Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Đề cương môn Kinh doanh Quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.69 KB, 18 trang )

Câu 1: Khái niệm, bản chất của KDQT (dưới góc độ chung và góc độ doanh nghiệp), các phương thức tham
gia KDQT chủ yếu của doanh nghiệp)
Kinh doanh quốc tế: là tổng hợp toàn bộ các giao dịch kinh doanh vượt qua các biên giới của 2 hay nhiều quốc
gia.
Các phương thức tham gia KDQT chủ yếu của Doanh nghiệp
- Hình thức kinh doanh trên lĩnh vực ngoại thương:
+ Nhập khẩu: là hoạt động đưa các hàng hóa và dịch vụ vào một nước do các Chính phủ , tổ chức hoặc cá
nhân đặt mua từ các nước khác nhau
+ Nhập khẩu: là hoạt động đưa hàng hóa và dịch vụ ra khỏi một nước sang các quốc gia khác để bán
+Gia công quốc tế: là phương thức gia công quốc tế trong đó bên đặt gia công nước ngoài cung cấp máy móc
thiết bị, nguyên liệu, phụ kiện thành phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công. Toàn bộ sản phẩm làm ra bên nhận gia
công sẽ giao lại cho bên đặt gia công để nhận về được 1 thù lao ( phí gia công theo thỏa thuận)
+ Tái xuất khẩu: là hình thức xuất khẩu những hang hóa trước đây là nhập khẩu và chưa qua chế biến của
nước tái xuất. tái xuất là phương thức giao dịch buôn bán mà người bên tái xuất kho nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dung
trong nước mà chỉ tạm thời nhập khẩu sau đó tái xuất khẩu để kiếm lời
Các loại hình tái xuât:
• Xuất khẩu tại chỗ
• Chuyển khẩu
- Nhóm các hình thức kinh doanh thông qua các hợp đồng:
+ Hợp đồng cấp giấy phép: là hợp đồng thông qua đó một công ty (DN, ng cấp giấy phép) trao quyền sử
dụng những tài sản vô hình của mình cho một DN khác trong một thời gian nhất định và người được cấp giấy phép
phải trả cho người câó giấy phép một số tiền nhất định
+ Hợp đồng đại lý độc quyền: là một hợp đồng hợp tác kinh doanh thông qua đó alf ng đưa ra đặc quyền trao
và cho phép ng nhận đặc quyền sử dụng tên cty rồi trao cho họ nhãn hiệu mẫu mã và tiếp tục thực hiên sự giúp đỡ
hoạt động kinh doanh của đối tác, ngc lại cty nhận được một khoản tiền mà đối tác trả cho công ty
+ Hợp đồng quản lý: là hợp đồng qua đó một doanh nghiệp thực hiện sự giúp đỡ của mình đối với một doanh
nghiệp khác quốc tịch bằng việc đưa những nhân viên quản lý của mình để hỗ trợ cho DN kia thực hiện các chức năng
quản lý
+ Hợp đồng theo đơn đặt hàng: là loại hợp đồng thhường diễn ra với các dự án vô cùng lớn, đa dạng, chi tiết
với những bộ phận rất phức tạp cho nên các vấn đề về vốn, công nghệ và quản lý, họ ko tự đảm nhận được mà pahỉ kí
hợp đồng theo đơn đặt hàng từng khâu từng gia đoạn cảu dự án đó.


+ Hợp đồng xây dựng và chuyển giao: là nhứng hợp đồng đc áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực xd cơ sở hạ
tầng, trong đó chủ đầu tư nước ngoài bỏ vốn ra xây dựng công trình, kinh daonh trong 1 khaongr thời gian nhất định
sau đó chuyển giao lại cho nước sỏ tại trong tình trạng công trình còn đang hoạt động tốt mà nước sở tại ko phải bồi
hoàn tài sản cho bên nước ngoài
+ Hợp đồng phân chia sản phẩm: là loại hợp đồng mà hai bên hoặc nhiều bên ký kết với nhau góp vốn để
tiến hành các hoạt động kinh doanh và sản phẩm thu đc sẽ đc chia cho bên theo tỷ lệ góp vốn hoặc thỏa thuận
- Nhóm hình thức kinh doanh thông qua đầu tư nước ngoài:
Đầu tư nước ngoài là một quá trình trong đó hai hay nhiều bên có quốc tịch khác nhau cùng nhau góp vốn để xây
dựng và triển khai một dự án đầu tư nào đó nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Nói cách khác, đầu tư nước
ngoài là quá trình di chuyển vốn giữa các quốc gia nhằm tìm kiếm lợi ích thông qua các hoạt động sử dụng vốn ở
nước ngoài.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài: là hình thức chủ đầu tư mang vốn hoặc tài sản sang nước khác để đầu tư kinh
doanh và trực tiếp quản lý và điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn, đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả
kinh doanh củ dự án
+ Đầu tư gián tiếp: là hình thức chủ đầu tư mang vốn hoặc tài sản sang nước khác để đầu tư nhưng không
trực tiếp tham gia quản lý và điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư thông qua việc mua cổ phiếu ở nước ngoài
hoặc cho vay.
Câu 2: Các chủ thể liên quan đến KDQT
Các chủ thế liên quan tới hoạt động KDQT: doanh nghiệp, người tiêu dùng, tổ chức tài chính tiền tệ, chính phủ.
Về phía doanh nghiệp
Các công ty thuộc tất cả các loại hình, các loại quy mô và ở tất cả các ngành đều tham gia vào hoạt động kinh
doanh quốc tế.Tất cả các công ty sản xuất, công ty dịch vụ và công ty bán lẻ đều tìm kiếm khách hàng ngoài biên giới
quốc gia mình.
Công ty quốc tế là một công ty tham gia trực tiếp vào bất kỳ hình thức nào của hoạt động kinh doanh quốc
tế.Vì vậy sự khác nhau của các công ty là ở phạm vi và mức độ tham gia vào kinh doanh quốc tế.Chẳng hạn, mặc dù
một công ty nhập khẩu chỉ mua hàng từ các nhà nhập khẩu nước ngoài, nhưng nó vẫn được coi là một công ty quốc tế.


Tương tự, một công ty lớn có các nhà máy phân bổ trên khắp thế giới cũng được gọi là công ty quốc tế, hay còn gọi là
công ty đa quốc gia (MNC)- một công ty tiến hành đầu tư trực tiếp (dưới hình thức các chi nhánh sản xuất hoặc

marketing) ra nước ngoài ở một vài hay nhiều quốc gia. Như vậy. mặc dù tất cả các công ty có liên quan đến một hay
một vài khía cạnh nào đó của thương mại hay của đầu tư quốc tế đều được coi là công ty quốc tế, nhưng chỉ có các
công ty đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mới được gọi là công ty đa quốc gia.
- Các doanh nhân và doanh nghiệp nhỏ:
Các công ty nhỏ đang ngày càng tham gia tích cực vào hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. Một nghiên cứu gần
đây đã cho thấy các công y nhỏ tham ia vào hoạt động xuất khẩu nhiều hơn và tăng nhanh chóng, sự đổi mới công
nghệ đã gỡ bỏ nhiều trở ngại thực tê đối với các DN nhỏ. Trong khi kênh phân phối truyền thống thường chỉ cho phép
các công ty lớn thâm nhập thi trường thì với mạng điện tử lại là giải pháp ít tốn kém và có hiệu quả với các DN nhỏ
- Các công ty đa quốc gia: là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc
gia. Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia.Công ty đa quốc gia có thể có ảnh
hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia.Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò
quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa; một số người cho rằng một dạng mới của MNC đang hình thành tương ứng
với toàn cầu hóa – đó là xí nghiệp liên hợp toàn cầu.
Quyền sở hữu tập trung: các chi nhánh, công ty con, đại lý trên khắp thế giới đều thuộc quyền sở hữu tập trung của
công ty mẹ, mặc dù chúng có những hoạt động cụ thể hằng ngày không hẳn hoàn toàn giống nhau.
Thường xuyên theo đuổi những chiến lược quản trị, điều hành và kinh doanh có tính toàn cầu. Tuy các công
ty đa quốc gia có thể có nhiều chiến lược và kỹ thuật hoạt động đặc trưng để phù hợp với từng địa phương nơi nó có
chi nhánh.
Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia
- Thứ nhất: đó là nhu cầu quốc tế hóa ngành sản xuất và thị trường nhằm tránh những hạn chế thương mại,
quota, thuế nhập khẩu ở các nước mua hàng, sử dụng được nguồn nguyên liệu thô, nhân công rẻ, khai thác các tìêm
năng tại chỗ.
- Thứ hai , đó là nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh và những lợi thế so sánh của nước sở tại, thực hiện việc
chuyển giao các ngành công nghệ bậc cao.
- Thứ ba, tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro. Cũng như tránh những bất ổn do ảnh hưởng bởi chu
kỳ kinh doanh khi sản xuất ở một quốc gia đơn nhất.
- Ngoài ra, bảo vệ tính độc quyền đối với công nghệ hay bí quyết sản xuất ở một ngành không muốn chuyển
giao cũng là lý do phải mở rộng địa phương để sản xuất. Bên cạnh đó, tối ưu hóa chi phí và mở rộng thị trường cũng
là mục đích của MNC.
Hoạt động MNC, vì được thực hiện trong một môi trường quốc tế, nên những vấn đề như thị trường đầu vào,

đầu ra, vận chuyển và phân phối, điều động vốn, thanh toán… có những rủi ro nhất định. Rủi ro thường gặp của các
MNC rơi vào 2 nhóm sau:
- Rủi ro trong mua và bán hàng hóa như: thuế quan, vận chuyển, bảo hiểm, chu kỳ cung cầu, chính sách vĩ mô
khác…
- Rủi ro trong chuyển dịch tài chính như: rủi ro khi chính sách của chính quyền địa phương thay đổi, các rủi
ro về tỷ giá, lạm phát, chính sách quản lý ngoại hối, thuế ,khủng hoảng nợ.
Câu 3: DN nhỏ và KDQT (cơ hội, điều kiện, khả năng và cách thức tham gia KDQT của các DN nhỏ)
Cơ hội:
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động và phát triển trong một môi trường pháp lý, cơ chế đang được tích
cực hoàn thiện theo hướng thông thoáng, gia tăng nhiều ưu đãi. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phần nào đã
khắc phục được tình trạng phân biệt đối xử, được hưởng những ưu đãi trong kinh doanh quốc tế như các doanh nghiệp
lớn của Nhà nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng những hỗ trợ cụ thể về cải tiến quá trình
chế tác, quản lý kinh doanh các hoạt động sản xuất thủ công thông qua dự án ” nghiên cứu phát triển ngành thủ công
phục vụ công nghiệp hoá ở nông thôn Việt nam ” do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng cơ quan hợp tác
quốc tế nhật bản ( JICA) thực hiện….
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã bước đầu tạo dựng được thế và lực trong kinh doanh nội địa; và từng bước
tham gia vào thị trường quốc tế, thu hút đầu tư vốn và công nghệ của nước ngoài. Gần đây, Việt nam được đánh giá là
quốc gia có môi trường kinh doanh an toàn nhất ở châu Á – đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của
Việt Nam hợp tác với nước ngoài.
Điều kiện:
- Thứ nhất, hệ thống pháp luật cần phải được tiếp tục hoàn thiện phù hợp với quá trình chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trường. Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế trong việc tiếp cận với nguồn vốn, đất đai, lao động, công nghệ và thông tin thị trường theo hướng:
cơ chế chính sách phải đồng bộ; xoá bỏ những phân biệt đối xử về tín dụng, thuế, giá thuê đất và các ưu đãi khác…
Thực hiện nghiêm túc theo Luật Doanh nghiệp, ban hành Luật Khuyến khích đầu tư áp dụng chung cho cả các doanh
nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.


- Thứ hai, phát triển thị trường lao động và có chính sách thích hợp đối với thị trường bất động sản. Các
doanh nghiệp nhỏ và vừa được mở rộng quyền thuê và tuyển dụng lao động. Có chính sách khuyến khích các doanh

nghiệp nhỏ và vừa tiến hành các hoạt động đào tạo, dạy nghề nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động. Nhà
nước có thể cấp lại một phần hay toàn bộ số tiền thuế thu nhập mà các cơ sở đào tạo, dạy nghề đã nộp vào ngân sách
để dùng vào đầu tư phát triển. Xem xét sửa thuế thu nhập đối với người Việt Nam. Nghiên cứu xây dựng hệ thống bảo
hiểm thất nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cơ cấu lại các doanh nghiệp nhỏ và vừa… Chuyển việc yêu
cầu các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải trích lập quỹ phúc lợi, trợ cấp mất việc làm sang tham gia Quỹ bảo hiểm thất
nghiệp.
Thị trường bất động sản và chính sách đất đai phải xây dựng được hệ thống đăng ký, khắc phục sự bất bình đẳng
trong việc giao, cấp đất cho sản xuất kinh doanh. Hình thành loại hình dịch vụ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bảo
đảm cho việc kinh doanh quyền sử dụng đất được thuận lợi, trôi chảy. Mở rộng quyền của doanh nghiệp tư nhân trong
việc chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp…
- Thứ ba, phát triển thị trường tài chính, tăng sự hỗ trợ của Nhà nước cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hỗ
trợ về tài chính của Nhà nước cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất cần thiết, nhất là các loại này mới được thành
lập.Về nguyên tắc, chính sách hỗ trợ này cần đảm bảo được sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, để
phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thì các chính sách ưu
đãi, hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước chỉ nên tập trung vào một số doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định là cần thiết,
không nên áp dụng chính sách này một cách tràn lan, phân tán. Việc hỗ trợ của Nhà nước có thể thực hiện thông qua
hai hình thức: thành lập Công ty đầu tư tài chính nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa mua cổ phần hoặc trái phiếu
chuyển nhượng; thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng để bảo lãnh một phần cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận
được các khoản vay tại các tổ chức tín dụng thông qua việc cấp bảo lãnh, tái bảo lãnh tín dụng và chia sẻ rủi ro khi
xảy ra bất khả kháng không trả được nợ vay…
Việc hình thành và phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, tín dụng là hướng cơ bản để giải quyết vấn đề
nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.Trong đó, vấn đề trước mắt là phải làm lành mạnh hoá tình hình
tài chính của các tổ chức tín dụng. Nghiên cứu để áp dụng một hệ thống giám sát từ xa đối với thị trường tài chính
theo các chuẩn mực thông lệ quốc tế. Xây dựng thêm loại hình tổ chức tín dụng mới để hỗ trợ lẫn nhau và nên chuyển
Quĩ tín dụng nhân dân trung ương thành Ngân hàng Phát triển kinh tế ngoài quốc doanh.Khuyến khích việc phát triển
dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán và về những dịch vụ liên quan đến tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa.
Có chính sách hỗ trợ về thông tin, đào tạo nhằm hình thành hệ thống thông tin về kinh tế – tài chính doanh
nghiệp trong phạm vi cả nước… Nhà nước thực hiện việc hướng dẫn và hỗ trợ về nghiệp vụ, về phương pháp quản
lý,.…..công bố công khai những thông tin về các định hướng đầu tư phát triển của từng ngành, vùng và lãnh thổ; hỗ

trợ về cơ sở hạ tầng để giảm thiểu chi phí kinh doanh. Cần qui hoạch đô thị, xây dựng các cụm công nghiệp, quy mô
nhỏ ở một số thành phố nhằm đảm bảo được sự ổn định về địa bàn kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Thứ tư, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong kinh doanh và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ động, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh, cần có sự cải cách về đăng ký
kinh doanh, cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh, thủ tục vay vốn, phương thức thanh toán, kê khai nộp thuế… Các
cấp, các ngành cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp được tự do đăng ký kinh doanh, thay đổi sản phẩm và xuất nhập
khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Để xuất khẩu có hiệu quả, cần khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân trực tiếp xuất khẩu, cũng như gián
tiếp tham gia vào hoạt động xuất khẩu.Hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ và vừa trực tiếp tham gia vào các hợp đồng
xuất khẩu, không phân biệt mặt hàng xuất khẩu; mở rộng các nghiệp vụ bảo hiểm xuất khẩu. Đối với các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, trong quá trình đẩy mạnh xuất khẩu cần chú ý đến thương hiệu sản phẩm…
- Thứ năm, nâng cao hơn nữa vai trò của các hiệp hội, câu lạc bộ giám đốc và tổ chức chuyên môn đối với sự
phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa .
Ở các nước có nền kinh tế phát triển, các hiệp hội chuyên ngành, các câu lạc bộ…. có vai trò to lớn trong việc xúc tiến
thương mại, giao lưu, trao đổi thông tin và hỗ trợ phát triển chuyên môn.Ở Việt Nam, cũng có một số hiệp hội ngành
hàng, tổ chức chuyên môn đã tích cực hoạt động nhưng hiệu quả và vai trò còn hạn chế. Các hiệp hội, các câu lạc bộ
chuyên ngành cần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc tổ chức sinh hoạt, giao lưu, giới thiệu kinh nghiệm
trong nước và quốc tế, cập nhật thông tin về ngành và về hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa phát triển .
- Thứ sáu, tăng cường đào tạo về nghiệp vụ kinh doanh quốc tế cho cán bộ quản lý của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa. Đã xuất hiện những doanh nhân Việt Nam thành công trên thương trường quốc tế, tuy nhiên con số này không
phải là nhiều và phát triển còn mang tính tự phát, trình độ kinh doanh quốc tế còn thấp. Những kinh nghiệm từ sự
thành công của Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc trong lĩnh vực này cần được chọn lọc và áp dụng.
Câu 4: Khái niệm, các cấp độ của toàn cầu hóa (TCH), các nhân tố thúc đẩy TCH (không chỉ nêu mà cần
lý giải các nhân tố này thúc đẩy quá trình TCH thị trường và TCH sản xuất như thế nào!)
Toàn cầu hóa kinh tế vừa là trung tâm, vừa là động lực thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa các lĩnh vực khác. Về
bản chất, toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia và


khu vực, tạo ra sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế

giới hội nhập và thống nhất. Các cấp độ:
a. Toàn cầu hóa thị trường nhằm chỉ tiến trình liên tục hội nhập và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế,
nhằm tạo nên một thị trường toàn cầu
•Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hóa thị trường chỉ ra sự ra đời của một thị trường toàn cầu, với những mặt hàng tiêu chuẩn
hóa và những công ty quy mô toàn cầu để phục vụ thị trường này.
•Theo nghĩa rộng, toàn cầu hóa thị trường nhằm chỉ ra quá trình liên kết giữa các nền kinh tế quốc gia và sự lệ thuộc
ngày càng tăng giữa những người mua, người sản xuất nhà cung cấp và chính phủ tại các quốc gia trên toàn thế giới.
b. Toàn cầu hóa hoạt động sản xuất: Khi mà toàn cầu hóa thị trường diễn ra mạnh mẽ thì nhu cầu về hoạt
động sản xuất cũng phát triển ở khắp mọi nơi trên thế giới:
- Với công nghệ cho phép sản phẩm bất kỳ có thể được sản xuất ở nơi nào mà việc sản xuất được coi là rẻ nhất thì sẽ
hình thành rất nhiều trung tâm sản xuất của thế giới (công xưởng của thế giới)
- Các quốc gia đang phát triển tự xây dựng lên các định hướng để hội nhập vào nền sản xuất chung của thế giới:
Để toàn cầu hóa cần phải cso các liên kết kinh tế: Các loại hình liên kết kinh tế hiên nay bao gồm:
+ Khu vực mậu dịch tự do: các nc thanh viên trong kkhu vực áp dụng 1 biểu thuế quan thống nhất hay các nc
dỡ bỏ hàng rào thuế quan, hàng hóa dịch vụ di chuyển tự do giữa các nc
+ Đồng minh thuế quan: đây là hình thức liên kết cao hơn, nó không chỉ laoị bỏ các hạn chế thuế quan giữa
các nc thành viên mà còn thiết lập biểu thuế quan chung cho các nc ngoài liên minh
+ Thị trường chung: ngoài việc áp dụng các biện pháp giống đồng minh thuế quan, các nước tham gia thị
trường chung cho phép vốn, lao động đc tự do di chuyển thông qua việc hình thành 1 thị trường thống nhất.
+ Liên minh tiền tệ: là hình thức chủ yếu của liên kết kinh tế trên lĩnh vực tiền tệ, các nc tham gia liên kết
phải phối hợp các chính sách tiền tệ với nhau, thực thi 1 chính sach tiền tệ chung trong toàn khối, thống nhất đồng tiền
trong toàn khối
+ Liên minh kinh tế: đây là liên kết có trình độ cao nhất hiện nay, Hàng hóa, dịch vụ, sức lao động, vốn đc di
chuyển tự do giữa các quốc gia thành viên. Các nước thực hiện 1 chính sách thuế quan với nc ngoài liên minh, thực
hiện các chính sách kinh tế tài chính thống nhất hình thành cơ cấu kinh tế mới có tính chất khu vực
Các nhân tố thúc đẩy TCH: Có 2 nhân tố chính:
- Giảm bớt các trở ngại đối với thương mại và đầu tư:
• Hiệp định GATT là 1 hiệp định quốc tế có chức năng thiết lập những quy tắc cụ thể đối với thương mại quốc tế
nhằm mở cửa các thị trường quốc gia thông qua việc cắt giảm thuế quan và các trở ngại phi thuế quan
• Thuế suất TB đối với thương mại hàng hóa sẽ giảm hơn nữa

• Trợ cấp (trợ giá) đối với nôg sản được giảm đáng kể
• Quyền sở hữu trí tuệ đc định nghĩa ró ràng và thưucj hiện bảo hộ đối với bản quyền, nhãn hiệu thương mại,
nhãn hiệu dịch vụ và bằng sáng chế
• Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đc thành lập với chức năg tăng cường hiệu lực của Hiệp đinh GATT
• Các khối thương mại đc sáng lập làm tăng tốc độ tăng trưởng của thương mại quốc tế nhanh hơn nhiêì tốc độ
tăng trưởng của sx trên toàn thế giới
- Sự phát triển của công nghệ thông tin
Trong khi việc giảm bớt các trở ngại đối với thương mại và đầu tư kích thích quá trình toàn cầu hóa thì sự phát
triển của công nghệ thông tin đang thúc đẩy mạnh hơn quá trình đó
• Các công ty sử sụng mạng toàn cầu, mạng nội bộ, mạng mở rộng để tiếp cận các hoạt động sản xuấtf và các
hoạt động phân phối quốc tê
• Nhiều hoạt động kinh doanh như quản lý lao động, lập kế hoạch sx, truyền tải dữ liệu … trở nên dễ dàng hơn và
ít tốn kém hơn
• Làm tăng khẳ năng cạnh tranh của các công ty nhỏ thông qua việc giảm chi phí tiếp cân thi trường quốc tế
Ngoài ra còn có các nhân tố khác như:
Sự phát triển của giao thông vận tải: Những tiến bộ trong phương thức vận tải cũng đang giúp cho quá trnhf
toàn cầu hóa thi trường và hoạt động sản xuất.Tiến bộ trong vận tải hàng không cho phép các nhà quản trị đi lại nhanh
chóng và rẻ hơn tới các địa điểm ở các nước khác.Sự ra đời cuẩ tầu chở hàng khổng lồ có thể chuyên chở được một
lượng hàng hóa cực lớn đã giảm bớt chi phí vận tải đươg biển.
Sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất
Thực tiển của nền kinh tế thế giới đang cho thấy bước quá độ từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri
thức, điều này được thể hiện rõ ở các quốc gia phát triển. Cùng với nó các quốc gia đang phát triển cũng đã kết hợp
bước chuyển nông nghiệp lên công nghiệp kết hợp những bước nháy tắt để rút ngắn quá trình xây dựng những cơ sở
của nền kinh tế tri thức. Sự phát triển của kinh tế tri thức dự trên các công nghệ có hàm lượng khoa hoc kỹ thuật cao,
nhất là công nghệ thông tin đã mở ra điều kiện thuận lợi cho sự đẩy nhanh xu thế toàn cầu hoá, ví dụ như: các công
nghệ mới làm tăng tốc độ giao dịch kinh doanh, rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian. Công nghệ thông
tin đồng thời cũng góp phần nâng cao trình độ dân trí, tạo điều kiện cho dân chủ phát triển, thúc đẩy nhu cầu mở của,
giao lưu hội nhập.



Tóm lại, chính sự phát triển như vũ bảo của khoa học kỹ thuật đã làm phá vỡ hàng rào ngăn cách địa giới
trong giao dịch của con người trên tất cả các mặt giãu các quốc gia.Điều này đã đẩy quốc tế hoá nền kinh tế lên một
thời kỳ mới, thời kỳ toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Cac quốc gia dù muốn hay không dều chịu tác động của của
quá trình toàn cầu hoá và đương nhiên để tồn tại và phát triển trong điều kiện hiện nay không thế không tham gia quá
trình toàn cầu hoá, tức là hội nhập quốc tế.
Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thi trường
Qua trình quốc tế hoá, toàn cầu hoá có sự gắn bó chặt chẽ với tiến trình phát triển của kinh tế thi trường. Kinh
tế thị trường phát triển đã mở ra điều kiện cho sự gia tăng xu thế quốc tế hoá, thể hiện trên hai khía cạnh chính: Thứ
nhất, kính tế thị trường mở ra cơ sở, điều kiện cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm cho quy mô sản xuất
không bó hẹp trong phạm vi cua từng quốc gia mà mang tầm quốc tế, như vậy cũng có nghĩa là thúc đẩy quá trình
phân công lao động quốc tế, gắn các quố gia vào sự ràng buộc của sản xuất và tiêu thụ. Thứ hai, nền kinh tế thi trường
phát triển của các quốc gia đưa lại cơ chế thống nhất cho sử lý các mối quan hệ, đó là cơ chế thị trường.
Có thể nói, ngày nay nền kinh tế thế giới thống nhất với cơ chế vận hành : cơ chế thi trường. Kinh tế thi
trường càng phát triển thì sự giao thoa thâm nhập lẫn nhau giữa các nền kinh tế càng tăng. Sự phát triển mạnh mẽ của
kinh tế thị trường không chỉ ở sự mở rộng qui mô về không gian, về sự xâm nhập ràng buộc lẫn nhâu giữa các quốc
gia mà còn thể hiện ở sự phát triển theo chiều sâu. Đó là sự bùng nổ phát triển của thi trường tài chính gắn liền với sự
xuất hiện của một loạt công cụ mới trong thanh toán giao dịch. Thi trường sản phẩm hàng hoá cũng gia tăng mạnh mẽ
thể hiện ở qui mô chưa từng có của khối luqongj giao dich thương mại và ở sự phát triển của các dang giao dịch mới
như thương mại dịch vụ và điện tử.
Như vậy có thể thấy sư phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường chínhlà cơ sở, điều kiệncho quá trình quốc
tế hoá. Nhìn chung các quốc gia trên thế giới ngày nayđèu dựa trên cơ chế thị trường, sử dụng các phương tiện và
công cụcủa kinh tế thị trường trong hoạt động kinh doanh, đưa lại một không gian rộng lớn, không gian toàn cầu cho
các hoạt động sản xuất và lưu chuyểncác yếu tố của chính quá trình sản xuất ấy,
Sự gia tăng của các vấn đề toàn cầu trong bối cảnh thế giới kết thúc chiến tranh lạnh bước vào thời kì
hoà bình hợp tác và phát triển.
Trong vài thập niên trở lại đây nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ nhưng kéo theo đó là những vấn đề
mang tính chất toàn cầunhư sự phân hoá giàu nghèo, sự ô nhiễm môi trường, dịch bệnh...Những vấn đề này liên quan
đến mọi quốc gia, có tác động trên phạm vi toàn thế giới, nó quyết định sự phát triển tồn vong của toà thể cộng đồng
nhân loại.
Do đó khi giải quyết các vấn đề mang tính chất toàn cầu phải có sự nỗ lực của mọi quốc gia, sự liên kết sức

lực của cả cộng đồng. Bản thân mỗi quốc gia cho dù tiềm lực mạnh đến đâu cũng không thể giải quyết nổi vấn đề liên
quan đến toàn thế giới. Đây chính là cơ sở khách quan qui định , thúc đẩy cho việc tiến tới thống nhất những qui
phạm chung cho quá trình phát triển kinh tế.
Sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia
Với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất trong chủ nghĩa tư bản tất yếu dẫn đến sự tâp trung sản xuất và dẫn
đến độc quyên. Trong lịch sử của nền sản xuất thế giớivào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ
21 này dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuậtđã đưa lại sự phát triển chưa từng có của các công ti
xuyên quốc gia. Đến nay có gần khoảng 60000 công ti xuyên quốc gia đang kiểm soát 2/3 nền thưong mại thế giới,
4/5 nguồn vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài và 9/10 kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thế giới. Với sức
mạnh như vậy các công ti xuyên quốc gia không những có ưu thế trong phân phối tài nguyên trên phạm vi thế giới
giúp cho việc thúc đẩy phân công lao động quốc tếđi vào chi tiết hoá mà còn thông qua việc toàn cầu hoá sản xuất và
kinh doanh để đẩy nhanh tiến trình toàn cầu hoá kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ của các công ti xuyên quốc gia trên
địa phận toàn cầu đã tạo ra mạng lưói liên kết kinh tế quốc tế.Các quốc gia có thể tham gia ngay vào dây chuyền sản
xuất quốc tế và cũng vì vậy mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau gia tăng. Các công ty xuyên quốc gia đã đóng vai trò rất
lớn trong việc tăng mức xuất khẩu, gia tăng mạnh mẽ vốn đầu tư trực tiếp nứoc ngoài vào các nước đang phát triển
đẩy mạnh tiến trinhf hội nhập của nền kinh tế này vào nền kinh tế thế giới nói chung.
Như vậy sự phát triển và xâm nhập ngày càng mạnh của các công ty xuyên quốc gia vào các nền kinh tế dân
tộc đã góp phần xoá bỏ sự ngăn cách biệt lập trong phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Các quốc gia dân tộc
từng bước thamm gia, thích ứng với các chuẩn mực của nền kinh tế quốc tế đồng thời nó cũng đem lại nét mới từ
những bản sắc riêng, bổ sung vào nền kinh tế toàn cầu làmm gia tăng tính đa dạng của nó.
Sự hình thành và phát triển của các định chế toàn cầu và khu vực.
Các định chế toàn cầu ra đời nhằm đáp ứng đòi hỏi của xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá kinh tế.Sự tồn tại và
hoạt động của các định chế toàn cầu và khu vực lại góp phần thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của xu thế toàn cầu hoá.
Trong các tổ chức kinh tế- thương mại-tài chính toàn cầu và khu vực có ảnh hưỏng lớn tới quá trình toàn cầu hoá và
khu vực hoá phải kể đến WTO, IMF, WB và các tổ chức khu vực khác như EU, NAFTA, APEC...Với các mục tiêu
chức năng của mình các tổ chức kinh tế quốc tế đã tham gia và thúc đẩy các hoạt động kinh tế quốc tế, điều phối và
quản lí các hoạt động này. Cho dèu tính hiệu quả của các tổ chức này còn đựoc đánh giá khác nhau xuất phát từ quan
điểm lợi ích quốc gia, song không ai không thừa nhận sự cần thiết và vai trò của chúng, thậm chí đang đặt ra yêu cầu
về hoàn thiệncơ cấu tổ chức, đổi mới nguyên tắc hoạt động của chúng.



Tác động của các tổ chức toàn cầu và đặc biệt là các tổ chức khu vực đến xu thế toàn cầu hoá kinh tế thể hiện
ở hai điểm chính:
Thứ nhất, việc tham gia vào các tổ chức này cho phép các quốc gia đựoc hưỏng những ưu đãi của hoạt
động kinh doanh khu vực; thúc đẩy các quốc gia trong khu vực tiến đến những chuẩn mực chung trong quá trình sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở các thoã thuận hợp tác song phương và đa phươngđã làm tăng lên sự gắn bó tuỳ
thuộc lân nhau giữa các nền kinh tế, thực chất nó đã thúc đẩy phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc trong nội
bộ tổ chức.
Thứ hai, hoạt động của các tổ chức này từ thấp đến cao sẽ đẩy đến hình thành một thị trường thống
nhất trong khu vực buộc các quốc gia tham gia phải có lịch trình hội nhập tích cực để hoà đồng vào khu vực.
Nói tóm lại các tổ chức kinh tế toàn cầu và khu vực vừa là kết quả vừa là động lực của quá trình toàn cầu hoá kinh tế.
Vai trò của chính phủ và sự chuyển đổi trong chính sách phát triển.
Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu song tốc độ của toàn cầu hoá phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của các
quốc gia. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất thì việc đóng cửa đất nước không giao lưu thông thương với nước ngoài
của các quốc gia đã làm cho lưu thông quốc tế bị hạn chế nền kinh tế thế giới suy thoái mạnh.Nhưng từ sau chiến
tranh thế giới thứ haithì các quốc gia phát triển đã nhận thấy vấn đề cần phải tự do háo thương mại, giảm các hàng rào
thuế quan nhằm bành trướng thế lực ra bên ngoài. Và cho đến naythì hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tiến hành
cải cách mở cửa, thực hiện tư nhân hoá và tự do hoá mở ra không gian mới cho sự gia tăng xu thế toàn cầu hoá. Đặc
biệt trong quá trình cải cách nhiều quốc gia đã chuyển hướng phát triển kinh tế từ hướng nội sang hướng ngoại mà cốt
lõi là chuyển từ công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu sang công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Với chiến lược công
nghiệp hoá hướng về xuất khẩu buộc các quốc gia phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế không
chỉ phải dựa vào nhu cầu bên trong mà phải căn cứ vào nhu cầu thị trường thế giới, sản xuất sản phẩm và dịch vụ phù
hợp với yêu cầu chuẩn mực của thị trường quốc tế. Muốn vậy đòi hỏi các quốc gia phải mở cửa nền kinh tế, cho nhập
các thành tựu công nghệ, thu hút vốn đầu tư để xây dựng và phát triển một cơ cấu ngành kinh tế phù hợp. Như vậy với
chiến lược hướng về xuất khẩu, trên thực tế đã đẩy đến xu thế gắn bó phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, giữa các
nền kinh tế thông qua thực hiện phân công lao động quốc tế dựa trên thế mạnh của từng nền kinh tế đân tộc.
Ngoài những nhân tố đã nêu trên thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá trong những năm gần đây chúng ta
còn có thể kể đến một số nhân tố khác xem như xung lực đẩy mạnh thêm cho xu thế toàn cầu hoá. Đó là sự phát triển
về dân chủ, văn hoá...
Câu 5: Lý giải sự cần thiết về tầm nhìn chiến lược toàn cầu đối với các DN

Các công ty không còn có thể chỉ chú ý đến thị trường nội địa của mình, cho dù nó lớn đến đâu đi nữa.Nhiều
ngành toàn cần và những công ty dẫn đầu ngành đó đã đạt được chi phí thấp hơn và mức độ nhận biết nhãn hiệu cao
hơn.Các biện pháp bảo hộ chỉ có thể làm chậm lại mức độ xâm nhập của hàng hoá siêu hạng.Nên cách phòng thủ tốt
nhất của công ty là tấn công toàn cầu trên cơ sở đúng đắn.
Trong khi đó kinh doanh toàn cầu cũng có rất nhiều rủi ro, bởi vì tỷ giá hối đoái thăng giáng, chính phủ
không ổn định, có các hàng rào bảo hộ mậu dịch, chi phí thích nghi sản phẩm và thông tin lớn và một số yếu tố khác.
Mặt khác, chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế cho thấy rằng ưu thế tương đối trong nhiều ngành sẽ chuyển dịch từ
những nước có chi phí cao sang những nước chi phí thấp, nên các công ty không thể cứ ở lại trong nước và hy vọng
có thể giữ được các thị trường của mình. Do những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của Kinh doanh quốc tế, các công ty cần
thường xuyên đưa ra những quyết định kinh doanh quốc tế đúng đắn. Muốn làm được điều đó, DN cần phải có một
tầm nhìn chiến lược toàn cầu
Câu 6. Khái niệm, đặc trưng và các nhân tố cấu thành văn hóa. Vai trò của văn hóa đối với DN KDQT.
Văn hóa là một hệ thống các giá trị chân lý, chuẩn mực, mục tiêu mà con người cùng thống nhất với nhau trong
quá trình tương tác và hoạt động sáng tạo. Nó được bảo tồn và chuyền hóa cho những thế hệ nối tiếp theo sau.
Văn hóa là một phạm trù dùng để chỉ các giá trị , tín ngưỡng, luật lệ và thể chế do một nhóm người xác lập nên

Giá trị (Values): những gì (có tính trừu tượng) mà một nhóm người nào đó cho rằng là tốt, là đúng và mong
muốn đạt được.

Chuẩn mực (Norms): Những quy tắc, hướng dẫn xã hội về hành vi phù hợp trong bối cảnh cụ thể
Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã
hội.Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong
quá trình hành động và tương tác xã hội của con người.Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội
được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật
chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
=> Đặc trưng của văn hóa:
• Tính dân tộc
• Tính ổn định
• Tính cộng đồng



• Tính phổ biến
• Tính đặc thù
• Tính học hỏi
• Tính kế thừa
• Tính tiến hóa
Các nhân tố cấu thành nên văn hóa gồm: Thẩm mỹ, các giá trị và thái độ, phong tục và tập quán, cấu trúc xã hội, niềm
tin, giao tiếp cá nhân, giáo dục, môi trường vật chất và môi trường tự nhiên
Vai trò của Văn hóa trong KDQT
 Hiểu biết văn hóa đa quốc gia: Kinh doanh ở các nền văn hóa khác nhau đòi hỏi phải thích ứng với hệ thống các
giá trị và chuẩn mực của nền văn hóa đó
 Tránh quan điểm vị chủng: quan điểm cho rằng một dân tộc hay văn hóa của một dân tộc có tính ưu việt hơn so
với các dân tộc hoặc các nền văn hóa khác
 Văn hóa và đàm phán: thời gian, địa điểm, số lượng người tham gia, chiến thuật đàm phán
 Văn hóa và quá trình ra quyết định: ai là người ra quyết định (cá nhân hay tập thể) và ra quyết định như thế nào
(dựa trên thông tin định lượng hay định tính, sự hợp lý, kinh nghiệm hay các yếu tố khác)
 Văn hóa và hoạt động marketing: chọn sản phẩm (không được kinh doanh rượu bia ở các nước theo đạo Hồi),
đặt tên sản phẩm (Ford Feira), bao bì, đóng gói, định giá sản phẩm, quảng cáo (chữ viết – quảng cáo bột giặt ở các
nước Arập, hình ảnh – giày NIKE), kênh phân phối
 Văn hóa và quản trị nhân lực: tuyển chọn, bố trí công việc, trả lương, thưởng phạt, quan hệ lao động (phụ thuộc
vào giá trị và thái độ, văn hóa định hướng nhóm hay định hướng cá nhân, tôn giáo).
 Lựa chọn địa điểm kinh doanh: Văn hóa có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho một quốc gia (quốc gia có hệ thống
giáo dục phát triển sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài)
Câu 7: Khái niệm, nguồn gốc, hình thức và tác động của rủi ro chính trị đối với các DN KDQT
Khái niệm rủi ro chính trị: rủi ro chính trị là những nguy cơ hoặc thiệt hại cho doanh nghiệp có nguyên nhân bắt
nguồn từ những biến động chính trị bất thường gây ra.
Nguồn gốc:
Sự lãnh đạo của chính trị yếu kém;
Chính quyền bị thay đổi thường xuyên;

Sự dính líu đến chính trị của các nhà lãnh đạo tôn giáo và quân đội;
Hệ thống chính trị không ổn định;
Những vụ xung đột về chủng tộc, tôn giáo và các dân tộc thiểu số;
Sự liên kết kém chặt chẽ giữa các quốc gia.
Các tác động:
- Xung đột và bạo lực: Thứ nhất, xung đột địa phương có thể gây cản trở mạnh mẽ đến đầu tư của các công
tyquốc tế. Bạo lực làm suy yếu khả năng sản xuất và phân phối sản phẩm, gây khó khăn cho việcnhận nguyên liệu và
thiết bị gây cản trở việc tuyển dụng những nhân công giỏi. Xung đột nô racũng đe dọa cả tài sản (văn phòng, nhà máy
và thiết bị sản xuất) và cuộc sống của nhân công.Nguyên nhân, sự oán giận và bất đồng hướng về chính phủ của họ.
Khi mà những giải pháp hòa bình giữa người dân và chính phủ thất bại, xung đột để thay đổi người lãnh đạo xảy ra.
Thứ hai, xung đột diễn ra do tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia Thứ ba, chiến tranh xảy ra giữa các dân tộc, chủng
tộc và tôn giáo. Ngoài sự tranh chấp ởPakixtan, xung đột còn thường xuyên xảy ra giữa đạo Hồi và đạo Hindu ở ngay
tại Ấn Độ. Vớicác công ty hoạt động ở Ấn Độ, những rủi ro tôn giáo sẽ làm gián đoạn công việc kinh doanh.
- Khủng bố và bắt cóc: Bắt cóc và những cuộc khủng bố khác là phương tiện để các thế lực khẳng định vị
thếchính trị. Khủng bố có mục đích tạo ra sự lo sợ và ép buộc sự thay đổi thông qua việc gây ranhững cái chết và tàn
phá tài sản một cách bất ngờ, thiệt hại nặng nề và không lường trước được.VD: khủng bố 11-9. Bắt cóc thường được
sử dụng nhằm tài trợ tài chính cho các hoạt động khủng bố. Cáchãng kinh doanh nước ngoài lớn là mục tiêu chính bởi
vì những người làm việc ở đây có thể trảnhững khoản chuộc khá hậu hĩnh. Khi những đại diện chính của công ty được
bổ nhiệm sang làmviệc ở những nước có nhiều vụ bắt cóc, họ nên đến làm việc một cách lặng lẽ, chỉ nên gặp một
sốquan chức chủ chốt địa phương nhằm mục đích bảo vệ an ninh cho họ và khi trở về nước cũngnên nhanh chóng,
lặng lẽ.
- Chiếm đoạt tài sản: Đôi khi một số chính quyền chiếm đoạt tài sản của các công ty trên lãnh thổ của họ.
Sựchiếm đoạt diễn ra dưới 3 hình thức:
- Tịch thi, xung công và quốc hữu hóa:
+Tịch thu: Là việc chuyển tài sản của công ty vào tay chính phủ mà không có sự đền bùnào cả. Thông thường
không có cơ sở pháp lý yêu cầu đền bù hoặc hoàn trả lại tài sản.
+Xung công: Là việc chuyển tài sản của tư nhân vào tay chính phủ nhưng được đền bù Ngày nay, các chính phủ
ít sử dụng đến giải pháp tịch thu hoặc xung công. Bởi vì ảnhhưởng đến thu hút đầu tư trong tương lai. Các công ty đã
đầu tư thì lo sợ mất tài sản và nó cũngngăn cản các công ty mới bắt đầu đầu tư vào địa phương nếu việc tịch thu xảy
ra.



+Quốc hữu hóa: Quốc hữu hóa phổ biến hơn xung công và tịch thu. Trong khi xung côngáp dụng đối với một
hoặc một số công ty nhỏ trong một ngành, thì quốc hữu hóa diễn ra đối vớitoàn bộ ngành. Quốc hữu hóa là việc Chính
phủ đứng ra đảm nhiệm cả một ngành. Quốc hữu hóa được các chính phủ áp dụng vì 4 lý do sau: (1) Chính phủ phải
quốc hữu hóa những ngành mà họ cho rằng các công ty nước ngoàichuyển lợi nhuận tới đầu tư ở những nước khác có
tỷ lệ thuế thấp. (2) Chính phủ tiến hành quốc hữu hóa một ngành bởi vì tư tưởng lãnh đạo. Quốc hữu hóađôi khi là
công cụ chính trị. Nhà nước hứa là sẽ đảm bảo việc làm nếu được quốc hữu hóa. (3) Quốc hữu hóa có lẽ là giải pháp
trợ giúp những ngành mà các công ty tư nhân khôngmuốn hoặc không có khả năng đầu tư, chẳng hạn như đầu tư vào
những ngành công cộng. Chínhphủ thường kiểm soát ngành công cộng và tài trợ hoạt động cho các ngành này từ thuế.
Quốc hữu hóa cũng có sự khác nhau giữa các quốc gia. Trong khi các chính phủ Cuba,Bắc Triều Tiên kiểm soát mọi
ngành, thì Mỹ và Canada chỉ kiếm soát một số ngành. Các nướckhác như Pháp, Braxin, Mexico, Ban Lan và Ấn Độ
cố gắng làm cân bằng giữa sở hữu nhà nướcvà sở hữu tư nhân.
- Sự thay đổi các chính sách Sự thay đổi chính sách của chính phủ cũng có thể là do nguyên nhân mất ổn định xã
hộihoặc là do có sự tham gia của các chính đảng mới.
- Những yêu cầu của địa phương: Luật mà khuyến khích các nhà sản xuất trong nước cung cấp một số lượng
hàng hóa vàdịch vụ nào đó gọi là bảo hộ của địa phương. Chế độ bảo hộ yêu cầu các công ty sử dụng nguồnnguyên
liệu sẵn có của địa phương, mua một phần từ nhà cung cấp địa phương hoặc thuê một sốlượng nhân công nhất định
nào đó ở địa phương. Các yêu cầu của địa phương có thể gây bất lợi sự tồn tại của các hãng trong dài hạn. Đặcbiệt, họ
có thể gây ra hai điểm bất lợi đối với các công ty 1. Yêu cầu phải tuyển dụng những nhân công địa phương của họ có
thể làm cho các côngty này thiếu những người làm việc có đủ trình độ. 2. Yêu cầu các công ty sử dụng toàn bộ hoặc
một phần nguyên, nhiên vật liệu của địaphương dẫn đến chi phí sản xuất cao, chất lượng giảm sút hoặc cả hai.
Câu 8: Một số vấn đề luật pháp quốc tế quan trọng đối với DN KDQT (Giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ, an toàn, trách nhiệm sản phẩm)
* Tiêu chuẩn hóa
Bởi vì hệ thống là khác nhau ở mỗi nước cho nên các công ty thường thuê các chuyên gia pháp luật ở những
nước mà họ kinh doanh. Điều này có thể làm tăng chi phí. Nhưng có một điều thuận lợi, hệ thống luật pháp giữa các
nước đều có chuẩn mực chung, tuy nhiên, chuẩn mực đó không phải hoàn toàn đồng nhất.
Mặc dù hệ thống luật pháp quốc tế không được rõ ràng nhưng bước đầu đã có những điểm chung. Luật quốc tế
ảnh hưởng đến nhiều khu vực, bao gồm quyền sở hữu trí tuệ, luật chống độc quyền, thuế, luật phân xử tranh chấp hợp

đồng và những vấn đề thương mại nói chung. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức quốc tế khuyến khích áp dụng các chuẩn
mực. Trong số các tổ chức Liên Hiệp Quốc, tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức về sự thống nhất
của các luật tư nhân của Rome đã đưa ra các quyết định cho kinh doanh quốc tế. Để tháo gỡ các rào cảm cho các công
ty hoạt động trên thị trường Tây Âu, Liên hiệp Châu Âu cũng tiêu chuẩn hóa hệ thống luật pháp của các nước trong
hiệp hội.
* Quyền sở hữu trí tuệ
Tài sản là kết quả do hoạt động trí tuệ của con người và những nguồn lực đó gọi là tài sản trí tuệ. Nó bao gồm:
tiểu thuyết, phần mềm máy tính, các bản thiết kế vè máy móc và các bí quyết như công thức làm nước giải khát của
hãng Coca-cola. Xét về mặt kỹ thuật, nó là kết quả của sản phẩm công nghiệp (hoặc là phát minh sáng chế hoặc là
nhãn hiệu đăng ký) hoặc bản quyền và vấn đề hạn chế độc quyền. Nhiều đạo luật bảo vệ quyền tài sản- nó chứng nhận
về nguồn gốc và bất kỳ một thu nhập nào được tạo ra. Giống như các tài sản khác, trí tuệ cũng được mua bán, cấp
giấy phép nhằm thu được phí và các quyền khác.
Quyền sở hữu trí tuệ có thể chia thành quyền sở hữu công nghiệp và bản quyền tác giả.
+Quyền sở hữu công nghiệp: bao gồm bằng sáng chế, nhãn hiệu đăng ký, thường là tài sản có giá trị nhất của
công ty. Luật bảo vệ quyên sở hữu công nghiệp để thưởng cho những hoạt động sáng tạo và những phát minh. Mục
đích của đạo luật bang sáng chế Liên bang Mỹ là khuyến khích mọi người phát minh sáng chế và áp dụng vào cuộc
sống. Tương tự, luật nhãn hiệu đăng ký khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư vào những sản phẩm và đảm bảo với
người tiêu dùng rằng họ nhận được những sản phẩm giống nhau từ một nhà cung cấp.
+Bằng phát minh sáng chế: Bằng phát minh sáng chế là giấy cấp cho người phát minh hoặc là quá trình ngăn
chặn nhữngngười khác làm, sử dụng, bán những phát minh đã được đăng ký này. Bằng phát minh sáng chế yêu cầu
những phát minh phải đảm bảo yếu tố mới, khả dụng.
+Nhãn hiệu đăng ký: là những từ hoặc các biểu tượng để phân biệt các sản phẩm và nhà sản xuất ra nó. Lợi ích
của khách hàng là họ hiểu ra được chất lượng sản phẩm mà họ mua là của các hãng nổi tiếng.
+Bản quyền tác giả: Trao cho quyền sở hữu có quyền tự do xuất bản hoặc quyền quyết định về sản phẩm của
mình. Bản quyền tác giả còn cho biết rõ thời gian và tên người sở hữu. Một người sở hữu có những quyền sau:
-Quyền được tái xuất bản.
-Quyền được nhận sản phẩm mới từ bản quyền.
-Quyền được bán và phân phối các bản sao chép.
-Quyền định đoạt sản phẩm từ bản quyền.
-Quyền công bố bản quyền ra công chúng.

* Sự đảm bảo và trách nhiệm đối với sản phẩm


Hầu hết các quốc gia đều có đạo luật bảo vệ sản phẩm, luật này đưa ra các tiêu chuẩn áp dụng cho các nhà sản
xuất. Trách nhiệm đối với sản phẩm yêu cầu các nhà sản xuất, người bán và những đối tượng khác, gồm cả nhân viên
công ty phải có trách nhiệm đối với những thiệt hại, thương tích hoặc chết chóc do các sản phẩm khuyết tật gây ra.
Tổn thất có thể phải được bồi thường bằng tiền thông qua bộ luật dân sự và tiền phạt, hoặc có thể bị phạt tù theo luật
hình sự. Những hòa giải phải được thực hiện thường xuyên trước khi vụ việc được đưa ra tòa án.
* Thuế
Chính phủ các nước dùng thu nhập từ thuế doanh thu cho nhiều mục đích. Tiền thuế được dùng để trả lương,
xây dựng quân đội, điều hòa thu nhập từ người giàu sang người nghèo. Chính phủ cũng đánh thuế trực thu, còn gọi là
thuế tiêu dùng cho hai mục đích:
Nó giúp cho việc chi trả cho những hậu quả của việc tiêu dùng một sản phẩm.
Làm cho hàng hóa nhập khẩu đắt hơn.
Thuế tiêu dùng được đánh trên các hàng hóa như rượu và thuốc lá để điều trị những bệnh tật sinh ra từ những
sản phẩm này. Tương tự, thuế đánh trên xăng dầu để xây dựng và sữa chữa cầu cống và đường xá. Thuế đánh trên
những mặt hàng nhập khẩu làm cho những hàng hóa địa phương có lợi thế hơn về mặt giá cả. Xét về tỷ lệ khác, các
nước có tỷ lệ thuế suất khác nhau tính trên thu nhập.
* Đạo luật chống độc quyền
Các đạo luật nhằm chống các công ty ấn định giá cả, chiếm lĩnh thị trường và tận dụng những lợi thế do độc
quyền gọi là đạo luật chống độc quyền. Những đạo luật này cố gắng cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đa
dạng ở mức giá hợp lý.
Các công ty bị chế tài bởi luật chống độc quyền cho rằng họ bị mất lợi thế do phải chia sẻ thị phần với các đối
thủ cạnh tranh trong nước. Vì vậy, những hãng hoạt động ở những nước có đạo luật chống độc quyền thường được
miễn thuế trong một số giao dịch quốc tế. Một số tiểu thương cho rằng họ có thể có điều kiện cạnh tranh tốt hơn đối
với các công ty quốc tế lớn nếu không vi phạm luật chống độc quyền.
Câu 9: Chu kỳ kinh tế: đặc trưng của các pha trong chu kỳ kinh tế và tác động đến doanh nghiệp.
Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng
GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì mới gọi là suy thoái.
Phục hồi là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Điểm ngoặt giữa hai pha này là

đáy của chu kỳ kinh tế. Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế
đang ở pha hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ). Kết thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới. Điểm
ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế.
Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế:
- Chu kỳ kinh tế là những biến động không mang tính quy luật. Không có hai chu kỳ kinh tế nào hoàn toàn giống
nhau và cũng chưa có công thức hay phương pháp nào dự báochính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế.
Chính vì vậy chu kỳ kinh tế, đặc biệt là pha suy thoái sẽ khiến cho cả khu vực công cộng lẫn khu vực tư nhân gặp
nhiều khó khăn. Khi có suy thoái, sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các thị trường từ hàng hóa dịch
vụ cho đến thị trường vốn...thu hẹp dẫn đến những hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội.
- Chu kỳ kinh tế khiến cho kế hoạch kinh doanh của khu vực tư nhân và kế hoạch kinh tế của nhà nước gặp khó
khăn. Việc làmvà lạm phát cũng thường biến động theo chu kỳ kinh tế. Đặc biệt là trong những pha suy thoái, nền
kinh tế và xã hội phải gánh chịu những tổn thất, chi phí khổng lồ. Vì thế, chống chu kỳ là nhiệm vụ được nhà nước đặt
ra.
Câu 10: Lí thuyết H-O: nội dung và khả năng giải thích thực tiễn thương mại quốc tế.
Lí thuyết H-O hay chính là lí thuyết tỷ lệ các yếu tố đề cập tới mức độ trang bị nguồn lực ở mỗi quốc gia. Lí thuyết
này cho rằng các quốc gia sẽ sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng đòi hỏi sử dụng nhiều nguồn lực dồi dào và nhập
khẩu những mặt hàng đòi hỏi sử dụng nguồn lực khan hiếm của quốc gia đó. Những nhân tố thường được nêu ra nhất
là đất đai, tư bản, công nhân chứ không chỉ có công nhân hay công nhân với tư bản như quan niệm cổ điển.
Lý thuyết này cho rằng sự khác nhau ở các nước về mối tương quan giữa lao động với đất đai hay vốn có thể giải
thích sự khác biệt về chi phí các nhân tố. nếu lao động dồi dào so với đất đai và vốn thì chi phí lao động sẽ thấp, còn
chi phí đất đai và vốn sẽ cao. Ngược lại, nếu lao động mà khan hiếm thì giá lao động sẽ cao so với giá đất và tiền vốn.
các nước sẽ chuyên môn hóa sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng sử dụng nhân tố sản xuất dư thừa và do đó giá cũng
rẻ hơn.
Xét ví dụ quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nga. Ta giả thiết, để sản xuất mặt hàng quần áo cần nhiều lao
động, còn mặt hàng thép cần nhiều vốn hơn. Việt Nam là nước tương đối sẵn có về lao động hơn nên họ sẽ sản xuất
và nhập khẩu hàng dệt may. Còn Nga có nhiều tư bản nên họ sản xuất và xuất khẩu thép.
Kiểm nghiệm trên các số liệu của Mỹ cho thấy trước đây, và ở mức độ nào đó thậm chí hiện nay, Hoa Kỳ vẫn là
một trường hợp đặc biệt trong số các nước trên thế giới. Cách đây không lâu, Hoa Kỳ vẫn là nước giàu có hơn các
nước khác, công nhân Mỹ rõ ràng có số vốn theo đầu người nhiều hơn công nhân ở các nước khác. Ngay cả hiện nay,



mặc dù một số nước Tây Âu và Nhật gần như đuổi kịp, Mỹ tiếp tục đứng hàng đầu trong số các nước có tỷ lệ vốn –
lao động cao.
Điều này cho thấy mặc dù có tính logic cao nhưng lý thuyết tỷ lệ các yếu tố không được các công trình nghiên cứu
về thương mại giữa các quốc gia công nhận.
Trên cơ sở đó, chúng ta có thể cho rằng Hoa Kỳ sẽ là nước xuất khẩu hàng hoá sử dụng nhiều vốn, và là nước nhập
khẩu hàng hoá cần tập trung nhiều lao động. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là điều đó lại không diễn ra trong suốt
25 năm từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Trong một công trình nghiên cứu nổi tiếng xuất bản năm 1953, nhà kinh tế
Wassily Leontief (người được giải thưởng Nobel năm 1973) thấy rằng hàng xuất khẩu của Mỹ lại sử dụng ít vốn hơn
hàng nhập khẩu. Kết quả đó được gọi là nghịch lý Leontief. Đây là một dẫn chứng giá trị nhất chống lại lý thuyết tỷ
lệ các yếu tố sản xuất.
Câu 11: Lý thuyết Porter về năng lực cạnh tranh quốc gia của các ngành công nghiệp : nội dung và khả năng
giải thích thực tiễn thương mại quốc tế.
Mô hình Kim Cương của Porter đặt trên cơ sở những yếu tố xác định riêng của bốn yếu tố và 2 yếu tố biến thiên
bên ngoài, những yếu tố xác định bao gồm:
1.Những điều kiện về nhân lực:
• Số lượng, kỹ năng và những chi phí về nhân lực
• Sự phong phú chất lượng và chi phí của những nguồn vật chất của quốc gia: đất đai, nước, chất quặng mỏ, gỗ,
nguồn năng lượng thuỷ điện, tài nguyên, thuỷ sản
• Vốn kiến thức của quốc gia: nền khoa học kỹ thuật và những am hiểu thị trường ảnh hưởng đến chất lượng và
số lượng hàng hoá và dịch vụ
• Số lượng và chi phí về vốn có sẵn đối với ngành công nghiệp tài chính
• Chủng loại, chất lượng và chi phí sử dụng các cơ sở hạ tầng: hệ thống giao thông vận chuyển quốc gia, hệ thống
truyền thông, hệ thống chăm sóc sức khỏe.
• Những yếu tố khác tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống trong nước.
2.Những điều kiện và nhu cầu
• Sự cấu thành của các nhu cầu tại thị trường địa phương mà nó phản ánh bởi các khía cạnh thị trường, tính chất
tinh vi của người mua và nhu cầu của người mua tại thị trường địa phương tốt như thế nào đối với những người
mua khác tại thị trường nước khác
• Kích cỡ và mức phát triển về nhu cầu tại một nước

• Những cách làm cho nhu cầu nội địa được quốc tế hoá và đưa những sản phẩm và dịch vụ ra nước ngoài.
3.Những ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan.
• Sự hiện diện của các ngành công nghiệp cạnh tranh quốc tế tạo nên những ưu việt trong các ngành công nghiệp
hiệu quả hơn, tiến nhanh đến chi phí sản xuất hiệu quả
• Những ngành công nghiệp liên quan mang tính cạnh tranh quốc tế có thể phối hợp và chia sẻ các hoạt động
trong chuỗi mắc xích khi nó cạnh tranh.
4.Chiến lược, cấu trúc của các xí nghiệp và sự cạnh tranh
• Bao gồm các cấp để điều hành xí nghiệp và được chọn để cạnh tranh
• Những mục tiêu mà các công ty cũng như những nhân viên và các nhà quản lý tìm kiếm để đạt được
• Những kình địch cạnh tranh nội địa và những sáng tạo và sự bền bỉ về những ưu thế cạnh tranh trong từng
ngành công nghiệp.
=>Bốn yếu tố xác định về những ưu việt của một quốc gia tạo nên môi trường cạnh tranh của các ngành công nghiệp.
Tuy vậy 2 yếu tố khác: những cơ hội, vận may rủi và chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng:
a)Vai trò về cơ hội, vận may rủi
Những sự kiện về vận may rủi có thể xoá bỏ những ưu thế của 1 số nhà cạnh tranh ở một vị thế cạnh tranh tổng thể
bởi những phát triển như: những phát minh mới, những quyết định về chính trị của các chính phủ nước ngoài, các
cuộc chiến tranh, các thay đổi quan trọng trong các thị trường tài chính thế giới, hay tỉ giá hối đoái, việc ngưng trệ về
chi phí đầu vào như các cú sốc về dầu lửa, làn sóng nhu cầu trong khu vực và thế giới tăng lên, và những đột phá về
công nghệ trọng yếu.
b)Vai trò của chính phủ
Chính phủ có thể tác động đến tất cả 4 yếu tố xác định qua các hành động như: trợ cấp, chính sách giáo dục, các
quy định hay bãi bỏ các quy định trong thị trường vốn, thành lập các tiêu chuẩn và quy định về sản phẩm địa phương,
mua các hàng hoá và dịch vụ, các luật thuế, và các quy định về chống độc quyền. Những nhân tố này tạo ra môi
trường quốc gia mà trong đó các công ty được sinh ra và học hỏi cách thức cạnh tranh. Khi môi trường quốc gia tạo ra
những thông tin cập nhật và sự hiểu biết sâu sắc đối với nhu cầu về sản phẩm và các quy trình, thì các công ty hoạt
động trong môi trường ấy tạo ra được một lợi thế cạnh tranh. Cuối cùng, khi một môi trường quốc gia tạo áp lực buộc
các công ty phải đổi mới và đầu tư, thì các công ty trong môi trường ấy vừa tạo được lợi thế cạnh tranh vừa nâng cấp
được những lợi thế đó theo thời gian.



Một ví dụ tiêu biểu vào năm 1987, các công ty của Ý là những người đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu
gạch gốm lát sàn, một ngành công nghiệp trị giá 10 tỷ USD. Các nhà sản xuất của Ý, tập trung tại và xung quanh thị
trấn nhỏ Sassuolo trong vùng Emilia-Romagna, đã chiếm khoảng 30% sản lượng và gần 60% hàng xuất khẩu của toàn
thế giới. Thặng dư thương mại về gạch gốm lát sàn của Ý trong năm đó là khoảng 1,4 tỷ USD.
Sự phát triển của lợi thế cạnh tranh trong ngành gạch gốm lát sàn của Ý minh họa cho cách thức mà hình thoi của
lợi thế quốc gia vận hành. Lợi thế cạnh tranh bền vững của Sassuolo trong gạch gốm đã phát triển không phải từ bất
cứ lợi thế tĩnh hay có tính lịch sử nào mà là từ tính năng động và sự thay đổi. Những người mua trong nước tinh tế và
đòi hỏi cao, các kênh phân phối mạnh và độc nhất, và sự ganh đua khốc liệt giữa các công ty địa phương đã tạo ra áp
lực thường xuyên cho việc đổi mới. Kiến thức đã phát triển nhanh chóng từ sự thử nghiệm liên tục và trải nghiệm sản
xuất tích lũy được. Sự sở hữu tư nhân của các công ty và sự trung thành của cộng đồng đã tạo ra sự cam kết mạnh mẽ
đối với việc đầu tư trong ngành.
Những nhà sản xuất gạch lát sàn cũng hưởng lợi từ một tập hợp phát triển cao độ của các nhà cung ứng máy móc
địa phương và các ngành hỗ trợ, nguyên liệu sản xuất, dịch vụ và cơ sở hạ tầng khác. Sự hiện diện của các ngành hỗ
trợ tầm cỡ thế giới của Ý cũng củng cố thêm sức mạnh của người Ý về gạch lát sàn. Cuối cùng, sự tập trung về địa lý
của toàn bộ cụm ngành này đã đẩy mạnh toàn bộ quy trình này. Ngày nay các công ty nước ngoài phải cạnh tranh
chống lại toàn bộ một nền văn hóa nhỏ. Bản chất tổ chức của hệ thống này tượng trưng cho lợi thế bền vững nhất của
các công ty gạch gốm lát sàn tại Sassuolo. Tuy mô hình này vẫn còn một số hạn chế xong đã đc áp dụng rộng rãi trên
thế giới.
Câu 12: Tác động của FDI đối với nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư.
Hoạt động FDI có tính hai mặt với nước đầu tư cũng như nước tiếp nhận đầu tư đều có tác động tiêu cực và tác
động tích cực.
Đối với nước đi đầu tư (nước chủ nhà) FDI có vai trò chủ yếu sau:
* Tác động tích cực: Do đầu tư là người nước ngoài là người trực tiếp điều hành và quản lý vốn nên họ có trách
nhiệm cao, thường đưa ra những quyết định có lợi cho họ. Vì thế họ có đảm bảo hiệu quả của vốn FDI. Đầu tư nước
ngoài mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm nguyên liệu, cả công nghệ và thiết bị trong khu vực mà họ đầu tư
cũng như trên thế giới.Do khai thác được nguồn tài nguyền thiên nhiên và lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn
nên có thể mở rộng quy mô, khai thác được lợi thể kinh tế của quy mô từ đó có thể nâng cao năng suất, giảm giá
thành sản phẩm.Tránh được các hàng rào bảo hộ mâu dịch và phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư với thông qua
FDI chủ đầu tư hay doanh nghiệp nước ngoài xây dựng được các doanh nghiệp của mình nằm trong long nước thì
hành chính sách bảo hộ.

* Tác động tiêu cực: Khi các doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài thì trong nước sẽ mất đi khoản vốn
đầu tư, khó khăn hơn trong việc tìm nguồn vốn phát triển cũng như giải quyết việc làm.Do đó trong nước có thể dẫn
tới nguy cơ suy thoái, vì thế mà nước chủ nhà không đưa ra những chính sách khuyên khích cho việc đầu tư ra nước
ngoài. Đầu tư ra nước ngoài thì doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn trong môi trường mới về chính trị,
sự xung đột của quốc gia hay đơn thuần chỉ là sự thay đổi trong chính sách và pháp luật của quốc gia hay đơn thuần
chỉ là sự thay đổi trong chính sách và pháp luật của quốc gia tiếp nhận… tất cả những điều đó đều khiến cho các
doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng mất tài sản cở sở hạ tầng. Do vậy mà họ thường phải đầu tư vào các nước ổn
định về chính trị cũng như trong chính sách và môi trường kinh tế.
Đối với nước tiếp nhận đầu tư thì hoạt động FDI có tác động:
* Tác động tích cực: Nhờ nguồn vốn FDI đầu tư mà có thể có điều khiến tốt để khai thác tốt nhất các lợi thế về tài
nguyền thiên nhiên, vị trí địa lý. Bởi các nước tiếp nhận thị trường là nước đang phát triển có tài nguyền song không
biệt cách khai thác.
• Tạo điều kiện để khai thác được nguồn vốn từ bên ngoài do không quy định mức vốn góp tối đa mà chỉ quyết
định mức vốn góp tối thiểu cho nhà đầu tư.
• Thông qua việc hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài hay cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài và tiếp thu
được kỹ thuật công nghệ hiện đại hay tiếp thu được kinh nghiệm quản lý kinh doanh của họ.
• Tạo điều kiện để tạo việc làm, tăng tốc độ tăng trưởng của đối tượng bỏ vốn cũng như tăng kim ngạch xuất
khẩu và tăng trưởng kinh tế, qua đó nâng cao đời sống nhân dân.
• Khuyến khích doanh nghiệp trong nước tăng năng lực kinh doanh, cải tiến công nghệ mới nâng cao năng suất
chất lượng giảm giá thành sản phẩm do phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, một mặt khác thông qua hợp
tác với nước ngoài có thể mở rộng thị trường thông qua tiếp cận với bạn hàng của đối tác đầu tư.
* Tác động tiêu cực
• Nếu không có quy hoạch cụ thể và khoa học, có thể đầu tư tràn lan kém hiệu qua, tài nguyên thiên nhiên có thể
bị khái thác bừa bãi về sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
• Môi trường chính trị trong nước có thể bị ảnh hưởng, các chính sách trong nước có thể bị thay đổi do khi đầu tư
vào thì các nhà đầu tư thường có các biện pháp vận động quan chức địa phương theo hướng có lợi cho mình.
• Hiệu quả của đầu tư phụ thuộc vào nước tiếp nhận có thể tiếp nhận từ các nước đi đầu tư những công nghệ thiết
bị lạc hậu không phù hợp với nền kinh tế gây ô nhiễm môi trường.



• Các lĩnh vực và địa bàn đầu tư phụ thuộc vào sự lựa chọn của nhà đầu tư nước ngoài mà không theo ý muốn
của nước tiếp nhận. Do vậy việc bố trí cơ cầu đầu tư sẽ gặp khó khăn sẽ tạo ra sự phát triển mất cân đối giữa các
vùng.
• Giảm số lượng doanh nghiệp trong nước do quá trình cạnh tranh nên nhiều doanh nghiệp trong nước bị phá
sản.Hay ảnh hưởng tới can cần thành toán quốc tế do sự di chuyển của các luồng vốn cũng như luồng hàng hoá ra
vào trong nước .
• Ngày này hầu hết việc đầu tư là của các công ty đa quốc gia vì thể các nước tiếp nhận thường bị thua thiệt, thất
thu thuế hay các liên doanh sẽ phải chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do các vần đề chuyển nhượng
giá nội bộ của các công ty này.
Câu 13: Can thiệp của Chính Phủ vào FDI: nguyên nhân, các biện pháp can thiệp.
a. Nguyên nhân can thiệp của các quốc gia nhận đầu tư FDI: là một bộ phận kinh tế đối ngoại, nó chiếm
một vai trò ngày càng quan trọng đối vớisự phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, bất kỳ một quốc gia nào cũng phải
can thiệp vào dòngvận động của FDI. Hai nguyên nhân giải thích tại sao chính phủ các quốc gia lại can thiệp đốivới
FDI, đó là cán cân thanh toán và huy động các nguồn lực cùng những lợi ích từ bên ngoài. Cán cân thanh toán quốc tế
chịu sự chi phối bởi xuất nhập khẩu và FDI của bản thânnước đó với thế giới bên ngoài. Rất nhiều chính phủ coi việc
can thiệp đối với FDI như là mộtphương thức hữu hiệu nhằm điều chỉnh và kiểm soát cán cân thanh toán. Thứ nhất,
khi dòng vốn FDI chảy vào được ghi như những mức tăng thêm của cán cânthanh toán nên các quốc gia đã có thể tạo
đà gia tăng cán cân thanh toán từ lương FDI chuyểnvào đầu tiên. Thứ hai, một số dự án FDI sản xuất thay thế hàng
nhập khẩu, nên vô hình dung có thể giúpcho việc giảm nhập khẩu và như vậy tăng cán cân thanh toán. Thứ ba, khả
năng xuất khẩu sản phẩm của các dự án sản xuất mới cũng gây ảnh hưởng tíchcực đối với cán cân thanh toán. Bên
cạnh đó, chính phủ huy động các nguồn lực cũng như những lợi ích như công nghệ,kỹ năng quản lý và lao động. Đầu
tư vào công nghệ nhằm mục đích tăng năng lực sản xuất haytăng khả năng cạnh tranh của một quốc gia. Vì lý do đó,
các quốc gia nhận đầu tư tìm mọi biệnpháp khuyến khích nhập khẩu công nghệ, sau đó cố gắng phát triển những kiến
thức công nghệcủa riêng mình.
b. Nguyên nhân can thiệp của các quốc gia đi đầu tư: Đối với một số quốc gia, việc di chuyển tự do FDI
mang lại những tác dộng riêng đối vớinền kinh tế quốc dân. Thông thường, những nguyên nhân chính dẫn tới việc hạn
chế dòng FDIchảy ra ngoài là: - Việc đầu tư cho quốc gia khác sẽ dẫn tới chảy máu các nguồn lực của quốc gia đi đầu
tư.Bởi vậy các nguồn lực được tập trung sử dụng cho phát triển và tăng trưởng kinh tế tại chínhquốc sẽ ngày càng ít
đi. - Việc chảy ra của dòng vốn FDI có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cán cân thanhtoán của quốc gia đi đầu vì
lấy mất thị trường của xuất khẩu. - Việc làm này do FDI tạo ra ở các nước sở tại có thể thay thế việc làm tại chính

quốc. Đâylà một vấn đề khá nhạy cảm đối với quốc gia đi đầu tư. Việc chuyển cơ sở sản xuất sang mộtquốc gia có
mức lương rẻ hơn sẽ gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình làm việc tại một số khuvực trong nước. Bên cạnh đó,
Chính phủ can thiệp cũng đê khuyến khích những ngành công nghiệp bướcvào thời kỳ hoàng hôn và tăng khả năng
cạnh tranh lâu dài của quốc gia.c. Các công cụ và chính sách của chính phủ.
Các biện pháp hạn chế:
* Đối với nước nhận đầu tư: Các biện pháp hạn chế FDI: + Sở hữu: Cấm, hoặc chỉ thực hiện ở một số
ngành nhất định, không sở hữu quá 50% cổ phẩn + Yêu cầu về nội dung hoạt động: Tỷ lệ nội địa hóa, tỷ lệ xuất khẩu,
bắt buộc chuyểngiao công nghệ - Các biện pháp khuyến khích FDI + Ưu đãi tài chính: Giảm thuế suất hay miễn thuế
thu nhập trong một thời gian + Củng cố cơ sở hạ tầng
* Đối với nước đi đầu tư - Các biện pháp hạn chế FDI + Áp dụng mức thuế suất đánh vào thu nhập tại nước
ngoài của các công ty caohơn mức thuế suất đánh vào thu nhập trong nước + Xử phạt (cấm) các công ty đầu tư vào
một số quốc gia cụ thể - Các biện pháp khuyến khích FDI + Bảo hiểm rủi ro + Cho vay vốn hoặc bảo lãnh + Miễn
thuế cho công ty quốc tế đã chịu thuế lợi nhuận thu đươcj tại nước ngoàihay đưa ra những ưu đãi thuế đặc biệt. + Gây
áp lực chính trị với các quốc gia khác nhằm buộc những quốc gia ấy nớilỏng những hạn chế về đầu tư.

Câu 14: Các lí thuyết giải thích FDI: lí thuyết vòng đời sản phẩm, lí thuyết quyền lực thị trường, lí thuyết về
các yếu tố không hoàn hảo trên thị trường, lí thuyết chiết trung.
1. Lí thuyết vòng đời sản phẩm:
Lý thuyết IPLC (International product life cycle ) đã mô tả một quá trình quốc tế trong đó một nhà sản xuất địa
phương trong một quốc gia tiên tiến (Raymond Vernon coi Hoa Kỳ như là nguồn nguyên tắc sáng chế) bắt đầu sản
xuất và bán một sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến cao đến người tiêu dùng trong thị trường nội địa của nó; sau đó
tiến hành sản xuất, bán sang các thị trường các nước phát triển khác; cuối cùng nhà sản xuất sẽ đầu tư sang các nước
đang phát triển để tiếp tục sản xuất và bán sang các thị trường khác.
Mục đích của mô hình lý thuyết chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm là để nâng cao lý thuyết thương mại vượt
qua ngoài khuôn khổ tĩnh của lợi thế so sánh của David Ricardo.


a/ Giai đoạn sản phẩm mới:
Chu kì sống quốc tế được bắt đầu khi 1 công ty ở một nước phát triển muốn khai thác một bước đột phá công
nghệ kết hợp với nhu cầu và sức mua cao của khách hàng đã tung ra một loại sản phẩm mới sáng tạo trên thị trường

nội địa của mình. Raymond Vernon nhấn mạnh hàng hóa sản xuất và lý thuyết được bắt đầu với sự phát triển của 1
sản phẩm tại Mỹ. Các sản phẩm mới sẽ có 2 đặc điểm chính :
Nó sẽ phục vụ cho nhu cầu thu nhập cao
Và hứa hẹn trong quá trình sản xuất , thì sẽ tiết kiệm lao động và vốn sử dụng trong tự nhiên
Trong giai đoạn sản phẩm mới, doanh nghiệp muốn thăm dò thị hiếu của khách hàng cũng như phản ứng của
người tiêu dùng ; mức cầu chưa xác định rõ ràng nên sản xuất không được thực hiện trên quy mô lớn, số lượng sản
phẩm có hạn, sản phẩm ở mức độ thử nghiệm. Các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất và tiêu thụ tại chính thị trường nội
địa – nơi mà diễn ra các hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Hầu hết doanh số bán hàng bị hạn chế. Sản phẩm ở mức độ thử nghiệm - cảm nhận của khách hàng là không
chắc chắn và tính năng sản phẩm là cụ thể nhưng chưa hoàn toàn được xác định . Tổn thất tài chính là chuyện thông
thường trong giai đoạn khởi đầu này vì doanh thu nhanh chóng bị ngốn sạch bởi các chi phí phát triển sản phẩm liên
tục, marketing và sản xuất.
Trong giai đoạn này thị trường nội địa các nước phát triển được chọn làm nơi sản xuất. Bởi lẽ: thị trường đó sẽ
có nhiều người tiêu dùng có thu nhập cao, có khả năng mua và sẵn sàng thử nghiệm với những sản phẩm mới; dễ
dàng tiếp cận thị trường vốn để tài trợ cho phát triển sản phẩm mới. Mặt khác sản xuất bắt đầu tại địa phương để giảm
thiểu rủi ro và sự không chắc chắn “ Một vị trí trong đó thông tin liên lạc giữa các thị trường và các giám đốc điều
hành liên quan trực tiếp với sản phẩm mới nhanh chóng và dễ dàng; tại đó có rất nhiều tiềm năng của các loại đầu vào
mà có thế cần thiết cho các đơn vị sản xuất có thể tiếp cận rõ ràng”.
b/ Giai đoạn sản phẩm chín muồi:
Khi nhận thức của khách hàng về sản phẩm đã đầy đủ, các doanh nghiệp muốn tăng doanh thu nên đã bắt đầu
xuất khẩu sang các quốc gia tiên tiến khác – nơi có những người tiêu dùng với mong muốn và các khỏan thu nhập
tương tự làm cho xuất khẩu là bước dễ nhất, đầu tiên trong 1 nỗ lực quốc tế
Trong giai đoạn này, nhu cầu sản phẩm phát triển rất mạnh và bán hàng xuất khẩu trở nên rất quan trọng. Lợi
nhuận rất lớn và cạnh tranh cả trong lẫn ngoài nước. Các doanh nghiệp nhấn mạnh vào sản xuất có hiệu quả, đặc tính
sản phẩm; sở thích người tiêu dùng ổn định. Tuy nhiên giá vẫn còn tương đối cao.
Khi sản phẩm được xuất khẩu sang các nước tiên tiến tăng dần theo thời gian thì thiết kế sản phẩm và quy trình
càng trở nên ổn định
Nhiều cơ sở sản xuất ra nước ngoài để phục vụ nhu cầu cho thị trường địa phương đảm bảo thay thế xuất khẩu
từ thị trường nội địa của doanh nghiệp.
Một số sản phẩm sẽ trải qua giai đoạn phát triển vợt bậc . Doanh thu tăng vọt, kết thúc tình trạng thua lỗ trong

giai đọan đầu. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp, chỉ 1 phần nhỏ doanh thu đem lại lợi nhuận ròng do lợi nhuận công ty
thu được phải tái đầu tư vào các khâu phát triển sản xuất , xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường.
Ví dụ: eBay - một công ty lớn về bán đấu giá trực tuyến - là ví dụ điển hình cho trường hợp này. EBay bắt đầu
hoạt động vào năm 1995 như một doanh nghiệp hoạt động gia đình. Tuy nhiên, khái niệm mua bán qua sàn đấu giá
trực tuyến- là một khái niệm mới hấp dẫn đến nỗi công ty phát triển rất nhanh chóng. Sự phát triển vũ bão trong giai
đoạn thành lập của công ty là 1996-2002. Doanh thu ròng tăng rất chậm trong những năm 1997-1999, mặc dù doanh
thu năm sau vẫn cao gấp đôi năm trước. Trong thực tế, eBay đã dùng dòng tiền phát sinh từ doanh thu để phát triển cơ
sở hạ tầng trực tuyến, xây dựng một thương hiệu nổi tiếng và phát triển các loại hình bán đấu giá mới. EBay cũng tích
cực đầu tư vốn để mở rộng phạm vi kinh doanh, thường bằng cách mua lại các công ty khác, nhờ đó ngăn chặn sự gia
nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh.
Thách thức của thị trường trong giai đoạn này là chuyển từ việc xây dựng nhận thức sang xây dựng thương
hiệu. Đồng thời các đối thủ cạnh tranh mới luôn bị hấp dẫn trước sự gia tăng doanh thu và lợi nhuận, tạo nên sức
cạnh tranh tương đối lớn.
Vào cuối giai đọan này các sản phẩm được bán sang thị trường các nước đang phát triển và quá trình sản xuất
cũng có thể được bắt đầu tại khu vực này
c/ Giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa:
Trong giai đoạn này thị trường trở nên bão hòa.Lợi thế so sánh bởi sáng tạo ban đầu dựa trên các lợi ích chức
năng đã bị xói mòn. Công ty bắt đầu chú trọng tập trung vào việc giảm chi phí quá trình hơn là bổ sung các tính năng
sản phẩm mới. Kết quả là, các sản phẩm và quá trình sản xuất của nó ngày càng trở nên tiêu chuẩn hóa. Lao động có
thể bắt đầu được thay thế bằng vốn.
Nhu cầu của sản phẩm gốc ngày càng giảm trong nước phát minh vì sự xuất hiện của công nghệ mới và các thị
trường được thành lập sẽ ngày càng trở nên nhạy cảm về giá. Dù thị trường còn lại được chia sẻ giữa các đối thủ cạnh
tranh chủ yếu là người nước ngoài nhưng một công ty đa quốc gia trong nội bộ sẽ tối đa hóa "ngoài khơi", sản xuất ở
nước đang phát triển vì nó có thể di chuyển vốn và công nghệ xung quanh, không lao động. Để đối phó với giá cả
cạnh tranh và các rào cản thương mại hoặc đơn giản chỉ để đáp ứng nhu cầu địa phương, cơ sở sản xuất sẽ chuyển đến
các nước đang phát triển. Kết quả là thị trường trong nước có thể sẽ nhập khẩu các sản phẩm này quay trở lại. Các nhà
máy ban đầu thường vẫn còn trong các quốc gia nơi mà công nghệ lần đầu tiên được phát minh.


Sản phẩm được nhập khẩu vào quốc gia có nguồn gốc từ những nơi khác, đặc biệt là khu vực phù hợp với chi

phí sản xuất thấp ( Hàn Quốc, Đài Loan, Mexico, Indonexia). Sản xuất có nguồn gốc trong nước sẽ sụt giảm và có thể
bị chặn hoàn toàn.
Ví dụ: trong trường hợp này, quá trình sản xuất chất bán dẫn đã bắt đầu ở Mỹ trước khi lan truyền đến Anh,
Pháp, Tây Đức và Nhật Bản. Hiện nay, điều kiện sản xuất thuận lợi đã được hình thành ở Hồng Kông, Đài loan các
nước cũng như Đông Nam Á khác. Xưa kia, Mỹ đã từng là nước xuất khẩu máy chữ và máy đếm tiền. Nhưng thời
gian trôi qua, giờ đây, những chiếc máy đơn giản này ( như máy chữ) lại được nhập khẩu trở lại nước Mỹ, trong khi
đó các doanh nghiệp của Mỹ xuất khẩu các kiểu máy điện tử tinh vi hơn.
Cuối cùng, hầu hết các lĩnh vực kinh doanh và chủng loại sản phẩm đều đạt đến điểm chín muồi, thể hiện qua
sự ổn định về số lượng nhà sản xuất, sự phát triển doanh thu trên đơn vị sản phẩm chững lại và tỷ lệ lợi nhuận trên
doanh thu giảm. Trong giai đoạn chín muồi, thị trường của người bán nhường chỗ cho thị trường của người mua. Lợi
nhuận giảm khi các nhà sản xuất cạnh tranh với nhau để giành thị phần. Sự thay đổi sản phẩm chỉ dừng ở mức độ cải
tiến chứ không có tính đột phá. Kinh phí chủ yếu được tập trung cho việc quảng cáo và giảm giá. Công ty nào cũng cố
gắng giành giật thị phần từ các doanh nghiệp khác.
Ví dụ: Công ty Động cơ Honda được thành lập ngày 24 tháng 9 năm 1948. Ông Soichiro Honda đã nhân cơ
hội nước Nhật có nhu cầu đi lại nhiều. Công ty đã gắn động cơ vào xe đạp tạo ra một phương tiện đi lại hiệu quả và rẻ
tiền. Honda bắt đầu sản xuất từ xe máy. Sau khi chiếm lĩnh thị trường trong nước, để thâm nhập thị trường nước
ngoài, Honda đã thực hiện xuất khẩu sang các thị trường khác. Do chi phí sản xuất tại Nhật cao, thị trường xe máy
Nhật có xu hướng bão hòa nên Honda đầu tư vốn và công nghệ sang các nước phát triển thấp hơn như Thái Lan, Việt
Nam nhằm tận dụng chi phí sản xuất thấp, nguồn lao động giá rẻ tai nước sở tại và quan trọng hơn là nhằm ngăn chặn
khả năng để rơi thị trường vào tay các nhà sản xuất địa phương. Thực hiện FDI ở các nước đang phát triển cho phép
Honda phát tăng doanh thu từ việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình tại nước sở tại và xuất khẩu ra thị trường
thế giới. Trụ sở Honda ở NHật Bản sẽ tập trung nghiên cứu các dòng sản phẩm, các công nghệ mới ở trong nước.
Honda chuyển hướng sang sản xuất ôtô, trong bối cảnh tại Nhật Bản đang có những tập đoàn ôtô lớn và thành công
như Toyota, Nissan, Mitsubishi. Honda đã ném toàn bộ tiền lãi từ kinh doanh xe máy vào việc nghiên cứu, chế tạo ôtô
và cải tiến phát triển sản phẩm xe máy với các chuyên gia giỏi nhất. Năm 1983, công ty đã cho ra đời thêm 39 kiểu xe
(trong tổng số 110 kiểu đã có trước đó), đánh dấu sự thất bại thảm hại của đối thủ Yamaha.
2. Lí thuyết quyền lực thị trường.
Nội dung: FDI tồn tại do những hành vi đặc biệt của độc quyền nhóm trên phạm vi quốc tế như phản ứng độc
quyền nhóm, hiệu quả kinh tế bên trong do quy mô sản xuất và sự liên kết đầu tư nước ngoài theo chiều dọc nhằm hạn
chế cạnh tranh, mở rộng thị trường và ngăn cản không cho đối thủ khác gia nhập vào ngành công nghiệp và thị trường

của chúng.
FDI theo chiều dọc:các công ty đầu tư thâm nhập vào nước khác nhằm sản xuất các sản phẩm trung gian sau đó
những sản phẩm này được xuất khẩu ngược trở lại và được sử dụng với tư cách là đầu vào cho sản xuất của nước chủ
nhà hoặc sản xuất hay tiêu thụ những sản phẩm đã hoàn thành cho những người tiêu thụ cuối cùng. Thường áp dụng
cho các ngành công nghiệp chế tạo và sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên.
Nguyên nhân thực hiện FDI theo chiều dọc:
• Nguồn cung nguyên liệu khan hiếm, công ty địa phương ở nước ngoài không đủ khả năng thăm dò, khai thác
nguyên liệu mới.
• Các công ty độc quyền nhóm có thể thiết lập hàng rào ngăn cản không cho các công ty khác tiếp cận với nguồn
nguyên liệu của chúng.
• Tạo ra lợi thế về chi phí thông qua cải tiến kĩ thuật bằng cách phối hợp sản xuất và chuyển gia sản phẩm giữa
các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất.
3. Lí thuyết về các yếu tố không hoàn hảo trên thị trường.
Thị trường hoàn hảo là thị trường có khả năng đáp ứng đầy đủ và thuận lợi nhu cầu của người tiêu dùng ở mức giá
thấp nhất có thể.
Thị trường không hoàn hảo là thị trường mà ở đó xuất hiện các yếu tố không hoàn hảo làm cho hoạt động kinh
doanh kém hiệu quả, khi đó các công ty sẽ thực hiện đầu tư ra nước ngoài nhằm kích thích hoạt động kinh doanh vượt
qua những yếu tố không hoàn hảo đó.
Yếu tố không hoàn hảo: là những yếu tố ngăn cản quá trình hoạt động hiệu quả của các ngành công nghiệp.
2 loại yếu tố không hoàn hảo của thị trường chủ yếu:
Các rào cản thương mại: rào cản thuế quan và phi thuế quan
Kiến thức đặc biệt: chuyên môn kĩ thuật của kĩ sư hay khả năng tiếp thị của các nhà quản lý.
4. Lí thuyết chiết trung.
Nội dung:các công ty sẽ thực hiện đầ tư trực tiếp nước ngoài khi hội tụ đủ 3 lợi thế: địa điểm, sở hữu, nội hóa.
Lợi thế về địa điểm: ưu thế có được do việc tiến hành một hoạt động kinh doanh tại một địa điểm nhất định với
những đặc thù riêng của địa điểm đó, chúng có thể là tài nguyên thiên nhiên,lực lượng lao động lành nghề, lực lượng
lao động giá rẻ,…
Lợi thế về sở hữu: ưu thế cho công ty có cơ hội tham gia sở hữu một số tài sản đặc biệt nhất định như nhãn hiệu
sản phẩm, kiến thức kĩ thuật hay cơ hội quản lí.



Lợi thế nội hóa: ưu thế đạt được do việc nội địa hóa hoạt động thay vì chuyển nó đến một thị trường kém hiệu quả
hơn.
Lý thuyết này khẳng định khi hội tụ đầy đủ các ưu thế trên thì các công ty sẽ thực thi FDI.
Câu 15: A.Smith cho rằng 2 quốc gia giao thương với nhau thì hai bên đều có lợi trên cơ sở lợi thế tuyệt đối của mỗi
quốc gia. Lợi thế tuyệt đối được coi là sự khác biệt tuyệt đối về năng suất lao động (cao hơn) hay chi phí lao động
(thấp hơn) để cùng sản xuất ra một loại sản phẩm. Mỗi quốc gia chỉ nên xuất khẩu các sản phẩm mà mình có lợi thế
tuyệt đối và nhập khẩu các sản phẩm mà mình không có lợi thế tuyệt đối. Theo lý thuyết này, sự chuyên môn hóa
sản xuất các sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối sẽ giúp tài nguyên kinh tế của một đất nước được khai thác hợp
lý hơn và thông qua trao đổi mậu dịch quốc tế, tổng khối lượng sản phẩm tiêu dùng sẽ tăng cao hơn và chi phí rẻ hơn
so với các trường hợp phải tự sản xuất toàn bộ trong nước.
Lợi thế tuyệt đối (A.Smith, 1776)
- Cơ sở để tiến hành mậu dịch: mỗi bên phải có lợi thế tuyệt đối về một mặt hàng
- Cơ sở để có lợi thế tuyệt đối: năng suất lao động phải cao hơn quốc gia còn lại
- Sử dụng mô hình 2x2 để giải thích 3 câu hỏi về mậu dịch quốc tế: chiều hướng mậu dịch, cơ sở của mậu dịch,
và phúc lợi từ mậu dịch
• Ưu điểm: Mỗi quốc gia phải chuyên môn hóa sản xuất các sản phẩm có lợi thế tuyệt đối, đồng thời trao đổi
sản phẩm có lợi thế tuyệt đối của nước khác, thông qua đó để nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Điểm cốt
lõi của khái niệm này cho rằng các quốc gia giao thương đều có lợi trong các hoạt động thương mại quốc tế.
• Hạn chế: Không giải thích được hiện tượng chỗ đứng trong phân công lao động quốc tế và thương mại quốc
tế sẽ xảy ra như thế nào đối với những nước không có lợi thế tuyệt dối nào.Coi lao động là yếu tố sản xuất
duy nhất tạo ra giá trị,là đồng nhất và được sử dụng với tỉ lệ như nhau trong tất cả các loại hàng hoá.
LỢI THẾ TƯƠNG ĐỐI
David Ricardo cho rằng trong mối quan hệ thương mại quốc tế không nên đặt vấn đề lợi ích hai bên phải bằng
nhau, mà căn bản bên có lợi hơn so với trường hợp không có trao đổi mậu dịch.Cơ sở của luận điểm là: “ mỗi quốc
gia sẽ chuyên môn hóa sản xuất để xuất khẩu các sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu trở lại các sản
phẩm mà mình không có lợi thế so sánh”Khác với lợi thế tuyệt đối của A.Smith, lợi thế so sánh của D.Ricardo được
hiểu là sự khác biệt tương đối về năng suất lao động (cao hơn) hay chi phí lao động (thấp hơn) để làm ra cùng một
loại sản phẩm.Lý thuyết chỉ ra rằng: dù một quốc gia dù không có lợi thế tuyệt đối, nhưng lại có lợi thế so sánh
(tương đối) về một số loại sản phẩm nhất định và biết cách khai thác tốt các lợi thế này thông qua việc chuyên môn

hóa sản xuất và thương mại quốc tế thì vẫn có thể nâng cao hiệu quả nền kinh tế của mình.
Lợi thế so sánh ( D.Ricardo, 1836)
- Cơ sở tiến hành mậu dịch: mỗi quốc gia phải có lợi thế so sánh cho một mặt hàng
- Lợi thế so sánh: chi phí cơ hội để sản xuất ra mặt hàng đó là nhỏ so với quốc gia còn lại
- Chi phí cơ hội để sản xuất một mặt hàng: thể hiện số lượng mặt hàng khác phải hi sinh để sản xuất thêm một
đơn vị hàng hóa đang xét
- Lợi thế so sánh được xác định bởi: Năng suất tương đối của mặt hàng đó cao hơn so với quốc gia còn lại ; Chi
phí cơ hội để sản xuất mặt hàng đó thấp hơn so với quốc gia còn lại
• Ưu điểm: Khẳng định mọi quốc gia đều có lợi thế khi tham gia thương mại quốc tế dù quốc gia đó có hay
không có lợi thế tuyệt đối trong tất cả các mặt hàng hay không.
• Nhược điểm:
- Chưa tính đến cơ cấu tiêu dùng của quốc gia đó.
- Không đề cập đến các chi phí (vận tải, bảo hiểm,…) mà chi phí là yếu tố quan trọng trong thương mại quốc tế.
Câu 16: Định nghĩa toàn cầu hóa: Qúa trình chuyển dịch đến một nền kinh tế thế giới hợp nhất và phụ thuộc lẫn
nhau. Nền kinh tế thế giới không chỉ là một sự hợp nhất các thị trường một cách giản dơn mà là một hệ thống các thị
trường tương tác lẫn nhau
-Các yếu tố thúc đẩy toàn cầu hóa
o Sự phát triển của các MNC
o Sự tiến bộ trong vận tải
o Sự phát triển vượt bậc của công nghệ truyền thông
o Hệ tư tưởng hòa bình
o Sự tư do hóa mậu dịch và đầu tư
o Làn sóng di dân
-Tác động tích cực
o Mở rộng sản xuất dẫn đến hiệu quả kinh tế theo quy mô
o Tiếp cận và khai thác các nguồn lực
o Tạo khả năng hạ thấp giá cả
o Tạo sự tăng trưởng kinh tế
o Tạo công ăn việc làm



-Tác động tiêu cực
o Tạo nên sự thất nghiệp tại các nước đã phát triển
o Làm giảm tiền lương thực tế của lao động không có kỹ năng
o Sự không an toàn trong công việc
o Né tránh sự kiểm soát của chính phủ
o Tình trạng mất tự chủ quốc gia
o Tàn phá môi trường
o Sự bất công, bất bình đẳng giữa các quốc gia
o Vấn đề khủng hoảng toàn cầu, đạo đức
-Nhân tố làm giới hạn toàn cầu hóa
o Khác biệt về văn hóa
o Khác biệt về điều kiện kinh tế
o Khác biệt về trình độ phát triển của sản xuất
o Rào cản về mậu dịch và đầu tư
o Sự bất ổn về chính trị
o Sự khác biệt về chiến lược của các công ty
o Sự khác biệt về nhu cầu, hành vi tiêu dùng, cơ chế quản lý nhà nước
Câu 17: Biểu hiện khác biệt của văn hóa Đông và Tây trong tổ chức: Tính cá nhân / sự tin tưởng, Hiếu khách, Quan
hệ cá nhân trong công việc, Bày tỏ ý kiến, sự từ chối, Sự bất đồng và phản đối, giải quyết mâu thuẫn,Tính chủ động,
Chấp nhận rủi ro, Ra quyết định
• Cơ hội:
-Các nền văn hóa chủng tộc và địa phương (dân tộc thiểu số) vốn đã phải chịu những bất lợi thiệt thòi, bất bình đẳng
về kinh tế, chính trị hay văn hóa trong khuôn khổ nhà nước - dân tộc sẽ có điều kiện để giao lưu bình đẳng trong một
sân chơi với những luật lệ chung,mở rộng giao lưu quốc tế, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc; tạo
điều kiện cho việc tiếp thu những thành tựu của văn hóa nhân loại cũng như phổ biến và khẳng định bản sắc văn hóa
của dân tộc mình, đồng thời nó cũng tạo điều kiện cho việc hiện đại hóa và làm phong phú nền văn hóa của dân tộc.
-Về kinh tế, tạo cơ hội cho sự phát triển kinh tế thông qua việc tự do hóa thương mại, thu hút đầu tư, chuyển giao
khoa học-công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
thúc đẩy chuyển dịch nền kinh tế sang kinh tế thị trường.

• Thách thức:
-Rào cản do sự khác biệt trong suy nghĩ
-Cách suy nghĩ có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, sản xuất và người tiêu
dùng. Một trong những rào cản tư duy lớn nhất là sự khác biệt về tư duy kinh tế giữa các nước tư bản chủ nghĩa và
xã hội chủ nghĩa.Các nước tư bản chủ nghĩa đặc biệt coi trọng yếu tố cá nhân. Các nước xã hội chủ nghĩa thì lợi ích
công, lợi ích tập thể luôn được đặt lên hàng đầu.
-Rào cản do sự khác biệt trong giao tiếp
-Sự đa dạng về ngôn ngữ đã khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi đưa sản phẩm của mình thâm nhập thị
trường nước ngoài, sự bất đồng về ngôn ngữ là một trở ngại rất lớn khi các đối tác thương thảo với nhau, bất đồng về
ngôn ngữ cũng làm cho sức tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường nước sở tại bị hạn chế, đặc biệt là trong giai đoạn
ngành thương mại điện tử phát triển như hiện nay.
-Tập quán, thói quen cũng ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình tham gia thương mại của các doanh nghiệp.
-Rào cản do sự khác biệt về thói quen tiêu dùng
-Các yếu tố văn hóa vật chất và tinh thần khác nhau tạo nên sự khác biệt trong tiêu dùng, chưa kể sự khác biệt về tín
ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán…
Ví dụ: như thị trường Mỹ là một thị trường không quá khó tính như các thị trường Nhật Bản, Tây Âu nhưng do
có thu nhập cao và sống trong một xã hội hiện đại nên người Mỹ luôn đòi hỏi hàng hóa phải có chất lượng tốt, đảm
bảo vệ sinh công nghiệp. Trong thực tế thì nhiều sản phẩm của các công ty Việt Nam thâm nhập vào thị trường Mỹ
không đáp ứng được yêu cầu trên và nhanh chóng bị mất thị trường.
Câu 18: Phân tích các yếu tố trong mô hình Kim cương
*Yếu tố nhu cầu: VIỆT NAM
• Đặc trưng cấu thành nhu cầu
-Khách hàng sành điệu, cân nhắc kỹ càng, mặc cả cao.
-Quan tâm nhãn hiệu, chất lượng.
-Khác biệt vùng miền.
• Quy mô phát triển
-Doanh thu nội địa 2,5 tỷ USD.
• Phương pháp kéo đẩy
-Kiều bào Nhật: 60.000 người.



-Xu hướng tăng.
Ngành sản xuất nguyên vật liệu
-BÔNG
+Sản lượng trong nước: 4.590 tấn.
+Nhập 405.000 tấn.
-SỢI
+Sản lượng trong nước: 300.000 tấn/năm.
+Nhập 611.000 tấn/năm từ các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản,…
• Sản xuất phụ liệu
-Đáp ứng được 20% nhu cầu trong nước.
-Còn lại phải nhập khẩu.
• In nhuộm
-Chậm hơn các nước trong khu vực, nhất là công đoạn nhuộm.
-Lượng thuốc nhuộm chỉ đáp ứng 10% nhu cầu trong nước. còn lại nhập khẩu.
*Chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh: Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu của ngành dệt và ngành
may.Chênh lệch lớn giữa số lượng doanh nghiệp dệt (17%) với doanh nghiệp may (70%).Đa số doanh nghiệp quy
mô nhỏ.Quy mô sản xuất không đều
=>Mất thời gian để hoàn tất sản phẩm.Chuyển phương thức sản xuất sang ODM.
*Cơ hội
-Việc tham gia vào Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương giúp cho các mặt hàng của Việt Nam dễ dàng
thâm nhập vào thị trường các nước cùng tham gia Hiệp định (Ví dụ như Nhật bản) và không chịu thuế hàng nhập
khẩu, nếu có cũng rất thấp. Việt Nam chiếm ưu thế.
*Chính phủ
-Hỗ trợ 65,6 tỷ đồng để đào tạo nguồn lực dệt may.
Cho doanh nghiệp vay vốn tín dụng Nhà Nước, vốn ODA để thực hiện các dự án xử lý môi trường


Câu 19: Nêu những thuận lợi và bất lợi của Marketing quốc tế
Lợi ích của Marketing quốc tế

• Kinh nghiệm ở thị trường này có thể áp dụng vào thị trường khác
• Lợi thế kinh tế về quy mô làm giảm chi phí
• Nhiều cơ hội mới và tăng lợi nhuận
• Thoát khỏi những hạn chế của thị trường trong nước, thoát khỏi tình trạng bão hòa và suy thoái
Những bất lợi của Marketing quốc tế
• Nguy cơ về khả năng thất bại cao hơn
• Đầu tư ra nước ngoài làm cạn kiệt các nguồn lực của công ty
• Phức tạp về môi trường
• Tâm lý khoảng cách
• Phải thay đổi các chiến lược, kế hoạch marketing với những thị trường mới


Câu 20: Hãy phân tích những ảnh hưởng của văn hóa đến hoạt động kinh doanh quốc tế?
Việc hiểu biết văn hóa là cần thiết khi một công ty tiến hành kinh doanh ở đất nước của mình. Và nó cũng quan
trọng hơn khi tiến hành kinh doanh “xuyên văn hóa” (across culture). Khi những người mua và người bán trên khắp
thế giới gặp nhau để tiến hành kinh doanh thì họ mang tới những hiểu biết khc nhau, những kỳ vọng và cách thức giao
tiếp khác nhau. Và việc biết cách giao tiếp với những bạn hàng đến từ những nền văn hóa khác là hết sức quan trọng
đối với các doanh nhân. ở những đất nước khác nhau, con người sống và làm việc theo những cách khác nhau. Ví dụ,
ở Mỹ, người ta thường ăn tối vào khoảng 6 giờ, còn ở Tây Ban Nha là vào khoảng 8 hoặc 9 giờ tối. ở Mỹ, mọi người
mua sắm trong những siêu thị lớn mỗi tuần một lần, cịn người ý mua sắm trong những cửa hng nhỏ hng ngy. Đó
chính là những khác biệt về văn hóa, mà nếu người làm ngoại thương nắm được những khác biệt này thì họ sẽ dễ
dàng trong giao tiếp với bạn hàng nước ngoài, tạo lập được mối quan hệ kinh doanh nhiều thuận lợi, thậm chí thoạt
đầu là một mối quan hệ cá nhân tốt đẹp và tiếp sau đó là những mối quan hệ buôn bán thịnh vượng
a) Ngôn ngữ: Ngôn ngữ là sự thể hiện rõ nét nhất của văn hóa vì nó là phương tiện để truyền đạt thông tin và ý tưởng.
Nếu thông thạo ngôn ngữ của đối tác, sẽ thu được bốn lợi ích lớn: Hiểu vấn đề 1 cách dễ dàng, thấu đáo nhờ đó có thể
trực tiếp trao đổi được với đối tác làm tăng hiệu quả giao dịch.Dễ dàng làm việc được với đối tác nhờ có ngôn ngữ
chung.Có thể hiểu và đánh giá đúng được bản chất, ý muốn và cả những ẩn ý của đối tác.Có thể hiểu và thích nghi với
văn hóa của họ.
b) Tôn giáo: Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống, niềm tin, giá trị và thái độ, cách ứng xử của con người. Tôn
giáo còn ảnh hưởng đến chính trị và môi trường kinh doanh. Do đó, đến kinh doanh tại đâu thì phải nghiên cứu, hiểu

những tôn giáo phổ biến tại nơi đó, làm việc với các đối tác cũng phải tìm hiểu xem họ theo tôn giáo nào, thì sẽ tránh
được những rủi ro trong đàm phán.
c) Giá trị và thái độ: Giá trị là những quan niệm làm căn cứ để con người đánh giá đúng, sai, tốt, xấu, quan trọng và
không quan trọng. Thái độ là những khuynh hướng không thay đổi của sự cảm nhận và hành xử theo một hướng xác
định đối với một đối tượng.Thái độ bắt nguồn từ những giá trị và có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh
của con người, đặc biệt là kinh doanh quốc tế.
d) Phong tục và cách cư xử: Phong tục là nếp sống, thói quen, là những lề thói trong xã hội của một nước hay một địa
phương. Những nếp sống thói quen này được coi là phổ biến và được hình thành từ trước. Cách cư xử là hành vi được
xem là đúng đắn, phù hợp trong một xã hội đặc thù.Phong tục thể hiện cách sự vật được làm, còn cách cư xử được
dùng để thể hiện chúng. Mỗi dân tộc có cách cư xử riêng biệt của mình. Nếu nghiên cứu và hiểu đựơc phong tục và
cách cư xử của đối tác thì công việc sẽ tiến hành trôi chảy, thuận lợi. Còn ngược lại thì sẽ gặp rủi ro.
e) Yếu tố vật chất của văn hóa:Văn hóa vật chất là những sản phẩm do con người tạo ra. Khi nghiên cứu văn hóa vật
chất chúng ta xem xét cách con người tạo ra những sản vật (khía cạnh kỹ thuật), ai đã làm ra chúng và tại sao phải làm
(khía cạnh kinh tế).Trình độ kỹ thuật của một xã hội nó ảnh hưởng đến mức sống của người dân, giúp giảI thích
những giá trị và niềm tin của xã hội đó. Khi tiến hành kinh doanh ở những nước có trình độ khoa học kỹ thuật tiên
tiến, các nhà kinh doanh cần chú ý đưa ra các sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và nhiều tiện ích hơn. Còn ở
những nước có trình độ kỹ thuật kém phát triển hơn thì những sản phẩm cao cấp như vậy chưa chắc đã được hoan
nghênh vì chưa phù hợp.
g) Yếu tố thẩm mỹ: Thẩm mỹ là sự hiểu biết và thưởng thức cái đẹp. Thẩm mỹ liên quan đến sự cảm thụ nghệ thuật,
đến thị hiếu của nền văn hóa, từ đó ảnh hưởng đến giá trị và thái độ của con người ở những quốc gia, dân tộc khác
nhau.
h) Yếu tố giáo dục: Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho con
người những phẩm chất đạo đức, những tri thức cần thiết về tự nhiên và xã hội, cũng như những kỹ năng kỹ xảo cần
thiết trong cuộc sống.



×