Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO vấn đề xã hội hóa cá NHÂN TRONG tác PHẨM tâm lý học xã hội (TRẦN HIỆP CHỦ BIÊN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.42 KB, 14 trang )

1

VẤN ĐỀ XÃ HỘI HOÁ CÁ NHÂN
TRONG TÁC PHẨM TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
(TRẦN HIỆP CHỦ BIÊN)

Từ khi ra đời và trở thành khoa học độc lập đến nay, Tâm lý học đã
phát triển mạnh mẽ và phân chia thành hơn 70 chuyên ngành khác nhau như
tâm lý học trẻ em, tâm lý học sư phạm, tâm lý học quân sự, tâm lý học thể
thao… Đối với nước ta, tâm lý học vẫn còn là một khoa học được coi là tương đối
mới mẻ. Nó thực sự phát triển từ thập kỷ 60 trở lại đây và hiện nay đã được giảng
dạy ở hầu hết các trường đại học. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi
mới đất nước nói chung và sự nghiệp đổi mới giáo dục - đào tạo đã thu được
kết quả quan trọng, các ngành khoa học trong đó có tâm lý học phát triển
mạnh mẽ. Từ khi trở thành bộ môn khoa học độc lập tại trường đại học sư
phạm Hà Nội, đến nay tâm lý học đã phát triển thành hơn 20 chuyên ngành
khác nhau. Trong đó tâm lý học xã hội là một chuyên ngành phát triển muộn,
nó thực sự phát triển và có chỗ đứng trong các trường đại học từ những năm
1990. Do vai trò quan trọng và hiệu quả thực tiễn của nó nên nhiều công trình
khoa học về các vấn đề tâm lý học xã hội đã được nghiên cứu, phát triển. Tuy
nhiên, khoa học này cần được tiếp tục nghiên cứu, khám phá nhiều hơn nữa trong
thời gian tới, bởi khoa học này đã và đang ảnh hưởng hết sức to lớn đến các vấn
đề của đời sống xã hội hiện nay như tâm lý dân tộc, tâm lý giai cấp, dư luận, tâm
trạng quần chúng trước các sự kiện quan trọng diễn ra trong nước và quốc tế. Để
hiểu rõ hơn về các hiện tượng này, Tiến sĩ Trần Hiệp đã cho ra đời tác phẩm
“Tâm lý học xã hội – mấy vấn đề lý luận”.
Tác phẩm này do nhiều tác giả viết và được Tiến sĩ Trần Hiệp chủ biên,
nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành lần đầu tiên vào năm 1991 gồm 220 trang
và được tái bản vào năm 1997. Bố cục của tác phẩm gồm: Lời nói đầu, 4 phần và
kết luận. Tác phẩm đề cập đến nhiều nội dung, với nhiều cách tiếp cận khác nhau.



2

Trong đó có vấn đề “xã hội hoá cá nhân” do tác giả Vân Kim Cúc viết, nằm
trong chương một, phần thứ hai của tác phẩm (từ trang 40 đến trang 57).
Trong chương này tác giả đề cập đến ba vấn đề lớn: Xung quanh khái niệm
xã hội hoá; tuổi thơ và các nhóm cơ bản; nhập vai, “cái tôi”, và biến động xã
hội.
Thứ nhất, xung quanh khái niệm xã hội hóa: Tác giả cho rằng: Xã
hội hóa là quá trình một cá thể người – với tư cách một cơ cấu sinh học
mang tính người – thích nghi với cuộc sống xã hội, qua đó hấp thụ và phát
triển những năng lực người đặc trưng, trưởng thành như một nhân cách xã
hội duy nhất, không lặp lại. Theo Vân Kim Cúc có rất nhiều quan niệm về
xã hội hóa, điều này thật dễ hiểu vì tâm lý con người mang tính chủ thể.
Do đó tuỳ thuộc vào cách nhìn nhận mối quan hệ giữa xã hội và cá nhân
của mỗi chủ thể nghiên cứu mà có quan niệm khác nhau về vấn đề xã hội
hoá. Về cơ bản hiện nay đang tồn tại hai xu hướng là xu hướng xã hội và
xu hướng cá nhân. Xu hướng thứ nhất cho rằng, xã hội hóa là quá trình xã
hội gột rửa cá nhân, mỗi cá nhân là sản phẩm do xã hội tạo ra, nhân cách
cá nhân là do xã hội qui định, xã hội nào sẽ tạo ra con người của xã hội
ấy. Xu hướng thứ hai là quan điểm của các nhà phân tâm học cổ điển. Họ
cho rằng, xã hội hóa là quá trình cá nhân tự điều chỉnh, tự chế ngự bản
năng vô thức của mình, ép mình một cách hợp lý theo hệ thống các quy
tắc, các chuẩn mực xã hội…
Từ hai xu hướng nói trên sẽ dẫn đến sự phân cực trong khái niệm về
xã hội hóa, hoặc là quá đề cao vai trò xã hội hoặc là quá nhấn mạnh vai
trò chủ động của cá nhân. Do đó, họ không thể đưa ra khái niệm xã hội
hóa một cách đầy đủ, trọn vẹn được. Khắc phục hạn chế này các nhà tâm
lý học Xô viết cho rằng, một mặt cần nhấn mạnh tính chất xã hội của các
chức năng tâm lý người, mặt khác phải đề cao tính tích cực thích nghi của

các cá thể, coi tính tích cực, chủ động của mỗi cá nhân như là động lực cơ


3

bản của quá trình xã hội hóa. Nhìn chung các nhà tâm lý học Xô viết đề

cao vai trò của giáo dục và đào tạo được tổ chức như những điều kiện
hoạt động giúp cho con người có khả năng tham gia vào quá trình xã
hội hóa một cách tốt nhất, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Theo tác giả,
nếu nhìn nhận như vậy thì xét cho cùng quan niệm của các nhà tâm lý
học Xô viết cũng giống như quan niệm của xu hướng thứ nhất về
khái niệm xã hội hoá cá nhân.
Những luận điểm của các nhà phân tâm học và các nhà tâm lý học
Xô viết xung quanh khái niệm xã hội hóa có thể hiểu như là những quan
niệm đơn giản nhất về vấn đề này.
Theo tác giả Vân Kim Cúc, muốn hiểu khái niệm xã hội hóa một cách
đầy đủ và đúng đắn nhất, phải đứng trên quan điểm của một khoa học khác,
đó là tâm lý học xã hội để xem xét, giải thích. Tác giả viết: “Tâm lý học xã
hội, với tư cách một khoa học độc lập, xem xét quá trình xã hội hóa ở phương
diện cá nhân hòa nhập vào các mối quan hệ người – người, thích nghi với các
nhóm xã hội cụ thể, học cách chung sống và hợp tác với những người xung
quanh”1. Chúng ta biết rằng quá trình sống và phát triển của mỗi người chính
là quá trình thích nghi liên tục vào các môi trường xã hội khác nhau. Ngay từ
khi còn nhỏ mỗi người đã phải thích nghi với môi trường sống của gia đình,
làng xóm, khu phố; khi đi học phải tham gia và thích nghi với môi trường
sống tập thể của trường, lớp; khi lớn lên đi làm lại tiếp tục tham gia và thích
nghi với môi trường làm việc của cơ quan, đơn vị…Như vậy, ở mỗi giai đoạn
của cuộc đời con người đều tham gia và thích nghi với một nhóm nhất định,
chính môi trường sống của các nhóm này đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình

thành phát triển cấc phẩm chất tâm lý cá nhân của họ như: khả năng giao tiếp,
hoạt động tập thể, thái độ hành vi…Do đó, tâm lý học xã hội đã triển khai
nghiên cứu vấn đề xã hội hoá ở cả hai bình diện: Nhìn theo lát cắt ngang là
1ả

Trần Hiệp (chủ biên), Tâm lý học xã hội - mấy vấn đề lý luận, Nxb Khoa học xã hội, 1991, Tr. 41.


4

quá trình cá nhân thích nghi với một nhóm xã hội cụ thể nào đó; nhìn theo lát
cắt dọc là quá trình thích nghi liên tục vào các nhóm xã hội khác nhau của các
cá nhân trên phạm vi toàn bộ cuộc đời con người. Hai bình diện này có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau. Bởi vì, trong cuộc sống của một con người, hoạt
động giao tiếp của họ trong những trường hợp cụ thể, với nhóm xã hội cụ
thể(nhìn theo lát cắt ngang) chính là kết quả của quá trình bọc tập, đúc kết
kinh nghiệm của chính bản thân họ từ trước đó(nhìn theo lát cắt dọc). Mỗi cá
nhân luôn có sự giao lưu tiếp xúc với những nhóm xã hội cơ bản, cụ thể trong
những giai đoạn lịch sử nhất định. Mỗi giai đoạn sẽ để lại những dấu ấn,
những tập nhiễm xã hội tồn tại dưới dạng những kinh nghiệm chi phối mạnh
mẽ quá trình thích nghi ở những giai đoạn tiếp theo.

Từ phân tích trên đây, Tác giả đi đến kết luận: “những nghiên cứu
xã hội hóa chủ yếu hiện nay vẫn được triển khai theo hướng tìm kiếm
những thuộc tính giao tiếp đặc thù của mỗi giai đoạn lứa tuổi, phân tích
quá trình hình thành những thuộc tính đó thông qua hoạt động của cá
nhân trong các nhóm xã hội cơ bản, khảo cứu các quy luật hình thành
những phẩm chất nhân cách mà sự xuất hiện của chúng chỉ có thể diễn ra
trong hoàn cảnh giao tiếp đó”2.
Thứ hai, về vấn đề tuổi thơ và các nhóm cơ bản: Tác giả Vân Kim Cúc

cho rằng tuổi thơ là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình xã hội hóa. Nó có
ý nghĩa quyết định đối với khả năng phát triển thành một nhân cách của một
cá thể người. Nếu cá thể nào bị tách khỏi cộng đồng xã hội ngay từ khi còn
nhỏ(sơ sinh) thì sau đó mọi nỗ lực giáo dục, mọi cố gắng nhằm phát triển các
phẩm chất tâm lý người ở các em đều rất khó khăn, thậm chí là không thể
được. Quá trình xã hội hoá ở giai đoạn tuổi thơ có quan hệ với hai nhóm xã
hội cơ bản đó là: nhóm gia đình và nhóm bạn bè.

2

Sđd tr 42


5

Đối với nhóm gia đình: Đây được coi là nhóm xã hội cơ bản quan
trọng nhất đối với lứa tuổi ấu thơ của con người. Nhóm gia đình là môi
trường xã hội đầu tiên, mà ở đó những kinh nghiệm xã hội mà trẻ tiếp
thu được sẽ chi phối hầu hết đến tính chất ứng xử trong các quan hệ xã
hội sau này của chúng. Nói cách khác, môi trường gia đình đã để lại
trong các em những đấu ấn riêng hết sức sâu sắc. Theo đó, những em nào
được sinh ra và lớn lên trong gia đình có văn hoá, có giáo dục, có tình
yêu thương đùm bọc giữa con người với con người thì cơ bản các em sẽ
có điều kiện hình thành, phát triển nhân cách tốt và ngược lại. Tác giả đã
lấy dẫn chứng để củng cố quan điểm này bằng tư tưởng trong lý thuyết
xã hội hoá của Sútxơ. “Theo ông, các quan hệ liên nhân cách sau này của
người lớn là sự mở rộng và kéo dài các quan hệ của đứa trẻ trong gia
đình. Ông nhấn mạnh ba nhu cầu liên nhân cách đặc trưng cho mỗi cá
thể: Nhu cầu hòa nhập, nhu cầu kiểm tra và nhu cầu sống trong tình yêu.
Đời sống và quan hệ của con người phụ thuộc vào sự phát triển của ba

nhu cầu này. Môi trường cũng như thời điểm thuận lợi nhất cho sự phát
triển của các nhu cầu đó là gia đình” 3. Quan niệm trên đây của Sútxơ tuy
có những hạn chế nhất định nhưng chứa đựng nhiều yếu tố hợp lý.
Trong nhóm gia đình, tác giả cho rằng có ba mối quan hệ cơ bản
là: quan hệ mẹ – con; quan hệ cha – con; quan hệ những đứa con trong
gia đình. Trong đó, mối quan hệ mẹ - con là quan hệ sâu sắc nhất và tiêu
biểu nhất trong gia đình. Nó có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành
nhân cách của trẻ. Dân gian có câu: “con hư tại Mẹ, cháu hư tại Bà”.
Câu nói này nói lên vai trò ảnh hưởng to lớn của người phụ nữ trong gia
đình nói chung và đặc biệt là vai trò ảnh hưởng to lớn của người mẹ đến
sự phát triển nhân cách của trẻ. Mặc dù đó là câu nói mang kinh nghiệm
dân gian nhưng nó hàm chứa một nội dung khoa học rất sâu sắc. Điều
3

SđdTr. 43.


6

này còn được tác giả viện dẫn một nghiên cứu của A. Xtơrôtxơ trên 373
cặp vợ chồng mới cưới với kết luận: Với những ai yêu cha mẹ thì người
vợ hay người chồng của họ rất giống mẹ hay cha về mặt khí chất, tính
tình, mặc dù có thể khác nhau về mặt nhận thức, quan điểm chính trị hay
tư tưởng. Ảnh hưởng của người Mẹ đến đứa trẻ là ảnh hưởng đầu tiên,
nó được xác lập ngay từ khi đứa trẻ mới trào đời và là ngọn nguồn đời
sống tinh thần của mỗi đứa trẻ.
Tuy nhiên, tác giả cho rằng khi lớn lên một chút, những phẩm chất nhân
cách, tính cách và thế giới quan của những đứa trẻ không chỉ dừng lại trong sự
ảnh hưởng của người mẹ, mà còn chịu ảnh hưởng trong một loại quan hệ nữa đó
là quan hệ cha – con. Trong gia đình bản năng làm cha ban đầu không được bộc

lộ rõ như bản năng làm mẹ, nhưng dần dần bản năng này được đánh thức và trở
nên rõ ràng hơn, chính đứa trẻ là người đã góp phần đánh thức bản năng này của
người cha. Sự ảnh hưởng của người mẹ được coi là tuyệt đối ở thời kỳ đầu, đến
một thời gian nhất định hình ảnh của người cha mới được xen vào thế giới tình
cảm của đứa trẻ. Vai trò chủ yếu của người cha thể hiện ở sự ảnh hưởng đến một
số thuộc tính tâm lý của trẻ, được biểu hiện ở chức năng giúp trẻ tự kiềm chế, tự
điều chỉnh hành vi của mình một cách hợp lý theo những chuẩn mực đạo đức và
văn hóa xã hội truyền thống, kể cả những phẩm chất, sở thích như thích làm chủ
gia đình, có phong cách độc đoán, gia trưởng, hoặc chỉ thích tham gia vào các
nhóm xã hội mà ở đó mình là trung tâm. Nhìn chung, người cha có ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển của trẻ, nhưng bản thân người cha phải là người có đủ sức
mạnh và uy tín để chinh phục chúng.
Trong quá trình hình thành phát triển nhân cách của trẻ, ngoài sự ảnh
hưởng của Cha, Mẹ chúng còn chịu sự chi phối ảnh hưởng của mối quan hệ
giữa những đứa con trong gia đình (quan hệ anh – em). Chính mối quan hệ
này có ảnh hưởng rất lớn tới tính cách của mỗi cá nhân. Những đứa trẻ là con
duy nhất trong gia đình và những đứa trẻ có anh (chị) hoặc em, cũng có sự


7

khác nhau nhất định trong nhận thức, tính cách, tình cảm của chúng. Những
đứa trẻ là con duy nhất trong gia đình thường có thói quen đòi hỏi, thích được
mọi người chiều chuộng, sống ích kỷ, thiếu quan tâm đến mọi người… vì thế
chúng thường rất khó hòa đồng khi tiếp xúc với nhóm. Những đứa trẻ có
anh(chị hoặc em) thường ít đòi hỏi, biết quan tâm chia sẻ với người khác nên
chúng dễ hoà đồng trong đời sống tập thể. Tác giả cho rằng: thứ bậc khi sinh
ra cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành và phát triển các phẩm chất
nhân cách của trẻ. Những đứa trẻ là con đầu lòng thường có tính cách ương
ngạnh, thích chỉ huy, có tính ích kỷ; những đứa em của chúng thường phát

triển về ý chí, tình cảm lành mạnh hơn. Sở dĩ có sự khác biệt về tính cách
của các con là do quan hệ giữa cha mẹ và con cái có sự khác nhau. Tuy
nhiên, mối quan hệ giữa cha, mẹ và các con cũng có sự khác nhau do quan
niệm, phong tục, tập quán của tùy từng địa phương, dân tộc. Do đó, những
số liệu thống kê ở các địa phương, các dân tộc, các nước vì thế cũng có sự
khác nhau, nên chỉ có thể dùng số liệu này làm tài liệu tham khảo thống
kê, chứ không thể dùng nó để đưa ra những kết luận cuối cùng.
Đối với nhóm bạn bè: Bao gồm những em cùng lứa tuổi, đây là môi
trường hoàn toàn khác với môi trường trong mối quan hệ gia đình. Trong
mối quan hệ này đứa trẻ giữ vai trò thành viên bình đẳng với các thành
viên khác trong nhóm , chúng không còn là những đứa trẻ giữ vị trí trung
tâm được người khác phục vụ như trong gia đình. Đây chính là môi
trường xã hội hóa không thể thiếu được, là bước chuẩn bị quan trọng để
chúng gia nhập vào xã hội của người lớn sau này. Trong nhóm bạn bè,
đứa trẻ sẽ được tham gia hoạt động chung, được thực hiện các hoạt động
phối hợp hành động với các thành viên khác đúng theo quy cách của
nhóm bạn bè. Chính trong các hoạt động đó, tạo nên sự hứng thú, say mê
và những tình cảm khác so với tình cảm của chúng với cha, mẹ, anh, em.


8

Quá trình tham gia nhóm bạn bè, trẻ thường học cách kết bạn với
nhau. Quá trình đó diễn ra theo ba giai đoạn: Giai đoạn chơi một mình;
Giai đoạn quan hệ bất bình đẳng; Giai đoạn quan hệ bình đẳng.
Ở giai đoạn thứ nhất, trẻ tự chơi một mình trong đám rất đông các
trẻ em khác mà không hề giao tiếp bằng ngôn ngữ hay tranh giành đồ chơi
với các bạn.
Ở giai đoạn thứ hai, trẻ muốn có người khác chơi cùng, nhưng
chúng muốn người khác làm theo ý của nó mà không muốn bị người khác

sai khiến mình. Nói cách khác là giai đoạn này trẻ muốn làm chỉ huy, hay
làm vị trí trung tâm điều khiển người khác. Do đó các bạn cùng chơi sẽ
chóng chán và cuộc chơi dễ đi đến kết thúc.
Giai đoạn thứ ba, trẻ đã biết tôn trọng ý thích của bạn bè, biết sắm
các vai mà bạn bè trong nhóm phân công( bao gồm cả vai chỉ huy và các
vai bị chỉ huy). Chính sự tôn trọng của trẻ với các thành viên trong nhóm
nên cuộc chơi được kéo dài và tình cảm nảy sinh giữa các thành viên
trong nhóm. Dần dần những tình cảm này đi đến ổn định và có vị trí quan
trọng trong đời sống tinh thần của trẻ mà tình cảm gia đình cũng không
thể thay thế nổi.

Từ phân tích trên đây có thể khẳng định giai đoạn nhóm bạn bè
của trẻ là giai đoạn tất yếu, quan trọng đóng vai trò chuẩn bị cho trẻ
bước vào một giai đoạn mới – giai đoạn người lớn, sẵn sàng tham gia
các hoạt động xã hội.
Thứ ba, nhập vai, “cái tôi”, và biến động xã hội.
Năng lực nhập vai xuất hiện khi trẻ bắt đầu hiểu mình như là một
khách thể mà qua đó nó thực hiện các vai của người khác. Xã hội được hiểu là
môi trường bên ngoài cuộc sống gia đình. Các quan hệ xã hội chủ yếu do
hoàn cảnh khách quan quy định. Để hòa nhập vào các nhóm xã hội, con người


9

phải nhận rõ phận sự và nghĩa vụ của bản thân mình trong nhóm xã hội đó.
Mỗi hành động của cá nhân đều phải chịu sự chi phối của các quy định và
chuẩn mực của nhóm. Việc ý thức và tôn trọng những quy tắc nói trên, sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho sự gia nhập nhóm của mỗi cá nhân.Trong quá

trình xã hội hoá, “cái tôi” chính là sự tự ý thức của đứa trẻ về chính bản

thân mình, giúp chúng biết mình là ai trong những mối quan hệ xã hội
khác nhau. Sự tự ý thức của đứa trẻ càng đúng đắn bao nhiêu, sẽ giúp trẻ
dễ dàng thống nhất những giá trị cá nhân đối với giá trị xã hội mà chúng
là thành viên bấy nhiêu. Quá trình hình thành năng lực nhập vai gắn liền
với ý thức về “cái tôi” của đứa trẻ, ban đầu đứa trẻ chưa nhận biết được
mình hoặc nhận biết một cách không rõ ràng khi giao tiếp với người
xung quanh. Sau nhiều lần giao tiếp nó đã nhận ra chính mình thông qua
những lời nói, những đại từ chỉ về nó. Ví dụ: Bố, Mẹ gọi nó là”con gái
yêu”, anh chị gọi nó là “út ơi”…Mặt khác quá trình sống và trưởng
thành năng lực nhận thức của đứa trẻ cũng phát triển dần làm cho nó tự
phát hiện ra mình như một khách thể trong các mối quan hệ xã hội khác
nhau. Từ đó nó biết phải ứng xử như thế nào cho phù hợp trong từng
mối quan hệ cụ thể, khi quan hệ giao tiếp với bố, mẹ nó giữ vai trò trung
tâm vì luôn được chiều chuộng; khi giao tiếp với bạn bè nó không còn ở
vị trí trung tâm mà phải thực hiện bình đẳng với các bạn cùng chơi. …
Điều đó chứng tỏ đứa trẻ bắt đầu biết nhập vai. Rõ ràng rằng, sự nhập
vai này là kết quả của hai dạng kinh nghiệm cơ bản đó là năng lực tiếp
nhận những kinh nghiệm của người khác trong quá trình giao tiếp với nó
(năng lực nhận biết đối tượng giao tiếp) và năng lực tự phát hiện mình là
ai trong quan hệ với đối tượng giao tiếp xung quanh.
Tác giả Vân Kim Cúc cho rằng: năng lực tự phát hiện chính là kết quả
cao nhất của quá trình xã hội hóa. Bởi những giá trị cá nhân, không chỉ xuất


10

phát từ những năng lực hay thành tựu mà cá nhân đạt được, mà chúng còn
hình thành chủ yếu trên cơ sở sự tác động từ nhiều góc độ khác nhau trong xã
hội như lòng kính trọng, sự thừa nhận và tình cảm của nó với những người
xung quanh. Khi “cái tôi” được hình thành, phần lớn các cá nhân sẽ hành

động với một cung cách nhất định trong những hoàn cảnh xã hội khác nhau.
Nghĩa là mỗi cá nhân sẽ hành động theo một cách nhất định, các nhà tâm lý
học gọi đó là tính chủ thể hay tính độc đáo của cá nhân được thể hiện, tạo ra
tính phong phú, nhiều vẻ trong xã hội. Qua đó người ta có thể phân biệt được
sự khác nhau giữa cá nhân này với cá nhân khác. Như vậy, sự nhìn nhận các
vấn đề xã hội diễn ra trong cuộc sống đúng hay sai, tốt hay xấu phần lớn do
ảnh hưởng của “cái tôi” của mỗi cá nhân. Nhưng mỗi cá nhân thường là thành
viên của nhiều nhóm xã hội khác nhau, vì vậy phải đồng thời chịu sự chi phối của
nhiều khuôn mẫu chuẩn mực xã hội khác nhau. Trong trường hợp những giá trị,
chuẩn mực của các nhóm không mâu thuẫn nhau hoặc mâu thuẫn không gay gắt thì
cá nhân vẫn sống một cách thoải mái, dễ chịu trong môi trường đó. Nhưng khi các
giá trị chuẩn mực của các nhóm xã hội mà cá nhân là thành viên có sự mâu thuẫn
không thể dung hoà thì sự xung đột tâm lý thường nảy sinh. Khi đó cá nhân rơi vào
trạng thái tự mâu thuẫn, luôn bị dằn vặt nếu phải hành động theo một khuôn mẫu
nào đó. Sự quyết định lựa chọn hành vi diễn ra thật khó khăn, đôi khi diễn ra đầy
kịch tính.
Khi cá nhân đã được xã hội hoá, thì các biến động xã hội sẽ tạo ra
sự tan rã tạm thời của các mối quan hệ vốn thống nhất hài hòa, dẫn đến sự
thay đổi trong các hành vi xã hội. Chuẩn mực của các nhóm xã hội trước
đây không còn khả năng tác động có hiệu quả đến mỗi cá nhân nữa. Các
phương thức hoạt động chung – vốn được cá nhân chấp nhận nay có nguy
cơ phá sản. Lúc này trên thực tế, nhóm chỉ tồn tại một cách hình thức, sự
tương đồng biến mất, xu hướng đa quan điểm, đa chính kiến phát triển
mạnh mẽ. Đây là thời điểm mâu thuẫn, xung đột phát triển mạnh khi hệ


11

giá trị cũ sụp đổ, hệ giá trị mới chưa hình thành, đời sống tâm lý xã hội
khủng hoảng, đa số các thành viên đều rơi vào trạng thái khủng hoảng,

hẫng hụt, mất phương hướng, hoang mang, hoài nghi. Trong giai đoạn này
thường xuất hiện 3 xu hướng:
- Phục cổ (trở về các giá trị xa xưa vốn đã bị chối bỏ)
- Cá nhân chủ nghĩa (đề cao ý thức cá nhân, đòi tự do, bình đẳng,
thực dụng, vị kỷ, đề cao lợi ích cá nhân)
- Chủ nghĩa hư vô (nghĩa là cho rằng không có và không thể có một
giá trị có ý nghĩa nào cả).
Theo quy luật chung, sau một thời gian xã hội đi vào ổn định, các
chuẩn mực, giá trị mới được hình thành, các nhóm xã hội sẽ xuất hiện, các
thành viên lại bắt đầu cuộc sống với những thoả thuận và chuẩn mực mới,
những khủng hoảng tinh thần chấm dứt. Ngoài ra tác giả cũng cho rằng,
kinh nghiệm của cá nhân là một nhân tố đóng vai trò đáng kể trong quá trình
“xã hội hóa cá nhân”. Người có tuổi đời càng cao, càng khó thích nghi với
những biến động xã hội, khả năng nhập vai bị hạn chế do cá tính đã được định
hình rất rõ nét. Do đó,việc nghiên cứu, phân tích đúng đắn những xu
hướng này có ý nghĩa rất lớn trong các hoạt động quản lý, điều hành xã
hội. Chẳng hạn: phân tích cơ cấu xã hội, tìm ra những đặc điểm điển hình
của các tầng lớp nhân dân, khai thác hợp lý những ưu điểm của họ trong xây
dựng và cải tạo xã hội.
Như vậy, nhờ có quá trình xã hội hóa, cá nhân sinh ra dần dần trở thành
nhân cách hoàn chỉnh trở thành con người xã hội. Quá trình này chính là sự
thích nghi của mỗi cá nhân từ bé đến khi trưởng thành trong các nhóm xã hội
khác nhau. Tuy nhiên, sự tiếp nhận các tác động của xã hội ở mỗi cá nhân
không diễn ra một cách thụ động, trái lại cá nhân luôn có vai trò tích cực, chủ
động trong quá trình tiếp nhận. Vì thế, xã hội hóa cá nhân không chỉ là quá


12

trình diễn ra theo một chiều từ sự tác động của hoàn cảnh xã hội đến cá nhân,

mà còn là quá trình tác động trở lại của cá nhân vào các nhóm xã hội.
Trong quá trình xã hội hóa, nhóm gia đình có vai trò đặc biệt quan
trọng. Gia đình chính là nhóm xã hội đầu tiên của mỗi cá nhân, là tiền đề
để cá nhân thiết lập các mối quan hệ khác nhau chuẩn bị gia nhập vào môi
trường xã hội. Bên cạnh đó các nhóm xã hội khác và sự tác động của các
biến động xã hội cũng có vai trò quan trọng, đặc biệt là vai trò chủ thể của
mỗi cá nhân trong quá trình xã hội hóa.
Tóm lại, nghiên cứu vấn đề “xã hội hoá cá nhân” của Vân Kim Cúc
trong tác phẩm “Tâm lý học xã hội mấy vấn đề lý luận” do Trần Hiệp chủ
biên tôi nhận thấy đây là tác phẩm có giá trị cả về lý luận và thực tiễn.
Nghiên cứu nội dung này giúp tôi có thêm cơ sở lý luận trong công tác
giảng dạy cũng như quản lý lãnh đạo bộ đội ở một số nội dung sau:
Một là, cá nhân và xã hội luôn luôn có sự gắn bó chặt chẽ không
tách rời nhau. Cá nhân luôn gắn liền với xã hội, là thành viên tạo thành
xã hội, sự phát triển, trưởng thành của mỗi cá nhân nhất thiết phải được
tham gia vào các hoạt động xã hội, thông qua các nhóm xã hội. Xã hội
tiến bộ là cơ sở cho sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. Đồng thời
cá nhân chính là một trong những thành tố có tác động to lớn, quyết định
đến sự phát triển tiến bộ của xã hội. Do đó, cùng với việc chăm lo xây
dựng các tập thể, nhóm xã hội lành mạnh, có đời sống tâm lý xã hội
phong phú, cần phải quan tâm đến những đặc điểm tâm lý cá nhân, tâm
lý lứa tuổi, lịch sử gia đình, vị trí thứ bậc của cá nhân trước khi ra nhập
các tổ chức xã hội…Trên cơ sở đó tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất
để mỗi cá nhân hòa nhập cộng đồng xã hội.
Hai là, trong hoạt động quân sự, đặc biệt là những đơn vị huấn
luyện chiến sỹ mới, ngoài việc quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần


13


để giúp những thanh niên mới nhập ngũ nhanh chóng được “xã hội hóa”,
tức là nhanh chóng làm quen với môi trường sống và hoạt động quân sự,
các nhà lãnh đạo, quản lý cần quan tâm đúng mức đến nhu cầu được
tham gia hoạt động xã hội của giới trẻ. Tích cực đổi mới nội dung, hình
thức các hoạt động xã hội trong quân đội sao cho phù hợp với sự vận
động, phát triển, biến đổi của hoàn cảnh xã hội nói chung. Tránh khuôn
mẫu khô cứng tách rời đời sống xã hội.
Ba là, quá trình xã hội hóa cá nhân diễn ra là một quá trình trải
qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc trưng riêng. Vì vậy, quá
trình quản lý giáo dục quân nhân chúng ta cần phải nắm vững các giai
đoạn cụ thể. Trên cơ sở đó các chủ thể lãnh đạo, quản lý xã hội nói
chung, người cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong quân đội nói riêng cần tìm
kiếm các giải pháp tác động phù hợp nhất làm cho quá trình xã hội hóa
cá nhân diễn ra thuận lợi. Đồng thời cần phải tránh tư tưởng chủ quan,
nóng vội, đốt cháy giai đoạn trong quá trình quản lý, giáo dục, đào tạo
con người nói chung và quân nhân nói riêng.
Bốn là, thấy rõ vai trò to lớn của môi trường xã hội trong việc hình
thành phát triển “cái tôi” cá nhân và sự tác động trở lại của cá nhân đối
với nhóm xã hội. Từ đó xây dựng tập thể đơn vị có môi trường văn hoá
lành mạnh, có tinh thần yêu thương giúp đỡ lẫn nhau…Mặt khác phát
huy vai trò tích cực của mỗi cá nhân trong việc xây dựng tập thể đơn vị
trở thành đơn vị vững mạnh toàn diện.
Nghiên cứu vấn đề xã hội hoá cá nhân trong tác phẩm “Tâm lý
học xã hội” đã góp phần rất quan trọng trong việc cung cấp và nâng cao
tri thức khoa học cho các ngành khoa học nghiên cứu về con người, đặc
biệt là việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay, tác phẩm này cũng góp phần


14


giáo dục người quân nhân cách mạng tinh thần tập thể, ý thức tập thể
trong hoạt động quân sự.



×