Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO tâm lý học tư TƯỞNG của các mác về HOẠT ĐỘNG của CON NGƯỜI TRONG tác PHẨM bản THẢO KINH tế TRIẾT học năm 1844

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.25 KB, 12 trang )

1

NHỮNG TƯ TƯỞNG CỦA C.MÁC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CON
NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM “BẢN THẢO KINH TẾ - TRIẾT HỌC”
NĂM 1844
Từ khi ra đời đến nay, tâm lý học đã phát triển qua nhiều giai đoạn,
trong mỗi giai đoạn đều xuất hiện nhiều trường phái, nhiều học thuyết, nhiều
tác giả dựa trên những cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, tiếp cận
khác nhau. Phần lớn các tác phẩm mang nội dung tâm lý đều do các nhà tâm
lý học trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên có những tác giả
không phải là nhà tâm lý học nhưng tác phẩm của ông bộc lộ nhiều nội dung
về lý luận tâm lý học rất có giá trị. Tác giả đó chính là nhà lý luận thiên tài
C.Mác, Ông sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 tại Tơria thuộc vùng Rainơ nước
Đức. Ngay từ nhỏ C.Mác đã tỏ rõ tài năng của mình, đã biết gắn hạnh phúc
của mình với hạnh phúc của mọi người, Ông nổi tiếng với bài luận văn tiếng
Đức trong kỳ thi tốt nghiệp trung học: “suy nghĩ của một thanh niên khi chọn
nghề”. Sau khi tốt nghiệp trung học, C.Mác theo ý kiến của cha đến học đại
học tại Bon rồi ở Béclin, Ông đã nghiên cứu luận án tiến sĩ triết học và bảo vệ
thành công tại trường đại học tổng hợp Giênna ngày 15 tháng 4 năm 1841 và
ra trường vào năm 1842.
C.Mác đã viết nhiều tác phẩm nổi tiếng trong đó có tác phẩm “Bản thảo
kinh tế - triết học”, tác phẩm này Ông viết từ tháng 4 đến tháng 8 năm 1844
và được xuất bản lần đầu bằng tiếng Đức, được dịch sang tiếng Việt và in trên
“C.Mác và Ph.Ăng-Ghen” toàn tập, tập 42, nhà xuất bản chính trị quốc gia sự
thật, Hà Nội năm 2000. Tác phẩm ra đời trong thời kỳ tác giả chuyển lập
trường từ duy tâm sang duy vật, từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan
phương pháp luận duy vật. Khi viết tác phẩm này Ông không đi từ một trường
phái triết học cụ thể để phê phán mà đi từ thực tế cuộc sống để phê phán chủ


2



nghĩa tư bản. Ông viết tác phẩm này không nhằm truyền bá mà để cho bản
thân mình hiểu thêm về kinh tế chính trị, trong tác phẩm này C.Mác không
trực tiếp nghiên cứu lý luận về tâm lý học, nhưng những phân tích của Ông về
con người, về hoạt động của con người, bản chất xã hội của con người và
nhân cách… đã chứa đựng nhiều nội dung về lý luận tâm lý học rất có giá trị
cho nền tâm lý học Mác xít. Tác phẩm đề cập đến nhiều nội dung về lý luận
của tâm lý học, trong đó có nội dung: “Những tư tưởng duy vật của C.Mác
về hoạt động của con người”.
Trước khi làm rõ quan niệm của C.Mác về con người và hoạt động của
con người, chúng ta hãy tìm hiểu một số quan niệm về con người của các nhà
triết học trong lịch sử.
Hêghen nhà triết học cổ điển Đức theo trường phái duy tâm đã cho
rằng: con người chỉ là cái bóng của “ý niệm tuyệt đối”, là sự tha hoá của “ý
niệm tuyệt đối”.
Đối lập với quan điểm duy tâm về con người, các nhà triết học duy vật
thời kỳ này đã đưa ra quan niệm về con người một cách khoa học hơn.
D.Điđơrô một trong các nhà tâm lý học duy vật Pháp quan niệm rằng: Linh
hồn và thể xác thống nhất hữu cơ trong một con người. Linh hồn là một tổng
thể các hiện tượng tâm lý. Linh hồn cũng là đặc tính của vật chất. Linh hồn
không tách khỏi cấu trúc cơ thể.
G.Ô. Lametri (1709 – 1751) cũng là một nhà triết học điển hình của
Pháp. Theo Ông “con người là sự thống nhất hữu cơ giữa cơ thể với tư duy
và ý thức”. Ông còn quan niệm rằng: “con người như một cái máy, một cái
máy đặc biệt phức tạp có khả năng suy nghĩ, tính toán”.
Như vậy, những tư tưởng về con người và hoạt động của con người
chưa được các nhà triết học, tâm lý học trước C.Mác quan niệm một cách đầy
đủ. Các nhà triết học, tâm lý học duy tâm chỉ thấy hoạt động tinh thần, hoạt



3

động trừu tượng của con người; các nhà triết học, tâm lý học duy vật mà điển
hình là PhơBách lại chỉ thấy một mặt hoạt động tư duy lý luận của con người
mà không thấy được hoạt động thực tiễn của họ. Sở dĩ quan niệm của họ về
con người và hoạt động của con người chưa đầy đủ là do hoàn cảnh lịch sử,
do hạn chế về nhận thức và do lợi ích giai cấp chi phối.
Đề cập về vấn đề con người, Mác cho rằng: Con người vừa là một thực
thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Con người là một tồn tại xã hội, tồn
tại lịch sử. Con người không chỉ là sản phẩm của điều kiện xã hội lịch sử, mà
còn là chủ thể tác động tích cực trở lại điều kiện xã hội lịch. Bản chất con
người không phải là cái gì dấu kín bên trong mà được bộc lộ ra thông qua
hoạt động lao động của họ, Mác viết: “Chúng ta thấy rằng lịch sử của công
nghiệp và sự tồn tại có tính đối tượng đã hình thành của công nghiệp là
quyển sách đã mở ra của những lực lượng bản chất của con người, là tâm lý
con người bày ra trước mắt chúng ta một cách cảm tính mà từ trước đến nay
người ta xem xét nó không gắn nó với bản chất của con người” 1. Từ quan
niệm của C.Mác chúng ta thấy rằng bản chất con người, tâm lý con người
được bộc lộ ra thông qua hoạt động lao động của họ. Nói cách khác thông qua
hoạt động lao động sản xuất, con người đã truyền vào sản phẩm lao động của
mình những kỹ năng, kinh nghiệm, vốn sống, tri thức của họ, làm cho những
kinh nghiệm, kỹ năng, vốn sống và tri thức của con người được kết tinh trong
sản phẩm, tức là tâm lý của con người được kết tinh trong sản phẩm lao động
của họ. Đó là quá trình xuất tâm hay còn gọi là quá trình đối tượng hoá, quá
trình này con người chỉ truyền những kinh nghiệm xã hội - lịch sử mà họ có
được vào sản phẩm lao động của mình nên đời sống tâm lý của họ không hề
phong phú thêm. Đây là điểm khác biệt căn bản giữa con người và động vật,
động vật cũng có quá trình lao động nhưng đó là lao động bản năng nhằm duy
1


C.Mác và Ăng-Ghen, Toàn tập, Tập 42, Nxb CTQGST, H 2000, tr 177


4

trì sự tồn tại của mình. C.Mác cho rằng: con Ong cũng có quá trình lao động
xây tổ để bảo toàn loài giống của nó, nhưng đó là lao động bản năng chứ
không hề có ý thức. Quá trình xây tổ của mình, con Ong không hề truyền vào
sản phẩm lao động của nó chút kinh nghiệm xã hội - lịch sử nào, nói cách
khác là đời sống tâm lý của con Ong không được kết tinh trong sản phẩm mà
nó tạo ra, điều này được thể hiện ở chỗ tổ của con Ong hàng triệu năm về
trước và tổ của nó bây giờ không hề có sự khác nhau. Nhưng nhìn vào sản
phẩm lao động do con người tạo ra người ta có thể hiểu được sự phong phú,
đa dạng trong đời sống tâm lý của chủ thể tạo ra chúng. Vì quá trình tạo ra
sản phẩm con người đã đem toàn bộ tâm lý của mình truyền vào sản phẩm,
kết tinh trong sản phẩm, làm cho sản phẩm mang theo cái hồn của người tạo
ra chúng. C.Mác gọi quá trình này là: “Sản phẩm của lao động là lao động
được cố định, được vật hoá trong một vật phẩm nào đó, đó là sự vật hoá của
lao động, tiến hành lao động là vật hoá lao động”2. Theo C.Mác nhờ có quá
trình chuyển toàn bộ tâm lý của chủ thể vào sản phẩm lao động mà con người
đã nhân rộng tâm lý của mình cho loài người.
Trong quá trình lao động sản xuất con người không chỉ truyền những
kinh nghiệm xã hội - lịch sử của mình vào sản phẩm mà họ còn lĩnh hội các
giá trị văn hoá, các kinh nghiệm xã hội - lịch sử của loài người đã kết tinh
trong sản phẩm lao động để làm phong phú thêm đời sống tâm lý của mình
. Quá trình con người tiếp thu những kinh nghiệm xã hội - lịch sử của thế
hệ trước diễn ra bằng nhiều cách thức khác nhau, trước hết từng cá thể người
tiếp thu những kinh nghiệm xã hội - lịch sử của những người đi trước và
những người đang cùng sống với họ. Cùng với mỗi cá thể cả chủng loại người
đang sống cũng tiếp thu những kinh nghiệm xã hội - lịch sử của các thế hệ đã

qua để lại thông qua truyền đạt trực tiếp và thông qua sản phẩm lao động mà
2

Sđd tr 128


5

các thế hệ đó tạo ra. Nhờ đó mà đời sống tâm lý của thế hệ người đi sau bao
giờ cũng phong phú, đa dạng hơn đời sống tâm lý của thế hệ người đi trước.
Điều này chứng tỏ con người đã biết nhân rộng tâm lý của mình cho loài
người thông qua việc truyền những giá trị văn hoá và những kinh nghiệm xã
hội - lịch sử vào trong sản phẩm lao động, đồng thời chính con người đã biết
bóc tách những giá trị văn hoá, những kinh nghiệm xã hội - lịch sử của những
người đi trước được kết tinh trong sản phẩm lao động để làm phong phú thêm
đời sống tâm lý của mình. Tuy nhiên, khác với động vật, con người tiếp thu
các giá trị văn hoá, các kinh nghiệm xã hội - lịch sử thông qua con đường bên
ngoài chứ không thông qua con đường di truyền cơ thể. Con người chỉ di
truyền cho thế hệ sau của mình những yếu tố sinh vật của cơ thể như hình
dáng, cấu trúc và một vài yếu tố khác của loài. Và ngay cả những yếu tố sinh
vật ấy cũng không phải được di truyền nguyên vẹn mà đã có sự chọn lọc nhất
định (tức là quá trình biến dị tích cực), nhờ đó mà hình dáng của thế hệ sau đã
tốt hơn hình dáng của thế hệ trước. Thực tiễn đã chứng minh con người ngày
nay cao lớn và xinh đẹp hơn rất nhiều so với tổ tiên của mình là loài vượn
người. Động vật không có sự truyền đạt kinh nghiệm xã hội - lịch sử cho thế
hệ sau thông qua sản phẩm lao động mà ở chúng toàn bộ những kinh nghiệm
của loài được truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau chỉ thông qua hai con
đường cơ bản: Thứ nhất động vật truyền những kinh nghiệm của mình cho thế
hệ sau thông qua con đường di truyền cơ thể từ cha mẹ sang con. Chẳng hạn,
con Vịt truyền kinh nghiệm bơi của mình cho con của nó thông qua con

đường di truyền cơ thể, nhờ đó mà Vịt con vừa nở ra khỏi quả trứng đã có thể
bơi ngay được. Tương tự như vậy, các giống loài động vật khác cũng truyền
kinh nghiệm của thế hệ trước cho thế hệ sau thông qua con đường di truyền
cơ thể từ cha mẹ sang con. Thứ hai, động vật có thể truyền những kinh
nghiệm của loài cho thế hệ sau thông qua huấn luyện trực tiếp của cha mẹ cho


6

con. Chẳng hạn, Hổ và một số loài động vật săn mồi khác có thể huấn luyện
cho con của nó cách thức săn mồi ngay từ khi con của nó còn nhỏ. Nhờ đó mà
thế hệ sau tiếp thu được những kinh nghiệm của thế hệ trước. Tuy nhiên, dù
truyền đạt bằng cách nào thì những kinh nghiệm mà thế hệ sau của động vật
thu lượm được suy đến cùng cũng chỉ là những kinh nghiệm bản năng di
truyền mà không hề có ý thức, tức là không hề có sự sáng tạo. Mác đã khẳng
định: kinh nghiệm xây tổ của con ong hàng triệu năm về trước và kinh
nghiệm xây tổ của con ong hiện nay cũng không hề có sự khác nhau. Điều
này cho thấy đời sống tâm lý của động vật không hề phong phú hơn khi đã
trải qua hàng triệu năm phát triển, sở dĩ như vậy là do tâm lý của động vật là
tâm lý bản năng chứ không phải là tâm lý ý thức.
Từ phân tích trên đây cho thấy, con người làm phong phú đời sống tâm
lý của mình thông qua việc lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội - lịch sử của loài
người bằng con đường bên ngoài chứ không thông qua di truyền cơ thể. Vậy
nhờ cái gì mà con người có thể lĩnh hội được các giá trị văn hoá, kinh nghiệm
xã hội - lịch sử ? C.Mác khẳng định phương tiện để con người lĩnh hội các giá
trị văn hoá vật chất, tinh thần, các kinh nghiệm xã hội - lịch sử là các giác
quan của họ. C.Mác viết: “Không những năm giác quan bên ngoài mà cả
những cái gọi là cảm giác tinh thần, những cảm giác thực tiễn (ý chí, tình yêu
v v) nói tóm lại, cảm giác của con người, tính người của cảm giác chỉ nẩy sinh
nhờ có đối tượng tương ứng, nhờ bản tính đã nhân hoá.” 3 Điều này chứng tỏ

các giác quan của con người có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hình
thành và phát triển tâm lý của mỗi cá thể. Nhờ có lỗ tai thính, có khả năng
thẩm âm tốt mà con người không chỉ nghe rõ mọi âm thanh phát ra từ các sự
vật mà họ còn cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong các lời ca nốt nhạc…
trong cuộc sống hàng ngày của họ, làm cho đời sống tinh thần của họ phong
3

Sđd tr 176


7

phú hơn, tốt đẹp hơn. Con mắt tinh không những giúp cho con người nhìn rõ
mọi sự vật hiện tượng mà còn giúp họ nhận rõ vẻ đẹp của tự nhiên, của xã hội
và vẻ đẹp của chính con người. Thị giác còn giúp cho con người nhìn rõ
những cái xấu, cái tiêu cực trong cuộc sống của mình. Khứu giác tốt giúp cho
chúng ta nhận biết chính xác mùi của các sự vật, nhờ đó mà ta cảm thấy thèm
muốn một món ăn ngon thông qua mùi thơm của nó hay cảm thấy khó chịu
khi đi qua một khu vực ô nhiễm nào đó…Như vậy, có thể khẳng định rằng
các cơ quan giác quan của con người là nơi đầu tiên đón nhận sự tác động từ
bên ngoài vào, nhờ nó mà con người nhận biết được sự vật hiện tượng cả về
hình dáng, kích thước, màu sắc, mùi vị…và cả những thuộc tính bên trong
của nó như tình cảm, thái độ của những người xung quanh đối với mình. Nói
tóm lại là nhờ có các giác quan mà con người có thể nhận biết được bản chất
của các sự vật hiện tượng, làm cho kinh nghiệm xã hội - lịch sử của họ ngày
càng nhiều hơn và đời sống tâm lý của con người cũng ngày càng phong phú
hơn, đa dạng hơn. Đây cũng là điểm khác biệt giữa tâm lý của con người và
tâm lý động vật, sự khác biệt đó không phải chỉ ở trong sự phức tạp hơn về
mặt số lượng các cơ chế, quy luật tâm lý; và cũng không phải khác biệt chỉ ở
bản thân nội dung khách quan do hoạt động tâm lý phản ánh được thay đổi,

mà trước hết là ở trong sự thay đổi cấu tạo của hoạt động tâm lý, ở cách thức
tiếp thu các giá trị văn hoá và những kinh nghiệm xã hội - lịch sử mà loài

người đã để lại.
Trong tác phẩm này C.Mác cũng khẳng định hoạt động của con
người mang tính xã hội - lịch sử và chịu sự qui định của điều kiện xã hội
lịch sử. Vì con người không thể hoạt động cô lập, tách rời riêng biệt mà
hoạt động của con người bao giờ cũng gắn liền với người khác, có mối
quan hệ với người khác. Trước hết hoạt động của con người bao giờ
cũng là hoạt động có mục đích có đối tượng nhằm cải tạo tự nhiên, xã


8

hội và cải tạo chính mình. Do đó con người phải sử dụng các công cụ lao
động mà loài người đã sáng tạo ra, phải hoạt động cùng với những người
khác và giao lưu tiếp xúc với những người xung quanh. Nói cách khác là
con người phải hoạt động trong cộng đồng, trong xã hội mà người đó
đang sống, con người không thể hoạt động tách rời điều kiện xã hội lịch
sử. Vì con người sinh ra bao giờ cũng ở trong một thời đại lịch sử nhất định,
là thành viên của một cộng đồng dân tộc, một giai cấp, một tầng lớp nhất
định. Trong sự tồn tại người ấy họ chịu sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố
của thời đại như lợi ích giai cấp, dân tộc và cộng đồng làng xã… Vì vậy con

người và hoạt động của con người bị điều kiện xã hội - lịch sử qui định
thông qua môi trường sống của họ, chẳng hạn dù có muốn thì con người
sống trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ cũng không thể hoạt động trong các
nhà máy có các thiết bị khoa học công nghệ hiện đại được. Vì vậy, khi
con người sống ở giai đoạn lịch sử nào, trong chế độ xã hội nào thì trong tâm
lý ý thức của họ luôn mang theo dấu ấn của giai đoạn lịch sử và chế độ xã hội

đó. Thực tiễn đã chứng minh tâm lý ý thức của con người sống trong giai
đoạn xã hội phong kiến khác hẳn với tâm lý ý thức của con người sống trong
giai đoạn tư bản chủ nghĩa hay chủ nghĩa xã hội. Nói thế không có nghĩa là tất
cả những người cùng sống trong một giai đoạn lịch sử, cùng trong một chế độ
xã hội thì tâm lý ý thức của họ đều giống nhau, mà trong tâm lý ý thức của họ
chỉ có những đặc điểm chung giống nhau. Điều này đã lý giải sự giống nhau
cơ bản trong tâm lý, lối sống của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia…Mặt khác trong
tâm lý- ý thức của mỗi người trong cùng một quốc gia, dân tộc còn có những
đặc điểm riêng khác nhau, chính những đặc điểm này đã ghi dấu ấn nên tâm
lý- ý thức của mỗi người làm cho tâm lý của mỗi người là khác nhau. Sở dĩ
như vậy là do điều kiện hoàn cảnh và môi trường sống hẹp (môi trường xã hội
gần gũi) của mỗi người là khác nhau. Nói cách khác, là sự tác động trực tiếp


9

của những người xung quanh ở mỗi người là khác nhau. Vì vậy, nếu được
sống và hoạt động trong môi trường xã hội hẹp thuận lợi, có nhiều yếu tố tích
cực thì quá trình hình thành và phát triển tâm lý- ý thức của con người diễn ra
thuận lợi và chứa đựng nhiều nhân tố tích cực, đồng thời khả năng kết tinh
tâm lý của họ trong sản phẩm lao động cũng thuận lợi hơn, phong phú hơn.
Thông thường những người được hoạt động trong môi trường thành phố,
thường xuyên tiếp xúc với những sản phẩm lao động tiên tiến hiện đại thì tâm
lý- ý thức của họ cũng phát triển phong phú hơn những người sống ở vùng
sâu, vùng xa ít tiếp xúc với các sản phẩm lao động hiện đại. Bên cạnh đó, quá
trình hình thành phát triển tâm lý- ý thức của mỗi người còn phụ thuộc vào
khả năng của họ trong việc bóc tách, lĩnh hội các giá trị văn hoá và kinh
nghiệm xã hội - lịch sử kết tinh trong sản phẩm lao động của loài người để lại.
Nghĩa là việc tiếp thu, lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội - lịch sử chứa trong đồ
vật mà con người tạo ra còn phụ thuộc vào tri thức, kinh nghiệm, vốn sống,

kỹ năng, kỹ xảo, nhu cầu, động cơ…của mỗi người. Thông thường những
người có nhiều tri thức, kinh nghiệm và vốn sống…thì họ tiếp thu được nhiều
giá trị văn hoá lịch sử và các kinh nghiệm xã hội mà loài người để lại trong
sản phẩm lao động của họ. Thực tiễn cho thấy những người dân lao động bình
thường, ít tri thức, ít hiểu biết thì không thể hiểu được những hoa văn, những
biểu tượng in trên những chiếc trống đồng Đông sơn cũ kỹ chứa đựng trong
đó điều gì. Nhưng với những nhà sử học hay những người có nhiều tri thức,
nhiều kinh nghiệm, vốn sống thì đều hiểu rõ đằng sau những hình thù, những
hoa văn đó là cả một nền văn hoá phong phú của dân tộc Việt Nam thời kỳ cổ
đại.
Từ phân tích trên đây cho thấy: sự phát triển tâm lý của từng người là
sản phẩm của một quá trình hoàn toàn đặc biệt- quá trình tiếp thu lĩnh hội
những giá trị văn hoá tinh thần, những kinh nghiệm xã hội - lịch sử mà loài


10

người để lại thông qua truyền đạt trực tiếp và gián tiếp. Động vật hoàn toàn
không có quá trình lĩnh hội các tri thức, các giá trị văn hoá tinh thần từ đồ vật
(nội tâm hoá) để làm phong phú thêm đời sống tâm lý của mình và cũng
không có khả năng truyền những giá trị, kinh nghiệm của bản thân vào các đồ
vật (đối tượng hoá) để nhân rộng tâm lý của chúng cho đồng loại. Như vậy
hoạt động của con người đã cùng lúc thực hiện hai chức năng: chức năng cải
tạo tự nhiên, cải tạo xã hội gắn liền với quá trình nhân rộng tâm lý của bản
thân cho đồng loại và chức năng cải tạo chính bản thân mình gắn liền với quá
trình lĩnh hội tâm lý chứa đựng trong sản phẩm lao động đã được loài người
tạo ra từ trước. Những nội dung tâm lý mà mỗi người tiếp thu, lĩnh hội được
chính là cấu tạo tâm lý mới của họ. Quá trình này chỉ diễn ra ở con người,
động vật không bao giờ có quá trình đó.
Tóm lại, nghiên cứu toàn bộ tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học” của

C.Mác chúng ta thấy đây là tác phẩm triết học chứ không phải là một tác
phẩm tâm lý học nhưng những nội dung phân tích của Ông về con người và

hoạt động của con người đã chứa đựng nhiều vấn đề về lý luận tâm lý học
có giá trị rất lớn, nó mang tính định hướng cho các nhà tâm lý học sau này
nghiên cứu về tâm lý con người. Thực chất những tư tưởng duy vật của
C.Mác về con người và hoạt động của con người có thể hiểu:
Tâm lý con người được hình thành trong hoạt động lao động sản xuất,
đó là quá trình con người bóc tách những nội dung tâm lý chứa đựng trong
sản phẩm lao động đã được loài người tạo ra từ trước để làm phong phú đời
sống tâm lý của mình. Nói cách khác là con người tiếp thu những giá trị văn
hoá tinh thần, những kinh nghiệm xã hội - lịch sử của loài người từ sản phẩm
lao động của họ để lại để phát triển tâm lý của mình, làm cho đời sống tâm lý
của mình ngày càng phong phú đa dạng hơn.
Tâm lý con người được bộc lộ trong hoạt động lao động sản xuất, đó là


11

quá trình con người mang toàn bộ năng lực, kinh nghiệm, tri thức, vốn sống,
kỹ năng, kỹ xảo…của bản thân truyền vào sản phẩm lao động của mình.
C.Mác gọi đó là quá trình con người tha hoá sức lao động, làm cho sức lao
động của mình được kết tinh trong sản phẩm. Nói cách khác, đó là quá trình
con người nhân rộng tâm lý của mình cho đồng loại, nhờ đó mà tâm lý của
loài người ngày càng phong phú. Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu rõ hai quá
trình nhân rộng tâm lý của bản thân cho đồng loại và lĩnh hội tâm lý của đồng
loại diễn ra đồng thời và gắn kết với nhau chứ không tách rời nhau, việc chia
ra hai quá trình chỉ nhằm nghiên cứu sâu hơn chứ không phải do hai quá trình
này tách rời nhau.
Tâm lý con người không chỉ hình thành trong hoạt động, bộc lộ trong

hoạt động mà nó còn mang tính xã hội và chịu sự qui định của điều kiện xã
hội - lịch sử. Nghĩa là con người sinh ra và sống trong điều xã hội lịch sử nào
thì tâm lý của họ mang theo dấu ấn của xã hội ấy và thời đại lịch sử ấy.
Nghiên cứu nội dung tâm lý học về con người và hoạt động của con
người theo quan niệm của C.Mác trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết
học” giúp chúng ta có cơ sở phương pháp luận trong xem xét nghiên cứu và
đánh giá tâm lý con người. Do đó, khi nghiên cứu tâm lý con người phải gắn
vào một điều xã hội – lịch sử cụ thể nhất định mà con người đó sống và hoạt
động; phải thông qua hoạt động, giao tiếp của họ, thông qua sản phẩm lao
động mà họ đã tạo ra trong lịch sử và xu hướng tương lai mà họ hướng tới, có
như vậy mới hiểu đúng bản chất và sự phong phú tâm lý của mỗi người. Đúng
như nhận định của Lênin: “Chúng ta căn cứ vào cái gì để xét đoán những tư
tưởng và tình cảm thực của các cá nhân có thực? Tất nhiên căn cứ đó chỉ có
thể là những hoạt động của các cá nhân ấy” 4. Kế tục quan điểm của C.Mác 4

V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 1, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva 1974, tr 531


12

Lênin, Giáo sư Hoàng Linh đã nhận định: “Con người với những niềm vui và
những khổ đau, những chí hướng và những đam mê, những thành công và
những sai lầm, với lòng trung thành đến tuyệt đỉnh và sự phản bội đến ghê
gớm, với lòng nhân ái đại hiền và sự tàn ác trung cổ ở ngay ngưỡng cửa của
thế kỷ XXI. Không một dụng cụ thí nghiệm nào, không một tiền đề sinh vật
trực tiếp nào khám phá hoặc giải thích được đầy đủ tâm lý con người như vậy,
mà chỉ có lịch sử, lịch sử đã qua và lịch sử đang diễn ra”5.
Vận dụng quan niệm của C.Mác về con người và hoạt động của con
người giúp chúng ta trong hoạt động thực tiễn muốn nghiên cứu nắm vững
tâm lý quân nhân ngoài các phương pháp chung của tâm lý học, cần phải chú

ý phương pháp nghiên cứu thông qua hoạt động quân sự của họ và các sản
phẩm mà họ tạo ra trong quá trình hoạt động.

5

Hoàng linh, Một số vấn đề về TLH và GDH dưới ánh sáng tư tưởng HCM, Nxb QĐND, 2003, tr 23



×