CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC
QUY ĐỊNH, THỰC TRẠNG VÀ GiẢI PHÁP
TS. Lê Văn Tuấn
Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nội dung trình bày
I. Quy định về công tác YTTH:
- Vai trò
- Chức năng nhiệm vụ
- Tiêu chuẩn
II. Thực trạng và kết quả
- 10 năm qua
- Năm 2014
- Thế giới
III. Khó khăn, tồn tại
IV. Giải pháp 2015
v. Giải pháp những năm tiếp theo
I- QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC
1. Vai trò của công tác YTTH
Một là GD,CSSK TEHSSV là 1/những mục tiêu quan trọng của
GD toàn diện trong nhà trường nhằm đảm bảo nguồn nhân lực
tương lai thể hiện trong: Luật, Nghị quyết, Chỉ thị, QĐ, Đề án,...
Hai là Số lượng TEHSSV chiếm gần 1/4 dân số: thực hiện tốt
hiệu quả KT-XH rất lớn.
Ba là TEHSSV đang PT. MT đông, dễ mắc, lây dịch bệnh. QL
không tốt ảnh hưởng MTHT, MTXH.
Bốn là CTYTTH phát hiện sớm, dự phòng, tư vấn SK và hình
thành hành vi có lợi cho SK.
Năm là Y tế trường học trên thế giới có từ những năm 50 của
thế kỷ XX. Nay, các nước tiên tiến có mạng lưới Y tế trường học
hoạt động hiệu quả .
Sáu là WHO khuyến cáo XD THNCSK.
1. Vai trò của công tác YTTH (tiếp)
Dr Shin Young-soo, Giám đốc WHO khu vực Tây
Thái Bình Dương: Trường học thuộc nhóm những
địa điểm chiến lược nhất có tác động tích cực đến
sức khỏe trẻ em và thanh thiếu niên. Môi trường
Trường học Nâng cao Sức khỏe có thể được coi như
nền tảng cho lối sống lành mạnh cho suốt cuộc đời.
Trẻ em được học trong các trường học nâng cao sức
khỏe sẽ dễ dàng xây dựng được các cộng đồng nâng
cao sức khỏe sau này .
2. Chức năng, nhiệm vụ của Y tế trường học
2.1. Đối với các trường phổ thông (QĐ số
73/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/12/2007 của
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT)
1. Quản lý và CSSK trong nhà trường:
a) Tổ chức khám SK định kỳ và phân loại SK cho học
sinh ít nhất mỗi năm một lần vào đầu năm học;
b) Quản lý và lưu hồ sơ theo dõi SK của học sinh;
c) Mua, bảo quản và cấp thuốc theo quy định;
d) Sơ cứu, cấp cứu ban đầu, chăm sóc sức khoẻ ban
đầu theo quy định của Bộ Y tế; Chuyển bệnh nhân
đến cơ sở y tế trong những trường hợp cần thiết.
2. Tuyên truyền, GD, tư vấn các vấn đề liên quan đến SK cho HS,
giáo viên, CB, nhân viên nhà trường, cha mẹ HS. Vận động HS
tham gia BHYT tự nguyện.
3. Tổ chức thực hiện vệ sinh học đường, VSMT, PC các dịch bệnh,
bệnh, tật học đường, đảm bảo VSATTP, PC tai nạn thương tích,
PC HIV/AIDS, các bệnh xã hội và thực hiện các hoạt động khác
về YTTH.
4. Phối hợp với cơ sở y tế, các đơn vị liên quan tại địa phương, các
đơn vị, tổ chức, đoàn thể trong trường triển khai, thực hiện các
hoạt động YTTH và các hoạt động y tế khác, xây dựng môi trường
trường học lành mạnh, an toàn.
5. Tổ chức thực hiện sự chỉ đạo của ngành y tế địa phương về
chuyên môn, nghiệp vụ.
6. Sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả công tác YTTH theo quy định.
2.2. Đối với CSGD Mầm non tại QĐ 58/QĐ-BGDĐT ngày
17/10/2008 (Điều 4. Nội dung hoạt động)
1. Quản lý và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em trong các cơ sở giáo
dục mầm non, cụ thể là:
a) Quản lý, lưu hồ sơ hoặc sổ theo dõi SK của trẻ em;
b) Tổ chức khám SK định kỳ và phân loại SK cho trẻ em ít nhất mỗi năm 2
lần vào đầu mỗi học kỳ; Đánh giá sự phát triển về thể chất của TE theo
quy định hiện hành;
c) Đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng, theo dõi sự phát triển
thể lực cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng một lần, trẻ em trên
24 tháng tuổi mỗi quý một lần. Theo dõi, phối hợp với cha mẹ hoặc
người giám hộ của TE trong việc tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh;
d) Sơ cứu, cấp cứu, chăm sóc sức khoẻ ban đầu theo quy định hiện hành
của Bộ Y tế; Chuyển trẻ em bị tai nạn và ốm đau đột xuất đến CSYT
trong trường hợp cần thiết;
đ) Giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường cho trẻ em; Tham
gia xây dựng thực đơn và khẩu phần ăn cho trẻ em;
e) Thông báo định kỳ và khi cần thiết tình hình sức khoẻ của trẻ em cho
cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em.
2. Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hằng năm cho cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non.
3. Tổ chức thực hiện vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường,
phòng chống các dịch, bệnh, tật học đường, đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng
chống tai nạn thương tích và thực hiện các hoạt động khác về
y tế trường học.
4. Tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên về công tác YTTH. Lồng ghép các nội dung giáo dục sức
khoẻ, vệ sinh học đường, vệ sinh cá nhân, VSMT trong quá
trình giảng dạy, tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em.
5. Tuyên truyền, tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khoẻ
trẻ em cho cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em. Phục
hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật học hoà nhập theo
Chương trình can thiệp sớm và kế hoạch giáo dục cá
nhân.
6. Phối hợp với các đơn vị, tổ chức, đoàn thể trong trường
mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, cơ sở y tế, các đơn
vị liên quan tại địa phương triển khai, thực hiện các hoạt
động y tế trường học và các hoạt động y tế khác, xây
dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn.
7. Thực hiện sự chỉ đạo của ngành y tế tại địa phương về
chuyên môn, nghiệp vụ.
8. Sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả công tác YTTH theo
quy định hiện hành.
2.3. Đối với trạm y tế trong các ĐH, học viện, trường ĐH, CĐ,
TCCN (QĐ 17/QĐ-BGDĐT ngày 24/5/2007 (Điều 3, 4,5),
cụ thể như sau:
Điều 3. Chức năng
Giúp cho Giám đốc ĐH, học viện, Hiệu trưởng trường ĐH, cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là Hiệu
trưởng) trong việc bảo vệ, giáo dục và CSSK cho HSSV, nhà
giáo, cán bộ và nhân viên nhà trường.
Điều 4. Nhiệm vụ
1. Xây dựng nội dung và kinh phí hoạt động của Trạm Y tế cho từng
năm học, từng khóa học.
2. Tổ chức thực hiện công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe cho học
sinh, sinh viên, nhà giáo, cán bộ và nhân viên nhà trường, cụ
thể:
a) Tổ chức KSK định kỳ hằng năm và phân loại SK;
b) Quản lý và lưu hồ sơ sức khỏe;
c) Sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh theo phân
tuyến kỹ thuật, CSSKBĐ, cấp thuốc thông thường; chuyển
bệnh nhân lên cơ sở y tế tuyến trên trong những trường
hợp cần thiết.
3. Tuyên truyền, giáo dục, tư vấn các vấn đề liên quan đến
sức khỏe; vận động HSSV tham gia BHYT.
4. Tổ chức thực hiện VS học đường, VSMT, phòng chống các
bệnh dịch, bệnh, tật học đường, bảo đảm an toàn vệ sinh
thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích, PC HIV và
AIDS, các bệnh xã hội và các hoạt động khác về YTTH.
5. Phối hợp với cơ sở y tế tại địa phương, ngành liên quan trong
việc triển khai, thực hiện các hoạt động y tế trường học và
các hoạt động y tế khác.
6. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, đoàn thể trong trường thực
hiện công tác y tế trường học; xây dựng môi trường trường
học lành mạnh, an toàn.
7. Thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả triển khai công
tác y tế trường học theo quy định.
Điều 5. Quyền hạn
1. Được sử dụng con dấu riêng theo quy định để giao dịch trong
phạm vi công tác chuyên môn.
2. Được Hiệu trưởng ủy quyền kiểm tra công tác y tế trường
học theo kế hoạch.
3. Tiêu chuẩn của nhân viên y tế trường học
3.1. Đối với CSGDMN (QĐ 58/QĐ-BGDĐT ngày 17/10/2008 (Điều 5,6,7,8):
Điều 5. Nhân viên làm công tác y tế
1. Số lượng nhân viên làm công tác y tế tại các CSGDMN theo quy định hiện
hành của Nhà nước.
2. NV làm CTYT có TĐCM từ TC y trở lên; Được tham gia các cuộc hội thảo,
lớp tập huấn, lớp ĐT, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về CTYT do ngành
GD, YT và địa phương tổ chức.
NV làm kiêm nhiệm CTYT tại các CSGDMN nhất thiết phải qua bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ về công tác YTTH.
3. Nhân viên làm công tác YT thuộc biên chế Tổ Văn phòng theo quy định tại
Điều lệ trường MN, ngoài việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo chức
danh còn phải kiêm nhiệm các công việc khác theo quy định; Được hưởng
lương, các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 6. Phòng làm việc của NV làm công tác y tế
1. Mỗi trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ
có một phòng làm việc của nhân viên làm công tác y
tế (Phòng Y tế) trong khu vực hành chính đảm bảo
các yêu cầu về vệ sinh, diện tích từ 12m 2 trở lên,
thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu, chăm sóc
sức khoẻ ban đầu và vận chuyển trẻ em bị tai nạn
và ốm đau đột xuất đến cơ sở y tế.
2. Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập bố trí địa điểm để
thực hiện sơ cứu, cấp cứu, CSSKBĐ cho trẻ em.
Điều 7. Trang thiết bị và thuốc
1. Phòng YT được trang bị các TTB chuyên môn, thuốc thiết yếu theo
quy định của Bộ Y tế; Có giường KB và lưu trẻ em cần CS y tế để
theo dõi.
2. Có bảng theo dõi tiêm chủng, uống vắc xin và khám sức khoẻ
định kỳ cho trẻ em; Phác đồ sơ cứu, cấp cứu một số bệnh và tai
nạn thương tích thường gặp ở trẻ em; Tranh ảnh, tài liệu tuyên
truyền về chăm sóc sức khoẻ, phòng bệnh cho trẻ em.
3. Được trang bị bàn, ghế, tủ, thiết bị làm việc thông thường khác.
Điều 8. Kinh phí
Kinh phí thực hiện công tác y tế trường học của các cơ sở giáo
dục mầm non bao gồm: nguồn kinh phí, nội dung chi, lập dự
toán, chấp hành dự toán và quyết toán theo quy định hiện hành
của Nhà nước.
3.2. Đối với các trường phổ thông (QĐ 73/QĐ-BGDĐT ngày
04/12/2007 (Điều 5, 6,7,8):
Điều 5. Tổ chức, cán bộ
1. Số lượng cán bộ làm công tác YTTH theo quy định biên chế viên chức
hiện hành của Nhà nước.
2. TĐ của CB làm công tác YTTH từ trung cấp y trở lên. CB làm YTTH
được tham gia các cuộc hội thảo, lớp tập huấn, lớp ĐT, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ về công tác YT do ngành GD, ngành YT và
các ban, ngành khác của địa phương tổ chức. Đối với cán bộ làm
kiêm nhiệm công tác YTTH phải được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ về công tác YTTH.
3. Cán bộ làm công tác YTTH thuộc biên chế Tổ Văn phòng theo quy
định tại Điều lệ trường tiểu học và Điều lệ trường TrHCS, trường
TrHPT, trường PT có nhiều cấp học; Được hưởng lương, chế độ,
chính sách, phụ cấp ưu đãi theo quy định của Nhà nước.
Điều 6. Phòng làm việc
Mỗi trường phổ thông bố trí một phòng làm việc (phòng y tế học
đường) đảm bảo các yêu cầu:
Vệ sinh;
Diện tích từ 12m 2 trở lên;
Thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu ban đầu, CSSKBĐ và vận chuyển bệnh
nhân.
Điều 7. Trang thiết bị và thuốc
1. Phòng YT học đường có tủ thuốc đảm bảo đủ cơ số thuốc thiết yếu
theo quy định của Bộ YT; Có sổ QL, Ktra, đối chiếu xuất, nhập thuốc
theo quy định.
2. Được trang bị đầy đủ các trang thiết bị chuyên môn thiết yếu theo
quy định của Bộ Y tế; Có ít nhất 01 giường khám bệnh và lưu bệnh
nhân để theo dõi.
3. Có bàn, ghế, tủ, TB làm việc thông thường khác.
Điều 8. Kinh phí
1. Kinh phí thực hiện công tác YTTH được lấy từ:
a) Ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo hằng
năm của các cơ sở giáo dục theo phân cấp ngân sách hiện hành;
b) Kinh phí được để lại từ Quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tự
nguyện của học sinh;
c) Các khoản tài trợ, hỗ trợ của các TC, cá nhân trong nước, nước
ngoài theo quy định của pháp luật
d) Các nguồn thu hợp pháp khác (nếu có).
2. Kinh phí chi cho công tác YTTH được quản lý, SD đúng mục
đích, chế độ theo QĐ hiện hành.
3. Công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh
phí thực hiện công tác YTTH được thực hiện theo quy định
hiện hành.
3.3. Đối với các ĐH, HV, trường ĐH, CĐ, TCCN (QĐ
17/QĐ-BGDĐT ngày 24/5/20076 (Điều 6, 7):
Điều 6. Cơ cấu tổ chức
1. Trạm Y tế do Hiệu trưởng quản lý toàn diện và được
sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ sở y tế
tuyến trên thuộc ngành y tế.
2. Trạm Y tế có một Trưởng Trạm là bác sỹ hoặc một
phụ trách Trạm là y sỹ (đối với nơi thiếu bác sỹ)
thuộc biên chế của nhà trường.
3. Số lượng cán bộ y tế làm công tác chuyên môn tại
Trạm Y tế được xác định theo QĐ của Nhà nước
Điều 7. Chế độ chính sách
1. Cán bộ y tế công tác tại Trạm Y tế được hưởng lương, chế
độ, chính sách, phụ cấp ưu đãi theo quy định của Nhà
nước. Trường hợp cán bộ làm kiêm nhiệm công tác y tế
trường học được hưởng lương, phụ cấp theo công việc
chính đang làm và hưởng mức phụ cấp kiêm nhiệm theo
quy định hiện hành.
2. Trưởng Trạm YT, phụ trách Trạm YT được hưởng chế độ
phụ cấp trách nhiệm theo quy định của NN.
3. Cán bộ y tế công tác tại Trạm Y tế được tham gia các cuộc
hội thảo, lớp tập huấn; lớp đào tạo chuyên môn, nâng cao
nghiệp vụ về công tác y tế do ngành GD, y tế và các ban
ngành, cơ quan khác tổ chức.
4. Nhiệm vụ chung của nhân viên YTTH
Đầu mối triển khai thực hiện CTYT trong trường học,
trực tiếp theo dõi, quản lý và phát hiện kịp thời các
vấn đề về SK, bệnh, dịch trong trường học.
Xây dựng kế hoạch hoạt động y tế cho năm học,
trình lãnh đạo phê duyệt và tổ chức thực hiện;
Sơ cứu và xử lý ban đầu các bệnh thông thường;
Quản lý tủ thuốc và y dụng cụ;
Tổ chức thực hiện khám sức khoẻ định kỳ, quản lý
hồ sơ sức khoẻ HS, giáo viên;
Tổ chức các CT y tế được đưa vào trường học;
4. Nhiệm vụ chung của nhân viên YTTH
Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường:
Chỉ đạo thực hiện các yêu cầu vệ sinh học đường, vệ sinh môi
trường trong nhà trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh
khu vực nội trú, bán trú theo các quy định đã ban hành của Bộ Y
tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội quy của nhà trường
Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng bệnh,
phòng dịch theo lịch hoạt động của trường và theo yêu cầu của y
tế địa phương
Tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng về y tế trường học do
ngành Y tế tổ chức cùng các yêu cầu do y tế học đường
cấp quận, huyện đề ra;
Sơ kết, tổng kết công tác y tế trường học, báo cáo thống
kê y tế học đường theo quy định.
II- THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ
CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC
2.1. Tình hình thực hiện công tác YTTH từ
sau Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 12/7/2006
Trong gần 10 năm qua, thực hiện Chỉ thị
số 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006, Bộ
GDĐT đã có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ
Y tế, các bộ, ngành và các tổ chức trong
và ngoài nước liên quan tổ chức chỉ đạo
triển khai công tác YTTH trên phạm vi cả
nước, hoạt động YTTH sau nhiều năm
không được quan tâm đúng mức thì nay
đang dần được kiện toàn đi vào nề nếp