Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TIỂU LUẬN tâm lý học vấn đề CON NGƯỜI LĨNH hội KINH NGHIỆM xã hội LỊCH sử TRONG tác PHẨM về QUAN NIỆM LỊCH sử TRONG NGHIÊN cứu tâm lý NGƯỜI của a a LÊÔNCHEP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.98 KB, 12 trang )

1

VẤN ĐỀ CON NGƯỜI LĨNH HỘI KINH NGHIỆM XÃ HỘI - LỊCH SỬ
TRONG TÁC PHẨM “VỀ QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ TRONG NGHIÊN
CỨU TÂM LÝ NGƯỜI” CỦA A.N.LÊ-ÔN-CHÉP
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, khoa học tự nhiên phát triển mạnh
mẽ đặc biệt là khoa học vật lý và khoa học sinh học. Làm cho các trường phái
tâm lý học duy tâm nội quan và các trường phái tâm lý học khách quan chủ
nghĩa đi vào bế tắc. Trước sự khủng hoảng đó đòi hỏi phải có một trường phái
tâm lý học mới thực sự khách quan, khoa học và cách mạng ra đời, đó là tâm
lý học Mác xít, mà người đặt nền móng cho sự ra đời của trường phái tâm lý
học này là Lép Xêminôvich Vưgốtxki bằng bài báo “Ý thức như một vấn đề
của tâm lý học hành vi”. Đi theo quan điểm của Ông, các nhà tâm lý học Mác
xít mà đại biểu chủ yếu là các nhà tâm lý học Liên Xô như K.N.Coócnhilốp,
X.L.Rubinstêin và đặc biệt là A.N.Lêônchiép đã đề ra nhiệm vụ xây dựng một
khoa học tâm lý trên lập trường của triết học Mác - Lênin, và phải có “quan
điểm lịch sử trong nghiên cứu tâm lý người”.
A.N.Lêônchiép là một nhà tâm lý học vĩ đại người Nga. Ông sinh ngày
05 tháng 02 năm 1903, mất ngày 21 tháng 01 năm 1979. Ông là Viện sỹ Viện
hàn lâm giáo dục Liên Xô, giáo sư, tiến sỹ tâm lý học, Chủ nhiệm Khoa Tâm
lý học Trường Đại học Tổng hợp Mátxcơva từ năm 1966, là người sáng lập ra
một trong các phương án tiếp cận hoạt động trong Tâm lý học. Vào cuối
những năm 20 của thế kỷ trước, cùng với L.X.Vưgốtski và A.R Luria A. N.
Lêônchiép đã xây dựng lý thuyết Tâm lý học lịch sử - văn hoá, Ông là người
để lại nhiều tác phẩm và công trình khoa học có giá trị to lớn cho nền tâm lý
học Mác xít. Nhiều công trình nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm
của A.N Lêônchiép đã được tiến hành nhằm nghiên cứu các vấn đề phát triển
tâm lý người. Ông đã xây dựng nên lý thuyết tâm lý học đại cương về hoạt
động, đây là một phương hướng nghiên cứu mới của Tâm lý học. Những lĩnh



2

vực tâm lý học mà ông đã nghiên cứu gồm: sự hình thành và phát triển tâm lý
ở bình diện chủng loại, phát triển của ý thức, phát triển tâm lý cá thể, cấu trúc
hoạt động, lĩnh vực động cơ - ý thức - nhân cách, phương pháp luận, lịch sử
tâm lý học... Những công trình khoa học của Lêônchiép gồm: “Sự phát triển
trí nhớ” (1931); “Hồi phục cử động” “Những vấn đề của sự phát triển tâm lý”
(1959); “Hoạt động- Ý thức - Nhân cách”, (1975)... Ông đã khẳng định rằng,
bất kỳ một quá trình tâm lý nào cũng là một dạng phức tạp của hoạt động chủ
động, có nguồn gốc xã hội – lịch sử.
Quan điểm lịch sử trong nghiên cứu tâm lý người của A. N. Lêônchiép
nằm trong tác phẩm: “Những vấn đề của sự phát triển tâm lý”. Quan điểm này
bao gồm rất nhiều nội dung, trong đó có: “Vấn đề con người lĩnh hội kinh
nghiệm xã hội - lịch sử”. Vậy con người lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch
sử như thế nào? quá trình lĩnh hội đó ra sao?
Theo Lêônchiép trong quá trình phát triển nền tâm lý học Xô Viết, đã
xuất hiện rất nhiều nhà khoa học tâm lý nghiên cứu tâm lý người theo quan
điểm lịch sử. Ở thời kỳ đầu thế kỷ XX, K.N.Coócnhilốp đã khẳng định quan
điểm duy vật biện chứng trong nghiên cứu tâm lý người. Ông cho rằng sự
hình thành hành vi của con người bao gồm hai yếu tố là yếu tố sinh vật và yếu
tố xã hội. Ông nêu ra ý kiến phải ngăn chặn việc coi “phương pháp khoa học
tự nhiên là vạn năng”, theo Ông : chúng ta không nên đi từ tâm lý học cá thể
đến tâm lý học xã hội, mà ngược lại phải nghiên cứu sự tác động của xã hội lịch sử đến việc hình thành tâm lý cá nhân. Mặc dù ông đã đưa ra hai yếu tố
quyết định tới hành vi hay tâm lý con người là yếu tố sinh vật và yếu tố xã
hội, nhưng ông mới chỉ dừng lại ở việc mô tả các phản ứng đơn giản chứ chưa
làm rõ được vai trò và mối quan hệ của hai yếu tố đó đối với sự hình thành
phát triển tâm lý người.
Trong những năm 1927 L.X. Vưgốtxki nhà tâm lý học Mác xít cũng đưa
ra quan điểm lịch sử trong nghiên cứu tâm lý người. Theo Ông bản chất tâm



3

lý người có tính lịch sử, sự cải tổ các cơ chế tâm lý của các quá trình tâm lý
phải được thực hiện trong tiến trình lịch sử và trong mỗi cá thể. Thực chất của
vấn đề này là con người lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử và giao

lưu. L.X. Vưgốtxki là người đầu tiên ở Liên Xô đưa ra luận điểm cho rằng:
quan điểm lịch sử phải trở thành nguyên lý chỉ đạo việc xây dựng tâm lý học
người. Ông đưa ra hai giả thuyết để bảo vệ quan điểm của mình. Giả thuyết
thứ nhất: tính gián tiếp trong quá trình hình thành tâm lý, nghĩa là tâm lý
người không phải hình thành dưới tác động trực tiếp của các yếu tố bên ngoài
như quan điểm hành vi của Watson. Giả thuyết thứ hai: nguồn gốc của các
quá trình trí tuệ bên trong vốn từ bên ngoài, từ các hoạt động tâm lý giữa
người này với người khác.
Theo Lêônchiép những quan điểm mà L.X.Vưgốtxki đưa ra thời kỳ đó
chưa thành một hệ thống hoàn chỉnh trong tâm lý học, các vấn đề nêu ra chủ
yếu dưới dạng định hướng cách giải quyết hay những giả thuyết chứ chưa
phải là lời giải đáp, giải thích vấn đề này một cách triệt để.
Tiếp theo L.X.Vưgốtxki, trong thời kỳ từ 1934- 1935 X.L.Rubinstêin
tiếp tục giải quyết vấn đề tâm lý người theo quan điểm lịch sử. Quan điểm cơ
bản của X.L.Rubinstêin là tâm lý phải được nghiên cứu trong hoạt động,
thông qua hoạt động. Ông coi hoạt động tâm lý như là một hình thái đặc biệt
của hoạt động, vì trong hoạt động ý thức của con người tồn tại trong một quan
hệ thống nhất. Hoạt động tâm lý là sản phẩm và là ngành nhánh của hoạt
động. Ông khẳng định trong quá trình phát triển của xã hội thì hoạt động bên
ngoài thành hoạt động bên trong thành hoạt động ý thức, vì vậy nhiệm vụ của
tâm lý học phải nghiên cứu hoạt động, nghiên cứu cấu trúc, cách thức chuyển
hoạt động từ bên ngoài thành hoạt động bên trong. Quan điểm lịch sử trong
nghiên cứu tâm lý người của X.L.Rubinstêin tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn

chưa hoàn chỉnh.
Kế thừa các thành tựu nghiên cứu của các nhà tâm lý học Mác xít và học


4

thuyết I.P.Páplốp trong việc lý giải vấn đề hệ thống tín hiệu thứ hai đối với sự
phát triển tâm lý người, A.N.Lêônchiép nhà tâm lý học vĩ đại Liên Xô đã tổng
kết và đưa ra quan điểm lịch sử trong nghiên cứu tâm lý người. Trong những
tư tưởng của ông về quan điểm lịch sử trong nghiên cứu tâm lý người có rất
nhiều nội dung, một trong những nội dung đó là: Con người lĩnh hội các
kinh nghiệm xã hội - lịch sử .
Theo Ông, khoa học đã chứng minh từ khi xuất hiện loài người cho đến
nay đã trải qua hàng triệu năm, trong suốt quá trình phát triển của mình, con
người đã trải qua bốn phương thức sản xuất xã hội và đang trong giai đoạn
phát triển của phương thức sản xuất thứ năm. Trong quá trình tồn tại và phát
triển, con người đã tạo ra một khối lượng vô cùng to lớn về vật chất và tinh
thần. Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau hoạt động sản xuất vật chất và hoạt
động văn hoá tinh thần của con người cũng khác nhau, nói cách khác là đời
sống vật chất và đời sống tinh thần của con người cũng khác nhau. Nhưng
càng ở phương thức sản xuất sau thì đời sống vật chất và tinh thần của con
người càng phong phú đa dạng hơn, phát triển hơn phương thức sản xuất
trước. Bởi vì con người đã tiếp thu, lĩnh hội được các giá trị văn hoá và những
kinh nghiệm xã hội - lịch sử mà các thế hệ trước đã để lại. Tuy nhiên, những
giá trị văn hoá vật chất, tinh thần và những kinh nghiệm xã hội - lịch sử mà
loài người truyền lại cho thế hệ sau không phải bằng những đặc điểm hình
thái bên trong, tức là không phải thông qua con đường di truyền cơ thể như
động vật, mà thông qua một hình thức khác từ bên ngoài. Ở động vật toàn bộ
những kinh nghiệm của loài được truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau chỉ
thông qua hai con đường cơ bản: thứ nhất động vật truyền những kinh nghiệm

của chúng cho thế hệ sau thông qua con đường di truyền cơ thể từ cha mẹ
sang con. Chẳng hạn, con Vịt truyền kinh nghiệm bơi của mình cho con của
nó thông qua con đường di truyền cơ thể, nhờ đó mà Vịt con vừa nở ra khỏi
quả trứng đã có thể bơi ngay được. Tương tự như vậy, các giống loài động vật


5

khác cũng truyền kinh nghiệm của thế hệ trước cho thế hệ sau thông qua con
đường di truyền cơ thể từ cha mẹ sang con. Thứ hai, động vật có thể truyền
những kinh nghiệm của loài cho thế hệ sau thông qua huấn luyện trực tiếp của
cha mẹ cho con. Chẳng hạn, Hổ và một số loài động vật săn mồi khác có thể
huấn luyện cho con của nó cách thức săn mồi ngay từ khi con của nó còn nhỏ.
Nhờ đó mà thế hệ sau tiếp thu được những kinh nghiệm của thế hệ trước. Tuy
nhiên, dù truyền đạt bằng cách nào thì những kinh nghiệm mà thế hệ sau của
động vật thu lượm được suy đến cùng cũng chỉ là những kinh nghiệm bản
năng di truyền mà không hề có ý thức, tức là không hề có sự sáng tạo. Mác đã
khẳng định: kinh nghiệm xây tổ của con ong hàng triệu năm về trước và kinh
nghiệm xây tổ của con ong hiện nay cũng không hề có sự khác nhau. Điều
này cho thấy đời sống tâm lý của động vật không hề phong phú hơn khi đã
trải qua hàng triệu năm phát triển, sở dĩ như vậy là do tâm lý của động vật là
tâm lý bản năng chứ không phải là tâm lý ý thức.
Khác với động vật, con người tiếp thu các giá trị kinh nghiệm xã hội lịch sử thông qua con đường bên ngoài chứ không thông qua con đường di
truyền cơ thể. Con người chỉ di truyền cho thế hệ sau của mình những yếu tố
sinh vật của cơ thể như hình dáng, cấu trúc của loài. Và ngay cả những yếu tố
sinh vật ấy cũng không phải được di truyền nguyên vẹn mà đã có sự chọn lọc
nhất định, nhờ đó mà hình dáng của thế hệ sau đã tốt hơn hình dáng của thế
hệ trước. Rõ ràng con người ngày nay cao lớn và xinh đẹp hơn rất nhiều so
với tổ tiên của mình là loài vượn. Quá trình con người tiếp thu những kinh
nghiệm xã hội - lịch sử của thế hệ trước diễn ra bằng nhiều cách thức khác

nhau, trước hết từng cá thể người tiếp thu những kinh nghiệm xã hội - lịch sử
của những người đi trước và những người đang cùng sống với họ. Cùng với
mỗi cá thể cả chủng loại người đang sống cũng tiếp thu những kinh nghiệm
xã hội - lịch sử của các thế hệ đã qua để lại. Nhờ đó mà đời sống tâm lý của


6

thế hệ người đi sau bao giờ cũng phong phú, đa dạng hơn đời sống tâm lý của
thế hệ người đi trước. Đây là vấn đề có tính chất đặc thù của hoạt động tâm
lý người, nó khác biệt so với tâm lý của động vật không phải chỉ ở trong sự
phức tạp hơn về mặt số lượng các cơ chế, quy luật tâm lý; và cũng không phải
khác biệt chỉ ở bản thân nội dung khách quan do hoạt động tâm lý phản ánh
được thay đổi, mà trước hết là ở trong sự thay đổi cấu tạo của hoạt động tâm
lý, ở cách thức tiếp thu các giá trị văn hoá và những kinh nghiệm xã hội -

lịch sử mà loài người đã để lại. A.N. Lêônchiép khẳng định, bản thân con
người là một tồn tại tự nhiên, một tồn tại xã hội, nhưng trong đó tồn tại xã hội
mới là cái quyết định bản chất tâm lý người. Theo quan điểm của Ông,
phương tiện để con người lĩnh hội các giá trị văn hoá vật chất, tinh thần, các
kinh nghiệm xã hội - lịch sử là các giác quan của họ. Nhờ có lỗ tai thính, có
khả năng thẩm âm tốt mà con người không chỉ nghe rõ mọi âm thanh phát ra
từ các sự vật mà họ còn cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong các lời ca nốt
nhạc…trong cuộc sống hàng ngày của họ, làm cho đời sống tinh thần của họ
phong phú hơn, tốt đẹp hơn. Con mắt tinh không những giúp cho con người
nhìn rõ mọi sự vật hiện tượng mà còn giúp họ nhận rõ vẻ đẹp của tự nhiên,
của xã hội và vẻ đẹp của chính con người. Thị giác còn giúp cho con người
nhìn rõ những cái xấu, cái tiêu cực trong cuộc sống của mình. Khứu giác tốt
giúp cho chúng ta nhận biết chính xác mùi của các sự vật, nhờ đó mà ta cảm
thấy thèm muốn một món ăn ngon thông qua mùi thơm của nó hay cảm thấy

khó chịu khi đi qua một khu vực ô nhiễm nào đó…Như vậy có thể khẳng định
rằng các cơ quan giác quan của con người là nơi đầu tiên đón nhận sự tác
động từ bên ngoài vào, nhờ nó mà con người nhận biết được sự vật hiện
tượng cả về hình dáng, kích thước, màu sắc, mùi vị…và cả những thuộc tính
bên trong của nó như tình cảm, thái độ của những người xung quanh đối với
mình. Nói tóm lại là nhờ có các giác quan mà con người có thể nhận biết


7

được bản chất của các sự vật hiện tượng, làm cho kinh nghiệm xã hội - lịch sử
của họ ngày càng nhiều hơn và đời sống tâm lý của con người cũng ngày càng
phong phú hơn, đa dạng hơn. Đây cũng là điểm khác biệt giữa con người và
động vật, nhưng điểm khác biệt lớn hơn giữa con người và động vật còn ở
chỗ: phương pháp lĩnh hội các giá trị vật chất, tinh thần và các kinh

nghiệm xã hội - lịch sử mà loài người để lại.
Như đã trình bày ở phần trên, động vật chỉ tiếp nhận các kinh nghiệm xã
hội - lịch sử thông qua con đường di truyền cơ thể hoặc huấn luyện trực tiếp
từ cha mẹ sang con. Còn ở con người việc lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội lịch sử của loài người truyền lại được diễn ra theo hai phương pháp: Phương
pháp lĩnh hội trực tiếp là con người lĩnh hội các giá trị văn hoá vật chất, tinh
thần và các kinh nghiệm xã hội - lịch sử thông qua truyền đạt trực tiếp từ cha
mẹ, từ những người đi trước và những người xung quanh đang cùng sống.
Việc truyền đạt này diễn ra ngay từ khi đứa trẻ còn nhỏ, mới tập nói những
câu nói đầu tiên, chính sự truyền đạt kiên trì dài lâu của cha mẹ, người lớn và
các thầy, cô giáo… đã giúp cho đứa trẻ nhận biết được đâu là bà, bố mẹ,
những người xung quanh, những giá trị đạo đức và chuẩn mực xã hội mà nó
phải tuân theo… Quá trình phát triển và trưởng thành con người ngày càng
tham gia vào nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, được hoạt động và giao
tiếp với nhiều người nên con người đã tích luỹ cho mình những kinh nghiệm

sống nhất định, nhờ đó mà tâm lý ý thức của con người cũng ngày càng
phong phú dần. Sự phát triển tâm lý người diễn ra trong quá trình phát triển
của lịch sử và phát triển cá thể, do con người tiếp nhận, lĩnh hội các giá trị văn
hoá lịch sử nhân loại thông qua hoạt động và giao lưu với những người xung
quanh. Con người ngày nay muốn phát triển cá thể mình phải tích luỹ những
giá trị văn hoá, những kinh nghiệm xã hội - lịch sử của loài người thông qua
sự lĩnh hội. Con đường để lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử của con người


8

là thông qua hoạt động và giao tiếp. Nhờ hoạt động mà con người chuyển
được năng lực, kinh nghiệm, tri thức và vốn sống của mình vào sản phẩm lao
động, làm cho các kinh nghiệm xã hội - lịch sử và sức lao động của con người
được kết tinh trong đó. Cũng chính trong quá trình hoạt động và giao tiếp mà
những kinh nghiệm xã hội - lịch sử hay nói cách khác là tâm lý ý thức của con
người ngày càng phong phú. Vì tâm lý ý thức con người là sản phẩm của điều
kiện xã hội lịch sử, bị điều kiện xã hội lịch sử và các quan hệ xã hội qui định
thông qua môi trường sống của họ. Vì vậy, khi con người sống ở giai đoạn
lịch sử nào, trong chế độ xã hội nào thì trong tâm lý ý thức của họ luôn mang
theo dấu ấn của giai đoạn lịch sử và chế độ xã hội đó. Thực tiễn đã chứng
minh tâm lý ý thức của con người sống trong giai đoạn xã hội phong kiến
khác hẳn với tâm lý ý thức của con người sống trong giai đoạn tư bản chủ
nghĩa hay chủ nghĩa xã hội. Nói thế, không có nghĩa là tất cả những người
cùng sống trong một giai đoạn lịch sử, cùng trong một chế độ xã hội thì tâm
lý ý thức của họ đều giống nhau, mà trong tâm lý ý thức của họ chỉ có những
đặc điểm chung nhất định, ngoài ra trong tâm lý ý thức của họ còn có những
đặc điểm riêng. Chính những đặc điểm riêng đó đã để lại trong tâm lý của mỗi
người những dấu ấn riêng biệt giúp ta phân biệt được sự khác nhau giữa
người này với người khác. Những đặc điểm riêng này là do môi trường sống

hẹp của mỗi người khác nhau, nói cách khác là sự tác động trực tiếp của
những người xung ở mỗi người là khác nhau. Vì vậy, nếu được sống trong
môi trường xã hội hẹp thuận lợi, có nhiều yếu tố tích cực thì quá trình hình
thành và phát triển tâm lý ý thức của con người diễn ra thuận lợi và chứa
đựng nhiều nhân tố tích cực. Thông thường những người sống trong gia đình
có văn hoá thì tâm lý của họ phát triển tốt hơn những người sống trong gia
đình kém văn hoá, thiếu hiểu biết. Học sinh thành phố được giao tiếp sớm với
môi trường giáo dục thuận lợi nên tâm lý của chúng cũng phát triển tốt hơn


9

học sinh ở vùng cao, vùng sâu…Quá trình hoạt động và giao tiếp với những
người xung quanh, con người không chỉ lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội lịch sử từ người khác truyền sang, mà con người còn truyền vào các sản
phẩm lao động của mình những giá trị văn hoá tinh thần, những kinh nghiệm
xã hội - lịch sử và những nội dung tâm lý mà họ đã tích luỹ được trong quá
trình sống. Chính vì vậy mà trong mỗi sản phẩm lao động của con người đều
chứa đựng những giá trị văn hoá lịch sử nhất định, các nhà tâm lý học gọi đây
là quá trình xuất tâm hay quá trình đối tượng hoá.
Việc lĩnh hội các giá trị văn hoá vật chất, tinh thần và các kinh nghiệm
xã hội - lịch sử của con người còn thông qua phương pháp gián tiếp, tức là
thông qua các tài liệu, tranh ảnh, sách báo…và các sán phẩm lao động mà các
thế hệ trước đó để lại. Theo tác giả A. N. Lêônchiép, trong quá trình phát triển
cá thể, con người có những quan hệ chuyên biệt, đặc biệt với thế giới đồ vật
và các hiện tượng xung quanh do những người khác và những người thuộc thế
hệ trước tạo ra. Những đồ vật này chứa đựng năng lực, kinh nghiệm xã hội lịch sử và nội dung tâm lý của các thế hệ người trước đó, khi con người quan
hệ, tiếp xúc với các đồ vật đó họ sẽ bóc tách và lĩnh hội những giá trị văn hoá
tinh thần và những kinh nghiệm xã hội - lịch sử từ các đồ vật đó. Chẳng hạn,
khi nghiên cứu các kim tự tháp của Ai cập cổ đại chúng ta có thể hiểu được
những tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo và nền văn minh của con người

Ai cập thời kỳ cổ đại; tương tự như vậy khi xem xét một chiếc ô tô người ta
có thể biết được nó ra đời ở đâu, vào thời gian nào và trình độ văn minh của
con người ở giai đoạn lịch sử đó. Chính trong quá trình con người nghiên cứu,
tiếp xúc với các đồ vật ấy, đã giúp họ lĩnh hội các giá trị văn hoá tinh thần và
các kinh nghiệm xã hội - lịch sử mà các thế hệ trước đó để lại trong đồ vật.
Các nhà tâm lý học gọi quá trình này là quá trình nhập tâm hay quá trình nội
tâm hoá. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản giữa con người với động vật,


10

động vật không có khả năng lĩnh hội các giá trị văn hoá lịch sử từ các đồ vật
mà loài người từ thế hệ trước để lại, với chúng những đồ vật ấy chỉ là những
vật vô tri vô giác giống như hàng vạn các vật khác trong thế giới hiện thực
khách quan. mà chúng cần phải thích nghi. Tuy nhiên, chúng ta không được
đồng nhất việc truyền những kinh nghiệm xã hội - lịch sử và các giá trị văn
hoá tinh thần của con người vào các đồ vật với việc lĩnh hội các giá trị đó.

Tác giả A. N. Lêônchiép cho rằng khả năng lĩnh hội các giá trị văn hoá lịch
sử của con người trong các đồ vật từ thế hệ trước để lại có thể nhiều hoặc ít,
điều này hoàn toàn phụ thuộc vào tri thức, kinh nghiệm, vốn sống của từng cá
thể và phụ thuộc vào điều kiện xã hội mà cá thể đó đang sống…
Từ phân tích trên đây cho thấy: sự phát triển tâm lý của từng người là
sản phẩm của một quá trình hoàn toàn đặc biệt- quá trình tiếp thu lĩnh hội
những kinh nghiệm xã hội - lịch sử của loài người để lại thông qua truyền đạt
trực tiếp và gián tiếp. Động vật hoàn toàn không có quá trình lĩnh hội các tri
thức, các giá trị văn hoá tinh thần từ đồ vật(nội tâm hoá) và cũng không có
khả năng truyền những giá trị, kinh nghiệm của bản thân vào các đồ vật(đối
tượng hoá). Do đó chúng ta cần thấy rõ sự khác nhau giữa quá trình thích nghi
của động vật với quá trình thích nghi của con người. Thích nghi của động vật

là thích nghi bản năng của cơ thể sống của chúng với môi trường xung quanh,
thích nghi của con người là sự thích nghi chủ động do mình đặt ra thông qua
các mối quan hệ xã hội của họ, làm cho họ có khả năng tiếp thu kinh nghiệm
tốt hơn. Song chúng ta cần hiểu rõ sự khác nhau giữa quá trình thích nghi với
quá trình tiếp thu, lĩnh hội của con người. Thích nghi là quá trình thay đổi các
thuộc tính, thay đổi năng lực và hành vi của cơ thể, còn quá trình tiếp thu, lĩnh
hội là quá trình cá thể tái tạo lại những năng lực, những kinh nghiệm, vốn
sống mà loài người đã hình thành và kết tinh trong các đồ vật, trong sản phẩm
lao động của họ trong suốt quá trình lịch sử. Những nội dung mà mỗi người


11

tiếp thu, lĩnh hội được chính là cấu tạo tâm lý mới của họ. Quá trình này chỉ
diễn ra ở con người, động vật không bao giờ có quá trình đó.
Tóm lại, thực chất của vấn đề con người lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử chính là quá trình con người hình thành, phát triển và làm phong phú
đời sống tâm lý của mình thông qua việc tiếp thu, lĩnh hội các giá trị văn hoá
lịch sử của những người cùng sống và những thế hệ người đi trước để lại. Con
đường tiếp nhận các giá trị đó bao giờ cũng thông qua hoạt động và giao tiếp
của mỗi người. Do đó, khi nghiên cứu tâm lý con người phải theo quan điểm
lịch sử, xem xét đánh giá tâm lý con người phải gắn vào một điều xã hội –
lịch sử cụ thể nhất định mà con người đó sống và hoạt động; phải thông qua
hoạt động, giao tiếp của họ, thông qua kết quả hoạt động mà họ đã tạo ra
trong lịch sử và xu hướng tương lai mà họ hướng tới, có như vậy mới hiểu
đúng bản chất và sự phong phú tâm lý của mỗi người. Đúng như Giáo sư
Hoàng Linh đã nhận định: “Con người với những niềm vui và những khổ đau,
những chí hướng và những đam mê, những thành công và những sai lầm, với
lòng trung thành đến tuyệt đỉnh và sự phản bội đến ghê gớm, với lòng nhân ái
đại hiền và sự tàn ác trung cổ ở ngay ngưỡng cửa của thế kỷ XXI. Không một
dụng cụ thí nghiệm nào, không một tiền đề sinh vật trực tiếp nào khám phá

hoặc giải thích được đầy đủ tâm lý con người như vậy, mà chỉ có lịch sử, lịch
sử đã qua và lịch sử đang diễn ra”1.
Qua nghiên cứu quan điểm lịch sử trong nghiên cứu tâm lý người nói
chung và nội dung vấn đề con người lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử
theo quan điểm của A. N. Lêônchiép, đã giúp tôi có cơ sở phương pháp luận
khi nghiên cứu, hình thành, phát triển tâm lý cho con người nói chung và hình
thành phát triển tâm lý, nhân cách cho quân nhân nói riêng. Từ cơ sở khoa
học đó chúng ta thấy rằng: muốn xây dựng đời sống tâm lý - nhân cách cho
1

Hoàng linh, Một số vấn đề về TLH và GDH dưới ánh sáng tư tưởng HCM, Nxb QĐND, 2003, tr 23


12

các quân nhân trong quân đội cần phải giáo dục truyền thụ cho họ những giá
trị văn hoá, những kinh nghiệm xã hội - lịch sử của loài người để lại. Chẳng
hạn, phải giáo dục truyền thụ cho họ lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng ta, bản chất truyền thống tốt đẹp
của quân đội và dân tộc ta, những tri thức về kinh tế xã hội, về khoa học công
nghệ…Cách thức truyền thụ có thể trực tiếp thông qua giáo dục, đào tạo và
hoạt động thực tiễn quân sự; thông qua các nhân chứng lịch sử, qua kinh
nghiệm của những người đương thời… hoặc gián tiếp thông qua các tài liệu,
sách báo, phim ảnh, những sản phẩm lao động mà các thế hệ trước đã tạo ra…
Nhưng con đường truyền thụ tới các quân nhân dứt khoát phải thông qua hoạt
động và giao lưu của họ.
Vận dụng quan điểm của A. N. Lêônchiép chúng ta cần phải nhận thức
đầy đủ vai trò quyết định của điều kiện xã hội – lịch sử đối với sự hình thành
phát triển tâm lý - nhân cách quân nhân nói chung, nhân cách cán bộ quân đội
nói riêng. Trong đó, cần hiểu rõ tâm lý- nhân cách của quân nhân chỉ có thể

được hình thành thông qua giáo dục và hoạt động quân sự của cá nhân họ, vì
vậy cần tổ chức cho quân nhân học tập tiếp thu, lĩnh hội những kinh nghiệm
xã hội – lịch sử trong xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Đảng, của dân
tộc và quân đội qua các thời kỳ.



×