Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NGÀNH Y TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.58 KB, 19 trang )

BỘ Y TẾ
CỤC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Y TẾ

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU NGÀNH Y TẾ
Giai đoạn 2010-2015
Hà Nội, tháng 11 năm 2010


NỘI DUNG TRÌNH BÀY
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Đặt vấn đề
Cơ sở XD kế hoạch
Mục tiêu KHHĐ
Nội dung của KHHĐ
Giải pháp thực hiện
Danh mục các dự án được ưu tiên
Kinh phí dự kiến
Tổ chức thực hiện


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 BĐKH



đang trở thành mối đe dọa cho toàn
nhân loại.
 BĐKH gây ra những hiện tượng thiên tai và
thời tiết cực đoan như: nước biển dâng, bão, lũ
lụt, hạn hán, mưa lớn, sạt lở đất,….
 BĐKH ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự tồn
vong của loài người.


I. ĐẶT VẤN ĐỀ (tiếp)
 Trên thế giới:
-

Thiên tai đã làm khoảng 3 triệu người chết, 200
triệu người bị ảnh hưởng; thiệt hại ước tính hàng
năm khoảng 40 tỷ USD.

Có khoảng 2,4% số trường hợp tiêu chảy cấp trên
thế giới, 6% các trường hợp mắc sốt rét trong các
nước có mức thu nhập trung bình và thấp đều có liên
quan đến BĐKH (WHO - 2006)
- Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương: 77.000 ca tử
vong mỗi năm có liên quan đến BĐKH (WPRO)
-


I. ĐẶT VẤN ĐỀ (tiếp)



Tại Việt Nam:

-

Trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng
khoảng 0,5 - 0,70C; mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm.

-

Biến đổi khí hậu làm cho thiên tai xảy ra liên tiếp và theo
chiều hướng rất phức tạp có tác động mạnh mẽ đến đời sống
người dân.

-

Biến đổi khí hậu làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở người
già, trẻ em Việt Nam. Trong thời gian qua, nhiều dịch bệnh
nguy hiểm mới xuất hiện như SARS, H5N1...
Là một vấn đề nhận được sự quan tâm của Chính Phủ và
lãnh đạo bộ.

-


Những thảm cảnh do BĐKH gây ra -

sos


II. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1.
2.
3.

4.
5.
6.

Luật Bảo vệ môi trường ban hành ngày 29/11/2005
Luật Phòng, chống các bệnh truyền nhiễm ban hành
ngày 21/11/2007.
Nghị định 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 Nghị
định 22/2010/NĐ-CP ngày 09/3/2010 sửa đổi, bổ sung
điều 3 Nghị định 188/2007/NĐ-CP.
Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03/12/2007 của
Chính phủ.
Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008
của Thủ tướng Chính phủ.
Một số văn bản pháp lý khác


III. MỤC TIÊU
Mục tiêu chung

Nâng cao khả năng ứng phó với BĐKH của
ngành y tế góp phần giảm thiểu những ảnh
hưởng của BĐKH tới sức khỏe người dân.


III. MỤC TIÊU (tiếp)

Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá mô hình bệnh tật và phạm vi ảnh hưởng
của BĐKH tới sức khỏe.
- Xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH
- Nâng cao nhận thức của cán bộ y tế và cộng
đồng
- Hoàn thiện cơ chế chính sách; kiện toàn tổ chức.
- Tăng cường năng lực của cán bộ y tế trong công
tác ứng phó với BĐKH.
- Lồng ghép các hoạt động ứng phó với BĐKH


IV. NỘI DUNG
1.

Đánh giá mô hình bệnh tật và phạm vi ảnh
hưởng của BĐKH tới sức khoẻ
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới mô hình bệnh
tật, tới sức khỏe người dân, tập trung vào các bệnh do
nhiệt độ cao, sóng nhiệt, bệnh truyền qua nước, truyền qua
vật chủ trung gian, dinh dưỡng cộng đồng.
- Đánh giá khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của
ngành y tế.
- Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu, lập bản đồ các khu
vực bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.


IV. NỘI DUNG (tiếp)
2. Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong
ngành Y tế

- Xây dựng hệ thống cảnh báo tình hình dịch bệnh trong bối cảnh
BĐKH.
- Xây dựng và triển khai các hoạt động cấp cứu ứng phó với các
thảm hoạ, thiên tai.
- Xây dựng và lựa chọn các mô hình cung cấp dịch vụ y tế đáp ứng
với thiên tai, thảm họa do BĐKH gây nên.
- Xây dựng và triển khai các mô hình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
: nước sạch và vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, chăm sóc sức
khoẻ ban đầu, thích ứng với biến đổi khí hậu tại các vùng bị ảnh
hưởng.
- Tổ chức các cuộc diễn tập của ngành Y tế ứng phó BĐKH.


IV. NỘI DUNG (tiếp)

3. Nâng cao nhận thức của cán bộ Y tế và cộng đồng trong
việc bao vệ sức khỏe và thích ứng trước các tác động
của BĐKH.
- Phổ biến, quán triệt các chủ trương, quan điểm của
Đảng, Nhà nước và của ngành về công tác ứng phó với
biến đổi khí hậu cho tất cả các đơn vị trong ngành Y tế;
- Tổ chức các hoạt động truyền thông cho cán bộ, nhân
viên ngành Y tế và cộng đồng về biến đổi khí hậu và các
biện pháp ứng phó. Đa dạng hóa các nội dung và hình
thức tuyên truyền nhằm chuyển tải hiệu quả các thông
điệp bảo vệ sức khỏe thông qua giảm thiểu và thích ứng
với biến đổi khí hậu tới cộng đồng.


IV. NỘI DUNG (tiếp)

4. Hoàn thiện cơ chế chính sách; kiện toàn tổ
chức và tăng cường năng lực
- Lồng ghép, rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp
luật
- XD văn bản hướng dẫn cơ chế phối hợp hoạt động giữa các
Bộ, ngành
- Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật về giám sát, phát hiện, dự
phòng và điều trị các bệnh tật do BĐKH gây ra.
- Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý.
- Xây dựng, biên soạn và in ấn các tài liệu đào tạo, tập huấn.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán
bộ chuyên môn.
- Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác ứng phó với các tác


V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1.

Giải pháp về tổ chức và cơ chế chính sách

2. Giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ
3. Xã hội hoá, phối hợp liên ngành, hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực BĐKH
- Huy động và khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp,
cá nhân và cộng đồng trong việc ứng phó với BĐKH ngành Y tế.
- Xây dựng các đề tài, dự án huy động nguồn tài trợ về kỹ thuật và tài
chính của cộng đồng quốc tế cho hoạt động giảm thiểu và thích ứng với
BĐKH của ngành Y tế.
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương để đóng góp
tích cực vào quá trình xây dựng các thỏa thuận, văn bản trong nước/quốc

tế về biến đổi khí hậu và thực hiện các cam kết quốc tế về giảm thiểu tác
động của biến đổi khí hậu.


V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
4. Các giải pháp về truyền thông, giáo dục và đào tạo

- Tăng cường và đa dạng hoá các hình thức truyền thông nhằm nâng cao nhận
thức của cán bộ y tế; các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể về việc bảo
vệ sức khoẻ trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
- Xây dựng chương trình, tài liệu, tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nhằm
nâng cao năng lực cho cán bộ và nhân viên y tế về ứng phó với biến đổi khí hậu.
5. Các giải pháp về tài chính

- Ngân sách nhà nước.
- Các Chương trình/Dự án hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước.
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác
6. Kiểm tra giám sát
- Kiểm tra, giám sát việc triển khai các nhiệm vụ ứng phó với BĐKH.

- Xây dựng, hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo hoạt động ứng phó với
BĐKH.
- Đánh giá kết quả thực hiện theo từng năm.


VI. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ỨNG PHÓ VỚI
BĐKH
- Đánh giá mô hình bệnh tật và phạm vi ảnh hưởng của
BĐKH tới sức khỏe
- Giải pháp ứng phó với BĐKH

- Nâng cao nhận thức của cán bộ Y tế và cộng đồng trong
việc bảo vệ sức khoẻ và thích ứng các tác động của
BĐKH
- Hoàn thiện cơ chế chính sách, kiện toàn tổ chức


VII. KINH PHÍ DỰ KIẾN
Tổng kinh phí
Ước tính cho các hoạt động là 166.100 triệu đồng, cụ thể như sau:
- Hoạt động đánh giá mô hình bện tật và phạm vi ảnh hưởng của
BĐKH tới sức khoẻ, ước tính là 73.200 triệu đồng.
- Hoạt động xây dựng các giải pháp ứng phó với BĐKH trong
ngành Y tế, ước tính là 22.200 triệu đồng.
- Hoạt động nâng cao nhận thức của cán bộ y tế trong việc bảo vệ
sức khoẻ và thích ứng trước các tác động của BĐKH, ước tính
52.500 triệu đồng.
- Hoạt động hoàn thiện cơ chế chính sách, kiện toàn tổ chức ước
tính 16.200 triệu đồng.
- Hoạt động kiểm tra giám sát, sơ kết tổng kết, đánh giá thực hiện
chương trình, ước tính là 2.000 triệu đồng.


VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Cục Quản lý môi trường y tế
- Các Bệnh viện, Viện, Trường ĐH và các đơn vị thuộc/trực
thuộc Bộ Y tế.
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương


Trân trọng cảm ơn!




×