Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ vận DỤNG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về vấn đề NÔNG dân TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH đối với NÔNG dân NGOẠI THÀNH hà nội HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.95 KB, 128 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

bộ quốc phòng

Học viện chính trị quân sự


Cao VĂN chính

Vận dụng t tởng hồ chí minh về vấn đề nông
dân trong thực hiện chính sách đối với nông
dân ở ngoại thành hà nội hiện nay

Chuyên ngành : chủ nghĩa x hội khoa học
M số

: 60 22 85

Luận văn thạc sĩ triết học
Ngời hớng dẫn khoa học: Ts Mn Vn Mai

Hà nội 2007


2

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT ðẦY ðỦ

CHỮ VIẾT TẮT


Chính trị quốc gia

CTQG

Chủ nghĩa cộng sản

CNCS

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

Công nghiệp hoá, hiện ñại hoá
Hà Nội

CNH, HðH
H

Hệ thống chính trị

HTCT

Hợp tác xã

HTX

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Nông nghiệp, nông dân và nông thôn
Trang


Nxb CTQG
NN, ND & NT
tr

Uỷ ban nhân dân

UBND

Xã hội chủ nghĩa

XHCN


3

MỤC LỤC

Trang
MỞ ðẦU
Chương 1

3
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ðỀ
NÔNG DÂN VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ðẢNG,
NHÀ NƯỚC TA TRONG SỰ NGHIỆP ðỔI
MỚI

8

1.1


Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn ñề nông dân

8

1.2

ðảng và Nhà nước ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn ñề nông dân trong công cuộc ñổi mới

Chương 2

37

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
VẤN ðỀ NÔNG DÂN TRONG THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH ðỐI VỚI NÔNG DÂN Ở NGOẠI
THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY - THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP

2.1

53

Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn
ñề nông dân trong thực hiện chính sách ñối với nông
dân ở ngoại thành Hà Nội hiện nay

2.2


53

Những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt hơn nữa
chính sách ñối với nông dân ở ngoại thành Hà Nội
hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

75

KẾT LUẬN

104

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

106

PHỤ LỤC

110


4

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ðề tài:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ dẫn dắt sự nghiệp cách mạng của
ðảng và nhân dân ta. Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn ñề nông dân
chiếm vị trí ñặc biệt. Người luôn gần gũi, tin yêu và chăm lo tới cuộc sống
nông dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn ñề nông dân rất sâu sắc, ñộc ñáo,
sáng tạo, có ý nghĩa quan trọng làm nền tảng cho quan ñiểm, chính sách nông

dân của ðảng và Nhà nước ta trong các giai ñoạn cách mạng Việt Nam.
Ở nước ta, nông nghiệp, nông dân và nông thôn (NN, ND & NT) có vị
trí, vai trò hết sức quan trọng ñối với sự nghiệp ñấu tranh giải phóng dân tộc
trước ñây cũng như trong sự nghiệp ñổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa (XHCN) hiện nay.
ðặc biệt hiện nay, ñất nước ñang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện ñại hoá (CNH, HðH) vấn ñề nông dân, nông nghiệp và nông thôn ñang
ñặt ra nhiều vấn ñề phức tạp và bức xúc, cần quan tâm giải quyết.
Thủ ñô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa
học, là bộ mặt của cả nước trong ñối nội và ñối ngoại. Việc xây dựng và phát
triển thủ ñô Hà Nội cho tương xứng với vai trò là thủ ñô của cả nước là vấn
ñề cực kỳ quan trọng ñó không chỉ là mong muốn và trách nhiệm của ðảng
bộ chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội mà còn là tình cảm, nguyện
vọng của ñồng bào cả nước. Nghị quyết 15/NQ-TW Bộ Chính trị ñã chỉ rõ:
phát triển thủ ñô Hà Nội là trọng ñiểm trong chiến lược xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc XHCN trong thời kỳ CNH, HðH, chủ ñộng hội nhập kinh tế quốc tế,
là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn ðảng, toàn dân, toàn quân.
Trong ñó, vai trò của NN, ND & NT ở ngoại thành Hà Nội là rất quan
trọng, là một trong những cơ sở ñể góp phần ổn ñịnh và phát triển về kinh tế chính trị - xã hội, củng cố và tăng cường quốc phòng và an ninh của thủ ñô.


5
Với những vấn ñề trên thì việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn
ñề nông dân trong thực hiện chính sách ñối với nông dân ở vùng ngoại thành
Hà Nội có ý nghĩa rất cần thiết ñể góp phần xây dựng thủ ñô trong thời kỳ
CNH, HðH văn minh, giàu ñẹp, xứng ñáng là trái tim của cả nước, là thành
phố vì hoà bình, thủ ñô ngàn năm văn hiến.
Thực tế, trong công cuộc ñổi mới, vấn ñề NN, ND & NT ở ngoại thành
Hà Nội ñã có nhiều ñổi mới và ñạt ñược nhiều thành tựu to lớn, bộ mặt nông
thôn ngoại thành, ñời sống mọi mặt của nông dân thay ñổi hàng ngày.

Bên cạnh ñó, vấn ñề về NN, ND & NT ở ngoại thành Hà Nội còn nhiều
bất cập, một bộ phận nông dân ñời sống còn khó khăn, tình hình kinh tế, văn
hoá, xã hội trong quá trình CNH, HðH, ñô thị hoá nảy sinh nhiều vấn ñề phức
tạp. Những vấn ñề ñó do nhiều nguyên nhân, trong ñó có nguyên nhân từ
nhận thức và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn ñề nông dân còn hạn
chế. Vì vậy, ñể phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao ñời sống vật chất
và tinh thần của nông dân ngoại thành Hà Nội ñòi hỏi phải vận dụng sáng tạo
tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân trong hoạch ñịnh và thực hiện chính sách
ñối với NN, ND & NT ở ngoại thành Hà Nội hiện nay.
Từ những lý do trên, tác giả chọn ðề tài “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn ñề nông dân trong thực hiện chính sách ñối với nông dân ở ngoại
thành Hà Nội hiện nay” làm Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Chủ
nghĩa xã hội khoa học, và có ý nghĩa cơ bản lâu dài và cấp thiết cả về mặt lý
luận lẫn thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan ñến ðề tài:
Vấn ñề nông dân và giải quyết vấn ñề NN, ND & NT trong cách mạng
XHCN ñã ñược C.Mác, Ph.Ăng ghen, V.I.Lê nin, Hồ Chí Minh ñề cập trong
nhiều tác phẩm. ðây là cơ sở lý luận và thực tiễn ñể ðảng và Nhà nước ta vận


6
dụng sáng tạo vào giải quyết vấn ñề NN, ND & NT trong công cuộc ñổi mới
hiện nay.
Nghiên cứu vấn ñề NN, ND & NT ñã có nhiều nhà khoa học quan tâm,
ñã có nhiều công trình khoa học như:
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Kế Tuấn (Chủ biên): “Công nghiệp hoá, hiện
ñại hoá nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam. Con ñường và bước ñi” - Nxb
CTQG H.2006.
Phan Thanh Khôi (Chủ biên): “Một số vấn ñề kinh tế xã hội trong tiến
trình CNH, HðH vùng ñồng bằng sông Hồng” - Nxb Lý luận chính trị,

H.2006.
ðỗ Ngọc Sơn: “Giải quyết lợi ích nông dân góp phần tăng cường cơ sở
chính trị - xã hội của nền quốc phòng toàn dân ở Việt Nam hiện nay - Luận
văn Thạc sỹ triết học, H. 2004.
Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lê ðình Thắng (Chủ biên): “Chính sách phát
triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị” – Nxb
CTQG H.2000.
ðỗ Thức: “Nông thôn Hà Nội trên ñường ñổi mới” - Tạp chí Thống kê
số 12/1997.
Nguyễn Thị Thọ: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn ñề nông dân” - Tạp
chí Nông thôn mới, số 170, kỳ 1, tháng 2/2006...
Các công trình khoa học và các bài báo khoa học ñề cập nhiều vấn ñề
dưới các góc ñộ khác nhau song chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu
một cách cơ bản dưới góc ñộ chính trị - xã hội về vấn ñề vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về vấn ñề nông dân trong thực hiện chính sách ñối với nông dân
ở ngoại thành Hà Nội hiện nay.
Vì vậy, tác giả của Luận văn kế thừa kết quả nghiên cứu khoa học ñã
ñược công bố, ñồng thời ñặt vấn ñề nghiên cứu một cách cơ bản ðề tài trên.


7
3. Mục ñích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn:
a) Mục ñích:
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn ñề nông dân trong cách
mạng Việt Nam; sự vận dụng tư tưởng ñó của ðảng và Nhà nước ta trong
công cuộc ñổi mới và thực tiễn thực hiện chính sách ñối với nông dân ở ngoại
thành Hà Nội, từ ñó ñề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn nữa
chính sách ñối với nông dân ở vùng ngoại thành Hà Nội hiện nay theo tư
tưởng Hồ Chí Minh.
b) Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn ñề nông
dân và sự vận dụng của ðảng ta trong công cuộc ñổi mới.
- ðánh giá thực trạng sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn ñề
nông dân trong thực hiện chính sách ñối với nông dân ở vùng ngoại thành Hà
Nội hiện nay và chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng ñó.
- ðề xuất giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt hơn nữa chính sách ñối
với NN, ND & NT ở vùng ngoại thành Hà Nội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí
Minh.
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn:
* ðối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn ñề nông dân trong thực hiện chính sách ñối với nông dân.
* Phạm vi nghiên cứu: Từ góc ñộ triết học - xã hội, Luận văn chủ yếu
ñề cập vấn ñề NN, ND & NT trong quá trình CNH, HðH ở ngoại thành Hà
Nội hiện nay (từ năm 1986 ñến nay).
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu:
* Cơ sở lý luận thực tiễn:


8
- Cơ sở lý luận: Quan ñiểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh. Quan ñiểm của ðảng và Nhà nước ta về vấn ñề nông dân, giải quyết
vấn ñề NN, ND & NT.
- Cơ sở thực tiễn: Thực trạng giải quyết vấn ñề nông dân, nông nghiệp,
nông thôn ở ngoại thành Hà Nội từ năm 1986 ñến nay thông qua các số liệu
tổng kết ñánh giá trong các Văn kiện, Nghị quyết của ðảng bộ thành phố Hà
Nội, của Uỷ ban nhân dân thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hà Nội, Hội Nông dân thành phố Hà Nội, các ñịa phương ngoại thành Hà Nội
và kết quả khảo sát, ñiều tra của tác giả.
* Phương pháp nghiên cứu: Dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; sử dụng các phương pháp

lôgic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, ñiều tra xã hội học và
phương pháp chuyên gia ñể làm sáng tỏ góc ñộ chính trị - xã hội ðề tài
nghiên cứu.
6. Ý nghĩa của Luận văn:
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ những nội dung cơ bản của tư tưởng
Hồ Chí Minh về vấn ñề nông dân trong thực hiện chính sách ñối với nông dân
ở nước ta nói chung, ở vùng ngoại thành Hà Nội nói riêng.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho lãnh ñạo chính quyền, các
tổ chức chính trị - xã hội của thành phố và các quận, huyện, ngoại thành Hà
Nội. ðồng thời có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy
những nội dung có liên quan ở các nhà trường, các Viện nghiên cứu trong và
ngoài quân ñội.
7. Kết cấu của Luận văn:
Gồm phần mở ñầu, 2 chương, 4 tiết, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục.


9
Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ðỀ NÔNG DÂN VÀ
SỰ VẬN DỤNG CỦA ðẢNG, NHÀ NƯỚC TA TRONG SỰ NGHIỆP ðỔI MỚI
1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn ñề nông dân:
Nông dân, theo từ ñiển chủ nghĩa xã hội (CNXH) khoa học: “Nông dân
là một giai cấp chuyên sản xuất những sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở sở
hữu tư nhân hoặc sở hữu hợp tác xã (HTX) về tư liệu sản xuất và tham gia sản
xuất bằng lao ñộng của chính mình”[56, tr 227].
Theo Từ ñiển Bách khoa Tiếng Việt: “Nông dân là người cư trú ở nông
thôn, sống chủ yếu là nghề làm ruộng, sau ñó bằng các nghề mà tư liệu sản
xuất chính là ñất ñai, tuỳ thuộc vào từng thời kỳ lịch sử, ở từng nước có
quyền sở hữu khác nhau về ruộng ñất. Những người này hình thành nên giai

cấp nông dân, có vị trí vai trò nhất ñịnh trong xã hội”[57, tr 302]. Nông dân
luôn gắn liền với nông nghiệp và nông thôn.
Như vậy, vấn ñề nông dân là bao hàm: Vị trí, vai trò của giai cấp nông
dân trong xã hội, mối quan hệ tác ñộng với các yếu tố kinh tế, chính trị, văn
hoá – xã hội, con ñường và biện pháp ñể làm cho giai cấp nông dân ngày càng
phát huy ñáp ứng với sự phát triển của kinh tế xã hội.
NN, ND & NT luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể tác
ñộng biện chứng với nhau. Giải quyết tốt vấn ñề nông dân cũng chính là giải
quyết tốt vấn ñề nông nghiệp, nông thôn.
Thực hiện chính sách ñối với nông dân là nhằm thực hiện chính sách
phát triển nông nghiệp và nông thôn, phát huy vị trí, vai trò của nông dân thúc
ñẩy nông nghiệp và nông thôn phát triển trước những khó khăn, thách thức
ñang ñặt ra, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam XHCN.
1.1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn ñề nông dân.


10
Tư tưởng Hồ Chí Minh vấn ñề nông dân ñược hình thành trên cơ sở kế
thừa và tiếp thu chủ nghĩa yêu nước truyền thống tốt ñẹp của nông dân Việt
Nam, từ mối quan hệ máu thịt giữa giai cấp công nhân và nông dân và ñưa vấn
ñề nông dân lên một tầm cao mới khi tiếp thu lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin
* Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống tốt ñẹp của nông dân Việt Nam.
Nông dân Việt Nam chiếm ña số trong thành phần dân cư của dân tộc,
bằng sức lao ñộng và chiến ñấu bền bỉ, sáng tạo, kiên cường, bất khuất họ ñã
góp phần quan trọng tạo nên nền văn minh Việt Nam.
Nông dân luôn gắn bó chặt chẽ ñời sống của mình với vận mệnh dân tộc.
Từ buổi sơ khai của nông nghiệp lúa nước ñến nền nông nghiệp hiện
ñại, từ núi rừng ñến ñồng bằng, từ lưu vực sông Hồng ñến lưu vực sông Cửu
Long, từ ñất liền ñến hải ñảo, từ thần thoại, truyền thuyết ñến hiện thực sinh

ñộng của ñời sống dân tộc ñều in ñậm công tích lớn lao, tình cảm sâu ñậm của
người nông dân ñối với sự trường tồn và phát triển của dân tộc. Trong sức
mạnh của cộng ñồng dân tộc, cội nguồn lập nên những chiến công lừng lẫy và
những di sản văn hoá rực rỡ, hiện nên rõ nét nguồn lực to lớn của nông dân.
Nông dân có tinh thần ñoàn kết, ý thực cộng ñồng cao, cần cù sáng tạo
trong dựng nước và giữ nước.
Trong quá trình dựng nước và giữ nước, tinh thần ñoàn kết là sợi dây
thiêng liêng thắt chặt quan hệ làng - nước, tạo nên sức mạnh hùng hậu trong
ñấu tranh chống ngoại xâm, chống thiên tai, phát triển kinh tế và văn hoá.
Là chủ nhân của nền nông nghiệp tương ñối ña dạng và phong phú,
người nông dân phải lao ñộng gian khổ, bền bỉ, thích nghi với ñiều kiện tự
nhiên, cải tạo ñất ñai, cây trồng, vật nuôi và ñiều ñó ñã tạo nên ở họ tinh thần
lao ñộng cần cù, sáng tạo.
Người nông dân Việt Nam giàu lòng nhân ái thương yêu nhau.


11
Thương người như thể thương thân và tính lạc quan làm gia tăng sức
mạnh tinh thần ñể vượt lên khó khăn trong lao ñộng sản xuất và ñấu tranh
chống lại các xã hội phong kiến, thuộc ñịa, chống lại sự tàn bạo áp bức. Tinh
thần quý trọng ñộc lập tự do, quý trọng nếp sinh hoạt và lao ñộng cộng ñồng,
tình ñoàn kết ñùm bọc lẫn nhau ñã góp phần phục vụ cho sự nghiệp dựng
nước và giữ nước.
Nông dân có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực, tự cường, anh dùng,
kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm và chống phong kiến.
Chính trong quá trình lịch sử dân tộc nông dân ñã rèn ñúc cho mình
những phẩm chất quý giá, luôn ñặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích của giai
cấp khi ñất nước gặp họa ngoại xâm; lấy hành ñộng hy sinh vì ñại nghĩa của
dân tộc làm nghĩa vụ cao cả nhất.
Trên tiến trình lịch sử lâu dài của dân tộc, nông dân ñã có những ñóng

góp to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, làm nên những chiến công
rạng rỡ, chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta ñánh thắng xâm lược của các
triều ñại phong kiến phương Bắc, tiêu biểu như phong trào Tây Sơn do người
anh hùng nông dân Nguyễn Hụê lãnh ñạo.
Từ năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, triều ñình nhà
Nguyễn ñầu hàng giặc nhưng chúng không thể ñè bẹp nổi ý chí của nhân dân
ta từ khắp Nam chí Bắc, liên tiếp các phong trào kháng chiến sôi nổi và bền bỉ
ñể bảo vệ nền ñộc lập tự do.
Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam ñã ñược Hồ Chí Minh
ñúc kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. ðó là một truyền thống quý
báu của ta. Từ xưa ñến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại
sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi
nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”[37,


12
tr 171] chính từ truyền thống này là cơ sở ñể Hồ Chí Minh hình thành tư
tưởng về vấn ñề nông dân.
* Mối quan hệ máu thịt giữa giai cấp công nhân và nông dân.
Giai cấp công nhân là sản phẩm của lịch sử hiện ñại Việt Nam nảy sinh
trực tiếp từ giai cấp nông dân. Chiếm ña số trong dân cư, giai cấp nông dân là
lực lượng cách mạng to lớn, sớm có ý thức dân tộc, dân chủ.
Ngay từ khi ra ñời, giai cấp công nhân ñã mang trong mình dòng máu
quật cường, bất khuất của dân tộc. Hơn nữa, cũng như giai cấp nông dân, từ
khi ra ñời giai cấp công nhân Việt Nam ñã mang thân phận nô lệ “một cổ hai
tròng” - ñế quốc, phong kiến. Sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa ñế quốc và tay
sai của chúng khiến mối thù dân tộc và mối thù giai cấp quyện vào nhau. Do
ñó, tinh thần ñấu tranh dân tộc và ñấu tranh giai cấp trong người công nhân và
người nông dân không thể tách rời. Kẻ thù áp bức bóc lột dân tộc, ñồng thời
cũng là kẻ thù áp bức giai cấp, ñó là chủ nghĩa ñế quốc thực dân và phong

kiến tay sai của chúng.
Người công nhân và người nông dân Việt Nam không những có mối
quan hệ nhà - làng - nước, mà còn có mối quan hệ huyết thống - họ tộc. Một
gia ñình Việt Nam vừa có người nông dân, vừa có người công nhân và những
người làm nghề khác. Mối quan hệ huyết thống giữa người nông dân và người
công nhân quyện vào nhau, vừa là gia ñình, vừa là xã hội. ðiều ñó ñã tạo nên
sự hình thành liên minh chiến ñấu chống ñế quốc và phong kiến một cách tự
nhiên giữa công nhân và nông dân. Các phong trào của công nhân ñấu tranh,
biểu tình, bãi công… ñều có nông dân tham gia và trong các cuộc ñấu tranh
của nông dân cũng ñều có công nhân tham gia. ðây cũng là ñiều kiện thuận
lợi cho việc nông dân gần gũi với công nhân ñể nông dân có ñiều kiện tiếp thu
chủ nghĩa Mác-Lênin, góp phần hình thành nên ðảng cộng sản Việt Nam.


13
Từ ngày ðảng Cộng sản Việt Nam ra ñời, khối liên minh công nông ñã
ñược hình thành làm cơ sở cho mặt trận dân tộc thống nhất. Phong trào công
nhân gắn bó với phong trào nông dân dưới sự lãnh ñạo của ðảng ñã dấy lên
những cao trào cách mạng sâu rộng làm nên thắng lợi của Tổng khởi nghĩa
tháng 8/1945 khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - Nhà nước dân
chủ nhân dân ñầu tiên ở ðông Nam Châu Á.
Tổng kết 30 năm hoạt ñộng của ðảng, Hồ Chí Minh ñã viết: “Chủ nghĩa
Mác-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ñã dẫn
tới việc thành lập ðảng cộng sản ðông Dương vào ñầu năm 1930”[42, tr 8].
Chính sự gắn bó giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là cơ sở thực
tiễn quan trọng ñể Hồ Chí Minh khái quát tư tưởng về những vấn ñề nông dân.
* Quan ñiểm chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn ñề nông dân.
Vấn ñề nông dân và liên minh công nông là một bộ phận quan trọng
trong lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Bất cứ nước nào nông dân vẫn là lực
lượng ñông ñảo và chiếm vị trí quan trọng trong ñời sống kinh tế, chính trị,

văn hoá xã hội.
Qua nghiên cứu lịch sử phong trào nông dân, C.Mác và Ph.Ăngghen
khẳng ñịnh trong ñiều kiện chủ nghĩa tư bản người nông dân không thể tự giải
phóng mình khỏi chế ñộ áp bức bóc lột, rằng lối thoát duy nhất của họ là
thắng lợi của cách mạng vô sản. “Lợi ích của nông dân không còn hoà hợp
với lợi ích của giai cấp tư sản như dưới thời Napôlêông nữa, mà là mâu thuẫn
với lợi ích của giai cấp tư sản. Vì thế, người nông dân mới thấy rằng người
bạn ñồng minh, người lãnh ñạo tự nhiên của mình là giai cấp vô sản thành thị,
giai cấp có sứ mệnh lật ñổ chế ñộ tư sản”[20, tr 521].
Theo Mác, liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân là
xuất phát từ yêu cầu của bản thân sự tồn tại và phát triển của hai giai cấp, là
vấn ñề tất yếu khách quan của cách mạng vô sản. ðồng thời C.Mác và


14
Ph.Ăngghen còn vạch ra con ñường và biện pháp ñưa nông dân ñi cùng với
giai cấp công nhân tiến lên xây dựng một xã hội mới, không còn nạn bóc lột
người, xã hội cộng sản văn minh.
Khi chủ nghĩa tư bản phát triển sang giai ñoạn chủ nghĩa ñế quốc,
V.I.Lênin ñã ñấu tranh không khoan nhượng ñể bảo vệ học thuyết Mác.
Luận ñiểm của V.I.Lênin về bá quyền lãnh ñạo của giai cấp công nhân
trong cách mạng là hòn ñá tảng của học thuyết về liên minh chiến ñấu giữa
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân. V.I Lênin ñã vạch ra mục tiêu, nội
dung của liên minh công nông trong các giai ñoạn khác nhau. Khi cách mạng
XHCN ñã trở thành mục tiêu trước mắt, V.I.Lênin chủ trương “kéo những
phần tử nửa vô sản trong nhân dân theo mình ñể ñập tan bằng bạo lực sự phản
kháng của giai cấp tư sản, làm tê liệt tính không kiên ñịnh của nông dân và
giai cấp tiểu tư sản”[16, tr 44].
Khi giành ñược chính quyền, giai cấp vô sản phải thiết lập nền chuyên
chính vô sản dựa trên nền tảng liên minh công nông, V.I.Lênin viết: “Nguyên

tắc tối cao nhất của chuyên chính vô sản là duy trì khối liên minh giữa giai
cấp vô sản và nông dân ñể giai cấp vô sản có thể giữ ñược vai trò lãnh ñạo
chính quyền nhà nước”[18, tr 57]. V.I Lênin khẳng ñịnh liên minh công nông
là ñiều kiện cần và ñủ cho sự vững mạnh của chính quyền Xô viết. “Sức mạnh
chủ yếu và chỗ dựa của chính quyền Xô viết là ở sự liên minh ñó, vì nó bảo
ñảm cho chúng ta hoàn thành tốt công cuộc cải tạo XHCN, công cuộc chiến
thắng bọn tư bản, thủ tiêu mọi sự bóc lột”[17, tr 283].
Sau nội chiến, V.I.Lênin ñã thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) bắt
ñầu bằng việc thay chính sách trưng thu lương thực bằng thuế lương thực.
V.I.Lênin nói “Thực chất của chính sách kinh tế mới là sự liên minh giữa giai
cấp vô sản và nông dân”[19, tr 99].


15
Cùng với chính sách kinh tế mới, V.I.Lênin còn ñề ra các biện pháp ñể
giải quyết khó khăn cho nông dân, ñưa nông dân vào con ñường làm ăn tập
thể, tăng cường vai trò của HTX, phát triển HTX nông nghiệp, nên ñã phát
huy vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ CNXH ở Liên Xô trong
những năm khó khăn.
Tư tưởng ñúng ñắn của C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin về vấn ñề
nông dân ñã ñược Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng sáng tạo, phù hợp với thực
tiễn cách mạng Việt Nam. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
về vấn ñề nông dân là nhân tố cơ bản, quyết ñịnh sự hình thành, bản chất và
ñã nâng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn ñề nông dân lên một trình ñộ mới theo
quan ñiểm mác xít chân chính.
ðây là cơ sở cho ðảng và Nhà nước ta giải quyết ñúng ñắn vấn ñề nông
dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng qua các thời kỳ.
1.1.2 Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn ñề nông dân.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn ñề nông dân là hệ thống những luận
ñiểm, quan niệm về nông dân, vai trò, vị trí của nông dân, nông nghiệp và

nông thôn, quan ñiểm và con ñường biện pháp giải quyết vấn ñề nông dân.
Với nội hàm rộng lớn, phong phú, sinh ñộng nhiều góc ñộ. Có thể khái quát
một số nội dung cơ bản sau.
Một là, quan niệm của Hồ Chí Minh về nông dân.
Trước hết, theo Hồ Chí Minh, nông dân các nước thuộc ñịa là lực
lượng ñông ñảo, là giai cấp bị bóc lột nặng nề; Sự áp bức bóc lột của chủ
nghĩa ñế quốc làm cho nhân dân các nước thuộc ñịa nhất là nông dân ñã phải
chịu bao nỗi cơ cực, lầm than rên xiết dưới ñòn roi, súng ñạn của những kẻ
thống trị tự mang danh nghĩa “khai hoá văn minh”. Người nông dân vì chiến
tranh ñã làm cho họ phải rời xa làng mạc, ruộng ñất bị bọn ñồn ñiền và quân
ñội xâm lược chiếm mất. Hồ Chí Minh cho biết: “Chiến tranh ñã làm cho


16
nông dân phải rời bỏ làng mạc của họ, sau ñó họ trở về thì ñã thấy ruộng ñất
của họ bị bọn ñịa chủ ñồn ñiền, theo sau quân ñội chiến thắng chiếm mất.
Thậm chí chúng ñã chia nhau cả những ñất ñai mà nông dân bản xứ ñã cày
cấy bao ñời nay”[25, tr 283 - 284]. Bằng thủ ñoạn cướp ñoạt trắng trợn ñó,
thực dân Pháp ñã ñẩy hàng vạn nông dân Việt Nam vào cảnh bần hàn, chia ly
và ñể kiếm sống họ phải rời bỏ quê hương ñi vào các ñồn ñiền làm thuê cho
chúng với ñồng lương rẻ mạt, ñói rét, bệnh tật, lao ñộng cực nhọc làm cho
những người nông dân bất ñắc dĩ ấy chết dần chết mòn ở nơi ñất khách quê
người. Trực tiếp chứng kiến nỗi khổ nhục, bần hàn của nông dân Việt Nam,
trên con ñường ñi tìm chân lý, Hồ Chí Minh còn bắt gặp bao nhiêu cảnh ñời
ngang trái, số phận của những người nông dân thuộc ñịa ñâu ñâu cũng giống
nhau.
Theo Hồ Chí Minh nguyên nhân dẫn ñến tình cảnh nông dân thuộc ñịa
bị bóc lột và bần cùng hoá bởi lẽ: Ngoài việc cướp ñoạt ruộng ñất biến nông
dân thành những kẻ làm thuê trong các ñồn ñiền, thực dân Pháp còn áp ñặt
chế ñộ cai trị bóc lột cực kỳ dã man, hà khắc ở thuộc ñịa, với dã tâm ñộc ác

của chúng thi hành chính sách ngu dân, nô dịch văn hoá, ñầu ñộc người dân
quê bằng rượu cồn và thuốc phiện.
Mặt khác, chủ nghĩa thực dân còn không từ một thủ ñoạn nào ñể ñạt
ñược mục ñích cai trị, bóc lột, chúng ñã dùng tôn giáo ñể mê hoặc nông dân,
lôi kéo nhà thờ, cha cố tham gia vào tội ác, biến họ thành công cụ phục vụ
cho lợi ích thực dân “người nông dân An Nam bị hành hình vừa bằng lưỡi lê
của nền văn minh tư bản chủ nghĩa, vừa bằng cây thánh giá của giáo hội sa
ñoạ làm ô danh Chúa”[28, tr 84].
Có thể nói những ñồng tiền nhơ bẩn mà chủ nghĩa thực dân kiếm ñược
thực sự thấm ñẫm máu và mồ hôi của giai cấp nông dân thuộc ñịa theo ñúng
cả nghĩa bóng và nghĩa ñen của nó. Mang danh ñi “khai hoá văn minh” bọn


17
thực dân ở các nước thuộc ñịa tự cho mình quyền bắt bớ, chém giết tất cả
những người dân vô tội. Tố cáo và lên án những hành ñộng dã man của những
tên bạo chúa thực dân khoác trên chiếc áo “văn minh” ñể thi hành “công lý”
“nếu so sánh với bọn viên chức thuộc ñịa, thì những quân cướp ñường còn là
những người lương thiện”[27, tr 370].
Hồ Chí Minh chỉ rõ: Chủ nghĩa thực dân coi những người nông dân chỉ
là bọn nhà quê bẩn thỉu, coi người dân thuộc ñịa như súc vật, (cần quái gì phải
có công lý ñối với giống ấy). “Tất cả những người Pháp sang ðông Dương
ñều nghĩ rằng An Nam là hạng người hèn hạ hơn họ và phải làm nô lệ cho họ.
Họ coi người Việt Nam như những súc vật phải ñiều khiển bằng roi vọt”[26, tr
364].
Trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế Hồ Chí Minh khẳng ñịnh: Chủ
nghĩa tư bản Pháp với cách bóc lột ñiển hình kiểu thực dân của chúng, là thủ
phạm chính dẫn ñến hậu quả làm bần cùng hoá và vô sản hoá người dân bản
xứ và với những chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo, ñầu ñộc, ngu dân...
Hồ Chí Minh cũng nêu lên những mâu thuẫn gay gắt ñang diễn ra trong

lòng xã hội các nước thuộc ñịa, ñáng kể nhất là mâu thuẫn giữa các dân tộc bị
áp bức với kẻ xâm lược. Nhờ sự am hiểu về tình cảnh cùng cực của nông dân
và nhìn thấy nông dân là lực lượng ñông ñảo nhất ở Việt Nam và các nước
thuộc ñịa mà Người có những ñánh giá hết sức sâu sắc mâu thuẫn giai cấp,
mâu thuẫn dân tộc ở các nước thuộc ñịa, ñồng thời coi vấn ñề nông dân là một
nội dung trọng yếu của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ ở thuộc ñịa.
Giai cấp nông dân có sức mạnh to lớn trong cách mạng giải phóng dân
tộc. ðược chứng kiến hàng chục cuộc nổi dậy của nông dân chống cường
quyền áp bức của chủ nghĩa thực dân và quá trình khảo sát thực tiễn ở các
nước thuộc ñịa, Người hoàn toàn ý thức ñược sức mạnh tiềm ẩn trong nông
dân. Theo Người, sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc


18
ñịa, trước hết là vì có lực lượng ñông ñảo, chiếm phần lớn dân số xã hội.
Nhưng quan trọng hơn họ có mối thù sâu nặng với thực dân, bọn ñịa chủ
phong kiến phản ñộng, những kẻ ñã cướp ñoạt ruộng ñất, hành hạ áp bức họ
những con súc vật, bóc lột họ ñến tận xương tuỷ. Do ñó, theo Người muốn
vận ñộng cách mạng ñầu tiên phải giải quyết vấn ñề nông dân và tiến hành
cách mạng giải phóng dân tộc phải gắn liền với cách mạng dân chủ ñể giải
phóng nông dân, chỉ có như vậy mới lôi kéo nông dân tham gia và giành
thắng lợi. Trong một báo cáo gửi Quốc tế cộng sản năm 1923 Người viết:
“Quần chúng nông dân bị bóc lột nhất và cùng khổ nhất, rất yêu nước. Tuyên
truyền tốt trong nông dân và tổ chức tốt trong công nhân, nếu chúng ta làm
ñược ñiều ñó thì tương lai sẽ thuộc về chúng ta”[24, tr 204]. Nỗi khổ của giai
cấp nông dân gắn liền với nỗi nhục mất nước và cảnh nô lệ. Vì vậy, nông dân
sẵn sàng ñứng lên ñấu tranh xoá bỏ áp bức cường quyền.
Bên cạnh ñó, Người cũng quan niệm hết sức ñúng ñắn về những hạn
chế của giai cấp nông dân: Theo Hồ Chí Minh, giai cấp nông dân không thể
là giai cấp lãnh ñạo cách mạng. ðây là quan ñiểm nhìn nhận hoàn toàn thống

nhất với quan ñiểm của chủ nghĩa Mác-Lênin. Hồ Chí Minh khẳng ñịnh: Giai
cấp nông dân thuộc ñịa dù có mối thù truyền kiếp với bọn thực dân phong
kiến, dù có lực lượng ñông ñảo nhưng không thể tự mình làm cách mạng
ñược và nhất là không thể trở thành giai cấp lãnh ñạo cách mạng. Người
không tuyệt ñối hoá lực lượng nông dân và phong trào nông dân. Người
khẳng ñịnh: Những trào lưu cơ hội chủ nghĩa, nịnh nông dân, coi nông dân là
lực lượng chủ yếu, là ñộng lực duy nhất của cách mạng, là ñội ngũ cách mạng
nhất, ñôi chỗ ñi tới chủ nghĩa phiêu lưu, chủ nghĩa cực ñoan vô Chính phủ và
ñi tới chỗ phản bội chủ nghĩa Lênin mà thôi. Vì vậy, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng
sự nghiệp giải phóng giai cấp nông dân ñược ñặt trong sự nghiệp giải phóng
dân tộc do giai cấp công nhân lãnh ñạo.


19
Như vậy, với quan ñiểm chủ nghĩa duy vật lịch sử và từ thực tiễn xã hội
Hồ Chí Minh ñã nhìn thấy nông dân là giai cấp lao ñộng bị ñế quốc, phong
kiến bóc lột nặng nề, ñồng thời ñã nhìn thấy họ là lực lượng ñông ñảo, có sức
mạnh to lớn của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN do
giai cấp công nhân lãnh ñạo.
ðặc biệt, Hồ Chí Minh có những quan niệm rất sâu sắc về nông dân
Việt Nam.
Từ việc xem xét thực trạng xã hội Việt Nam nói chung và vấn ñề nông
dân nói riêng, Hồ Chí Minh tiếp cận vấn ñề nông dân ở Việt Nam không chỉ
với tư cách là một giai cấp mà còn với tư cách “thần dân” của một quốc gia.
ðây là cách tiếp cận ñặc sắc của Người, nó khác hẳn với các nhà yêu nước
Việt Nam cùng thời, ñó là sự vận dụng sáng tạo những quan ñiểm mác xít về
nông dân và hoàn cảnh cụ thể vào Việt Nam. Hồ Chí Minh nói: Nông dân các
nước thuộc ñịa của Pháp bị hai tầng bóc lột, vừa như những người vô sản, vừa
như những người bị mất nước. Vì vậy Hồ Chí Minh có những quan niệm sâu
sắc về nông dân Việt Nam trên một số khía cạnh sau:

Hồ Chí Minh ñề cập và nhấn mạnh tính giai cấp của nông dân Việt
Nam
Theo Người, giai cấp nông dân là cộng ñồng những người lao ñộng,
nhân tố chủ yếu của lực lượng sản xuất và là người tư hữu nhỏ. Người khẳng
ñịnh “Nước ta là nước nông nghiệp, hơn 9/10 dân ta là nông dân. Hơn 9/10
nông dân là trung, bần và cố nông”[34, tr 710]. ðiều ñó thể hiện nông nghiệp
nước ta rất lạc hậu về trình ñộ canh tác và chế ñộ sở hữu ruộng ñất, cùng với
cơ cấu giai cấp nông dân không thuần nhất, sự phân tán không ñều trong nội
bộ nông dân.
Người cũng ñánh giá rất cao giai cấp nông dân với tư cách là lực lượng
cách mạng khi ñược tổ chức lại. Hồ Chí Minh chỉ rõ, giai cấp nông dân Việt


20
Nam trong cuộc cách mạng dân chủ mới, ñánh ñổ ñế quốc, phong kiến do giai
cấp công nhân lãnh ñạo giữ vị trí “chủ cách mạng”, “gốc cách mạng” và
“ñộng lực cách mạng”. Bởi lẽ, vì áp bức mà sinh ra cách mạng, cho nên ai mà
bị áp bức càng nặng thì lòng cách mạng càng bền, chí cách mạng càng quyết.
Nông dân bị nhiều tròng áp bức, nông dân là lực lượng ñông nhất chiếm hơn
95% dân cư, khi ñã ñược giác ngộ, nông dân gan góc, dũng cảm, có quyết tâm
cao, nếu thua thì chỉ một cái kiếp khổ, nếu ñược thì ñược cả thế giới, thà chết
tự do còn hơn sống làm nô lệ.
Những ñặc ñiểm về tính giai cấp của nông dân Việt Nam, Hồ Chí Minh
ñã ñứng trên lập trường mác xít ñể nhấn mạnh tính cách mạng, tính tích cực
và chính tình trạng mất nước, mức ñộ nghèo khổ, bị áp bức bóc lột nặng nề là
yếu tố quyết ñịnh tính tích cực cách mạng của nông dân Việt Nam.
Nông dân mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh vấn ñề
giải phóng dân tộc Việt Nam thực chất là vấn ñề giải phóng nông dân, vì nông
dân chiếm tuyệt ñại ña số trong dân cư, nông dân gắn bó với cội nguồn dân
tộc, có ý thức dân tộc sâu sắc, các truyền thống dân tộc in dấu ấn ñậm nét

trong nông dân và cũng ñược bộc lộ qua nông dân. Người nông dân Việt Nam
có tinh thần yêu nước nồng nàn, thường xuyên ñấu tranh chống xâm lược và
ñấu tranh chống ñồng hoá, lai căng bảo tồn nền văn hoá dân tộc, cần cù, chăm
chỉ, ñoàn kết, hợp tác trong lao ñộng sản xuất. Người nông dân Việt Nam
luôn ñề cao tính huyết tộc, coi quan hệ huyết tộc là cao cả, thiêng liêng, ai
sinh ra mà chẳng có gia ñình, ai sinh ra mà không bắt nguồn từ một dòng họ.
Vì vậy, nông dân cũng có những mặt tiêu cực.
Hồ Chí Minh cũng nhìn thấy sức mạnh to lớn tiềm năng của nông dân
Việt Nam. Theo Người, với số lượng ñông ñảo, giai cấp nông dân là một
nguồn nhân lực dồi dào của công cuộc dựng nước và giữ nước, nông dân là


21
lực lượng to lớn của dân tộc, muốn kháng chiến kiến quốc thành công, muốn
ñộc lập thống nhất thật sự ắt phải dựa vào lực lượng của nông dân.
Với các yếu tố trên tổng hợp thành bản chất cách mạng của giai cấp
nông dân Việt Nam. Song do ñặc ñiểm về bản chất giai cấp mà nông dân với
số lượng và chất lượng ấy vẫn không thể làm một cuộc cách mạng ñể tự giải
phóng mình. Giai cấp nông dân Việt Nam muốn ñược giải phóng chỉ có thể ñi
theo giai cấp công nhân, chiến ñấu dưới là cờ búa liềm của giai cấp công nhân
và là một ñồng minh rất trung thành của giai cấp công nhân, như vậy, theo Hồ
Chí Minh giai cấp nông dân chỉ mạnh và sức mạnh ñược nâng lên gấp bội khi
giai cấp nông dân nằm trong các tổ chức cách mạng dưới sự lãnh ñạo của giai
cấp công nhân.
Hồ Chí Minh ñã có những quan niệm rất khoa học toàn diện sâu sắc về
nông dân thuộc ñịa nói chung và nông dân Việt Nam nói riêng. ðây là một
trong những cơ sở quan trọng ñể Người xác ñịnh và hoàn chỉnh ñường lối
cách mạng vô sản ở một nước thuộc ñịa nửa phong kiến, kinh tế chậm phát
triển ñi lên CNXH.
Hai là, Hồ Chí Minh ñánh giá ñúng ñắn, sâu sắc vị trí, vai trò của nông

dân, nông nghiệp.
Với những hiểu biết và từ thực tiễn hoạt ñộng cách mạng phong phú
trên thế giới và trong nước ñã giúp Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc bản chất
về vấn ñề nông dân. Chính vì vậy, Người có các quan ñiểm khẳng ñịnh vị trí,
vai trò của nông dân:
Vấn ñề nông dân là nền tảng của vấn ñề dân tộc
ðây không chỉ là luận ñiểm nói lên ñặc ñiểm lớn nhất của dân cư Việt
Nam mà còn chỉ ra mâu thuẫn dân tộc trong xã hội Việt Nam thuộc ñịa, nửa
phong kiến. Theo Người, vấn ñề nông dân là nền tảng vấn ñề dân tộc trước
hết là vì nông dân là ñại ña số trong dân tộc. Trong tác phẩm ðường cách


22
mạng, Người chỉ rõ “Nước ta kinh tế chưa phát ñạt, trong 100 người thì ñến
90 người là dân cày”[30, tr 308]. Trong thư gửi Hội nghị các Hội Nông dân
cứu nước, Người viết “Nước ta là nước nông nghiệp, hơn 9/10 dân ta là nông
dân”[35, tr 710].
Mặt khác, vấn ñề nông dân là nền tảng của vấn ñề dân tộc còn thể hiện
ở chỗ: Dưới chế ñộ thực dân phong kiến, nông dân Việt Nam bị bóc lột nặng
nề nhất và cùng khổ nhất nhưng rất yêu nước. Thêm vào ñó, cùng với sự bóc
lột nặng nề ñẩy người nông dân vào cảnh ñói khổ, bần cùng ngày càng tăng.
Thực dân Pháp còn dùng thuốc phiện và tăng cường bán rượu ñể làm u mê,
thực hiện chính sách ngu dân ñể dễ thống trị, biến nông dân thành công cụ dễ
sai khiến trong tay thế lực phản cách mạng.
Theo Hồ Chí Minh trong xã hội Việt Nam thuộc ñịa nửa phong kiến,
nông dân là bộ phận chiếm ñại ña số trong dân cư, họ vừa là người mất nước,
vừa là người nô lệ hiện ñại bị thực dân phong kiến áp bức, bóc lột hơn ai hết
trong dân tộc và nặng hơn cả dưới chế ñộ phong kiến. Do ñó, mâu thuẫn trong
xã hội chủ yếu là mâu thuẫn giữa nông dân với chủ nghĩa ñế quốc, phong kiến
tay sai. Vì vậy, nội dung cách mạng dân tộc là giải phóng cho toàn thể người

dân Việt Nam trong ñó có 90% là nông dân cho nên vấn ñề nông dân là nền
tảng của vấn ñề dân tộc. Quan ñiểm của Hồ Chí Minh hoàn toàn phù hợp với
quan ñiểm của chủ nghĩa Mác-Lênin trong những nước thuộc ñịa, vấn ñề dân
tộc thực chất là vấn ñề nông dân.
Cùng với giai cấp công nhân, nông dân là nền tảng của cách mạng dân
tộc dân chủ.
Theo Người, nông dân Việt Nam rất yêu nước, ñồng thời bị ñế quốc
phong kiến áp bức bóc lột hơn ai hết họ là lực lượng ñông ñảo, hùng hậu
trong dân tộc chống ñế quốc, chống phong kiến. Người khẳng ñịnh trong cuộc
ñấu tranh chống ñế quốc xâm lược và phong kiến tay sai: “Cách mạng muốn


23
thành công thì phải lấy dân chúng (công nông) làm gốc”[29, tr 280]. Nông
dân là lực lượng cách mạng to lớn, nếu giai cấp công nhân và ðảng cộng sản
không lôi kéo ñược lực lượng ñông ñảo nhất này trong dân tộc về phía mình
thì không thể ñưa cách mạng ñến thành công.
ðồng thời với ñịa bàn cư trú của nông dân chủ yếu là ở nông thôn, rừng
núi, ñây là căn cứ ñịa có ý nghĩa vô cùng quan trọng ñối với một cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc. Cho nên theo Người, vị trí, vai trò của nông dân
trong cách mạng dân tộc dân chủ còn là vị trí, vai trò của nông thôn, nơi căn
cứ ñịa cách mạng, vừa là nguồn cung cấp sức người, sức của nhiều nhất cho
cách mạng: “Mỗi làng là một pháo ñài”, rừng rẫy là chiến trường, cuốc cày là
vũ khí, nhà nông là chiến sĩ ñánh giặc “thực túc thì bình cường”. Từ nhận
thức ñúng ñắn ñó càng thấy rõ hơn vai trò quan trọng, vị trí ñặc biệt của nông
dân, nông thôn Việt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ theo tư tưởng Hồ
Chí Minh.
Vai trò của nông nghiệp trong sự nghiệp cách mạng ở nước ta.
Theo Hồ Chí Minh, nông nghiệp luôn có vị trí hết sức ñặc biệt ñối với
xã hội, phát triển nông nghiệp là nhân tố ñầu tiên, là cội nguồn của mọi vấn

ñề xã hội. ðất nước muốn mạnh thì phải phát triển nông nghiệp. ðối với nước
ta là nước nông nghiệp, nền kinh tế nước ta lấy canh nông làm gốc. Hồ Chí
Minh chỉ rõ: Nông nghiệp là gốc, nông nghiệp là chính, nông nghiệp là mặt
trận chính, nông nghiệp là mặt trận cơ bản, nông nghiệp là vị trí quan trọng
nhất. Cho thấy Hồ Chí Minh ñặc biệt quan tâm và nhấn mạnh ñến nông
nghiệp và phát triển nông nghiệp. “Có gì sung sướng bằng ñược góp phần ñắc
lực vào công cuộc phát triển nông nghiệp, nền tảng ñể phát triển kinh tế
XHCN”[50, tr 612]. Hồ Chí Minh nhận rõ vai trò sản xuất nông nghiệp ñối
với sự thành bại của kháng chiến, ñể kháng chiến thành công thì phải tích cực
phát triển nông nghiệp, làm cơ sở, làm hậu phương cho tiền tuyến lớn.


24
Mặt khác, nông nghiệp còn có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế
quốc dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Trong nền kinh tế mỗi quốc gia có ba
bộ phận quan trọng nhất là: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp. Ba bộ
phận này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác ñộng lẫn nhau và chi phối lẫn
nhau nhưng ở Việt Nam thì nông nghiệp luôn là lĩnh vực quan trọng nhất. Và
Người cũng khẳng ñịnh rằng dù cơ cấu kinh tế có thay ñổi và phát triển như
thế nào ở nước ta cũng phải lấy nông nghiệp làm gốc. Nếu nông nghiệp phát
triển, lương thực, thực phẩm dồi dào, nông dân khá giả thì xã hội sẽ phồn
thịnh. Trong cơ cấu kinh tế quốc dân, nông nghiệp không chỉ cung cấp lương
thực, thực phẩm ñể nuôi toàn xã hội mà nông nghiệp còn là nguồn cung cấp
nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và một phần hàng hoá cho xuất khẩu,
theo Người nông nghiệp và công nghiệp như hai chân của nền kinh tế.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: Hồ Chí Minh ñã ñặc biệt
nhấn mạnh ñến vai trò của sản xuất nông nghiệp như một trong những ngành
sản xuất chủ yếu, cơ bản quan trọng hàng ñầu, là ñiều kiện và nhân tố quyết
ñịnh cho việc bảo vệ và xây dựng ñất nước. Theo Người, ñầu tư cho nông
nghiệp là ñầu tư chiều sâu, là kế sách lâu dài ñể dựng nước và giữ nước.

Như vậy, Hồ Chí Minh ñã ñặt nông dân và nông nghiệp ở vị trí xứng
ñáng với vai trò quan trọng có sức mạnh to lớn trong cuộc ñấu tranh chống ñế
quốc, phong kiến và xây dựng CNXH. Những quan ñiểm này của Người có ý
nghĩa giá trị rất lớn hiện nay.
Ba là, quan ñiểm của Hồ Chí Minh về giải quyết vấn ñề nông dân
Hồ Chí Minh ñã tiếp thu sâu sắc tư tưởng của chủ nghĩa Mác, ñặc biệt
là tư tưởng của V.I.Lênin về cách mạng dân tộc thuộc ñịa và ñã có sự sáng tạo
luận ñiểm về giải quyết vấn ñề nông dân.
Giải phóng nông dân bằng con ñường cách mạng vô sản.


25
Theo Hồ Chí Minh, trong thời ñại ngày nay cách mạng giải phóng dân
tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội. Người nói: Chỉ có giải
phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng ñược dân tộc; cả hai cuộc giải phóng
này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới.
ðã từng ñược chứng kiến sự thất bại của nhiều cuộc khởi nghĩa của
nông dân ở Việt Nam và thế giới, ñồng thời ñã nhìn thấy sự bế tắc về ñường
lối của các cuộc cách mạng do giai cấp tư sản dân tộc lãnh ñạo. Cho nên
Người khẳng ñịnh con ñường cách mạng phù hợp nhất, ñem lại ñộc lập tự do
thực sự cho các dân tộc thuộc ñịa chỉ có thể là con ñường cách mạng vô sản.
Dựa trên cở sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tổng kết các cuộc
cách mạng ở Việt Nam và thế giới, trong tác phẩm ðường cách mệnh, Hồ Chí
Minh nhận ñịnh các cuộc cách mạng diễn ra ở Việt Nam nói riêng và thuộc
ñịa nói chung vận ñộng theo phạm trù cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới,
bao gồm hai nội dung, ñó là cách mạng dân tộc và cách mạng thế giới do
công nông toàn thế giới liên hiệp lại, hai thứ cách mạng ấy liên quan chặt chẽ
với nhau. Trong Chính cương vắn tắt Người nói cụ thể hơn về nội dung và
mục tiêu của cuộc cách mạng giải phóng thuộc ñịa là làm cách mạng tư sản
dân quyền và thổ ñịa cách mạng ñể ñi tới xã hội cộng sản. Nhưng Hồ Chí

Minh không ñặt hai nhiệm vụ ñó ngang bằng nhau và xác ñịnh nhiệm vụ
chống ñế quốc là quan trọng hàng ñầu phải tập trung lực lượng cho bằng
ñược, còn ñối với giai cấp phong kiến, ñịa chủ, Người chủ trương chưa ñánh
ñổ ngay “mọi biểu hiện và tàn dư của chế ñộ phong kiến” mà là “ñánh trúc
bọn ñịa chủ mới có thế lực và ñứng hẳn về phe ñế quốc chủ nghĩa”. Người
viết tiếp “còn ñối với bọn phú nông, trung, tiểu ñịa chủ… chưa rõ mặt phản
cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ ñứng trung lập”[32, tr 3].
Tư tưởng ñó thể hiện tính phù hợp với ñiều kiện lịch sử của Việt Nam nói
riêng, của thuộc ñịa nói chung.


×