Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Ngũ cảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.48 KB, 5 trang )

Ngày soạn:12/11 Ngày giảng:14/11/2007
Tiết 40 - Tiếng Việt
Ngữ cảnh
A. Chuẩn bị
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng
Giúp học sinh nắm được khái niệm, các yếu tố, vai trò của ngữ cảnh trong hoạt
động giao tiếp ngôn ngữ.
Nói và viết phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, có năng lực lĩnh hội chính xác nội
dung, mục đích lời nói, câu văn trong mối quan hệ ngữ cảnh.
2. Tư tưởng- tình cảm
II. Phương tiện thực hiện
SGK, SGV, Thiết kế bài học
III. Cách thức tiến hành
- Dùng phương pháp quy nạp trong trao đổi và phát vấn, thảo luận, đọc sáng tạo
và trả lời câu hỏi
B. Phần thể hiện trên lớp
* Ổn định tổ chức (1 phút)
I. Kiểm tra bài cũ ( Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS -2 phút).
II. Bài mới
• Giới thiệu bài mới:
Bất cứ một phát ngôn hay một cuộc giao tiếp nào nếu đặt vào bối cảnh sản sinh ra
nó thì chúng ta dễ dàng xác định nhân vật giao tiếp (ai nói, ai nghe, họ có mối quan
hệ như thế nào?), không gian, thời gian, nội dung của cuộc giao tiếp, ta còn xác định
được bối cảnh xã hội mà cuộc giao tiếp diễn ra. Tất cả các nhân tố trên được gọi là
ngữ cảnh. Để hiểu rõ hơn điều đó chúng ta tìm hiểu: “Ngữ cảnh”
Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt
- HS đọc SGK
-Nếu đột nhiên nghe câu hỏi
“Giờ muộn thế này mà họ chưa
ra nhỉ ?” Em có có trả lời được


các câu hỏi sau không?
I. Tìm hiểu chung (10 phút)
1. Ví dụ
+ Ai nói với ai? Họ có quan hệ với nhau như thế
nào? + Câu nói đó diễn ra ở đâu, lúc nào? Họ ở
đây là ai? Nội dung của câu muốn nói là gì?
- Vậy khi đưa vào bối cảnh sản - Ta nhận ra nhân vật giao tiếp. Đó là chị Tí
1
sinh ra nó (“Hai đứa trẻ”) của
Thạch Lam thì ta có trả lời được
những câu hỏi đó không?
người bán hàng nước. Chị nói với những người
quen của mình cùng kiếm thêm bằng nghề nhỏ
nhặt như chị em Liên, bác Siêu bán phở, gia
đình bác xẩm nên lời lẽ có vẻ trống không.
- Thời gian; buổi tối
- Không gian: Nơi phố huyện nghèo
- Họ: Phu xe, phu gạo, mấy chú lính lệ trong
huyện hay người nhà thầy thừa.
- Nội dung: sự mong đợi khách hàng.
- Qua câu hỏi ấy, ta thấy được
bối cảnh XHVN lúc bấy giờ như
thế nào?
- Cuộc sống lam lũ, khổ cực của người dân quê
trước CMTT.
- GV chốt: Như vậy, mỗi câu nói hay phát ngôn đều
được sản sinh ra trong một bối cảnh xác định và
phát ngôn đó chỉ được lĩnh hội đầy đủ khi đặt
vào bối cảnh của nó.
- Qua vệc phân tích ví dụ, em

hãy cho biết thế nào là ngữ
cảnh?
2. Khái niệm
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho
việc sử dụng từ ngữ, tạo lập lời nói đồng thời
làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
- GV nhấn mạnh: Nói cách khác, ngữ cảnh là những gì có liên
quan đến việc tạo lập và lĩnh hội câu nói (văn
bản).
- Theo em, ngữ cảnh do những
nhân tố nào tạo thành?
II. Các nhân tố của ngữ cảnh
- Nhân vật giao tiếp
- Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
- Văn cảnh
- HS đọc (1 - SGK)
- Trong ví dụ trên, có những
nhân vật nào tham gia giao
tiếp?(Ai nói, ai nghe?)
1. Nhân vật giao tiếp (8 phút)
- Chị Tý- người nói
- Liên, bác xẩm, bác Siêu - người nghe (Mấy
người phu xe, phu gạo không phải là người tham gia giao
tiếp vì họ chỉ được nhắc tới chứ không có mặt trong cuộc
giao tiếp).
- Vậy nhân vật giao tiếp là gì? - Nhân vật giao tiếp là những người trực tiếp
tham gia nói hoặc viết, người đọc hoặc nghe.
2
- GV thuyết trình: - Một người nói, một người nghe gọi là song
thoại. Nhiều người tham gia luân phiên vai nói -

nghe gọi là hội thoại (đa thoại).
- Các nhân vật giao tiếp luôn có mối quan hệ
tương tác, mỗi người nói, người nghe đều có
một vai nhất định (vai dưới, vai trên, vai bình đẳng).
- Có mối quan hệ thân - sơ (thân: con cái với cha mẹ,
những người yêu nhau…), vị thế (nhân viên - “sếp”,
lính- thủ trưởng).
 tuỳ vào ngữ cảnh giao tiếp mà chúng ta có
cách ăn nói, xưng hô cho phù hợp.
- HS đọc (2-II, SGK)
- Bối cảnh ngoài ngôn ngữ gồm
những gì?
- GV đưa ví dụ: Đoạn trích “Lẽ
ghét thương (NĐC).
- Xác định địa điểm, thời điểm
diễn ra cuộc gt, những người
tham gia gt?
2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ (9phút)
a. Bối cảnh giao tiếp hẹp
- Địa điểm: Quá trọ (mà các nho sĩ trẻ tuổi ghé
lại).
- Thời điểm: Lúc đang trên đường đến kinh đô
ứng thí.
- Nhân vật: LVT- ông Quán
- Qua phân tích ví dụ em hãy
cho biết, thế nào là bối cảnh
giao tiếp hẹp?
+ Bối cảnh hẹp: Đó là nơi chốn, thời gian phát
sinh câu nói cùng sự việc, hiện tượng xảy ra
xung quanh.

- Hãy xác định bối cảnh XH
trong bài ca dao sau:
“Anh đi…hôm nao”
- HS thảo luận 2 phút, phát
biểu.
b. Bối cảnh giao tiếp rộng
- Xã hội: vùng làng quê nông thôn
- Kinh tế:nông nghiệp trồng lúa nước
- Tập quán:tát nước
- Địa lí:vùng đồng bằng Bắc bộ
- Qua đó em hãy cho biết, bối
cảnh giao tiếp rộng là gì?
+ Một là bối cảnh giao tiếp rộng bao gồm toàn
bộ nhân tố xã hội, địa lý, chính trị, kinh tế, văn
hoá, phong tục tập quán của cộng đồng ngôn
ngữ.
- GV thuyết trình: Đối với VBVH, bối cảnh g/t cũng chính là
hoàn cảnh sáng tác, nó chi phối cả nội dung và
hình thức tác phẩm.
- GV dẫn dắt:
c. Hiện thực được nói tới
Hiện thực được nói tới bao bao gồm thực bên
trong và hiện thực bên ngoài nhân vật giao tiếp.
3
+Hiện thực bên ngoài n/v gt gồm: các sự kiện,
biến cố, các hoạt động…diễn ra trong thực tế đời
sống (thiên nhiên, xh)
+ Hiện thực bên trong (tâm trạng): hưng phấn,
lạnh nhạt, dửng dưng, buồn vui, cởi mở, kín
đáo…

Hiện thực được nói tới tạo nên phần nghĩa sự
việc
- Yêu cầu HS xác định ”hiên
thực được nói tới” trong 2
câuthơ :“Đêm khuya….non”
- Hiện thực bên ngoài:
+ Đêm khuya, trống canh dồn dập
+ Người phụ nữ cô đơn trơ trọi
- Hiện thực bên trong: tâm trạng ngậm ngùi chua
xót (n/v trữ tình)
- HS đọc mục II (SGK)
- GV dẫn dắt: Đoạn trước và
sau câu “Giờ muộn…nhỉ” là
văn cảnh của câu nói trên.
- Vậy thế nào là văn cảnh?
3. Văn cảnh (6 phút)
- Gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt
trong văn bản trước hoặc đi sau một yếu tố ngôn
ngữ nào đó (âm, tiếng, từ, câu, đoạn văn…)
- GV:
- VC có thể là lời đối thoại hoặc đơn thoại, có
thể ở dạng nói và dạng viết
- Vậy v/c có vai trò như thế
nào?
- Vừa là cơ sở cho việc sử dụng, lĩnh hộiđ ơn vị
ngôn ngữ
- Xác định ngữ cảnh của câu thơ
sau “Nàng rằng khoảng vắng
đêm trường
Vì hoa nên phải trổ đường tìm

hoa”
- HS thảo luận nhóm: xác định
ngữ cảnh của câu thơ
Luyện tập (7 phút)
- Nhân vật gt TK-KT, thân mật gần gũi
- Các nhân tố ngoài ngôn ngữ:
+ Bối cảnh g/t hẹp:
- thời gian:đêm trăng
- địa điểm: tại nhà trọ KT
- Cả g/đ Kiều sang bên ngoại mừng thọ chưa về
+ Bối cảnh g/t rộng:
- XHPKVN nửa cuối thế kỉ XVIII, đầu tk XIX.
- Lễ giáo pk hà khắc, nam-nữ không được tự do
yêu đương
- Họ đã vượt qua dào cản, đến với nhau rồi cùng
thế nguyền.
+ Hiện thực nói tới
- Ngoài nhân vật g/t: đêm trăng sáng
- Tâm trạng háo hức, hồ hởi, chủ động đến với
KTkhao khát hạnh phúc mãnh liệt
4
+Văn cảnh: Nằm trong đoạn trích “Thề
Nguyền”(TK-ND)
III. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài (2 phút)
- Đọc lại phần nội dung đã ghi, SGK, nắm được khái niện và các nhân tố của Ngữ
cảnh.
- Đọc Vai trò của Ngữ cảnh, làm bài tập phần Luyện tập.
- Đọc - tóm tắt Chữ người tử tù
- Tìm hiểu nghệ thuật thư pháp…
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×