Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ bộ đội BIÊN PHÒNG TỈNH điện BIÊN đâu TRANH CHỐNG âm mưu THỦ đoạn của các THẾ lực THÙ ĐỊCH gây mất ổn ĐỊNH CHÍNH TRỊ xã hội HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.2 KB, 73 trang )

Thời gian qua, tình hình ANCT, TTATXH trên một số địa bàn các tuyến
biên giới ở nước ta, trong từng thời điểm có những diễn biến phức tạp. Chủ nghĩa
đế quốc và các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược “Diễn biến
hòa bình”, bạo loạn lật đổ với những âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhằm
chống phá cách mạng nước ta. Trong đó, chúng triệt để lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo, chiêu bài dân chủ, nhân quyền, kích động đồng bào các dân tộc đòi ly
khai tự trị gây mất ổn định CT - XH hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.
Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng và Nhà
nước, là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, làm nòng cốt, chuyên
trách quản lý, bảo vệ chủ quyền và an ninh biên giới quốc gia. Để hoàn thành
nhiệm vụ được giao, BĐBP phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp công tác,
trong đó công tác đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn gây mất ổn định CT - XH
của các thế lực thù địch giữ một vị trí hết sức quan trọng, trực tiếp góp phần bảo
vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Tỉnh Điện Biên là địa bàn chiến lược quan trọng có đường biên giới tiếp
giáp với Lào và Trung Quốc; có nhiều đồng bào dân tộc ít người cư trú, trong đó
có một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc H’Mông với đời sống kinh tế
khó khăn, trình độ nhận thức thấp, phong tục, tập quán lạc hậu; đường biên
giới dài, địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn... Lợi dụng đặc điểm
tình hình đó, các thế lực thù địch đã đẩy mạnh các hoạt động chống phá
gây mất ổn định CT - XH trên địa bàn. Đặc biệt, thời gian gần đây các thế
lực thù địch đã lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để dụ dỗ, lôi kéo, kích
động đồng bào các dân tộc di dịch cư, đòi ly khai tự trị thành lập “ Vương
quốc H’Mông”, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định CT
- XH ở khu vực biên giới. Đây chính là những điều kiện thuận lợi cho việc
hình thành và phát sinh các “điểm nóng” về CT - XH, tạo thời cơ để các thế
lực thù địch gây bạo loạn tiến tới lật đổ chế độ XHCN ở nước ta.
Trong thời gian tới, tình hình ANCT, TTATXH trên tuyến biên giới tỉnh
Điện Biên tiếp tục có những diễn biến hết sức phức tạp. Bên cạnh đó, yêu cầu và



2
nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia nói chung cũng như công
tác đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch gây mất ổn định
CT - XH của BĐBP Điện Biên trong tình hình mới cũng đang đặt ra những vấn
đề cần phải được giải đáp cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Với chức năng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ
quyền, an ninh biên giới quốc gia; trong thời gian qua, BĐBP Điện Biên đã triển
khai nhiều hoạt động thể hiện xứng đáng vai trò nòng cốt trong đấu tranh chống
âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch gây mất ổn định CT - XH, góp phần
thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp về tình hình ANCT, TTATXH trên
địa bàn KVBG tỉnh Điện Biên thời gian qua cho thấy, công tác đấu tranh chống
âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch gây mất ổn định CT - XH của BĐBP
Điện Biên vẫn còn những mặt hạn chế, bất cập; chưa đáp ứng được yêu cầu,
nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Bộ đội Biên phòng Điện Biên
đấu tranh chống âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch gây mất ổn
định chính trị - xã hội hiện nay” là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, cấp
thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BỘ ĐỘI BIÊN
PHÒNG ĐIỆN BIÊN ĐẤU TRANH CHỐNG ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN
CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH GÂY MẤT ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ XÃ HỘI Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI HIỆN NAY
1.1. Một số vấn đề lý luận về Bộ đội Biên phòng Điện Biên đấu
tranh chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch gây mất ổn định
chính trị - xã hội ở khu vực biên giới hiện nay


3
1.1.1. Ổn định chính trị - xã hội và mất ổn định chính trị - xã hội

* Ổn định chính trị - xã hội
Trên thực tế đã có nhiều tác giả nghiên cứu và đưa ra quan niệm ổn
định CT - XH với những góc độ khác nhau. Theo tác giả Nguyễn Văn Cư: “Ổn
định chính trị - xã hội là một trạng thái mà ở đó có sự phù hợp giữa quan hệ sản
xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, giữa kiến trúc thượng tầng
với cơ sở hạ tầng của xã hội và sự phù hợp cơ bản đó biểu hiện trên thực tế là sự
thống nhất giữa những lợi ích của giai cấp cầm quyền với những lợi ích của đại
đa số thành viên trong xã hội ở những điều kiện lịch sử cụ thể” [27, tr.39].
Còn theo tác giả Mai Đức Học: “Ổn định chính trị - xã hội là một trạng
thái bền vững của hệ thống xã hội, bảo đảm sự hoạt động và phát triển tối ưu
của nó theo xu hướng tiến bộ phù hợp với quy luật khách quan, ở đó quyền
lực chính trị được sử dụng trên cơ sở đồng thuận của đa số các nhóm xã hội
và các thành viên trong xã hội” [37, tr.17].
Nghiên cứu các quan niệm về ổn định CT - XH của các tác giả trên cho
thấy: Ổn định CT - XH của một đất nước, một quốc gia là trạng thái xã hội ở
đó bảo đảm tính trật tự của đời sống CT - XH đất nước, tính liên tục, bền
vững của đường lối chính trị và chế độ CT - XH, vừa có thể duy trì sự ổn định
trật tự của chế độ đã có, vừa thích ứng với những thay đổi chính trị, những
quan hệ xã hội. Sự ổn định CT - XH nhìn chung được khái quát qua các tiêu
chí cơ bản sau:
Một là: Hệ thống chính trị không bị rối loạn, hoạt động của các bộ phận
trong đó nhịp nhàng, thống nhất đáp ứng yêu cầu của chủ thể quyền lực chính trị và
quyền lực nhà nước, đảm bảo các yêu cầu cơ bản của phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là: Có sự đồng thuận xã hội về những vấn đề cơ bản của chế độ
chính trị như đường lối của Đảng cầm quyền và những chính sách của Nhà
nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.


4
Ba là: Bản thân nhà nước của giai cấp cầm quyền nói riêng và hệ thống

xã hội nói chung có khả năng ngăn chặn và đập tan mọi hoạt động chống phá
của các thế lực thù địch bên trong và bên ngoài, giữ vững ổn định chính trị và
trật tự an toàn xã hội.
Bốn là: Ổn định chính trị - xã hội cũng là quá trình bảo đảm giữ vững vai
trò lãnh đạo (hay kiểm soát) xã hội của chính đảng, của giai cấp cầm quyền.
Từ những tiêu chí trên có thể rút ra khái niệm: Ổn định chính trị - xã hội là
một trạng thái của xã hội phản ánh quá trình vận động, phát triển của đất nước
trên lĩnh vực chính trị, các mối quan hệ chính trị giữa các giai cấp, tầng lớp xã
hội, các dân tộc, tôn giáo, các lực lượng chính trị; trong đó hệ thống chính trị
Trung ương và địa phương giữ vững được quyền lãnh đạo, quản lý điều hành đối
với toàn xã hội và các lực lượng xã hội có sự đồng thuận cơ bản về chính trị theo
những mục tiêu và lợi ích chính trị của giai cấp, đảng phái cầm quyền.
Ổn định CT - XH ở nước ta hiện nay là trạng thái đời sống CT - XH
của đất nước được ổn định, phát triển, trong đó sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam được giữ vững, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…, các
lợi ích của nhân dân và cả cộng đồng được bảo đảm trong quá trình xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
* Mất ổn định chính trị - xã hội
Mất ổn định CT - XH là trạng thái khủng hoảng, xung đột, rối loạn, xảy
ra trong lĩnh vực CT - XH liên quan đến việc giữ vững quyền lực và thể chế
chính sách của chính đảng, chính quyền nhà nước, làm cho lòng dân không yên.
Khi đó HTCT bị rối loạn; hoạt động của các bộ phận trong HTCT thiếu thống
nhất, thiếu đồng bộ, không đáp ứng yêu cầu của thực thể quyền lực chính trị và
quyền lực nhà nước, không đảm bảo các yêu cầu cơ bản của phát triển kinh tế
- xã hội; xã hội thiếu sự đồng thuận về những vấn đề cơ bản của chế độ chính


5

trị... Nhà nước của giai cấp cầm quyền nói riêng và xã hội nói chung không
đủ sức ngăn chặn và đập tan các hoạt động xâm nhập, chống phá của các thế
lực thù địch bên trong và bên ngoài.
Mất ổn định CT - XH phản ánh sự không phù hợp giữa đường lối
chính trị và việc thực thi đường lối ấy của giai cấp cầm quyền thông qua
HTCT với một bộ phận xã hội nhất định. Thông thường, những nhân tố gây
mất ổn định CT - XH thường được thấy rõ từ các điểm nóng CT - XH (nơi
biểu hiện ở mức cao nhất của sự rối loạn, xung đột xã hội).
Điểm nóng CT - XH là địa bàn tập trung sự chống đối của đám
đông quần chúng hướng trực tiếp vào những người nắm quyền lực
chính trị, vào HTCT và thể chế chính trị, chính sách của nhà nước;
làm cho sự đồng thuận và đoàn kết xã hội bị giảm sút nghiêm trọng.
Ở đó, ANCT, TTATXH không được bảo đảm; HTCT mất hiệu lực
trước sự chống đối của đám đông, của lực lượng đối lập; các xung đột
xã hội không được giải quyết dẫn đến cản trở và làm trì trệ sự phát
triển kinh tế - xã hội.
Mất ổn định CT - XH do nhiều nhân tố tác động đến. Có thể là do sự
tác động của các nhân tố bên ngoài, có thể là do những nhân tố phát sinh
ngay từ trong lòng chế độ xã hội, có thể do những nhân tố chủ quan hoặc
khách quan về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, dân tộc, tôn giáo... Thông
thường, các nhân tố trên đều liên quan với nhau, thậm chí nhân tố này là
kết quả của nhân tố khác và ngược lại. Song, nhân tố bên trong giữ vai trò
quyết định, các nhân tố khác bên ngoài cũng phải thông qua nhân tố bên
trong mới phát huy được tác dụng. Việc tìm ra những nhân tố tác động gây
mất ổn định CT - XH để có biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi; bảo đảm ổn định,
thúc đẩy xã hội phát triển là vấn đề rất quan trọng và cấp thiết trong giải
quyết những điểm nóng chính trị - xã hội.


6

Ở nước ta, từ khi chế độ XHCN được xác lập cho đến nay, đời
sống CT - XH cơ bản được ổn định, tạo nên nền tảng vững chắc cho đất
nước phát triển bền vững. Trong những năm đổi mới đất nước “Sự ổn
định chính trị - xã hội của nước ta là một lợi thế cho sự phát triển kinh tế
được quốc tế đánh giá cao” [40, tr.19]. Song, ở từng giai đoạn, trên từng
địa bàn cụ thể, hay trong từng lĩnh vực vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây
mất ổn định chính trị - xã hội. Đặc biệt, từ khi nước ta thực hiện đường
lối đổi mới, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì những nhân tố có
thể gây mất ổn định CT - XH ngày càng gia tăng và rất phức tạp. Đó là
sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch bên trong và bên ngoài
với những âm mưu, thủ đoạn hết sức thâm độc như: lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo, dân chủ, nhân quyền…
Như vậy, ở nước ta hiện nay, mất ổn định CT - XH có thể xuất hiện nếu
không giải quyết được các yếu tố tiềm ẩn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội. Ở KVBG tỉnh Điện Biên, trạng thái mất ổn định CT - XH có
thể xảy ra khi các thế lực thù địch tìm cách lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo
như một công cụ chính trị để tiến hành các hoạt động kích động, mua chuộc,
lôi kéo đồng bào các dân tộc biểu tình, gây bạo loạn chính trị đòi ly khai tự trị
thành lập “Vương quốc H’Mông”; mua sắm vũ khí quân dụng và kích động
đồng bào vượt biên trái phép…
1.1.2. Âm mưu, thủ đoạn chủ yếu của các thế lực thù địch gây mất
ổn định chính trị - xã hội ở khu vực biên giới tỉnh Điện Biên hiện nay
* Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới tỉnh
Điện Biên và tình hình Bộ đội Biên phòng Điện Biên hiện nay
Đặc điểm địa lý tự nhiên
Điện Biên là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, có
đường biên giới Việt Nam - Lào dài 360 km, đường biên giới Việt Nam -


7

Trung Quốc dài 40,5 km. Địa bàn KVBG của tỉnh trải dài trên 03 huyện là
Mường Chà, Mường Nhé và Điện Biên có địa hình rất phức tạp, núi cao hiểm
trở và bị chia cắt bởi nhiều sông suối lớn. Hệ thống giao thông đến các xã
biên giới còn rất nhiều khó khăn. Trong tổng số 25 xã biên giới, có 23 xã có
đường ô tô tới trung tâm xã nhưng chỉ đi được trong mùa khô. Giao thông từ
trung tâm xã xuống các bản trong địa bàn chủ yếu là đi bộ.
Khí hậu, thời tiết ở KVBG tỉnh Điện Biên tương đối khắc nghiệt chia
làm 2 mùa rõ rệt trong năm, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa mưa có mưa, lũ kéo dài, sạt lở đất, đá gây
ách tắc giao thông làm cho việc đi lại khó khăn và dễ gây thiệt hại về người,
tài sản. Mùa khô do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên thường có rét kéo
dài, sương mù dày đặc hạn chế tầm nhìn...
Những đặc điểm về địa lý tự nhiên ở KVBG tỉnh Điện Biên đã có tác
động, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sức khỏe của CBCS và cũng gây
khó khăn trong việc triển khai các hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền an
ninh biên giới nói chung và công tác đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn của
các thế lực thù địch gây mất ổn định CT - XH nói riêng. Trong khi đó các thế
lực thù địch lại triệt để lợi dụng các đặc điểm về địa lý tự nhiên trên để tăng
cường hoạt động gây mất ổn định CT - XH ở KVBG của Tỉnh.
Tình hình dân cư, kinh tế - xã hội
Tính đến hết năm 2011, KVBG tỉnh Điện Biên có 25 xã với dân số
khoảng 113.127 người, thuộc 15 dân tộc, chủ yếu là dân tộc H’Mông, Thái,
Kinh, Khơ Mú và dân tộc Dao. Phân bố dân cư không đều: dân tộc Kinh,
Thái, Tày, Nùng chủ yếu ở vùng thấp, gần đường giao thông; trong khi các
dân tộc H’Mông, Dao, Khơ Mú và một số dân tộc khác chủ yếu cư trú ở vùng
sâu, vùng xa, trên núi cao hoặc sát biên giới. Các dân tộc ở KVBG tỉnh Điện
Biên có truyền thống đoàn kết, trung thực và cần cù, chịu khó; tính cố kết làng,
bản, dòng họ, gia đình, huyết thống cao. Già làng, trưởng bản, người đứng đầu
dòng họ, dòng tộc có ảnh hưởng lớn, là chỗ dựa tinh thần rất tin cậy cho cộng



8
đồng, nhiều khi vượt lên cả khuôn khổ pháp lý. Đồng bào các dân tộc ở KVBG
tỉnh Điện Biên có đời sống tâm linh, phong tục, tập quán đa dạng, phong phú. Tuy
nhiên, bên cạnh những nét đẹp truyền thống, vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục; đặc biệt
là đồng bào dân tộc H’Mông với tín ngưỡng đa thần, cùng lúc họ phải thờ nhiều
biểu tượng (Ma nhà, Ma cửa, Ma buồng...) nên chi phí cho việc thờ cúng rất tốn
kém. Nhiều gia đình kiệt quệ kinh tế vì những nghi lễ ma chay, cưới hỏi, cúng bái
gây nên tâm lý muốn tìm đến một hoạt động tín ngưỡng tôn giáo đơn giản, ít tốn
kém hơn. Chính vì vậy, các thế lực thù địch đó triệt để lợi dụng tình hình trên để
tiến hành các hoạt động gây mất ổn định CT - XH ở khu vực biên giới.
Nhận thức, trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc ở KVBG tỉnh
Điện Biên còn thấp, tỷ lệ người mù chữ, trẻ em thất học còn cao; nhiều người
không thể nghe, nói được tiếng phổ thông. Đời sống của đồng bào các dân tộc
rất khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao khoảng 36,28% [Phụ lục 2]. Đời
sống kinh tế của đồng bào vẫn mang nặng tính tự cung, tự cấp; lương thực
chính là ngô, khoai, sắn. Có thể nói, đây là những khó khăn cho công tác
tuyên truyền, vận động cũng như triển khai các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước đến quần chúng nhân dân ở KVBG, nhưng cũng là điều
kiện thuận lợi cho các thế lực thù địch lợi dụng để lôi kéo, kích động quần
chúng gây mất ổn định chính trị - xã hội.
Trên 25 xã thuộc KVBG tỉnh Điện Biên hiện có 25 đảng bộ, 198 chi bộ
với 3.167 đảng viên; 349 chi đoàn với 13.141 đoàn viên, 316 chi hội phụ nữ
với 8.526 hội viên; 25 ban công an xã với 519 người; 3.012 dân quân và 6.086
hội viên cựu chiến binh [Phụ lục 3]. Nhìn chung, các tổ chức đảng, chính
quyền và đoàn thể quần chúng thường xuyên được kiện toàn theo hướng đảm
bảo đủ về số lượng và vai trò lãnh đạo, quản lý điều hành ở cơ sở. Tuy nhiên,
bên cạnh đó vẫn còn một số tổ chức cơ sở đảng, chính quyền và đoàn thể
quần chúng còn có những hạn chế, yếu kém. Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều
hành của một số cán bộ, đảng viên, trưởng thôn (bản) ở KVBG còn nhiều hạn



9
chế; chưa thực sự phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình. Một số cán bộ
chủ chốt là người địa phương, người dân tộc chưa đọc thông, viết thạo tiếng
phổ thông, ít được bồi dưỡng về nghiệp vụ... Phong trào bảo vệ an ninh Tổ
quốc chưa đi vào chiều sâu; sự phối hợp, hiệp đồng giữa các cơ quan, tổ chức,
đoàn thể ở KVBG chưa được thống nhất và chặt chẽ. Chính vì vậy, các thế lực
thù địch đã triệt để lợi dụng tình hình trên để tiến hành các hoạt động gây mất ổn
định CT - XH ở KVBG; gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền,
an ninh biên giới quốc gia nói chung và công tác đấu tranh chống âm mưu, thủ
đoạn của các thế lực thù địch gây mất ổn định CT - XH ở KVBG của BĐBP
Điện Biên nói riêng.
Tình hình Bộ đội Biên phòng Điện Biên và lực lượng phối hợp
Bộ đội Biên phòng Điện Biên được Bộ Quốc phòng quyết định là BĐBP
tỉnh loại 1. Biên chế tổ chức của BĐBP tỉnh Điện Biên gồm có: Bộ chỉ huy, các
Phòng, Ban chức năng, 01 đại đội cơ động, 01 tiểu đoàn huấn luyện và 17 đồn
biên phòng. Tuyến biên giới Việt - Trung được thành lập 01 đồn (Đồn 405);
tuyến biên giới Việt - Lào được thành lập 16 đồn là 317, 319, 409, 411, 413,
415, 417, 419, 421, 423, 425, 427, 429, 431, 433, 435. Cán bộ, chiến sĩ của
BĐBP Điện Biên được đào tạo cơ bản qua các trường, lớp trong và ngoài quân
đội; có lập trường kiên định vững vàng, trung thành với mục tiêu lý tưởng của
Đảng; có kiến thức về quân sự, nghiệp vụ, pháp luật; am hiểu thực tiễn công tác
quản lý, bảo vệ biên giới [Phụ lục 4]. Đặc biệt, đội ngũ sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp có năng lực trong tổ chức chỉ huy thực hiện các mặt công tác
nghiệp vụ; có kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn ở địa bàn. Đây chính là
những thuận lợi cơ bản cho quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ
quyền, an ninh biên giới quốc gia, trong đó có nhiệm vụ đấu tranh chống âm
mưu, thủ đoạn gây mất ổn định CT - XH của các thế lực thù địch. Tuy nhiên,
so với yêu cầu, nhiệm vụ thì lực lượng chuyên trách trong đấu tranh chống âm

mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch gây mất ổn định CT - XH còn mỏng,


10
trình độ chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều, một số CBCS chưa có tinh
thần trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ. Mặt khác, do địa bàn hoạt
động phức tạp (rừng rậm, núi cao, sông suối chia cắt, giao thông đi lại khó
khăn...), phương tiện hoạt động còn nhiều thiếu thốn, xa trung tâm chỉ huy
nên quá trình thực hiện nhiệm vụ của CBCS còn gặp rất nhiều khó khăn.
Các lực lượng đóng trên địa bàn KVBG gồm công an, hải quan, y tế,
kiểm dịch, quân đội, Đội B55 của Cục Trinh sát Bộ đội Biên phòng. Các
lực lượng hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ nhưng có sự phối hợp, hiệp
đồng chặt chẽ với BĐBP Điện Biên trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo
vệ chủ quyền, an ninh biên giới nói chung cũng như trong đấu tranh chống
âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch gây mất ổn định CT - XH ở
KVBG nói riêng.
* Âm mưu gây mất ổn định chính trị - xã hội của các thế lực thù địch
Âm mưu gây mất ổn định CT - XH của các thế lực thù địch ở KVBG tỉnh
Điện Biên là âm mưu của các cá nhân, các tổ chức, các lực lượng phản động trong
và ngoài nước nhằm chia rẽ phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; kích động đồng
bào các dân tộc di dịch cư, biểu tình gây bạo loạn chính trị đòi ly khai tự trị thành
lập cái gọi là “Vương quốc H’Mông” của người dân tộc thiểu số, gây hoang
mang, dao động, làm giảm lòng tin của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của
Đảng; tập hợp lực lượng tạo đối trọng chống đối chính quyền, làm suy yếu chế độ,
khi có điều kiện sẽ thực hiện bạo loạn lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam.
Với âm mưu đó, mục tiêu cụ thể của các thế lực thù địch là: Trực tiếp
phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ dân tộc đa số với dân tộc thiểu số
và giữa các dân tộc thiểu số với nhau; chia rẽ đồng bào theo tôn giáo và
không theo tôn giáo, giữa đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, hòng làm suy
yếu khối đại đoàn kết dân tộc. Kích động các dân tộc thiểu số, tín đồ chức sắc

các tôn giáo chống lại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đối lập
dân tộc, tôn giáo với sự lãnh đạo của Đảng nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của


11
Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam; vô hiệu hóa sự quản lí của Nhà
nước đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, gây mất ổn định CT - XH, nhất là
vùng dân tộc, tôn giáo. Thường xuyên hậu thuẫn, hỗ trợ về tài chính để các phần tử
chống đối trong các dân tộc, tôn giáo chống lại Đảng, Nhà nước nhằm chuyển hóa
chế độ chính trị ở Việt Nam. Tạo dựng các tổ chức phản động trong các dân tộc
thiểu số, các tôn giáo như “Tin lành Vàng chứ”, “Đảng cộng sản H’Mông”, “Người
H’Mông yêu người H’Mông”… để chống phá cách mạng Việt Nam.
* Thủ đoạn gây mất ổn định chính trị - xã hội của các thế lực thù địch
Thủ đoạn gây mất ổn định CT - XH của các thế lực thù địch ở KVBG tỉnh
Điện Biên là thủ đoạn hoạt động của các cá nhân, các tổ chức, các lực lượng
phản động trong và ngoài nước có hành vi lợi dụng quan điểm, chính sách, dân
tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta và những hạn chế trong thực thi chính sách
dân tộc, tôn giáo của chính quyền địa phương; lợi dụng niềm tin, tín ngưỡng tôn
giáo lạc hậu, tâm lý nhẹ dạ cả tin, trình độ dân trí thấp và những khó khăn trong
đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc, tôn giáo; tuyên truyền,
phát tán biểu tượng, băng đĩa về “Vương quốc H’Mông” nhằm tập hợp lực
lượng, mua sắm vũ khí quân dụng và kích động đồng bào các dân tộc di dịch cư,
đòi ly khai tự trị, vượt biên trái phép thành lập “Vương quốc H’Mông”, từng
bước làm suy yếu tiến tới lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam.
Hiện nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang tiến hành chiến
lược “nội công ngoại kích” được tung hứng nhịp nhàng, móc nối cấu kết chặt
chẽ với nhau để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; kích động đồng bào các dân
tộc di dịch cư, đòi ly khai tự trị thành lập “Vương quốc H’Mông”; tiến hành tập
hợp phát triển lực lượng chống đối chính quyền… gây mất ổn định CT - XH và
cuối cùng là lật đổ chế độ xã hội ở nước ta với những thủ đoạn hết sức tinh vi,

thâm độc. Qua nghiên cứu thực trạng mất ổn định CT - XH ở KVBG tỉnh Điện
Biên trong thời gian qua cho thấy, thủ đoạn gây mất ổn định CT - XH chủ yếu của
các thế lực thù địch đã và đang tiến hành ở KVBG tỉnh Điện Biên như sau:


12
Thứ nhất, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo gây mất ổn định chính
trị - xã hội.
Thời gian qua, vấn đề dân tộc, tôn giáo được các thế lực thù địch coi là
một trọng điểm “ưu tiên” lợi dụng để gây mất ổn định CT - XH ở KVBG tỉnh
Điện Biên. Bởi lẽ, KVBG của tỉnh Điện Biên có nhiều dân tộc sinh sống,
trong đó chủ yếu là các dân tộc thiểu số với nhiều tín ngưỡng tôn giáo khác
nhau; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số, các tôn
giáo còn gặp rất nhiều khó khăn: thu nhập thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, trình độ dân
trí thấp…Bên cạnh đó việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, chính sách
dân tộc, tôn giáo của chính quyền cơ sở các cấp còn có những hạn chế, thiếu
sót nhất định… Do vậy, vấn đề dân tộc, tôn giáo là “huyệt” nhạy cảm nhất mà
mà các thế lực thù địch lợi dụng để gây mất ổn định CT - XH, chống phá chế
độ… Vấn đề dân tộc, tôn giáo được chúng gắn với vấn đề dân chủ, nhân
quyền và được thực hiện với những thủ đoạn chủ yếu sau:
Lợi dụng những hạn chế, thiếu sót trong thực hiện chính sách dân tộc,
tôn giáo của chính quyền cơ sở các cấp để gây mâu thuẫn, tạo cớ can thiệp
chống phá chính quyền
Khu vực biên giới của tỉnh Điện Biên có đường biên giới dài, địa hình
hiểm trở, chia cắt, thường xuyên xảy ra thiên tai; kết cấu hạ tầng kém phát
triển, không đồng bộ nhất là về giao thông, liên lạc; nhiều đồng bào dân tộc
thiểu số sinh sống với trình độ dân trí thấp; đội ngũ cán bộ cấp cơ sở còn thiếu
về số lượng và yếu kém về trình độ, nhất là trình độ quản lý và năng lực điều
hành...Do vậy, việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
trong đó có chính sách dân tộc, tôn giáo của chính quyền cơ sở các cấp còn

nhiều hạn chế, bất cập. Lợi dụng tình hình trên các thế lực thù địch đã vu cáo,
xuyên tạc cho rằng chính quyền cơ sở các cấp vi phạm tự do tín ngưỡng tôn
giáo; vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”; “chiếm đất”, “đàn áp, kìm kẹp người


13
dân tộc thiểu số”…kích động quần chúng chống đối chính quyền, gây mất ổn
định CT - XH ở khu vực biên giới.
Đẩy mạnh truyền đạo trái phép nhằm phát triển tín đồ, đào tạo chức
sắc, xây dựng và mở rộng các cơ sở tôn giáo, chuẩn bị lực lượng gây áp lực
chống đối chính quyền cơ sở cả trước mắt và lâu dài
Bọn phản động trong nước và ngoài nước lợi dụng thần quyền giáo lý,
mua chuộc bằng kinh tế và lợi dụng trình độ dân trí thấp của đồng bào các
dân tộc, đặc biệt là đồng bào dân tộc H’Mông để truyền đạo trái phép nhằm
lừa bịp, lôi kéo, khống chế họ vào đạo; tập hợp phát triển lực lượng, gây áp
lực đi đến chống phá chính quyền cơ sở cả trước mắt và lâu dài. Với âm mưu
“Tin Lành hóa” người H’Mông nhằm thành thành lập “Vương quốc H’Mông”
tự trị tại khu vực Tây Bắc Việt Nam, các thế lực thù địch chủ trương “Xây
dựng lực lượng rộng khắp nhằm nắm và khống chế quần chúng, vô hiệu hóa
hoạt động của chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở, từng
bước công khai hóa, hợp pháp hóa, quốc tế hóa “Nhà nước H’Mông độc lập”
để kêu gọi nước ngoài can thiệp” [35, tr.98]. Nguy hiểm hơn, những đối
tượng tự phong là “trưởng đạo” và các "thừa tác viên” còn dùng các thủ đoạn
chia rẽ, o ép giữa người theo đạo và người không theo đạo, gây mâu thuẫn
dân tộc như vụ một số đối tượng theo “đạo Vàng Chứ” đã bắn chết cụ Giàng
Sế Páo, 91 tuổi (là bố đẻ của chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Nà Bủng - Giàng
A Vừ) do Cụ không theo đạo và cung cấp tin hoạt động của chúng cho BĐBP
(tháng 7/2010). Thậm chí, bọn chúng còn lợi dụng sự hiểu biết hạn chế của
đồng bào dân tộc H’Mông để kích động họ gây bạo loạn chính trị, chống phá
chế độ ta (vụ việc xảy vào cuối tháng 4 đầu tháng 5/2011).

Báo cáo sơ kết công tác phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động tôn giáo trái
phép và lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định an ninh khu vực biên phòng 2005
-2010 của BĐBP Điện Biên đã chỉ rõ: “Ở từng bản theo đạo đã tự bầu và
củng cố các chức danh trong tổ chức tôn giáo như bí thư, chủ tịch, thư ký, phụ


14
nữ, công an, dân quân đạo (tương đương với tổ chức chính quyền cấp xã); có
sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng, gây nên những thách thức
nghiêm trọng cho chính quyền cơ sở cấp xã ở biên giới” [6, tr.6]. “Các đối
tượng cầm đầu đạo kích động quần chúng theo đạo công khai viết đơn gửi
đến các cấp chính quyền đòi tự do lập nhà Nguyện; viết và phát tán các tờ
rơi có nội dung đe dọa cán bộ xã, bản; tự ý họp dân để tổ chức bầu trưởng,
phó bản, công an bản... là những phần tử theo đạo tích cực không cần thông
qua chính quyền địa phương; tiến hành khảo sát địa điểm, chụp ảnh vẽ sơ đồ
gửi về Hội thánh Tin Lành miền Bắc (số 2 - Ngõ trạm - Hà Nội) để xin kinh
phí làm nhà Nguyện; cử các thanh thiếu niên đi học các lớp đạo ở Hà Nội”
[14, tr.2]. Tình hình trên đã gây phức tạp về an ninh trật tự tại địa bàn.
Tính đến hết năm 2011 ở KVBG tỉnh Điện Biên đã có 4.163 hộ với
24.681 người theo đạo, 128 đối tượng cầm đầu tập trung ở 82 bản/25 xã biên
giới thuộc địa bàn của 12/17 đồn biên phòng trong Tỉnh. Trong đó, Tin Lành
miền Bắc: 3.682 hộ với 21.625 người, Tin Lành Liên Hữu Cơ Đốc: 215 hộ
với 1.254 người, đạo Thiên chúa giáo: 195 hộ với 1.407 người, đạo Long
Hoa: 27 hộ với 112 người, Công Đoàn Truyền Giáo Phúc Âm Tư Gia: 44 hộ
với 283 người [Phụ lục 5].
Kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan ly khai tự trị;
kích động chia rẽ người Kinh với người dân tộc thiểu số; kích động đồng bào
các dân tộc di dịch cư gây bạo loạn, chống đối chính quyền
Lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo lạc hậu và trình độ dân trí thấp của đồng
bào các dân tộc thiểu số, dưới chiêu bài đòi đất đai, đòi độc lập, các thế lực

thù địch đã tuyên truyền rằng: “Vào Tin Lành Vàng Chứ không phải vì
Chúa, mà để lật đổ chính quyền của Kinh, lấy lại đất đai chia cho người dân
tộc” [1, tr.15]. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch còn lợi dụng vào tâm lý,
tình cảm của đồng bào dân tộc H’Mông để lôi kéo, kích động tư tưởng dân
tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan ly khai tự trị như “Người H’Mông chúng ta có quốc gia


15
riêng, có người đứng đầu riêng” nhằm dựng lên cái gọi là “Vương quốc H’Mông”
mà thực chất là hoạt động chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Báo cáo diễn biến tình hình ở bản Huổi Khon - xã Nậm Kè - huyện
Mường Nhé của BĐBP Điện Biên năm 2011 đã chỉ rõ: “Trong các ngày từ
30/4 đến 6/5/2011, trên một số địa bàn thuộc huyện Mường Nhé, các đối
tượng phản động do Vàng A Ía cầm đầu đã có sự móc nối với một số đối
tượng người H’Mông ở nước ngoài dùng nhiều thủ đoạn kích động, lừa mị về
sự xuất hiện của thế lực siêu nhiên nhằm lôi kéo, cưỡng bức hàng ngàn đồng bào
dân tộc H’Mông từ nhiều nơi kéo về bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường
Nhé tập hợp lực lượng để đòi thành lập cái gọi là Vương quốc H’Mông, một số
đối tượng quá khích đã dựng barie ngăn chặn không cho lực lượng của ta vào
làm nhiệm vụ đồng thời đưa ra những yêu sách vô lý như: Yêu cầu phải mời
Liên Hiệp quốc vào làm trung gian” [11, tr.2].
Xây dựng, nuôi dưỡng các tổ chức phản động người Việt Nam ở nước
ngoài; tập hợp, tài trợ, chỉ đạo các tổ chức phản động trong các dân tộc, tôn
giáo ở trong nước hoạt động chống phá chính quyền
Thời gian qua, các thế lực thù địch trong và ngoài nước tăng cường móc
nối, câu kết chặt chẽ với nhau để xây dựng, nuôi dưỡng các tổ chức phản
động người Việt Nam ở nước ngoài (đặc biệt là các tổ chức phản động trong
dân tộc H’Mông như: Đảng cộng sản H’Mông, Hội trí thức H’Mông, Người
H’Mông yêu người H’Mông…); tập hợp, tài trợ, chỉ đạo các tổ chức phản
động trong các dân tộc, tôn giáo ở trong nước để chống phá chính quyền. Gần

đây BĐBP Điện Biên phát hiện các đối tượng người H’Mông quốc tịch Mỹ,
Trung Quốc, Lào nhập cảnh vào Việt Nam rồi đến các địa bàn có hoạt động
truyền đạo trái pháp luật như: địa bàn Đồn biên phòng 431, 417, 413, 411, 405…
gặp gỡ các đối tượng cầm đầu đạo để cung cấp tài liệu, tiền bạc hỗ trợ cho hoạt
động phát triển đạo; chỉ đạo, tài trợ cho bọn phản động lợi dụng dân tộc H’Mông


16
hoạt động tuyên truyền, lôi kéo tập hợp lực lượng nhằm thành lập “Vương quốc
H’Mông”.
Báo cáo tổng kết công tác trinh sát năm 2007 của BĐBP Điện Biên đã
nêu: “Tháng 10/2007, 02 đối tượng là Sùng A Ly và Giàng A Dế ở bản Huổi
Khon - xã Nậm Kè - huyện Mường Nhé - tỉnh Điện Biên đến khách sạn
Khương Duy - thị trấn Sa Pa gặp 02 người H’Mông quốc tịch Mỹ, 01 người
H’Mông quốc tịch Trung Quốc, nhận 6.000 USD, 20.000.000 VND để mua
vũ khí và tài liệu hướng dẫn cách tuyên truyền, lôi kéo người H’Mông tham
gia tổ chức người H’Mông yêu người H’Mông” [3, tr.6]. “Đối tượng Mà
Công Phềnh (người H’Mông quốc tịch Mỹ) đã 08 lần gửi tiền về cho Lý A Dế
(đối tượng có nhiều hoạt động chống đối chính quyền ở huyện Mường Nhé)
qua tài khoản tại ngân hàng (lần nhiều nhất là 1.000 USD, lần ít nhất là 100
USD)” [25, tr.6-7]. “06 đối tượng người H’Mông quốc tịch Mỹ mang 300 đĩa
DVD và một số kinh thánh đến gặp 02 đối tượng là Vừ Già Thào và Vừ A Sử
(huyện Mường Chà - tỉnh Điện Biên, tháng 01/2011)” [15, tr.2].
Bên cạnh đó, các đối tượng phản động người Việt Nam cũng thường vượt
biên giới sang Lào và được sự hỗ trợ của các đối tượng người Lào đưa đón, dẫn
đường đến trung tâm Tin Lành ở Viêng Chăn gặp gỡ các đối tượng phản động
lưu vong người Việt để nhận tài liệu, cách đối phó với chính quyền Việt Nam.
Thứ hai, tích cực tuyên truyền về “Vương quốc H’Mông” nhằm tập hợp
lực lượng, mua sắm vũ khí quân dụng để thành lập “Vương quốc H’Mông”.
Trong thời gian qua các thế lực thù địch (trực tiếp là bọn phản động

người H’Mông lưu vong như “Đảng cộng sản H’Mông”, “Đảng Châu Phạ”,
‘Đảng Lào mới”, “Người H’Mông yêu người H’Mông”…) đã cung cấp tài
chính, cấu kết với các thế lực thù địch trong nước lợi dụng nguồn gốc lịch sử
(mối quan hệ về dòng họ, thân tộc, dân tộc, tôn giáo, văn hóa...), phong tục tập
quán, cùng với những khó khăn thiếu thốn trong đời sống hiện tại của dân tộc
H’Mông; đặc biệt là những sơ hở thiếu sót của ta trong việc thực hiện chính sách
đối với đồng bào dân tộc thiểu số; lợi dụng tâm lý mong muốn chờ đón có “Vua


17
H’Mông”, “nhà nước riêng” của người H’Mông; thông qua đài phát thanh tiếng
H’Mông, Internet, băng đĩa hình, điện thoại và rao giảng đạo Tin Lành các thế lực
thù địch đã tích cực tuyên truyền về “Vương quốc H’Mông” như: phát tán cờ, quốc
ca, con dấu của “Nhà nước H’Mông”; vua H’Mông sắp về, người H’Mông phải
đoàn kết thống nhất theo “Bộ đội H’Mông”, theo “Châu Phạ” đấu tranh để có “Vua
H’Mông”, “Vương quốc H’Mông”… Ngoài ra các thế lực thù địch còn xúi giục
đồng bào mua sắm vũ khí quân dụng. Thủ đoạn trên của các thế lực thù địch nhằm
tập hợp lực lượng, chuẩn bị vũ khí cho việc thành lập “Vương quốc H’Mông”.
Trong báo cáo tổng kết công tác trinh sát năm 2009 của BĐBP Điện
Biên đã nêu: “Lực lượng trinh sát đã phát hiện 02 đoạn video clip trong máy
điện thoại của đối tượng Lầu A Gâu ở bản Huổi Hương - xã Mường Nhà huyện Điện Biên có nội dung kích động thù hận dân tộc, kích động gây rối,
gây bạo loạn, lôi kéo di cư tự do nhằm mục đích thành lập Vương quốc
H’Mông” [5, tr.5]. “Tháng 8/2010, 03 đối tượng người H’Mông ở bản Huổi
Hon - xã Nà Hỳ - huyện Mường Nhé mua bán, vận chuyển vũ khí quân dụng
trái phép từ Lào vào Việt Nam gồm 3 súng CKC, 49.000.000 VND” [4, tr.3].
“Tháng 01/2011, 02 đối tượng là Giàng A Su và Giàng A Dính ở xã Na Cô Sa
và xã Nậm vì - huyện Mường Nhé vận chuyển tài liệu tuyên truyền về Vương
quốc H’Mông. Tang vật thu được 01 quyển sổ ghi bằng tiếng H’Mông có nội
dung tuyên truyền về lịch sử nhà nước H’Mông, chúa Giêsu với người
H’Mông, điều lệnh quản lý bộ đội, sơ đồ chiến đấu” [21, tr.1].

Mới đây nhất, trong báo cáo một số diễn biến tình hình trong vùng đồng
bào dân tộc H’Mông các tỉnh Tây Bắc thời gian gần đây của BĐBP Điện Biên
năm 2012 đã nêu: “Giàng A Vảng ở bản Huổi Hốc - xã Nậm Kè - huyện
Mường Nhé đã tổ chức 03 lớp học võ cho thanh niên người H’Mông ở huyện
Mường Nhé. Cùng với việc dạy võ Giàng A Vảng còn yêu cầu các đối tượng
học võ làm sơ yếu lý lịch để nộp cho cấp trên xem xét phân công làm bộ đội
hay công an của Vương quốc H’Mông sau này” [26, tr.1].


18
Hiện nay, theo báo cáo một số tình hình nổi lên ở địa bàn huyện Mường
Nhé thời gian gần đây của BĐBP Điện Biên năm 2011 thì: “Tại các địa bàn
huyện Mường Nhé, các luận điệu tuyên truyền về Vương quốc H’Mông như:
vua H’Mông sắp về, sắp có chiến tranh mọi người phải chuẩn bị đối phó. Nhiều
người H’Mông ở xã Nậm Kè, Mường Pồn, Nà Bủng…đã mua lương khô, mì
gói, đèn pin; nhiều đối tượng tập võ, tập quân sự, mua sắm vũ khí…tạo nên tình
hình phức tạp ở địa bàn, quần chúng nhân dân hoang mang lo sợ” [13, tr.3].
Thứ ba, lôi kéo, kích động đồng bào (đặc biệt là đồng bào dân tộc
H’Mông) di dịch cư tự do, vượt biên trái phép.
Các thế lực thù địch lợi dụng đặc điểm đồng tộc của người H’Mông ở
Việt Nam với người H’Mông ở Lào và Trung Quốc (về dòng họ, thân tộc, dân
tộc, tôn giáo, văn hóa...), trình độ nhận thức thấp và những khó khăn về kinh tế
để tuyên truyền, lừa phỉnh đồng bào các dân tộc nhầm tưởng có cuộc sống sung
sướng ở bên kia biên giới… Với các luận điệu như: đến Mianma nhanh chóng
được giàu có, cuộc sống không phải làm nương vất vả, đất nhiều và có ô tô để
đi… Sau đó kích động làm cho đồng bào các dân tộc mất lòng tin vào sự lãnh đạo
của Đảng và Nhà nước, vượt biên trái phép ra nước ngoài nhằm tập hợp lực lượng,
huấn luyện quân sự, tạo dựng ngọn cờ để thành lập “Vương quốc H’Mông”. Theo
báo cáo tổng kết điều tra cơ bản chuyên đề dân tộc H’Mông trên địa bàn biên
giới tỉnh Điện Biên năm 2011 của BĐBP Điện Biên thì: “Việc di dich cư tự

do, vượt biên trái phép của người H’Mông trên địa bàn biên giới Điện Biên là
có sự lôi kéo, kích động của các thế lực thù địch” [20, tr.5].
Điển hình, tháng 4/2009, 10 hộ với 63 khẩu (trong đó có nhiều tên trong tổ
chức “Người H’Mông yêu người H’Mông” ở xã Nậm Kè - huyện Mường Nhé đã
vượt biên sang Lào trước đó) đã vượt biên đi Mianma; tháng 8/2009, 05 hộ với 27
khẩu ở xã Mường Nhà - huyện Điện Biên đã vượt biên đi Mianma; tháng 7/2011,
08 hộ với 26 khẩu ở xã Mường Pồn - huyện Mường Nhé đã vượt biên sang Trung
Quốc sau đó đi Mianma...


19
Hiện nay, theo báo cáo tình hình di dịch cư tự do của đồng bào dân tộc
H’Mông ở khu vực biên giới tỉnh Điện Biên của BĐBP Điện Biên năm 2010 thì:
“Một số đối tượng cầm đầu tuyên truyền đạo đã kích động, lôi kéo đồng bào dân
tộc H’Mông bán và phân tán tài sản để vượt biên sang Lào, sau đó trốn đi
Mianma nhằm mục đích móc nối với các phần tử phản động người H’Mông ở
Lào đang sống lưu vong tại Mianma để âm mưu thành lập Vương quốc H’Mông
tại Việt Nam” [7, tr.5]. Qua công tác nắm tình hình, BĐBP Điện Biên đã phát
hiện 02 đường dây tổ chức đưa người H’Mông ra nước ngoài (đường dây đưa
người H’Mông sang Mianma và sang Lào). Bên cạnh tình hình nêu trên, hiện
nay người H’Mông ở KVBG rất chú ý nghe đài phát thanh bằng tiếng H’Mông
với nội dung tuyên truyền, lôi kéo người H’Mông Việt Nam sang Lào để “lập
nhà nước H’Mông và có cuộc sống mới”. Thực chất các hoạt động trên là nhằm
lôi kéo, tập hợp lực lượng, kích động đồng bào vượt biên trái phép để lập
“Vương quốc H’Mông” tại Lào sau đó quay trở lại chống phá Việt Nam.
1.1.3. Quan niệm về Bộ đội Biên phòng Điện Biên đấu tranh chống
âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch gây mất ổn định chính trị - xã
hội ở khu vực biên giới hiện nay
* Cơ sở pháp lý để Bộ đội Biên phòng Điện Biên đấu tranh chống âm
mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch gây mất ổn định chính trị - xã hội ở

khu vực biên giới hiện nay
Nghị quyết số 11 ngày 08/8/1995 của Bộ Chính trị về “Xây dựng Bộ đội
Biên phòng trong tình hình mới” đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của BĐBP như sau: “Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang cách mạng
của Đảng và Nhà nước, là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam,
làm nòng cốt chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền và an ninh biên giới
quốc gia, theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao” [23, tr.2].
Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng năm 1997, tại Chương II, Điều 7 quy
định: “Bộ đội Biên phòng có nhiệm vụ đấu tranh chống âm mưu và hành
động của các thế lực thù địch, các bọn phản cách mạng, gián điệp, thổ phỉ, hải


20
phỉ, biệt kích, các tội phạm khác xâm phạm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở
khu vực biên giới trên đất liền, các hải đảo, vùng biển” [61, tr.4].
Luật Biên giới Quốc gia năm 2003, tại Chương III, Điều 31 quy định:
“Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, phối hợp với lực
lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương
trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an
toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật” [51, tr.12].
Luật An ninh Quốc gia năm 2004, tại Chương III, Điều 22, Khoản 1, Mục c
quy định: “Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh
quốc gia ở khu vực biên giới trên đất liền và khu vực biên giới trên biển” [ 52, tr.21].
Như vậy, Nghị quyết số 11 năm 1995 của Bộ Chính trị, Pháp lệnh Bộ
đội Biên phòng năm 1997, Luật Biên giới Quốc gia năm 2003 và Luật An
ninh Quốc gia năm 2004 đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của BĐBP
trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Đây là cơ sở
pháp lý để BĐBP Điện Biên đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn của các thế
lực thù địch gây mất ổn định CT - XH ở KVBG hiện nay.
* Khái niệm Bộ đội Biên phòng Điện Biên đấu tranh chống âm mưu,

thủ đoạn của các thế lực thù địch gây mất ổn định chính trị - xã hội ở khu vực
biên giới hiện nay
Bộ đội Biên phòng Điện Biên đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn của
các thế lực thù địch gây mất ổn định chính trị - xã hội ở khu vực biên giới là
tổng thể các hoạt động của các đơn vị và quân nhân, phối hợp chặt chẽ với
các lực lượng trên địa bàn, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp công
tác biên phòng nhằm kịp thời phát hiện và đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn
chống phá của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã
hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Mục tiêu BĐBP Điện Biên đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn của các thế
lực thù địch gây mất ổn định CT - XH ở KVBG là nhằm đánh bại âm mưu, thủ
đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo; tập hợp lực


21
lượng chống đối chế độ; kích động đồng bào di dịch cư, vượt biên trái phép
nhằm giữ vững ổn định CT - XH ở KVBG, xây dựng KVBG của Tỉnh phát triển
về kinh tế, văn hóa, xã hội và vững mạnh về chính trị, quốc phòng - an ninh, góp
phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Địa bàn BĐBP Điện Biên đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn của các
thế lực thù địch gây mất ổn định CT - XH theo quy định của pháp luật Việt
Nam chủ yếu là ở khu vực biên giới. Đây là địa bàn hoạt động chủ yếu,
thường xuyên của BĐBP được Đảng, Nhà nước, Quân đội giao cho. Tuy
nhiên, trong các trường hợp cần thiết, theo yêu cầu nhiệm vụ, BĐBP Điện
Biên vẫn có thể tiến hành đấu tranh chống các thế lực thù địch gây mất ổn
định CT - XH ở các địa bàn trọng điểm khác trong nội địa. Trong trường hợp
này, cần có sự lãnh đạo, chỉ huy, phối hợp hiệp đồng thống nhất giữa BĐBP
Điện Biên với các lực lượng liên quan để tránh chồng chéo nhiệm vụ.
* Nhiệm vụ của BĐBP Điện Biên trong đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn
của các thế lực thù địch gây mất ổn định chính trị - xã hội ở khu vực biên giới

Trong thời gian tới, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống
phá Việt Nam nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng vẫn không thay đổi mà
ngày càng tinh vi, thâm độc hơn. Để đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ
đoạn gây mất ổn định CT - XH của các thế lực thù địch ở KVBG, trong thời
gian tới BĐBP Điện Biên cần nắm vững và thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Một là, tích cực, chủ động nắm chắc tình hình địa bàn, kiên quyết đấu
tranh có hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn gây mất ổn định chính trị - xã hội
của các thế lực thù địch.
Âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam nói chung và gây
mất ổn định CT - XH ở KVBG tỉnh Điện Biên nói riêng của các thế lực thù
địch ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Nắm chắc tình hình địa bàn là yếu tố quan
trọng, là cơ sở để đề ra chủ trương, đối sách đấu tranh đúng đắn. Để nắm chắc
tình hình địa bàn, BĐBP Điện Biên tăng cường bám địa bàn, vận dụng linh


22
hoạt các hình thức, phương pháp hoạt động để nắm chắc toàn diện tình hình
địa bàn cả nội và ngoại biên; phát hiện kịp thời âm mưu, thủ đoạn gây mất ổn
định CT - XH của các thế lực thù địch; xây dựng kế hoạch và tổ chức luyện
tập thuần thục các phương án chiến đấu nhằm đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn
gây mất ổn định CT - XH của các thế lực thù địch.
Hai là, trực tiếp tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia
đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn gây mất ổn định chính trị - xã hội của các
thế lực thù địch.
“Công tác vận động quần chúng tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh
biên giới là vấn đề chiến lược có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của
cách mạng nói chung và đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ biên giới nói
riêng” [43, tr.224-238]. Do vậy, khi VĐQC nhân dân tham gia đấu tranh chống
âm mưu, thủ đoạn gây mất ổn định CT - XH của các thế lực thù địch ở KVBG,
BĐBP Điện Biên cần vận dụng linh hoạt, đa dạng các hình thức tuyên truyền;

lựa chọn nội dung VĐQC phù hợp với phong tục tập quán, trình độ nhận thức
của đồng bào. Cán bộ, chiến sĩ ở các đồn biên phòng trực tiếp hoặc thông qua
thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tuyên truyền quan điểm,
chính sách của Đảng và Nhà nước để quần chúng nhân dân hiểu đúng quyền
và làm tròn nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Vận động và tổ chức quần chúng đấu tranh chính trị vạch trần âm mưu,
thủ đoạn gây mất ổn định CT - XH của các thế lực thù địch để quần chúng hiểu
rõ âm mưu, thủ đoạn của chúng; nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tích
cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù
địch, góp phần giữ vững ổn định CT - XH ở KVBG, xây dựng KVBG của Tỉnh
phát triển về kinh tế - xã hội, vững mạnh về quốc phòng - an ninh.
Ba là, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho nhân dân, tạo thế trận “lòng dân” vững chắc đấu tranh chống
âm mưu, thủ đoạn gây mất ổn định chính trị - xã hội của các thế lực thù địch.


23
Sự phát triển kinh tế - xã hội ở các xã biên giới sẽ góp phần nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; ngăn chặn được âm mưu lợi dụng
khó khăn của quần chúng để lôi kéo họ tham gia vào các hoạt động gây mất
ổn định chính trị - xã hội. Nội dung BĐBP Điện Biên tham gia phát triển kinh
tế - xã hội ở KVBG tập trung vào những công việc như: tích cực tham mưu và
trực tiếp cùng cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng chương trình, kế
hoạch và triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giúp dân
xóa đói giảm nghèo; giúp đỡ đồng bào các dân tộc thực hiện chính sách định
canh định cư, xây dựng vùng kinh tế mới; đóng góp công sức, tài chính giúp
đỡ nhân dân xây dựng các công trình điện, đường giao thông, trường học,
trạm y tế, nhà trẻ; tích cực chăm sóc sức khỏe, dạy chữ cho đồng bào các dân
tộc ít người; phối hợp với ngành văn hóa hướng dẫn, tổ chức đồng bào xây
dựng các điểm sáng văn hóa ở các cụm xã biên giới nhằm nâng cao đời sống

văn hóa và dân trí, tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc; tổ chức các đội
tuyên truyền văn hóa của BĐBP đến làng, bản vùng sâu, vùng xa góp phần
đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần cho đồng bào các dân tộc; gắn việc tuyên
truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước với vận động đồng bào
không nghe lời kẻ xấu gây mất ổn định CT - XH ở khu vực biên giới.
Bốn là, tích cực tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở;
tăng cường thế trận quốc phòng - an ninh ở các xã biên giới trong sạch vững
mạnh.
Đây là nhiệm vụ cơ bản có tính chiến lược quan trọng trong tình hình
hiện nay nhằm góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế
trận an ninh nhân dân và thế trận biên phòng toàn dân vững chắc, tạo ra sức
mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quản lý, BVBG nói chung và
nhiệm vụ đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn gây mất ổn định CT - XH của
các thế lực thù địch nói riêng. Trong tham gia xây dựng, củng cố HTCT cơ sở


24
ở các xã biên giới, BĐBP Điện Biên tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền các
địa phương xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của
các tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; trọng
tâm là xây dựng cấp ủy vững mạnh, nâng cao chất lượng đảng viên và hiệu
lực lãnh đạo của các chi, đảng bộ, bảo đảm cho các tổ chức này đủ sức lãnh
đạo mọi mặt hoạt động của địa phương. Chú trọng xây dựng, củng cố, tăng
cường hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở và nâng cao hiệu
quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng như: Đoàn
Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh vững mạnh; tập
trung vào những nơi phong trào còn yếu kém và địa bàn trọng điểm về dân
tộc, tôn giáo. “Tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong
việc lựa chọn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ cốt
cán trong đồng bào các dân tộc thiểu số” [9, tr.8].

Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt các
phong trào như: Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc; Phong trào quần
chúng bảo vệ đường biên, mốc giới; Xây dựng địa bàn an toàn, khu vực
phòng thủ, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và
thế trận trận biên phòng toàn dân vững mạnh ở khu vực biên giới.
Năm là, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, các ban, ngành ở
địa phương xử lý kịp thời các “điểm nóng”, triệt tiêu các nhân tố có
thể gây mất ổn định chính trị - xã hội không để phát sinh thành “ngòi
nổ” gây rối, gây bạo loạn.
Khi có các “điểm nóng” gây mất ổn định CT - XH ở KVBG, trước
hết BĐBP Điện Biên tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, bảo vệ chặt
chẽ đường biên, mốc quốc giới, ngăn chặn các đối tượng bên ngoài xâm
nhập; phối hợp chặt chẽ cùng các lực lượng (công an, dân quân tự vệ, bộ
đội địa phương) dưới sự lãnh đạo, chỉ huy, điều hành tập trung, thống nhất


25
của cấp ủy, chính quyền địa phương tiến hành các hoạt động bao vây, ngăn
chặn, chia cắt ngay khu vực đang tập trung đông người với các khu vực
khác. “Tăng cường các tổ, đội công tác của Bộ đội Biên phòng để bám sát,
quản lý chặt chẽ địa bàn, đối tượng và tham mưu cho địa phương sử dụng
các biện pháp nghiệp vụ thích hợp làm trong sạch địa bàn” [12, tr.3]. Bên
cạnh đó, BĐBP phối hợp với các ban, ngành, tổ chức đoàn thể tiếp xúc với
quần chúng để nắm tâm tư, nguyện vọng, yêu cầu chính đáng của họ từ đó
giải thích, thuyết phục để nhanh chóng giải tán đám đông. Đồng thời, chú
trọng kết hợp biện pháp công tác VĐQC với trinh sát và kiểm soát hành
chính để phân hóa, phát hiện và xử lý nghiêm những đối tượng cầm đầu
gây mất ổn định CT - XH, chống đối chính quyền.
Bộ đội Biên phòng Điện Biên theo chức năng của mình tham gia cùng HTCT
cơ sở và các lực lượng khác đứng chân trên địa bàn chủ động đấu tranh với các loại

tội phạm như buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép ma túy; buôn lậu;
buôn bán phụ nữ, trẻ em và các tệ nạn xã hội khác góp phần giữ vững ANCT,
TTATXH, triệt tiêu các nhân tố gây mất ổn định CT - XH ở khu vực biên giới.
1.2. Thực trạng Bộ đội Biên phòng Điện Biên đấu tranh chống âm
mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch gây mất ổn định chính trị - xã
hội ở khu vực biên giới hiện nay
1.2.1. Những thành tựu của Bộ đội Biên phòng Điện Biên trong đấu
tranh chống âm mưu, thủ đoạn gây mất ổn định chính trị - xã hội của các
thế lực thù địch ở khu vực biên giới và nguyên nhân
* Thành tựu
Thành tựu nổi bật của BĐBP Điện Biên trong đấu tranh chống âm mưu,
thủ đoạn của các thế lực thù địch gây mất ổn định CT - XH ở KVBG thời gian
qua là đã kịp thời phát hiện và đấu tranh làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn
gây mất ổn định CT - XH của các thế lực thù địch; giữ vững ổn định CT - XH,
bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; tạo điều kiện cho việc


×