Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học ứng dụng vào xây dựng nền tảng trí tuệ kinh doanh trên đám mây mã nguồn mở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.95 KB, 34 trang )

Header Page 1 of 126.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC
ỨNG DỤNG VÀO
XÂY DỰNG NỀN TẢNG TRÍ TUỆ KINH DOANH TRÊN ĐÁM MÂY MÃ
NGUỒN MỞ

TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM
SINH VIÊN: BÙI ĐẮC THỊNH
MÃ SỐ: 1212037
LỚP: CAO HỌC KHOÁ K22

TP.HCM, 2012

Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

LỜI CÁM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn Khoa Công Nghệ Thông Tin, trường Đại
Học Khoa Học Tự Nhiên, Tp.HCM đã tạo điều kiện tốt cho em tiếp cận môn học
“Phương pháp nghiên cứu khoa học”.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Kiếm, là người đã tận tình
truyền đạt kiến thức, hướng dẫn, chỉ bảo chúng em trong suốt thời gian thực hiện
báo cáo môn học.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong Khoa Công nghệ


Thông tin cùng các bạn bè thân hữu đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cũng như động
viên để em hoàn thiện hơn báo cáo của mình.
Chúng em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến ba, mẹ, các anh chị và bạn bè đã
ủng hộ, giúp đỡ và động viên chúng em trong những lúc khó khăn cũng như trong
suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Mặc dù chúng em đã cố gắng hoàn thành báo cáo trong phạm vi và khả năng
cho phép, nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự cảm
thông và tận tình chỉ bảo của quý Thầy Cô và các bạn.
Học viên thực hiện
Bùi Đắc Thịnh

Footer Page 2 of 126.


Header Page 3 of 126.

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................................................. II
MỤC LỤC .........................................................................................................................................................I
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................................................. III
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................................................ III
TỔNG QUAN ................................................................................................................................................... 1
1.1

TỔNG QUAN TIỂU LUẬN ............................................................................................................... 1

1.2

NỘI DUNG TIỂU LUẬN ................................................................................................................... 1


CHƯƠNG 1. KHOA HỌC VÀ CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO .......................................................... 2
1.1

KHOA HỌC .......................................................................................................................................... 2

1.2

NGHIEN CỨU KHOA HỌC .................................................................................................................... 2

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO KHOA HỌC TRONG TIN HỌC VÀ CÁC NGUYÊN
TẮC SÁNG TẠO THÔNG DỤNG ................................................................................................................. 4
2.1

2.2

PHƯƠNG PHAP LUẬN SANG TẠO TRIZ ............................................................................................... 4
2.1.1

Giới Thiệu ................................................................................................................................ 4

2.1.2

TRIZ và các 40 Nguyên tắc Sáng Tạo ...................................................................................... 5

CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO THÔNG DỤNG TRONG TIN HỌC ........................................................... 6
2.2.1

Nguyên tắc phân nhỏ ............................................................................................................... 7

2.2.2


Nguyên tắc tách khỏi ................................................................................................................ 7

2.2.3

Nguyên tắc kết hợp ................................................................................................................... 8

2.2.4

Nguyên tắc vạn năng ................................................................................................................ 8

2.2.5

Nguyên tắc dự phòng ............................................................................................................... 9

2.2.6

Nguyên tắc sao chép ................................................................................................................ 9

2.2.7

Nguyên tắc đảo ngược ........................................................................................................... 10

2.2.8

Nguyên tắc tự phục vụ ............................................................................................................ 10

2.2.9

Nguyên tắc rẻ thay cho đắt .................................................................................................... 10


2.2.10

Nguyên tắc đồng nhất ............................................................................................................ 11

CHƯƠNG 3. TRÍ TUỆ KINH DOANH .................................................................................................... 12
3.1

GIỚI THIỆU TRÍ TUỆ KINH DOANH .................................................................................................... 12
3.1.1

Kho Dữ Liệu ........................................................................................................................... 13

3.1.2

Kỹ Thuật Khai Thác Dữ Liệu ................................................................................................. 13

3.2

TRÍ TUỆ KINH DOANH TRUYỀN THỐNG ............................................................................................ 15

3.3

TRÍ TUỆ KINH DOANH VÀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ............................................................................ 16

i
Footer Page 3 of 126.


Header Page 4 of 126.


3.3.1

Điện Toán Đám Mây .............................................................................................................. 16

3.3.2

Trí Tuệ Kinh Doanh trên Điện Toán Đám Mây ..................................................................... 18

CHƯƠNG 4. NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO TRONG TRÍ TUỆ KINH DOANH ................................... 20
4.1

4.2

PHÂN TÍCH SỰ ÁP DỤNG CÁC QUY TẮC SÁNG TẠO VÀO TRÍ TUỆ KINH DOANH ............................. 20
4.1.1

Phân nhỏ - Tách khỏi – Kết hợp – Vạn năng: ........................................................................ 20

4.1.2

Dự Phòng – Sao Chép ............................................................................................................ 23

4.1.3

Tự Phục Vụ - Linh Động ........................................................................................................ 23

4.1.4

Rẻ thay cho đắt....................................................................................................................... 23


4.1.5

Đồng nhất .............................................................................................................................. 24

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP KẾT HỢP TRÍ TUỆ KINH DOANH VÀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ......................... 24
4.2.1

Lợi Ích .................................................................................................................................... 24

4.2.2

Vấn Đề Lo Ngại ..................................................................................................................... 25

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN .......................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................. 29

ii
Footer Page 4 of 126.


Header Page 5 of 126.

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1-1: Mối quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu [1] ..........................................3
Hình 2-1: TRIZ kế thừa từ nhiều nguồn khoa học [1] ................................................5
Hình 3-1:Mô hình dữ liệu MOLAP ..........................................................................14
Hình 3-2: Mô hình dữ liệu ROLAP ..........................................................................14
Hình 3-3: Mô hình dữ liệu HOLAP ..........................................................................15
Hình 3-4: Mô hình định nghĩa đám mây của NIST [3].............................................17

Hình 3-5: Ba mô hình dịch vụ: IaaS - PaaS – SaaS ..................................................18
Hình 4-1: Mô hình kiến trúc tổng quan dịch vụ trí tuệ kinh doanh ..........................21
Hình 4-2: Minh hoạ cho mô hình dữ liệu hệ thống BI [8] ........................................22
Hình 4-3: Đề xuất giải pháp cho mô hình BI trong đám mây mã nguồn mở [8] ......24

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2-1: Danh sách các nguyên tắc hay sử dụng chung với nhau ............................6

iii
Footer Page 5 of 126.


Header Page 6 of 126.

TỔNG QUAN
1.1

TỔNG QUAN TIỂU LUẬN
Nhằm đáp ứng yêu cầu môn học “Phương pháp nghiên cứu khoa học”, đồng

thời thể hiện sự đam mê công nghệ tri thức trong tin học, em đã tìm hiểu những
nguyên tắc sáng tạo và kiến thức liên quan đến tri thức trong tin học để thực hiện
bài tiêu luận này. Cụ thể, em thực hiện tìm hiểu những phương pháp sáng tạo khoa
học đã được áp dụng cho việc xây dựng nền tảng trí tuệ kinh doanh trên đám mây
mã nguồn mở (Business Intelligence on Cloud Computing).
1.2

NỘI DUNG TIỂU LUẬN

Tiểu luận bao gồm 5 chương, chia thành các nội dung chính như sau:

Chương 1: Khoa học và các nguyên tắc sáng tạo
Chương 2: Phương pháp sáng tạo khoa học trong tin học và những nguyên tắc sáng
tạo thông dụng
Chương 3: Trí tuệ kinh doanh
Chương 4: Nguyên tắc sáng tạo trong Trí tuệ kinh doanh
Chương 5: Kết luận và hướng phát triển

1
Footer Page 6 of 126.


Header Page 7 of 126.

CHƯƠNG 1.

KHOA HỌC VÀ CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO

| Chương này giới thiệu tổng quan về khoa học, nghiên cứu khoa học, bản
chất logic khoa học, vấn đề khoa học cùng với các phương pháp đi liền với nguyên
tắc sáng tạo trong khoa học. Qua chương này, ta có thể nắm được những khái niệm
cơ bản trong khoa học sáng tạo và có khả năng sáng tạo trong việc giải quyết vấn
đề.
1.1

Khoa Học
Khoa học được hiểu là “ hệ thống tri thức về mọi loại quy luât vật chất và

sự vận động của vât chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy “. Hệ thống
tri thức được nói ở đây là hệ thống tri thức khoa học, khác với tri thức kinh nghiệm.
[1].

Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích luỹ một cách ngẫu nhiên
từ trong đời sống hàng ngày. Nhờ tri thức kinh nghiệm, con người có được những
hình dung thực tế về các sự vật, biết cách phản ứng trước tự nhiên, biết ứng xử
trong các quan hệ xã hội. Tri thức kinh nghiệm ngày càng trở nên phong phú, chứa
đựng những mặt đúng đắn, nhưng riêng biệt chưa thể đi sâu vào bản chất các sự vật,
và do vậy tri thức kinh nghiệm chỉ giúp cho con người phát triển đến một khuôn
khổ nhất định. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm luôn là một cơ sở quan trọng cho sự
hình thành các tri thức khoa học [1].
Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích lũy một cách hệ thống nhờ
hoạt động nghiên cứu khoa học, là loại hoạt động được vạch sẳn theo một mục tiêu
xác định và được tiến hành dựa trên những phương pháp khoa học. Tri thức khoa
học không phải là sự kế tục giản đơn các tri thức kinh nghiệm, mà là sự tổng kết
những tập hợp số liệu và sự kiện ngẫu nhiên, rời rạc để khái quát hóa thành cơ sở
lý thuyết về các liên hệ bản chất.
1.2

Nghiên Cứu Khoa Học
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm

những điều mà khoa học chưa biết hoặc là phát hiện bản chất sư vật, phát triển nhận

2
Footer Page 7 of 126.


Header Page 8 of 126.

thức khoa học về thế giới hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ
thuật mới để cải tạo thế giới [1].
Có nhiều cách phân loại nghiên cứu khoa học. Ở đây ta đề cập đến phân loại

theo chức năng nghiên cứu và theo tính chất của sản phẩm tri thức khoa học thu
được nhờ kết quả nghiên cứu, được mô tả như Hình 1-1.

Hình 1-1: Mối quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu [1]

3
Footer Page 8 of 126.


Header Page 9 of 126.

CHƯƠNG 2.

PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO KHOA HỌC TRONG

TIN HỌC VÀ CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO THÔNG
DỤNG
| Chương này giới thiệu về phương pháp luận sáng tạo TRIZ và áp dụng
trong lĩnh vực tin học. Bên cạnh đó, đưa ra các nguyên tắc sáng tạo thông dụng
trong tin học từ việc đúc kết qua các thập kỉ vừa qua.
2.1

Phương Pháp Luận Sáng Tạo TRIZ
2.1.1

Giới Thiệu

Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp luận sáng tạo được xây dựng
trên nhiều cách tiếp cận khác nhau để thay cho phương pháp truyền thống thử và
sai:

-

Tiếp cận thuần tuý tâm lý như phương pháp Brainstorming

-

Tiếp cận kết hợp tâm lý với kinh nghiệm như phương pháp đối tượng tiêu điểm

-

Tiếp cận bao quát các phép thử

-

Tiếp cận dựa trên các quy luật phát triển hệ thống nhằm xây dựng phương pháp
sáng tạo

Trong các cách tiếp cận trên thì cách tiếp cận dựa trên các quy luật phát triển hệ
thống mang tính khoa học cao nhất. Điển hình của cách tiếp cận này là phương
pháp TRIZ, có nghĩa là “Lý Thuyết Giải Các Bài Toán Sáng Chế” [1].
TRIZ là một phương pháp được nghiên cứu và phát triển trong khoảng 50
năm trở lại đây, được kế thừa tri thức từ nhiều nguồn khoa học – được minh họa
như Hình 2-1, là một cuộc đổi mới cho thiết kế hệ thống. Một cách đơn giản, TRIZ
là chuổi những thủ thuật sáng tạo giúp nhìn thấy vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau,
hiểu thấu đáo vấn đề thực sự là gì, và nhìn ra các giải pháp có thể. TRIZ có nhiều
cấp bậc thực hiện, từ việc sử dụng các công cụ của nó một cách riêng lẻ để có được
những lời giải tốt, đến việc làm việc một cách hệ thống nhờ chuổi các kỹ thuật sáng
tạo và tìm ra đáp án tốt nhất cho vấn đề khoa học.

4

Footer Page 9 of 126.


Header Page 10 of 126.

Hình 2-1: TRIZ kế thừa từ nhiều nguồn khoa học [1]

2.1.2

TRIZ và các 40 Nguyên tắc Sáng Tạo

TRIZ nhanh chóng trở thành lý thuyết lớn với hệ thống công cụ thuộc loại hoàn
chỉnh nhất trong lĩnh vực sáng tạo và đổi mới. Nổi bật là TRIZ bao gồm 9 quy luật
phát triển hệ thống với 40 nguyên tắc sáng tạo cơ bản để giải quyết các mâu thuẫn
kỹ thuật.
Dựa trên những nhận xét trong [2], em thống kê lại danh sách các nguyên tắc
thường được sử dụng chung với nhau, mô tả như Bảng 2-1.

5
Footer Page 10 of 126.


Header Page 11 of 126.

Nhóm các nguyên tắc thường sử dụng

Ý nghĩa

chung với nhau


Chia đối tượng thành các thành phần độc lập với
nhau, từ đó tách các tính chất riêng biệt khỏi đối
Nguyên tắc phân nhỏ, tách khỏi, phẩm

tượng, làm cho mỗi phần nhỏ của đối tượng có những

chất cục bộ, kết hợp, vạn năng, linh động.

tính chất khác nhau. Các thành phần rời rạc linh động
có thể tháo ghép với nhau làm cho sự kết hợp trở nên
đa dạng.

Nguyên tắc chứa trong, phân nhỏ, tách
khỏi, kết hợp, đẳng thế, liên tục tác động
có ích.

Nguyên tắc vượt nhanh, tác động theo chu
kì, thay thế sơ đồ cơ học, phân huỷ hoặc
tái sinh, sử dụng chuyển pha.

Nguyên tắc biến hại thành lợi, tách khỏi,
kết hợp, đảo ngược
Nguyên tắc tự phục vụ, tách khỏi, vạn
năng, liên tục tác động có ích, quan hệ

Đặt một đối tượng bên trong đối tượng khác, có thể
phân nhỏ các đối tượng ra và xem chúng ngang bằng
nhau. Thông qua các đối tượng liên tục tác động với
nhau để tạo ra lợi ích.
Vượt nhanh các giai đoạn nguy hiểm hoặc cần thiết

trong chu kì tác động đến đối tượng. Tuỳ theo sự vượt
nhanh mà ta sử dụng các sơ đồ khác nhau, các pha
khác nhau…
Bằng cách kết hợp tác nhân có hại với các tác nhân
không có hại khác để biến cái khuyết điểm thành ưu
điểm, đảo ngược tính chất của đối tượng.
Để đối tượng tự vận động, các mâu thuẫn bên trong sẽ
quyết định sự phát triển của đối tượng.

phản hồi
Nguyên tắc sao chép, tách khỏi, chuyển
sang chiều khác, sử dụng trung gian, rẻ
thay cho đắt, thay thế sơ đồ cơ học, thay

Bằng cách thay đổi các phần khác nhau của đối tượng,
sử dụng bản sao thay thế để đạt được hiệu suất cao
hơn

đổi màu sắc

Bảng 2-1: Danh sách các nguyên tắc hay sử dụng chung với nhau

2.2

Các Nguyên tắc Sáng Tạo Thông Dụng Trong Tin Học
Từ sau cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin là ngành học

phát triển mạnh mẽ cùng với nhiều sáng tạo mang tính đột phá, thay đổi hoàn toàn
cuộc sống và xã hội loài người. Nhìn vào lịch sử phát triển ta có thấy sự hiện diện


6
Footer Page 11 of 126.


Header Page 12 of 126.

của phương pháp luận sáng tạo cùng các nguyên tắc sáng tạo trong từng sản phẩm,
từng lĩnh vực hẹp của tin học. Dựa theo khảo sát các vấn để trong tin học, em thực
hiện thống kê lại những nguyên tắc sáng tạo thông dụng trong tin học cùng những ví
dụ ứng dụng tương ứng.
2.2.1
-

Nguyên tắc phân nhỏ

Nội dung: chia đối tượng thành các thành phần độc lập với nhau, làm cho
chúng trở nên tháo ráp được và tăng mức độ phân nhỏ đối tượng muốn xét đến
[2].

-

Ứng dụng trong tin học:
1. Chương trình phần mềm được chia nhỏ ra làm nhiều module, mỗi

module có nhiều chức năng, mỗi chức năng được minh hoạ bởi nhiều
hàm riêng biệt. Các module có tính lỏng lẻo cao có thể tháo ráp được.
2. Các thuật toán tìm kiếm nhị phân, sắp xếp dãy Quicksort,… chia nhỏ và

phân hoạch đối tượng ra làm nhiều phần riêng biệt nhằm giảm độ phức
tạp thuật toán.

3. Phân hoạch ngôn ngữ chính quy L thành các tập con phân biệt nhằm tối

tiểu automat hữu hạn đơn định biễu diễn ngôn ngữ đó.
2.2.2
-

Nguyên tắc tách khỏi

Nội dung: tách phần gây “phiền phức” (tính chất “phiền phức”) hay ngược lạ,
tách phần duy nhất “cần thiết” (tính chất “cần thiết”) ra khỏi đối tượng [2].

-

Ứng dụng trong tin học:
1. Hệ thống ERP bao gồm nhiều module, mỗi module có thể sử dụng riêng

cho từng yêu cầu như: module Kế toán có thể dùng riêng cho lãnh vực
kế toán, module Nguồn nhân lực,… Khi đó công ty có thể dùng toàn bộ
hệ thống cho công việc của mình, nhưng cũng có thể dùng một hay một
vài module nào đó cần thiết cho công việc của mình thôi để giảm bớt chi
phí

7
Footer Page 12 of 126.


Header Page 13 of 126.

2.2.3
-


Nguyên tắc kết hợp

Nội dung: kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dành cho các
đối tượng kế cận hoặc kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc
kế cận. Đối tượng mới được tạo nên do sự kết hợp, thường có những tính chất,
khả năng mà đối tượng riêng rẽ chưa từng có. Điều này có nguyên nhân sâu xa
là lượng đổi thì chất cũng đổi và do tạo được sự thống nhất của các mặt đối lập
[2].

-

Ứng dụng trong tin học:
1. Trong công nghệ Multi core, nguyên lý kết hợp thể hiện rất rõ trong việc

chế tạo CPU có hai hay nhiều nhân (kết hợp nhiều nhân) xử lý vật lý
hoạt động song song với nhau, mỗi nhân đảm nhiệm một công việc
riêng biệt nhau.
2. Smartphone là sự kết hợp của chiếc điện thoại thông thường và máy tính

cá nhân, thể hiện qua giao diện người dùng và các chức năng.
2.2.4
-

Nguyên tắc vạn năng

Nội dung: Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó là không
cần sự tham gia của đối tượng khác. Nguyên tắc này đóng vai trò quan trọng
trong thiết kế, chế tạo, dự báo …, vì nó phản ánh khuynh hướng phát triển,
tăng số chức năng mà đối tượng có thể thực hiện được [2].


-

Ứng dụng trong tin học:
1. Máy tính ngày nay ngoài chức năng đáp ứng công việc còn là trung tâm

giải trí với nhiều ứng dụng, dịch vụ chức năng như nghe nhạc, xem
phim, chơi game…
2. Điện thoại di động: tích hợp hầu hết các chức năng của máy tính điện tử,

không chỉ là nghe gọi thông thường nữa.
3. CPU xử lý siêu phân luồng, xử lý đa nhiệm thông minh.

8
Footer Page 13 of 126.


Header Page 14 of 126.

2.2.5
-

Nguyên tắc dự phòng

Nội dung: Ít có cộng việc nào có thể thực hiện với độ tin cậy tuyệt đối. Đấy là
chưa kể điều kiện, môi trường, hoàn cảnh với thời gian cũng thay đổi. Do vậy
cần phải tiên liệu trước những mạo hiểm, rủi ro, tai nạn, ốm đau, bệnh tật, thiên
tai có thể xảy ra mà có phương pháp phòng ngừa từ trước. Nguyên tắc dự
phòng bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị các
phuơng tiện báo động, ứng cứu, an toàn [2].


-

Ứng dụng trong tin học:
1. Thiết bị UPS : Dùng cho việc dự phòng khi cúp điện đột ngột, thì lúc đó

máy vẫn làm việc bình thường trong một khoảng thời gian nhật định nào
đó đủ để chúng ta có những thao tác sao lưu dữ liệu, tắt máy đúng qui
trình … tránh những lỗi gây ra do mất điện đột ngột.
2. Các ứng dụng đều có chức năng backup dữ liệu theo định kỳ hoặc do

người dùng tự backup
3. Các phần mềm SVN giúp sao lưu phiên bản

2.2.6
-

Nguyên tắc sao chép

Nội dung: thay vì sử dụng cái không được phép, phức tạp đắt tiền, không tiện
lợi dễ vỡ, nguyên tắc sao chép sử dụng bản sao để thay thế đối tượng hay hệ
các đối tượng. Từ “sao chép” cần hiểu theo nghĩa rộng: phản ánh những cái
chính của đối tượng, cần thiết cho việc giải bài toán, nếu như làm trực tiếp đối
tượng gặp khó khăn [2].

-

Ứng dụng trong tin học:
1. Phần mềm tìm đường đi ngắn nhất được thực hiện trên trên bản đồ (sao


chép theo tỉ lệ xích phù hợp) sẽ dễ dàng hơn.
2. Các phần mềm giả lập các mô hình thực tế như mô hình lái máy bay,

các dây chuyền sản xuất, cách cài đặt phần mềm.

9
Footer Page 14 of 126.


Header Page 15 of 126.

2.2.7
-

Nguyên tắc đảo ngược

Nội dung: nguyên tắc này làm phần chuyển động của đối tượng (hay mội
trường bên ngoài) thành đứng yên và ngược lại phần đứng yên thành chuyển
động [2].

-

Ứng dụng trong tin học:
1. Phương pháp chứng minh phản chứng trong toán tin học
2. Trong bài toán mật mã, nội dung của văn bản thật thường bị ảm hóa

thành những ký tự khác trước khi lưu trữ, Một trong những cách này là
đảo ngược ký tự này thành ký tự khác bằng bảng tổng quát để định
nghĩa sự thay thế được tạo ra.
2.2.8

-

Nguyên tắc tự phục vụ

Nội dung: Nguyên tắc này yêu cầu đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực
hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa thông qua việc sử dụng phế liệu, chất thải,
năng lượng dư [2].

-

Ứng dụng trong tin học:
1. Các phương pháp học không giám sát có khả năng tự học từ những bộ

dữ liệu mẫu đầu vào và cập nhật bộ trọng số tương ứng phù hợp, từ đó
phân lớp đúng đối tượng.
2. Các phần mềm hiện nay thông thường đều có chế độ tự động thực hiện

một số công việc theo lịch trình sẵn.
2.2.9
-

Nguyên tắc rẻ thay cho đắt

Nội dung: Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng
kém hơn. Có nhiều nguyên nhân để ta phải thay thế đối tượng đắt tiền bởi đối
tượng rẻ tiền, ví dụ: dùng một lần để khỏi mất thời gian bảo hành, sửa chữa [2].

-

Ứng dụng trong tin học:

1. Các dịch vụ hosting server, domain… có những loại hình dịch vụ với

chất lượng và giá cả khác nhau để phù hợp với từng đối tượng người
dùng.

10
Footer Page 15 of 126.


Header Page 16 of 126.

2. Một số loại máy tính cá nhân được giản lược đi những phần cứng không

cần thiết để tập trung tối ưu hoá chức năng mà giá tiền không đổi: phần
cứng không cần thiết sử dụng loại rẻ, phần cần thiết sử dụng loại đắt.
2.2.10
-

Nguyên tắc đồng nhất

Nội dung: những đối tượng, tương tác với các đối tượng cho trước, phải được
làm từ cùng vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với các vật liệu để
tạo đối tượng cho trước [2].

-

Ứng dụng trong tin học:
1. Trong phần mềm ứng dụng, các form nhập liệu phải có giao diện chuẩn

như: màu sắc, cách bố cục các nút, textbox, label … phải giống nhau.

Các form thông báo phải đống nhất như : Thông báo cần chú ý phải có
màu đỏ, các form hỏi đáp phải có các biểu tượng như dấu “?” phải giống
nhau… để tránh gây nhập nhằng cho người dùng.
2. Các chương trình phần mềm 32 bit/ 64 bit phải được cài đặt trên hệ điều

hành 32 bit/ 64 bit tương ứng.

11
Footer Page 16 of 126.


Header Page 17 of 126.

CHƯƠNG 3.

TRÍ TUỆ KINH DOANH

| Nội dung chương này giới thiệu lý thuyết tổng quan về trí tuệ kinh doanh
và sự phát triển của kĩ thuật này qua các thời kì.
3.1

Giới Thiệu Trí Tuệ Kinh Doanh
Trí tuệ kinh doanh (Business Intelligence – BI) là lĩnh vực ứng dụng các kỹ

thuật phân tích, thống kê cũng như khai phá dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để
phân tích dữ liệu trực tuyến, kết xuất ra những báo biểu, rút trích thông tin có ý
nghĩa về tình hình kinh doanh, khách hàng, thị trường, đối tác, … giúp các nhà quản
lý và chủ doanh nghiệp nhận diện một số hiện tượng bất thường, tình trạng, xu thế
trong kinh doanh nhằm hỗ trợ họ ra những quyết định kinh doanh kịp thời và phù
hợp.

Theo Garner, trí tuệ kinh doanh là “Một lớp rộng lớn những ứng dụng và
công nghệ để thu thập, lưu trữ, phân tích, chia sẻ và cho phép truy xuất dữ liệu để
giúp cho người quản trị doanh nghiệp có những quyết định kinh doanh tốt hơn” [3].
Những lợi ích mà trí tuệ kinh doanh mang lại cho doanh nghiệp:
-

Trí tuệ kinh doanh làm tăng khả năng kiểm soát thông tin của doanh nghiệp
một cách chính xác, hiệu quả từ đó có thể phân tích, khai phá tri thức giúp
doanh nghiệp có thể dự đoán về xu hướng của giá cả dịch vụ, hành vi khách
hàng, phát hiện khách hàng tiềm năng để đề ra các chiến lược kinh doanh
phù hợp nhằm tăng khả năng cạnh tranh doanh nghiệp.

-

Trí tuệ kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp sử dụng thông tin một cách
hiệu quả, chính xác để thích ứng với môi trường thay đổi liên tục và cạnh
tranh khốc liệt của thị trường.

-

Ra các quyết định kinh doanh hiệu quả hơn:
o Xác định được vị trí và sức cạnh tranh của doanh nghiệp
o Phân tích hành vi khách hàng, quan hệ khách hàng, dự đoán và xác
định khách hàng tiềm năng,…
o Xác định mục đích và chiến lược tiếp thị

12
Footer Page 17 of 126.



Header Page 18 of 126.

o Dự đoán tương lai của doanh nghiệp
o Xây dựng chiến lược kinh doanh
Trong trí tuệ kinh doanh thì kho dữ liệu (Data Warehouse) là cốt lõi của hệ
thống. Một cách cơ bản, kho dữ liệu là một cơ sở dữ liệu thông minh giúp hỗ trợ
người dùng trong việc phân tích dữ liệu, tích hợp với những phần mềm hỗ trợ khai
thác tập dữ liệu đó.
3.1.1

Kho Dữ Liệu

Kho dữ liệu là tập hợp dữ liệu tích hợp, được thu thập theo hướng chủ đề, được tồn
tại cố định một thời gian và dựa vào biến thời gian [4].
Dữ liệu tích hợp (Integrated): dữ liệu từ kho dữ liệu được tích hợp từ nhiều

-

nguồn dữ liệu khác nhau có cấu trúc khác nhau, được xây dựng và khai thác
với những hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau.
Hướng chủ đề (Subject-Oriented): kho dữ liệu tập trung vào nhu cầu phân

-

tích ở nhiều cấp độ khác nhau trong quá trình ra quyết định, có nghĩa là
hướng về các chủ đề cần phân tích, cung cấp một khung nhìn đơn giản và súc
tích xung quanh các sự kiện của chủ đề. Những chủ đề này sẽ thay đổi khác
nhau ở từng doanh nghiệp, tổ chức và ở từng lĩnh vực.
Dữ liệu cố định (Non-volatile): dữ liệu trong kho dữ liệu tồn tại cố định trong


-

một thời gian. Thời gian hoạt động và tồn tại của dữ liệu trong kho dữ liệu
dài hơn so với dữ liệu tác nghiệp thông thường. Dữ liệu không bị xoá, cập
nhật hay chèn liên tục theo biến động của nghiệp vụ hằng ngày mà chỉ được
làm mới dữ liệu định kì. Dữ liệu được lưu trữ lâu dài trong kho dữ liệu..
-

Biến thời gian (Time-variant): bản chất dữ liệu trong kho dữ liệu là dữ liệu
tổng hợp, được tính toán từ dữ liệu thô của các hệ thống nghiệp vụ. Dữ liệu
gắn liền với yếu tố thời gian và phụ thuộc vào thời gian.
3.1.2

3.1.2.1

Kỹ Thuật Khai Thác Dữ Liệu
Phân Tích Trực Tuyến (OLAP)

OLAP là một kỹ thuật được sử dụng để phân tích dữ liệu hiệu quả thông qua

13
Footer Page 18 of 126.


Header Page 19 of 126.

các biểu kết xuất, biểu đồ. Trong khi kho dữ liệu và dữ liệu chủ đề là phương pháp
lưu trữ dữ liệu hiệu quả cho phân tích, thì OLAP cho phép các ứng dụng truy xuất
hiệu quả dữ liệu này. Các mô hình khối dữ liệu của OLAP bao gồm: MOLAP (Hình
3-1), ROLAP (Hình 3-2) và HOLAP (Hình 3-3).


Hình 3-1:Mô hình dữ liệu MOLAP

Hình 3-2: Mô hình dữ liệu ROLAP

14
Footer Page 19 of 126.


Header Page 20 of 126.

Hình 3-3: Mô hình dữ liệu HOLAP

3.1.2.2

Khai Phá Dữ Liệu (Data Mining)

Khai phá dữ liệu là chuỗi công nghệ dùng để phân tích dữ liệu và khám phá
những mẫu tri thức ẩn. Mục tiêu của khai phá dữ liệu là tìm ra những cấu trúc đáng
quan tâm như mẫu từ thống kê, mô hình dự đoán các loại (sử dụng kỹ thuật mô hình
phân lớp - classification), các mối quan hệ ẩn,…
3.2

Trí Tuệ Kinh Doanh Truyền Thống
Ứng dụng trí tuệ kinh doanh truyền thống là một hệ thống hỗ trợ quyết định

hướng dữ liệu (Data-driven Decision Support System) được bộ phận kỹ thuật của
doanh nghiệp hoặc một tổ chức kỹ thuật thứ ba đứng ra xây dựng riêng cho doanh
nghiệp, đôi khi là một hệ thống mã nguồn mở do cộng đồng xây dựng sẵn. Việc xây
dựng hệ thống này có thể là xây dựng mới toàn bộ hoặc chỉnh sửa một hệ thống đã

có cho phù hợp với nghiệp vụ của công ty.
Hệ thống trí tuệ kinh doanh sau khi xây dựng sẽ được triển khai và vận hành
trên hệ thống máy chủ của doanh nghiệp, có thể là của nội bộ doanh nghiệp hoặc
outsourced, kết nối thông qua mạng LAN/VPN. Mô hình sử dụng thông thường là
Client-Server. Việc vận hành và bảo trì hệ thống do bộ phận kỹ thuật của doanh
nghiệp phụ trách. Dữ liệu sau khi được tập hợp từ nhiều nguồn, thông qua các dịch
vụ chuẩn bị dữ liệu, sẽ được đưa vào các kho dữ liệu chủ đề (data mart) và các khối
dữ liệu OLAP. Trí tuệ kinh doanh truyền thống chủ yếu tập trung vào việc xây dựng

15
Footer Page 20 of 126.


Header Page 21 of 126.

nên các báo cáo, biểu đồ.
Một vài phân tích gần đây được thực hiện bởi các tổ chức phân tích độc lập
(DM Review & IDC Business Intelligence Survey, tháng 10 năm 2006, 2004 và
InfoWorld & IDC Business Intelligence Survey, tháng 10 năm 2007) cho thấy
những thách thức mà việc xây dựng và triển khai hệ thống trí tuệ kinh doanh truyền
thống phải đối mặt:
Thời gian thực thi trung bình: khoảng 17 tháng, trong đó có 5 tháng để triển

-

khai cho ứng dụng phân tích hữu ích đầu tiên.
-

Chi phí trung bình hàng năm cho các phần mềm trí tuệ kinh doanh: khoảng
1.1 tỉ USD cho công ty có hơn 1000 nhân viên.


-

Tỉ lệ thành công của dự án: khoảng 31%.

-

Khả năng phù hợp: chỉ khoảng 36% khả năng các báo biểu trình bày đúng dữ
liệu đến đúng người vào đúng thời điểm.

Những hạn chế trên đã dẫn tới yêu cầu cấp thiết là cần có một giải pháp công nghệ
khác cho bài toán trí tuệ kinh doanh.
Trí Tuệ Kinh Doanh và Điện Toán Đám Mây

3.3

3.3.1
3.3.1.1

Điện Toán Đám Mây
Định nghĩa

Khái niệm điện toán đám mây có thể được xuất phát từ việc dùng hình ảnh đám
mây làm đại diện cho Internet hay các môi trường mạng có quy mô lớn. Theo NIST:
“Điện toán đám mây là một mô hình điện toán cho phép truy cập đến các tài nguyên
tính toán chia sẻ, điều chỉnh được, theo nhu cầu và một cách tiện lợi (như mạng
máy tính, các máy chủ, thiết bị lưu trữ, ứng dụng và dịch vụ). Những tài nguyên này
có thể được cấp phát và thu hồi một cách nhanh chóng, mà không tốn nhiều công
sức quản lý hay tương tác với nhà cung cấp dịch vụ” [3].


16
Footer Page 21 of 126.


Header Page 22 of 126.

Hình 3-4: Mô hình định nghĩa đám mây của NIST [3]

3.3.1.2

Tính chất

NIST nêu 5 tính chất thiết yếu của công nghệ điện toán đám mây:
-

Dịch vụ theo nhu cầu: người dùng có thể yêu cầu tăng thêm hay cắt giảm tài
nguyên tính toán bất cứ khi nào họ muốn.

-

Tính truy cập rộng rãi: cho phép người dùng có thể thực hiện các công việc
liên quan đến tài nguyên tính toán trên bất kì môi trường, nền tảng hay thiết
bị nào, miễn là có kết nối Internet.

-

Các tài nguyên tính toán được dùng chung: cùng một tài nguyên vật lý có
thể được chia sẻ, sử dụng bởi nhiều khách hàng khác nhau.

-


Tính co giãn nhanh chóng: các tài nguyên tính toán có thể được tăng hay
giảm, mở rộng hay thu hẹp theo yêu cầu một cách nhanh chóng.

-

Khả năng đo lường lượng sử dụng các tài nguyên: đây là tính chất hấp
dẫn nhất đối với người dùng vì họ dùng bao nhiêu thì trả tiền bấy nhiêu mà
không phải tốn chi phí ban đầu quá lớn cho việc đầu tư các thiết bị vật lý.

17
Footer Page 22 of 126.


Header Page 23 of 126.

3.3.1.3

Mô hình dịch vụ
Trong điện toán đám mây có 3 mô hình được xem như là dịch vụ (Hình 3-5):

hạ tầng như là một dịch vụ (Infrastructure as a Service – IaaS), nền tảng như là một
dịch vụ (Platform as a Service – PaaS) và phần mềm như là một dịch vụ (Software
as a Service – SaaS) [5].

Hình 3-5: Ba mô hình dịch vụ: IaaS - PaaS – SaaS

3.3.2

Trí Tuệ Kinh Doanh trên Điện Toán Đám Mây


Dù mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp nhưng trong thực tế các
giải pháp trí tuệ kinh doanh truyền thống được triển khai còn khá hạn chế. Một
trong những khuyết điểm của các giải pháp truyền thống đó là sự phức tạp về mặt
công nghệ khi xây dựng và vận hành. Để triển khai được các giải pháp này, đòi hỏi
doanh nghiệp phải xây dựng một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin khá phức tạp.
Hơn nữa, trong một số trường hợp còn cần phải điều chỉnh, thay đổi các ứng dụng,
hệ thống tác vụ đang hoạt động để phù hợp và hỗ trợ cho hệ thống trí tuệ kinh
doanh. Thứ hai, chi phí đầu tư cho hệ thống trí tuệ kinh doanh khá cao, đã khiến cho
các doanh nghiệp phải cân nhắc kĩ càng về tính hiệu quả so với số tiền đầu tư và
hình thành tâm lý e ngại khi tiếp cận với công nghệ này. Ngoài ra, tốc độ xử lý dữ
liệu chậm cũng là một điểm hạn chế của trí tuệ kinh doanh. Dù các nhà cung cấp
không ngừng đầu tư nghiên cứu, cải tiến các thuật toán và cấu trúc dữ liệu nhưng
điều đó cũng không bắt kịp với tốc độ gia tăng dữ liệu nhanh chóng trong các doanh
nghiệp hiện nay. Tính linh hoạt của hệ thống cũng là một vấn đề thường xuyên

18
Footer Page 23 of 126.


Header Page 24 of 126.

được đặt ra với bất kì một dự án trí tuệ kinh doanh nào. Cùng một kiến trúc tổng
quát như nhau, nhưng tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh thực tế của doanh nghiệp, các
hệ thống trí tuệ kinh doanh phải được thay đổi cho phù hợp với nhu cầu và mục
đích sử dụng. Hơn nữa, các hệ thống này thường khó mở rộng khi nhu cầu sử dụng
tăng lên. Bên cạnh đó, giải pháp trí tuệ kinh doanh đến nay vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu “quan sát” dữ liệu theo nhiều góc nhìn khác nhau ứng với từng đối tượng
sử dụng, cũng như hạn chế khả năng chia sẻ thông tin.
Sự phổ biến rộng rãi của Internet đã giúp cho người dùng có thể làm việc bất

cứ lúc nào và ở bất cứ đâu. Do đó, nhu cầu cho các ứng dụng hoạt động trên môi
trường web, dạng phần mềm như là một dịch vụ (Software as a Service – SaaS)
ngày càng gia tăng nhanh chóng, đòi hỏi các ứng dụng phải được nâng cấp, phát
triển để nâng cao tính linh động, tính sẵn sàng đáp ứng bất cứ lúc nào người dùng
có yêu cầu.
Theo IDC, nhà cung cấp thông tin toàn cầu, 43,2% các công ty cho rằng trí
tuệ kinh doanh là phù hợp nhất với mô hình SaaS so với 11 công nghệ khác [6,7].
Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều thách thức cho việc triển khai thành công, chủ yếu là hệ
thống quy mô lớn và các kho dữ liệu phức tạp. Theo kết quả khảo sát của Gartner,
điều quan trọng nhất thu hút việc đầu tư vào trí tuệ kinh doanh liên quan đến việc
đáp ứng nhanh nhu cầu của người dùng đối với dữ liệu, giảm thiểu chi phí, nâng cao
cách thức người dùng chia sẻ dữ liệu và dịch vụ tự phục vụ.

19
Footer Page 24 of 126.


Header Page 25 of 126.

CHƯƠNG 4.

NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO TRONG TRÍ TUỆ
KINH DOANH

| Nội dung chương này trình bày những phân tích về sự áp dụng những
quy tắc sáng tạo vào kĩ thuật Trí Tuệ Kinh Doanh. Qua đó, cho thấy tính hợp lý,
khả thi, những ưu điểm nổi trội và một số lưu ý cần phải cân nhắc của giải pháp kết
hợp trí tuệ kinh doanh và điện toán đám mây.
4.1


Phân Tích Sự Áp Dụng Các Quy Tắc Sáng Tạo vào Trí Tuệ Kinh Doanh
Dựa trên những kiến thức tìm hiểu được về trí tuệ kinh doanh và những

infographic thu thập được từ [8], ta nhận thấy được sự phát triển của kỹ thuật Trí
tuệ kinh doanh đi liên với việc áp dụng linh động các nguyên tắc sáng tạo.
4.1.1
-

Phân nhỏ - Tách khỏi – Kết hợp – Vạn năng:

Kỹ thuật Trí tuệ kinh doanh (BI) gồm có nhiều module kĩ thuật khác nhau:
quản lý dữ liệu nguồn, quản lý tập dữ liệu, quản lý danh sách tập giá trị, tập
tham số, quản lý tập báo biểu, thiết kế báo biểu, phân tích dữ liệu trực tuyến,
khai phá dữ liệu… Các module có thể tháo ráp, tuỳ theo tình hình doanh
nghiệp mà được cài đặt cho phù hợp. Điển hình cho hệ thống BI là ERP
(Enterprise resource planning) hỗ trợ quản lý doanh số bán hàng, dịch vụ
khách hàng, nguồn nhân lực, tài chính,…

-

Kiến trúc của một hệ thống BI bao gồm nhiều tầng riêng biệt khác nhau và
có tính kết nối với nhau, hợp thành một nền tảng hoàn chỉnh. Hình 4-1 mô tả
một framework xây dựng hệ thống BI [9].

20
Footer Page 25 of 126.


×