc hợp
nhất, sáp nhập các ngân hàng hoạt động yếu kém, nhằm đảm bảo tính an
toàn và minh bạch của toàn hệ thống.
1.2.2 Các hoạt đông chính
 Huy động vốn
- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi.
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư
- Nhận vốn từ các tổ chức trong và ngoài nước…

 Cho vay, đầu tư
- Cho vay ngắn, trung dài hạn
- Chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá
1

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011 của Sacombank

22


- Đầu tư chứng khoán, đầu tư vào các tổ chức kinh tế…
Hoạt động khác
- Thực hiện các dịch vụ:
- Thanh toán giữa các khách hàng
- Thanh toán quốc tế, chuyển tiền nhanh
- Bảo lãnh
- Bao thanh toán
- Thu chi trả lương hộ
- Dịch vụ thẻ ATM
- Kinh doanh và thu đổi ngoại tệ-vàng
- Chi trả kiều hối và các dịch vụ tư vấn tài chính khác…
2. Phân tích HĐKD tại SacomBank:
2.1 Phân tích hoạt động tín dụng
2.1.1 Khái quát
Trước diễn biến khó khăn của kinh tế trong nước và thế giới, thực
hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, NHNN đã điều hành chính sách
tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, nhằm thực hiện mục tiêu kiểm soát tốc độ
tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp, lãi suất và tỷ
giá ở mức hợp lý để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo
an sinh xã hội. Nhờ đó hoạt động của thị trường tài chính tiền tệ đã từng

bước ổn định. Mặt bằng lãi suất và sự biến động của tỷ giá đã được kiểm
soát tương đối hiệu quả và ngày càng chặt chẽ theo mục tiêu chung.
Tính đến 31/12/2011, tổng dư nợ cho vay khách hàng (trước dự
phòng) đạt 78.449 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng cho vay trong thời gian qua
không cao một phần là do nguồn vốn huy động hạn chế, một phần do ảnh
hưởng của các chính sách thắt chặt cho vay phi sản xuất và ngưng cho vay
vàng, nên đối tượng cho vay bị thu hẹp. Ngoài ra, mặt bằng lãi suất cho vay
ở mức cao cũng làm nhu cầu vay vốn của khách hàng suy giảm 1. Với tốc
độ tăng trưởng này, thị phần dư nợ tín dụng cuối 2011 đã giảm 0,5% so với
cùng kỳ của năm 2010: từ 3,6% giảm xuống còn 3,1% tổng dư nợ tín dụng
toàn nền kinh tế 2.
Về Nợ quá hạn, chỉ tiêu này của SacomBank chiếm tỷ lệ 0,86%.
Trong đó Nợ xấu chiếm tỷ lệ 0,56%. Trong năm qua, mặc dù tình hình kinh
tế khó khăn và lãi suất đã ảnh hưởng đến HĐKD của khách hàng, nhưng
SacomBank đã kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ khá tốt, là một
1

Theo Bản tin nhà đầu tư – Tháng 01/2012 của Sacombank
Theo />2

23


trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hiện nay. So với năm
2010, nợ xấu đã tăng 0,04% (năm 2010 là 0,52%) nhưng mức tăng này
được đánh giá là thấp nếu nếu quan sát trong mối tương quan với nhiều
NHTM lớn khác và trong mặt bằng chung của toàn ngành (năm 2011 là
3,39%).

BIỂU ĐỒ TỈ LỆ NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG LỚN

NĂM 2010-20111.
2.1.2 Phân tích tốc độ tăng trưởng tín dụng:
Chỉ tiêu

2011

2010

Tốc độ tăng trưởng
2011/2010

Tổng dư nợ cho
vay (tỉ đồng)

79.429

77.486

2,51%

SO SÁNH DƯ NỢ CHO VAY 2010-2011
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng 2010-2011)
Nhìn chung tổng dư nợ cho vay của ngân hàng SacomBank năm
2011 tăng đáng kể so với năm 2010. Nếu năm 2010 tổng dư nợ cho vay đạt
77.486 tỉ đồng thì năm 2011 con số này là 79.429 tỉ đồng, đạt tốc độ tăng
trưởng là 2,51%, phản ánh sự tăng trưởng trong hoạt động tín dụng của
ngân hàng. Mặc dù giai đoạn 2010-2011, kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó
khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng những con số trên đã phản
ánh được quy mô hoạt động của ngân hàng.
1


Ảnh:

24


2.1.3 Phân tích dư nợ theo kì hạn:
CƠ CẤU DƯ NỢ THEO KÌ HẠN
Chỉ tiêu
Nợ ngắn hạn
(triệu đồng)
Nợ trung hạn
(triệu đồng)
Nợ dài hạn
(triệu đồng)

2011

2010

Tốc độ tăng trưởng
2011/2010

49.972.927

51.904.547

(3,72%)

16.330.141


16.282.072

0,29%

14.236.419

14.298.184

(0,43%)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng 2010-2011)
Qua bảng số liệu trên, năm 2011 SacomBank đã tập trung gia tăng
nợ vay trung hạn,giảm nợ vay ngắn hạn và dài hạn, trong đó giảm đáng kể
là nợ vay ngắn hạn. Cụ thể nợ ngắn hạn năm 2010 là 51.904.547 triệu đồng
đã giảm còn 49.972.927 triệu đồng vào năm 2011. Nợ dài hạn giảm không
đáng kể, nợ trung hạn gia tăng, điều đó cho thấy trong năm 2011 ngân hàng
đã tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận được nguồn vốn trung và dài hạn.
2.1.4 Phân tích chất lượng tín dụng:
CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

25


×