Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

BÀI GIẢNG TRUYỀN THỐNG LỊCH sử tư TƯỞNG văn hóa VIỆT NAM CHUYÊN đề TRUYÊN THỐNG đoàn kết THỐNG NHẤT của dân tộc VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.65 KB, 19 trang )

Chuyên đề 2
TRUYỀN THỐNG ĐOÀN KẾT, THỐNG NHẤT CỦA DÂN
TỘC VIỆT NAM
* Mở đầu
Qúa trình tồn tại, phát triển mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam đã
đúc kết những truyền thống quý báu, cơ sở nền tảng cho sự phát triển và sức
sống trường tồn của dân tộc ta; đoàn kết gắn bó cộng đồng các dân tộc Việt
Nam là một trong những truyền thống nổi bật được lưu truyền, phát huy qua
các thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Vậy thì, truyền thống ĐK gắn bó cộng đồng của dân tộc Việt Nam
được kết tinh bền vững dựa trên những cơ sở khoa học nào? Truyền thống
ĐK gắn bó cộng đồng Việt Nam bao gồm những nội dung cơ bản nào? Mối
liên lệ hay giá trị của truyền thống ĐK gắn bó cộng đồng trong lịch sử của
dân tộc Việt Nam trong lịch sử đối với sự nghiệp cách mạng mới hiện nay
như thế nào? Bằng cách nào để phát huy những giá trị của truyền thống ĐK
gắn bó cộng đồng trong điều kiện mới hiện nay? Trách nhiệm của Đảng, của
các cộng đồng và mỗi người dân Việt Nam như thế nào?... Đó những vấn đề
chúng ta cùng nhau nghiên cứu, làm rõ trong chuyên đề này.
A. MỤC TIÊU
- Về tri thức: Cung cấp cho người học những nội dung cơ bản nhất,
làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu làm rõ các vấn đề sau: Cơ sở hình thành;
nội dung cơ bản và yêu cầu, nội dung kế thừa, phát huy truyền thống ĐK
gắn bó cộng đồng của dân tộc Việt Nam trong tình hình mới.
- Về kĩ năng: Qua nghiên cứu, hình thành những kĩ năng vận dụng
trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của người học; vận dụng tri thức về
truyền thống ĐK gắn bó cộng đồng dân tộc Việt Nam để giải quyết những
nhiệm vụ cụ thể trên cương vị, chức trách đảm nhiệm.
- Về tư tưởng: Qua nghiên cứu, người học củng cố, tăng cường niềm
tin, tự hào dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng xung quanh vấn đề
xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân; tham gia
đấu tranh với những quan điểm sai trái nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn


dân tộc, chia rẽ mối quan hệ máu thịt Đảng – dân,
* Kết cấu: 3 phần
I. Cơ sở hình thành truyền thống đoàn kết
II. Nội dung của truyền thống đoàn kết
III. Kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết trong thời kỳ mới
* Tài liệu nghiên cứu


- Tài liệu nghiên cứu bắt buộc
1. Hồ Chí Minh, Ba mươi năm hoạt động của Đảng, HCM TT, T10.
2. Học viện CTQG Hồ Chính Minh, Tập bài giảng lịch sử Việt Nam.
H,1996.
- Tài liệu nghiên cứu không bắt buộc
1. Lịch sử Việt Nam, Tập 1. Nxb KHXH, H.1983.
2. Đinh Xuân Lâm, Xu hướng đổi mới trong lịch sử Việt Nam. Nxb VH-TT,
H.1998.
3. Trần Xuân Trường, Chủ nghĩa yêu nước thời đại Hồ Chí Minh.
Nxb QĐND, H.2000.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở hình thành truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam
1. Khái niệm
a. Khái niệm truyền thống
- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam:
Truyền thống là “quá trình chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác
những yếu tố xã hội và văn hóa, những tư tưởng, chuẩn mực xã hội, phong
tục, tập quán, lễ nghi và được duy trì trong các tầng lớp xã hội và giai cấp
trong một thời gian dài”.
- Theo từ điển Tiếng Việt:
Truyền thống là những đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống...được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Từ đó, có thể nêu khái niệm truyền thống như sau:
Truyền thống là những yếu tố xã hội và văn hóa như đức tính, lễ
nghi, tư tưởng, chuẩn mực xã hội, lối sống,, phong tục tập quán, thói
quen...được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác tương đối ổn định, bền
vững.
b. Khái niệm đoàn kết
Dựa theo từ điển Tiếng Việt, có thể nêu khái niệm đoàn kết như sau:
Đoàn kết là sự gắn kết giữa những cá nhân, cộng đồng người thành
một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung.
c. Khái niệm truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam
- Khái niệm: Căn cứ vào hai khái niệm trên có thể nêu lên khái niệm
truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam như sau:
Truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam là nhu cầu tinh thần, tư
tưởng tự nhiên của cá nhân, cộng đồng người Việt Nam kết thành một khối


thống nhất có tổ chức, cùng hoạt động hướng tới mục đích chung, được lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ổn định, bền vững.
- Một số điểm chú ý từ khái niệm:
+ Truyền thống được hình thành trong quá trình lịch sử nhưng không
phải là lịch sử, bởi truyền thống không đồng nhất với tất cả những gì đã
diễn ra mà chỉ là những yếu tố được di tồn lại.
+ Truyền thống đoàn kết thuộc phạm trù tinh thần, tư tưởng: tức
hoạt động có ý thức, chỉ có ở con người.
+ Truyền thống đoàn kết là nhu cầu tự nhiên của con người Việt
Nam: tức mọi người Việt Nam đều có nhu cầu này, không có ngoại lệ. Nhu
cầu tinh thần, tư tưởng đó được hình thành, phát triển trong ý thức con
người Việt Nam từ khi được sinh ra đến lúc chết.
+ Là một khối thống nhất có tổ chức: thể hiện sự gắn kết bền chặt,
có tổ chức, có sức mạnh.

+ Hướng tới mục đích chung: lao động sản xuất, sinh hoạt văn hóa
tinh thần, xây dựng tổ chức cộng đồng; đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ
quốc gia dân tộc.
2. Cơ sở hình thành
a. Các dân tộc Việt Nam có chung cội nguồn (chủng người)
* Lịch sử cội nguồn các dân tộc Việt Nam (cùng chủng tộc)
- Người Việt và tuyệt đại bộ phận các dân tộc Việt Nam đều xuất phát
từ cùng một nguồn gốc chung là nhóm loại hình Indonésien.
+ Vào thời kỳ đồ đá cách nay khoảng 10.000 năm có dòng người thuộc
đại chủng Mongoloid từ dãy Himalaya di cư về vùng ĐNA hợp chủng với
cư dân Malannéien bản địa thuộc chủng Australoid hình thành nên chủng
mới là Indonésien.
+ Người Indonésien lan tỏa ra khắp vùng ĐNA.
+ Từ cuối thời kỳ đồ đá mới cách nay 5000 năm sự kết hợp giữa người
Indonésien bản địa với người thuộc đại chủng Mongoloid đã hình thành
chủng người mới Nam Á là Mongoloid phương Nam – còn gọi là Bách
Việt gồm nhiều tộc người như Điền Việt, Mán Việt, Đông Việt, Nam Việt,
Lạc Việt, Âu Việt… và hình thành nhiều bộ tộc có tiếng nói riêng (sống ở


nam Trung Hoa và bắc Đông Dương) nét Mongoloid nổi trội đối với người
miền Bắc nước ta. Cư dân ở dọc dãy Trường Sơn sống biệt lập nên vẫn
mang nặng nét Indonésien chủng Australoid.
* Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ; con rồng cháu tiên; dòng
máu lạc hồng…
- Thủ lĩnh Lộc Tục (hiệu Kinh Dương Vương) lấy Long Nữ (con gái
của Long Vương) sinh 1 trai có tên Sùng Lãm, khi nối nghiệp cha lấy tên
hiệu Lạc Long Quân. Giống như cha, Lạc Long Quân có sức khỏe phi
thường.
- Lạc long Quân đi du ngoạn khắp nơi trừ loài yêu quái đem lại cuộc

sống yên bình cho muôn dân.
- Nhân dân đóng góp xây cho Lạc Long Quân một toà cung điện
nguy nga trên một ngọn núi cao. Nhưng Lạc Long Quân không ở, thường
về quê mẹ dưới thủy phủ.
- Ðế Lai từ phương Bắc đem quân tràn xuống phương Nam, đem
theo cả người con gái yêu rất xinh đẹp của mình là Âu Cơ. Dân Việt phải
phục dịch Đề Lai cực nhọc chịu không nổi đã hướng ra Biển Đông gọi Lạc
Long Quân về cứu.
- Âu Cơ đem lòng yêu Lạc Long Quân, hai người ở với nhau 1 thời
gian thì đẻ ra bọc trăm trứng, nở trăm người con trai.
- Lạc Long Quân nhớ Thủy Phủ, hóa thành 1 con rồng bay lên về
Biển Đông, để lại vợ con ở tòa cung điện trên núi.
- Nhớ chồng, Âu Cơ gọi, Lạc Long Quân bay về ngay lập tức. Âu Cơ
trách chồng…Lạc Long Quân phân trần:
“Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta
đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền
núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy
hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên.
Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai tỏa đi các nơi, trăm
người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại
đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng
Vương”.
* Nhận xét:
- Bách Việt có cùng cội nguồn về chủng với nét Mongoloid nổi trội.
- Từ xa xưa trong lịch sử, các dân tộc (bộ tộc) đã đoàn kết gắn bó và
vì thế cùng nhau xây dựng lên câu truyện truyền thuyết về cội nguồn chung
của mình.


- Người Việt đều cho mình có chung dòng máu, cùng huyết thống, cội

nguồn và là con rồng, cháu tiên. Đây là cơ sở quan trọng của Đoàn kết dân
tộc.
So Sánh Đây là nét riêng của dân tộc Việt, bởi lẽ, do nhiều nguyên
nhân khác nhau (xâm chiếm, khai phá, di dân…) mà nhiều quốc gia dân tộc
khác thường đa chủng tộc, nhất là các quốc gia ở châu Âu.
b. Sự tác động của điều kiện địa lý, tự nhiên và quá trình lao
động sản xuất, nền văn hóa nông nghiệp lúa nước
- Việt Nam phía Tây là núi cao, phía Đông là biển cả, trải qua hàng tỷ
năm, hình thành các con sông, suối chảy từ Tây xuống Đông theo hình dải
quạt.
- Thời tiết khí hậu nhiệt đới, gió mùa phù hợp với các nghề trồng trọt,
chăn nuôi, nền văn minh lúa nước hình thành sớm.
- Qúa trình lao động sản xuất, chống thiên tai, lũ lụt người Việt buộc
phải cố kết lại với nhau để xây dựng những công trình lớn phục vụ sản xuất
như đắp đê điều, đào sông, mương máng dẫn nước vào tưới cho cây; bảo vệ
nhà cửa, ruộng vườn như chống sạt lở ở miền núi, chống sói mòn ở các
sông, biển; chống lại thú dữ…
- Sự tác động đó là cơ sở khách quan buộc người Việt phải cố kết lại
với nhau trong cuộc sống sinh, tồn. Đây là cơ sở quan trọng của Đoàn kết
dân tộc.
So Sánh: Đặc điểm này cũng là nét riêng của dân tộc Việt Nam,
nhiều dân tộc khác không có hoặc không hoàn toàn giống Việt Nam về đặc
điểm này.
c. Từ lịch sử đánh giặc giữ nước
- Lịch sử dân tộc Việt Nam từ khi hình thành đến nay số năm chiến
tranh và bị xâm lược nhiều gấp đôi số năm được hòa bình, độc lập (bởi Việt
Nam có địa kinh tế, quân sự thuận lợi nên luôn bị các thế lực nước ngoài
nhóm ngó xâm chiếm, đô hộ và bóc lột, khai thác tài nguyên (tự nghiên
cứu).
- Để chống lại kẻ địch có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh hơn nhiều

lần, bảo vệ quốc gia dân tộc người Việt nhất thiết phải kết thành 1 khối, tạo
sức mạnh, dành chiến thắng (tự nghiên cứu).
d. Từ đặc điểm riêng của sự ra đời các loại hình cộng đồng và hình
thái kinh tế - xã hội


- Giống như một số nước châu Á khác, Việt Nam bỏ qua chế độ chiếm
hữu nô lệ, từ nhà đến làng (bộ tộc) đến nước (phong kiến). Kết cấu Nhà –
Làng – Nước rất gắn bó.
- Trong tổ chức kết cấu xã hội từ gia đình, dòng họ, làng, nước (các
cấp chính quyền) luôn đề cao một người đứng đầu. Người đứng đầu có uy
tín cao và mọi người đều tuân thủ một cách tự giác. Người đứng đầu là biểu
trưng của tập hợp sự đoàn kết thành một khối thống nhất, bền chặt.
Ví dụ:
\ Đối với nước: Vua được coi như thiên tử (người Nhà Trời), mọi con
dân nhất nhất theo Vua; Vua cho sống được sống, Vua ban cho cái chết cũng
vui vẻ chết. Tư tưởng trung quân được đề cao.
Đối với làng, bản: Già làng, Trưởng bản được coi là người có quyền
uy nhất trong làng (bản)
Đối với gia đình: Lão gia (người cha), là người quyết đáp mọi việc,
các thành viên khác chỉ chấp hành, tuyệt đối không cự cãi (đạo Tam tòng).
II. Nội dung của truyền thống đoàn kết
Truyền thống là cái hiện hữu nhưng lại vô hình. Nó tồn tại thông qua sự
khống chế các hành vi xã hội của con người. Đặc tính này khiến cho việc
nghiên cứu những nội dung của truyền thống là công việc hết sức khó khăn.
Vì vậy, để xác định những nội dung của truyền thống Việt Nam phải nhìn
toàn bộ tiến trình lịch sử dân tộc để tìm ra những di tồn với tư cách là
những yếu tố khách quan có tác động khống chế vô hình đến những hành
vi xã hội của người Việt.
Với cách tiếp cận như vậy, chúng tôi xin nêu ra một số nội dung truyền

thống như sau:
1. Đoàn kết là nhu cầu tự thân và trở thành giá trị văn hóa bền
vững trong mỗi người dân Việt Nam
Nhu cầu tự thân và hệ giá trị văn hóa bền vững đó được biểu hiện tập
trung ở sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, cộng đồng dòng họ,
cộng đồng làng xã, cộng đồng quốc gia dân tộc. Gía trị văn hóa bền vững
đó trở thành lẽ sống tự nhiên của người Việt, là hệ giá trị, quy chiếu để


đánh giá hành vi của mỗi người. Vì vậy, đó là những yếu tố khách quan có
tác động khống chế vô hình đến những hành vi xã hội của người Việt.
- Gia đình: GĐ là tất cả, quyết định hạnh phúc của các thành viên; tự
hào hay tủi nhục khi thành viên của GĐ thành đạt hay thất bại;
+ Đạo phu thê: biểu hiện sự gắn kết cao, vượt trên tất cả các yếu tố
khó khăn, vất vả, giàu nghèo, biến cố.
\ “Vợ chồng ở với nhau một ngày lên nghĩa”
\ “Xấu chàng, hổ ai”;
\ “Chồng em áo rách em thương,
Chồng người áo gấm, sông hương mặc người”.
(sông hương: TG: thơm tho, lịch sự, giàu có)
\ “Cây khô nghe sấm nứt chồi,
Đạo chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương,
Cãi nhau là chuyện bình thường,
Cãi xong tâm sự trên gường cả đêm”.
“Thuận vợ thuận chồng,
Biển Đông tát cạn”;
+ Tình mẫu tử, phụ tử với con cái: (sự gắn kết, phụ thuộc lẫn nhau)
\ “Con dại cái mang” – trách nhiệm, tình mẫu tử sâu đậm
\ “Bé cậy cha, già cậy con”
\ “Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
\ “Công cha nghĩa mẹ chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh
Công cha nghĩa mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”.
+ Tình huynh đệ, tỷ muội.
\ “Anh em như thể chân tay; rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
\ Anh chị em ruột như đốt trên đốt dưới.
- Cộng đồng dòng họ: Do hôn nhân trong làng trong xã cho nên
quan hệ họ hàng chằng chịt (họ xa, họ gần, không nội thì ngoại) thường có
ở các làng xã Việt Nam:
+ “Con người có cố, có ông
Như cây có cội, như sông có nguồn”.
+ “Phi nội tắc ngoại”;


+ “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”.
- Cộng đồng làng, xã: Đề cao tình làng nghĩa xóm
+“Bán anh em xa mua láng giềng gần”;
+ “Đâu cũng là làng trên xóm dưới”.
- Cộng đồng quốc gia dân tộc: biểu hiện ở sự gắn kết các dân tộc,
giai cấp, tôn giáo…không phân biệt giàu nghèo, sang hèn đều là con dân
đất Việt.
+ “Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”;
+ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
2. Đoàn kết trong lao động sản xuất, sinh hoạt văn hóa tinh thần

và xây dựng tổ chức cộng đồng.
a. Đoàn kết trong lao động sản xuất
* Mọi giá trị, truyền thống văn hóa của người Việt đều gắn với sự
phát triển của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước.
Quá trình dựng nước cũng là quá trình liên kết, đoàn kết của các
cộng đồng của các tộc người với những truyền thống riêng và hội tụ làm
nên những truyền thống chung.
* Quá trình dựng nước là quá trình lao động sản xuất làm ra của cải
vật chất, tự nuôi sống và phát triển sản xuất với 3 đặc điểm và hoạt động
chính:
- Đó cũng chính là quá trình khai khẩn và cải tạo các vùng đất mới.
Không ngừng cải tại đồng ruộng từ những vùng đất hoang sơ trở thành
những vùng đất canh tác màu mỡ, trù phú. Vùng châu thổ Sông Hồng, vùng
đồng bằng ven biển miền Trung, đến vùng đồng bằng Sông Cửu Long rộng
lớn là kết quả của quá trình lao động sản xuất bền bỉ đổi bằng mồ hội, nước
mắt, xương máu của biết bao thế hệ.
- Đó là quá trình người Việt phát triển công cụ sản xuất, cải tiến
giống và hoàn thiện quy trình sản xuất, tổng kết thành kinh nghiệm nhằm
đạt năng xuất lao động ngày càng cao trong SX lúa nước.
- Đó là quá trình tồn tại và thích ứng với điều kiện tự nhiên, khí hậu:
đắp đê, trị thủy; xây dựng hệ thống mương máng tưới nước cho đồng
ruộng.


Trong hoàn cảnh tự nhiên khắc nghiệt, người Việt Nam có quyết tâm
và có kinh nghiệm trong đối phó với thiên tai, biết đắp đê phòng lụt, biết lấn
biển ngăn mặn; biết đào sông, mương, rạch tưới nước cho mùa màng.
+ Phải đối phó với thiên tai, thích ứng với điều kiện tự nhiên để sản
xuất và tồn tại đã rèn luyện ý chí, nghị lực và kỹ năng lao động của con
người đã hình thành một cách khách quan, thành nhu cầu tự nhiên về sự

đoàn kết của người Việt.
+ Quá trình đó đã gắn bó cư dân với nhau, nương tựa vào nhau, mỗi
con người đều gắn với mảnh đất mà họ đã lao động cực nhọc, đổ mồ hôi,
nước mắt và cả xương máu để tạo dựng, duy trì.
Qúa trình đó buộc người Việt phải đoàn kết chung sức để tồn tại và
phát triển.
Trong lao động sản xuất, con người không thể không liên kết, hợp
tác với nhau, giúp đỡ, chia xẻ cùng nhau. Lao động sản xuất từ đơn vị gia
đình đến cộng đồng làng xã, phường hội luôn luôn cố kết con người với
nhau.
b. Đoàn kết trong sinh hoạt văn hóa tinh thần
- Việt Nam là nơi hội tụ và thống nhất của các trung tâm văn hóa, văn
minh lớn, mà cốt lõi là văn minh Sông Hồng trên cơ sở của nền văn minh lúa
nước trong tiến trình dựng nước đã hình thành và làm phong phú các giá trị
truyền thống trên các phương diện.
+ Trong tiến trình phát triển quốc gia, dân tộc đã hình thành những
trung tâm văn hóa lớn. Sự giao thoa và cùng phát triển đã gắn kết các trung
tâm văn hóa lớn đó để tạo dựng những giá trị văn hóa chung của cả cộng
đồng dân tộc Việt Nam.
+ Từ trung tâm là Văn minh Sông Hồng, Văn minh Đại Việt mà phát
triển, lan tỏa vào miền Trung, miền Nam, hòa nhập với Văn hóa Sa Huỳnh,
Văn hóa Óc eo tạo thành sự thống nhất trong tính đa dạng của văn hóa Việt
Nam.
+ Dân tộc Việt Nam với đa tộc người, mỗi tộc người có giá trị văn hóa,
phong tục, tập quán riêng đã bổ sung làm phong phú những giá trị truyền
thống về mọi mặt của cả quốc gia.


+ Sự biến động về chính trị, xã hội cho thấy sức sống bền vững của cả
cộng đồng Việt Nam dựa trên thái độ khoan hòa, quyết giữ giá trị bản sắc

dân tộc nhưng cũng cởi mở, không cực đoan đóng cửa, sẵn sàng tiếp nhận
những yếu tố từ bên ngoài, kể cả tư tưởng và tôn giáo, sẵn sàng mở cửa
trong bang giao và hội nhập quốc tế.
- Giá trị truyền thống đoàn kết từng bước phát triển suốt chiều dài lịch
sử dựng nước và giữ nước, suốt quá trình dân tộc vượt lên những thử thách
khắc nghiệt của tự nhiên và xã hội để tự khẳng định mình.
Từ trong sự phát triển và giao thoa văn hóa, trong ứng xử với tự nhiên
và xã hội, dân tộc Việt Nam biết bổ sung cái mới vào giá trị truyền thống và
loại bỏ những gì không thích hợp, cản trở sự phát triển.
(Kế thừa những đặc điểm văn hóa của người Việt, tiêu biểu là nền văn
hóa văn minh sông Hồng)
c. Đoàn kết trong xây dựng tổ chức cộng đồng
- Sự ra đời và phát triển các hình thái kinh tế-xã hội ở Việt Nam cũng
có đặc điểm riêng. Dân tộc Việt Nam không trải qua chế độ chiếm hữu nô lệ.
+ Đặc điểm này là điều kiện để khát vọng tự chủ, tự do của con người
được nuôi dưỡng và phát triển; ý thức về dân chủ, nhất là dân chủ làng xã có
điều kiện phát triển.
+ Quá trình dựng nước là sự xây dựng phát triển kinh tế, xác lập nền
tảng kinh tế, quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất đồng thời cũng là quá
trình thiết lập thiết chế chính trị.
Sự ra đời và phát triển của Nhà nước, của tư tưởng và giá trị văn hóa,
sự ra đời của các giai cấp, tầng lớp dân cư, xác lập các mối quan hệ cơ bản
trong xã hội, các quy tắc ứng xử và hệ thống luật tục, pháp luật.


- Cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng xã hội định hình và phát triển
trong tiến trình dựng nước là cơ sở rất quan trọng để định hình giá trị truyền
thống đoàn kết của dân tộc.
Lao động sản xuất, nền kinh tế nói chung đặc biệt là kinh tế nông
nghiệp đã gắn bó người lao động (nông dân) với ruộng đất không chỉ có ý

nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa thiêng liêng về tâm linh, văn hóa.
- Nhà gắn với làng và với nước. Nhà và làng bền vững làm cho đất
nước vững bền.
+ Gia đình gắn với dòng họ, gắn với làng xã từng bước củng cố quan hệ
huyết thống và quan hệ láng giềng, hình thành và phát triển văn hóa gia
đình, dòng họ và văn hóa làng xã.
+ Quan hệ xã hội giữa các cá nhân, quan hệ trong lao động sản xuất,
trong xây dựng cuộc sống vật chất và văn hóa tinh thần không tách rời các
loại hình cộng đồng đó.
+ Gia đình, dòng họ ở Việt Nam rất bền vững. Làng xã trường tồn
trong lao động sản xuất và trong đánh giặc.
Thời Bắc thuộc vẫn giữ gìn được sự cố kết làng xã và nhờ đó mà giành
lại được đất nước.
Nhận xét:
Thứ nhất, có thể thấy rất rõ các loại hình cộng đồng ở Việt Nam tồn
tại và phát triển bền vững, có những điểm chung nhất, đồng thời có
những nét riêng ở mỗi loại hình và ở mỗi vùng, miền của đất nước.
Thứ hai, từ cộng đồng gia đình, dòng họ, làng xã đến cộng đồng dân
tộc, quốc gia.
Thứ ba, sự cố kết trong nội bộ các loại hình cộng đồng (dân tộc, giai
cấp, tôn giáo…) đặt trong sự cố kết của tổng thể các loại hình cộng đồng
đó đã là cơ sở vững chắc cho sự đoàn kết toàn quốc gia dân tộc.


3. Đoàn kết chống họa xâm lăng, cai trị của các thế lực xâm lược,
thù địch.
- Thứ nhất, Đoàn kết mọi lực lượng, thực hiện toàn dân đánh địch
Truyền thống toàn dân đánh giặc là nét nổi bật của chiến tranh
nhân dân, của tinh thần yêu nước. Đánh giặc, giữ nước trở thành nghĩa vụ
thường trực, là lẽ tự nhiên để sống còn của mọi thế hệ người Việt Nam.

Độc lập dân tộc, hòa bình là khát vọng lớn lao, cao cả của tinh thần yêu
nước.
+ Mọi người là lính
\ “Trăm họ là binh”,
\ “Ngự binh ư nông”
\ “Tự dân vi binh”,
\ “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”
+ Đoàn kết tướng binh trên dưới
\ Hịch Tướng Sĩ:
“Ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc
Lớn lên gặp buổi gian nan
Trong thấy lũ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường
Lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa…”
\ “Hòa nước sông chén rượi ngọt ngào”
- Thứ hai, Đoàn kết xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân đánh
địch
+ Thực hiện địch đi đến đâu cũng gặp phải sức chiến đấu của quân và
dân địa phương tại chỗ; mỗi làng xã là một pháo đài; liên hoàn thế trân giữa
các làng xã trên từng địa phương.
+ Xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, luôn đoàn kết và tin vào
thắng lợi cuối cùng.
- Thứ ba, Đoàn kết xây dựng phương thức, cách đánh địch
+ Đánh địch mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh.
+ Đánh địch bằng mọi phương thức, cách đánh phù hợp.
+ Đánh địch bằng mọi vũ khí từ thô sơ đến hiện đại.
+ Phối hợp giữa các lượng lượng, các phương thức đánh địch đạt hiệu
quả cao nhất.
III. Kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết trong thời kỳ mới
1. Tính tất yếu
a. Xuất phát từ những diễn biến phức tạp của tình hình thế

giới, trong nước
* Tình hình thế giới


(Tự nghiên cứu)
* Tình hình trong nước
(Tự nghiên cứu)
b. Xuất phát từ những đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng
trong thời kỳ mới hiện nay
* Đặc điểm
- Nước ta quá độ lên CNXH từ điểm xuất phát rất thấp…
- Là nơi thường xuyên có những tranh chấp ảnh hưởng, toan tính
của các nước lớn.
* Yêu cầu, nhiệm vụ
- Yêu cầu:
+ Đặt lợi ích chân chính của quốc gia dân tộc lên hàng đầu
+ Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển nhanh đất
nước
- Nhiệm vụ (tự nghiên cứu), tập trung làm rõ 5 nhiệm vụ sau:
+ Tiếp tục thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam.
+ Giữ vững môi trường ổn định về mọi mặt: chính trị, kinh tế, VHXH…
+ Đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển nền kinh tế tri thức, mở rộng và
tăng cường hợp tác quốc tế.
+ Tiếp tục phát huy sức mạnh khối ĐĐK toàn dân tộc.
+ Kết hợp và phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,
quốc gia với quốc tế, sức mạnh nội lực và ngoại lực.
c. Xuất phát từ quan điểm về đoàn kết của chủ nghĩa Mác – Lê
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
* Luận điểm về đoàn kết của chủ nghĩa Mác – Lênin

Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác- Lênin chỉ ra rằng: Đoàn kết là
bản chất của giai cấp vô sản. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử thế giới của
mình, GCCN nhất thiết phải đoàn kết lại.
* Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết
- Người khái quát vai trò của đoàn kết: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn
kết; thành công, thành công, đại thành công”
Theo Người, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của dân ta.
Trong những bài viết của Người, nội dung được bàn nhiều nhất là đoàn kết.
Người tổng kết lịch sử nước ta: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân
ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào
dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy nay ta phải biết đoàn


kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi dưới ngọn cờ Việt Minh
để đánh đuổi Tây - Nhật, khôi phục lại độc lập, tự do”.
- Hồ Chí Minh kêu gọi: “Dân ta xin nhớ chữ đồng, Đồng tình, đồng
sức, đồng lòng, đồng minh!”.
- Theo tư tưởng HCM, 5 nguyên tắc của Đại đoàn kết là:
Một là, đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm những
lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích của nhân dân lao động và quyền thiêng
liêng của con người.
Hai là, tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của dân.
Ba là, đại đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đại
đoàn kết rộng rãi, lâu dài, chặt chẽ.
Bốn là, đại đoàn kết chân thành, thân ái, thẳng thắn gắn với tự phê
bình, phê bình.
Năm là, đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế; chủ
nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng
của giai cấp công nhân.
2. Nội dung kế thừa và phát huy

a. Đoàn kết dựa trên chủ nghĩa yêu nước chân chính theo lập
trường của giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng
- Thứ nhất, Đoàn kết trên cơ sở thống nhất lợi ích của từng cá nhân,
từng bộ phận mà hướng tới lợi ích cao nhất là lợi ích quốc gia, dân tộc.
+ Dân tộc Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử luôn luôn đề cao tinh
thần tập thể, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, trong cộng
đồng, “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Luôn luôn đặt lợi ích
của tập thể, của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Lợi ích cá nhân phục
tùng lợi ích tập thể. Làng xã là hình thức cộng đồng bền vững được liên kết
bởi các mối quan hệ huyết thống và quan hệ láng giềng. Sự gắn kết đó là cơ
sở để đoàn kết toàn dân tộc.
Đoàn kết trên cơ sở thống nhất lợi ích của từng cá nhân, từng bộ phận
mà hướng tới lợi ích cao nhất là lợi ích quốc gia, dân tộc, là sự tồn vong,
phát triển của quốc gia, dân tộc. Sự liên kết gắn bó chặt chẽ giữa nhà - làng nước là nét nổi bật của truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Đoàn
kết giúp đỡ nhau giữa các tộc người (54 dân tộc), giữa cư dân các vùng
miền. Đoàn kết các giai cấp, tầng lớp nhân dân, đoàn kết các tôn giáo hướng
tới sự đồng thuận xã hội và thống nhất dân tộc, lãnh thổ.
Bác: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, chân lý đó
không bao giờ thay đổi.


Đoàn kết bền vững là dựa trên chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết là yêu
nước, tư tưởng yêu nước soi sáng, củng cố sự vững chắc của khối đoàn kết.
Đoàn kết trở thành truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt
Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công”.
- Thứ hai, Dưới sự lãnh đạo của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh, sức
mạnh ĐĐK toàn dân tộc được kết thừa, phát huy cao độ; là một trong những
nguyên nhân quyết định thắng lợi của CMVN.
+ Trong đấu tranh giành chính quyền 1930-1945

Nhờ phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám năm
1945, chấm dứt chế độ thuộc địa của Pháp, Nhật giành độc lập dân tộc
+ Trong kháng chiến chống TDP, ĐQM 1945-1975
Sự đoàn kết, đồng tâm hiệp lực của toàn dân đã quyết định thắng lợi.
“Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng” (Hồ Chí Minh). Đảng lãnh đạo phát huy
sức mạnh đại đoàn kết dân tộc đã giành thắng lợi suốt 30 năm kháng chiến
(1945-1975) giành độc lập, thống nhất hoàn toàn năm 1975.
+ Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước.
Trong công cuộc đổi mới toàn diện, xây dựng và phát triển đất nước
theo con đường xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn đề cao
chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc.
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dựa trên những nguyên
tắc cơ bản. Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng. Xóa bỏ mặc cảm, định kiến
về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau nhưng
không trái với lợi ích chung của dân tộc.
- Thứ ba, Đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan
dung để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung tăng cường đồng
thuận xã hội.
+ Đoàn kết dựa trên cơ sở không phân biệt giai cấp, tầng lớp, lứa tuổi,
thành thị hay nông thôn, người công tác hay người nghỉ hưu….
+ Đoàn kết dựa trên cơ sở khép lại quá khứ, hướng tới tương lai; xóa
bỏ mọi mặc cảm, định kiến với những người lầm đường lạc lối.
Bác: "Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập Tổ quốc;
ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có
lòng phụng sự Tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết với họ".



+ Đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt trận với phương thức hiệp thương
dân chủ, mọi thành viên trong Mặt trận có quyền lợi, nghĩa vụ ngang nhau.
- Thứ tư, Thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, đòi hỏi Đảng, Nhà nước
đề ra và thực hiện tốt nhất những chính sách cụ thể với từng giai cấp, tầng
lớp, lực lượng trong xã hội.
Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam (1-2011) đã xác định rõ các
chính sách quan trọng đó.
Đối với GCCN: Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công
nhân cả về số lượng và chất lượng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học
vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao
động đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế, phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội
tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đối với GCND: Xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân,
chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nâng cao chất
lượng cuộc sống của cư dân nông thôn, thực hiện có hiệu quả bền vững công
cuộc xóa đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp.
Đối với đội ngũ trí thức: Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, có chất
lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Trọng dụng trí thức trên cơ
sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến.
Đối với đội ngũ doanh nhân: Tạo điều kiện xây dựng, phát triển đội
ngũ doanh nhân lớn mạnh, có trình độ quản lý, kinh doanh giỏi, có đạo đức
nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội cao.
Đối với thế hệ trẻ: Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng,
truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động,
giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ. Hình thành lớp thanh niên ưu
tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của
Đảng, của dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đối với phụ nữ, Cựu chiến binh, người cao tuổi: Nâng cao trình độ
mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; Cựu chiến binh phát huy

truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng,
Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; Quan tâm chăm sóc sức khỏe, tạo điều
kiện để người cao tuổi hưởng thụ văn hóa, được tiếp cận thông tin, sống vui,
sống khỏe, sống hạnh phúc.
Đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo: Tiếp tục hoàn thiện chính sách,
pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng.


Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động
viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia
đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đối với kiều bào: Đồng bào định cư ở nước ngoài là một bộ phận
không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, tạo điều kiện để đồng
bào giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hướng về Tổ quốc, đóng
góp xây dựng đất nước.
Đại hội XI: “Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp
cách mạng của nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng,
đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển, thực hiện
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam (1-2011) đã tổng kết 5 bài học
lớn của cách mạng Việt Nam, trong đó có bài học: “Không ngừng củng cố,
tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân
tộc, đoàn kết quốc tế. Đó là truyền thống quý báu và là nguồn sức mạnh to
lớn của cách mạng nước ta”.
- Thứ năm, Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thực hiện đại
đoàn kết toàn dân tộc.
Nội dung cơ bản của công tác dân vận là tổ chức lực lượng nhân
dân, là đoàn kết toàn dân để thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng. Đại
hội XI của Đảng nhấn mạnh:

+ Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo
đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
\ Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước đều vì lợi ích của nhân dân;
\ Cán bộ, công chức phải hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được
giao, tôn trọng nhận dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
\ Nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ
xã hội của nhân dân.
\ Có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ
trực tiếp.
\ Thực hiện tốt hơn Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện
dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Vừa qua, nhân dân đã phát huy tinh thần làm chủ, tham gia ý kiến
đóng góp vào sửa đổi Hiến pháp 1992, Luật đất đai và hệ thống pháp luật, là
bước tiến quan trọng của dân chủ xã hội chủ nghĩa, củng cố sự đồng thuận,
nhất trí về chính trị tinh thần trong xã hội.


\ Coi trọng phát huy dân chủ gắn với đề cao trách nhiệm, nghĩa vụ
công dân đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương xã hội;
Phê phán và nghiêm trị những hành vi vi phạm quyền làm chủ của
nhân dân, những hành vi lợi dụng dân chủ để làm mất an ninh, trật tự, an
toàn xã hội; chống tập trung quan liêu, khắc phục dân chủ hình thức.
Nghiêm trị mọi hành vi kích động, chia rẽ dân tộc, phá hoại khối đại
đoàn kết toàn dân tộc. “Quan tâm hơn nữa việc chăm lo hạnh phúc và sự
phát triển tự do, toàn diện của con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con
người mà Việt Nam ký kết”.
Một điểm mới và bước phát triển của Hiến pháp sửa đổi 2013 là
Chương II quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công

dân. Dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, hoàn thiện và được thực
hiện cụ thể, thiết thực vừa làm rõ bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa, vừa
tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Trong một xã hội, một đất nước, quyền lực nhà nước, quyền làm chủ
thuộc về nhân dân , thì dân chủ xã hội chủ nghĩa trở thành nền tảng, quyết
định sức mạnh của Nhà nước, của đất nước và chế độ, sức mạnh đại đoàn
kết dân tộc. Mọi biểu hiện quan liêu, xa rời quần chúng nhân dân là nguy cơ
làm suy yếu Đảng, Nhà nước và chế độ và tổn thương đến truyền thống và
tinh thần đoàn kết dân tộc.
b. Phải tăng cường công tác vận động quần chúng nhân dân củng
cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận
Bác: "Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng
không ủng hộ, việc gì cũng không nên".
Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề đoàn kết, tập hợp
lực lượng đông đảo của nhân dân. Đảng dù vĩ đại đến đâu cũng chỉ là một
bộ phận của nhân dân.
Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (52013) đã ban hành Nghị quyết Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công
tác dân vận. Thực hiện tốt hơn quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về công tác dân vận, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công.
- Phải thật sự tin dân, đưa mọi vấn đề để dân thảo luận, xin ý kiến
nhân dân trước khi quyết định.
+ Tin dân, gần dân, hiểu dân, bàn bạc với dân và thật sự vì dân. Làm
tốt điều đó sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được tăng cường
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


+ Để tăng cường sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, trong lịch sử, đã có
những hình thức tổ chức biểu thị ý chí thống nhất của dân tộc, quốc gia. Đó
là hội nghị Bình Than (1282), hội nghị Diên Hồng (1285) thời nhà Trần. Đại

hội các dân tộc thiểu số họp ở Plaiku (4-1946); Hội nghị Chính trị đặc biệt
(3-1964).
+ Từ khi Đảng Cộng sản lãnh đạo cách mạng Việt Nam (1930) tổ
chức Mặt trận dân tộc thống nhất ra đời với những tên gọi khác nhau nhằm
tập hợp đoàn kết toàn dân tộc phấn đấu vì mục tiêu chung của cách mạng và
dân tộc.
c. Tăng cường mở rộng, phát huy vai trò Mặt trận và các đoàn thể
nhân dân
- Thứ nhất, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có
vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Mặt trận phải đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng
của nhân dân, chăm lo lợi ích của nhân dân, thực hiện dân chủ, xây dựng xã
hội lành mạnh.
- Thứ hai, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị,
liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã
hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc,
tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Thứ ba, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở các cấp đổi
mới nội dung và phương thức hoạt động, khắc phục tình trạng hành chính
hóa, phát huy vai trò nòng cốt tập hợp, đoàn kết nhân dân, xây dựng cơ sở
chính trị của chính quyền nhân dân, thực hiện dân chủ, giám sát và phản
biện xã hội.
- Thứ tư, Các đoàn thể nhân dân như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên,
Hội ND, Liên đoàn lao động, Hội CCB…phải thực sự là người đại diện
chăm lo cho các thành viên….
Mục tiêu Đại đoàn kết dân tộc hiện nay dựa trên cơ sở của tinh thần
yêu nước, phấn đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì một xã hội: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh.




×