Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Tiểu luận môn quan hệ kinh tế quốc tế tìm hiểu về asean

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.37 KB, 43 trang )

Quan hệ kinh tế quốc tế
MỞ ĐẦU
Trong bức tranh đa dạng của thế giới, sau chiến tranh lạnh, xuất hiện nhiều tổ chức hợp
tác và liên kết kinh tế, khu vực thu hút sự hội nhập của nhiều quốc gia, nhiều nền kinh tế. Trong
đó ngoài tổ chức thương mại thế giới (WTO) ra đời từ GATT phải kể đến liên minh Châu Âu
(EU), tổ chức hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC)...
Hòa vào dòng chảy chính của thế giới là toàn cầu hóa khu vực hóa, ASEAN ra đời với
mục tiêu cơ bản là đảm bảo ổn định, an ninh và phát triển của toàn khu vực Đông Nam Á.
Từ một tổ chức liên minh kinh tế chính trị xã hội chưa ổn định, ASEAN đã vươn lên
thành một khối khá vững chắc với nền kinh tế phát triển, an ninh chính trị tương đối ổn định.
Nghiên cứu thị trường tiềm năng rộng lớn này sẽ mở ra cơ hội mới cho hàng xuất khẩu Việt
Nam. Chúng ta hi vọng vào một tương lai không xa ASEAN sẽ trở thành một thị trường thống
nhất chung và phát triển.
I.
1.

TỔNG QUAN VỀ ASEAN
Lịch sử hình thành và phát triển
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (The Association of Southeast Asians Nations –

ASEAN) được thành lập ngày 08/08/1967 sau khi Bộ trưởng ngoại giao các nước Indonesia,
Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan ký bản tuyên bố ASEAN (còn được gọi là tuyên
bố Bangkok).
Đến ngày 08/01/1984, Brunei Đaruxalam được kết nạp vào ASEAN. Việt Nam gia nhập
ASEAN tháng 07/1995, Lào và Mianma gia nhập tháng 07/1997. Campuchia gia nhập
30/04/1999.
Đến nay, ASEAN gồm 10 nước với những nét lớn như sau:
 Tổng diện tích: 4.4786.737 triệu km2 (2016)
 Tổng số dân: 630.472 triệu người (2015)
 Tổng GDP 2.438.1 tỷ USD. Bình quân GDP tính trên đầu người là 3867 USD (2015)
 Tổng xuất khẩu: 1.182 tỷ USD (2015)


 Tổng nhập khẩu: 1.088 tỷ USD (2015)

Trang 1

Hình 1: Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của ASEAN 2014 – 2015 ((Nguồn: asean.org)


Quan hệ kinh tế quốc tế
2.

Mục tiêu hoạt động
Theo Hiến chương ASEAN (15/12/2009) 15 mục tiêu hoạt động của ASEAN hiện nay

là:
Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định và tăng cường hơn nữa các giá trị
hướng tới hòa bình trong khu vực.
Nâng cao khả năng tự cường khu vực thông qua đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh,
kinh tế và văn hóa – xã hội.
Duy trì Đông Nam Á là một Khu vực Không có Vũ khí Hạt nhân và các loại vũ khí hủy
diệt hàng loạt khác.
Đảm bảo rằng nhân dân và các Quốc gia thành viên ASEAN được sống hòa bình với
toàn thế giới nói chung trong một môi trường công bằng, dân chủ và hòa hợp.
Xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất với sự ổn định, thịnh vượng, khả
năng cạnh tranh và liên kết kinh tế cao, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, bao gồm sự
trung chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ và dòng đầu tư; di chuyển thuận lợi của các doanh nhân,
những người có chuyên môn cao, những người có tài năng và lực lượng lao động, và sự chu
chuyển tự do hơn các dòng vốn.
Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp
đỡ lẫn nhau.
Tăng cường dân chủ, thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền, thúc đẩy và bảo vệ nhân

quyền và các quyền tự do cơ bản, với sự tôn trọng thích đáng các quyền và trách nhiệm của các
Quốc gia Thành viên ASEAN.
Đối phó hữu hiệu với tất cả các mối đe dọa, các loại tội phạm xuyên quốc gia và các
thách thức xuyên biên giới, phù hợp với nguyên tắc an ninh toàn diện.
Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tính bền vững của các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn di sản văn hóa và chất lượng cuộc sống cao của người
dân khu vực.
Phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực giáo dục và
đào tạo lâu dài, trong khoa học và công nghệ, để tăng cường quyền năng cho người dân
ASEAN và thúc đẩy Cộng đồng ASEAN.
Nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân ASEAN thông qua việc tạo điều kiện để
họ tiếp cận bình đẳng các cơ hội về phát triển con người, phúc lợi và công bằng xã hội;

Trang 2

Tăng cường hợp tác trong việc xây dựng cho người dân ASEAN một môi trường an
toàn, an ninh và không có ma túy.


Quan hệ kinh tế quốc tế
Thúc đẩy hình thành một ASEAN hướng về nhân dân, trong đó khuyến khích mọi thành
phần xã hội tham gia và hưởng lợi từ tiến trình liên kết và xây dựng cộng đồng ASEAN;
Thúc đẩy một bản sắc ASEAN thông qua việc nâng cao hơn nữa nhận thức về sự đa
dạng văn hóa và các di sản của khu vực.
Duy trì vai trò trung tâm và chủ động của ASEAN như là động lực chủ chốt trong quan
hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong một cấu trúc khu vực.
Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN
 Ngày 8/8/1967: ASEAN chính thức được thành lập.
3.


 Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4 tại Singapore từ 27 – 28/01/1992 thông qua một số

quyết định và văn kiện quan trọng:

Ký Hiệp định Khung về tăng cường hợp tác kinh tế và xác định 5 lĩnh vực hợp tác
kinh tế cụ thể là: thương mại, công nghiệp: năng lượng, khoáng sản, nông – lâm –


ngư – nghiệp, tài chính – ngân hàng, vận tải – liên lạc và du lịch.
Quyết định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) trong vòng 15 năm,
đặt nền tảng quan trọng cho mở rộng hợp tác kinh tế-thương mại và xây dựng Cộng



đồng Kinh tế ASEAN (AEC).
Để biến ASEAN thành AFTA các bên tham gia ký hiệp định về chương trình thuế
quan ưu đãi có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariffs – CEPT),
chương trình bắt đầu thực hiện từ 01/011/1993, lúc đầu dự kiến thực hiện CEPT trong
15 năm, nhưng trước những thay đổi nhanh chóng và xu thế phát triển mới của kinh
tế thế giới nên năm 1994 các nước ASEAN đã quyết định rút ngắn thời gian thực hiện
CEPT trong 10 năm để AFTA được hình thành vào năm 2003. Việt Nam tham gia
muộn hơn nên kết thúc thực hiện xong chương trình CEPT và AFTA vào năm 2006,
Lào và Mianma vào năm 2008 và Campuchia vào năm 2010.

 Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 5 năm 1995 tại Bangkok rút ngắn thời gian thực hiện

AFTA từ 15 năm xuống còn 10 năm, mở rộng sự hợp tác ASEAN sang các lĩnh vực dịch vụ,
sở hữu trí tuệ, khu vực đầu tư ASEAN.
 Năm 1999: Campuchia chính thức gia nhập ASEAN, đưa ASEAN trở thành một tổ chức
khu vực gồm 10 thành viên Ðông Nam Á.

 Năm 2002: thông qua nhiều chương trình tăng cường sự hợp tác giữa các nước ASEAN:
• Tăng cường thương mại, đầu tư giữa các nước ASEAN bằng các biện pháp giảm

hàng rào phi thuế quan và cải thiện môi trường đầu tư – triển khai các dự án ưu tiên ở


vùng tiểu vùng sông Mekong.
Xác định lại mục tiêu phát triển ASEAN, tiến tới xây dựng ASEAN trở thànhTrang
một3
cộng đồng kinh tế có tính tới kinh nghiệm của EU.


Quan hệ kinh tế quốc tế


Ký hiệp định khung về hợp tác toàn diện ASEAN – Trung Quốc, dự kiến xây dựng
khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc vào năm 2010 với 6 nước ASEAN cũ
và 4 nước ASEAN mới năm 2015.

 Năm 2003: hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 tại Bali, Indonesia thông qua các quyết định

quan trọng:
• Thông qua định hướng chiến lược để xây dựng ASEAN thành cộng đồng kinh tế vào
năm 2020.
• Nhật Bản ký với ASEAN khuôn khổ đối tác kinh tế toàn diện, xây dựng các bước tiến

hành xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Nhật.
• Đàm phán cao cấp ASEAN - Ấn Độ, ký hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện

Ấn Độ- ASEAN, trong đó có nội dung: tiến tới xây dựng khu vực mậu dịch tự do

ASEAN - Ấn Độ và xây dựng chương trình thu hoạch sớm.
 Năm 1994: Hội nghị cao cấp ASEAN lần thứ 10 tại Viên Chăn, Lào:
• Đề cập các biện pháp giảm khoảng cách trong phát triển giữa các nước thành viên
ASEAN.
• Thông qua hai kế hoạch hành động về Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC), Cộng
đồng văn hóa – xã hội ASEAN (ASCC), đây là hai kế hoạch quan trọng để tiến tới
xây dựng cộng đồng ASEAN.
• Ký kết hiệp định khung và lộ trình hội nhập 11 ngành ưu tiên của ASEAN.
• Nhất trí khởi động đàm phán xây dựng khu vực mậu dịch tự do với Nhật Bản, Hàn
Quốc, Úc , New Zealand từ năm 2005.
• Thiết lập nhóm nghiên cứu khả thi của việc lập khu vực mậu dịch tự do Đông Á
(EATA).
 Năm 2007: Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-13 diễn ra vào tháng 11, lãnh đạo 10 nước đã ký

Hiến chương ASEAN nhằm tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế cho gia tăng liên kết khu
vực, trước mắt là hỗ trợ mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Hiến chương
ASEAN đã chính thức có hiệu lực ngày 15/12/2008.
 Năm 2009: hội nghị Cấp cao ASEAN-14 đã thông qua Tuyên bố về Lộ trình xây dựng Cộng

đồng ASEAN kèm theo 3 kế hoạch tổng thể nhằm xây dựng 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN,
gồm Chính trị-An ninh (APSC), Kinh tế (AEC) và Văn hóa-Xã hội (ASCC); và Kế hoạch thực
hiện IAI giai đoạn 2 (2008-2015).
 Năm 2010: tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17 tại Hà Nội, các nhà lãnh đạo ASEAN đã

thông qua Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC), trong đó đề ra các biện pháp cụ thể
thực hiện kết nối ASEAN về hạ tầng, thể chế và người dân.
 Năm 2015: Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 tại Kuala Lumpur đã ký Tuyên bố thành lập

Cộng đồng ASEAN vào ngày 31/12. Với ba trụ cột chính là Chính trị-An ninh, Kinh tế,Trang
Văn4

hóa-Xã hội, Cộng đồng ASEAN hứa hẹn sẽ tăng cường sự liên kết của 10 nước thành viên,
đồng thời đưa toàn khối phát triển hơn, hội nhập sâu rộng hơn trên trường quốc tế.


Quan hệ kinh tế quốc tế
Thông qua Kế hoạch tổng thể AEC 2025, tiếp tục củng cố cộng đồng với các đặc trưng
như hội nhập và liên kết kinh tế ở mức độ cao; xây dựng một ASEAN cạnh tranh, sáng tạo và
năng động; một ASEAN tăng cường kết nối và hợp tác sâu rộng hơn; một ASEAN mạnh mẽ,
toàn diện, hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm; và một ASEAN toàn cầu.
Xây dựng nội dung Tầm nhìn của Cộng đồng ASEAN sau năm 2015 (giai đoạn 20162025), kế thừa kết quả triển khai lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN giai đoạn 2009-2015,
đồng thời tăng cường các hoạt động kết nối ASEAN và khu vực lên mức cao hơn.
4.

Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động

4.1. Cơ cấu tổ chức
Theo Hiến chương ASEAN, thông qua ngày 20/11/2007 và chính thức có hiệu lực từ
ngày 15/12/2008, bộ máy hoạt động của ASEAN hiện nay gồm có các cơ quan sau:


Hội nghị Cấp cao ASEAN (ASEAN Summit): gồm những người đứng đầu nhà nước hoặc
Chính phủ của các quốc gia thành viên, là cơ quan hoạch định chính sách tối cao của ASEAN,
xem xét, đưa ra các chỉ đạo và quyết định các vấn đề then chốt liên quan đến việc thực hiện các
mục tiêu của ASEAN và lợi ích của các Quôc gia Thành viên ASEAN.

 Hội đồng Điều phối ASEAN (ASEAN Coordinating Council) gồm các Bộ trưởng Ngoại giao

ASEAN, có chức năng chuẩn bị cho các cuộc họp Cấp cao ASEAN, điều phối việc thực hiện
các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN; xem xét theo dõi tổng thể tất cả
các hoạt động của ASEAN với sự trợ giúp của Tổng thư ký ASEAN.

 Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN (ASEAN Community Councils) gồm Hội đồng Cộng đồng

Chính trị - An ninh ASEAN, và Hội đồng Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN. Các Hội đồng
Cộng đồng ASEAN có nhiệm vụ đảm bảo việc thực hiện các quyết định có liên quan của Hội
nghị Cấp cao ASEAN, điều phối công việc trong các lĩnh vực phụ trách, và những vấn đề có
liên quan đến các Hội đồng Cộng đồng khác.
 Các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành (ASEAN Sectoral Ministerial Bodies) là các Hội nghị

Bộ trưởng ASEAN trên tất cả các lĩnh vực hợp tác, có nhiệm vụ thực hiện các thỏa thuận và
quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách, và kiến nghị lên các Hội
đồng Cộng đồng liên quan các giải pháp nhằm triển khai và thực thi các quyết định của Hội
nghị Cấp cao ASEAN.
 Tổng Thư ký ASEAN và Ban thư ký

ASEAN (Secretary-General of ASEAN /ASEAN

Secretariat) là cơ quan thường trực nhất của ASEAN, có nhiệm vụ triển khai thực thi các quyết
định, thỏa thuận của ASEAN, hỗ trợ và theo dõi tiến độ thực hiện các thỏa thuận và quyết định
Trang 5

của ASEAN, và đệ trình báo cáo hàng năm về các hoạt động của ASEAN lên Hội nghị Cấp cao
ASEAN.


Quan hệ kinh tế quốc tế
 Ủy ban Đại diện thường trực bên cạnh ASEAN (Committee Of Permanent Representatives to

ASEAN) gồm Đại diện thường trực có hàm Đại sứ bên cạnh ASEAN đặt tại Jakarta, là đại diện
cho các nước thành viên điều hành công việc hàng ngày của ASEAN.
 Ban thư ký ASEAN quốc gia (ASEAN National Secretariats) là đầu mối điều phối và phối hợp


hoạt động hợp tác ASEAN trong phạm vi mỗi quốc gia.
 Ủy ban liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR): thúc đẩy nhận thức về quyền con
người trong các tầng lớp nhân dân ASEAN, và tăng cường hợp tác giữa chính phủ các nước
thành viên ASEAN với mục tiêu bảo vệ các quyền con người.
 Quỹ ASEAN (ASEAN Foundation): hỗ trợ Tổng thư ký ASEAN và hợp tác với các cơ quan
liên quan của ASEAN để phục vụ xây dựng Cộng đồng ASEAN, thông qua việc nâng cao nhận
thức về bản sắc ASEAN, quan hệ tương tác giữa người dân với người dân, và sự hợp tác chặt
chẽ trong giới doanh nghiệp, xã hội dân sự, các nhà nghiên cứu và các nhóm đối tượng khác
trong ASEAN.
4.2. Nguyên tắc tổ chức
a. Các nguyên tắc thiết lập quan hệ song phương và đa phương
Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả
các Quốc gia thành viên.
Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và
thịnh vượng ở khu vực.
Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất
kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế.
Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN.
Tôn trọng quyền của các Quốc gia Thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà
không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài.
Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của
ASEAN.
Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp
hiến.
Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy mạnh công
bằng xã hội.
Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo


Trang 6

quốc tế mà các Quốc gia Thành viên đã tham gia.
Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh
thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia Thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối


Quan hệ kinh tế quốc tế
tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định
chính trị và kinh tế của các Quốc gia Thành viên ASEAN.
Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng
thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng.
Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa
và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và
không phân biệt đối xử.
Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN
nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào
cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy.
b. Các nguyên tắc điều phối hoạt động của ASEAN
 Nguyên tắc nhất trí: mọi quyết định về các vấn đế quan trọng chỉ được coi là của ASEAN khi

được tất cả các thành viên nhất trí thông qua. Nguyên tắc này đòi hỏi quá trình đàm phán lâu
dài, nhưng đaảm bảo được lợi ích quốc gia của tất cả các thành viên. Đây là nguyên tắc được áp
dụng tại các cuộc họp ở mọi cấp và mọi vấn đề của ASEAN.
 Nguyên tắc bình đẳng: thể hiện trên 2 mặt

Thứ nhất: các nước ASEAN, không kể lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, đều bình đẳng với
nhau trong nghĩa vụ đóng góp cũng như chia sẻ quyền lợi.
Thứ hai: hoạt động của tổ chức ASEAN được duy trì trên cơ sở luân phiên, các chức chủ
tọa các cuộc họp ASEAN từ cấp chuyên viên đến cấp cao, cũng như địa điểm các cuộc họp đều

phân chia đều cho các nước thành viên.
 Nguyên tắc 6-X: được thỏa thuận tháng 02/1992, theo nguyên tắc này: một dự án hoặc kế hoạch

chung của ASEAN nếu 2 hoặc nhiều nước ASEAN chấp nhận thực hiện, thì tiến hành trước chứ
không đợi tất cả các nước thành viên thực hiện mới tiến hành.
Ngoài ra còn có các nguyên tắc khác, tuy không thành văn, nhưng các nước đểu hiểu và
tôn trọng áp dụng như: nguyên tắc có đi có lại, không đối đầu, thân thiện, không tuyên truyền tố
cáo nhau qua báo chí, giữ gìn đoàn kết ASEAN và bản sắc chung của hiệp hội…
CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA CÁC NƯỚC ASEAN
Mục tiêu của AFTA
 Thúc đẩy buôn bán giữa các nước trong khu vực nhờ chế độ thuế quan ưu đãi (CEPT) và các ưu
II.
1.

đãi khác.
 Tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn FDI
 Xây dựng các cơ chế và điều kiện chung thúc đẩy phát triển kinh tế của các nước thành viên.
Trang 7
2.
Nội dung cơ bản của các chương trình hợp tác kinh tế

Việc ký kết Hiến chương ASEAN và thông qua kế hoạch hành động ASEAN của các
nguyên thủ quốc gia vào năm 2007 đã tạo đà thúc đẩy hiện thực hóa Cộng đồng Kinh tế


Quan hệ kinh tế quốc tế
ASEAN (AEC) vào năm 2015. Dưới đây là những lĩnh vực hợp tác chính với mục tiêu tạo
thuận lợi cho thương mại và phát triển kinh tế, đóng vai trò nền tảng cơ bản cho việc hình thành
AEC.
2.1. Hợp tác thuận lợi hóa thương mại hàng hóa

a. Thuận lợi hóa thương mại
 Dỡ bỏ hàng rào thuế quan

Tính tới thời điểm hiện tại, có tới 99,2% các dòng thuế nhập khẩu trong Hiệp định
Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) của các nước ASEAN 6 gồm Brunei, Indonesia,
Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan đã được xóa bỏ, trong khi các nước Campuchia,
Lào, Myanmar và Việt Nam (CLMV) cũng đã xóa bỏ tới 90,9% các dòng thuế nhập khẩu. Tính
chung, đã có 96,01% tất cả các dòng thuế tại ASEAN được xóa bỏ. Tới năm 2018, tỉ lệ thuế
được xóa bỏ tại ASEAN 6 sẽ là 99,20%, trong khi tại các nước CLMV sẽ là 97,81% và ASEAN
nói chung sẽ là 98,67%.
 Thúc đẩy minh bạch hóa thương mại

Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu thương mại khu vực ASEAN (ATR) vào tháng
11/2015, đây là trung tâm cung cấp thông tin liên quan tới biểu thuế quan, hàng rào thuế quan
ưu đãi theo hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), quy tắc xuất xứ (ROO), các biện
pháp phi thuế quan (NTMs), thương mại trong nước, nguyên tắc và luật hải quan, tài liệu cần
thiết, danh sách thương nhân được chỉ định của các quốc gia thành viên ASEAN.
Đến nay tất cả các nước thành viên ASEAN đã xây dựng Cơ sở dữ liệu thương mại
Quốc gia và đang trong quá trình kết nối thông tin từ cơ sở dữ liệu của từng quốc gia với cơ sở
dữ liệu của ASEAN.
 Cải cách về quy tắc xuất xứ
-

Xây dựng Bộ quy tắc xuất xứ (ROO): nhằm xác định sự hợp lệ của hàng nhập khẩu để được

-

hưởng ưu đãi thuế quan.
Thành lập cơ chế tự cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa vào năm 2012, cho phép những
người thực sự tham gia vào các hoạt động kinh tế như người xuất khẩu, thương nhân, người sản

xuất khi đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cần thiết, thì được phép tự cấp chứng chỉ xuất xứ hàng
hóa cho mình thay vì phải xuất trình một chứng nhận xuất xứ do nhà nước cấp. Điều này sẽ
đem lại cho cộng đồng kinh doanh lợi thế thông qua việc giảm chi phí và thời gian trong hoạt
động kinh doanh trong khu vực.
Trang 8

b. Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)
ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng
hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết đã được thống nhất trong


Quan hệ kinh tế quốc tế
CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan. Nguyên tắc xây dựng cam kết
trong ATIGA là các nước ASEAN phải dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi
hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) mà
ASEAN là một bên của thỏa thuận. Ngoài mục tiêu xóa bỏ hàng rào thuế quan, ATIGA hướng
nỗ lực chung của ASEAN để xử lý tối đa các hàng rào phi thuế quan, hợp tác hải quan và vệ
sinh, kiểm dịch... đồng thời xác lập mục tiêu hài hòa chính sách giữa các thành viên ASEAN
trong bối cảnh xây dựng AEC.
c. Hiện đại hóa hệ thống hải quan:
Các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đã được sử dụng để thông quan hàng
hóa trong khu vực ASEAN theo tiêu chuẩn quốc tế. Việc này sẽ góp phần làm giảm chi phí giao
dịch và thời gian thông quan hàng hóa dưới sự kiểm soát của hải quan. Cục hải quan ASEAN
hiện cũng đang tích cực phối hợp với các ngành khác nhau để đẩy mạnh và cải thiện chất lượng
dịch vụ hải quan cũng như mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn định sẵn.
d. Cơ chế một cửa ASEAN (ASW)
Đẩy nhanh thông quan hàng hóa, giảm thời gian và chi phí giao dịch, cải thiện công tác
thực thi tại cửa khẩu, ASW sẽ không chỉ nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh thương mại, mà
còn tạo điều kiện cho sự tham gia của ASEAN vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu - chìa
khóa cho việc hiện thực hóa Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

2.2. Hợp tác trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
Ngày 15/12/1995: Các nước ASEAN ký Hiệp định Khung về Dịch vụ của ASEAN
(AFAS) tại Bangkok, Thái Lan. AFAS hướng tới các mục tiêu sau:
 Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ ngay tại các quốc gia thành viên ASEAN để nâng cao

tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh ngành dịch vụ ASEAN, đa dạng hóa năng lực sản xuất,
nguồn cung và phân phối dịch vụ;
 Xóa bỏ rào cản thương mại trong lĩnh vực dịch vụ;
 Tự do hóa thương mại dịch vụ bằng việc tự do hóa sâu và rộng hơn, không chỉ dừng lại ở
những dịch vụ được đề cập tới trong hiệp định thương mại chung về dịch vụ của tổ chức thương
mại thế giới.
Hội nghị cũng đã quyết định chọn 7 lĩnh vực dịch vụ quan trọng là tài chính, vô Trang
tuyến 9
viễn thông, vận tải hàng hải, vận tải hàng không, du lịch, dịch vụ kinh doanh và dịch vụ xây
dựng để thực hiện bước đầu tự do hóa thương mại dịch vụ.


Quan hệ kinh tế quốc tế
Kết quả: từ 1996 – 2015: Các nước ASEAN đã tiến hành đàm phán và đưa ra 9 Gói cam
kết về dịch vụ, 6 Gói cam kết về dịch vụ tài chính và 8 Gói cam kết về dịch vụ vận tải hàng
không.
2.3. Hợp tác trong lĩnh vực đầu tư

- Năm 1997, ký kết hiệp định đảm bảo hoạt động đầu tư ASEAN (ASEAN IGA): bao
gồm 13 điều khoản với mục tiêu chung là bảo vệ đầu tư như đảm bảo đối xử công bằng, bình
đẳng trong đầu tư, các quy định về quốc hữu hóa và bồi thường, quyền chuyển vốn và lợi
nhuận về nước của nhà đầu tư, thế quyền, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các thành viên
của hiệp định.
- Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ V tổ chức vào ngày 15-12-1995 ký kết hiệp định về
việc xây dựng Kực Đầu tư ASEAN (sau đây gọi tắt là AIA):

 Hợp tác để thu hút vốn đầu tư trực tiếp vào ASEAN từ các nguồn trong và ngoài nước.
 Dành nguyên tắc đãi ngộ quốc gia cho các nhà đầu tư của ASEAN vào năm 2012 và cho tất


cả các nhà đầu tư vào năm 2020.
Mở cửa tất cả các ngành công nghiệp cho đầu tư của các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010

và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020.
 Thúc đẩy sự di chuyển vốn, lao động có tay nghề, công nghệ giữa các nước ASEAN.
Hiệp định AIGA và AIA đã có những tác động tích cực và quan trọng trong thúc đẩy
FDI ở ASEAN kể từ khi ra đời, điển hình là nâng dòng FDI từ bên ngoài đầu tư vào khu vực
tăng từ 460 triệu USD năm 1970 đến 34,099 triệu USD vào năm 1997. Đặc biệt năm 2007, khi
các nền kinh tế ASEAN phải đối mặt với nhiều khó khăn mang tính toàn cầu, dòng FDI nội
khối của ASEAN vẫn tăng mạnh mẽ so với dự đoán tới 74,395 triệu USD.Tuy nhiên, mặc dù
AIA đã tạo ra một thị trường tự do hơn để thu hút FDI nhưng hiệp định này vẫn chưa đủ toàn
diện để hấp dẫn thêm các nhà đầu tư nước ngoài vào ASEAN.
- Vào tháng 2 năm 2009, các bộ trưởng ASEAN đã ký kết hiệp định đầu tư toàn diện
ASEAN (ACIA) nhằm tạo ra một cơ chế đầu tư minh bạch, thông thoáng và tự do theo đúng
tiêu chí khi hội nhập kinh tế ASEAN:
Trang

 Ưu đãi đầu tư, không phân biệt đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài trong nội khối ASEAN
10

 Dành ưu đãi cho nhà đầu tư ASEAN và nhà đầu tư nước ngoài tại ASEAN: với thời hạn đạt

được môi trường đầu tư mở và tự do được rút ngắn vào năm 2015.


Quan hệ kinh tế quốc tế

 Đưa ra các định nghĩa liên quan tới khu vực đầu tư ASEAN một cách toàn diện hơn và phù hợp

với những hoạt động đầu tư hiện hành
 Hoạt động tự do hóa đầu tư theo qui định của ACIA rộng: ACIA qui định hoạt động tự do hóa
cũng được mở rộng đối với bất kì lĩnh vực nào được tất cả các quốc gia thành viên tán thành;
cấm các yêu cầu đối với đầu tư nước ngoài.
 Qui định chi tiết trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư với quốc gia thành viên
 Nguyên tắc về đối xử quốc gia: Yêu cầu nước thành viên đối xử với các nhà đầu tư của các
nước thành viên khác và khoản đầu tư của họ không kém thuận lợi hơn những gì đã dành cho
nhà đầu tư của nước mình
Ngoài ra còn có các chương trình hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, nông – lâm ngư
nghiệp, khoáng sản – năng lượng…
2.4. Hội nhập tài chính

Mục tiêu nhằm tạo ra hệ thống tài chính khu vực thông suốt với cơ chế tài khoản vốn tự
do hơn. Các thị trường vốn được liên kết với nhau theo đó sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại
và đầu tư khu vực. Các mục tiêu thực hiện:
- Tự do hóa dịch vụ tài chính: tháng 5 năm 2011, các bộ trưởng tài chính ASEAN đã đi
đến vòng đàm phán thứ 5 và sau đó ký kết nghị định thư thực hiện gói cam kết thứ 5 đối với
dịch vụ tài chính theo hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS). Sau đó vòng đàm phán
thứ 6 được tổ chức với nội dung bàn về việc gia tăng hơn nữa khả năng tiếp cận dịch vụ tài
chính.
- Tự do hóa tài khoản vốn: xóa bỏ hạn chế đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai,
xóa bỏ hạn chế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và danh mục đầu tư sẽ nâng
cao lợi thế của dòng chu chuyến vốn tự do trong ASEAN. Những nỗ lực đáng kể đã được
thực hiện nhằm nới lỏng hạn chế đối với giao dịch mua bán ngoại tệ, thanh toán cho các giao
dịch vô hình và giao dịch chuyển tiền. Các nước thành viên ASEAN đã hoàn thành việc đánh
giá và đưa ra quy định đối với sự chu chuyển tự do hơn của các dòng vốn FDI đồng thời
cũng bắt đầu thực hiện công tác đánh giá hoạt động đầu tư theo danh mục.
- Phát triển của thị trường vốn: Xây dựng cơ sở vật chất dài hạn cho thị trường vốn, lấp

đầy khoảng cách giữa các thị trường phát triển và các thị trường mới nổi, xây dựng năng lực
và hỗ trợ kỹ thuật cho sự phát triển của thị trường vốn
2.5. Hợp tác trong lĩnh vực lương thực, nông nghiệp và lâm nghiệp (FAF)

- Hợp tác về cây trồng
- Hợp tác về chăn nuôi

Trang
11


Quan hệ kinh tế quốc tế
- Hợp tác về đào tạo, khuyến nông
- Hợp tác khuyến khích thương mại nông lâm sản
- Hợp tác về thủy sản
- Hợp tác về lương thực
Ngoài ra còn có các chương trình hợp tác trong chình sách cạch tranh kinh tế, chính sách bảo
vệ người tiêu dùng, về quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, hợp tác trong kĩnh vực
lao động…

III.
1.

CHƯƠNG TRÌNH CẮT GIẢM THUẾ QUAN CÓ HIỆU LỰC CHUNG (CEPT)
Nội dung của chương trình CEPT
Thực chất của chương trình CEPT là các nước thành viên ASEAN đạt được sự thỏa

thuận giảm thuế quan chung xuống còn ở mức 0%-5% trong thương mại nội bộ các nước
ASEAN trong vòng 10 năm, bắt đầu từ 1/1/1993 và hoàn thành vào 1/1/2003. Các sản phẩm
thực hiện giảm thuế nhập khẩu do các nước hội viên ASEAN tự đề nghị căn cứ vào điều kiện

hoàn cảnh kinh tế của mỗi nước. CEPT thực hiện theo 4 danh mục:
CEPT
Danh mục sản phẩm giảm thuế nhập khẩu (IL)
Danh mục sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế (TEL)
Danh mục sản phẩm loại trừ hoàn toàn (GEL)
Danh mục nông sản chưa chế biến (SL)
Chương trình cắt giảm nhanh
Chương trình cắt giảm thông thường

Trang
12


Quan hệ kinh tế quốc tế

Để thực hiện CEPT, mỗi nước phải phân loại hàng hóa theo 4 danh mục sau:





Danh mục giảm thuế NK (IL – Inclusion list).
Danh mục loại trừ tạm thời (TEL – Temporary Exclusion list)
Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL – General Exclusion list)
Danh mục hàng nhạy cảm (SL – Sentitive list)
a. Danh mục giảm thuế NK – IL
Danh mục này do các nước thành viên ASEAN tùy vào điều kiện kinh tế của mình tự

nguyện đề nghị, nằm trong 2 cấp độ cắt giảm:
 Các sản phẩm cắt giảm thuế nằm trong chương trình cắt giảm cấp tốc

 Chương trình bình thường.

b. Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế TEL
Hiệp định CEPT cho phép các nước thành viên ASEAN đưa ra một số sản phẩm tạm thời
chưa thực hiện tiến trình giảm thuế theo kế hoạch CEPT. Các sản phẩm trong danh mục loại trừ
tạm thời sẽ không được hưởng nhượng bộ từ các nước thành viên. Tuy nhiên danh mục này chỉ
có tính tạm thời và sau một khoảng thời gian nhất định các quốc gia phải đưa toàn bộ các sản
phẩm này vào danh mục giảm thuế.
c. Danh mục sản phẩm loại trừ hoàn toàn (GEL)
Danh mục này gồm những sản phẩm không tham gia hiệp định CEPT. Các sản phẩm
trong danh mục này là những sản phẩm ảnh hưởng đến an minh quốc gia, đạo đức xã hội; cuộc
sống, sức khỏe con người, động thực vật, đến việc bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật, di tích
lịch sử khảo cổ… Việc cắt giảm thuế cũng như xóa bỏ các biện pháp phi thuế đối với các mặt
hàng này sẽ không được xem xét đến theo chương trình CEPT.

Trang
13

d. Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SL)


Quan hệ kinh tế quốc tế
Các sản phẩm nông sản chưa chế biến sẽ tùy vào điều kiện kinh tế của từng quốc gia
được phân ra ba loại danh mục khác nhau là: danh mục giảm thuế, danh mục loại trừ tạm thời
và danh mục các sản phẩm chưa chế biến nhạy cảm. Nông sản chế biến được đưa vào CEPT
bao gồm các sản phẩm: thịt, cá, sữa, súc sản, cà phê, chè, ngũ cốc, hạt có dầu, dầu mỡ động vật,
thịt chín, đường, coca, đồ uống, thuốc lá…
2.

Điều kiện để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi theo chương trình CEPT

Một sản phẩm khi xuất khẩu sang các nước trong nội bộ ASEAN muốn được hưởng chế

độ thuế quan ưu đãi theo chương trình CEPT thì phải đồng thời thỏa mãn 4 điều kiện sau đây:
a. Sản phẩm phải nằm trong danh mục cắt giảm của cả nước xuất khẩu và nước nhập
khẩu, và phải có mức thuế quan (nhập khẩu) bằng hoặc thấp hơn 20%.
b. Sản phẩm đó phải có chương trình giảm thuế được hội đồng AFTA thông qua.
c. Sản phẩm đó phải là sản phẩm của khối ASEAN, tức phải thỏa mãn yêu cầu hàm
lượng xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN (hàm lượng nội địa)ít nhất là 40%.
Công thức 40% hàm lượng ASEAN như sau:
Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận, các sản phẩm là đầu vào nhập khẩu từ nước không phải là
thành viên ASEAN
Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận, các sản phẩm là đầu vào không xác định được xuất xứ
+

Giá FOB
x 100% < 60%

Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận, các sản phẩm là đầu vào nhập khẩu từ các nước không
phải là thành viên ASEAN là giá CIF tại thời điểm nhập khẩu. Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận,
các sản phẩm là đầu vào không xác định được xuất xứ là giá xác định ban đầu trước khi đưa
vào chế biến trên lãnh thổ của nước xuất khẩu là thành viên của ASEAN.

Trang
14


Quan hệ kinh tế quốc tế
Để xác định các sản phẩm có đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan theo chương trình
CEPT hay không, mỗi nước thành viên hàng năm xuất bản tài liệu trao đổi ưu đãi CEPT
(CCEM) của nước mình, trong đó thể hiện các sản phẩm có mức thuế quan theo CEPT và các

sản phẩm đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan của các nước thành viên.
d. Hàng nhập khẩu phải được vận chuyển thảng tới nước xuất khẩu
Hàng hóa được coi là vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu trong
ASEAN khi đáp ứng 1 trong 3 yêu cầu:
 Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu không đi qua 1

lãnh thổ của 1 nước thứ 3.
 Hàng hóa quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN.
 Hàng hóa quá cảnh qua các nước láng giềng của ASEAN do yêu cầu vận tải hoặc bảo quản

hàng hóa thuận lợi.
3.

Hàng rào phi thuế quan
Để xây dựng thành công khu vực mậu dịch tự do chương trình CEPT còn đề cập đến các

biện pháp loại bỏ hạn chế số lượng nhập khẩu và các hàng rào phi thuế quan khác. Vấn đề
này đã được quy định ở điều 5 hiệp định CEPT.
 Các nước thành viên sẽ xóa bỏ tất cả các hạn chế về số lượng đối với các sản phẩm CEPT

trên cơ sở ưu đãi áp dụng cho sản phẩm đó.
 Các hàng rào phi thuế quan khác sẽ được xóa bỏ dần dần trong vòng 5 năm sau khi sản phẩm

được hưởng ưu đãi.
 Các hạn chế ngoại hối các nước đang áp dụng sẽ được ưu tiên đặc biệt đối với các sản phẩm
thuộc CEPT.
 Tiến tới thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, công khai chính sách và thừa nhận các chất
lượng của nhau.
 Trong trường hợp khẩn cấp các nước có thể áp dụng các biện pháp hòng ngừa để hạn chế


hoặc dừng nhập khẩu.
V.

CỘNG ĐỒNG ASEAN (AC)
Ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN chính thức thành lập khi bản tuyên bố thành lập

cộng đồng ASEAN được ký kết bởi 10 lãnh đạo của các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN) có hiệu lực. Đây là dấu mốc quan trọng trong lịch sử của ASEAN.
Dưới mái nhà chung này, các dân tộc ở Đông Nam Á sẽ cùng gắn kết, chia sẻ lợi ích và phát
Trang

triển trên chặng đường mới. Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng

15
hiệp

hội

thành một tổ chức hợp tác liên chính phủ ở mức sâu rộng và nhiều ràng buộc hơn trên cơ sở
pháp lý là Hiến chương ASEAN. Cộng đồng được hình thành dựa trên 3 trụ cột là: Cộng đồng


Quan hệ kinh tế quốc tế
Kinh tế Aseans (AEC), Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC), và Cộng đồng Văn hóa–
Xã hội ASEAN (ASCC)
1.

Cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC (Asean Economic Community)
Là một trong 3 trụ cột quan trọng để đưa ASEAN thành Cộng đồng ASEANs. Sứ mệnh


của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) nhằm tạo dựng:
i) Một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất;
ii) Một khu vực có sức cạnh tranh,
iii) Phát triển đồng đều,
iv) Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
Để đưa ASEAN trở thành một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất, AEC tập
trung vào các biện pháp tạo dựng một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh
tranh cao, nơi có sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, di chuyển tự do hơn của
các luồng vốn, phát triển kinh tế đồng đều và giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về
kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, AEC không có kế hoạch xây dựng một liên minh tiền tệ sử dụng
đồng tiền chung như Liên minh châu Âu (EU).
Các nước ASEAN sẽ thực hiện để xây dựng một thị trường chung và cơ sở sản xuất
thống nhất bao gồm: dỡ bỏ thuế quan và các hàng rào phi thuế quan; thuận lợi hóa thương mại,
hài hòa hóa các tiêu chuẩn sản phẩm và quy chế, giải quyết nhanh chóng hơn các thủ tục hải
quan và xuất nhập khẩu, hoàn chỉnh các quy tắc về xuất xứ, tạo thuận lợi cho dịch vụ, đầu tư,
tăng cường phát triển thị trường vốn ASEAN và tự do lưu chuyển hơn của dòng vốn, v.v., song
song với việc củng cố mạng lưới sản xuất khu vực thông qua đẩy mạnh kết nối về cơ sở hạ
tầng, đặc biệt là trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, công nghệ thông tin và viễn
thông, cũng như phát triển các kỹ năng thích hợp.
Các biện pháp nói trên đều đã và đang được các nước thành viên ASEAN triển khai cụ
thể thông qua các thỏa thuận và hiệp định quan trọng như Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do
ASEAN (AFTA) và Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định khung
ASEAN về dịch vụ (AFAS), Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) và Hiệp định
Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA), Hiệp định khung về Hợp tác Công nghiệp ASEAN (AICO),
Lộ trình Hội nhập Tài chính và Tiền tệ ASEAN, v.v. … Thành tựu đáng kể nhất trong xây dựng
AEC tới nay là ASEAN đã cơ bản giảm được thuế quan cho các mặt hàng trong danh sách giảm
thuế về từ 0-5% từ năm 2010 đối với 6 nước thành viên ban đầu và vào 2015 với 4 nước thành
Trang

viên mới, hình thành nên một thị trường mở không còn các rào cản thuế quan đối với hàng16hóa.

Nói cách khác, AEC là mô hình liên kết kinh tế khu vực dựa trên nâng cao những cơ chế liên


Quan hệ kinh tế quốc tế
kết kinh tế hiện có của ASEAN, có bổ sung thêm hai nội dung mới là tự do di chuyển lao động
và di chuyển vốn tự do hơn.
Nhằm xây dựng một khu vực cạnh tranh về kinh tế, ASEAN thúc đẩy chính sách cạnh tranh,
bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thương mại điện tử v.v.
Hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế đồng đều, ASEAN đã thông qua và đang triển khai Khuôn
khổ ASEAN về Phát triển Kinh tế Đồng đều (AFEED), trong đó đáng chú ý là hỗ trợ các nước
thành viên mới, khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Mở rộng hội nhập vào
nền kinh tế toàn cầu, ASEAN đẩy mạnh triển khai các FTA với 6 đối tác lớn là Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand, đồng thời tích cực đàm phán xây dựng
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nhằm tạo ra một không gian kinh tế mở
ở Đông Á.
2.

Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC)
Mục đích của Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN nhằm duy trì và tăng cường an

ninh, hòa bình và ổn định, tăng khả năng của ASEAN tự bảo đảm an ninh khu vực. Hợp tác
trong khuôn khổ APSC bao gồm hợp tác kiến tạo một nền an ninh toàn diện ở khu vực, ứng phó
với các thách thức phi truyền thống, như tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, ứng phó thiên tai
khẩn cấp và hợp tác về an ninh hàng hải... ASEAN khẳng định không hướng tới hình thành liên
minh quân sự ở khu vực, hoặc một khối phòng thủ chung; các nước thành viên có quyền tự do
theo đuổi chính sách đối ngoại riêng cũng như bố trí phòng thủ riêng của mình.
Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN đã xác định 3 thành
tố chính của APSC gồm:
 Xây dựng một cộng đồng dựa trên các giá trị và chuẩn mực chung;
 Tạo dựng một khu vực gắn kết, hòa bình và tự cường với trách nhiệm chung đối với an ninh


toàn diện;
 Hướng tới một khu vực năng động và rộng mở với bên ngoài trong một thế giới ngày càng

liên kết và tùy thuộc.
Dưới thành tố đầu tiên của APSC, ASEAN đang đẩy mạnh hợp tác về chính trị, hình
thành và chia sẻ các chuẩn mực thể hiện trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), Hiệp
ước về Khu vực Đông Nam Á không có Vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố về Ứng xử
của các bên trên Biển Đông (DOC), thúc đẩy hợp tác an ninh biển v.v. Để cụ thể hóa thành tố
thứ 2, ASEAN tập trung hợp tác xây dựng lòng tin, thúc đẩy đối thoại, hiểu biết lẫn nhau nhằm
Trang

ngăn ngừa xung đột, thúc đẩy hợp tác về quốc phòng-an ninh, nghiên cứu các biện

17 giải
pháp

quyết xung đột một cách hòa bình và hợp tác kiến tạo hòa bình sau xung đột cũng như hợp tác
trên các lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Theo thành tố thứ 3, ASEAN tích cực tăng cường


Quan hệ kinh tế quốc tế
vai trò trung tâm trong hợp tác khu vực và xây dựng cộng đồng, mở rộng quan hệ với các đối
tác bên ngoài, nỗ lực phát huy vị trí là động lực chính trong một cấu trúc khu vực mở, minh
bạch và thu nạp.
Các lĩnh vực hợp tác trong trụ cột Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN ngày càng
được thúc đẩy và đi vào chiều sâu: hợp tác quốc phòng được đẩy mạnh qua cơ chế Hội nghị Bộ
trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và ADMM Mở rộng (ADMM+) với 8 Đối tác; hợp tác
đảm bảo an ninh biển được thúc đẩy theo khuôn khổ Diễn đàn Biển ASEAN (AMF) và Diễn
đàn Biển ASEAN Mở rộng (EAMF); Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR)

được thành lập theo quy định của Hiến chương và ASEAN lần đầu tiên đã thông qua Tuyên bố
về Nhân quyền (AHRD), khẳng định cam kết hợp tác thúc đẩy và bảo vệ các quyền tự do cơ
bản của người dân trong khu vực; Viện hòa bình hòa giải ASEAN (AIPR) được thành lập nhằm
hỗ trợ nghiên cứu các biện pháp về hòa bình và hòa giải trong khu vực….
Nhằm củng cố và duy trì vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực đang định hình, ASEAN
không ngừng mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác toàn diện, cùng có lợi với các Đối
tác, thúc đẩy và làm phong phú các diễn đàn đối thoại và hợp tác ở khu vực do ASEAN chủ trì
như ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội
nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) v.v., tạo điều kiện khuyến khích các
Đối tác tham gia đóng góp tích cực, xây dựng, trên cơ sở tôn trọng các mục tiêu và nguyên tắc
quan hệ mà ASEAN đã đề ra, đối với các vấn đề liên quan đến hòa bình, ổn định và phát triển ở
khu vực cũng như hỗ trợ ASEAN tăng cường liên kết và xây dựng Cộng đồng.
3.

Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (ASCC)
Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) nhằm gắn bó chặt chẽ các nước Đông

Nam Á trong một cộng đồng gắn kết, phát triển đồng đều, hòa hợp, với các “xã hội quan tâm và
chia sẻ”. Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN sẽ có mối quan hệ bổ trợ chặt chẽ và tạo thuận lợi
cho việc hình thành Cộng đồng Chính trị-An ninh cũng như Cộng đồng Kinh tế ASEANs.
Cộng đồng văn hóa xã hội có 4 thành tố: (i) Xây dựng cộng đồng các xã hội đùm bọc
lẫn nhau; (ii) Điều tiết những ảnh hưởng về mặt xã hội của các liên kết kinh tế; (iii) Đảm bảo
tính bền vững của môi trường (iv) Tăng cường nền tảng gắn kết xã hội của khu vực.
Mục tiêu cơ bản của trụ cột thứ ba thể hiện trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN (Bali II) và
Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (ASCC) là góp phần xây
dựng một Cộng đồng ASEAN lấy con người làm trung tâm; có trách nhiệm xã hội nhằm xây
Trang

dựng tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc ASEAN bằng


18
cách

tiến

tới một bản sắc chung; xây dựng một xã hội chia sẻ, đùm bọc, hòa thuận và rộng mở nơi mà
cuộc sống, mức sống và phúc lợi của người dân được nâng cao.


Quan hệ kinh tế quốc tế
Tầm nhìn 2020 đã nêu ý tưởng về một cộng đồng khu vực có những nhân tố sau: nhận
thức rõ về các mối quan hệ lịch sử, di sản văn hóa, gắn bó với nhau bởi bản sắc khu vực được
tăng cường; gắn kết và đùm bọc nhau về mặt xã hội, trong đó nghèo đói, suy dinh dưỡng không
còn là vấn đề lớn; gia đình, đơn vị cơ bản của xã hội, quan tâm chăm sóc lẫn nhau, đặc biệt là
trẻ em, vị thành niên, phụ nữ và người già; những người khuyết tật được quan tâm đặc biệt;
công bằng xã hội và nền pháp trị được đề cao; không ma túy; có khả năng cạnh tranh cao; một
ASEAN ‘xanh và sạch’, có sự tham gia của nhiều hơn của người dân, tập trung vào vấn đề phúc
lợi và nhân phẩm con người.
Chiến lược của ASCC và cơ chế lập kế hoạch, Kế hoạch tổng thể ASCC, đã được thực
hiện đáng kể trong giai đoạn 2009-2015 và đã được chứng minh có hiệu quả trong việc phát
triển và tăng cường việc gắn kết các thể chế và khuôn khổ chính sách nhằm thúc đẩy Phát triển
con người, Công bằng xã hội và các quyền, Phúc lợi và An sinh xã hội, Bền vững về môi
trường, Nhận thức về ASEAN và Thu hẹp khoảng cách phát triển. Cụ thể, ASCC đã giúp nâng
cao cam kết theo hình thức chính sách và khuôn khổ pháp lý như Tuyên bố về các bệnh không
truyền nhiễm trong ASEAN; và Tuyên bố về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và xóa bỏ bạo lực
đối với trẻ em trong ASEAN. Khu vực cũng đã thể hiện ý chí chung, ví dụ, trong việc nhanh
chóng tiến hành các hành động cụ thể trong hỗ trợ nhân đạo thông qua Trung tâm Điều phối
ASEAN về hỗ trợ nhân đạo (Trung tâm AHA). Nhấn mạnh vào những sáng kiến này, ASEAN
đã đạt được những kết quả phát triển quan trọng thúc đẩy sự thay đổi xã hội trong khu vực: tỷ lệ
người dân sống dưới 1,25 USD/ngày đã giảm từ 45% năm 1990 xuống 17% vào năm 2008; tỷ

lệ nhập học của trẻ em trong độ tuổi học tiểu học tăng từ 92 % năm 1999 lên 94% vào năm
2012; tỷ lệ phụ nữ trong các nghị viện/quốc hội đã tăng từ 12% năm 2000 lên 18,5% vào năm
2012; tử vong ở bà mẹ trên 100.000 ca sinh đã giảm từ 371,2 năm 1990 xuống 103,7 trong
2012. Tỷ lệ dân số đô thị sống trong các khu ổ chuột đã giảm từ 40% năm 2000 xuống 31% vào
năm 2012 . Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN gồm 6 thành tố
chính: (i) Phát triển con người (ii) Phúc lợi và bảo hiểm xã hội (iii) Các quyền và bình đẳng xã
hội (iv) Đảm bảo môi trường bền vững (v) Tạo dựng bản sắc ASEAN (vi) Thu hẹp khoảng cách
phát triển và 40 thành tố cùng với 340 biện pháp thực hiện trong giai đoạn 2009-2015 cũng như
thể chế thực hiện và giám sát.
Về phát triển nguồn nhân lực: ASEAN khuyến khích phát triển giáo dục suốt đời và sử
dụng ICT như những phương tiện thúc đẩy nền giáo dục ASEAN và nâng cao nhận thức về
Trang

ASEAN. Về phúc lợi và bảo trợ xã hội: ASEAN tập trung hợp tác y tế ngăn ngừa và

19 soát
kiểm

bệnh dịch truyền nhiễm, HIV và AIDS, các bệnh dịch truyền nhiễm mới nổi khác; giảm nghèo,
đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng, xây dựng ASEAN không có ma túy, dự phòng và ứng


Quan hệ kinh tế quốc tế
phó thiên tai thảm họa v.v. Về các quyền và công bằng xã hội: ASEAN đẩy mạnh hợp tác thúc
đẩy và bảo vệ quyền của các nhóm đối tượng yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người già, người
khuyết tật, người lao động di cư v.v.; Về bảo đảm bền vững môi trường: ASEAN tăng cường
hợp tác ứng phó với các thách thức môi trường xuyên biên giới như ô nhiễm khói mù, chất thải,
bảo vệ môi trường biển, đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu. Về xây dựng bản sắc
ASEAN và nâng cao ý thức cộng đồng: ASEAN chú trọng gìn giữ và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống của khu vực, thúc đẩy trao đổi văn hóa, giao lưu nhân dân, đề cao nguyên tắc

thống nhất trong đa dạng, tăng cường sự hiểu biết và chia sẻ giữa người dân về văn hóa, lịch sử,
tôn giáo và văn minh.
4.

Sự khác biệt giữa Cộng đồng ASEAN - AC và Liên minh châu Âu - EU
ASEAN cũng có khá nhiều điểm giống EU, đó là: là một tổ chức luôn phát triển, biến

đổi để thích nghi với hoàn cảnh; là tổ chức “mở” và có quan hệ phong phú với các đối tác trên
khắp thế giới; cả ASEAN và EU đều được đánh giá là các tổ chức thành công và là nòng cốt
thúc đẩy chủ nghĩa khu vực ở châu Âu và Đông Á. ASEAN và EU đều có cùng một mục tiêu là
duy trì hòa bình ở khu vực và trên thế giới, đem lại sự phát triển và thịnh vượng cho các nước
thành viên. Tuy nhiên, 2 tổ chức này vẫn tồn tại những điểm khác nhau:
EU có dân số hơn 500 triệu người, bao gồm 27 nước thành viên, diện tích hơn 4 triệu
km2, GDP khoảng 12.000 tỉ USD, bình quân đầu người khoảng 24.000 USD/năm. Kể từ khi ra
đời đến nay, EU đã trải qua 6 lần mở rộng. Còn ASEAN có dân số khoảng 592 triệu người của
10 nước thành viên, diện tích gần 4,9 triệu km2, GDP khoảng 1.000 tỉ USD, bình quân đầu
người khoảng 2.000 USD/năm. Kể từ khi ra đời, ASEAN đã trải qua 4 lần mở rộng. Như vậy,
xét về trình độ phát triển, hai tổ chức khu vực này rất khác nhau. Dân số và diện tích ASEAN
đều lớn hơn EU, nhưng quy mô nền kinh tế (GDP) của EU lớn gấp 12 lần ASEAN, GDP bình
quân đầu người của EU cũng lớn gấp 12 lần ASEAN.
Mục tiêu khi thành lập: Động cơ ra đời của EU (mà tiền thân là tổ chức Cộng đồng
Than, Thép châu Âu - ECSC) trước hết là nhằm tăng cường hợp tác, liên kết các ngành sản
xuất cơ bản của 2 nước Pháp, Đức và 4 nước đồng minh khác là Italia, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg
là than và thép vào một cơ quan điều phối chung. Như thế, sự thống nhất châu Âu được thực
hiện bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế, thương mại và trong một thị trường chưa rộng. Còn đối với 5
nước thành viên ban đầu của ASEAN gồm Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia,
Philippines, động cơ ra đời trước hết là liên kết và hợp tác về chính trị, an ninh, chịu sự ảnh
Trang

hưởng sâu sắc của Chiến tranh lạnh.


20

Về nguyên tắc hội nhập: EU được xây dựng trên nguyên tắc liên bang, sự liên kết, hội
nhập được bắt đầu từ kinh tế, dần dần chuyển sang chính trị; xây dựng các thể chế chung vững


Quan hệ kinh tế quốc tế
chắc, đồng thời giữ vai trò hạt nhân, bản sắc dân tộc của các nước thành viên, trên cơ sở luật
pháp vững vàng. Còn các nước ASEAN đề ra nguyên tắc hội nhập kiểu hợp bang, lỏng lẻo về
xây dựng thể chế, giữ vững vai trò độc lập của các nước thành viên, theo nguyên tắc đồng
thuận, bắt đầu từ liên kết về an ninh, chính trị, sau đó dần dần chuyển sang liên kết kinh tế, văn
hóa, xã hội, nhưng chưa đạt được những hiệu quả vững chắc.
Các nước EU ngày càng liên kết sâu sắc hơn, còn các nước ASEAN đã tích cực điều
chỉnh theo xu hướng xây dựng một liên minh chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội vững chắc, sự
liên kết ngày càng có hiệu quả, sâu sắc, chặt chẽ hơn, chiếm địa vị cao và có uy tín trên trường
quốc tế.
Đặc điểm của ASEAN là một tổ chức liên chính phủ, không phải là một tổ chức siêu
quốc gia có quyền lực bao trùm lên chủ quyền của các nước thành viên. Mọi quyết định của
ASEAN đều có sự tham gia đóng góp của các nước thành viên. Đặc điểm này làm ASEAN
khác nhiều tổ chức khu vực khác như Liên minh châu Âu (EU), Liên minh châu Phi (AU), hay
Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) là các tổ chức khu vực vừa có thành tố hợp tác liên chính
phủ, vừa tạo ra các thể chế siêu quốc gia có thể ra phán quyết buộc các nước thành viên phải
tuân thủ. Mặc dù mỗi quốc gia thành viên đều có chính sách đối ngoại của riêng mình, nhưng cả
10 nước có chung một tầm nhìn chiến lược là ASEAN cần phải duy trì vai trò chủ chốt trong
cấu trúc khu vực đang định hình. Điều này chỉ có thể trở thành hiện thực, nếu Hiệp hội có được
sự đồng lòng của tất cả các quốc gia thành viên. Rõ ràng, những gì mà EU đạt được trong quá
trình hội nhập là đáng học hỏi nhưng đó không phải là mô hình Cộng đồng của ASEAN.
ASEAN sau khi trở thành cộng đồng vẫn sẽ là một tổ chức liên chính phủ, khác so với mô hình
siêu quốc gia như EU

Một đặc điểm nổi trội nữa của ASEAN là sự đa dạng về mọi mặt của các nước thành
viên. Các nước thành viên ASEAN rất khác nhau về lịch sử, nguồn gốc dân tộc và sắc tộc, về
văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, thể chế chính trị và trình độ phát triển kinh tế. Các nước ASEAN
đôi khi có quan tâm, ưu tiên an ninh và kinh tế khác nhau. Đặc điểm này tạo nên sự phong phú,
đa dạng của cộng đồng ASEAN, song cũng tạo nên không ít khó khăn trong quá trình hợp tác
giữa các nước ASEAN với nhau. So với EU, tuy các quốc gia châu Âu cũng có bản sắc phong
phú và đa dạng về nhiều mặt, song lại khá gần gũi về mặt sắc tộc, lịch sử, tôn giáo và văn hóa,
có thể chế chính trị cơ bản giống nhau và không chênh lệch nhau nhiều về trình độ phát triển.
Các nước EU cũng cơ bản chia sẻ các giá trị, tầm nhìn và định hướng phát triển cùng như về
Trang

các thách thức chung của khu vực. Nhiều thành viên ASEAN còn tương đối trẻ và coi

21
vấn

đề

chủ quyền là tối quan trọng, không dễ chia sẻ. Do vậy, kịch bản xây dựng một thể chế khu vực
chung vẫn sẽ là một ý tưởng không dễ thực hiện. Thay vào đó, ASEAN đang nỗ lực không


Quan hệ kinh tế quốc tế
ngừng hội nhập khu vực một cách toàn diện, để thích ứng với những đổi thay trong môi trường
năng động toàn cầu. Bên cạnh đó, cần chỉ ra rằng chủ nghĩa khu vực ở Đông Nam Á, mà hợp
tác ASEAN là một biểu hiện, cũng còn khá non trẻ. Trong khi sự phát triển và suy tàn của các
đế chế ở châu Âu với tầm ảnh hưởng bao trùm rộng lớn đã góp phần tạo điều kiện cho các dân
tộc ở châu Âu có sự giao thoa, qua đó hình thành bản sắc riêng của châu lục thì tại Đông Nam
Á, sự chia rẽ về mặt địa lý, ảnh hưởng của các nước lớn trong khu vực, của các đế quốc trong
giai đoạn thuộc địa và ảnh hưởng của Chiến tranh lạnh đã khiến các dân tộc Đông Nam Á phần

nào bị chia rẽ, ít giao lưu và hiểu biết về nhau hơn, đặc biệt so với EU.
. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CỦA ASEAN VỚ CÁC KHỐI VÀ KHU VỰC

KHÁC
ASEM – Diễn đàn Á – Âu:

1.

a. Vài nét về ASEM
Tháng 3/1996, Tiến trình Hợp tác Á-Âu (Asia-Europe Meeting - gọi tắt là ASEM) chính
thức thành lập theo sáng kiến của Singapore, Pháp, và dưới sự ủng hộ tích cực của ASEAN.
Đây là diễn đàn đối thoại phi chính thức giữa các Nguyên thủ và Người đứng đầu Chính phủ
các nước thành viên ASEM (53 thành viên trong đó 30 thành viên nước Châu Âu và 21 thành
viên nước Châu Á), Uỷ ban châu Âu (EC) và Ban thư ký ASEAN. Đến nay, các thành viên
ASEM chiếm 58% dân số thế giới, gần 60 % tổng kim ngạch thương mại thế giới và khoảng
50% GDP toàn cầu.
Mục tiêu là tạo dựng một mối quan hệ đối tác mới toàn diện giữa Á - Âu vì sự tăng
trưởng mạnh mẽ hơn và tạo ra sự hiểu biết sâu sắc hơn giữa nhân dân hai châu lục và thiết lập
đối thoại chặt chẽ giữa các đối tác bình đẳng, duy trì và tăng cường hòa bình và ổn định cũng
như phát huy các điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế và xã hội bền vững.
Nguyên tắc hoạt động: Theo 6 nguyên tắc đề ra trong “Khuôn khổ Hợp tác Á-Âu 2000”
(AECF 2000), thông qua tại Cấp cao ASEM 2, tháng 4/1998 và Cấp cao ASEM 3, tháng
10/2000:
- Đối tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi;
- ASEM là một tiến trình mở và tiệm tiến, không chính thức nên không nhất thiết phải thể
chế hóa;
- Quyết định trên cơ sở đồng thuận chứ không ký kết hay bỏ phiếu;
- Tăng cường nhận thức và hiểu biết lẫn nhau thông qua một tiến trình đối thoại và tiến tới
Trang


hợp tác trong việc xác định các ưu tiên cho các hoạt động phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau;

22

- Triển khai cả 3 lĩnh vực hợp tác chủ yếu với sự thúc đẩy đồng đều - tăng cường đối thoại
chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế và đẩy tới hợp tác trong các lĩnh vực khác;


Quan hệ kinh tế quốc tế
- Việc mở rộng thành viên được thực hiện trên cơ sở nhất trí chung của các Vị đứng đầu Nhà
nước và Chính phủ.
b. Các chương trình hợp tác kinh tế của ASEM:
Đối thoại chính trị:
ASEM tiến hành đối thoại chính trị ở nhiều cấp, tập trung vào các vấn đề lớn mang tính
toàn cầu, khu vực, hoặc các điểm nóng trong tình hình quốc tế.
Tuy vẫn phản ánh khác biệt về quan điểm và giá trị giữa hai châu lục, đối thoại đã giúp
hai bên gia tăng điểm đồng, đi đến nhận thức chung về sự cần thiết của hợp tác đa phương trong
ứng phó với các thách thức toàn cầu, trong đó ASEM cần thúc đẩy đối thoại và chủ nghĩa đa
phương với vai trò trung tâm của Liên Hợp quốc.
Hợp tác kinh tế-tài chính:
Tập trung vào 3 lĩnh vực thương mại, đầu tư, tài chính. Hợp tác thương mại và đầu tư
được thúc đẩy thông qua "Kế hoạch Hành động Thuận lợi hoá Thương mại" (TFAP), "Kế hoạch
Hành động Xúc tiến Đầu tư" (IPAP) với sự trợ giúp của các Đầu mối liên hệ về đầu tư (ICPs).
Diễn đàn doanh nghiệp (AEBF) trở thành một kênh quan trọng thúc đẩy trao đổi giữa các doanh
nghiệp của hai châu lục.
Hợp tác tài chính được đánh giá cao nhất là Quỹ Tín thác ASEM. Ngoài ra, các thành
viên ASEM đã nhất trí thiết lập “Cơ chế đối thoại nhằm đối phó với những trường hợp khẩn
cấp” về tài chính và “Khuôn khổ hỗ trợ đối thoại ASEM”.
Hợp tác phối hợp chính sách trên các diễn đàn kinh tế đa biên, nhất là trong WTO cũng
được thúc đẩy. Một số lĩnh vực như năng lượng, giao thông, bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí

tuệ, du lịch, thương mại điện tử, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ… là những lĩnh
vực tiềm năng mà Tuyên bố Hà Nội về Quan hệ đối tác kinh tế Á-Âu chặt chẽ hơn (thông qua
tại ASEM 5 Hà Nội) nhấn mạnh.
Tuy nhiên, kênh thương mại-đầu tư gần đây bị đình trệ. Việc triển khai các Kế hoạch và
Tuyên bố còn chậm; họp Bộ trưởng Kinh tế (EMM) bị gián đoạn từ 2003 và dự kiến có thể nối
lại tại Ấn Độ vào cuối năm 2009.
Hợp tác trên các lĩnh vực khác:

Trang
23

Đây là mảng hợp tác thành công nhất về phạm vi, mức độ và sự tham gia, góp phần tăng
cường hiểu biết giữa nhân dân Á - Âu.


Quan hệ kinh tế quốc tế
Đối thoại văn hóa văn minh được coi là một trọng tâm hợp tác ASEM nhằm tăng cường
hiểu biết, khoan dung. Đến nay, đã có ba Hội nghị Bộ trưởng Văn hoá - Văn minh được tổ
chức, lần gần đây nhất tại Ma-lai-xi-a, ngày 21-24/4/2008.
Các hoạt động tăng cường giao lưu giữa hai châu lục phần lớn thực hiện thông qua Quỹ
Á – Âu (ASEF), có trụ sở tại Singapore. Đây là thực thể có ban điều hành duy nhất trong
ASEM, gồm các chính phủ, các tổ chức dân sự, thanh niên, sinh viên và học sinh. Quỹ đã triển
khai được hơn 450 dự án (Hội nghị Giám đốc các trường đại học ASEM, mạng lưới các trường
đại học Á-Âu, học bổng kép ASEM-DUO, các cuộc đối thoại…), thu hút hơn 177.000 công dân
Á-Âu tham gia.
Một số sáng kiến y tế cũng thu hút được sự quan tâm của thành viên ASEM. Hoạt động
hợp tác trên lĩnh vực môi trường, khoa học công nghệ, tư pháp cũng được thúc đẩy.
2.

Khu vực Tự do thương mại ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)


a. Vài nét về ACFTA
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ASEAN-China Free Trade Area
(ACFTA) hay CAFTA là khu vực mậu dịch tự do được ký kết giữa Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ý tưởng của việc thành lập khu vực mậu dịch vào
tháng 1 năm 2010 được nêu ra và ký nghị định khung vào 4 tháng 10 năm 2002 tại thủ đô
Phnom Penh của Campuchia. Hiệp định ký kết bắt đầu có hiệu lực vào 01/01/2010. Đây là khu
vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới xét về diện tích và dân số (1,9 tỉ người trong đó Trung
Quốc là hơn 1,3 tỉ người), nhưng đứng thứ 3 về tổng thu nhập quốc dân sau Khu vực Mậu dịch
Tự do Bắc Mỹ và khu vực mậu dịch tự do của châu Âu. Bước đầu, theo thỏa thuận chung, các
quốc gia thành viên (gồm Trung Quốc và 6 nước sáng lập ASEAN là Brunei, Indonesia, Mã
Lai, Philippines, Singapore và Thái Lan) sẽ gỡ bỏ 90% hàng rào thuế quan đối với hàng hóa
nhập khẩu của nhau kể từ năm 2010.
Tháng 11/2002, ASEAN và Trung Quốc ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn
diện. Hiệp định này là tiền đề cho hai bên tiếp tục đàm phán và ký kết các Hiệp định khác nhằm
thiết lập Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc. Cụ thể:
 Tháng 11/2004, ASEAN và Trung Quốc ký kết Hiệp định về Thương mại Hàng hóa (Hiệp định

này đến nay đã được sửa đổi 2 lần vào năm 2006 và 2010). Hiệp định này có hiệu lực từ tháng
7/2005

Trang
24

 Tháng 1/2007, ASEAN và Trung Quốc ký kết Hiệp định về Thương mại Dịch vụ. Hiệp định

này có hiệu lực từ tháng 7/2007.


Quan hệ kinh tế quốc tế

 Tháng 8/2009, ASEAN và Trung Quốc ký kết Hiệp định về Đầu tư. Hiệp định này có hiệu lực

từ tháng 2/2010
b. Cam kết của Việt Nam – Trung Quốc trong Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Trung
Quốc (ACFTA)
Việt Nam cam kết cắt giảm thuế quan trong ACFTA
Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan của 90% số dòng thuế trong vòng 10 năm, linh hoạt
đến lộ trình cuối cùng vào năm 2018. Số dòng thuế còn lại Việt Nam cam kết cắt giảm về từ 5%
đến 50% vào cuối lộ trình là năm 2020. Để thực hiện cam kết của Việt Nam, Bộ Tài chính đã
ban hành Thông tư 166/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN –
Trung Quốc (ACFTA) giai đoạn 2015-2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015:
 Từ 1/1/2015, Việt Nam cắt giảm thêm 3691 dòng thuế xuống 0% so với năm 2014 (nâng số

dòng thuế cắt giảm về 0% là 7983 dòng, chiếm 84,11% tổng biểu), tập trung vào các nhóm mặt
hàng: chất dẻo & chất dẻo nguyên liệu, đồ nội thất & các sản phẩm từ gỗ, máy móc thiết bị, linh
kiện phụ tùng, máy vi tính và các sản phẩm linh kiện điện tử, vải may mặc, nguyên phụ liệu dệt
may, da giầy, sản phẩm dệt may, và 1 số sản phẩm sắt thép. Thuế suất 2016, 2017 giữ nguyên so
với năm 2015.
 Từ 1/1/2018, có thêm 588 dòng thuế cắt giảm xuống 0% nâng số dòng thuế cắt giảm về 0% lên

8571 dòng, chiếm 90,3% tổng biểu, gồm một số mặt hàng chế phẩm từ thịt, chế phẩm từ rau
quả, ngũ cốc, động cơ điện, hàng gia dụng, hóa chất, linh kiện phụ tùng ô tô, vật liệu xây dựng,
nhựa, cao su, giấy…
 Đến năm 2020, có khoảng 475 dòng thuế nhạy cảm được cắt giảm xuống 5% gồm các sản

phẩm sắt thép, cáp điện, sản phẩm điện gia dụng; các sản phẩm cao su, gốm sứ, giấy, xi măng,
nhựa và các sản phẩm công nghiệp khác; các chế phẩm nông nghiệp đã qua chế biến; một số
dòng xe tải và xe chuyên dụng …
 Những dòng duy trì thuế suất cao hoặc không cam kết cắt giảm thuế quan gồm 456 dòng thuế,


gồm: trứng gia cầm, đường, thuốc lá, động cơ, phương tiện vận tải (ô tô, xe máy trừ xe tải 6-10
Trang

tấn), xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, một số mặt hàng liên quan đến an ninh quốc phòng.
25
Trung Quốc cam kết cắt giảm thuế quan dành cho Việt Nam


×