Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Bảo vệ quyền của lao động nữ trong các ngành nghề kinh doanh nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 109 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

SA TH HI VN

Bảo vệ quyền của lao động nữ trong các
ngành nghề kinh doanh nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm
từ thực tiễn tRên địa bàn tỉnh Phú Thọ

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2016


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

SA TH HI VN

Bảo vệ quyền của lao động nữ trong các
ngành nghề kinh doanh nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm
từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Chuyờn ngnh: Lut kinh t
Mó s: 60 38 01 07

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: PGS.TS Lấ TH HOI THU

H NI - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Sa Thị Hải Vân


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO
ĐỘNG NỮ VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO
ĐỘNG NỮ TRONG CÁC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI VÀ NGUY HIỂM .................................. 7
1.1.


Khái quát chung về bảo vệ quyền của lao động nữ ........................ 7

1.1.1. Quyền của lao động nữ......................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm bảo vệ quyền của lao động nữ ............................................ 9
1.1.3. Ý nghĩa bảo vệ quyền của lao động nữ .............................................. 10
1.2.

Pháp luật bảo vệ quyền của lao động nữ trong các ngành
nghề kinh doanh nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm ...................... 12

1.2.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ quyền của lao động nữ trong các
ngành nghề kinh doanh nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm ................ 12
1.2.2. Nội dung pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ trong các
ngành nghề kinh doanh nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm ................ 15
1.2.3. Các biện pháp bảo vệ quyền của lao động nữ trong các ngành
nghề kinh doanh nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm ........................... 23
1.3.

Bảo vệ quyền của lao động nữ trong các trong các ngành
nghề kinh doanh nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm theo kinh
nghiệm một số nước trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam ......... 27

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 33


Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LAO
ĐỘNG HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG
NỮ TRONG CÁC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH NẶNG
NHỌC, ĐỘC HẠI VÀ NGUY HIỂM TỪ THỰC TIỄN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN SUPE PHỐT PHÁT VÀ HÓA CHẤT

LÂM THAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ .............................. 34
2.1.
Bảo vệ quyền việc làm của lao động nữ.......................................... 34
2.2.
Bảo vệ quyền của lao động nữ về HĐLĐ ....................................... 42
2.3.
Bảo vệ quyền được đảm bảo về tiền lương và thu nhập ............... 44
2.4.
Bảo vệ quyền nhân thân .................................................................. 49
2.5.
Bảo vệ quyền trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội ............................... 56
2.6.
Các biện pháp bảo vệ quyền của lao động nữ ............................... 62
2.6.1. Biện pháp bồi thƣờng thiệt hại ........................................................... 62
2.6.2. Biện pháp xử lý vi phạm hành chính ................................................. 64
2.6.3. Biện pháp giải quyết tranh chấp ......................................................... 65
2.7.
Xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ .................................... 66
2.8.

Thực trạng bảo vệ quyền của lao động nữ trong các ngành
nghề kinh doanh nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm tại Công
ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ .............................................................................. 68
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 77
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LAO
ĐỘNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG
CÁC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH NẶNG NHỌC, ĐỘC
HẠI VÀ NGUY HIỂM TỪ THỰC TIỄN TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN SUPE PHỐT PHÁT VÀ HÓA CHẤT LÂM THAO
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ .........................................................79
3.1.

Những yêu cầu đặt ra cho việc nâng cao hiệu quả các quy định
của pháp luật lao động về bảo vệ quyền của lao động nữ trong
các ngành nghề kinh doanh nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm......... 79


3.2.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các quy định
pháp luật bảo vệ quyền của lao động nữ trong các ngành
nghề kinh doanh nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm ...................... 82

3.2.1. Đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất, đồng bộ trong các quy định
của pháp luật bảo vệ quyền của lao động nữ trong các ngành
nghề kinh doanh nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm ........................... 82
3.2.2. Các quy định pháp luật bảo vệ quyền của lao động nữ trong các
ngành nghề kinh doanh nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm cần
phải phù hợp với nhu cầu lao động và đặc thù của công việc ........... 83
3.2.3. Các quy định pháp luật bảo vệ quyền của lao động nữ trong các
ngành nghề kinh doanh nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm phải
phù hợp với thông lệ quốc tế .............................................................. 84
3.3.

Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các quy định
pháp luật lao động bảo vệ quyền của lao động nữ trong các
ngành nghề kinh doanh nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm từ
thực tiễn tại Công ty cổ phần Supe phốt phát và hóa chất

Lâm Thao trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ............................................ 84

3.3.1. Về các quy định pháp luật .................................................................. 84
3.3.2. Về tổ chức thực hiện .......................................................................... 88
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 96
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 98


DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT
BLĐTB&XH:

Bộ lao động thƣơng binh và xã hội

BLLĐ:

Bộ luật lao động

HĐLĐ:

Hợp đồng lao động

NLĐ:

Ngƣời lao động

NSDLĐ:

Ngƣời sử dụng lao động


PLLĐ:

Pháp luật lao động


DANH MỤC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Bảng 2.1. Thống kê số nữ tham gia các ngành nghề nặng nhọc,
độc hại và nguy hiểm

Trang

70


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày nay, phụ nữ Việt Nam chiếm khoảng 50% lực lƣợng lao động
xã hội, đã giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và
bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, xuất phát từ những đặc điểm về giới, lao động
nữ mang nhiều yếu tố đặc thù về thể lực, sức khỏe, trình độ, chức năng sinh
lý, tuổi tác... Hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật Lao động nói riêng
đã giành sự quan tâm thích đáng bằng nhiều quy định cụ thể nhằm bảo vệ
quyền lợi của lao động nữ. Song trên thực tế, vấn đề thực thi pháp luật để
bảo vệ quyền của lao động nữ đạt hiệu quả nhƣ mong đợi thì vẫn còn là
một chặng đƣờng xa.

Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, là trung tâm công
nghiệp của miền Bắc XHCN những năm giữa thế kỷ XX. Ngày nay, với định
hƣớng xây dựng trở thành tỉnh công nghiệp của cả nƣớc, Phú Thọ tiếp tục tập
trung đẩy mạnh phát triển kinh tế đa ngành nghề, đặc biệt trọng tâm vào các
ngành công nghiệp mũi nhọn nhƣ: Phân bón, hóa chất, xi măng, giấy, khai
khoáng, thực phẩm, may mặc…. Với dân số trên 1,4 triệu ngƣời, trong đó số
ngƣời trong độ tuổi lao động khoảng chiếm khoảng 800.000 ngƣời (chiếm
60% dân số), vấn đề thực thi pháp luật để bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao
động nói chung và lao động nữ nói riêng là việc làm cấp thiết, thƣờng xuyên.
Thời gian qua, Phú Thọ đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trong lĩnh
vực này. Tuy nhiên, do số lƣợng doanh nghiệp lớn với ngành nghề sản xuấtkinh doanh đa dạng, việc thực thi pháp luật cũng nhƣ công tác thanh tra, giám
sát các hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động vẫn còn nhiều vấn đề
phải bàn. Đặc biệt, đối với lao động nữ trong các ngành nghề kinh doanh nặng
nhọc, độc hại và nguy hiểm tại một số doanh nghiệp hiện nay còn tồn tại thực

1


trạng nhƣ: bố trí, sắp xếp lao động nữ vào những công việc nằm trong danh
mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bị cấm sử dụng lao động nữ hay chế độ
đãi ngộ đối với lao động nữ trong khu vực này…Là một doanh nghiệp sản
xuất- kinh doanh phân bón, hóa chất lớn nhất tỉnh Phú Thọ và là một trong
những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về khả năng cung ứng các sản phẩm
phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp của cả nƣớc, Công ty cổ phần Supe
phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cũng mang đầy đủ những đặc điểm trong
lĩnh vực thực hiện bảo vệ quyền của lao động nữ nêu trên. Từ thực trạng đó,
để nghiên cứu và tìm ra hƣớng giải quyết thỏa đáng nhằm nâng cao chất
lƣợng thực hiện pháp luật lao động về bảo vệ quyền nữ trong các ngành nghề
kinh doanh nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói
chung và tại Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao nói

riêng, tác giả cho ̣n đề tài : “Bảo vệ quyền của lao động nữ trong các ngành
nghề kinh doanh nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm từ thực tiễn trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ”.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề bảo vệ quyền của NLĐ nói chung và lao động nữ nói riêng đã
đƣợc nghiên cứu rộng rãi không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên
thế giới. Mỗi tác giả nghiên cứu ở một khía cạnh khác nhau, nhƣ một số
nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu về lao động nữ, của Ban nữ công Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam tập trung vào vấn đề bình đẳng giới của phụ
nữ nói chung hoặc nghiên cứu những lĩnh vực riêng, nhƣ: Lao động nữ trong
công nghiệp Việt Nam thời kỳ đổi mới, Phụ nữ tƣ pháp- Đặc thù nghề nghiệp;
Phụ nữ trong lãnh đạo và quản lý… Một số công trình nghiên cứu khác nhƣ:
Lý Thị Thúy Hoa, Pháp luật về lao động nữ- Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn Luận văn Thạc sỹ luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội 2001; Đỗ Ngân
Bình, Luật lao động Việt Nam với việc bảo vệ quyền lao động nữ, Tạp chí

2


Luật học, số đặc san phụ nữ tháng 3/2004; Vũ Thị Thảo, Bảo vệ lao động nữ
theo pháp luật lao động Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ luật học, Trƣờng Đại
học Luật Hà Nội 2013; Phạm Hoàng Hà, Quyền của lao động nữ theo pháp
luật lao động Việt Nam trong sự so sánh với pháp luật Nhật Bản, Luận văn
Thạc sỹ luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội 2015; Nguyễn Thị Giang, Bảo
vệ lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ luật học,
Khoa Luật, Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội 2015.
Các công trình nghiên cứu đều đã đề cập đến nhiều phƣơng diện trong
vấn đề bảo vệ quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên,
vấn đề bảo vệ quyền của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam trong
các ngành nghề kinh doanh nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm thì chƣa có công

trình nghiên cứu nào đề cập đến. Đây lại là vấn đề thực tiễn tại Công ty cổ
phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao và một số doanh nghiệp khác
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có sử dụng nghề, công việc nặng nhọc, độc hại và
nguy hiểm. Chính vì vậy mà tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Bảo vệ quyền của
lao động nữ trong các ngành nghề kinh doanh nặng nhọc, độc hại và nguy
hiểm từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” (lấy Công ty cổ phần Supe phốt
phát và Hóa chất Lâm Thao là phạm vi nghiên cứu chính) làm luận văn thạc sĩ
luật học, với mong muốn tìm ra những giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực thi
pháp luật về bảo vệ lao động nữ tại đơn vị nói riêng và trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ nói chung, đồng thời, có hƣớng hoàn thiện hơn nữa những quy định của
pháp luật Lao động về bảo vệ quyền của lao động nữ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các quy định hiện hành của pháp
luật Lao động Việt Nam về bảo vệ quyền lao động nữ nói chung và lao động
nữ làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nói riêng. Ngoài
ra, để nâng cao tính thuyết phục cho đề tài bằng phƣơng pháp đối chiếu, so

3


sánh, tác giả sẽ dẫn chứng thêm tình hình bảo vệ quyền của lao động nữ tại
một số nƣớc trên thế giới. Về mặt thực tiễn, tác giả đi sâu vào nghiên cứu, tìm
hiểu tình hình thực hiện quy định của pháp luật lao động về bảo vệ quyền của
lao động nữ làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại Công
ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao và một số doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh khác trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tiếp cận và giải quyết những vấn đề mà luận văn đặt ra,
tác giả đã sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ:
Phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghiã Mác - Lênin, dựa trên

đƣờng lối, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về chính sách kinh tế - xã hội,
những vấn đề thực tiễn tại địa phƣơng, xem xét giải pháp pháp lý nhằm hoàn
thiện hơn nữa quyền của lao động nữ trong khu vực ngành nghề sản xuấtkinh doanh mang tính đặc thù.
Phương pháp thống kê: Đề tài tập hợp những số liệu về lao động nữ
trong các ngành nghề kinh doanh nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm tại Công
ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao và một số doanh nghiệp
khác trên địa bàn tỉnh Phú Thọ làm cơ sở nghiên cứu khoa học.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân chia các vấn đề lớn, phức tạp
thành các vấn đề nhỏ cụ thể, chi tiết hơn. Sau khi phân tích thì khái quát và
tổng hợp lại để đƣa tới những giải pháp nhằm bảo vệ tốt hơn quyền của lao
động nữ trong các ngành nghề kinh doanh nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm.
Phương pháp so sánh: Đề tài đặt thực tiễn vấn đề nghiên cứu trong mối
liên hệ và so sánh với thực tiễn của một số nƣớc trên thế giới, qua đó tìm ra
những ƣu nhƣợc điểm của vấn đề và đề xuất phƣơng hƣớng hoàn thiện để giải
quyết nội dung vấn đề cần nghiên cứu.

4


5. Tính mới và những đóng góp của luận văn
Luận văn là một công trình khoa học ở cấp thạc sĩ luật học đề cập vấn
đề lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Lao động
về bảo vệ quyền của lao động nữ trong các ngành nghề kinh doanh nặng
nhọc, độc hại và nguy hiểm . Đề tài “Bảo vệ quyền của lao động nữ trong
các ngành nghề kinh doanh nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm từ thực tiễn
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” tác giả cho ̣n sẽ trƣ̣c tiế p nghiên cƣ́u chuyên sâu ,
làm rõ các vấn đề sa u:
Thứ nhấ t , nghiên cƣ́u những vấn đề lý luận cơ bản về quyền của lao
động nữ; những quy định của pháp luật Lao động về bảo vệ quyền của lao
động nữ nói chung và lao động nữ trong các ngành nghề kinh doanh nặng

nhọc, độc hại và nguy hiểm nói riêng.
Thứ hai, giới thiệu khái quát các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại và
nguy hiểm đƣợc sử dụng tại Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm
Thao- một doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các loại phân bón và
một số hóa chất cơ bản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; trình bày, phân tích, đánh giá
việc thực hiện bảo về quyền của lao động nữ tại đơn vị sản xuất- kinh doanh nói
trên, chỉ ra những bất cập giữa quy định của pháp luật và thực tế thi hành pháp
luật, từ đó đƣa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa những
quy định về bảo vệ quyền của lao động nữ theo pháp luật Lao động Việt Nam.
Luận văn này mang ý nghiã lý luận và thực tiễn , là cơ sở nghiên cứu
những vấn đề bảo vệ quyền của lao động nữ làm các nghề, công việc nặng
nhọc, độc hại và nguy hiểm tại Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất
Lâm Thao và một số doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Đồng thời,
luận văn cũng đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng thực hiện
pháp luật Lao động về bảo vệ quyền của lao động nữ trong ngành nghề kinh
doanh này tại Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao và tại

5


một số doanh nghiệp của tỉnh Phú Thọ, góp phần hoàn thiện hơn nữa quy định
của pháp luật lao động đối với lao động nữ.
6. Kết cấu luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu vào những vấn đề cơ bản nhất về bảo vệ
quyền của lao động nữ theo pháp luật lao động trong các nghề, công việc
nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm tại Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa
chất Lâm Thao trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhằm đạt đƣợc những mục tiêu tổng
quát và mục tiêu cơ bản của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận văn gồm 03 chƣơng, cụ thể:

Chương 1: Khái quát chung về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp
luật bảo vệ quyền của lao động nữ trong các ngành nghề kinh doanh nặng
nhọc, độc hại và nguy hiểm.
Chương 2: Thực trạng các quy định pháp luật Lao động hiện hành về
bảo vệ quyền của lao động nữ trong các ngành nghề kinh doanh nặng nhọc,
độc hại và nguy hiểm từ thực tiễn tại Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa
chất Lâm Thao trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các
quy định của pháp luật Lao động về bảo vệ quyền của lao động nữ trong các
ngành nghề kinh doanh nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm từ thực tiễn tại Công
ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

6


Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG NỮ
VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG
CÁC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI VÀ
NGUY HIỂM
1.1. Khái quát chung về bảo vệ quyền của lao động nữ
1.1.1. Quyền của lao động nữ
Khi tham gia vào quan hệ lao động, lao động nữ có những quyền nhất
định và đƣợc gọi là quyền của lao động nữ.
Dƣới góc độ pháp lý, quyền là khả năng của chủ thể đƣợc hƣởng gì,
đƣợc làm gì, đƣợc đòi hỏi hay yêu cầu gì và đƣợc pháp luật khái quát thành
quy phạm pháp luật. Cũng có thể hiểu rằng, quyền của con ngƣời đã đƣợc
nhà nƣớc quy định trong các quy phạm pháp luật và đƣợc đảm bảo bằng sức
mạnh quyền lực nhà nƣớc.
Nhƣ vậy, quyền của lao động nữ là năng lực pháp lý của lao động nữ

đƣợc làm những gì pháp luật cho phép trong quan hệ lao động, với mục đích
thỏa mãn những yêu cầu, đòi hỏi mà đƣợc pháp luật ghi nhận và đảm bảo
thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nƣớc.
Pháp luật quốc tế cũng nhƣ luật pháp ở mỗi quốc gia đều công nhận và
bảo đảm quyền của lao động nữ. Ủy ban Quyền con ngƣời của Liên hợp quốc
đã phân chia nhóm quyền con ngƣời trong lĩnh vực lao động thuộc nhóm quyền
dân sự và dƣới góc độ pháp luật lao động “Quyền của người lao động phải
được đảm bảo như quyền con người” [30]. Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền
năm 1984 cũng ghi nhận quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn việc làm phù
hợp với năng lực và điều kiện của mỗi cá nhân, quyền đƣợc chăm sóc sức khỏe
trong lao động, quyền đƣợc hƣởng các điều kiện làm việc chính đáng và thuận

7


lợi, quyền đƣợc hƣởng lƣơng bằng nhau, quyền đƣợc nghỉ ngơi, bảo vệ chống
thất nghiệp... là những quyền con ngƣời cơ bản trong pháp luật lao động. Ngoài
ra, quyền bình đẳng nam nữ cũng là một nội dung quan trọng nhằm bảo vệ nữ
giới trong mọi quan hệ của đời sống xã hội. Công ƣớc CEDAW về xóa bỏ tất
cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ là Công ƣớc quốc tế điển
hình có nội dung bảo vệ quyền lợi của lao động nữ một cách rõ ràng và triệt để.
Công ƣớc đã đề cập tới việc bảo vệ quyền lao động nữ trên nhiều lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ và
xây dựng một chƣơng trình hành động thúc đẩy quyền bình đẳng của phụ nữ.
Bên cạnh đó Công ƣớc quốc tế về quyền chính trị, xã hội, văn hóa năm 1966
của Liên hợp quốc cũng quy định nam nữ có quyền bình đẳng trong mọi hoạt
động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Nhƣ vậy, ta thấy rằng, quyền của lao động nữ đƣợc thể hiện trong rất
nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong pháp luật lao động, luôn tồn tại quan hệ lao
động giữa một bên là NSDLĐ và một bên là NLĐ. Lao động nữ là một bên

chủ thể trong quan hệ lao động. Do vậy, khi xem xét vấn đề quyền của lao
động nữ ta phải đặt trong mối quan hệ với NSDLĐ. Xét về mối quan hệ giữa
lao động nữ và NSDLĐ ta có thể thấy, ngƣời lao động nữ thƣờng ở vị thế yếu
hơn và phải phụ thuộc rất nhiều vào NSDLĐ. Lao động nữ là ngƣời trực tiếp
thực hiện các hoạt động sản xuất nên phải đối mặt với những rủi ro xảy ra
trong quá trình lao động. Hơn thế nữa, lao động nữ chiếm số đông trong lực
lƣợng sản xuất và là một trong những yếu tố quan trọng của quan hệ sản xuất.
Còn NSDLĐ ở vị thế cao hơn, họ nắm trong tay quyền quản lý, điều hành, chi
phối NLĐ. Lao động nữ với nhiều đặc thù về sức khỏe, tâm sinh lý, tuổi tác,
trình độ… sẽ có nhiều hạn chế nhất định trong quan hệ lao động với NSDLĐ.
Vì vậy, lao động nữ rất cần đƣợc pháp luật bảo vệ nhằm tạo nền tảng và cơ sở
vững chắc khi tham gia vào các quan hệ pháp luật lao động. Pháp luật lao

8


động thƣờng tập trung vào bảo vệ quyền của lao động nữ trong các lĩnh vực,
nhƣ: việc làm, tiền lƣơng, bảo vệ tính mạng, danh dự nhân phẩm, đời sống…
Tóm lại, bảo vệ quyền của lao động nữ là việc pháp luật lao động ghi nhận
các quyền của lao động nữ trong quan hệ lao động và các biện pháp đảm bảo
việc thực hiện các quyền của lao động nữ.
1.1.2. Khái niệm bảo vệ quyền của lao động nữ
Bảo vệ quyền lao động nữ là phòng ngừa và chống lại mọi sự xâm hại
đến danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của
lao động nữ từ phía NSDLĐ trong quan hệ lao động.
Xuất phát từ đặc điểm của ngƣời phụ nữ ngoài việc thực hiện những
nghĩa vụ lao động họ còn phải đảm nhận chức năng làm mẹ. Những đặc điểm
riêng về giới tính cho việc thực hiện chức năng làm mẹ của họ (nhƣ sức khỏe,
tâm sinh lý) chỉ phù hợp trong những điều kiện lao động nhất định. Vì vậy,
các quy định riêng cho lao động nữ vừa nhằm mục đích đảm bảo quyền làm

việc của phụ nữ đƣợc bình đẳng về mọi mặt với nam giới đồng thời tạo điều
kiện cho họ thực hiện tốt hai chức năng: chức năng lao động và chức năng
làm mẹ, chăm sóc, bảo vệ, nuôi dạy thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc.
Bảo vệ NLĐ nói chung và lao động nữ nói riêng là vấn đề rất phức tạp.
Bảo vệ lao động nữ không chỉ là bảo vệ bản thân họ trong quá trình tồn tại mà
còn phải bảo vệ cuộc sống của họ với những mối quan hệ nhất định với tự
nhiên và xã hội. Hiểu theo nghĩa rộng, bảo vệ lao động nữ có thể bao gồm mọi
quá trình nhằm phòng ngừa, chống lại các nguy cơ xâm hại đến con ngƣời và
cuộc sống của họ. Trong phạm vi BLLĐ, vấn đề bảo vệ lao động nữ chủ yếu
đƣợc xem xét trên nghĩa hẹp trong mối quan hệ của họ với ngƣời sử dụng lao
động, chống lại các nguy cơ bị bóc lột sức lao động, bị đối xử bất công hay
phải lao động trong điều kiện không đảm bảo. Nhƣ vậy có thể hiểu bảo vệ lao
động nữ là phòng ngừa và chống lại mọi sự xâm hại đến danh dự nhân phẩm,

9


thân thể và quyền lợi hợp pháp của lao động nữ, từ phía ngƣời sử dụng lao
động trong quan hệ lao động.
Để bảo vệ NLĐ nói chung và lao động nữ nói riêng cần phải có các
biện pháp cụ thể để bảo vệ. Biện pháp bảo vệ lao động nữ là các biện pháp do
PLLĐ quy định để các nội dung bảo vệ đƣợc bảo đảm thực hiện. Đồng thời
với các nội dung bảo vệ lao động nữ thì các biện pháp bảo vệ cũng đƣợc quy
định. Các biện pháp bảo vệ lao động nữ rất đa dạng, đƣợc sử dụng đan xen
với nhau trong quá trình thực hiện mục đích bảo vệ lao động nữ. Để bảo vệ
quyền lao động nữ đã có rất nhiều công ƣớc, văn kiện, công ƣớc quốc tế ra
đời, nhƣ: Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền năm 1948 đã ghi nhận quyền
bình đẳng nam nữ, con ngƣời có quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn công
việc phù hợp, quyền đƣợc chăm sóc sức khỏe, quyền đƣợc hƣởng lƣơng bằng
nhau… Tiếp đó, Công ƣớc quốc tế về các quyền chính trị, văn hóa và xã hội

năm 1996 của Liên Hợp Quốc cũng nêu cao tinh thần bình đẳng nam nữ trong
mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đặc biệt, Công ƣớc
CEDAW- Công ƣớc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại
phụ nữ- đã đi sâu vào vấn đề bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ trên nhiều lĩnh
vực cụ thể, đồng thời thúc đẩy quyền bình đẳng của nữ giới bằng một chƣơng
trình hành động rõ ràng và hiệu quả.
1.1.3. Ý nghĩa bảo vệ quyền của lao động nữ
Thứ nhất, bảo vệ quyền của lao động nữ đồng nghĩa với việc tạo
nguồn lực phát triển kinh tế một cách ổn định nhất. Có thể nói nguyên tắc
bảo vệ ngƣời lao động nữ đóng một vai trò quan trọng trong định hƣớng
phát triển nguồn nhân lực.
Thứ hai, bảo vệ quyền của lao động nữ nhằm phát huy nhân tố con
ngƣời. Điểm khác biệt giữa con ngƣời với các loại động vật khác là khả năng
tƣ duy. Nhờ có khả năng tƣ duy mà khi tham gia vào quá trình sản xuất, tiếp

10


cận với các tƣ liệu sản xuất con ngƣời mới có cơ hội gợi mở những khả năng
sáng tạo của mình. Khả năng này chỉ có thể phát huy hiệu quả khi mà những
quyền lợi cơ bản của họ đƣợc bảo đảm. Mặt khác để khả năng này phát triển
toàn diện, cần sự đảm bảo đƣợc những nhu cầu cơ bản của cuộc sống mỗi
ngƣời lao động. Những yêu cầu đó chỉ có thể có đƣợc khi chúng ta thực thi
nguyên tắc bảo vệ ngƣời lao động đúng cách, đúng mực và hiệu quả. Chẳng
hạn nhƣ chế độ nghỉ ngơi, chế độ thai sản, tiền lƣơng,… và nhiều ƣu đãi khác.
Thứ ba, nguyên tắc bảo vệ ngƣời lao động thể hiện tinh thần nhân đạo,
đảm bảo công bằng xã hội. Bảo vệ ngƣời lao động nữ không nhằm tạo ra sự
khác biệt, đối xử bất bình đẳng đối với ngƣời sử dụng lao động vì mục tiêu chính
trị hay giai cấp mà nhằm bình ổn quan hệ lao động ở cán cân ngang bằng.
Nhà nƣớc cần phải đảm bảo quyền làm việc của lao động nữ, có chính

sách khuyến khích ngƣời sử dụng lao động nữ, tạo điều kiện để lao động nữ
có việc làm thƣờng xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian
biểu linh hoạt, làm việc không trọn ngày, trọn tuần hoặc giao việc tại nhà;
đƣợc từng bƣớc cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp,
chăm sóc sức khỏe, tăng cƣờng phúc lợi về vật chất và tinh thần cho lao
động nữ. Nghiên cứu quá trình sản xuất của xã hội tƣ bản chủ nghĩa C.Mác
đã đề cập đến việc làm của lao động nữ. C.Mác nhận định rằng, khi sản xuất
công nghiệp hình thành, máy móc có khả năng thay thế một số công việc
nặng nhọc và lao động nữ có thể tham gia vào quá trình sản xuất tƣ bản với
những công việc mà họ có thể đảm đƣơng đƣợc, phù hợp với sức khỏe của
họ. Trong tập thứ nhất, quyển 1, Bộ Tƣ bản, C.Mác đã viết:
Vì máy móc làm cho lao động sức bắp thịt trở thành dƣ thừa,
cho nên nó trở thành một công cụ để sử dụng những lao động không
có sức bắp thịt hoặc cơ thể chƣa phát triển đầy đủ nhƣng chân tay
mềm mại hơn. Vì vậy, khi tƣ bản sử dụng máy móc thì tiếng nói
đầu tiên của nó là: lao động phụ nữ và trẻ em [10, tr.12].
11


Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế- xã hội quốc gia cho biết, theo Tổ
chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, khoảng 72% phụ nữ tham gia lực
lƣợng lao động và tỷ lệ này cao hơn phần lớn các nƣớc khác trên toàn cầu
[37].Vì vậy, việc bảo vệ ngƣời lao động nữ là thật sự cần thiết trong xu thế
phát triển nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam là một
trong số ít quốc gia trên thế giới đi đầu trong việc thể chế hóa và đƣa vào
cuộc sống nguyên tắc nam nữ bình đẳng trong Công ƣớc quốc tế về bình đẳng
giới CEDAW. Việc bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ tạo điều kiện cho phụ
nữ có thêm cơ hội và điều kiện tiến bộ, phát triển và thụ hƣởng bình đẳng với
nam giới. Đồng thời góp phần nâng cao nhận thức và thực hiện bình đẳng giới
ở Việt Nam giúp lao động nữ ngày càng tự tin hòa mình vào cộng đồng và

phát huy hết tài năng, sức sáng tạo trong lao động. Vì vậy mà các quy định về
quyền lợi của lao động nữ không phải chỉ vì lợi ích riêng của đối tƣợng lao
động là nữ mà nó còn là vì lợi ích của xã hội, của quốc gia.
1.2. Pháp luật bảo vệ quyền của lao động nữ trong các ngành nghề
kinh doanh nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm
1.2.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ quyền của lao động nữ trong các
ngành nghề kinh doanh nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm
Các nghề, công việc đƣợc coi là nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm là
những ngành nghề có chứa đựng một hoặc nhiều yếu tố yếu tố gây mất an
toàn, làm tổn thƣơng hoặc gây tử vong cho con ngƣời trong quá trình lao
động hoặc chứa đựng yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con ngƣời
trong quá trình lao động. Việc xác định thế nào là một nghề, công việc nặng
nhọc, độc hại và nguy hiểm hoàn toàn dựa vào các quy định của pháp luật,
trên cơ sở nghiên cứu có tính khoa học và thực tiễn từ nhiều ngành, lĩnh vực,
nhƣ: Y khoa, lao động, pháp luật, giới….
Vấn đề bảo vệ quyền của lao động nữ trong nghề, công việc nặng

12


nhọc, độc hại và nguy hiểm là một đòi hỏi tất yếu bởi lao động nữ có đặc
điểm sinh học khác biệt đối với lao động nam, những định kiến về giới cũng
dễ gây ra nguy cơ xâm phạm quyền của lao động nữ. Hơn thế nữa, trong
điều kiện đặc thù công việc chứa đựng nhiều yếu tố nguy hại, để bảo vệ tính
mạng, sức khỏe, đảm bảo thiên chức làm vợ, làm mẹ của ngƣời phụ nữ thì
pháp luật phải có những quy định cụ thể và rõ ràng để bảo vệ ngƣời lao động
nữ, giúp họ phát huy năng lực, đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã
hội. Vậy, khái niệm pháp luật bảo vệ quyền của lao động nữ trong các nghề,
công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm có thể hiểu là tổng hợp các quy
phạm pháp luật quy định những quyền của lao động nữ trong lĩnh vực việc

làm, tuyển dụng, tiền lƣơng và thu nhập, quyền nhân thân và quyền trong
lĩnh vực Bảo hiểm xã hội khi họ tham gia vào ngành nghề, công việc nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu vấn đề
mang tính chất lý luận này, trƣớc hết, luận văn đề cập đến việc xác định thế
nào là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để làm cơ sở cho việc
hình thành hệ thống văn bản pháp luật nhằm bảo vệ quyền của lao động nữ
khi tham gia vào khu vực này.
Ta thấy rằng, trong quá trình lao động, sản xuất, tùy theo các công trình
công nghệ khác nhau, việc sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau sẽ phát
sinh các yếu tố nguy hiểm và có hại. Các yếu tố nguy hiểm bao gồm:
- Nguy hiểm cơ học: bộ phận, cơ cấu cơ khí, ngã cao,
trơn trƣợt…
- Nguy hiểm điện: điện giật, sét đánh, hồ quang điện
- Nguy hiểm hóa chất: nhiễm độc cấp tính
- Nguy hiểm nổ: nổ hóa học (khí đốt, thuốc nổ), nổ vật lý
(nổ nồi hơi, bình khí)
- Nguy hiểm nhiệt: cháy, bỏng lạnh, bỏng nhiệt…
Các yếu tố có hại bao gồm:
13


- Yếu tố vật lý: vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức
xạ nhiệt), tiếng ồn, rung động, ánh sáng, bức xạ ion hóa, trƣờng
điện từ
- Yếu tố hóa học: bụi độc, hơi khí độc, các loại hóa chất độc
- Yếu tố sinh học: rắn rết, côn trùng, vi sinh vật, vi- rút…[7, tr.12]
Tùy theo tính chất, đặc điểm của sản xuất, có thể phát sinh một hoặc
nhiều yếu tố nguy hiểm có hại, chúng đƣợc gọi chung là tác hại nghề nghiệp.
Các tác hại nghề nghiệp sẽ tác động làm ô nhiễm môi trƣờng lao động nhƣ
nhiễm nhiệt, bụi, tiếng ồn rung động, bức xạ ion hóa, điện từ trƣờng… nhƣng

dù tác động đơn lẻ hay phối hợp, chúng đều làm suy giảm sức khỏe, giảm
năng suất lao động, chậm tái tạo sức lao động, phát sinh nhiều bệnh tật, kể cả
bệnh nghề nghiệp và đặc biệt là các yếu tố nguy hiểm có thể gây tai nạn lao
động cho ngƣời lao động. Nhƣ vậy, khi tham gia vào quá trình lao động trong
khu vực ngành nghề nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm, ngƣời lao động nói
chung và đặc là lao động nữ nói riêng luôn đứng trƣớc nhiều nguy cơ có thể
gây ảnh hƣởng đến sức khỏe, thậm chí là cả tính mạng. Đối với lao động nữ
sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến chức năng làm mẹ của ngƣời phụ nữ.
Có thể thấy rằng, yếu tố nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm luôn hiện
diện trong sự tồn tại và phát triển của đời sống con ngƣời, đặc biệt trong quá
trình sản xuất, nó xuất phát từ con ngƣời và để phục vụ lợi ích con ngƣời. Chủ
tịch Hồ Chí Minh kính yêu từng nói với ngƣời lao động “Một công nhân bất
kỳ nam hay nữ đều rất quý báu; chẳng những quý cho gia đình các cô, các
chú mà còn quý cho Đảng, Chính phủ và nhân dân nữa” [16, tr.52]. Vì lẽ đó,
mục tiêu bảo vệ NLĐ nói chung và lao động nữ nói riêng để nhằm loại trừ các
yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh trong sản xuất, tạo điều kiện làm việc an
toàn, thuận lợi, ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm
đau, đảm bảo sức khỏe NLĐ, góp phần bảo vệ và phát triển lực lƣợng sản

14


xuất, tăng năng suất lao động là đòi hỏi tất yếu đƣợc đặt ra đối với pháp luật
trong vấn đề bảo vệ quyền của lao động nữ. Những quy định cụ thể về bảo vệ
quyền của lao động nữ làm trong nghề, công việc nặng nhọc, độc hại và nguy
hiểm sẽ tiếp tục đƣợc đề cập ở mục tiếp theo.
1.2.2. Nội dung pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ trong các
ngành nghề kinh doanh nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm
Trƣớc hết, cần thấy rằng lao động nữ trong các nghề, công việc nặng
nhọc, độc hại và nguy hiểm cũng nhƣ tất cả các ngành nghề, lĩnh vực khác đều

đƣợc pháp luật bảo vệ và tập trung chủ yếu ở những nội dung cơ bản nhƣ sau:
 Bảo vệ về việc làm:
Quyền về việc làm là một nhóm quyền cơ bản trong lao động. Tuyên
ngôn quốc tế về quyền con ngƣời quy định:
1. Mọi ngƣời đều có quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn
nghề nghiệp, đƣợc hƣởng những điều kiện làm việc công bằng,
thuận lợi và đƣợc bảo vệ chống lại nạn thất nghiệp [20, Điều 23].
Công ƣớc các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa tại Điều 6, khoản 1
cũng: Thừa nhận quyền làm việc, trong đó bao gồm quyền của tất
cả mọi ngƣời có cơ hội kiếm sống bằng công việc do họ tự do lựa
chọn hoặc chấp nhận, và các quốc gia phải thi hành các biện pháp
thích hợp để đảm bảo quyền này [21, Điều 6].
Công ƣớc CEDAW về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ
nữ năm 1979 của Liên hợp quốc cũng khẳng định: Phụ nữ và nam giới đƣợc
quyền hƣởng các cơ hội có việc làm nhƣ nhau, áp dụng những tiêu chuẩn nhƣ
nhau khi tuyển dụng, có quyền đƣợc thăng tiến và không đƣợc sa thải lao
động nữ vì lý do hôn nhân hoặc sinh đẻ. Thêm vào đó, Công ƣớc 111 về phân
biệt đối xử trong việc làm, nghề nghiệp của Tổ chức lao động thế giới (ILO)
(đƣợc Việt Nam phê chuẩn ngày 07/10/1997) cũng nhấn mạnh:

15


Mọi nƣớc thành viên, sau khi tham khảo ý kiến của các tổ
chức đại diện, nếu có, của NSDLĐ và NLĐ đều có thể xác định
không phải là phân biệt đối xử, mọi biện pháp đặc biệt nào nhằm
đáp ứng nhu cầu riêng của những ngƣời mà việc bảo vệ hoặc sự
trợ giúp đặc biệt đối với họ nói chung đƣợc thừa nhận là cần thiết
vì những lý do nhƣ là giới tính, độ tuổi, tàn tật, gánh nặng gia
đình, trình độ xã hội hoặc văn hóa [35, Điều 5].

Các vấn đề bảo vệ quyền việc làm còn có Công ƣớc 122 năm 1964 về
chính sách việc làm, Công ƣớc 169 năm 1984. Thông qua các công ƣớc quốc
tế, quyền có việc làm, đƣợc tạo điều kiện có việc làm và tự do trong lựa chọn
làm việc của lao động nữ là những quyền không thể chối bỏ.
Khoản 1 và 2 điều 153 BLLĐ 2012 khẳng định chính sách của Nhà nƣớc
Việt Nam đối với lao động nữ là “Bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao
động nữ” và “Khuyến khích NSDLĐ tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm
thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt,
làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà” [23, Điều 153]. Rõ ràng,
lao động là nhu cầu tất yếu của con ngƣời và quyền làm việc là quyền cơ bản
của con ngƣời, do vậy, mỗi quốc gia đều xây dựng chính sách nhằm đảm bảo
quyền việc làm cho phụ nữ, vừa tạo điều kiện để họ đƣợc cống hiến, vừa có cơ
hội tạo ra nguồn thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình, chăm sóc, nuôi dạy con
cái. Bên cạnh đó, lao động nữ hoàn toàn có thể tự do lựa chọn ngành nghề,
công việc phù hợp với trình độ, năng lực, sức khỏe, hoàn cảnh cũng nhƣ sở
thích của mỗi cá nhân. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp lao động nữ có
thêm nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm. Mặt khác, quyền về việc làm còn đƣợc
thể hiện thông qua sự bình đẳng trong cơ hội tuyển dụng lao động. NSDLĐ
phải đƣa ra những tiêu chí nhƣ nhau cho cả nam và nữ trong vấn đề tuyển
dụng. Trong quá trình lao động, lao động nữ đƣợc NSDLĐ đảm bảo học nghề,

16


đào tạo nghề nhằm nâng cao năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu công việc
đƣợc giao. Những quy định về quyền bình đẳng việc làm giúp lao động nữ có
quyền làm việc, thăng tiến, tránh bị phân biệt, đối xử hoặc bóc lột sức lao động.
Trong khu vực ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại và nguy
hiểm, vấn đề bảo vệ quyền việc làm đối với lao động nữ có những điểm
mang tính đặc trƣng riêng. Cụ thể, Công ƣớc 45 năm 1937 về sử dụng phụ

nữ vào những công việc dƣới mặt đất, trong hầm lò của Tổ chức lao động
thế giới (Việt Nam phê chuẩn năm 1994), cho rằng lao động dƣới mặt đất
hoặc trong hầm mỏ là nguy hiểm và gây hại cho mọi ngƣời, đặc biệt là phụ
nữ, vì vậy Điều 2 Công ƣớc đã quy định “Không được sử dụng bất cứ người
nào thuộc nữ giới, dù ở độ tuổi nào, vào những công việc dưới mặt đất,
trong hầm mỏ” [33, Điều 2]. Quy định trên có thể loại trừ với những trƣờng
hợp: Nữ giữ chức vụ quản lý không phải làm công việc tay chân, nữ làm việc
trong các dịch vụ y tế và phúc lợi, nữ trong thời gian học tập đƣợc tập huấn
dƣới hầm mỏ, những phụ nữ thỉnh thoảng xuống hầm mỏ để thực hiện một
nghề không có tính chất lao động chân tay. Ngoài ra ILO còn thông qua hàng
loạt công ƣớc nhằm bảo vệ quyền làm việc của lao động nữ khi tham gia công
việc, ngành nghề có thể dễ dàng gây tổn hại đến sức khỏe và sinh lý của nữ
giới, nhƣ: Công ƣớc 103 năm 1952 về bảo vệ thai sản, Công ƣớc 127 về giới
hạn trọng lƣợng mang vác tối đa. Quy định của các Công ƣớc trên đây đã xác
định những giới hạn nghề, công việc cho phép đảm bảo lao động nữ đƣợc làm
việc mà không bị ảnh hƣởng đến sức khỏe và tính mạng. Từ năm 1995, thực
hiện những điều ƣớc quốc tế đã ký kết và tham gia trong lĩnh vực này, Nhà
nƣớc ta đã ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, bao gồm
Danh mục nghề, công việc không sử dụng lao động nữ. Các nghề không sử
dụng lao động nữ một mặt nhằm bảo vệ ngƣời lao động nữ khỏi các yếu tố

17


×