Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

phân tích đánh giá hoạt động ngân hàng acb và vcb

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.57 KB, 31 trang )

Mở đầu
Ở hầu hết các nước, ngành ngân hàng được coi là một khu vực then chốt đảm bảo
cho nền kinh tế quốc gia hoạt động một cách nhịp nhàng. Vì vậy, khu vực này được
chính phủ các nước đặc biệt quan tâm và là một trong những ngành nhận được sự giám
sát chặt chẽ nhất trong nền kinh tế, đặc biệt tại các nước đang phát triển như Việt Nam.
Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh trên quy mô toàn cầu hiện nay thì hệ thống ngân
hàng thương mại đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên với
sự tăng trươn̉ g nhanh chóng về số lượng của hệ thống NHTM trong thời gian qua đáng
để chúng ta lưu tâm, liệu vấn đề chất lươṇ g trong hoạt động hệ thống NHTM có thật sự
tốt nhất hay chưa? Đòi hỏi chúng ta cần có sự nhìn nhận, đánh giá một cách khách
quan hoạt động của hệ thống NHTM để thấy được bức tranh toàn cảnh của hệ thống
NHTM Việt Nam điểm mạnh là gì và điểm yếu là gì? Có như vậy mới giúp cho việc
hoạch định chính sách cũng như quản trị NHTM ngày càng trở nên hiệu quả hơn, đóng
góp vào tăng trưởng kinh tế nhiều hơn và ổn định hơn. Trong bài này, tác giả sẽ cũng
cấp cho các bạn cái nhìn tổng quan về hoạt động của hệ thống ngân hàng trong giai
đoạn từ 2010 đến nay. Từ đó đi sâu vào nghiên cứu hoạt động của 2 ngân hàng điển
hình trong 2 nhóm NHTM tại Việt Nam (nhóm NHNN và nhóm NHTMCP) đó là
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương (VCB) và Ngân hàng thương mại cổ
phần Á Châu (ACB).

1


1. Tổng quan về tình hình hoạt động ngành ngân hàng

Những nhận định chung về tình hình hoạt động của ngân hàng bao gồm một số ý
-

-

-



-

-

sau:
Ngành ngân hàng tăng trưởng nhanh cả về số lượng và quy mô tài sản. Tuy nhiên chỉ
có 25.6% ngân hàng nội địa có vốn điều lệ trên 5000 tỷ.
Thị phần tín dụng và huy động của khối Ngân hàng Quốc doanh vẫn dẫn đầu tuy nhiên
sụt giảm mạnh do sự thống lĩnh của khối Ngân hàng cổ phần.
Tỷ lệ nợ xấu tăng cao, quy mô vốn nhỏ, tăng trưởng tín dụng luôn cao hơn tăng trưởng
huy động và GDP, và cơ cấu thu nhập chủ yếu vẫn phụ thuộc vào hoạt động tín dụng
Từ đầu năm 2010 đến nay, ngành ngân hàng liên tục có nhiều biến động về lãi suất và
tín dụng theo hướng không có lợi cho hoạt động các Ngân hàng thương mại.
Việt Nam hiện có nhiều ngân hàng quy mô nhỏ, chủ yếu xuất phát là ngân hàng nông
thôn nhưng lại vươn ra hoạt động tại thành thị, do đó có tốc độ tăng trưởng tài sản
nhanh và danh mục cho vay phát triển quá nóng. Kèm theo đó là hệ thống quản lý rủi
ro và kỹ năng quản lý hoạt động ngân hàng còn kém, gây tác động không tốt đến hệ
thống.
Tuy chỉ chiếm số lượng nhỏ trong tổng số các NHTM nhưng khối NHTMQD lại chiếm
ưu thế lớn về vốn và về thị phần ngân hàng, cả về thị phần huy động lẫn thị phần cho
vay
Khách hàng truyền thống của khối này là các doanh nghiệp và các Tổng công ty Nhà
nước. Tuy nhiên việc cho vay các doanh nghiệp quốc doanh cũng tiềm tàng nguy cơ nợ
xấu nhiều hơn so với các doanh nghiệp khác. Theo thống kê ngân hàng Nhà nước,
trong số 2.5% nợ xấu toàn ngành của năm 2010 thì có tới 60% là nợ xấu của các doanh
nghiệp quốc doanh.
Với sự phát triển nhanh về số lượng các NHTMCP thị phần tín dụng cũng có sự thay
đổi rõ rệt. Thị phần của khối này đã sụt giảm đáng kể trong giai đoạn 2005 đến nay dù
vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Tổng thị phần tín dụng của khối NHTMQD năm 2010, 2011 là 49.3%, thấp hơn rất
nhiều so với 74.2% năm 2005.
Cùng với những thách thức trong giai đoạn phát triển này, chúng tôi muốn đề cập đi
sâu phân tích hoạt động của hai ngân hàng VCB (thuộc khối ngân hàng thương mại
nhà nước), và ACB (thuộc khối ngân hàng thương mại cổ phần) từ đó đưa ra những
đánh giá hoạt động của hai ngân hàng nói riêng và hai khối ngân hàng nói chung.

2


2. Phân tích và đánh giá hoạt động của ngân hàng VCB và ngân hàng ACB
2.1.
Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu

Biểu đồ 1: Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu trong ngân hàng
Về qui mô tài sản: VCB và ACB lần lượt giữ vị trí thứ 4 và 5 trong toàn hệ thống.
Ngân hàng có mức gia tăng ấn tượng về tỷ trọng tổng tài sản so với toàn ngành trong
2011 là ACB (từ 4,8% lên 5,9%), ACB là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản
cao nhất (tăng 37,01% so với năm 2010). Trong khi đó tỷ trọng tổng tài sản của VCB
cũng có sự cải thiện so với năm 2010 (tăng từ 7,3% lên 7,8%).

Biểu đồ 2: Biến đổi vốn điều lệ ngân hàng ACB

3


Biểu đồ 3: biến đổi vốn điều lệ ngân hàng VCB
Theo lộ trình quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP, mức vốn pháp định áp
dụng cho các ngân hàng TMCP đến cuối năm 2010 là 3.000 tỷ đồng. Vì vậy, theo lộ
trình đó vốn điều lệ của ngân hàng ACB có sự gia tăng liên tục từ năm 2007-2010 và

đạt 9,376,694,700,000 đồng cho đến hiện nay. Đối với ngân hàng VCB tuy không chịu
sức ép gia tăng vốn điều lệ, nhưng đứng trước nhu cầu khách quan về tăng trưởng và
phát triển nên cũng đã gia tăng mức vốn điều lệ liên tục từ 2009 đến đầu quý I/2012 và
dừng lại ở mức 23,174,170,760,000 đồng. Bên cạnh đó một số đặc điểm ngân hàng
VCB là ngân hàng có vốn cổ phần Nhà nước (với yếu tố sở hữu nhà nước chiếm phần
lớn) và ngân hàng ACB thì hoàn toàn không có vốn góp nhà nước. So sánh về mức
vốn điều lệ thì ngân hàng VCB lớn hơn gấp đôi ngân hàng ACB.
 Về các cổ đông đối tác bên ngoài của ACB: Standard Chartered APR Ltd,
Connaught Investors Ltd.
 Về các cổ đông đối tác bên ngoài của VCB: Ngân hàng Mizuho

STT

1

2


CK

ACB

VCB

Sở
Hữu
Nhà
Nước

0%


77.1
%

Sở
Hữu
Nước
Ngoài

30%

15%

Sở
Hữu
Khác

70%

Khối
lượng
đang lưu
hành

Cổ Đông Chính
Công ty TNHH
Chứng khoán ACB...
Standard Chartered
APR Ltd
Connaught Investors

Ltd

Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam (SBV)...
7.9%
Ngân hàng Mizuho
Lê Thị Kim Nga

Bảng 1: Thành phần cổ đông sở hữu chính.

4

150,000,000

16%

82,263,883

8.80%

68,114,834

7.30%

1,787,023,11
6
347,612,562
8,768

937,696,500


77.10%
15%
0%

2,317,417,076


Biểu đồ 4: tăng trưởng nguồn vốn_VCB

Biểu đồ 5: tăng trưởng nguồn vốn_ACB

5


2.2.

Vốn huy động và tín dụng:

Nguồn vốn huy động là nguồn vốn hoạt động chủ yếu trong hoạt động kinh doanh
của NHTM. Các NHTM nhận vốn từ những người gửi tiền, các chủ thể cho vay để
thực hiện nhu cầu kinh doanh của mình.
 Về vốn huy động:
Bốn NHTMQD chiếm tới 48,3% thị phần tín dụng toàn ngành. Về thị phần VCB
có sự cải thiện. Thị phần huy động vốn của VCB tăng từ 8,0% lên 8,5% và vẫn giữ vị
trí thứ 4 trong hệ thống. ACB Tăng trưởng huy động vốn mạnh (32,9%).

Biểu đồ 6: Tín dụng và huy động vốn một số ngân hàng trong hệ thống
 Về tăng trưởng tín dụng:


Thị phần tín dụng của VCB có sự tăng trưởng nhẹ so với 2010 (tăng từ 7,7% lên
8,1%), vẫn giữ vị trí thứ 4 trong toàn hệ thống.
Xét bình quân 9 ngân hàng niêm yết, tăng trưởng tín dụng bình quân 6 tháng
đạt 0,81% so với đầu năm 2012. Thị phần tín dụng cũng đã có những thay đổi lớn. Thị
phần tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần đang có xu hướng sụt giảm trong
khi thị phần tín dụng của khối ngân hàng thương mại quốc doanh tăng lên, hiện chiếm
tỷ trọng lớn nhất (47,5%) trong tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống. Theo Ngân
hàng Nhà nước, thị phần tín dụng của khối ngân hàng quốc doanh có sự tăng trưởng
mạnh mẽ, tăng 1,5% so với đầu năm.
Tính đến hết tháng 6, tăng trưởng tín dụng của VCB đạt 3% so với cuối năm 2011,
trong đó cho vay VND tăng 3,4% và cho vay ngoại tệ tăng 1,9%. Sự chênh lệch này
chủ yếu là do VCB kiểm soát tăng trưởng cho vay ngoại tệ và khuyến khích cho vay
VND. Điều này cũng phù hợp với định hướng của NHNN trong 6T2012 với nỗ lực ổn
định tỷ giá và thị trường ngoại hối. Hoạt động cho vay ghi nhận sự tăng trưởng của tín
dụng cá nhân (+13% ytd), cho vay các tổ chức kinh tế cũng duy trì được mức tăng
4,2%, trong khi cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ sụt giảm 9,8% so với 2011. Dự báo
cho rằng tín dụng cá nhân sẽ được VCB đẩy mạnh trong những tháng tới.
Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), qua 8 tháng, tăng
trưởng tiền gửi khá ấn tượng với 13%, trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ 7,2%
(223.054 tỷ). Trong khi đó, ngân hàng TMCP Á châu (ACB) có tăng trưởng tín dụng
6


âm khá lớn do khủng hoảng, các ngân hàng cổ phần lớn tại TP.HCM có tỷ lệ tăng
trưởng tín dụng rất thấp (tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm của ACB là 0,89%).
2.3.
Lợi nhuận và khả năng sinh lời

Biểu đồ 7: Tăng trưởng doanh thu lợi nhuận _ VCB


Biểu đồ 8: Tăng trưởng doanh thu lợi nhuận _ACB

7


Bảng 2: Các chỉ tiêu cơ bản của NH VCB

Biểu đồ 9: Cơ cấu thu nhập và LNST của VCB qua các năm
 Ngân hàng VCB

VCB đã công bố BCTC hợp nhất đã kiểm toán cho 6 tháng 2012. Theo đó, LNST
cổ đông Công ty mẹ đạt 2.249 tỷ đồng (-7,1% y-o-y_so với cùng kỳ năm ngoái), trong
đó thu nhập lãi tăng 4,5%, thu nhập dịch vụ giảm (-5%) so với cùng kỳ, thu nhập kinh
doanh ngoại hối và hoạt động góp vốn đạt lần lượt 642 tỷ (+3% y-o-y) và 278 tỷ đồng
(+112% y-o-y). Thu nhập lãi, phí dịch vụ và kinh doanh ngoại hối vẫn là những nguồn
đóng góp chủ yếu vào tổng thu nhập, chiếm tỷ trọng lần lượt là 77,3%; 8,8% và 8,6%
trong 6T2012. Cơ cấu này vẫn thể hiện được thế mạnh tương đối của VCB đối với các
nguồn thu ngoài lãi so với các ngân hàng lớn khác trong ngành.
8


 Ngân hàng ACB

Lợi nhuận hợp nhất 6 tháng tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái tuy nhiên giảm
2,7% so với khi chưa hợp nhất. Sự khác biệt này một phần do hợp nhất 265 tỷ đồng lợi
nhuận của khoản chứng khoán kinh doanh (chiếm 12,5% tổng thu nhập) từ công ty con
ACBS và các quỹ so với mức lỗ 110 tỷ đồng từ hoạt động này trong 6T/2011.
Thu nhập lãi (TNL) ACB tăng 21% và chiếm gần 90% tổng thu nhập. Tính trong
6T/2012, TNL của ACB tăng 21% và tài sản có sinh lời tăng 12%. Trước năm 2010,
ACB là một trong những NH có thế mạnh về kinh doanh vàng, và hoạt động này mang

lại một khoản lợi nhuận đáng kể cho ACB trong khi đó TNL chỉ chiếm 60% tổng thu
nhập. Sau tháng 3/2010 sàn vàng đóng cửa và mới đây là quy định ngưng huy
động/cho vay vàng, cơ cấu thu nhập của ACB thay đổi, chú trọng vào nguồn thu nhập
truyền thống cho vay và phát triển dịch vụ. TNL của ACB hiện chiếm gần 90% tổng
thu nhập.

CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ
Năm

Ngân hàng

TB ngành
2010
VCB
ACB
TB ngành
2011
VCB
ACB
6 tháng TB ngành
đầu năm VCB
2012
ACB

ROA(%
)

ROE(%)

1,47

1,37
1,14
1,20
1,25
1,32
1,42
1,45
1,47

16,6
19,9
20,52
17,00
17,08
27,49
25,98
26,76
30,03

Tỷ lệ TN
NRST
NIM(%) ngoài lãi
(%)
cận biên
2,50
2,83
-0,499
1,65
2,69
-0,407

1,19
3,06
3,70
-1,07
0,79
3,10
-0,75
1.196
2,86
2,92
-0,204
0,61
3,00
-0,45
0,74

EPS
(VND)

1839
2489
1805
3280
977

Bảng 3: Chỉ tiêu hiệu quả (Nguồn: BCTC của các TCTD liên quan)
Chỉ tiêu ROA là một thông số chủ yếu về tính hiệu quả quản lý. Nó chỉ ra khả năng
của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành
thu nhập ròng. Nhìn chung ROA các năm gần đây không có nhiêu thay đổi so với trước
nhưng đều tăng và vượt mức trung bình ngành. Cụ thể, năm 2010 thì cả hai ngân hàng

đều chưa đạt mức trung bình ngành, ACB thấp hơn so với VCB 0.23%, cho thấy hiệu
quả đầu tư của ACB kém hơn và khả năng tạo lợi nhuận kém hơn làm giảm niềm tin từ
các nhà đầu tư, khách hàng cả cá nhân và doanh nghiệp, ảnh hưởng không tốt đến khả
năng huy động vốn của ngân hàng, giảm vị thế trong ngành. Tuy nhiên, từ năm 2011
đến 6 tháng đầu năm 2012 thì tình hình đã được cải thiện, cả hai đều đạt mức trung
binh ngành.
Nhưng năm 2011, ROA của VCB đã giảm so với năm 2010 là 0.12% còn ACB thì
ngược lại tăng 0.18% so với năm 2010. Như vậy hiệu quả đầu tư và khả năng tạo lợi
nhuận của VCB năm 2011 kém hơn trước đó còn ACB đã cải thiện tốt hơn làm ảnh
9


hưởng tích cực đến hình ảnh và vị thế của NH trong toàn ngành. Cả 2011 và 2012,
ROA của ACB đều tăng vượt lên so với VCB cho thấy hiệu quả của chính sách quản lý
của hội đồng quản trị ngân hàng ACB để tạo lợi nhuận cho ngân hàng ngày càng tốt và
hiện tại đã tốt hơn VCB.
Khác với ROA, ROE là một chỉ tiêu đo lường tỉ lệ thu nhập cho các cổ đông của
ngân hàng. Nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân
hàng( tức là đầu tư chấp nhận rủi ro để hi vọng có được thu nhập hợp lý). Ta thấy, ROE
của 2 ngân hàng trong 3 năm đều đạt mức trung bình ngành và nhìn chung tăng dần
mỗi năm. Nhưng ROE của VCB năm 2011 thấp hơn so với 2010 là 2.82% mặc dù có
tăng năm 2012, cho thấy thu nhập của các cô đông bị giảm xuống, còn với ACB thì thu
nhập các cổ đông vẫn tăng ở năm 2011 và 2012 so với 2010. Mà theo số liệu ta thấy
ROE của VCB trong 3 năm luôn thấp hơn ACB, chứng tỏ tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ
sở hữu của ACB lớn hơn VCB. Bên cạnh đó, có trường hợp ROA thấp có thể đạt được
ROE khá cao thông qua việc sử dụng nhiều nợ (FL) và sử dụng tối thiểu vốn chủ sở
hữu.
Mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 chỉ số ROA, ROE cho thấy thu nhập của một ngân
hàng rất nhạy cảm với phương thức tài trợ tài sản - sử dụng nhiều nợ hơn gồm cả tiền
gửi hoặc nhiều vốn chủ sở hữu hơn.


Biểu đồ 10: Chỉ số ROA và ROE NH ACB

10


Biểu đồ 11: Chỉ số ROA và ROE NH VCB

Cả hai ngân hàng đều nằm trong nhóm I, các nhóm có tổng tài sản trên 100.000 tỷ
đồng và vốn chủ sở hữu trên 9.000 tỷ đồng. Giai đoạn 2010 đến nay tỷ lệ NIM được
duy trì ở mức trung bình 2.70%. Khoảng cách biến động giữa các năm của 2 ngân
hàng không lớn điều này chứng tỏ rằng cả 2 ngân hàng đều có sự quản lý tốt trong việc
kiểm soát chi phí lãi. Năm 2011, cả 2 ngân hàng đều cải thiện được hệ số NIM so với
năm 2010 và đều vượt chỉ tiêu so với toàn ngành do mặt bằng lãi suất tăng cao. Nhìn
chung thì NIM của VCB cao hơn so với NH ACB ở cả năm 2010 và 2011, nhưng 6
tháng đầu năm 2012 thì tỉ lệ thu nhập lãi cận biên của ACB tăng vượt lên so với VCB.
Vậy trong năm 2012 ACB đã duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu so với mức tăng
chi phí tốt hơn VCB, nên ACB tốt hơn trong hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh
lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp.
Trái lại, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa nguồng
thu ngoài lãi chủ yếu là thu phí từ các dịch vụ với các chi phí ngoài lãi mà ngân hàng
phải chịu như tiền lương, chi phí sửa chữa, chi phí tổn thất tín dụng…và chênh lệch
ngoài lãi thường âm- chi phí ngoài lãi nhìn chung vượt quá thu từ phí mặc dù tỷ lệ thu
từ phí trong tổng các nguồn thu của ngân hàng đã tăng rất nhanh trong những năm gần
đây. Theo bảng số liệu đã cung cấp, năm 2010 và 2011 chi phí ngoài lãi của VCB vượt
quá thu từ phí nhiều hơn so với ACB và năm 2011 vượt hơn nhiều so với 2010,
chứng tỏ trong 2 năm này VCB tỷ lệ phí ngoài lãi của VCB tăng hơn do tăng về các
chi phí bảo hành, sửa chữa hay tổn thất tín dụng. Nhưng vào 6 tháng đầu năm 2012 thì
tỷ lệ chi phí ngoài lãi của 2 ngân hàng nhìn chung đã giảm và VCB giảm nhanh hơn
ACB, cho thấy VCB đã kiếm soát tốt một số chi phí hoạt động của mình.

Chỉ tiêu NRST, thu nhập cận biên trước các giao dịch đặc biệt đo lường thu nhập
của ngân hàng từ những nguồn ổn định bao gồm cả thu nhập từ khoản cho vay, đầu tư
và thu phí từ việc bán các dịch vụ tài chính so với tổng nguồn vốn của ngân hàng.
Trong năm 2011 và đầu năm 2012 thì NRST của ACB lớn hơn VCB cho thấy lãi từ
hoạt động kinh doanh chứng khoán và lãi thu từ các khoản bất thường của ACB tốt
hơn so với VCB và với năm 2010, vì 2010 thu nhập cân biên trước giao dịch đặc biệt
thấp hơn VCB.
Cuối cùng, thu nhập trên cổ phiếu (EPS) đo lường trực tiếp thu nhập của những
11


người sở hữu ngân hàng, các cổ đông tính trên mỗi cổ phiếu đang lưu hành. Năm
2010, EPS của ACB lớn hơn VCB là 650 đồng. Đến 2011 VCB vẫn giữ nguyên mức
tăng trưởng, trong khi ACB tăng mạnh từ 2489 lên mức 3488. Dẫn đến thu nhập của
các cổ đông tăng lên nhiều nên ảnh hưởng tốt đên tâm lý của nhà đầu tư.

Đơn vị: EPS đồng, GIÁ ngàn đồng
Biểu đồ 12: Tăng trưởng EPS_giá(VCB)

Đơn vị: EPS đồng, GIÁ: ngàn đồng
Biểu đồ 13: Tăng trưởng EPS_giá (ACB)
12


3. Quản trị rủi ro và chiến lược phát triển
3.1.
Quản trị rủi ro
3.1.1. Rủi ro thanh khoản

Qua biểu đồ tỷ lệ Dư nợ/Tiền gửi, nhận thấy nhóm các NHTMCP là nhóm đang

phải đối mặt với rủi ro thanh khoản lớn hơn so với các nhóm các NHTMQD, hầu như
huy động tiền gửi không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay nên phải lệ thuộc khá nhiều vào
thị trường liên ngân hàng làm gia tăng sự lệ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, mà đa
phần nguồn vốn này phải chịu chi phí cao hơn so với huy động từ khách hàng và đặc
biệt là tính ổn định không lớn. Và cũng vì thương hiệu kém nên khả năng huy động
vốn của nhóm này khá thấp thể hiện ở tỷ lệ Tiền gửi/Vốn chủ sở hữu ở mức thấp hơn.
Hầu hết các NHTMCP chấp nhận rủi ro để tăng trưởng tín dụng trong khi các nhóm
NH lớn hơn thắt chặt tín dụng để đảm bảo độ an toàn trong giai đoạn khó khăn, vì áp
lực tăng lợi nhuận theo yêu cầu của cổ đông trong tiến trình gia tăng vốn điều lệ theo
yêu cầu của Chính phủ trong thời gian qua. Chính vì vậy, hầu hết các NHTMCP đối
mặt với nhiều rủi ro thanh khoản trong trường hợp khách hàng đến rút tiền.

Biểu đồ 14: Tỷ lệ dư nợ/tiền gửi của hệ thống NHTM từ năm 2009 đến nay

13


Biểu đồ 14: Tỷ lệ tiền vay/Tiền gửi khách hàng bằng ngoại tệ 9TCTD
Tỷ lệ tiền vay/Tiền gửi khách hàng bằng ngoại tệ bình quân của 9 TCTD niêm
yết tại 30/06/2012 là 139% tăng nhẹ so với hồi đầu năm (128%), nếu bao gồm cả
khoản ngoại tệ vay gửi tại từ các tổ chức tín dụng khác, chỉ số này là 118%, giảm so
với hồi đầu năm (127%). Trong đó, ACB có tỷ lệ tiền vay/gửi của khách hàng bằng
ngoại tệ cũng vượt mức 175%. Tuy nhiên, nếu xét cả khoản ngoại tệ vay gửi tại/từ các
tổ chức tín dụng khác ACB là tổ chức dẫn đầu với tỷ lệ cho vay ngoại tệ cao hơn mức
200%; các ngân hàng còn lại đều ở mức vừa. Bình quân 9 TCTD có tỷ lệ cho vay bằng
ngoại tệ/tổng dư nợ cho vay khách hàng tại ngày 30/6/2012 là 25,26% tăng nhẹ so với
thời điểm đầu năm (24,59%). VCB và ACB đều có dư nợ cho vay khách hàng bằng
ngoại tệ trên tổng dư nợ cao hơn 25,26%.

3.1.2. Rủi ro tín dụng


CHỈ TIÊU AN TOÀN
Năm
2009
2010

Ngân hàng
VCB
ACB
VCB

Dư nợ cho vay
trên huy động
vốn(%)
83.57
57,21
84,88
14

Tỷ lệ nợ xấu(%)
2,47
0,15
2,83

Tỷ lệ
an toàn vốn
CAR(%)
8,11
9,97
9,00



2011
6 tháng
đầu năm
2012

ACB
VCB
ACB
VCB

56,22
86,68
55,38
85,13

0,34
2,03
0,85
3,50

9,65
11,14
9,76
10,07

ACB

58,20


1,56

9,32

Bảng 4:Các chỉ tiêu an toàn (Nguồn các báo cáo thường niên và BCTC ngân hàng)
Song song với sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô lẫn tiềm lực của các
NHTMCP mà nổi bật nhất trong số đó là ngân hàng Á Châu, thì các ngân hàng này
cũng vẫn luôn đạt được những chỉ số an toàn trong hoạt động tín dụng tích cực hơn và
càng ngày càng có tính ổn định qua các năm. Chỉ tiêu dư nợ cho vay trên huy động
vốn của ngân hàng ACB từ năm 2009 đến nay luôn dao động ở mức khoảng 56%, ít
hơn so với ngân hàng VCB là 84%. Mặc dù thống lĩnh thị trường tín dụng vẫn là các
NHTMQD tuy nhiên khoảng cách này so với các NHTMCP ngày càng được thu hẹp
dần, sự phát triển của các NHTMQD theo thời gian đang có chiều hướng sụt giảm kèm
theo đó là nguy cơ tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Từ năm 2009 đến nay tỷ lệ nợ xấu của NH
VCB luôn duy trì ở mức khá cao (khoảng 2,8%) và có chiều hướng tăng theo các năm.
Trong khi đó tỷ lệ an toàn vốn trong cơ cấu của các NH đều cao hơn mức an toàn vốn
tối thiểu mà NHNN đặt ra (9%), đảm bảo cho hoạt động tín dụng NH diễn ra ít rủi ro
hơn, tính linh hoạt trong cơ cấu tài chính của NH sẽ cao hơn. Tuy nhiên điểm khác biệt
đó là tỷ lệ an toàn vốn CAR của NH VCB qua các năm có sự dao động với biên độ lớn
hơn so với NH ACB, điều này nói lên sự khác nhau về tính ổn định trong cơ cấu vốn
của NHTMQD và NHTMCP.
Nhìn chung thời gian qua, hệ thống NHTMCP mặc dù duy trì mức tăng trươn̉ g dư nợ
trong năm cao, song các NHTMCP vẫn kiểm soát được rủi ro ở mức độ an toàn. Tỷ lệ
nợ xấu luôn được kiềm chế ở mức thấp hơn so với trung bình của toàn ngành và thấp
hơn khá xa so với chuẩn cho phép 3-5% của quốc tế ngay cả trong giai đoạn nền kinh
tế Việt Nam phải chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, Điều này cho thấy khả năng quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống NTMCP
chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng, nợ có khả năng mất vốn của Ngân hàng tăng mạnh.


Tỷ lệ Nợ xấu/Dư nợ (%)
2009

2010

2011

15

6 tháng đầu 2012


Trung bình chung

2,15

1,77

1,52

1,09

Nhóm NHTPQD

2,28

1,28

0,89


0,68

Nhóm NHTMCP

2,11

2,07

1,66

0,92

Bảng 5: Chât́ lu ̛ơng
̣ tín dung
̣
cua
̉ các NHTM

Biểu đồ 15: Tỷ lệ Nợ xấu/ Dư nợ của các
NHTM

 Tỷ lệ nợ xấu

16


Biểu đồ 16: Tỷ lệ nợ xấu hệ thống ngân hàng
Trong 6 tháng năm 2012
Ngân hàng VCB
Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng VCB tăng từ 2,87% trong Q1 lên 3,5% vào cuối Q2, chủ

yếu do tốc độ tăng trưởng nợ xấu cao hơn so với tốc độ tăng tín dụng. Tuy nhiên, VCB
đã tiến hành trích lập 2.040 tỷ đồng dự phòng trong nửa đầu 2012, đồng thời tỷ lệ dự
phòng rủi ro khách hàng/nợ xấu vẫn đạt 93,8%, một tỷ lệ tương đối cao so với các NH
khác.
Ngân hàng ACB
Trong 6T/2012, tỷ lệ nợ xấu của ACB tăng gấp đôi so với 6T/2011 lên 1,6% (so với
2,2% của các NH khác) đã làm cho chi phí dự phòng tăng 42% so với cùng kỳ năm
ngoái. Tuy nhiên, cần lưu ý nợ xấu công bố của các NH thường không đầy đủ và chỉ
bằng 1/3 so với thực tế; do đó mức nợ xấu ở đây chỉ mang tính chất xu hướng hơn là
thực trạng.

Biểu đồ nợ xấu ngân hàng tính đến 30/6/2012 và khoản dự phòng rủi ro tín dụng 6
tháng đầu năm của các ngân hàng.

17


Biểu đồ 17: Tỷ lệ nợ xấu hệ thống ngân hàng (nguồn BCTC các tổ chức tín dụng)
Tốc độ tăng nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) ở nhiều ngân hàng đang tăng
mạnh trong 6 tháng đầu năm nay. Theo kết quả giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám
sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), đến 31/3/2012 nợ xấu là hơn 202.000 tỷ đồng,
chiếm 8,6% tổng dư nợ. Tính đến 30/6, tổng dư nợ của 6 nhà băng đạt 753.725 tỷ
đồng, tổng nợ xấu là 18.942 tỷ đồng, tương đương 2,51% tổng dư nợ. Trong đó, tỷ lệ
nợ xấu của Vietcombank (3,47%), ACB (1,53%). Nhìn vào số liệu trên có thể thấy tỷ
lệ nợ xấu của các ngân hàng này tương đối thấp, thậm chí rất thấp so với mặt bằng
chung nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Điểm đáng chú ý liên quan đến nợ xấu ngân
hàng là việc gia tăng nợ có khả năng mất vốn, với Vietcombank, nợ có khả năng mất
vốn đến 30/6 là 3.897 tỷ đồng - tăng trên 71% so với mức 2.277 tỷ đồng hồi cuối năm
ngoái. Đáng chú ý, nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5) của Vietcombank đã tăng mạnh lên
7.430 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ nợ xấu 3,47%, bất chấp tăng trưởng tín dụng đã

nới thêm 2,95% so với đầu năm nay. Với ACB, nợ có khả năng mất vốn của nhà băng
này đã lên 607 tỷ đồng, tăng 104,15% so với mức 297,33 tỷ đồng hồi cuối năm ngoái.
Cho dù con số tuyệt đối nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng không phải là quá lớn
so với lợi nhuận họ tạo ra, nhưng tốc độ tăng nợ xấu nói chung và nợ có khả năng mất
vốn nói riêng đáng báo động. Và chính vì nợ xấu tăng khiến nhiều ngân hàng phải tăng
trích lập dự phòng, nên lợi nhuận của nhiều ngân hàng sụt giảm mạnh so với cùng kỳ
năm trước.

3.1.3. Đánh giá mức độruỉ ro tông
̉
tài san
̉ có:
18


Theo số liệu của một nhóm nghiên cứu đề tài cấp nhà nước mã số KX.01.19/06-10
thì “Mức vốn chủ sở hữu/tài sản có của các khối TCTD đến cuối năm 2009 như sau:
Khối NHTM nhà nước: 7,14%; khối Ngân hàng Liên doanh & Ngân hàng nước ngoài
10,9%; công ty tài chính và cho thuê tài chính: 13,9%; hệ thống QTDND: 10,5%. Tỉ lệ
vốn chủ sở hữu/tài sản có của cả hệ thống ngân hàng đã giảm từ 10,25% (cuối năm
2009) xuống 9,32% (cuối năm 2011)”. Từ kết quả tính toán được thể hiện qua Đồ thị
VCSH/Tổng tài sản có, ta nhận thấy hiện nay hệ thống NHTMCP đạt được mức độ an
toàn về tổng tài sản có là khá cao so với toàn ngành, đặc biệt là các NHTMCP
VCSH/Tổng TS có
2009

2010

2011


6 tháng đầu 2012

Trung bình chung

16,72

13,45

16,36

14,25

nhóm NHTPQD

13,7

11,26

8,58

11,69

nhóm NHTMCP

22,44

17,36

23,48


17,45

Bảng 6: so sánh mức độ rủi ro tổng TS có

Biểu đồ 18: So sánh mức độ rủi ro trên TS có của các nhóm NH
3.2.

Quản trị chiến lược

Trong những năm vừa qua, giá trị sức mạnh thương hiệu của nhóm các NHTMCP
ngày càng được cải thiện. Người dân đã bắt đầu quen với lựa chọn NHTMCP thay vì
NHTMQD khi ra quyết định, tốc độ phát triển mạnh mẽ của nhóm các NHTMCP là
tiền đề cho sự tin tưởng đó. Dự báo trong vài năm nữa, một số NHTMCP như ACB,
Sacombank… sẽ là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với nhóm các NHTMQD.

19


Biểu đồ 19: Chỉ số sức mạnh thương hiệu
Phân tích quá trình thích ứng kết hợp giữa nội lực và môi trường thông qua công
cụ SWOT
NH TMCP Vietcombank:
Điểm mạnh:
- Vietcombank là một thưon̛ g hiệu mạnh
và là ngân hàng lớn thứ 3 xét về tổng tài
sản
- Hệ thống mạng lưới chi nhánh trải khắp
các miền và có đội ngũ quản lý mạnh, đội
ngũ nhân viên tận tụy, ham học hỏi và có
khả năng thích ứng nhanh với kỹ thuật

hiện đại.
- Tiềm lực mạnh về hoạt động ngân hàng
bán buôn, tài trợ thưon̛ g mại, thanh toán
quốc tế và ứng dụng công nghệ ngân hàng
hiện đại.
- Đội ngũ khách hàng đông đảo.
Do đó Vietcombank chiếm thị phần lớn
về hoạt động tín dụng, huy động vốn và
dịch vụ, kinh doanh thẻ.
- Có sự hỗ trợ và quan tâm từ phía Ngân
hàng nhà nước.

Điểm yếu:
- Năng lực quản lý và điều hành còn có
những điểm hạn chế. Ví dụ như tỷ suất lợi
nhuận và chất lươṇ g tài sản còn chưa cao.
Nếu so sánh với các ngân hàng trong khu
vực thì Vietcombank có vốn chủ sở hữu ít
hơn.
- Vietcombank chủ yếu là kinh doanh trên
thị trươǹ g tiền tệ và cho vay các doanh
nghiệp lớn, còn chưa phát triển được
mảng dịch vụ bán lẻ. Trong khi đây là thị
trường tiềm năng và có ý nghĩa quyết
định tới sự tồn tại của các ngân hàng
thưon̛ g mại cổ phần trong tưon̛ g lai.

Cơ hội:
- Việc hội nhập WTO đem lại nhiều cơ
hội cho ngành ngân hàng như:


Thách thức:
- Việc mở cửa thị trường sẽ làm gia tăng
số lượng các ngân hàng có năng lực về tài

- Tỷ lệ chi phí nghiệp vụ và khả năng sinh
lời còn thấp.
- Thiếu sự liên kết mật thiết giữa các ngân
hàng thưon̛ g mại cổ phần.
- Mức độ kết hợp phát triển các sản phẩm
và dịch vụ còn chưa thuận lợi.

20


+ Tranh thủ được vốn, công nghệ và đào
tạo đội ngũ nhân viên.
+ Mở rộng phạm vi hoạt động quốc tế,
nâng tầm vị thế của Vietcombank trong
các giao dịch tài chính quốc tế.
+ Học hỏi được nhiều kinh nghiệm qua
tình hình hoạt động của các ngân hàng
nước ngoài.

NH TMCP Á Châu
Điểm mạnh:
-Công tác đào tạo huấn luyện nhân viên
luôn được chú trọng, đảm bảo chất lượng
trong cung cấp dịch vụ khách hàng
-Cơ cấu tổ chức độc lập, tính chuyên môn

hoá cáo giữa các phòng ban giúp NH vận
hành có hiệu quả cao
-Năng lực của ban điều hành ở mức cao.
Được đánh giá là có tiềm năng thúc đẩy
sự phát triển của NH
-Trong những năm vừa qua NH Á Châu
đã không ngừng đầu tư vào công nghệ
giúp cải thiện hệ thống cơ sở vật chất của
NH, nâng cao chất lượng phục vụ.
-NH Á Châu có sự đa dạng về các sản
phẩm và dịch vụ cung cấp. Thoả mãn
được nhiều mong muốn của khách hàng
Cơ hội:
-Thu nhập quốc dân ngày càng có xu
hướng tăng
-Khuynh hướng thị trường đang dần
chuyển đổi sang thanh toán không dùng
tiền mặt
-Cơ cấu dân số nước ta có sự dịch chuyển
thuận lợi cho mở rộng mạng lưới hoạt
động
-Chính sách tự do hoá tài chính
-Cơ cấu doanh nghiệp trên thị trường
ngày càng tăng, áp lực cạnh tranh mạnh
mẽ thúc đẩy việc củng cố nguồn vốn.

chính, công nghệ, khiến cho tính cạnh
tranh trong ngành càng khốc liệt.
- Áp lực về việc phải đổi mới công nghệ,
thích nghi với kỹ thuật mới để tăng năng

lực cạnh tranh.
- Chịu tác động mạnh mẽ của thị trường
tài chính thế giới, đặc biệt là tỷ giá, lãi
suất, dự trữ ngoại tệ...
- Chịu ảnh hưởng từ hoạt động kinh
doanh của cổ đông lớn, tình hình tài
chính, chứng khoán và bất động sản...

Điểm yếu:
-Trình độ nhân viên chưa được cao. Vẫn
đang trong quá trình phát triển và nuôi
dưỡng cán bộ
-Mô hình quản lý rủi ro, hệ thống còn
chưa chặt chẽ. Đối mặt với mức rủi ro khá
cao.
-Chiến lược khách hàng, kinh doanh,
marketing cần thúc đẩy mạnh mẽ để có
thể cạnh tranh được với các NH tốp trên.
-Khả năng tài chính có giới hạn. Đối mặt
với rủi ro khi trong cơ cấu nguồn vốn,
tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn dễ dẫn đến
nguy cơ vỡ nợ.
-Mạng lưới chi nhanh, thị phần còn đang
trong quá trình phát triển. Phân bố chưa
rộng và đồng đều.
Thách thức:
-Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng thâm
nhập thị trường một cách dễ dàng hơn
-Hạ tầng pháp lý của nhà nước chưa hoàn
chỉnh

-Lạm phát có xu hướng tăng cáo trong
những năm tới
-Biến động giá vàng có sự khó lường

21


KẾT LUẬN
Kinh doanh ngân hàng luôn là một ngành hết sức nhạy cảm và đầy rủi ro trong
nền kinh tế. Sự phát triển an toàn và hiệu quả của hệ thống ngân hàng là một yếu tố
quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế. ACB và VCB là hai ngân hàng lớn trong hệ
thống ngân hàng Việt Nam, là hai đại diện cho hai loại hình ngân hàng TMCPQD và
TMCP tư nhân chiếm thị phần lớn trong hệ thống. Nếu như ACB chú trọng vào dịch
vụ huy động vốn, tín dụng , kinh doanh ngoại tệ cung cấp nhiều dịch vụ tài chính ngân
hàng mới có hàm lượng công nghệ cao và chủ yếu là thị trường bán lẻ thì VCB lại chú
trọng phát triển dựa trên những giá trị và nguồn lực truyền thống với những đối tượng
khách hàng có quy mô lớn do đặc thù là ngân hàng có vốn nhà nước. Tuy nhiên, điều
này lại cản trở phần nào sự phát triển của ngân hàng VCB nói riêng cũng như nhóm
các NHTMQD nói chung bởi khi phát triển dựa trên những giá trị truyền thống sẽ hạn
chế sự phát huy các nguồn lực và sáng tạo trong kinh doanh ngân hàng. ACB là một
ngân hàng có sự phát triển mạnh trong thập niên vừa qua nhờ tận dụng tốt những cơ
hội và phát triển đón đầu xu hướng, là một điển hình cho sự phát triển theo mô hình
ngân hàng hiện đại trên thế giới. Qua đó từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển với
các ngân hàng trên thế giới. VCB và ACB đều có sự tham gia góp vốn của các tổ chức
tín dụng nước ngoài , từ đó nâng cao nhanh chóng trình độ quản trị ngân hàng của 2
ngân hàng nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung. Thông qua hiệu quả
của việc quản trị rủi ro, cơ cấu vốn, tạo ra lợi nhuận cao.
Sự phát triển của ACB là minh chứng cho việc một ngân hàng TMCP tư nhân
phát triển trở thành một ngân hàng trụ cột trong hệ thống với xu hướng phát triển năng
động trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực cũng như nền kinh tế

thế giới và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các tổ chức tín dụng nước ngoài trên
thị trường nội địa.
`

22


Mục lục

23


Phụ lục:

24


25


×