Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TIỂU LUẬN tâm lý học vấn đề ý THỨC TRONG CƯƠNG LĨNH ý THỨC là vấn đề của tâm lý học HÀNH VI của l x VƯGỐTXKY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.13 KB, 12 trang )

1

Vấn đề ý thức trong cương lĩnh “ý thức là vấn đề của tâm lý học
hành vi” của l.x.vưgốtxki
Sau năm 1925 nền tâm lý học Mác xít Xô Viết phát triển
mạnh mẽ, với nhiều công trình khoa học và nhiều tác giả xuất hiện.
Một trong những tác giả đã trở thành nhà tâm lý học nổi tiếng là
Lép Xêminôvich Vưgốtxki. Ông sinh ngày 5 tháng 11 năm 1896
trong một gia đình công chức có bố là nhân viên ngân hàng, mẹ là
người có học thức, tại thị trấn Oócsa nước cộng hoà Bêlarut, sau đó
ông chuyển đến sinh sống tại thị trấn Gomen gần biên giới Ba lan.
Năm 1913 sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, ông thi vào
trường đại học tổng hợp Matxcơva. tốt nghiệp đại học ông trở về
Gomen làm giáo viên giảng dạy.
Lép Xêminôvich Vưgốtxki là người rất giỏi về lĩnh vực khoa
học xã hội nhân văn, khi học phổ thông trung học ông đã khởi
xướng các cuộc hội thảo về văn học, lịch sử, triết học và được mọi
người tán thưởng. Ông điều khiển các cuộc hội thảo rất thành công,
trình bày rõ ràng mạch lạc, vì vậy sau này ông đã trở thành nhà giáo
dục nổi tiếng. Khi học đại học ông đi sâu nghiên cứu sử học, triết
học và phê bình văn học, ông đã công bố một số bài viết, bài phê
bình các vở kịch. Năm 1917 Lép Xêminôvich Vưgốtxki tốt nghiệp
đại học tổng hợp Matxcơva và về dạy học, ban đầu ông dạy môn
văn ở trường phổ thông lao động rồi cùng với người em họ của
mình thành lập nhà xuất bản mang tên: “Các thế kỷ trước và hôm
nay”. Mặc dù không học chuyên sâu về tâm lý nhưng ông rất say
sưa nghiên cứu những vấn đề về tâm lý học như: vấn đề tư duy và


2


ngôn ngữ; vấn đề giáo dục trẻ em câm điếc; các vấn đề của tâm lý
học sư phạm. Ông tổ chức phòng thực nghiệm tâm lý học trẻ em có
khuyết tật trong trạm y tế học đường, sau này phòng thực nghiệm
được chuyển thành Viện nghiên cứu thực nghiệm tật học và ông
được cử làm giảng viên thường trực về tâm lý học duy vật và giáo
dục Mác xít hiện đại.
Lép Xêminôvich Vưgốtxki là nhà tâm lý học Mác xít vĩ đại,
ông đã đóng góp cho sự nghiệp tâm lý học thế giới 180 công trình
khoa học trong đó có 135 công trình đã được công bố. Nhiều công
trình của ông có ý nghĩa hết sức to lớn cho sự phát triển của khoa
học tâm lý, trong đó bài báo “ý thức như một vấn đề của tâm lý học
hành vi” viết vào năm 1925 có giá trị như là cương lĩnh để xây dựng
nền tâm lý học Mác xít.
Tác phẩm ra đời trong thời kỳ cách mạng tháng mười nga đã
giành được thắng lợi, nước Nga bước vào giai đoạn xây dựng chủ
nghĩa xã hội, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh như vũ bão, đặc
biệt là khoa học vật lý, khoa học sinh học… chủ nghĩa Mác- Lênin
giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân Nga. Đặc
biệt trong thời kỳ này ở châu Âu đã nảy sinh các trường phái tâm lý
học khách quan mới như: tâm lý học Gestalt; tâm lý học hành vi và
phân tâm học…làm cho tâm lý học duy tâm nội quan đi vào bế tắc.
Tâm lý học khách quan ra đời đã mở ra một cách nhìn mới khác với
cách nhìn lâu nay trong tâm lý học truyền thống, về đối tượng và
phương pháp nghiên cứu tâm lý học. Những nội dung cơ bản trong
tâm lý học khách quan đã trở thành phương hướng chỉ đạo cho sự
phát triển của khoa học tâm lý và có ảnh hưởng nhất định tới các


3


ngành khoa học khác khi nghiên cứu về con người. Bên cạnh đó tâm
lý học khách quan cũng còn nhiều hạn chế, thiếu sót như: coi con
người như một cơ thể cá thể, chỉ có khả năng phản ứng thụ động và
hoàn toàn phụ thuộc vào kích thích tác động, họ phủ nhận vai trò
của ý thức con người, quá nhấn mạnh cái vô thức mà không thấy
được vai trò của cái xã hội lịch sử. Quan niệm về con người của tâm
lý học hành vi và phân tâm học là phản khoa học, họ phủ nhận vai
trò của ý thức, hạ con người xuống ngang hàng động vật…Chính
những hạn chế, thiếu sót trên đây đã làm cho các trường phái tâm lý
học khách quan không thể đi xa hơn nữa mà nhanh chóng đi đến tan
rã. Trước sự khủng hoảng đó đòi hỏi phải có một trường phái tâm lý
học mới thực sự khách quan, khoa học và cách mạng ra đời, đó là
tâm lý học Mác xít mà người đặt nền móng cho sự ra đời của trường
phái tâm lý học này là Lép Xêminôvich Vưgốtxki.
Cương lĩnh mở đầu xây dựng nền tâm lý học Mác xít của Lép
Xêminôvich Vưgốtxki đề cập tới nhiều nội dung, song có thể khái
quát thành những nội dung cơ bản sau:
Ông lên án, phê phán các trường phái phủ nhận vấn đề ý thức
trong tâm lý học. Theo ông tất cả các dòng phái tâm lý học duy tâm
nội quan, các dòng phái tâm lý học khách quan đều không thể làm
nền móng cho việc xây dựng nền tâm lý học mới để khắc phục sự
khủng hoảng trong tâm lý học. Ông đã phân tích làm rõ những đóng
góp và thiếu sót của các trường phái tâm lý học này, ông cho rằng
tất cả các dòng phái này ngay từ đầu đã mang trong lòng nó những
khiếm khuyết không thể chấp nhận. Ông phê phán các thuyết về tâm
vật lý, tâm sinh lý vì các thuyết này chưa thoát khỏi tư tưởng duy


4


tâm nội quan; ông không tán thành việc xây dựng tâm lý học theo
lối phản xạ học của V.M. Becherev vì không phân biệt được sự
khác nhau giữa hành vi của con người và hành vi của động vật.
L.X. Vưgốtxki phản đối khuynh hướng xoá nhoà ranh giới giữa
hành vi của con người và hành vi của động vật theo quan niệm của
Watson, theo ông đó là sự lẫn lộn giữa sinh vật học với xã hội học,
sinh lý học với tâm lý học. quan niệm như vậy đã loại bỏ ý thức ra
khỏi lĩnh vực tâm lý, đồng nhất tâm lý người với tâm lý động vật,
coi con người ngang hàng động vật. Ông cho rằng: muốn xây dựng
một nền tâm lý học kiểu mới thực sự khách quan, khoa học theo
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin mà Blonxki, Basov và các
nhà tâm lý học Liên Xô khác đã đề cập tới từ những năm 1920 thì
không thể sử dụng thuyết hành vi, tâm lý học Gestalt hay phân tâm
học của Freud làm điểm khởi đầu. Vì tâm lý học chủ quan chỉ coi ý
thức là một hiện tượng chung chung, là điều kiện cho các quá trình
tâm lý diễn biến hoặc là nơi xảy ra của các quá trình tâm lý vv…
như vậy, tâm lý học duy tâm nội quan chưa nghiên cứu đúng đối
tượng của mình. Còn các trường phái tâm lý học khách quan thì chỉ
tập chung nghiên cứu hành vi mà không nghiên cứu tâm lý hoặc chỉ
tập chung nghiên cứu tâm lý đơn thuần mà không đề cập đến hành
vi. Cả hai quan niệm này đều loại tâm lý- ý thức ra khỏi đối tượng
nghiên cứu của mình. Như vậy, cả dòng phái tâm lý học duy tâm
nội quan lẫn dòng phái tâm lý học theo xu hướng khách quan hành
vi chủ nghĩa đều nằm trong vòng cương toả của thuyết nhị nguyên,
duy linh và hiện tượng luận.


5

L.X.Vưgốtxki cho rằng điểm xuất phát để xây dựng một nền

tâm lý học mới phải đứng trên lập trường của Mác- Lênin, phải đi từ
thế giới quan phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về ý
thức, về bản chất con người. Bằng cách lập luận của mình ông đã đề
xuất cách tháo gỡ tình trạng khủng hoảng trong tâm lý học hiện thời
và khẳng định sự cần thiết phải xây dựng một nền tâm lý học mới
thực sự khách quan, khoa học. Nền tâm lý học đó không nghiên cứu
phản xạ mà nghiên cứu cả hành vi và ý thức của con người, vì ý
thức và hành vi đều tồn tại khách quan trong mỗi con người và đều
có vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của họ. Nghiên cứu
hành vi phải nghiên cứu cả cơ sở, cơ chế, thành phần và cấu trúc
của hành vi. Nghĩa là, nghiên cứu xem hành vi của con người gồm
những yếu tố nào tạo nên, những yếu tố nào tạo ra sự khác nhau
giữa hành vi của con người và hành vi của động vật. Theo L.X.
Vưgốtxki thì hành vi của động vật hình thành theo cơ chế kinh
nghiệm di truyền, kinh nghiệm của bản thân cá thể và theo cơ chế
phản xạ có điều kiện, thông qua quá trình luyện tập của con người
mà có được. tức là hành vi của động vật hoàn toàn mang tính bản
năng chứ không có sự tham gia điều khiển của ý thức, chẳng hạn:
người ta có thể hình thành phản xạ (hành vi) cho con chó bằng cách
gõ mõ trước mỗi lần cho nó ăn, làm như vậy nhiều lần sẽ tạo cho nó
có phản xạ (hành vi) chạy về ăn khi có tiếng mõ. Nhưng sau đó chỉ
cần gõ mõ là nó sẽ chạy đến mà không cần phải cho ăn. hành vi của
con người hình thành theo cơ chế kế thừa kinh nghiệm xã hội, kinh
nghiệm lịch sử và kinh nghiệm đã được tăng cường tức là kinh
nghiệm đã được tiếp thu. Ông đã lấy một đoạn trích từ tác phẩm
“Tư bản” của Mác để chứng minh cho sự khác biệt về chất giữa


6


hành vi của con người và hành vi của động vật: “Con nhện thực
hiện các thao tác giống thao tác của người thợ dệt, khác con ong cừ
nhất ở chỗ trước khi dùng sáp xây tổ, nhà kiến trúc đã xây dựng nó
trong đầu mình rồi”1 Nghĩa là, hành vi của con người là hành vi có
mục đích, có kế hoạch từ trước chứ không phải là hành vi bản năng.
L.X. Vưgốtxki cho rằng ý thức và hành vi có quan hệ chặt chẽ với
nhau, muốn hiểu được ý thức thì phải hiểu được hành vi và ngược
lại khi xét đến hành vi thì phải xét đến ý thức. Nhưng hành vi theo
quan niệm của ông không phải là tổ hợp các phản xạ như Watson đã
quan niệm, mà hành vi là “cuộc sống” là “lao động” là “thực tiễn”
của con người. Khi nghiên cứu hành vi cần phải làm rõ cơ chế,
thành phần, cấu trúc của hành vi, ý thức hay tâm lý người nói chung
đều là các mặt của hành vi. Nghiên cứu tâm lý không được loại bỏ ý
thức ra ngoài, không được coi ý thức là bộ phận thứ yếu, càng
không được coi ý thức là hiện tượng thần bí. L.X. Vưgốtxki coi ý
thức là đối tượng của tâm lý học hành vi, với quan niệm này lần đầu
tiên tâm lý học có khả năng thoát khỏi thuyết duy linh, hiện tượng
luận và nhị nguyên luận. quan niệm này sẽ mở ra hướng nghiên cứu
mới và mang lại cho khoa học tâm lý sức sáng tạo to lớn. Ông còn
cho rằng ý thức là vấn đề của cấu trúc hành vi, nghĩa là ý thức phải
được xếp ngang hàng với các thành tố khác của hành vi. Theo đó,
hành vi của con người và hành vi của động vật có sự khác biệt rõ rệt
về chất do chúng có cấu trúc hoàn toàn khác nhau. Hành vi của
động vật chủ yếu được hình thành từ hai nhóm phản ứng: bẩm sinh
hay vô điều kiện hoặc tự tạo hay có điều kiện. Có thể hiểu hành vi
của động vật được hình thành từ kinh nghiệm di truyền, kinh
1

TuyÓn tËp t©m lý häc, Nxb CTQG, Hµ Néi, 2005, tr 277



7

nghiệm của cá thể còn hành vi của con người được cấu trúc gồm
kinh nghiệm lịch sử, kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm đã được
tăng cường.
Kinh nghiệm lịch sử là những kinh nghiệm của các thế hệ
trước đó truyền lại hay còn gọi là “di truyền xã hội”, kinh nghiệm
này không phải do bẩm sinh, không được truyền từ cha mẹ sang con
cái qua đường sinh đẻ, cũng không tự nhiên mà có, nó được hình
thành khi con người tham gia vào quá trình hoạt động, giao tiếp với
loài người từ đó lĩnh hội kinh nghiệm từ thế hệ trước truyền đạt cho.
Khi con người đã có kinh nghiệm xã hội lịch sử tức là đã có ý thức
thì hành vi của họ không còn là một chuỗi cử động cơ thể hay một
chuỗi phản ứng tự nhiên mà hành vi đó đã có nguồn gốc xã hội, có
quá trình chỉ đạo tích cực của ý thức.
Hành vi của con người còn được cấu trúc bởi kinh nghiệm xã
hội, đó là những tri thức nhận từ người khác, kinh nghiệm này về cơ
bản cũng giống như kinh nghiệm lịch sử nhưng nó chỉ bao hàm các
tri thức của xã hội hiện tại. Nói cách khác kinh nghiệm xã hội là
kinh nghiệm lịch sử hiện tại, kinh nghiệm này rất quan trọng trong
hành vi của con người, nó là thành phần xã hội trong cấu trúc hành
vi của con người. Do đó, con người sống ở thời đại nào, xã hội nào
thì hành vi của họ sẽ tương ứng như vậy, nói cách khác hành vi của
con người phản ánh tính chất xã hội mà họ đang sống.
Cùng với kinh nghiệm lịch sử và kinh nghiệm xã hội, hành vi
của con người còn được cấu trúc bởi kinh nghiệm đã được tăng
cường hay còn gọi là kinh nghiệm kép. Kinh nghiệm này được hiểu
ngầm là hoạt động của con người, nó được tích luỹ trong hoạt động
lao động của họ, khi con người lao động họ sẽ lặp lại ở tay chân và



8

biến đổi vật liệu theo một biểu tượng đã được hình thành trong óc từ
trước đó. Như vậy, hành vi của con người là hành vi ý thức, hành vi
này được hình thành, phát triển nhờ ba loại kinh nghiệm nêu trên.
Mỗi kinh nghiệm có một vị trí nhất định, trong đó kinh nghiệm đã
được tăng cường giữ vị trí chủ đạo trong hành vi của con người,
kinh nghiệm này giúp ta nhận biết được bộ mặt tinh thần, tâm lý của
chủ thể. Vì thế, hiểu được cấu trúc hành vi chúng ta có thể hiểu
được ý thức của con người thông qua quan sát hành vi của họ và có
thể ghi lại được một cách tương đối chính xác. Chính điều này đã
giúp cho tâm lý học của L.X. vưgốtxki thoát khỏi tình trạng tư biện,
chủ quan.
Lép xêminôvich vưgốtxki cho rằng: nghiên cứu tâm lý không
chỉ nghiên cứu hành vi mà phải nghiên cứu cả hành vi lẫn ý thức, vì
hành vi và ý thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo ông ý
thức là sự tác động qua lại, sự phản ánh, sự kích thích lẫn nhau của
các hệ thống phản xạ khác nhau. ông nhấn mạnh: “ý thức là một sự
kiện quá rõ ràng, là một thực tế hàng đầu và đó là sự kiện có ý nghĩa
vô cùng quan trọng chứ không phải sự kiện phụ hay ngẫu nhiên .
Chừng nào tâm lý học mới mà chưa đặt ra một cách rõ ràng, dũng
cảm, vấn đề tâm lý và ý thức, chừng nào mà chưa giải quyết vấn đề
này bằng con đường thực nghiệm khách quan, chừng đó tâm lý học
chưa thoát khỏi cảnh cơ cực”. L.X. vưgốtxki chỉ ra rằng nguồn gốc
của ý thức chính là kinh nghiệm, mà chủ yếu ý thức được hình
thành từ kinh nghiệm kép. Nghĩa là nhờ lao động, thông qua lao
động cải biến tự nhiên và xã hội mà ý thức được hình thành. Yếu tố
quyết định ý thức là hiện thực khách quan là điều kiện môi trường

bên ngoài, vì ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong


9

não người một cách tích cực, chủ động. Nói cách khác, ý thức là thế
giới hiện thực khách quan di chuyển vào trong não người dưới dạng
hình ảnh và được cải biến trong đó. Do vậy, ý thức mang tính chủ
quan nhưng nội dung ý thức là do khách quan qui định. Trong
nghiên cứu của mình L.X. vưgốtxki luôn đề cập hành vi gắn liền với
ý thức, Ông cho rằng cơ chế của hành vi và cơ chế của ý thức là
giống nhau, theo ông trong ngôn ngữ của con người chứa đựng cả
hành vi và ý thức, vì ngôn ngữ cũng được hình thành từ lao động và
giao tiếp, mà lao động của con người tất yếu chứa đựng cả hành vi
lẫn ý thức. ở giai đoạn chưa hình thành ngôn ngữ (tiếng nói và chữ
viết), con người phải trao đổi với nhau qua các ký, tín, ám hiệu tức
là qua hành vi của họ. Khi tiếng nói và chữ viết ra đời, con người
trao đổi, giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ ấy đã
chứa đựng cả suy nghĩ, tình cảm, ước muốn, nguyện vọng của họ
nghĩa là chứa đựng cả hành vi và ý thức của con người. Theo tác giả
thì con người không chỉ có ý thức mà còn có khả năng tự ý thức, đó
là quá trình tri giác diễn ra trong tâm hồn của họ. quá trình tri giác,
con người có khả năng tự quan sát, L.X. vưgốtxki rất đề cao khả
năng này của con người. Từ phân tích nguồn gốc ra đời, vai trò
quyết định và cơ chế hành vi của ý thức, tác giả của cương lĩnh đã
đi đến kết luận: ý thức không phải là phạm trù xác định, không phải
là phương thức tồn tại đặc biệt mà nó cấu trúc phức tạp của hành vi
và là một bộ phận của hành vi.
Tóm lại, thông qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học và
đặc biệt là qua bài báo “ý thức như một vấn đề của tâm lý học hành

vi” Lép xêminôvich vưgốtxki đã tìm ra đối tượng nghiên cứu của
tâm lý học là tâm lý- ý thức và phương pháp nghiên cứu tâm lý


10

người là nghiên cứu hoạt động của con người. Vì tâm lý- ý thức và
hoạt động có quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau. đúng như
lênin đã từng nói: “Chúng ta căn cứ vào cái gì để xét đoán những tư
tưởng tình cảm thực của các cá nhân có thực? Tất nhiên, căn cứ đó
chỉ có thể là những hoạt động của các cá nhân ấy”2.
Phương pháp nghiên cứu tâm lý- ý thức thông qua hoạt động
của L.X. vưgốtxki được đề cập trong bài báo nêu trên có ý nghĩa hết
sức to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Nó thực sự trở thành cương
lĩnh mở đường cho khoa học tâm lý học Xô Viết lúc đó và cả những
năm sau này, nó khai thông sự bế tắc về phương pháp luận để xây
dựng nền tâm lý học Mác xít phát triển trên nền tảng của chủ nghĩa
Mác- lênin mà trực tiếp là triết học Mác- lênin. Cương lĩnh mở đầu
của L.X. vưgốtxki đã phá tan phương pháp nghiên cứu tâm lý theo
hướng duy tâm, tư biện phủ nhận vai trò của ý thức trong tâm lý
người, đồng nhất tâm lý người với tâm lý động vật, đồng nhất tâm
lý với sinh lý…Sự ra đời của cương lĩnh đã khẳng định ý thức là
một phạm trù của tâm lý học, là đối tượng của tâm lý học, do đó cần
phải nghiên cứu cơ sở, cơ chế, cấu trúc và vận hành của nó. Đi theo
phương pháp nghiên cứu của ông, các nhà tâm lý học Xô Viết
những năm ba mươi đến những năm tám mươi của thế kỷ trước đã
thu được những thành tựu to lớn. Ngày nay, phương pháp nghiên
cứu của L.X. vưgốtxki vẫn được các nhà tâm lý học của Việt Nam
vận dụng để nghiên cứu tâm lý người. điều đó chứng tỏ cương lĩnh
mở đầu của L.X. vưgốtxki vẫn giữ nguyên giá trị.

Qua học tập, nghiên cứu cương lĩnh mở đầu xây dựng nền tâm
lý học Mác xít của L.X. vưgốtxki bản thân tôi thấy:
2

V.I.Lªnin, Toµn tËp, TËp 1, Nxb TiÕn bé, M 1974


11

Cần phải đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác - lênin
và phương pháp nghiên cứu tâm lý học Mác xít để xem xét, nghiên
cứu tâm lý người. Quá trình nghiên cứu phải hiểu rõ tâm lý người
có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội, tâm lý người mang bản
chất xã hội - lịch sử. Do đó, khi nghiên cứu tâm lý người không
được xem nhẹ hoặc tuyệt đối hoá bất kỳ yếu tố nào. Nghiên cứu tâm
lý người cần hiểu rõ: Tâm lý là sự hoà quện giữa ý thức và hành vi,
hai yếu tố này luôn gắn chặt với nhau, muốn hiểu được ý thức của
chủ thể phải xem xét hành vi của họ và ngược lại, muốn hiểu được
hành vi ta phải xem xét ý thức của họ. Chống tuyệt đối hoá yếu tố
hành vi, xem nhẹ hay phủ nhận yếu tố ý thức như các trường phái
tâm lý học khách quan của watson. Cần thấy rõ tâm lý con người vô
cùng phong phú, phức tạp và còn nhiều điều chưa khám phá hết, các
nhà khoa học và mỗi chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu khám phá.
Nghiên cứu tâm lý con người cần khẳng định: ý thức là một
bộ phận trong cấu trúc hành vi, nhưng ý thức bao giờ cũng giữ vai
trò chủ đạo, chi phối các hành vi hoạt động của con người. Vì vậy,
trong giáo dục huấn luyện bộ đội, muốn xây dựng ở họ hành vi
chuẩn mực, đúng đắn cần giáo dục nâng cao ý thức cho bộ đội. Việc
nâng cao ý thức và làm phong phú đời sống tâm lý cho quân nhân
phải được tiến hành thông qua hoạt động và giao tiếp của họ, nghĩa

là thông qua học tập, huấn luyện, rèn luyện và giao lưu giữa quân
nhân với những người khác…
Quá trình nghiên cứu và giảng dạy phải tích cực, chủ động tìm
hiểu các quan điểm khác nhau về hành vi và ý thức, về tâm lý- ý
thức và hoạt động, từ đó vận dụng vào thực tiễn, góp phần làm
phong phú thêm các tri thức của khoa học tâm lý và làm phong phú


12

thêm đời sống tâm lý của quân nhân. đồng thời giúp cho các chủ thể
lãnh đạo, quản lý các đơn vị có cơ sở lý luận để luận giải đúng đắn
các hiện tượng tâm lý, tinh thần của bộ đội. Từ đó đề ra những biện
pháp xây dựng các hiện tượng tâm lý tích cực có lợi cho công tác
xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, đồng thời hạn chế ngăn ngừa
những hiện tượng tâm lý tiêu cực, bất lợi cho công tác lãnh đạo,
quản lý bộ đội trong các đơn vị, nhà trường quân đội.



×