Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Một số đặc điểm dị vật đường thở ở trẻ em vào điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương từ 072012 đến 072013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.65 KB, 28 trang )

Header Page 1 of 133.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dị vật đường thở (DVĐT) là những vật lạ rơi vào đường thở mắc lại ở thanh khí
phế quản. DVĐT là một tai nạn xảy ra đột ngột, có thể tử vong tức thì do ngạt vì dị vật
bít tắc hoàn toàn đường thở. Hoặc, nếu may mắn bệnh nhân thoát chết thì dị vật được ho
tống ra ngoài, hay dị vật chui sâu vào một bên phế quản.
Hậu quả này dẫn đến một quá trình diễn biến phức tạp với những hậu quả thường
là khó thở cấp hay từng cơn, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, nhiễm
trùng hô hấp tái nhiễm v.v…
Tỷ lệ tại này khó xác định chính xác, tùy theo từng địa phương và tùy từng hoàn
cảnh. Tuy nhiên DVĐT được xếp vào hàng thứ 5 các tai nạn ở trẻ em. Có một điều tra
được tiến hành trên phạm vi toàn quốc ở Pháp năm 1979 cho thấy có 700 trẻ em bị
DVĐT cần phải chăm sóc trong một năm và đây là tai nạn thường gặp ở trẻ em.
Theo Banks W., Protic W (1977) tỷ lệ tử vong do DVĐT là 1,2%
Tại Việt Nam chưa thấy có thống kê toàn diện về DVĐT trên phạm vi toàn quốc.
DVĐT chủ yếu gặp ở trẻ em và cũng không ít trường hợp đưa tới tử vong do dị vật làm
bít tắc đường thở. Trong 6 năm từ 1980 – 1985 viện Tai Mũi Họng Trung ương đã nhận
cấp cứu 214 trường hợp DVĐT trẻ em. [5]
Một số lớn DVĐT không được phát hiện ngay, bị bỏ quên vào điều trị rải rác ở các
cơ sở y tế với những chẩn đoán bệnh khác nhau. Biến chứng của DVĐT gây nên rất nặng
nề và phức tạp.
Vì vậy, DVĐT không chỉ là một cấp cứu tối cấp mà còn là một tai nạn rất nguy
hiểm, rất dễ bị bỏ qua ở trẻ em. Tỷ lệ tai nạn này thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ, nhóm tuổi
từ 1-3 tuổi là hay gặp nhất, chiếm 61% các trường hợp DVĐT. DVĐT nói chung và dị
vât DVĐT ở trẻ em nói riêng đòi hỏi phải có sự nghiên cứ toàn diện và hệ thống. Chẩn
đoán đúng, xử trí kịp thời sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong và các biến chứng nặng nề do DVĐT
gây ra. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu sau:
1.Mô tả một số đặc điểm dị vật đƣờng thở ở trẻ em vào điều trị tại Bệnh viện
nhi Trung ƣơng từ tháng 7/2012 đến 07/2013.
2.Mô tả một số đặc điểm của dị vật đƣờng thở ở các trẻ em này.


1
Footer Page 1 of 133.


Header Page 2 of 133.

Chƣơng 1: TỔNG QUAN
DVĐT là những tai nạn có thể nguy hiểm ngay tới tính mạng và phải được xử trí
cấp cứu.
DVĐT là những dị vật mắc lại ở đường thở từ thanh quản tới phế quản.
Mọi lứa tuổi đều có thể bị DVĐT, trẻ em gặp nhiều hơn người lớn, hay gặp nhất là
trẻ dưới 4 tuổi. Trên 25% gặp ở trẻ dưới 2 tuổi (Lemariey), 95% gặp ở trẻ dưới 4 tuổi
(Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Bạch Mai – 1965.
DVĐT là những chất vô cơ hay hữu cơ mắc vào thanh quản hay khí quản hoặc phế
quản.
Hay gặp nhiều nhất là hạt lạc, hạt ngô, hạt dưa, hạt na, hạt quất hồng bì … mẩu
xương, vỏ tôm, cua, đốt xương cá, mảnh đồ nhựa, kim, cặp tóc…
Tiên lượng phụ thuộc vào bản chất, vị trí của dị vật và điều trị sớm hay muộn. Có
thể tử vong do ngạt thở hoặc các biến chứng do dị vật tồn tại trong đường thở.
Điều trị nội soi phế quản là cơ bản và an toàn.
1.1. Đặc điểm giải phẫu bộ máy hô hấp
 Bộ phận hô hấp bao gồm đường dẫn khí từ mũi, họng, thanh quản, khí quản,
phế quản và phổi, màng phổi.
 Bộ phận hô hấp trẻ em nhỏ hơn về kích thước so với người lớn và có những
đặc điểm riêng biệt về giải phẫu, sinh lý do các tổ chức tế bào của bộ phận hô
hấp trẻ em chưa hoàn toàn biệt hóa à đang ở trong giai đoạn phát triển.
1.1.1. Mũi
 Ở trẻ nhỏ, mũi và khoang hầu ngắn và nhỏ, lỗ mũi và ống mũi hẹp làm cho sự
hô hấp bằng đường mũi bị hạn chế và dễ bị bít tắc.
 Niêm mạc mũi mỏng, mịn, lớp ngoài của niêm mạc gồm các biểu mô rung hình

trụ giàu mạch máu và bạch huyết. Chức năng hàng rào bảo vệ của niêm mạc
mũi ở trẻ nhỏ còn yếu do khả năng sát trùng của niêm dịch còn kém, vì vậy trẻ
dễ bị viêm nhiễm mũi họng.
 Tổ chức hang và cuộn mạch ở niêm mạc mũi chỉ phát triển ở trẻ từ 5 tuổi đến
tuổi dậy thì, do đó trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ít bị chảy máu cam.
2
Footer Page 2 of 133.

Thang Long University Library


Header Page 3 of 133.

 Các xoang hàm đến 2 tuổi mới phát triển. Xoang sàng có từ lúc mới sinh
nhưng chưa biệt hóa đầy đủ. Do đó trẻ nhỏ ít bị viêm xoang.
1.1.2. Họng – hầu
 Họng, hầu trẻ em tương đối hẹp và ngắn, có hướng thẳng đứng, hình phễu hẹp,
sụn mềm và nhẵn. Họng phát triển mạnh nhất trong năm đầu và tuổi dậy thì.
 Dưới 3 tuổi, họng trẻ em trai và gái dài như nhau. Từ 3 tuổi trở đi học trẻ em
trai dài hơn họng trẻ gái.
 Niêm mạc họng được phủ một lớp biểu mô rung hình trụ.
 Vòng bạch huyết Waldayer phát triển từ 4 – 6 tuổi cho đến tuổi dậy thì. Ở trẻ
dưới 1 tuổi chỉ có VA (Amidan vòm) phát triển. Từ 2 tuổi trở lên, amidan khẩu
cái mới phát triển. Khi các tổ chức này bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng đến các
chức năng hô hấp vì trẻ phải thở bằng miệng.
1.1.3. Thanh quản
 Thanh quản có dạng hình ống nằm ở trước cổ ngang mức đốt sống C3 – C6.
Giới hạn trên của thanh quản là bờ trên của sụn giáp, ở dưới là bờ dưới của sụn
nhẫn. Ở phía trên thanh quản thông với hạ họng, ở dưới thông với khí quản.
 Về kích thước, thanh quản ở nam giới dài và to hơn nữ giới:

+ Nam: dài 44mm, rộng 43mm, đường kính trước – sau 36mm.
+ Nữ: dài 36mm, rộng 41mm, đường kính trước – sau 26mm.
Trước tuổi dậy thì giữa trẻ trai và trẻ gái ít có sự khác biệt.
 Về cấu trúc, thanh quản có một khung sụn gồm các sụn đơn và sụn đôi. Đó là
các sụn nắp thanh quản (thanh thiệt), sụn giáp, sụn phễu, sụn nhẫn, sụn sừng
Santori và sụn sừng Wriberg. Các sụn này khớp với nhau và được giữ chặt bởi
các màng và dây chằng. Các cơ ở thanh quản bao gồm các cơ ở bên trong và
bên ngoài thanh quản. Trong lòng thanh quản được lót bởi niêm mạc.
+ Lòng thanh khí phế quản ở trẻ em tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi kém phát
triển, vòng sụn mềm dễ biến dạng và niêm mạc có nhiều mạch máu. Do đó, khi
trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp niêm mạc thanh – khí phế quản dễ bị phù nề,
xuất tiết, biến dạng.
+ Phản xạ ho mỗi khi có các dị vật lọt vào thanh quản để đẩy dị vật ra ngoài
đường hô hấp là một phản ứng bảo vệ. Đây là sự kích thích phản xạ sâu với sự
3
Footer Page 3 of 133.


Header Page 4 of 133.

mở rộng thanh quản, thanh môn đóng cùng với việc nâng cao áp lực bên trong
lồng ngực và sau đó mở tức thì thanh môn với một luồng không khí đẩy mạnh
và sự ho sẽ tống dị vật ra ngoài.
+ Thanh quản là vùng thụ cảm các phản xạ thần kinh thực vật. Do đó, sự kích
thích cơ học có mặt trong thanh quản có thể gây rối loạn nhịp tim, tim đập
chậm hoặc ngừng tim. Vì thế, trong nội soi cần gây tê tốt niêm mạc thanh quản
nhất là khi cần nội soi lâu hoặc bị bít tắc thanh quản do dị vật.
1.1.4. Khí quản
Khí quản là một ống dẫn không khí nằm ở cổ và ngực, tiếp theo thanh quản, bắt
đầu từ bờ dưới sụn nhẫn, ở ngang mức đốt sống cổ C6, đi xuống dưới và ra sau theo

đường cong của cột sống tận cùng ở trong lồng ngực bằng cách chia đôi thành hai phế
quản chính, ở ngang dưới mức đốt sống ngực D4, hoặc bờ trên đốt sống ngực D5. Ở nền
cổ, khí quản nằm sau đĩa ức 3cm, ở trong ngực nên mở khí quản đoạn cao và trung bình
thường thuận lợi hơn mở đoạn thập.
1.1.1. Phế quản
 Khí quản khi tới ngang đốt sống ngực D4 thì phân đôi thành hai phế quản gốc
phải và trái đi vào hai phổi.
 Hướng chia của các phế quản gốc:
+ Bên phải: gần như thẳng chiều với khí quản
+ Bên trái: đi ngang sang trái, góc chia giữa hai phế quản khoảng 45 – 75o.
 Kích thước của các phế quản gốc:
+ Phế quản gốc phải: dài khoảng 10 – 14mm, đường kính khoảng 12 – 16mm,
số vòng sụn là 6 – 8.
+ Phế quản gốc trái: dài khoảng 50 – 70mm, đường kính khoảng 10 – 14 mm,
số vòng sụn là 12 – 14.
 Do phế quản gốc phải có đặc điểm thẳng chiều với các khí quản hơn và có
đường kính lớn hơn phế quản gốc trái nên dị vật rơi vào phế quản gốc phải
nhiều hơn phế quản gốc trái, cũng do đặc điểm này trong nội soi phế quản, để
đưa ống soi vào phế quản gốc trái cần phải chuyển ngang ống soi hướng sang
trái.

4
Footer Page 4 of 133.

Thang Long University Library


Header Page 5 of 133.

Hình 1: Hình ảnh cây phế quản

1.1.5. Phổi
 Phổi trẻ em lớn dần theo tuổi. Ở trẻ sơ sinh trọng lượng phổi là 50 – 60 gram, 6
tháng tuổi tăng gấp 3 lần, 12 tuổi tăng gấp 10 lần và ở người lớn gấp 20 lần.
 Thể tích phổi của trẻ em sơ sinh là 65 – 70 ml, đến 12 tháng tuổi tăng gấp 10
lần.
 Tổng số phế nang ở trẻ sơ sinh là 30.000.000, đến 8 tháng tuổi tăng gấp 10 lần
ở người lớn là 600 – 700 triệu.
 Phổi trẻ em, nhất là trẻ nhỏ, có nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và sợi cơ
nhăn. Vì vậy phổi trẻ em có khả năng co bóp lớn và tái hấp thu các chất dịch
trong phế nang nhanh chóng.
 Tuy nhiên phổi trẻ nhỏ ít tổ chức đàn hồi, nhất là xung quanh các phế nang và
thành mao mạch, các cơ quan ở lồng ngực cũng chưa phát triển đầy đủ nên
lồng ngực di động kém, trẻ dễ bị xẹp phổi, khí phế thũng, giãn phế nang…
 Rốn phổi gồm phế quản gốc, thần kinh, mạch máu và nhiều hạch bạch huyết,
Các bạch huyết ở rốn được chia làm 4 nhóm: nhóm hạch khí quản, nhóm hạch
khí – phế quản, nhóm hạch phế quản – phổi, nhóm hạch vùng khí quản phân
đôi. Các hạch bạch huyết ở rốn phổi có liên quan với các hạch bạch huyết ở
5
Footer Page 5 of 133.


Header Page 6 of 133.

trung thất, thượng đôn và cổ. Các hạch có xoang rộng, nhiều mạch máu nên dễ
bị viêm nhiễm.
1.1.6. Màng phổi
 Màng phổi ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, rất mỏng, dễ bị giãn khi hít vào sâu
hoặc khi tràn dịch, tràn khí màng phổi.
 Khoang màng phổi ở trẻ nhỏ dễ bị thay đổi do lá thành của màng phổ dính vào
nồng ngực không chắc. Sự tích dịch, khí ở trong khoang màng phổi dễ gây

hiện tượng chuyển dịch các cơ quan trong trung thất. Trung thất lại được bao
bọc bởi các tổ chức xốp và lỏng lẻo nên dễ gây hiện tượng rối loạn tuần hoàn
trầm trọng.
1.1.7. Trung thất
Trung thất ở trẻ em tương đối lớn hơn so với người lớn, mềm mại và dễ co giãn.
1.1.8. Lồng ngực
-

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, lồng ngực có đặc điểm:
+ Ngắn, hình trụ, đường kính trước sau gần bằng đường kính ngang.
+ Xương sờn nằm ngang và thẳng góc với cột sống.
+ Cơ hoành nằm cao và cơ liên sườn chưa phát triển đầy đủ.

Do đó trẻ thở lồng ngực ít thay đổi.
-

Khi trẻ lớn lên và biết đi:
+ Các xương sườn chếch xuống.
+ Đường kính ngang của lồng ngực tăng nhanh và gấp đôi đường kính trước
sau.

Do đó khi trẻ thở, lồng ngực di động được nhiều hơn, trẻ thở được sâu hơn và xuất
hiện thở ngực.
-

Ở trẻ nhỏ, lồng ngực dễ biến dạng làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

1.2. Đặc điểm sinh lý và chức năng thông khí phổi.
1.2.1. Đƣờng thở
-


Không khí vào phổi chủ yếu qua đường mũi. Khi thở bằng mũi, các cơ hô hấp
hoạt động mạnh, lồng ngực và phổi mở rộng hơn khi thở bằng miệng.
6

Footer Page 6 of 133.

Thang Long University Library


Header Page 7 of 133.

-

Không khí qua mũi được sưởi ấm và lọc sạch nhờ các mạch máu và tuyến tiết
nhầy ở niêm mạc mũi.

-

Không khí từ mũi vào phổi còn phụ thuộc nhiều yếu tố như kích thước đường
thở, áp lực giữa phổi và miệng, sự hỗ trợ của các cơ hô hấp.
Bảng 1: Các chỉ số chức năng hô hấp (Theo Barnett.H)
Sơ sinh

5 tuổi

10 tuổi

15 tuổi


Người lớn

8

40

75

125

150

18 – 20

100

225

375

450

Tỷ lệ giữa khoảng chết
và thể tích hô hấp

0,45

0,4

0,33


0,33

0,33

Áp lực thở vào tối đa
(cm H2O)

100

100

125

Áp lực thở ra tối đa (cm
H2O)

150

200

250

Lượng khí thở vào tối đa
(l/phút)

8

75


160

325

400

10

110

210

400

500

Các chỉ số hô hấp
Khoảng chết (ml)
Thể tích hô hấp (ml)

Lượng khí thở ra tối đa
(l/phút)
1.2.2. Nhịp thở
-

Ngay sau khi đẻ, vòng tuần hoàn rau thai ngưng hoạt động. Nhịp thở đầu tiên
xuất hiện cùng tiếng khóc chào đời.
Sau động tác thở đầu tiên, nhịp thở của trẻ tăng dần lên và dài hơn. Lượng khí
thở vào tăng dần theo tuổi.
Lượng khí thở vào trong một lần thở (Sankốp):

+ Sơ sinh
: 25 ml
+ 14 tuổi : 300 ml
+ 1 tuổi
: 70 ml
+ Người lớn: 500 ml
+ 2 tuổi

: 120 ml

+ 8 tuổi :

170 ml

- Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vài tháng đầu, nhịp thở dễ bị rối loạn do trung tâm hô
hấp chưa hoàn chỉnh và trưởng thành. Trẻ thở lúc nhanh, lúc chậm, lúc nông, lúc
sâu.
- Tần số thở giảm dần theo tuổi.
7
Footer Page 7 of 133.


Header Page 8 of 133.

Tần số thở bình thường ở trẻ em giảm dần theo tuổi như sau
Sơ sinh: 40 – 60 lần/phút

6 tuổi: 20 – 25 lần/phút

3 tháng: 40 – 45 lần/phút


12 tuổi: 20 – 22 lần/phút

6 tháng: 35 – 40 lần/phút

15 tuổi: 18 – 20 lần/phút

1 tuổi: 30 – 35 lần/phút

Người lớn15 – 16 lần/phút

3 tuổi: 25 – 30 lần/phút
1.3. Bệnh học dị vật đƣờng thở
1.3.1. Đại cƣơng
Mọi lứa tuổi có thể bị dị vật đường thở, hay gặp nhất là trẻ dưới 4 tuổi. Dị vật
đường thở là những chất vô cơ hay hữu cơ mắc vào thanh quản, khí quản hoặc phế quản.
Hay gặp nhiều nhất là hạt lạc, rồi đến hạt ngô, hạt dưa, hạt na, hạt hồng bì... mẩu xương,
vỏ tôm, cua, đốt xương cá, mảnh đồ nhựa, kim, cặp tóc...
Dị vật đường thở là những tai nạn có thể nguy hiểm ngay đến tính mạng và phải
được xử trí cấp cưú. Thường gặp ở trẻ em nhiều hơn ở người lớn, gặp nhiều nhất ở trẻ
nhỏ tuổi.
1.3.2. Nguyên nhân
Trẻ em thường có thói quen đưa các vật cầm ở tay vào mồm. Người lớn trong khi
làm việc cũng có những người quen ngậm một số những dụng cụ nhỏ vào mồm, đó là
điều kiện dễ đưa tới dị vật rơi vào đường thở hay vào thực quản.
Dị vật bị rơi vào đường thở khi hít vào mạnh hoặc sau một một trận cười, khóc,
ngạc nhiên, sợ hãi ...
Dị vật bị rơi vào đường thở do bị liệt họng, thức ăn rơi vào đường thở.
Do tai biến phẫu thuật: khi gây mê, răng giả rơi vào đường thở, mảnh V. khi nạo,
khi lấy dị vật ở mũi bị rơi vào họng và rơi vào đường thở.

1.3.3. Giải phẫu bệnh
Tùy theo kích thước và bản chất dị vật mà dị vật có thể ở các vị trí khác nhau, gây
các tổn thương khác nhau.
-

Dị vật thanh quản :
+ Dị vật to bịt kín thanh môn làm cho bệnh nhân chết ngạt trước khi tới viện.
8

Footer Page 8 of 133.

Thang Long University Library


Header Page 9 of 133.

+ Các dị vật sắc nhọn, xù xì, gây tổn thương niêm mạc, để lâu gây sùi dẫn tới
sẹo hẹp thanh quản.
+ Niêm mạc phù nề hoặc loét, bệnh nặng hay nhẹ phù thuộc vào mức độ bít
tắc.
-

Dị vật khí quản
Bệnh tích không rõ ràng vì dị vật thường di động theo luồng không khí, niêm
mạc xung huyết đỏ và xuất tiết, nếu lâu ngày có thể sùi trong lòng khí quản.

-

Dị vật ở phế quản
Dị vật gây viêm nhiễm phù nề niêm mạc dẫn đến bít tắc đường thở hoàn toàn

hay không hoàn toàn gây nên hậu quả :
+ Khí phế thũng.
+ Xẹp phổi một bên, một phân thùy hoặc một thùy phổi.
+ Có thể gây tăng áp lực dẫn đến vỡ phế nang làm tràn khí màng phổi.
+ Ngoài ra, dị vật gây ứ trệ, xuất tiết, ứ đọng và viêm nhiễm dẫn đến viêm
phế quản, áp xe, giãn phế quản.

1.3.4. Triệu chứng
Trẻ em ngậm hoặc đang ăn (có khi cũng là lúc trẻ đang nhiễm khuẩn đường hô
hấp) đột nhiên ho sặc sụa, tím tái, ngạt thở trong chốc lát. Đó là hội chứng xâm nhập xảy
ra khi dị vật qua thanh quản, niêm mạc bị kích thích, chức năng phản xạ bảo vệ đường
thở của thanh quản được huy động để tống dị vật ra ngoài.
Hội chứng xâm nhập
Đó là cơn ho kịch liệt để tống dị vật ra ngoài.
Khó thở dữ dội có tiếng thở rít, co k o, tím tái, vã mồ hôi có khi ỉa đái cả ra quần.
Khàn tiếng.
Căn nguyên do hai phản xạ của thanh quản: phản xạ co thắt thanh quản và phản xạ
ho để tống dị vật ra ngoài.
Sau đó trở lại bình thường, dễ bỏ qua
Dị vật ở thanh quản
Dị vật dài, to hoặc sù sì không đều, có thể cắm hoặc mắc vào giữa hai dây thanh
âm, băng thanh thất, thanh thất Morgagni, hạ thanh môn.
9
Footer Page 9 of 133.


Header Page 10 of 133.

Dị vật tròn như viên thuốc (đường kính khoảng từ 5 - 8mm) n m vào mắc kẹt ở
buồng Morgagni của thanh quản, trẻ bị ngạt thở và chết nếu không được xử l ngay lập

tức.
Dị vật xù xì như đốt sống cá: trẻ em khàn tiếng và khó thở, mức độ khó thở còn
tu thuộc phần thanh môn bị che lấp.
Dị vật mỏng như mang cá rô nằm dọc đứng theo hướng trước sau của thanh môn:
trẻ khàn tiếng nhẹ, bứt rứt nhưng không hẳn là khó thở.
Dị vật ở khí quản
Thường là dị vật tương đối lớn, lọt qua thanh quản không lọt qua phế quản được.
Có thể cắm vào thành khí quản, không di động, nhưng thường di động từ dưới lên trên,
hoặc từ trên xuống dưới, từ cửa phân chia phế quản gốc đến hạ thanh môn.
Khó thở thành cơn, đặt ống nghe ở khí quản nghe thấy tiếng lật phật.
Dị vật ở phế quản
Thường ở phế quản bên phải nhiều hơn vì phế quản này có khẩu độ to hơn và
chếch hơn phế quản bên trái. t khi gặp dị vật phế quản di động, thường dị vật phế quản
cố định khá chắc vào lòng phế quản do bản thân dị vật hút nước chương to ra, niêm mạc
phế quản phản ứng phù nề giữ chặt lấy dị vật. Dị vật vào phế quản phải nhiều hơn phế
quản trái.
Sau hội chứng xâm nhập ban đầu có một thời gian im lặng khoảng vài ba ngày, trẻ
chỉ húng hắng ho, không sốt nhưng chỉ hâm hấp, nghe phổi không có mấy dấu hiệu, thậm
chí chụp X-quang phổi, 70 - 80% trường hợp gần như bình thường. Đó là lúc dễ chẩn
đoán nhầm, về sau là các triệu chứng của xẹp phổi, khí phế thũng, viêm phế quản-phổi,
áp xe phổi...
1.3.5. Chẩn đoán
 Lịch sử bệnh
Hỏi kỹ các dấu hiệu của hộ chứng xâm nhập nhưng cần chú ý có khi có hội chứng
xâm nhập nhưng dị vật lại được tống ra ngoài rồi hoặc ngược lại có dị vật nhưng không
khai thác được hội chứng xâm nhập (trẻ không ai trông nom cẩn thận khi xảy ra hóc
không ai biết).
10
Footer Page 10 of 133.


Thang Long University Library


Header Page 11 of 133.

 Triệu chứng lâm sàng
Khó thở thanh quản k o dài, nếu dị vật ở thanh quản. Thỉnh thoảng lại xuất hiện
những cơn ho sặc sụa, khó thở và nghe thấy tiếng cờ bay: nghĩ tới dị vật ở khí quản.
Xẹp phổi viêm phế quản-phổi: nghĩ tới dị vật phế quản
 X-quang
Nếu là dị vật cản quang, chiếu hoặc chụp điện quang sẽ cho biết vị trí, hình dáng
của dị vật. Nếu có xẹp phổi, sẽ thấy các dấu hiệu điển hình của xẹp phổi. Có khi chụp phế
quản bằng cản quang có thể cho thấy được hình dạng và vị trí của dị vật mà bản thân
không cản quang. X- quang rất quan trọng, không thể thiếu được nếu có điều kiện.

Hình 2: Hình ảnh dị vật kim băng

Hình 3: Dị vật đinh gim
 Nội soi khí – phế quản
Vừa để xác định chẩn đoán vừa để điều trị.
 Tiên lƣợng
11
Footer Page 11 of 133.


Header Page 12 of 133.

Nói chung là nguy hiểm, ở trẻ càng nhỏ càng nguy hiểm.
Tiên lượng tu thuộc:
Bản chất của dị vật: dị vật là chất hữu cơ, hạt thực vật, ngấm nước trương to ra,

gây nhiễm trùng và ứ đọng xuất tiết, nguy hiểm hơn dị vật kim khí nhẵn, sạch.
Tuổi của bệnh nhân trẻ càng nhỏ càng nguy hiểm. Có khi dị vật được lấy ra khá
nhanh chóng vẫn không cứu được bệnh nhi vì bị viêm phế quản-phổi cấp rất nặng.
Được khám và can thiệp sớm hay muộn, sớm thì dễ lấy dị vật, muộn có phản ứng
phù nề niêm mạc, biến chứng nặng, khó lấy dị vật, sức chịu đựng của cơ thể giảm sút.
Trang bị dụng cụ nội soi và trình độ của thầy thuốc. Tỉ lệ biến chứng khoảng 20 30%, tỷ lệ tử vong khoảng 5%.
1.3.6. Điều trị
 Cấp cứu tại chỗ
Thao tác . Heimlich.
Có 2 tình huống nạn nhân tỉnh và nạn nhân bất tỉnh.
Nạn nhân tỉnh: có thể để nạn nhân ở tư thế đứng hay tư thế ngồi trên ghế dựa,
người cấp cứu đứng sau nạn nhân, hai cánh tay ôm vòng trước ngực nạn nhân. Một bàn
tay nắm lại, bàn tay kia nắm lấy cổ tay của bàn tay nắm. Nắm tay để vào bụng nạn nhân
trên rốn dưới xương ức.
Bằng một động tác giật đưa người từ dưới lên, nhằm đẩy cơ hoành tống không khí
trong phổi, khí quản, phế quản, hy vọng dị vật bật lên miệng. Một động tác cần mạnh, dứt
khoát, làm đi làm lại 10 lần. Cần theo d i miệng nạn nhân, nếu dị vật xuất hiện thì nhanh
chóng lấy ra.
Nạn nhân bất tỉnh: đặt nạn nhân ở tư thế nằm. Người cấp cứu qu trên người nạn
nhân. Đặt bàn tay trên bụng nạn nhân, giữa rốn và xương ức, bàn tay kia đặt trên bàn tay
này. Làm động tác đẩy mạnh và nhanh lên phía trên, làm đi làm lại 10 lần. Cần theo d i
miệng nạn nhân, nếu dị vật xuất hiện thì nhanh chóng lấy ra.
 Cấp cứu tại bệnh viện
Soi nội quản để gắp dị vật là biện pháp tích cực nhất để điều trị dị vật đường thở.
Trường hợp đặc biệt khó, sắc nhọn không thể lấy ra được theo đường thở tự nhiên bằng
12
Footer Page 12 of 133.

Thang Long University Library



Header Page 13 of 133.

soi nội quản (rất hiếm gặp), có khi phải mở lồng ngực, mở phế quản để lấy dị vật. Rất cần
chú

nếu có khó thở nặng thì phải mở khí quản trước khi soi. Nếu bệnh nhân mệt nhiều,

cần dược hồi sức, không nên quá vội vàng soi ngay. Trường hợp bệnh nhân lúc đến khám
không có khó thở lắm, nhưng có những cơn khó thở xảy ra bất thường và vì điều kiện nào
đó chưa lấy được dị vật hoặc phải chuyển đi, mở khí quản có thể tránh được những cơn
khó thở đột ngột bất thường.
Dị vật ở thanh quản: soi thanh quản để gắp dị vật.
Dị vật ở khí quản: soi khí quản để gắp dị vật.
Dị vật ở phế quản: soi phế quản để gắp dị vật.
Sau khi soi và gắp dị vật qua đường tự nhiên, tuy dị vật đã lấy ra, có thể gây phù
nề thanh quản, cần theo d i khó thở.
Đồng thời phối hợp các loại kháng sinh, chống phù nề, giảm xuất tiết, nâng cao
thể trạng và trợ tim mạch.

Hình 4 : Một số dị vật đã được lấy ra nhờ phương pháp nội soi phế quản tại Khoa Hô
Hấp – Bệnh viện Nhi Trung ương.
13
Footer Page 13 of 133.


Header Page 14 of 133.

1.3.7. Phòng bệnh
Tuyên truyền để nhiều người được biết r những nguy hiểm của dị vật đường thở.

Không nên để cho trẻ em đưa các vật và đồ chơi vàp mồm ngậm và mút.
Không nên để cho trẻ ăn thức ăn dễ hóc như: hạt na, lạc, quất, hồng bì, hạt bí, hạt
dưa...
Nếu thấy trẻ đang ngậm hoặc ăn những thứ dễ gây nên hóc, không nên hoảng hốt,
la h t, mắng trẻ vì làm như vậy trẻ sợ hãi dễ bị hóc.
Người lớn cần tránh thói quen ngậm dụng cụ vào miệng khi làm việc.
Nếu bị hóc hoặc nghi bị hóc vào đường thở, cần đưa đi bệnh viện ngay.

14
Footer Page 14 of 133.

Thang Long University Library


Header Page 15 of 133.

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu:Gồm 22 bệnh nhi bị dị vật đường thở đã được nội
soi phế quản gắp dị vật đường thở bằng phương pháp nội soi phế quản.
2.1.2: Tiêu chuẩn loại trừ: các bệnh nhân được chẩn đoán dị vật đường thở
nhưng sau khi nội soi phế quản không có dị vật đường thở.
2.1.3: Địa điểm nghiên cứu: khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Trung ương.
2.1.4: Thời gian nghiên cứu: từ tháng 07/2012 đến tháng 07/2013
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu :
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Thống kê mô tả từng trường hợp có can thiệp nội soi phế quản.
Nghiên cứu hồi cứu bệnh án bệnh nhi DVĐT vào khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi
Trung ương từ tháng 07/2012 đến 07/2013.
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu

 Ghi lại các thông tin từ bệnh án DVĐT đã chọn vào mẫu bệnh án nghiên cứu
 Chẩn đoán, điều trị bệnh dựa vào kết quả nội soi thanh khí phế quản.
Nội dung, các biến số / chỉ số nghiên cứu
+ Các biến số về đặc điểm của bệnh nhân dị vật đƣờng thở:
- Tuổi
- Giới
- Địa chỉ
- nghề nghiệp
+ Các biến số về đặc điểm của dị vật đƣờng thở:
o Thời gian, diễn biến từ khi bệnh đến lúc vào viện
o Hoàn cảnh mắc DVĐT
o Khai thác hội chứng xâm nhập
o Chẩn đoán, điều trị tuyến trước (nếu có)
o Tiền sử bệnh lý hô hấp
o Triệu chứng cơ năng
15
Footer Page 15 of 133.


Header Page 16 of 133.

o Triệu chứng thực thể
o X-quang lồng ngực
o Xét nghiệm huyến học, sinh hóa.
o Mô tả đặc điểm của DVĐT
 Bản chất dị vật
 Vị trí dị vật
 Số lượng, kích thước dị vật
o Diễn biến của bệnh sau khi soi phế quản
o Biến chứng do DVĐT gây ra

2.3. Phân tích kết quả:
o Tập hợp và xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học sử dụng
phần mền EPI – INFO 6.04.

16
Footer Page 16 of 133.

Thang Long University Library


Header Page 17 of 133.

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm của bệnh nhân bị dị vật đƣờng thở:
3.1.1.Tuổi và giới của đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3.1: Tuổi và giới của bệnh nhân DVĐT
Giới
Nhóm tuổi

Nam

Tổng số

Nữ

n

%

n


%

n

%

< 1 tuổi

4

18,2

2

9,1

6

27,2

1 - <5 tuổi

7

31,8

5

22,7


12

54,6

5 – 10 tuổi

3

13,6

1

4,6

4

18,2

≥ 10 tuổi

0

-

0

-

0


Cộng

14

63,6

8

36,4

22

100

Nhận xét: DVĐT xảy ra ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái (tỷ lệ 14/8 = 1.75) lứa tuổi hay
gặp nhất là 1 - <5 tuổi (chiếm tỷ lệ 12/22 = 54,6%).

Nhận xét: Số bệnh nhân DVĐT vào viện cao điểm ở tháng 8, 9, 10. Trẻ em ở nông thôn
mắc DVĐT cao hơn ở thành phố
17
Footer Page 17 of 133.


Header Page 18 of 133.

3.2. Đặc điểm của DVĐT
3.2.1.Hoàn cảnh bị dị vật đƣờng thở

Nhận xét : có 27.3% trẻ bị DVĐT trong lúc ăn, khi chơi trẻ cũng bị DVĐT chiếm 18.2%,

tỷ lệ trẻ mắc DVĐT không r hoàn cảnh chiếm 31.8%.
1.1.1. Khai thác tiền sử có hội chứng xâm nhập
Bảng 3.2.1: Khai thác tiền sử bệnh nhân
Khai thác tiền sử

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

7

31,8

 Do nhân viên y tế tuyến trước phát hiện

3

13,6

 Do khai thác ở Bệnh viện Nhi Trung ương

12

54,6

Không rõ hội chứng xâm nhập
Có hội chứng xâm nhập

18
Footer Page 18 of 133.


Thang Long University Library


Header Page 19 of 133.

Nhận xét : khai thác được tiền sử DVĐT ở bệnh viện Nhi trung ương chiếm 54.6% tuy
nhiên vẫn còn 31.8% bệnh nhân không có hội chưng xâm nhập.
3.2.3.Tỷ lệ bệnh nhân dị vật đƣờng thở so sánh với các bệnh lý hô hấp khác vào
khoa Hô hấp từ 07/2012 đến 07/2013
Bảng 3.2.2:Tỷ lệ dị vật đường thở so với các bệnh lý hô hấp khác vào khoa
Hô hấp từ 07/2012 đến 07/2013
STT

Bệnh lý

Số bệnh nhân vào
viện từ 07/2012 đến
07/2013

Tỷ lệ %

1

Viêm phế quản phổi

1419

65,70


2

Viêm tiểu phế quản

184

8,52

3

Hen phế quản

186

8,61

4

Viêm phế quản phổi tái nhiễm

108

5,00

5

Viêm phế quản

64


2,96

6

Viêm phổi thùy

30

1,38

7

Dị vật đường thở

22

1,02

8

Viêm mủ màng phổi

19

0,88

9

Bệnh phổi bẩm sinh


19

0,88

10

Lao

17

0,79

11

Ab ces phổi

16

0,75

12

Giãn phế quản

5

0,23

13


U phổi

4

0,19

14

Các bệnh khác

67

3,1

2160

100,00

Tổng

Nhận xét: Tỷ lệ DVĐT vào viện so với các bệnh lý hô hấp chung chiếm 1.02%
đứng hàng thứ 7 về tần xuất của các bệnh lý hô hấp trẻ em hay gặp phải nhập viện.
19
Footer Page 19 of 133.


Header Page 20 of 133.

3.2.4.Những chẩn đoán khác trƣớc khi chẩn đoán đƣợc dị vật đƣờng thở
Bảng 3.2.3: Các chẩn đoán khác

Bệnh nhân được chẩn đoán trước

Số bệnh nhân

1. Viêm phế quản phổi tái nhiễm

01

2. Hen phế quản

04

3. Lao

01

4. Abces phổi

01

5. Viêm phổi thùy

01

6. Giãn phế quản

01
Cộng

9/22


Nhận xét: Có 9/22 trường hợp chẩn đoán ban đầu không phải là dị vật đường thở
mà là nhậm với bệnh lý khác.
3.2.5.Triệu chứng cơ năng khi vào viện
Bảng 3.2.4:Triệu chứng cơ năng của DVĐT
Triệu chứng cơ năng

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

- Ho dai dẳng

16

72,7

- Đờm xanh, vàng

12

54,5

- Ho ra máu

1

4,5

- Sốt rét kéo dài liên tục


6

27,2

- Sốt bất thường từng cơn

14

63,6

- Khó thở khò khè

13

59,1

- Tái tím từng cơn

4

18,2

- Đau ngực

4

18,2

Nhận xét: Về mặt cơ năng: ho dai dẳng, sốt thất thường từng cơn, khò khè khó thở

và khạc đờm chiếm >50% trường hợp.

20
Footer Page 20 of 133.

Thang Long University Library


Header Page 21 of 133.

3.2.6.Triệu chứng thực thể khi vào viện
Bảng 3.2.5:Triệu chứng thực thể DVĐT
Triệu chứng thực thể

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

- Thở nhanh

12

54.5

- Ran rít ngáy 1 bên

14

63.6


- Ran ẩm to nhỏ hạt (ưu thế 1 bên phổi)

16

72.7

- Giảm thông khí phổi 1 bên

10

45.5

- Triệu chứng tồn tại, lặp đi lặp lại dai dẳng
ở một bên phổi

8

36.4

Nhận xét: 72.7% bệnh nhân bị DVĐT có triệu chứng ran ẩm to nhỏ hạt ( ưu thế 1 bên phổi)
3.2.7.Triệu chứng cận lâm sàng của bệnh nhân DVĐT lúc vào viện
Bảng 3.2.6: Triệu chứng cận lâm sàng của DVĐT
Triệu chứng lâm sàng

Số BN

Tỷ lệ %

16*
12*


72.7
54.5

- Nốt chấm mờ rải rác

6

27.3

- Hình ảnh abces phổi

4

18.2

- Bóng mờ như u phổi

1

4.5

- Hình ảnh X-quang ít thay đổi sau một đợt điều
trị kháng sinh

8

36.4

- Số lượng bạch cầu tăng


19*

86.4

- BC trung tính tăng

18*

81.8

7

31.8

* X-quang:
- Đám mờ tập trung ở 1 thùy phổi
- Đám mờ không đồng nhất chủ yếu cạnh rốn
phổi

CTM:

- BC ưa axit tăng

Nhận xét: Những trường hợp dị vật ở đường thở có 4 dấu hiệu cận lâm sang * với
tần xuất hay gặp (>50%)
21
Footer Page 21 of 133.



Header Page 22 of 133.

3.2.8.Vị trí dị vật trong đƣờng thở
Bảng 3.2.7:Một số vị trí của DVĐT
Vị trí của dị vật

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

* Dị vật cố định

20

90.9

- Hạ thanh môn

2

9.1

- Ở khí quản

4

18.2

- Ở phế quản phổi phải


8

36.4

- Ở phế quản phổi trái

2

9.1

- Ở phế quản thùy dưới phổi quản

4

18.2

2

9.1

* Dị vật di động
- Khí quản và phế quản gốc phải

Nhận xét: Có 20/22(Chiếm 90.9%) trường hợp có DVĐT phát hiện được là dị vật
cố định ở một vị trí trong lòng đường thở. Chỉ có 2/22(chiếm 9.1%) trường hợp là dị vật
di động trong đường thở, chủ yếu ở khí quản.
 Đại đa số (8 + 4) dị vật nằm ở bên phế quản gốc hay thùy dưới bên phải.
 Có 2 chiếm 9.1% trường hợp dị vật đường thở nằm ở hạ thanh môn gây khó thở
thanh quản cấp tính và khàn mất tiếng.
3.2.8.Tính chất của dị vật đƣờng thở

Bảng 3.2.7: Tính chất của DVĐT
Vị trí của dị vật

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

1. Dị vật cản quang

5

22.7

2. Dị vật không cản quang

17

77.2

3. Dị vật vô cơ

5

22.7

4. Dị vật hữu cơ

17

77.2


22
Footer Page 22 of 133.

Thang Long University Library


Header Page 23 of 133.

Thức ăn

4

18.2

Hạt quả

15

68.2

Hạt lạc

3

13.6

Hạt na

10


45.4

Hạt hồng xiêm

2

9.1

Hạt khác

3

13.6

Nhận xét: Đa số 77.2% dị vật đường thở không cản quang (17/22). Bản chất dị vật
khá đa dạng cả vô cơ và hữu cơ. Loại dị vật đường thở hay gặp nhất là hạt quả, trong đó
hạt na là loại dị vật đường thở gặp nhiều nhất 10/22 trường hợp.


Các biện pháp chăm sóc theo dõi bệnh nhân DVĐT

Bảng 3.2.8: Các biện pháp chăm sóc và theo dõi bệnh nhân
Biện pháp chăm sóc, theo dõi

Số bệnh nhân (n = 22)

Tỷ lệ

- An ủi động viên


20

90,9%

- Hạn chế vận động

21

95,4%

- Nằm đầu cao

18

81,8%

- An thần

18

81,8%

- Thở oxy

10

45,4%

- Nhịn ăn trước khi soi phế quản


22

100%

- Giảm kích thích, vật vã

20

90,9%

Nhận xét: 100% bệnh nhân phải nhị n ăn trước khi nội soi phế quản.

23
Footer Page 23 of 133.


Header Page 24 of 133.

3.3. Những diễn biến xấu gặp sau khi bị DVĐT
Bảng 2: Biến chứng xấu hay gặp khi bị DVĐT
Diễn biến (Biến chứng xấu)

Số bệnh nhân (n = 22)

Tỷ lệ

- Tràn khí trung thất

3


13,6%

- Tràn khí màng phổi

2

9%

- Suy hô hấp

5

22,7%

- Nhiễm trùng đường hô hấp

17

77,2%

- Biến dạng lồng ngực

1

4.5%

Nhận xét: có 77.2% bệnh nhân có biến chứng nhiễm trùng hô hấp khi bị dị vật đường thở.

24

Footer Page 24 of 133.

Thang Long University Library


Header Page 25 of 133.

Chƣơng 4: BÀN LUẬN
 Với vị trí đứng thứ 7 trong nhóm các bệnh lý hô hấp, dị vật đường thở đã chiếm
vai trò quan trọng trong số bệnh nhân nhập viện. Hơn nữa vai trò của việc phá
hiện ra dị vật đường thở sẽ là giải quyết triệt để, điều trị khỏi được tình trạng cấp
cứu nguy hiểm này.
 So sánh với các tác giả nước ngoài thì tỷ lệ dị vật đường thở của chúng tôi cũng
phù hợp. Theo PATWARI AK thì có 2.6% là dị vật đường thở trong bệnh lý hô
hấp trẻ em.
 Có sự khác biệt về giới của nguyên nhân dị vật đường thở. Trẻ trai gặp nhiều hơn
trẻ gái (tỷ lệ = 1,67). Hơn nữa lứa tuổi này hay gặp có dị vật đường thở không
được phát hiện ra là 1 – 5 tuổi (11/22 = 52,38%). Điều đó thể hiện đặc điểm giới
tính và lứa tuổi này có liên quan đến tính chất chơi nghịch và ngậm vật dụng, đồ
chơi trong miệng, một nguy cơ gây dị vật đường thở.
 Dị vật bỏ quên trong đường thở ở dạng cố định, từ đó kích thích tạo ra quá trình
viêm nhiễm mủ phế quản phổi hay abcess hóa chỉ có 2/22 trường hợp dị vật di
động từ phế quản lên khí quản khi trẻ ho và nó vừa là nguyên nhân vừa là hậu
quả của các cơn ho gây khó thở.
 Chủ yếu là dị vật ở một bên phế quản phổi không có dị vật ở cả hai bên. Phế quản
phổi phải có tới 17/22 trường hợp, chiếm tỷ lệ 80,95% so với bên trái (2/22 =
9,6%). Điều này cũng phù hợp với hầu hết các kết luận trước đây về vị trí dị vật
đường thở, được giải thích bởi cấu trúc giải phẫu to và thẳng trục của phế quản
gốc phải.
 Chỉ có 5/22 trường hợp dị vật đường thở cản quang. Các trường hợp dị vật này

thường nhỏ, nằm lẫn trong một số ổ viêm mờ kém cản quang hơn. Vì vậy việc
phát hiện dị vật đường thở, dễ bỏ sót. Số còn lại (17/22 = 77,2%) là dị vật không
cản quang đã phần nào lý giải tình trạng dị vật đường thở khó phát hiện.
 Trong các loại dị vật hữu cơ, rất hay gặp các loại hạt quả nhất là các loại hạt lạc
(2/22%) hạt na (9/22) hạt hồng xiêm (2/22) v.v… Điều này chứng tỏ kích thước
và tính chất trơn nhẵn của các loại và loại hạt này thuận lợi cho việc xâm nhập
vào đường thở.
 Đặc biệt việc khai thác tiền sử để xác định hội chứng xâm nhập, có giá trị lớn
trong hướng chẩn đoán nghi ngờ dị vật đường thở. Có 15/22 trường hợp được
25
Footer Page 25 of 133.


×