Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

kế toán doanh thu hoạt động xuất khẩu, giao dịch hàng đổi hàng, và tiêu dùng nội bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.36 KB, 18 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN

----

BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN DOANH THU HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU,
GIAO DỊCH HÀNG ĐỔI HÀNG, VÀ TIÊU DÙNG NỘI BỘ.

NHÓM TRƯỞNG: BÙI THỊ THU HÀ

SĐT: 01686822383

HÀ NỘI, 15/03/2015


DANH SÁCH NHÓM
1. BÙI THỊ THU HÀ.
2. TRẦN THỊ THU HÀ.
3. HOÀNG THỊ THU.
4. HOÀNG THỊ THÚY.
5. TRẦN THU PHƯƠNG.
6. LÊ THỊ THANH TRANG.
7. NGUYỄN THỊ LINH.


A, KẾ TOÁN DOANH THU HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh ngoại thương , mà hoạt động dịch vụ của quốc
gia này được bán cho quốc gia khác . Xuất phát từ khái niệm này ta thấy hoạt
động xuất khẩu có sự phức tạp hơn bán trong nước . Đối với kế toán việc hoạch
toán doanh thu hoạt động xuất khẩu cũng có những khó khăn nhất định .


Chúng ta cùng tìm hiểu về đề tài : kế toán doanh thu hoạt động xuất khẩu
Bố cục của bài gồm :
I, Hoạt động xuất khẩu
II, Những vấn chung về doanh thu xuất khẩu theo chuẩn mực kế toán số 14
III, Các nghiệp vụ doanh thu hàng xuất khẩu theo quyết định 15
IV, Những đổi mới của thong tư 200 liên quan đến doanh thu xuất khẩu
V, ví dụ liên hệ thực tế ghi nhận doanh thu xuất khẩu ở công ty
I, Hoạt động xuất khẩu :
Khái niệm : Trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho
nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán
hàng hóa cho nước ngoài.
Việt nam có 2 loại hình xuất khẩu : + Xuất khẩu trực tiếp
+ Xuất khẩu ủy thác
+ Xuất khẩu trực tiếp : Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ do
chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó
xuất khẩu ra nước ngoài với danh nghĩa là hàng của mình.
Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu thường
cao hơn các hình thức khác do không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung gian.
Với vai trò là người bán trực tiếp, đơn vị ngoại thương có thể nâng cao uy tín của
mình. Tuy vậy, nó đòi hỏi đơn vị phải ứng trước một lượng vốn khá lớn để sản xuất
hoặc thu mua hàng và có thể gặp nhiều rủi .


+ Xuất khẩu gián tiếp ( ủy thác ) :

? Theo các bạn thì ở Việt Nam các doanh nghiệp thường xuất khẩu theo giá
CIF hay theo giá FOB ?
Trả lời : Giá CIF là giá tại cửa khẩu của bên Nhập ( Nó đã bao gồm chi phí bảo
hiểm, vận chuyển hàng hoá tới cửa khẩu của bên Nhập)
Giá FOB là giá tại cửa khẩu của bên Xuất ( Nó chưa bao gồm chi phí bảo hiểm và

vận chuyển hàng hoá tới cảng của bên Nhập)
Ở Việt Nam vì điều kiện phương tiện vận tải , kinh nghiệm … của Việt Nam còn
yếu nên các doanh nghiệp xuất khẩu của chúng ta tránh các rủi ro không lường
trước được nên thường xuất với giá FOB .
II, Những vẫn đề chung về doanh thu xuất khẩu theo chuẩn mực kế toán số
14.
1, Doanh thu :
+ Doanh thu xuất khẩu trực tiếp : Tổng giá trị lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu
được hoặc sẽ thu được từ hoạt động xuất khẩu hang hóa theo hợp đồng xuất khẩu .
+Doanh thu xuất khẩu ủy thác :
-

Bên nhận ủy thác xuất khẩu : doanh thu là tiền hoa hồng được hưởng
Bên ủy thác xuất khẩu : Tổng giá trị lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã
thu được hoặc sẽ thu được từ hoạt động xuất khẩu hang hóa theo hợp
đồng xuất khẩu .

2, Điều kiện ghi nhận doanh thu xuất khẩu :






Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu sản phẩm hang hóa cho người mua .
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hang hóa như người
sở hữu hàng hóa hoặc kiểm soát hang hóa .
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn .
Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán

hang
Xác định chi phí lien quan đến giao dịch bán hàng .

3, Thời điểm ghi nhận doanh thu : Theo giá FOB Hàng đã được giao qua lan can
tàu tại cảng xuất khẩu.(Người mua chịu mọi phí tổn và rủi ro ngay sau khi hàng
được giao qua lan can tàu tại cảng xuất khẩu).
Theo giá CIF : Hàng đã được giao qua lan can tàu tại cảng xuất khẩu.


(Thời điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua là ngay sau khi hàng
được giao qua lan can tàu tại cảng xuất).
III, Các nghiệp vụ doanh thu hàng hóa xuất khẩu
1, Kế toán doanh thu xuất khẩu trực tiếp ( nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ )
Các tài khoản sử dụng là : TK156,TK157, TK632, TK 333, TK511, TK112,
TK131, TK531,TK911
Sơ đồ 1.
TK156

TK157

hàng gửi ra cảng chờ

TK 632
Giá vốn hàng XK

Xuất khẩu

TK3333


TK 511
thuế xuất khẩu

TK112,131
Doanh thu bán

Phải nộp

Xuất khẩu

TK531

doanh thu
hàng bán trả lại

TK 911
kết chuyển dt
Thuần
Thuế xuất thuế của hàng bán bị trả lại
Chú thích :
1, Xuất hàng gửi bán

Nợ TK 157
Có TK 156

2, Giao hàng lên tàu

Nợ TK 112, 131

( Ghi theo tỷ giá việt nam đồng )



Có TK 5111
Nợ TK 632
Có TK 157

3, Hàng bán bị trả lại

Nợ TK 531
Nợ TK 3333
Có TK 112, 131

4, Thuế xuất khẩu phải nộp : Nợ TK 511
Có TK 3333
5, Kết chuyển doanh thu :

Nợ TK 511
Có TK 911

Ngoại tệ theo dõi trên tài khoản ngoại bảng 007
2, Xuất khẩu ủy thác :
+ Doanh nghiệp nhận ủy thác : phải chịu trách nhiệm về tư cách pháp nhân để xuất
hàng , chịu trách nhiệm toàn bộ chi phí đã ghi trên hợp đồng và được hưởng hoa
hồng ủy thác xuất khẩu .
+ Doanh nghiệp ủy thác xuất khẩu : phải chịu trách nhiệm toàn bộ chi phí , thuế
xuất khẩu để xuất được hàng hóa ghi trên hợp đồng .
A, Bên nhận giao ủy thác xuất khẩu
TK333

TK 511


Thuế XK

TK 131 (nhận ủy thác xuất khẩu )

Doanh thu xuất khẩu

TK 156

Thu tiền

TK 157
Gửi hàng Xuất khẩu

TK111,112

TK 632
Giá vốn hàng xuất khẩu


1, Chuyển hàng ra cảng chờ xuất khẩu

Nợ TK 157
Có TK 156

2, Giao hàng xuất khẩu , theo dõi thu tiền doanh nghiệp nhận ủy thác xuất khẩu (A)
Nợ TK 131(A)

Nợ TK 632


Có TK 5111

Có TK 157

3, Nhận được tiền do khách hàng A trả tiền:
Nợ TK 111,112

Ghi đơn Nợ TK 007

Có TK 131
4, Trả thuế xuất khẩu do A chi nộp hộ :
Nợ TK 5111

Nợ TK 3333

Có TK 3333

Có TK 331

B, Bên nhận ủy thác xuất khẩu
TK 5113

TK 331(bên ủy thác xuất khẩu )
DT hoa hồng ủy thác

TK 131 (NN)

Xuất hàng hóa xuất khẩu
Đổi theo tỷ giá thực tế


TK 3331
Thuế GTGT của hoa
Hồng được hưởng

TK 111,112
Trả tiền giao cho bên ủy thác


Các khoản thu chi hộ như Thuế xuất khẩu
Khi nhận hàng ghi đơn Nợ TK 003 , xuất khẩu hàng ghi Có TK 003
1, Doanh thu hoa hồng nhận được :

Nợ TK 331
Có TK 5113
Có Tk 3331 (VAT hoa hồng )

2, Thanh toán các khoản chi hộ cho ủy thác xuất khẩu

Nợ TK 331
Có Tk 111, 112

3, Trả tiền cho bên giao ủy thác

Nợ TK 331
Có Tk 111,112

4, Xuất hàng hóa xuất khẩu quy đổi theo tỷ giá thực tế :

Nợ TK 131 ,111,112
Có TK 331


V ,Sự thay đổi của Thông tư 200/2012 đến doanh thu bán hàng xuất khẩu
+ Sự đổi mới được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ kế toán . Các doanh nghiệp có
nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tại Điều 4
Thông tư này sẽ được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.
Doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với
lập Báo cáo tài chính (BCTC) theo ngoại tệ còn phải chuyển đổi BCTC sang Đồng
Việt Nam.
+ Bỏ các tài khoản ngoại bảng . Tùy vào từng doanh nghiệp mà ta có sự linh
hoạt nhất định trong việc dung tài khoản . Nếu là công ty nhận ủy thác xuất khẩu
nếu muốn theo dõi tài sản nhận ủy thác thì có thể lập sổ chi tiết riêng để theo dõi ,
Hay nếu muốn dung TK 003 thì doanh nghiệp có thể đăng ký xin mở thêm tài
khoản với cơ quan . Còn Tk 007 đối với các doanh nghiệp sử dụng đồng ngoại tệ
để ghi sổ thì không cần sử dụng ,còn các doanh nghiệp sử dụng đồng việt nam để
ghi sổ thì nên theo dõi trên sổ chi tiết ngoại tệ hay đăng ký mở them tài khoản 007


+ Gộp các khoản giảm trừ doanh thu thành tài khản 521 từ các khoản giảm trừ
TK 521 , TK 531 , TK 532 . Đối với hàng xuất khẩu nếu gộp 3 tài khoản 521,
531,532 lại thành 521 thì theo chúng ta hiểu nó không phản ánh đúng bản chất của
các loại , Chỉ riêng với chỉ tiêu hàng bán bị trả lại thì khi trả lại chúng ta được phép
ghi giảm thuế xuất khẩu .
+ Nếu sản phẩm, HH, DV đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải giảm
giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát
hành BCTC phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh, phát sinh sau ngày lập
bảng CĐKT.
VI , Liên hệ thực tế công ty TNHH kinh doanh và dịch vị xuất khẩu
Ngày 18/01/2014 Công ty TNHH kinh doanh và dịch vụ XNK Xuất khẩu cho
Công ty của Trung Quốc một lô hàng đó là quả nhã khô và long nhãn là 10 tấn
đơn giá bán 1 tấn chưa kể thuế là 850 USD , với trị giá hợp đồng là 8500 USD .

Giá Xuất kho là 150.000.000 Đồng VN . Trong hợp đồng mua bán có quy định
Nếu bên mua thanh toán trước 10 sau khi nhận hàng sẽ được hưởng chiết khấu
thanh toán 1%
1, Giả sử 18/1 xuất lô hàng cho phía trung quốc chưa thanh toán , thuế xuất khẩu
2% trên giá xuất khẩu tại cửa khẩu
2, 20/1 Do Quy cách đóng gói sản phẩm sai bên phía trung Quốc trả lại 10 tấn do
kém chất lượng . Công ty đồng ý làm thủ tục pháp lý để nhận lại hàng về nhập
kho . Thuế xuất khẩu 1tấn hàng trả lại được trừ vào kỳ xuất khẩu sau . tỷ giá
21036VND/USD .
3, 21/1 Công ty phía trung Quốc thường mua hàng nhiều lần nên lần này chiết
khấu thương mại 20USD/ tấn cho 5 tấn hàng . tỷ giá 21036VND/USD
4, 25/1 nhận được giấy báo có của ngân hàng về khoản tiền do công ty trung Quốc
thanh toán trả 8500 usd .tỷ giá giao dịch thực tế là 21036VND/USD .




Cac định khoản cho nghiệp vụ trên .(ĐVT : triệu đồng)
1, Giao hàng lên tàu

: Nợ TK 131 : 178,806 ( 8500 USD × 21026 VND/USD)
Có TK 511 : 178,806 ( 8500 USD × 21026 VND/USD)
Nợ TK 632

: 150

Có TK 156 : 150
Nợ TK 5111 : 3,576
Có TK 3333 : 3,576
2,


+ Nhận giấy báo đề nghị của KH và làm thủ tục hợp pháp
Nợ TK 531 : 17,88 ( 850 USD × 21026 VND/USD)
Có TK 131 : 17,88

( 850 USD × 21026 VND/USD)

+ Nhận hàng trả lại nhập kho :
Nợ TK 156 : 15
Có TK 632 : 15
+ Thuế xuất bán hàng được trừ vào kỳ sau :
Nợ TK 3333 : 0,3576
Có TK 5111 : 0,3576
3, Chiết khấu thương mại
Nợ TK 521 : 2,1036 ( 20 USD ×5tấn × 21036 VND/USD )
Có TK 131 : 2,1036 ( 20 USD ×5 tấn × 21026 VND/USD)
4, 25/1 phía công ty bên Trung Quốc thanh toán tiền và được hưởng chiết khấu
thanh toán
Nợ TK112: 157, 233
Nợ TK 635 : 1,588
Có TK 131 : 158,821 ( 7550 USD × 21036 VND/USD )


Ghi đơn Nợ TK 007 : 7550USD
B, Giả sử cũng hóa đơn xuất khẩu cho công ty bên phía trung quốc như ở ví dụ
trên. Nhưng Hợp tác xã nhờ công ty TNHH kinh doanh và dịch vụ xuất khẩu xuất
khẩu ủy thác lô hàng cho khác hàng Công ty bên Trung Quôc
Hợp tác xã giao hàng cho khác hàng trực tiếp tại cảng . Công ty nhận giấy báo và
tính thuế xuất khẩu của hải quan với thuế xuất 2% trên giá xuất khẩu tại cửa
khẩu .Công ty chuyển tiền gửi ngân hàng trả thuế xuất khẩu thay cho hợp tác xã

25/1 Công ty nhận được giấy báo có của ngân hàng phía bên Trung quốc thanh
toán tiền hàng 8500USD tỷ giá 21036VND/USD
Công Ty được hưởng hoa hồng xuất khẩu ủy thác 4% trên giá trị hàng xuất
khẩu .Thuế GTGT của hoa hồng là 10% . Công ty nhận tiền ứng trước nộp thuế
xuất khẩu hộ cho hợp tác xã đồng thời chuyển số ngoại tệ cho hợp tác xã .
Định khoản : ĐVT : triệu đồng
+ Nhận giấy báo thuế , nộp thuế

Nợ TK 131 (HTX) : 3,576
Có TK 112 : 3,576

+ Khi hợp tác xã giao hàng lên tàu
Nợ TK 131 (NN) : 178,806 ( 8500 USD× 21036 VND/USD )
Có TK 331(HTX) 178,806 ( 8500 USD× 21036 VND/USD )
+ Công ty phát hành hóa đơn ghi nhận doanh thu hoa hồng
Nợ TK 131(HTX) : 7, 86746
Có TK 5113

: 7, 15224

Có TK 3331

: 0, 71522

+ Công ty nhận được giấy báo có của ngân hàng :
Ghi đơn Nợ TK 007 : 8500USD
Nợ TK 112 : 178, 806


Có TK 131 (NN) : 178,806

+ Thanh toán cho hợp tác xã
Nợ TK 331 (HTX ) : 178,806
Có TK 112
Ghi đơn

: 178, 806

Có TK 007 : 8500USD

+ Nhận lại tiền chi phí ứng trước xuất khẩu , thuế xuất khẩu
Nợ TK 111 : 3,576
Có TK 131 (HTX ) : 3,576
? Theo lý thuyết thì khi bên nhận ủy thác xuất khẩu nhận hàng ở bên giao ủy
thác xuất khẩu thì chúng ta theo dõi trên tài khoản ngoại bảng TK 003 . Vậy
tại sao ở trường hợp trên bọn tớ lại không ghi vào tk 003 ?
Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp khi hoạch toán doanh thu
hoạt động xuất khẩu liên quan đến Thông Tư 219 .
- Theo quy định: Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận
hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan. Ngày này là ngày thông quan, thể
hiện trên Tờ khai hải quan. Còn ngày của hóa đơn thương mại luôn luôn trước
ngày thông quan, bởi vì hóa đơn thương mại phải lập trước để hoàn chỉnh bộ hồ sơ
hải quan, sau đó mới có thể làm thủ tục để thông quan.
- Khi lập bảng kê hàng hóa bán ra, căn cứ để lập là hóa đơn thương mại (trước đây
là hóa đơn xuất khẩu). Trên bảng kê sẽ thể hiện ngày hóa đơn.
=> Có sự khác biệt giữa ngày hóa đơn và ngày xác định doanh thu.
=> Nếu ngày 31.08 DN phát hành hóa đơn nhưng bộ hồ sơ hải quan được thông
quan vào ngày 05.09, thì DN phải kê khai doanh thu vào tháng 08 hay tháng 09?
Theo đúng quy định, phải kê khai trong tháng 09, nhưng khi kê khai ngày hóa đơn
là tháng 08 trong tháng 09, các phần mềm kê khai đều không chấp nhận do quy
định về kê khai hóa đơn bán ra không được phép kê bổ sung.

=> DN rất khó xử lý


Đó là chưa tính đến việc doanh thu ghi nhận vào 2 năm khác nhau, sẽ ảnh hưởng
đến số tiền thuế TNDN phải nộp của DN. Nếu xác định sai doanh thu, DN sẽ bị
phạt về thuế TNDN rất nặng. Mà lỗi này đâu phải do DN muốn?
Kết luận : Xuất khẩu là một hoạt động phức tạp liên quan đến các yếu tố nước
ngoài , khi kế toán hoạch toán doanh thu cần phải hoạch toán đầy đủ các nghiệp
vụ cần phải theo dõi đối với đồng ngoại tệ , hoạch toán đúng với các tỷ giá thực ,
cần theo dõi làm đủ thủ tục đối với các hàng hóa bị trả lại ,giảm giá hàng bán ,thuế
xuất khẩu

B , Kế toán giao dịch hàng đổi hàng
1.Lý thuyết chung về giao dịch hàng đổi hàng.
Người bán đen sản phẩm, hàng hóa của mình đổi lấy sản phẩm, hàng hóa của
người mua. Về nguyên tắc, hàng mang đi đổi được coi là hàng bán, hàng nhận về
được coi là hàng mua.
Đặc điểm:
-Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự
về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra
doanh thu.
-Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác
không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.
Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc
dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm
hoặc thu thêm. Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ
nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ
đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm
hoặc thu thêm.
-Thời điểm ghi nhận doanh thu là khi sản phẩm , hàng hóa được xuất ra.

- Doanh thu được ghi nhận doanh thu theo giá trị hợp lý của sản phẩm, hàng hóa
đưa đi trao đổi.
2. Phương pháp hạch toán giao dịch hàng đổi hàng.
Trường hợp 1: Đối với doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ :


Khi xuất sản phẩm , hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương
pháp khấu trừ đổi lấy hàng hóa không tương tự về tính chất và giá trị sử dụng cho
hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ:
-Kế toán ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán.
Có TK 152,153,156,211…
-Kế toán ghi nhận doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của sản phẩm, hàng
hóa đưa đi trao đổi chưa có thuế GTGT:
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng.
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có TK 33311- Thuế GTGT đầu ra.
-Ghi nhận giá trị hàng hóa nhận về từ giao dịch trao đổi theo giá trị hợp lý:
Nợ TK 152, 153, 155, 156, 211- Giá trị hợp lý của tài sản nhận về.
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có).
Có TK 131- Tổng giá trị thanh toán.
-Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của hàng đưa đi trao đổi nhỏ hơn
giá trị hợp lý của hàng nhận về thì kế toán ghi:
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng.
Có TK 111, 112- Số tiền phải trả thêm.
-Trường hợp được thu thêm tiền do giá trị hợp lý của hàng đưa đi trao đổi lớn hơn
giá trị hợp lý của hàng nhận được thì kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112- Số tiền được thu thêm.
Có TK 131- Phải thu của khách hàng.



Trường hợp 2: Khi xuất sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế
GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp đổi
lấy hàng hóa không tương tự để sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ
không chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương
pháp trực tiếp, kế toán ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán.
Có TK 152,153,156,211…
Đồng thời ghi nhận doanh thu bán hàng do trao đổi theo tổng giá trị thanh toán:
Nợ TK 131- Phải thu khách hàng.
Có TK 511- Doanh thu bán hàng ( tổng giá trị thanh toán).
-Ghi nhận giá trị hàng hóa nhận về từ giao dịch trao đổi theo giá trị hợp lý:
Nợ TK 152, 153, 156, 211- Theo giá trị thanh toán.
Có TK 131- Tổng giá trị thanh toán.
-Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của hàng đưa đi trao đổi nhỏ hơn
giá trị hợp lý của hàng nhận về thì kế toán ghi:
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng.
Có TK 111, 112- Số tiền phải trả thêm.
-Trường hợp được thu thêm tiền do giá trị hợp lý của hàng đưa đi trao đổi lớn hơn
giá trị hợp lý của hàng nhận được thì kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112- Số tiền được thu thêm.
Có TK 131- Phải thu của khách hàng.
3. Ví dụ và liên hệ thực tế.
Tại một doanh nghiệp Việt Nam tính thuế theo phương pháp khấu trừ, hạch toán
HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên, trong kỳ có phát sinh nghiệp vụ
sau:


Xuất trao đổi 6000 thành phẩm A với khách hàng B, giá bán chưa có VAT 10% là

130.000đ/TP để nhận về 3.500kg vật liệu với giá mua đã bao gồm VAT là
330.000đ/kg. Giá xuất kho là 100.000đ/TP.
Bài làm:
(ĐVT: nghìn đồng)
-Khi xuất TP đem đi trao đổi ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 632: 100×6000= 600.000
Có TK 155: 100×6000= 600.000
Đồng thời ghi nhận doanh thu bán hàng:
Nợ TK 131: 130×6000×1,1= 858.000
Có TK 511: 130×6000= 780.000
Có TK 3331: 780.000×10%= 78.000
-Giá trị vật liệu nhận về:
Giá mua chưa VAT là 330:1,1= 300
Nợ TK 152: 3.500×300= 1.050.000
Nợ TK 133: 1.050.000×10%= 105.000
Có TK 131: 3.500×300×1,1= 1.155.000
-Phải trả thêm cho khách hàng B:
Nợ TK 131: 1.155.000-858.000=297.000
Có TK 111/112: 297.000



×