Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA năm 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.06 KB, 17 trang )

ĐỀ THI TH ỬTHPT QUỐC GIA LẦN III
NĂM HỌC 2016- 2017
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
(Thời gian 120 phút- không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: …../ 05/ 2017
I. PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Nếu ngày mai em không làm thơ nữa
Cuộc sống trở về bình yên
Ngày nối nhau trên đường phố êm đềm
Không nỗi khổ, không niềm vui kinh ngạc
Trận mưa xuân dẫu làm ướt áo
Nhưng lòng em còn cảm xúc chi đâu
Mùa đông về quên nỗi nhớ nhau
Không xôn xao khi nắng hè đến sớm
Chuyện hôm nay sẽ trở thành kỉ niệm
Màu phượng chẳng nồng nàn trên lối ta đi.
Gió thổi nơi này không lạnh tới nơi kia
Lời nói tâm tình trở nên nhạt nhẽo
Nghe tiếng con tàu em không thể hiểu
Tấm lòng anh trong mỗi chuyến đi xa
Em không còn thấy nhớ những sân ga
Những nơi đã đi, những nơi chưa hề đến
Khát vọng anh dẫu hoà trong sóng biển
Sóng xô bờ chẳng rộn đến tâm tư
(Trích “Nếu ngày mai em không làm thơ nữa” – Xuân Quỳnh,
Xuân Quỳnh thơ và đời, NXB Văn hóa 1998, tr.15)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ ?
Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để thể hiện suy tưởng của
mình trong đoạn thơ thứ hai và thứ ba?


Câu 3. Nhân vật trữ tình hình dung mình sẽ thay đổi như thế nào nếu không làm thơ nữa?
Câu 4. Nêu giả định “Nếu ngay mai em không làm thơ nữa”, qua đoạn thơ tác giả muốn gửi đến
người đọc thông điệp gì?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu , anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ của mình về vai trò của thơ ca đối với đời sống con người?
Câu 2( 5.0 điểm)
Người ta không bao giờ biết hết mọi thứ cần biết về con ng¬ười. Nh¬ưng có một điều ng¬ười ta
biết chắc rằng: nó, cái bản chất ấy sẽ không thôi làm con người bất ngờ. Văn học là nỗ lực không
ngừng trong việc khám phá những bất ngờ ấy trong bản chất con ng¬ười.(Môset)
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ cảm nhận về một nhân vật trong truyện ngắn Chiếc
thuyền ngoài xa, anh (chị) hãy làm rõ sự nỗ lực của Nguyễn Minh Châu trong việc khám phá những
bất ngờ trong bản chất con người.


………………………………..Hết……………………………………
Họ và tên thí sinh…………………………. Số báo danh…………………………
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN III
NĂM HỌC 2016- 2017
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
(Thời gian 120 phút- không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: …../ 05/ 2017
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Hướng dẫn chung
1. Cán bộ chấm thi cần nắm vững Đáp án –Thang điểm và yêu cầu trong Hướng dẫn chấm thi của
Bộ Giáo dục và Đào tạo để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Do đặc
trưng của môn Ngữ văn nên cần chủ động, linh hoạt trong quá trình chấm.
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Đáp án – Thang điểm phải được thống nhất
trong ban chấm thi và bảo đảm không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu.

3. Bài thi được chấm theo thang điểm 10; lấy đến 0,25; không quy tròn điểm.
B. Hướng dẫn cụ thể:
Phần Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm)
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là: biểu cảm.
0.5
Câu 2 Biện pháp tu từ và hiệu quả:
– Trong đoạn thơ thứ hai và thứ ba để thể hiện suy tưởng của mình, tác giả sử dụng biện pháp tu từ:
liệt kê
– Hiệu quả: Sự sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại trong khổ 2,3 của đoạn thơ nhằm
diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn cuộc sống vô vị trống rỗng và tâm hồn nhà thơ trở nên xa lạ
với cuộc sống và mọi người trong mọi thời khắc. 0,75
Câu 3 – Hình dung của nhân vật trữ tình:
+ Cuộc sống sẽ trở nên trống rỗng, vô vị.
+ Tâm hồn nhà thơ không thể giao cảm kết nối với cuộc sống và con người xung quanh
(HS có thể diễn đạt khác hoặc trích dẫn một số biểu hiện từ văn bản nhưng khái quát đúng ý vẫn
cho điểm tối đa)
Câu 4 – Thông điệp tác giả gửi gắm trong đoạn thơ:
+ Thơ là phần không thể thiếu của đời sống
+Thơ là phương tiện để nhà thơ giao cảm với cuộc sống và con người.
(HS có thể diễn đạt khác nhưng đúng và đủ ý vẫn cho điểm tối đa) 1,0
II LÀM VĂN ( 7,0 điểm)
Câu 1 Viết một đoạn văn ngắn(khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề
1. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận 200 chữ ( tổng – phân – hợp).
– Có đủ kết cấu của đoạn văn gồm: mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn.
+Phần mở đoạn: Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
+Phần phát triển đoạn: Triển khai được vấn đề nghị luận.
+Phần kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò của thơ ca đối với đời sống con người. 0,25
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác

nhau song cần bám sát nội dung phần đọc hiểu:
HS bày tỏ suy nghĩ/quan điểm của cá nhân một cách hợp lí/thuyết phục:
* Câu mở đoạn: Thơ có vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần con người
* Thân đoạn: Trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của thơ ca đối với đời sống con người:
– Thơ làm cho tâm hồn ta trở nên phong phú, tinh tế.


– Thơ giúp mỗi con người biết lắng nghe mình và nhạy cảm hơn trước đời sống
– Đọc những vần thơ lên, tâm hồn ta như được rộng mở trước thế giới vừa thực, vừa mộng. Chính
thế giới ấy mới thực sự là điều để ta vươn tới, từ đó con người có những định hướng đúng đắn trên
bước đường của mình.
– Vai trò của thơ ca là làm sáng tỏ sự thật, phơi bày sự thật, bởi thế thiếu thơ ca, không gì có thể trở
thành chính nó
* Câu kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề.
– Trong rất nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, văn chương là một món ăn tinh thần không thể
thiếu đối với mỗi con người. trong mỗi chúng ta. Thơ ca là mới mẻ, sáng tạo trên cái nền của hiện
thực cuộc sống. Đó là mảnh đất màu mỡ để các nhà thơ gieo mầm tư tưởng, để tác phẩm của họ mãi
mãi là của nhân loại

4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
5.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
Câu2:
Ng¬ười ta không bao giờ biết hết mọi thứ cần biết về con ng-ười. Nh¬ưng có một điều ng¬ười ta
biết chắc rằng: nó, cái bản chất ấy sẽ không thôi làm con người bất ngờ. Văn học là nỗ lực không
ngừng trong việc khám phá những bất ngờ ấy trong bản chất con ng-ười.(Môset)
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ cảm nhận về một nhân vật trong truyện ngắn Chiếc
thuyền ngoài xa, anh (chị) hãy làm rõ sự nỗ lực của Nguyễn Minh Châu trong việc khám phá những
bất ngờ trong bản chất con người
* Yêu cầu chung

– Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học.
– Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; thể hiện năng lực cảm thụ văn học tốt; lập luận thuyết
phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.
– Thí sinh có thể phân tích và bình luận theo nhiều cách khác nhau nhưng phải xuất phát từ việc
hiểu đúng ý kiến và bám sát tác phẩm; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận
* Yêu cầu cụ thể
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25đ)
– Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp
lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau
cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc
sâu đậm của cá nhân.
– Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết luận, thân bài chỉ có một đoạn văn, hoặc cả bài viết chỉ có một
đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề nghị luận (0,5 điểm)
– Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về một nhân vật trong truyện ngắn Chiếc
thuyền ngoài xa từ đó thấy được sự nỗ lực của Nguyễn Minh Châu trong việc khám phá những bất
ngờ bên trong bản chất con người.
– Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề nghị luận, nêu chung chung.
– Điểm 0: Xác định sai vấn đề nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình
tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong
đó phải có các thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa việc nêu lí lẽ và đưa
dẫn chứng. (2,5 điểm)
– Điểm 2,5: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
0,5
1. Dẫn dắt để giới thiệu ý kiến đã cho, trích ý kiến (0,25 điểm) 0,25


2. Giải thích (0,25)
+ Người ta không bao giờ biết hết mọi thứ cần biết về con ng¬ười. Nhưng có một điều người ta biết

chắc rằng: nó, cái bản chất ấy sẽ không thôi làm con người bất ngờ. Nói về sự phong phú, phức tạp
với chiều sâu khôn cùng trong tâm hồn con người, chính vì vậy luôn tạo nên sự bất ngờ trong việc
nhận thức, khám phá.
+ Văn học là nỗ lực không ngừng trong việc khám phá những bất ngờ ấy trong bản chất con
người. Nói về nhiệm vụ của văn học và sứ mệnh, thiên chức của nhà văn trong việc khám phá bản
chất bên trong con người.
→ Từ việc nói về bản chất con người, ý kiến dẫn dắt tới nhiệm vụ của văn học, thiên chức của nhà
văn là phải nỗ lực không ngừng để khám phá những bất ngờ trong bản chất con người.
3. Cảm nhận về một nhân vật trong Chiếc thuyền ngoài xa. Từ đó, nhận xét về sự nỗ lực của
Nguyễn Minh Châu trong việc khám phá những bất ngờ bên trong bản chất con người. (3,0 điểm)
3.1. Chọn một nhân vật trong tác phẩm để cảm nhận (1,75 điểm)
VD nhân vật người đàn bà hàng chài: Cuộc đời, số phận (nghèo khổ, bất hạnh…); tính cách, phẩm
chất (nhẫn nhục, cam chịu, bao dung, vị tha, sâu sắc, thấu trải lẽ đời… và trên hết là tình yêu con vô
bờ bến); Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.2. Nhận xét về sự nỗ lực của Nguyễn Minh Châu trong việc khám phá những bất ngờ bên trong
bản chất con người. (1,25 điểm)
+ Hành trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu là một quá trình không ngừng mở rộng, đào sâu sự
nhận thức khám phá bản chất bên trong tâm hồn con người. Đặc biệt là giai đoạn sáng tác sau 1975.
+ Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã khám phá bản chất của con
ng¬ười trong sự đối lập giữa dáng vẻ bên ngoài với bản chất đẹp đẽ bên trong; trong sự đối lập giữa
bản chất với hiện t¬ượng; trong những hoàn cảnh nghịch lí. (Ví dụ: về việc xây dựng nhân vật
người đàn bà hàng chài là những nỗ lực của Nguyễn Minh Châu trong việc khám phá bản chất con
người thông qua: sự đối lập giữa dáng vẻ bề ngoài: Xấu xí, thô kệch, lam lũ, quê mùa với bản chất
tốt đẹp bên trong (tình yêu con vô bờ bến, bao dung, vị tha); đối lập giữa bản chất và hiện tượng:
Có vẻ nhịn nhục, thất học, kém hiểu biết với sự sâu sắc thấu trải lẽ đời. → Nhân vật người đàn bà
hàng chài tiêu biểu cho số phận đau khổ, đáng thương của người lao động, đồng thời cũng là hình
tượng kết tinh chất ngọc tâm hồn khuất lấp mà Nguyễn Minh Châu xây dựng thành công để đưa
người đọc đến những khám phá thú vị về sự bất ngờ bản chất bên trong con người).
+ Văn học có nhiều cách để khám phá một cách bất ngờ bản chất của con người. Đây chính là sức
mạnh, sự lôi cuốn riêng của văn học vì khác các ngành nghệ thuật khác, văn học phản ánh cuộc

sống bằng hình tư¬ợng và bằng nghệ thuật ngôn từ. Sự sáng tạo của người nghệ sĩ tạo nên sức cuốn
hút, sức hấp dẫn riêng, giá trị lâu bền, sức sống cho văn học. 3,0
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,25
e.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
Lưu ý:
– Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
– Giám khảo linh hoạt khi chấm bài. Thưởng điểm cho bài viết sáng tạo, giàu chất văn.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn, đề số 82
Phần I – Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi từ 1-4
TTO – Lợi dụng lúc những người lao xuống hồ cứu nhóm học sinh đuối nước dưới hồ
Gia Nghĩa, Nguyễn Công Đoàn và Văn Tiến Phong đã lén lấy đồ đạc, tài sản của họ rồi bỏ
trốn.
Sáng 7-4, Công an thị xã Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông cho biết đã bắt hai trong số bốn đối
tượng liên quan vụ trộm cắp đồ đạc của nhóm học viên Trường Trung cấp Nghề Đắk Nông


trong lúc nhóm học viên này lao xuống hồ nước cứu người bị đuối nước tại hồ trung tâm thị
xã Gia Nghĩa chiều 5-4-2017.
Hai đối tượng bị bắt gồm Nguyễn Công Đoàn (19 tuổi, trú huyện Krông Ana, Đắk Lắk) và
Văn Tiến Phong (33 tuổi, trú thị xã Gia Nghĩa, Đắk Nông).
Tham gia trộm cắp tài sản trong vụ cứu người bị đuối nước chiều 5-4 còn có thêm hai đối
tượng khác, hiện đang bỏ trốn.
Tại cơ quan công an, Đoàn và Phong khai nhận chiều 5-4 khi đang đứng ở gần hồ Gia
Nghĩa thì thấy nhiều người tập trung theo dõi hiện trường nhóm học sinh đuối nước ở hồ.
Nhìn thấy trên bờ có nhiều đồ đạc, ví, điện thoại của những người nhảy xuống hồ cứu các
nạn nhân bỏ lại, nhóm đối tượng đã lợi dụng sơ hở lấy trộm rồi rời khỏi hiện trường.
Qua xác minh, Công an thị xã Gia Nghĩa xác định số tài sản mà các đối tượng trộm cắp là
của anh Hoàng Trọng Hiệp và anh Hoàng Đức Thắng – đang là học viên của Trường Trung

cấp Nghề Đắk Nông.
Theo trình báo của anh Thắng và anh Hiệp thì chiều 5-4, khi đang thực tập gần hồ Trung
tâm thị xã Gia Nghĩa thì nghe thấy nhiều người kêu cứu. Thấy có người chới với dưới hồ
nước, cả hai anh đã lao xuống để cứu nạn nhân. Khi lên bờ thì đồ đạc, tài sản bỏ lại trong
lúc cứu người đã bị mất…
(Bắt hai kẻ trộm đồ của người xuống hồ cứu học sinh đuối nước. Tuoitre.vn. 07/04/2017
16:35)
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ và thể loại của văn bản.
Câu 2 (0.5 điểm): Đặt nhan đề khác cho văn bản.
Câu 3(1.0 điểm): Trong thời gian gần đây, có nhiều thông tin về thói xấu của người Việt ở
trong và ngoài nước như ăn trộm đồ, không có thói quen xếp hàng, làm ồn nơi công cộng…
Anh chị hãy nêu một vài giải pháp để khắc phục tình trạng trên.
Câu 4 (1.0 điểm): Từ văn bản trên, anh chị rút ra được bài học gì cho bản thân.?
Phần II. Tự luận (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Anh/ chị hãy viết đoạn văn nghị luận (không quá 200 chữ) nêu suy nghĩ
của mình về hiện tượng trộm cắp vặt hiện đang tồn tại trong xã hội ta hiện nay.
Câu 2 (5.0 điểm): Suốt dọc bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có sự phối kết hợp nhuần
nhuyễn giữa hai bè cảm xúc: Hào hùng và hào hoa.
Anh/ chị hãy làm sáng tỏ nhận xét trên qua đoạn thơ sau:
Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất


Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Trích: Tây Tiến – Quang Dũng)

Đáp án :
Phần I: Đọc – hiểu(3.0 điểm)
Câu 1: -Phong cách ngôn ngữ báo chí. (0,25 đ)
-Thể loại: Bản tin. (0,25 đ)
Câu 2: Học sinh có thể có những cách đặt nhan đề khác nhau nhưng đảm bảo bám sát vào
nội dung văn bản. Nhan đề ngắn gọn, hấp dẫn. (0.5 đ)
Câu 3(1.0 đ) Học sinh có thể đưa ra nhiều giải pháp khác nhau để giải quyết tình trạng trên
(Có lí giải). Giải pháp đưa ra phải thiết thực, đúng chuẩn mực đạo đức xã hội và pháp luật.
Có thể tham khảo một số giải pháp sau:
-Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức người Việt về việc cần loại bỏ những thói hư tật
xấu. Việc giáo dục cần có sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội.
-Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
-Cần xử lí nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
…………………………
Câu 4 (1.0 đ)Học sinh rút ra bài học cho bản thân từ việc đọc hiểu văn bản. .
Có thể tham khảo một vài ý:
Bài học về tình yêu thương, đức hi sinh;
Bài học về việc cần tránh xa sự ích kỉ, tham lam, vô cảm…
Phần II: Tự luận (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
a) Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận (0,25 điểm):
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm): nạn trộm cắp vặt trong xã hội ta hiện
nay.
c) Chia vấn đề thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp
lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận (1,0 điểm)
Sau đây là một số gợi ý có tính định hướng:
– Nạn trộm cắp vặt là một hiện tượng đáng buồn vẫn đang tồn tại trong xã hội ta hiện nay
(Trộm cắp vặt ngoài xã hội, công sở, trường học, nơi tham quan du lịch, trong nước, ngoài
nước…)
– Những kẻ lưu manh lợi dụng sơ hở thiếu cảnh giác hoặc hoàn cảnh éo le của mọi người để

thực hiện hành vi trộm cắp.
– Hành vi nảy sinh từ lòng tham, lười biếng, chỉ muốn hưởng thụ mà không biết lao động…
– Đây là hành vi xấu, ảnh hưởng đến nhân cách con người, làm xấu đi hình ảnh của cả một
thế hệ, cả một dân tộc.


– Cần có những giải pháp mạnh mẽ ngăn chăn, chấm dứt thực trạng đáng buồn này: ( Xử
phạt, giác ngộ…)
Câu 2.
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : Cảm xúc hào hùng, hào hoa qua đoạn 3 bài thơ Tây
Tiến
Có thể trình bày theo định hướng sau:
* Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận (0,25 điểm)
Đoàn quân Tây Tiến thành lập đầu năm 1947. Quang Dũng là đại đội trưởng.
Nhiệm vụ: phối hợp với bộ đội Lào đánh tiêu hao lực lượng Pháp ở Thượng Lào miền Tây
Bắc bộ Việt Nam góp phần bảo vệ biên giới Lào – Việt.
Địa bàn hoạt động: khá rộng gồm Sơn La Hòa Bình Sầm Nứa (Lào) vòng về miền tây
Thanh Hóa.
Điều kiện chiến đấu gian khổ: núi cao vực thẳm rừng dày thú dữ sốt rét hoành hành.
Cuối 1948 Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Bài thơ được sáng tác tại Phù Lưu Chanh
sau khi rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu. Lúc đầu có tên Nhớ Tây Tiến sau khi in lại trong tập
Mây đầu ô tác giả đổi tên thành Tây Tiến.
Bài thơ có sự phối kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai bè cảm xúc: Hào hùng và hào hoa.
* Thân bài:
– Giải thích (0, 25 điểm)
+ Hào hùng: vẻ đẹp kiêu dũng, anh hùng.vẻ đẹp phẩm chất , cốt cách mạnh mẽ thuộc về ý
chí.
+ Hào hoa: Bay bổng, lãng mạn trong tâm hồn.
Đây là hai mạch cảm xúc cơ bản hòa quyện với nhau làm nên vẻ đẹp của hình tượng người
lính thời chống Pháp.

– Chứng minh qua đoạn thơ (2.5 điểm)
+ Đây là đoạn thơ thể hiện rõ nét nhất sự phối kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai bè cảm xúc:
Hào hùng, hào hoa.
+ Cảm xúc hào hùng, hào hoa thể hiện trong việc khắc họa bức chân dung người lính trong
một thời đại anh hùng. Người lính mang phong thái kiêu hùng của những chiến binh anh
hùng, khao khát lập chiến công ( Đoàn binh không mọc tóc, dữ oai hùm,)
+ Cảm xúc hào hùng hào hoa thể hiện trong việc thể hiện nội tâm người lính ( Hào hùng
với khát vọng lập công bảo vệ tổ quốc- Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, hào hoa lãng
mạn trong nỗi nhớDáng kiều thơm – nhớ những người con gái xinh đẹp đáng yêu trên
mảnh đất Hà Thành )
+ Cảm xúc hào hùng, hào hoa thể hiện ngay cả khi nhà thơ nói về sự hi sinh của người lính
(Hi sinh vì một lời thề quyết tử cho tổ quốc quyết sinh – Chiến trường đi chẳng tiếc đời
xanh Vẻ đẹp tráng sĩ làm mờ đi thực trạng thiếu thốn khốc liệt của chiến trường – Áo bào
thay chiếu anh về đất/ sông Mã gầm lên khúc độc hành )


Đúng là “ Lí tưởng cách mạng đã truyền cho các chàng trai Tây Tiến chất anh hùng ngang
tàng và chất men say lãng mạn ngay cả khi họ chết cũng như phảng phất nét nghệ sĩ tài
tử” (Phong Lan– Bài thơ Tây tiến- tượng đài bất tử về người lính vô danh)
+ Âm hưởng lời thơ bi tráng,nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc đã góp phần tạo nên vẻ đẹp
hào hùng hào hoa cho bức chân dung người lính Tây Tiến.
– Đánh giá, bình luận (0,5 điểm)
+ Đoạn thơ làm hiện lên một bức chân dung độc đáo, mới mẻ về hình tượng người lính.
+ Cảm xúc trong đoạn thơ tạo nên âm hưởng của thời đại.
+ Cảm xúc trong đoạn thơ đã góp phần không nhỏ làm nên giá trị cho Tây Tiến trong nền thi
ca Việt Nam
* Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận
(Đề sưu tầm ,có chỉnh sửa và bổ sung)



Đề số 79
Đề thi thử kì thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn
Thời gian làm bài 120 phút
Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững”- Ramsey
Clark.
Trung thực- ứng xử cao nhất của sự tôn trọng.
Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi
những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành
công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực. Bạn sẽ chẳng bao giờ cảm nhận trọn
vẹn những giá trị của bản thân khi chưa tìm thấy sự bình an trong tâm hồn mình. Viên đá
đầu tiên và cần thiết nhất của nền tảng đó là sự trung thực.
Vì sao tôi lại xem trọng tính trung thực đến thế? Đó là bởi vì tôi đã phải mất một thời gian
rất dài mới có thể nhận ra rằng sự trung thực chính là phần còn thiếu trong nỗ lực tìm kiếm
sự thành công và hoàn thiện bản thân tôi. Tôi không phải là một kẻ hay nói dối, một kẻ
tham lam, một tên trộm mà tôi chỉ thiếu tính trung thực mà thôi. Giống như nhiều người
khác, tôi cũng quan niệm “Ai cũng thế cả mà”, một chút không trung thực không có gì là
xấu cả. Tôi đã tự lừa dối mình. Dù muộn màng, nhưng rồi tôi cũng khám phá ra rằng không
trung thực là một điều rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường. Ngay sau đó, tôi quyết
định sẽ ngay thẳng, chính trực trong tất cả mọi việc. Đó là một lựa chọn quan trọng làm
thay đổi cuộc đời tôi.
(Theo Hal Urban, “Những bài học cuộc sống”, www wattpad.com)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?(0.5điểm)
Câu 2: Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói: “Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho
những mối quan hệ được bền vững”?(0.75điểm)
Câu 3: Theo anh (chị), vì sao tác giả lại cho rằng: Một thái độ ứng xử tích cực, những thói
quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện
cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và
chính trực?(0.75điểm)

Câu 4: Anh (chị) có đồng tình với quan điểm của tác giả: “không trung thực là một điều rất
tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường” hay không? Vì sao?(1.0điểm)
Phần II: Làm văn: (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của sự
trung thực trong thành công của mỗi người.
Câu 2: ( 5.0 điểm)


Cảm nhận của anh(chị) về hình tượng sóng và tâm trạng của người phụ nữ đang yêu trong
đoạn thơ sau:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau.”
(Trích “Sóng”, Xuân Quỳnh, SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Đáp án:
Câu Đọc hiểu

1, Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận
2, “Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững”
– Sự trung thực: là thật thà, ngay thẳng, đúng với sự thật, không làm sai lạc đi; trái ngược
với sự dối trá…
– Sự trung thực sẽ giúp tạo được niềm tin, lòng tin với mọi người, từ đó giữ cho các mối
quan hệ được bền vững, lâu dài
3. Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi
những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công
nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực
Vì:
– Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi
những mục tiêu, vv.. là động lực, là điều kiện để con người cố gắng phấn đấu, rèn luyện
mình trên con đường tìm đến thành công.
– Nhưng vẫn chưa đủ bởi để có được thành công, con người còn cần đến những mối quan
hệ xã hội. Và sự trung thực và chính trực là yếu tố giúp tạo nên quan hệ bền vững, là thái độ
ứng xử cao nhất của sự tôn trọng đối với những người xung quanh, cũng là tôn trọng chính
bản thân mình..
-> Có cả điều kiện cần và đủ thì con người mới thành công(đạt được ước mơ, sống thoải
mái, thanh thản, hạnh phúc)


4. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm của tác giả: “không trung thực là một điều rất tệ hại
và để lại một hậu quả khôn lường” hay không? Vì sao?
– Học sinh có thể đưa ra ý kiến riêng và có lí giải hợp lí
(Có thể đưa ra ý kiến đồng tình và lí giải :
+ Không trung thực sẽ đánh mất niềm tin của mọi người dành cho mình -> Sẽ không đạt
được kết quả mình mong muốn trong công việc cũng như trong cuộc sống….
+ Không trung thực sẽ có lợi trước mắt nhưng làm ảnh hưởng đến người khác và để lại hậu
quả về sau….
+ Người không trung thực sẽ sống không thanh thản, không vui vẻ …. )

Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về
vai trò của sự trung thực trong thành công của mỗi người.
Yêu cầu về hình thức:
– Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 chữ
– Trình bày rõ ràng, mạch lạc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính
tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
1. Giải thích vấn đề:
– Sự trung thực
– Vai trò của sự trung thực trong thành công của mỗi người
2. Bình luận:
– Quan niệm về “thành công”: Đạt được kết quả, mục đích như dự định trong công việc;
Đạt được mong ước trong cuộc sống; Hài lòng, hạnh phúc với những gì mình có được và có
ước mơ tốt đẹp trong tương lai
– Sự trung thực là điều kiện đủ để có được thành công, là yếu tố quan trọng đưa con người
đến thành công. Bởi vì
+ Sự trung thực sẽ giúp tạo được niềm tin, lòng tin với mọi người, từ đó giữ cho các mối
quan hệ được bền vững, lâu dài. Điều này vô cùng quan trọng, giúp công việc thuận lợi, các
mối quan hệ xã hội trở nên hài hòa.
+ Sống trung thực sẽ đem đến sự thanh thản trong tâm hồn, giúp con người luôn vui vẻ,
thoải mái. Điều này lại đem đến sự tỉnh táo, sáng suốt khi đưa ra những lựa chọn, những
quyết định quan trọng trong cuộc sống, trong công việc, góp phần tạo nên thành công.
(Có thể có dẫn chứng cụ thể)
3. Bài học nhận thức, hành động:
– Cần trung thực trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Câu 2 . Cảm nhận của anh(chị) về hình tượng sóng và tâm trạng của người phụ nữ
đang yêu trong đoạn thơ(Trích “Sóng”của Xuân Quỳnh)
Yêu cầu về hình thức: Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm
tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu về nội dung:

Có thể trình bày theo định hướng sau:
1, Giới thiệu chung:
– Giới thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ “Sóng”
– Giới thiệu hình tượng Sóng , tâm trạng người phụ nữ đang yêu.
2, Cảm nhận về hình tượng sóng và tâm trạng tâm trạng người phụ nữ đang yêu


– Bài thơ dựa trên sự tương đồng, hòa hợp giữa hai hình tượng “sóng” và “em”. “Sóng”
chính là ẩn dụ của “em”- người phụ nữ đang yêu. “Sóng” gióng như “em” và “sóng” cũng
chính là “em”. Với mỗi khám phá về “sóng”, “em” lại thấy có mình ở trong đó.
– Trong đoạn thơ, “sóng” được “vẽ” nên bằng âm điệu, hiện lên với những diện mạo và
trạng thái khác nhau, qua đó làm hiện lên hình ảnh người phụ nữ đang yêu đứng trước biển,
đối diện với cái vô biên, cái vĩnh hằng để suy tư, chiêm nghiệm về tình yêu và tự khám phá
tâm hồn mình.
– Khổ 1: “Sóng” được thể hiện qua những trạng thái trái ngược: dữ dội- dịu êm, ồn ào- lặng
lẽ. Đây là những biểu hiện thường thấy của những con sóng ngoài biển khơi. Cũng như
sóng, người phụ nữ đang yêu tự nhận thức về biến động trong lòng mình, chân thành bộc
bạch những trạng thái tâm lí, tình cảm vừa phong phú vừa phức tạp của một tâm hồn khao
khát yêu đương: lúc giận dữ, hờn ghen; khi dịu dàng, sâu lắng.
-> Sóng- em khát khao tìm hiểu, khám phá chính mình, khám phá tình yêu, tìm kiếm một
tình yêu lớn lao, một tâm hồn đồng điệu để được cảm thông, thấu hiểu và chia sẻ.
– Khổ 2: Hiểu được quy luật: Từ xưa đến nay và mãi mãi về sau, những con sóng ngoài biển
khơi đã, đang và sẽ luôn luôn chuyển động. Sóng mãi “bồi hồi”, dào dạt, sôi nổi trong lòng
biển cũng như tình yêu mãi mãi là niềm khát khao cháy bỏng, “bồi hồi” trong trái tim con
người, nhất là tuổi trẻ.
– Khổ 3, 4: “Em” truy tìm nguồn gốc của “sóng”, mượn sóng để cắt nghĩa nguồn gốc của
tình yêu nhưng tình yêu mãi mãi vẫn là điều bí ẩn mà “em” không bao giờ lí giải được.
(Phân tích nghệ thuật sử dụng thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, câu hỏi tu từ…; Liên hệ mở rộng
với các bài thơ, nhà thơ khác cùng viết về tình yêu).
3, Đánh giá chung:

– Mượn hình tượng “sóng”, Xuân Quỳnh đã diễn tả được sự nồng nàn, mãnh liệt, cháy bỏng
mà đằm thắm, dịu dàng và cũng không ít âu lo, trăn trở của người phụ nữ trong tình yêu.(->
Đây là tình cảm mang tính truyền thống nhưng được diễn tả, giãi bày bằng hình thức mới
mẻ, hiện đại)
– Bài thơ là một cách nói đậm chất Xuân Quỳnh về tình yêu của người phụ nữ, trong đó,
“sóng” là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo và hấp dẫn
(Có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.)
* Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh
và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt;
có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp
luật.


Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn , đề số 74
1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
GỬI CON
…..
Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng. Lần thứ
hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.
Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.
…..
Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn
Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui
Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại
Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa
Chẳng sao
Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp
Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.
Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ

Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay
May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may
Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều – những điều có nghĩa của trái tim.
Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù
chẳng được trả công.
…..
Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa
Đừng lạnh lùng trước chuyện bất nhân
Và hãy tin vào điều có thật:
Con người – sống để yêu thương.
Câu 1. Xác định 2 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về ý nghĩa các câu thơ sau:
“Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai
đồng. Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.
Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.”.
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả nói rằng:
” Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại
Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa
Chẳng sao


Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp
Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.”
Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
1. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 câu thơ trong
văn bản ở phần Đọc hiểu:
“Và hãy tin vào điều có thật:
Con người – sống để yêu thương.”

Câu 2 (5,0 điểm):
Chất sử thi của truyện ngắn “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) thể hiện ở nhiều
phương diện của tác phẩm nhưng đậm nét nhất là ở đề tài, hình thức kể chuyện và hình
tượng nhân vật Tnú.
Anh/chị hãy phân tích tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành (Ngữ văn 12, tập
2) để làm rõ nhận xét trên.
Đáp án
ĐỌC – HIỂU
Câu 1 : 2 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: nghị luận và biểu cảm.
( Nếu HS trả lời đúng một phương thức biểu đạt cho 0,25 điểm)
Câu 2 : Ý nghĩa 2 câu thơ:
“Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng. Lần thứ
hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.
Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.”.
Qua câu thơ, người cha nhắc nhở con về việc giúp đỡ người khác trong cuộc sống. Cần giúp
đỡ mọi người song phải biết giới hạn, và đôi khi, từ chối cũng là một cách giúp đỡ. Học
cách giúp đỡ người khác, nhiệt tình, đúng mực để sự giúp đỡ ấy phát huy giá trị tốt đẹp.
Câu 3 : Tác giả cho rằng:
” Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại
Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa
Chẳng sao
Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp
Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.”
Bởi vì: Cuộc sống của mỗi người luôn cần có ước mơ, khát vọng, nỗ lực vươn lên và phải
biết khẳng định mình.Tuy nhiên, “tiến” và “ngước lên” không phải để ganh đua, bon chen,
hãnh tiến, không vì vật chất, danh lợi bản thân mà bán rẻ lương tâm, phẩm giá. Điều cần
thiết là “tiến” và “ngước lên” để biết “lùi”, biết “nhìn xuống”, biết nhìn nhận, suy ngẫm,
đánh giá về chính mình để giữ gìn nhân cách. Đó là cuộc sống thanh thản, hạnh phúc.
Câu 4 : Học sinh có thể chọn một trong những thông điệp sau và trình bày suy nghĩ thấm
thía của bản thân về thông điệp ấy:

– Chúng ta cần biết giúp đỡ người khác, nhiệt tình, đúng mực để sự giúp đỡ ấy phát huy giá
trị tốt đẹp.
– Không nên tự cao, tự đại mà phải biết tự đánh giá và nhận ra tài năng, vị trí xã hội của
mình.


– Bình tâm trước những vấn đề được- mất, thăng tiến bằng chính tài năng của mình và luôn
giữ gìn đức độ, nhân cách.
– Cuộc sống luôn cần có tình yêu thương. Tình yêu thương đem đến hạnh phúc cho nhân
loại.

LÀM VĂN
Câu 1 : Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 câu thơ
trong văn bản ở phần Đọc – hiểu:
“Và hãy tin vào điều có thật:
Con người – sống để yêu thương.”
Về kĩ năng: Thí sinh biết cách triển khai đoạn văn và trình bày được một đoạn văn hoàn
chỉnh. Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, trong sáng. Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những yêu cầu
sau:
– Yêu thương là sự quan tâm, thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia, quý mến, trân trọng… con
người. Đây là một lối sống đẹp xuất phát từ trái tim chân thành của con người.
– Sống yêu thương hiện hữu ở khắp nơi, muôn màu muôn vẻ. Đó là sự cảm thông, quan
tâm, giúp đỡ những người bất hạnh hoặc là tình cảm yêu mến và trân trọng những người có
phẩm chất đạo đức… Sống yêu thương cuộc sống sẽ đẹp đẽ hơn.
– Sống yêu thương mang lại những điều kì diệu cho cuộc đời. Người cho đi yêu thương
được nhận bình yên và hạnh phúc. Người được nhận yêu thương là nhận được rất
nhiều.Cuộc sống không có yêu thương sẽ vô cùng tẻ nhạt, lạnh lẽo. Cần phê phán những
hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, ích kỉ trong xã hội hiện nay.
Chúng ta hãy mở rộng cánh cửa trái tim, tấm ung yêu thương, mang tình yêu đến với mọi

người. Bởi yêu thương chính là hạnh phúc của con người, của nhân loại!
Câu 2 :Chất sử thi của truyện ngắn “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) thể hiện ở nhiều
phương diện của tác phẩm nhưng đậm nét nhất là ở đề tài, hình thức kể chuyện và hình
tượng nhân vật Tnú.
Anh/chị hãy làm rõ nhận xét trên.
Về kĩ năng: – Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác
lập luận.
– Bài viết đảm bảo bố cục ba phần, rõ ràng, mạch lạc; diễn đạt trong sáng, mạch lạc, không
mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những yêu cầu
sau:
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận:
– Nguyễn Trung Thành là nhà văn tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Một điều đặc
biệt là hầu hết các sáng tác nổi tiếng của ông đều gắn với mảnh đất Tây Nguyên. “Rừng xà
nu” là truyện ngắn tiêu biểu được viết trong những năm chống Mỹ ác liệt.
– Tác phẩm là một bản anh hùng ca mang đậm chất sử thi. Chất sử thi thể hiện ở nhiều
phương diện của tác phẩm nhưng đậm nét nhất là ở đề tài, hình thức kể chuyện và hình


tượng nhân vật Tnú.
Giải thích ý kiến:
– Tác phẩm văn học mang tính sử thi là tác phẩm đề cập đến những vấn đề trọng đại có ý
nghĩa sống còn của đất nước, của dân tộc. Nhân vật trung tâm là người có số phận gắn bó
với cộng đồng, kết tinh những phẩm chất cao quí của cộng đồng, nhân danh cộng đồng mà
chiến đấu, hy sinh. Cái riêng tư, đời thường nếu được nói đến thì chủ yếu cũng là để nhấn
mạnh những trách nhiệm và tình cảm của cá nhân với cộng đồng.
– Tác phẩm có tính sử thi thường có một giọng điệu say mê, trang trọng, có ngôn ngữ đẹp
một cách tráng lệ, hào hùng.
Chứng minh:
– Về đề tài: Rừng xà nu đã tái hiện không khí của một thời cách mạng miền Nam, qua câu

chuyện về cuộc nổi dậy của làng Xô Man. Xung đột chính của câu chuyện là xung đột giữa
dân làng và bọn Mỹ – Diệm. Xung đột ấy được tích tụ, dồn nén và cuối cùng bùng nổ bằng
cuộc nổi dậy cùng giáo mác tiêu diệt một tiểu đội lính giặc, giải phóng buôn làng. Hình ảnh
làng Xô-Man, con đường đi của người dânXô-Man có tính chất tiêu biểu cho phong trào
cách mạng miền Nam vào những năm cuối thập niên 50 và cả khi Mỹ đổ bộ vào miền Nam
mở rộng chiến tranh vào đầu những năm 60 của thế kỉ XX.
– Về hình thức kể chuyện: Rừng xà nu có lối kể độc đáo. Câu chuyện về cuộc đời của Tnú
và cuộc nổi dậy của làng Xô Man được vị già làng là cụ Mết kể cho dân làng nghe trong
một đêm Tnú về thăm làng. Sau bữa cơm tối, dân làng tập trung lại nhà cụ Mết bên bếp lửa
xà nu bập bùng, bên ngoài “lấm tấm một trận mưa đêm, rì rào như gió nhẹ”. Trong cái
không khí thật trang nghiêm, cụ Mết kể bằng cái giọng trầm trầm. Người kể như muốn
truyền lại cho con cháu những trang lịch sử hào hùng cuả cộng đồng. Cách kể này gần với
cách kể khan – sử thi anh hùng ca – của các bộ tộc ở Tây Nguyên.
– Về hình tượng nhân vật Tnú: Tnú được xây dựng như một đại biểu ưu tú của người dân
Xô-Man
+ Tnú luôn được đặt trong quan hệ với cộng đồng, với cách mạng nhiều hơn là quan hệ đời
tư. Cộng đồng Xô-Man luôn dõi theo buớc đi của Tnú, hành động anh dũng của Tnú khiến
cho cả làng đều cảm động, nguỡng mộ, tự hào.
+ Nhân vật Tnú hiện lên qua hành động nhiều hơn là qua đời sống nội tâm và hầu như
không có những băn khoăn, trăn trở về số phận, về cái tôi của mình.
+ Con đường trưởng thành của Tnú rất tiêu biểu cho con đường đi của các dân tộc Tây
Nguyên trong thời đại đấu tranh giải phóng. Từ nhỏ anh đã tham gia công tác cách mạng.
Anh đã từng bị bắt, bị tra tấn và bị tù đày. Vợ con anh bị giặc sát hại, hai bàn tay anh bị giặc
đốt cháy bằng nhựa xà nu. Nhưng sự tàn bạo của kẻ thù không khuất phục ý chí chiến đấu
của Tnú. Vượt ngục trở về, Tnú làm theo lời dặn của anh Quyết, tổ chức trai tráng trong
làng chuẩn bị giáo mác để khởi nghĩa; làng Xô-Man được giải phóng, Tnú vẫn tiếp tục tham
gia lực lượng quân giải phóng để tiêu diệt hết những thằng Dục khác mà đem lại cuộc sống
tự do cho núi rừng. Có thể nói Tnú là một bước tiến mới trong nhận thức và biểu hiện
những phẩm chất của một người anh hùng lí tưởng.
Đánh giá chung:

Cùng với chất sử thi là cảm hứng lãng mạn hòa quyện với nhau trong tác phẩm. Đó là sản
phẩm tất yếu của một nền văn học gắn bó số phận cuả nó với vận mệnh của dân tộc trong
cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước. Nền văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 là nền văn học


như thế. Và tác phẩm “Rừng xà nu” là kết tinh xuất sắc của khuynh hướng sử thi và cảm
hứng lãng mạn.



×